Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài tập kinh tế công cộng.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.47 KB, 4 trang )

Bài tập kinh tế công cộng
Câu 1: Tìm hiểu về chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn 2000-2006;
2006-2010 và quy định mới nhất của Việt Nam về chuẩn nghèo cho
giai đoạn 2010-2015
Trà lời:
♦ Chuẩn nghèo của Viêt Nam giai đoan 2000-2006: Theo mức chuẩn
mới này, từ 1/1/2001, những hộ dân ở nông thôn miền núi và hải đảo có thu
nhập bình quân hàng tháng dưới 80.000 đồng, vùng nông thôn đồng bằng
dưới 100.000 đồng và ở thành thị dưới 150.000 đồng được xếp thuộc diện
nghèo.
Đến hết năm 2000, cả nước còn khoảng 4 triệu hộ nghèo, chiếm khoảng
25% tổng số hộ của cả nước. Riêng các vùng miền núi phía Bắc, bắc trung bộ,
duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%.
♦ Chuẩn nghèo của Việt Nam giái đoan 2006-2010: Theo quyết định
của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng 07
năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010
[1]
:

+ Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ
200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở
xuống là hộ nghèo.
+ Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ
260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở
xuống là hộ nghèo
[1]

♦ Chuẩn nghèo mới cho giai đoạn 2011-2015:
1
Đây là nội dung dược xây dựng trong Dự thảo Quyết định Ban hành
chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 vừa được Bộ Lao động -


Thương binh - Xã hội chính thức công bố.
Theo đó, chuẩn nghèo mới đối với khu vực nông thôn là những hộ có
thu nhập bình quân ở mức 350.000 đồng/người/tháng (dưới 4.200.000
đồng/người/năm), còn với thành thị là mức 450.000 đồng/người/tháng (dưới
5.400.000 đồng/người/năm).
Với đề xuất mới này của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, mức
chuẩn nghèo mới cao gần gấp đôi mức hiện hành (200.000 đồng/người/tháng
đối với khu vực nông thôn; 260.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành
thị) và cao hơn mức đề xuất trước đây (300.000 đồng/tháng khu vực nông
thôn, 390.000 đồng/tháng khu vực thành thị).
Ngay khi chuẩn nghèo mới được thông qua, Chính phủ sẽ xây dựng
Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, tỷ lệ hộ nghèo cả nước hiện ở mức 13%. Nếu
chuẩn nghèo mới được thông qua, tỷ lệ hộ nghèo sẽ tương đương với con số
trên 20%.
Câu 2: Hệ thống hóa các chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam giai
đoan 2000-2006 và 2006-2010
Trả lời:
Chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2000-2006: QUYẾT ĐỊNH của
Thủ tướng chính phủ Số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2001 Về
các chương trình mục tiêu quốc gia giam nghèo giai đoạn 2001 – 2005
Mục tiêu:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí hộ nghèo mới) đến năm 2005
còn dưới 10%, bình quân mỗi năm giảm 1,5 - 2% (khoảng 28 - 30 vạn
2
hộ/năm); không để tái đói kinh niên, các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết
yếu cơ bản;
- Mỗi năm phấn đấu giải quyết việc làm cho khoảng 1,4 - 1,5 triệu
lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn khoảng 5 -
6%; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 80% vào

năm 2005.
Chính sách xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010: Quyêt định của Thủ
tướng chính phủ số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 2 năm 2007 về
chương trình mục tiêu quốc giai giảm nghèo giai đoạn 2006-2010
Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát: đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái
nghèo; củng cố thành quả giảm nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo
vươn lên khá giả; cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã
nghèo, xã đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm hộ
nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức
sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm
hộ giàu và nhóm hộ nghèo.
3
- Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
 Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22% năm 2005 xuống
còn 10 - 11% năm 2010 (trong 5 năm giảm 50% số hộ
nghèo);
 Thu nhập của nhóm hộ nghèo tăng 1,45 lần so với năm
2005.
 Phấn đấu 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven
biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
4

×