Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI TẬP NHÓMKHOA HỌC ĐIỀU TRA TỘI PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.18 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Việt Nam hiện là một nước đang phát triển, đi liền với sự phát triển kinh tế
là sự phát triển của đời sống chính trị, xã hội và là giai đoạn phát sinh của nhiều
loại tội phạm. Những năm gần đây, số tội phạm có xu hướng tăng, để giải quyết
những vụ án này, cần sự kết hợp của các cơ quan có thẩm quyền, trong đó phải kể
đến vai trò của cơ quan điều tra. Hoạt động điều tra của cơ quan điều tra giúp thu
thập chứng cứ, vật chứng, vây bắt tội phạm… là cơ sở để tiếp tục giải quyết vụ
ánmột cách chính xác, khách quan. Q trình điều tra là q trình đặc biệt, khơng
chỉ bởi vai trị vơ cùng quan trọng mà cịn vì q trình này là sự kết hợp nhiều cơng
đoạn và phương pháp. Trong đó khơng thể thiếu là hoạt động khám nghiệm hiện
trường, gồm 5 phương pháp với những cách thức áp dụng và thực hiện khác nhau,
đòi hỏi các điều tra viên phải ứng dụng linh hoạt để đạt hiệu quả cao trong quá
trình tìm ra chân tướng vụ án. Từ đó, nhóm 2 chọn nghiện cứu đề tài 9: “Phân tích
các phương pháp khám nghiệm hiện trường, ưu nhược điểm của từng phương
pháp”; nhằm tìm hiểu kĩ hơn về các phương pháp khám nghiệm hiện trường, đưa
ra bình luận và một số giải pháp hoàn thiện giúp nâng cao hiệu quả của các phương
pháp.
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lí luận về khám nghiệm hiện trường
1. Khái niệm khám nghiệm hiện trường
Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện trường
nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật
chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự đã xảy ra. 1
Khi tiến hành biện pháp điều tra này, cần áp dụng các phương tiện kỹ thuật hình
sự phù hợp để phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá các
loại dấu vết vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự để lại tại
hiện trường.
2. Nhiệm vụ của công tác khám nghiệm hiện trường
Công tác khám nghiệm hiện trường có một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, ghi nhận vị trí, trạng thái, quang cảnh, chung của hiện trường;
Hai là, phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản các loại dấu vết, vật chứng liên


quan đến sự việc đã xảy ra;
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình khoa học điều tra hình sự (2014), Nhà xuất bản Công an nhân
dân, Tr.71
1


Ba là, lập và hoàn chỉnh các văn bản của hồ sơ khám nghiệm hiện trường
Bốn là, phát hiện những sơ hở, thiếu sót của ta mà bọn tội phạm thường lợi
dụng và đề xuất các biện pháp phòng ngừa tích cực.
3. Vai trị của cơng tác khám nghiệm hiện trường
Thứ nhất, Dấu vết, chứng cứ, tài liệu thu thập tại hiện trường thông qua công
tác khám nghiệm hiện trường giúp nhận định các vấn đề chính của vụ án như: diễn
biến, tính chất, khoảng thời gian xảy ra sự việc, công cụ, phương tiện được sử
dụng, số lượng người tham gia, tính chuyên nghiệp của thủ phạm...
Thứ hai, được bắt đầu ngay sau khi có vụ việc xảy ra, có vai trị trong việc truy
ngun thủ phạm thơng qua những gì thu thập được tại hiện trường.
Thứ ba, khám nghiệm hiện trường là kết quả mang tính chính xác cao của ứng
dụng khoa học kỹ thuật, qua đó, giúp nhận định dấu hiệu tội phạm, là cơ sở để cơ
quan điều tra xem xét quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. 2
II. Các phương pháp khám nghiệm hiện trường
1. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực
1.1 Trường hợp áp dụng
Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực (chia ô) được áp dụng khi
khám nghiệm các loại hiện trường có phạm vi rộng lớn nhưng được phân chia tự
nhiên thành những khu vực độc lập với nhau hoặc những hiện trường có cấu trúc
phức tạp. Ví dụ: một căn hộ chung cư đã được phân chia tự nhiên thành các khu
vực: bếp, phòng ngủ, phòng khách, nhà vệ sinh,...
1.2 Cách thức tiến hành
Đối với những hiện trường có ranh giới tự nhiên ngăn cách tạo thành các khu
vực độc lập như tường, hàng rào, lối đi… hoặc những hiện trường có phạm vi rộng

thì chia hiện trường thành nhiều khu vực, nhiều ô khác nhau để khám nghiệm. Tuỳ
theo lực lượng và phương tiện hiện có mà tiến hành khám nghiệm lần lượt từng
khu vực hoặc khám đồng loạt các khu vực hiện trường. Việc khám nghiệm từng
khu vực hiện trường đã phân chia, có thể áp dụng tổng thể các phương pháp khám
nghiệm khác.
1.3 Ưu điểm và nhược điểm
a. Ưu điểm
Phương pháp được thực hiện trên tồn hiện trường, có hệ thống, tỉ mỉ, tránh bỏ
sót dấu vết, có thể phát hiện được hầu hết những dấu vết, vật chứng và những đặc
điểm dễ thấy ở hiện trường, có tác dụng lớn trong việc điều tra, khám phá vụ án.
2

Vai trò của khám nghiệm hiện trường, Luật Dương Gia


b. Hạn chế
Một là, do cần phải nghiên cứu và khám nghiệm trên toàn bộ hiện trường của
vụ án nên phương pháp này thường phải sử dụng nhiều lực lượng và phương tiện,
mấy nhiều thời gian, đồng thời hiệu quả đạt được trên thực tế không cao.
Hai là, những dấu vết và đồ vật ở hiện trường được nghiên cứu khám nghiệm
nên có khả năng cao sẽ thu thập cả những dấu vết, vật chứng không liên quan đến
vụ án, gây nhiễu thông tin và làm mất thêm thời gian xác minh vật chứng.
Ba là, do mỗi khu vực hiện trường được khám nghiệm độc lập nên việc xác
định quan hệ giữa các dấu vết, vật chứng để kết luận về hành vi phạm tội gặp nhiều
khó khăn; địi hỏi cơ quan điều tra phải có chun mơn cao để liên kết các dữ liệu,
thông tin và chứng cứ thu thập được một cách chính xác, có hệ thống.
1.4 Thực tiễn áp dụng
Khám nghiệm hiện trường theo khu vực (chia ô) là phương pháp phổ biến trong
hoạt động điều tra của cơ quan điều tra bởi tính hiệu quả phương pháp này mang
lại. Ví dụ thực tế như trong vụ án Hồ Duy Hải từng gây xôn xao dư luận và khiến

cho cơ quan điều tra gặp nhiều khó khăn khi thu thập chứng cứ.
Đêm 13/1/2008, tại Bưu cục Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) xảy ra
một vụ giết người ( Vụ án Hồ Duy Hải). Nạn nhân là hai nữ nhân viên Nguyễn Thị
Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi). Ngay lập tức, cơ quan điều
tra đã tiếp nhận vụ án, nhanh chóng tiếp cận hiện trường, sử dụng những phương
pháp chuyên nghiệp trong hoạt động điều tra để thu thập, làm rõ cái chết của 2 nạn
nhân. Trong sáng ngày 14/1/2008, cơ quan điều tra đã sử dụng đến phương pháp
khám nghiệm hiện trường theo khu vực và đã thu giữ, ghi nhận được nhiều những
dấu vết quan trọng như sau:
Phòng vệ sinh: trên nền gạch có một dấu vết máu nhỏ giọt, trên la bơ rửa tay có
một dấu vết đường vân, dưới lọc rác của la bơ cịn vài sợi tóc cịn dính lại, …
Phịng bếp: ở sàn nhà có một vũng máu đọng chưa khơ
Phịng kinh doanh và giao dịch: đồ đạc khơng có sự xáo trộn, đổ vỡ, khu vực
này khơng có xê dịch của các đồ vật,...
2. Phương pháp khám nghiệm hiện trường dựa vào phương thức gây án đã
được nhận định
2.1 Trường hợp áp dụng
Phương pháp khám nghiệm dựa vào phương thức gây án đã được nhận định
được áp dụng trong những vụ án đã phát hiện trên hiện trường có dấu vết, vật


chứng để lại, đã xác định được lối vào, lối ra của thủ phạm và quá trình hoạt động
của chúng ở hiện trường.
2.2 Cách thức tiến hành
Trên cơ sở phân tích những thơng tin đã thu thập ở giai đoạn chuẩn bị khám
nghiệm và quan sát thực trạng hiện trường, lực lượng khám nghiệm hiện trường
nhận định về đường vào, đường ra của thủ phạm, quá trình diễn biến thực hiện
hành vi của thủ phạm ở hiện trường, những thay đổi về sự sắp xếp các đồ vật… Từ
đó nhận định trình tự xuất hiện các loại dấu vết, vật chứng, những khu vực chúng
tồn tại.

Kết quả của nhận định là cơ sở xác định trình tự nghiên cứu từng khu vực, từng
đồ vật trong phạm vi hiện trường và trình tự phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo
quản từng loại dấu vết, vật chứng tại hiện trường. Phương pháp này được tiến hành
theo trình tự từ điểm bắt đầu đến điểm tiếp theo. Điểm bắt đầu thường là đường
vào, vị trí thủ phạm bắt đầu đột nhập vào hiện trường với những dấu vết đã quan
sát rõ. Điểm khám nghiệm tiếp theo là hướng hoạt động của thủ phạm tại hiện
trường với những dấu vết, vật chứng theo nhận định có khả năng tồn tại.
2.3 Ưu điểm và nhược điểm
a. Ưu điểm
Thứ nhất, đạt được hiệu quả cao. Lần theo những nhận định về phương thức
gây án của kẻ phạm tội giúp nhanh chóng giải quyết vụ án mà không cần phải huy
động thêm lực lượng, tốn thời gian hay cần đến thêm các phương tiện hỗ trợ khác.
Thứ hai, do dựa vào phương thức gây án của thủ phạm và mối quan hệ giữa các
dấu vết với nhau, phương pháp khám nghiệm này có cơ sở để phát hiện được
những dấu vết ẩn và vi vết.
Thứ ba, xác định mối liên hệ giữa các dấu vết, vật chứng với nhau và giữa
chúng với hành động phạm tội. Từ đó cịn có cơ sở để xác định giá trị của những
dấu vết, vật chứng đã thu được.
Thứ tư, giúp khoanh vùng được đối tượng, tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng
vụ án, khơng để cho kẻ phạm tội có cơ hội tiếp tục phạm tội.
b. Hạn chế
Khi áp dụng, yếu tố chủ quan của điều tra viên có ảnh hưởng lớn đến kết quả sử
dụng phương pháp này. Nếu có nhận định sai hoặc liên kết sai các chi tiết, dữ liệu
đã có trong q trình nhận định những khu vực, phương pháp gây án của thủ phạm
có thể dẫn đến việc bỏ qua hoặc khám nghiệm thiếu tỉ mỉ, qua loa ở những nơi
khác.


2.4


Thực tiễn áp dụng
Thi thể hai vợ chồng ông Mai Xuân Chinh (46 tuổi, quê Thanh Hoá) và 3 đứa
trẻ trong căn nhà cấp bốn ở khu phố 8, phường Bình Hưng Hịa, quận Bình Tân,
được phát hiện sáng 15/2/2018 (30 Tết). Do cả gia đình nạn nhân đều bị sát hại nên
công tác điều tra phải xuất phát từ căn nhà và tử thi. Trong phòng khách, thi thể vợ
nằm trên sofa, xung quanh máu đã đông. Một vệt máu nối từ chỗ nạn nhân theo
cầu thang dẫn đến hành lang trên lầu, nơi có 3 phịng ngủ. Chủ nhà nằm gục trong
phịng thứ nhất, trước cửa có nhiều giọt máu đậm. Hai phịng ngủ cịn lại có thi thể
của 3 trẻ nhỏ. Thu được 2 con dao, nhiều dấu tay, chân dính máu và vết máu nhỏ
giọt - giám định ADN xác định không trùng với các nạn nhân. Xem xét kỹ hình
dạng vệt máu ở cầu thang, cán bộ xác định được điểm bắt đầu và hướng di chuyển
từ hành lang trên lầu đi xuống phòng khách. Tại khu bếp khơng xáo trộn nhưng
trên bàn có giấy vệ sinh, chai rửa vết thương, bơng gạc dính máu và băng keo để
ngổn ngang. Tổ khám nghiệm đánh giá những vật này không thể do các nạn nhân
bày ra, khả năng hung thủ bị thương khá sâu và tự băng bó trong bếp. Đáng chú ý,
gạc và bơng được lấy dở từ chiếc hộp để trên nóc tủ gần đó. Kẻ lạ vào nhà giết
người, khơng thể bình tĩnh biết trên nóc tủ cao quá đầu người có hộp bơng
băng.Một mũi trinh sát khẩn trương truy tìm những cơng nhân làm thuê cho gia
đình nạn nhân. Tất cả đều liên lạc được, trừ Nguyễn Hữu Tình (18 tuổi, làm cơng
ăn ở tại chỗ) điện thoại ln "ngồi vùng phủ sóng". Mũi khác rà sốt các cơ sở y
tế, nhận được tin một thanh niên sáng 28 Tết đến khâu vết thương tại Bệnh viện
Quân y 175 (Gò Vấp). Trưa mùng 1 tết, Tình bị Ban chuyên án bắt giữ tại Long
An. Phịng Kỹ thuật hình sự đã chuẩn bị sẵn dấu vết đường vân, dấu vết máu bông
băng (để giám định ADN) và nhận định trước dấu vết cơ thể hung thủ. 16h, Tình
được di lý về TP HCM, bác sĩ đánh giá các vết thương trên cơ thể hắn giống như
nhận định. Từ công tác hiện trường và giám định cơ quan điều tra đã bắt được
hung thủ.
3. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu
3.1 Trường hợp áp dụng
Phương pháp này được áp dụng để khám nghiệm những hiện trường tương đối

bằng phẳng, có chiều ngang khơng rộng, có thể tiến hành khám nghiệm dàn hết
mặt bằng từ đầu này đến đầu kia của hiện trường.
3.2 Cách thức tiến hành
Phương pháp này thực hiện bằng cách chia lực lượng khám nghiệm cùng với
phương tiện khám nghiệm thành từng nhóm, sau đó dàn thành hàng ngang (hết


chiều rộng của hiện trường), đồng thời cùng khám nghiệm các đồ vật, các khu vực
ở hiện trường theo trình tự từ đầu đến cuối hiện trường.
3.3 Ưu điểm và nhược điểm
a. Ưu điểm
Toàn bộ hiện trường được khám nghiệm có hệ thống, tỉ mỉ, có thể phát hiện tối
đa dấu vết, vật chứng và đặc điểm dễ thấy ở hiện trường. Song những phản ánh
này không nhất thiết phải là dấu vết, vật chứng có liên quan đến hành động phạm
tội. Muốn xác định được mối liên quan này phải xem xét chúng trong mối quan hệ
với nhau, với dấu vết đã được xác định là của thủ phạm và với lời khai của chủ
nhà, nạn nhân hoặc các nhân chứng khác. Từ đó có thể nhận định về diễn biến của
sự việc và tìm ra những cơ sở khách quan để đánh giá về quá trình gây án.
b. Hạn chế
Thường phải sử dụng nhiều lực lượng và phương tiện, hiệu quả đạt được không
cao. Do thiếu cơ sở để nhận định về quá trình gây án của thủ phạm, nên không thể
đánh giá và kết luận ngay tại chỗ về nguyên nhân và quá trình hình thành và mối
liên hệ giữa các dấu vết, vật chứng. Từ đó thiếu cơ sở để nhận định về khả năng
tồn tại của các dấu vết ẩn, vi vết, vì vậy thường bỏ sót những dấu vết này.
3.4 Thực tiễn áp dụng
Bản án số 06/2021/HS-ST ngày 19/3/2021 của TAND huyện Cư Jút tỉnh Đắk
Nông. Khoảng 18h Ngày 31/8/2020 Nguyễn Văn K điều khiển xe máy kéo chở
giàn khoan giếng trên thùng xe đi trên đường thì Lục Văn D điều khiển xe máy đi
theo hướng ngược lại va chạm với chân tháp giàn khoan vượt ra ngoài thùng xe
khiến Lục Văn D tử vong. Theo bản án này, thì phương pháp khám nghiệm hiện

trường ở đây được xác định đó là phương pháp cuốn chiếu. Cụ thể: “Tiến hành
khám nghiệm hiện trường theo phương pháp cuốn chiếu theo chiều hướng từ TP.
Buôn Ma Thuột về huyện Đăk Mil. Lấy mép lề đường bên phải theo hướng từ TP.
Buôn Ma Thuột về huyện Đăk Mil làm lề chuẩn để đo số liệu, chọn cột điện số 12B
làm điểm cố định của hiện trường, phát hiện:
Xe máy kéo biển số 48M – 4563, trên thùng xe chở giàn khoan giếng có 03 ống
kim loại dài vượt quá mép thành thùng xe về phía sau.
Vết chà trượt bám dính nhựa màu trắng theo chiều hướng từ TP. Buôn Ma Thuột
đi huyện Đăk Mil, đầu vết cách tâm khu vực có nhiều mảnh nhựa vỡ.
Xe mơ tô BKS 48D1 – 139.04 nằm ngã nghiêng bên phải, đầu xe hướng về
huyện Đăk Mil, đuôi xe hướng về TP. Buôn Ma Thuột.


Cùng với nhiều tài sản cá nhân của nạn nhân bị rơi ra trong quá trình va chạm.3
4. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo hình xốy ốc
4.1 Trường hợp áp dụng
Phương pháp khám nghiệm theo hình xốy ốc áp dụng với hiện trường rộng ở
ngoài trời và những hiện trường đã xác định vùng trung tâm. Phương pháp khám
nghiệm theo hình xốy ốc từ trong ra ngồi áp dụng khi xác định được trung tâm,
nơi tập trung nhiều dấu vết, vật chứng (nơi có xác chết, nơi bắt đầu cháy, nổ…).
Áp dụng trong các trường hợp ngược lại đối với phương pháp khám nghiệm theo
hình xốy ốc từ ngồi vào trong. Ví dụ, hiện trường có người chết thường bắt đầu
khám nghiệm từ tử thi, từ nơi tử thi tiếp xúc, sau đó nơi khác quanh hiện trường.
4.2 Cách thức tiến hành
Khám nghiệm từ trong ra ngoài: phương pháp này thực hiện theo trình tự
bắt đầu từ một đồ vật nào đó (hoặc tử thi) ở trung tâm hiện trường sau đó nghiên
cứu phát triển dấu vết ở đồ vật (hoặc khu vực) kế tiếp, liền kề theo trình tự từ trong
ra ngoài, cho đến khi tiếp cận ranh giới của hiện trường thì kết thúc.
Khám nghiệm từ ngồi vào trong: lực lượng khám nghiệm bắt đầu từ một đồ
vật ở phần giáp với giới hạn phạm vi hiện trường, sau đó nghiên cứu phát hiện dấu

vết ở đồ vật (hoặc khu vực) kế tiếp, liền kề theo trình tự từ ngoài vào trong.
4.3 Ưu điểm và nhược điểm
a. Ưu điểm
Không cần nhiều nhân lực và phương tiện, tất cả các đồ vật, các khu vực trong
phạm vi hiện trường đều được khám nghiệm. Việc nhận định, kết luận diễn biến vụ
việc thuận lợi, đảm bảo tính hệ thống.
b. Nhược điểm
Khi khám nghiệm có thể phát hiện được những dấu vết, đồ vật nhưng đó khơng
phải là dấu vết hình sự khơng liên quan đến vụ việc mang tính hình sự; thường chỉ
tập trung phát hiện các dấu vết dễ thấy, bỏ sót khơng phát hiện vi vết và dấu vết ẩn.
4.4 Thực tiễn áp dụng
Vào 8 giờ sáng ngày 25-6-1998, người dân ở ấp Hậu Thuận, tỉnh Tiền Giang
phát hiện cháu Lê Thế Bảo (SN 1987) nằm chết dưới một hố đất sâu mà phần trên
miệng hố đã bị đất lấp kín tại vườn cây của ơng Nguyễn Văn Hồng. Tiến hành điều
tra, sàng lọc đối tượng, cơ quan điều tra nắm được nghi can đó là Lê Thị Bé (tên
thường gọi là “Bé Chín”, SN 1954), nhà cách hiện trường nơi phát hiện xác Bảo 60
mét. Ngay khi tiếp nhận hiện trường, CQĐT đã sử dụng phương pháp khám
3

Bản án số 06/2021/HSST ngày 19/03/2021 của TAND huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông


nghiệm xốy ốc từ ngồi vào trung tâm để tiến hành khám nghiệm hiện trường bắt
đầu từ xung quanh miệng hố, xác nạn nhân được giấu bên dưới. Phần miệng hố bị
lấp kín, bên trên đắp nhiều đất khơ, một bẹ chuối và một mo dừa, trong đó có một
cục đất lớn nặng 16kg dùng để che miệng hố. Tiếp đến là tiến hành khám nghiệm
tử thi. Theo kết luận của giám định pháp y, nạn nhân bị chết ngạt dưới nước
khoảng hơn 10 tiếng trước khi phát hiện. Từ đó, có thể thấy đây khơng phải là hiện
trường nơi hung thủ thực hiện tội phạm mà chỉ là hiện trường nơi hung thủ giấu
xác. Qua đó, cung cấp cho CQĐT cơ sở để áp dụng phương pháp khám nghiệm

hiện trường theo hình xốy ốc từ trung tâm ra ngồi, mở rộng phạm vi điều tra điều
tra và phát hiện ra nơi xảy ra án mạng không phải là ở hố đất mà là ở một cái ao
nước sâu gần hiện trường giả.4
5. Phương pháp khám nghiệm hiện trường song song
5.1 Trường hợp áp dụng
Phương pháp khám nghiệm hiện trường thường được sử dụng với hiện trường
rộng, tương đối bằng phẳng, khơng có ranh giới tự nhiên để phân chia thành khu
vực. Ví dụ như: Hiện trường các vụ tai nạn giao thông, cháy nổ, khẩu hiệu, truyền
đơn phản động…Việc khám nghiệm được tiến hành theo các đường song song, lần
lượt cho đến hết toàn bộ hiện trường.
5.2 Cách thức tiến hành
Lực lượng khám nghiệm bắt đầu từ một phía của hiện trường, tiến hành nghiên
cứu các khu vực, đồ vật theo một đường đến phía đối diện, sau đó vòng lại tiếp tục
khám nghiệm các khu vực, đồ vật kế tiếp theo một đường song song với đường nêu
trên, sau đó tiếp tục khám theo các đường song song tương tự cho đến khi đến ranh
giới hiện trường thì kết thúc.
5.3 Ưu điểm và nhược điểm
a. Ưu điểm
Cách thức thực hiện dễ dàng và khá phổ biến. Đảm bảo tính tuần tự của biện
pháp khám nghiệm, từ đó phát hiện, ghi nhận, thu lượm các dấu vết, vật chứng của
vụ phạm tội được đầy đủ, có thứ tự, tránh bỏ sót các các dấu vết (dù nhỏ hay lớn).
b. Nhược điểm
Thời gian khám nghiệm dài, cần độ tỉ mỉ cao, gặp rất nhiều khó khăn đối với
địa hình gồ ghề. Do khơng có ranh giới tự nhiên phân chia thành khu vực nên
thường phải sử dụng nhiều lực lượng và phương tiện
5.4 Thực tiễn áp dụng
4

Truy tìm kẻ cướp giấu xác bé trai vào khu vườn vắng



Bản án Vũ Trọng Khánh, chiều ngày 03/12/2017, Khánh điều khiển xe ô tô từ
Hà Nội về đường Phùng Hưng, Hà Đông để về nhà. Do thiếu quan sát, không làm
chủ được tốc độ, Khánh đã đâm vào phía sau người ông M, làm ông ngã đổ xuống
đường khiến ông M tử vong tại bệnh viện. Cùng ngày Khánh đã đầu thú tại Cơ
quan Cảnh sát điều tra. Theo bản án thì kết quả khám nghiệm hiện trường như
sau :” Nơi xảy ra tai nạn ở đầu đoạn đường giao cắt giữa đường vào phố Xa La
với đường đôi ra khu đô thị Xa La, đoạn đối diện lô 150 khu đất giãn dân Xa La, 3
đường Phúc La, quận Hà Đơng, đường một chiều trải nhựa phẳng, thẳng, lịng
đường rộng. Tiến hành dựng lại hiện trường theo lời khai của nhân chứng và đối
tượng đã xác định được các dấu vết, đồ vật ở hiện trường:
Xe ô tô đỗ ở khu vực gần giữa đường, từ đầu trục trước và đầu trục sau bên
trái cách mép đường trái là 2,16m và 2,26m; từ đầu trục trước bên trái ô tô đến
đầu mỏng dải phân cách giữa hai chiều đường là 2,8m;
Vị trí ơng M bị ngã tư thế nằm ngửa đầu quay vào lề đường, hai chân và hai
tay duỗi thẳng.5
III. Một số hạn chế và giải pháp để khắc phục, nâng cao hiệu quả của các
phương pháp khám nghiệm hiện trường.
1. Những vấn đề hạn chế trong công tác khám nghiệm hiện trường
Một là, việc nhận thức và áp dụng các quy định về khám nghiệm hiện trường
còn chưa thống nhất và đầy đủ đã dẫn đến những hệ quả như bỏ sót tình tiết, dấu
vết có thể là chứng cứ quan trọng, sự chậm trễ tổ chức khám nghiệm hiện trường,
dẫn đến kết quả khám nghiệm không chính xác;
Hai là, thiếu lực lượng cán bộ bộ điều ở một số khu vực vùng sâu, vùng xa hoặc
ở những địa phương nhỏ lẻ;
Ba là, trình độ đội ngũ cán bộ không đồng đều ở các khu vực;
Bốn là, cở sở, vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động điều tra cịn chưa
được hiện đại hóa để nâng cao hiệu quả khám nghiệm;
Năm là, một số vụ việc cịn có sự thiếu chặt chẽ trong q trình kiểm sát của
kiểm sát viên đối với hoạt động của điều tra viên, giám định viên và những người

tham gia khám nghiệm để xảy ra những thiếu xót như: thu thập dấu vết, vật chứng
không đầu đủ, vẽ sơ đồ hiện trường khơng chính xác, khơng niêm phong vật
chứng…
Chủ nghiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết trong năm 2022, tình hình
tội phạm diễn biến phức tạp, ngành Kiểm sát đã thực hành quyền công tố, kiểm sát
5

Bản án số 98/2018 ngày 20/06/2018 của TAND quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội


khởi tố 66.844 vụ án hình sự, trong đó tồn tại 17 trường hợp bị oan trong giai đoạn
điều tra, truy tố. Các cá nhân bị oan sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề, vì
vậy cần chú trọng ngay từ hoạt động điều tra trong đó có hoạt động áp dụng các
phương pháp điều tra và cần sớm khắc phục những hạn chế trong hoạt động điều
tra.
Ví dụ như vụ án của ông Trương Bá Nhàn là nạn nhân vụ án oan sai do dấu
vân tay oan nghiệt. Vụ án đã xảy ra vào năm 2001, đến năm 2002 ông Nhà bị bắt
giữ, CQĐT CA TP.HCM quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam
ông Nhàn về 2 hành vi giết người và cướp tài sản. Sau đó, ơng Nhà đã liên tục kêu
oan, đến năm 2006, sau khi hết hạn điều tra, chưa đủ chứng cứ chứng minh hành vi
phạm tội, ông đã gửi đơn yêu cầu VKSND TP.HCM yêu cầu được xin lỗi tại nơi
cư trú, đăng cải chính trên báo và bồi thường gần 900 triệu đồng là những khoản
tổn thất tinh thần, sức khỏe, mất thu nhập… trong 4 năm bị bắt giam.
2. Giải pháp để khắc phục, nâng cao hiệu quả khám nghiệm hiện trường
Nâng cao năng lực của điều tra viên và kỹ thuật viên khám nghiệm hiện
trường,
Cần đào tạo thêm lực lượng cán bộ kỹ thuật hình sự có trang bị kiến thức,
chun sâu về những lĩnh vực khám nghiệm phức tạp,
Bổ sung, phát triển phương tiện kỹ thuật hình sự hiện đại cho cơng tác khám
nghiệm hiện trường,

Tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và
những ván đề khác có liên quan đến cơng tác bảo vệ hiện trường,
Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng khám nghiệm hiện trường và các
lực lượng nghiệp vụ khác.
KẾT BÀI
Trong bài nghiên cứu trên, nhóm 2 đã hồn thiện thêm những hiểu biết về
các phương pháp khám nghiệm hiện trường và nhận thấy ý nghĩa vô cùng to lớn
của những phương pháp này, từ đó nhóm 2 đã đưa ra những hạn chế và giải pháp
cụ thể. Mong rằng những đóng góp này sẽ giúp cho khoa học điều tra tội phạm nói
chung, hoạt động khám nghiệm hiện trường nói riêng có những cải thiện nhất định,
từ đó giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, chính xác các vụ án xảy ra trên lãnh thổ
quốc gia. Phịng, chống tội phạm khơng chỉ là nhiệm vụ của cơ quan điều tra, Tòa
án mà cịn là trách nhiệm của tồn bộ cơng dân cả nước vì vậy cần đẩy mạnh tuyên
truyền, học tập về các phương pháp khám nghiêm hiện trường và cả những kiến


thức khác để nhân dân và các cơ quan có thẩm quyền cùng nhau đẩy lùi tội phạm
bởi như Bác Hồ vĩ đại từng nói: “Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu, khó vạn lần
dân liệu cũng xong”.

Tài liệu tham khảo
Truy tìm kẻ cướp giấu xác bé trai vào khu vườn vắng
/> /> />


×