mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với những chủ trương, chính sách phát triển toàn diện
nền kinh tế xã hội của đất nước, Nhà nước ta luôn quan tâm đến các biện pháp
đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật, bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của người kinh doanh, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với
các hoạt động kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, Nhà nước tạo sự tự
chủ cho các tổ chức và cá nhân, tập thể đăng ký, hoạt động kinh doanh ngoài
những ngành nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự
an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục
Việt Nam và sức khỏe của nhân dân.
Bên cạnh những hoạt động kinh doanh hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân và tập thể góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh
tế quốc dân, vẫn còn nhiều hoạt động kinh doanh các ngành nghề, mặt hàng
mà Nhà nước cấm, tạo nên sự mất cân đối thị trường và ảnh hưởng rất lớn tới
tình hình an ninh trật tự.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh chống tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm đang là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra mà Đảng, Nhà nước cùng
các ngành, các cấp phải quan tâm giải quyết. Trong đó, lực lượng CSĐT tội
phạm về TTQLKT&CV được giao nhiệm vụ giữ vai trò nòng cốt trong phát
hiện, điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ
đạo sâu sát công tác đấu tranh chống buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm. Các ngành, các cấp, nhất là lực lượng CSĐT tội phạm về
TTQLKT&CV, đã có nhiều cố gắng triển khai các biện pháp phòng ngừa,
1
điều tra xử lý nhưng kết quả đấu tranh tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp.
Với đặc điểm địa bàn phức tạp, tỉnh An Giang là một trong
những địa bàn nổi bật về tình hình buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm. Hoạt động tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn
An Giang trong nhiều năm qua chưa có chiều hướng giảm, làm ảnh hưởng
tình hình an ninh trật tự và sự phát triển toàn diện các mặt kinh tế xã hội. Tình
hình hoạt động tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm còn diễn biến phức
tạp về cả tính chất, quy mô; đối tượng phạm tội có rất nhiều phương thức, thủ
đoạn tinh vi, táo bạo và có lúc rất quyết liệt. Trong khi đó, hoạt động điều tra
xử lý tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có hiệu quả chưa
cao, chưa đáp ứng được yêu cầu trước tình hình thực tế tại địa phương. Hoạt
động điều tra tội phạm này có tỷ lệ xử lý hình sự còn thấp, chưa đánh trúng số
đầu nậu, cầm đầu, các đường dây, tổ chức tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm với số lượng lớn.
Tình hình đó đã đặt ra một vấn đề rất bức thiết là phải có
những giải pháp hữu hiệu, phù hợp đặc điểm tình hình địa phương nhằm nâng
cao hiệu quả điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm để xử
lý nghiêm minh, đúng pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu
tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo lòng tin trong
nhân dân và điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội tại địa
phương cũng như của đất nước.
Tuy nhiên việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả của công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm vẫn chưa được thực hiện một cách có hệ thống và chuyên sâu theo từng
địa bàn cụ thể như tại An Giang.
2
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn công tác điều
tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn An Giang,
tác giả chọn đề tài: “Điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm trên địa bàn tỉnh An Giang của lực lượng CSĐT tội phạm về
TTQLKT&CV” làm Luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn
Việc nghiên cứu hoạt động phòng ngừa và điều tra tội phạm
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm đã được tiến hành thực hiện trong
nhiều báo cáo khoa học, các bài báo, tạp chí, khóa luận... Trên nhiều góc độ
và khía cạnh khác nhau. Một số khác đặt việc nghiên cứu tội phạm tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong sự liên quan đến các loại tội phạm khác
như buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển hàng hóa, tiền tệ trái phép qua biên
giới...hoặc ở những nội dung khái quát khác liên quan tội phạm kinh tế nói
chung. Trong thực tiễn công tác, CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV cũng có
tổ chức tổng kết, nghiên cứu nhiều vụ án điển hình về vận chuyển, buôn bán
hàng cấm ở nhiều địa bàn khác nhau nhưng còn mang tính chất báo cáo, rút
kinh nghiệm.
Trong những năm qua vẫn chưa có công trình nghiên cứu
chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và có hệ thống về hoạt động điều tra tội phạm
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An Giang của lực
lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV dưới góc độ khoa học điều tra tội
phạm.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu những
vấn đề lý luận và phân tích thực trạng công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An Giang của lực lượng CSĐT
tội phạm về TTQLKT&CV. Trên cơ sở đó, đề ra được hệ thống giải pháp khả
3
thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An Giang của lực lượng CSĐT tội phạm
về TTQLKT&CV.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu những qui định của pháp luật về tội phạm
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; nghiên cứu, hệ thống hóa những
vấn đề lý luận về hoạt động điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV.
- Đánh giá tình hình hoạt động, làm rõ đặc điểm hình sự
của tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An
Giang.
- Nghiên cứu, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động điều
tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An
Giang của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV; nhận xét về nguyên
nhân của những ưu điểm và hạn chế trong công tác điều tra tội phạm tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Đề ra hệ thống các giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu
quả điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn
tỉnh An Giang của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là bản chất và
những vấn đề có tính quy luật trong tổ chức và tiến hành hoạt động điều tra
tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An Giang
của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV.
4
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tội phạm tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An Giang. Đồng thời, luận văn
cũng đi sâu nghiên cứu công tác điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An Giang của lực lượng CSĐT tội phạm về
TTQLKT&CV nhằm làm rõ những dấu hiệu pháp lý và những vấn đề cần
chứng minh, những biện pháp điều tra. Thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến
năm 2006.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện
chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những
quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm,
bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như:
phương pháp tổng kết thực tiễn, so sánh, thống kê, tọa đàm, khảo sát điển
hình.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu mang tính khoa học có
thể góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận khoa học điều tra tội phạm nói
chung và lý luận tổ chức hoạt động điều tra các vụ án tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm nói riêng.
Những kết quả đạt được của luận văn còn giúp lãnh đạo và
cán bộ thực tiễn nghiên cứu và nhận thức đầy đủ về lý luận và thực tiễn trong
chỉ đạo đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung cũng như hoạt động điều
tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Luận văn còn là tài liệu nghiên cứu dành cho cán bộ, chiến
sĩ công tác trong lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV, học viên các
trường CSND.
5
8. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Phân tích đánh giá đúng tình hình hoạt động điều tra tội
phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An Giang
của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV; xây dựng được hệ thống
giải pháp hữu hiệu và có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện tình hình tại
địa phương.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên
địa bàn tỉnh An Giang của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV.
- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể sử dụng làm tài liệu
nghiên cứu chuyên sâu và vận dụng để nâng cao chất lượng công tác điều tra
tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; góp phần nâng cao hiệu
quả đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được cấu trúc thành
ba chương, gồm:
Chương 1: Nhận thức chung về hoạt động điều tra tội
phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Chương 2: Thực trạng hoạt động điều tra tội phạm tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh An Giang của lực lượng
CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV giai đoạn 2001-2006.
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trên địa bàn tỉnh
An Giang của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV.
6
Chương 1
Nhận thức chung về hoạt động điều tra tội phạm tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm
1.1. Nhận thức về tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm
1.1.1. Tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm
trong pháp luật hình sự ở nước ta qua các giai đoạn
Theo Từ điển Bách khoa CAND năm 2005, hàng cấm là
“hàng hóa mà nhà nước cấm buôn bán, kinh doanh. Trong từng thời kỳ, căn
cứ vào tình hình cụ thể mà Nhà nước quyết định công bố danh mục hàng hóa
cấm kinh doanh, buôn bán. Hiện nay ở Việt Nam, Nhà nước cấm tư nhân và
các tổ chức kinh doanh các mặt hàng thuốc phiện và hoạt chất của thuốc
phiện, vũ khí và một số quân trang, quân dụng, hiện vật thuộc di tích lịch sử
văn hóa; các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động…Tổ chức cá nhân sản
xuất, kinh doanh, tàng trữ vận chuyển hàng cấm bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo điều 155 của Bộ luật Hình sự năm 1999”.
Sau khi giành được chính quyền năm 1945, Nhà nước ta đã
quan tâm ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đấu tranh hoạt động
buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ buôn bán hàng cấm. Sắc lệnh số 50 ngày
09/10/1945 về cấm xuất cảng ngũ cốc, Sắc lệnh số 160 ngày 21/8/1946 cấm
nhập cảng xe hơi, phụ tùng xe hơi, các máy móc và đồ vật bằng kim khí.
Ngày 15/8/1951 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời số
116/TTg quy định các hình thức xử phạt những vi phạm Điều lệ về xuất nhập
khẩu. Ngày 22/12/1952 Chính phủ ban hành Nghị định số 225 quy định tịch
thu thuốc phiện tàng trữ hoặc vận chuyển buôn bán trái phép, phạt tiền từ 1
đến 5 lần trị giá hàng hóa.
7
Sau khi miền Bắc được giải phóng, Chính phủ rất quan tâm
đến vấn đề ngăn chặn chống buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hàng cấm. Ngày
03/7/1966, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 118/TTg về tăng cường quản lý
thị trường, đấu tranh chống đầu cơ, buôn lậu trong tình hình mới.
Khi đất nước được giải phóng thống nhất năm 1975, nhiệm
vụ đấu tranh chống buôn lậu, đầu cơ càng ngày thêm phức tạp, khó khăn.
Ngày 30/6/1982, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh chống đầu cơ,
buôn lậu. Sau đó, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định
số 46/HĐBT ngày 10/5/1983 quy định về xử lý hành chính đối với các hành
vi đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Năm 1984, Hội đồng
Bộ trưởng đã ra Nghị quyết số 68/HĐBT ngày 25/4/1984 về việc chống buôn
lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Buôn lậu thời kỳ này được hiểu bao gồm các hành vi buôn
bán hàng cấm, buôn bán trốn lậu thuế. Quan niệm này được định nghĩa trong
Từ điển nghiệp vụ phổ thông CAND (Viện nghiên cứu CAND năm 1977) là:
“buôn bán lén lút trái phép những hàng hóa thuộc diện Nhà nước thống nhất
quản lý”. Từ điển Tiếng Việt năm 1992 giải thích: “buôn lậu là buôn bán trốn
thuế hoặc hàng cấm”.
Cùng với sự phát triển của đất nước, Bộ luật Hình sự nước
ta lần đầu tiên được ban hành ngày 27/6/1985 đã pháp điển hóa các văn bản
pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh chống tội phạm. Sự
ra đời của Bộ luật Hình sự là một bước tiến quan trọng trong hoạt động lập
pháp của Nhà nước ta. Bộ luật Hình sự đã góp phần nhận diện đúng bản chất,
phân định rõ ranh giới giữa tội buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, tạo điều kiện
phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh đúng hướng, đúng đối tượng, có hiệu quả
đối với các hoạt động tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
8
Điều 166 của Bộ luật Hình sự 1985 đã quy định riêng biệt
về tội buôn bán hàng cấm như sau: “Người nào buôn bán hàng hóa mà Nhà
nước cấm kinh doanh, ngoại tệ hoặc buôn bán kim khí quý, đá quý thì bị phạt
tù từ 6 tháng đến 5 năm…” Buôn bán hàng cấm xâm phạm sự độc quyền quản
lý của Nhà nước đối với một số hàng hóa cấm tư nhân và các cơ quan, tổ chức
không có chức năng buôn bán, kinh doanh.
Trong thời gian này, Nhà nước cấm tư nhân và các cơ quan,
tổ chức kinh doanh những mặt hàng như: thuốc phiện và hoạt chất thuốc
phiện, vũ khí và một số quân trang, quân dụng; hiện vật thuộc di tích lịch sử,
văn hóa và các sản phẩm văn hóa đồi trụy, phản động; thuốc lá điếu của nước
ngoài, ngoại tệ (Theo Quyết định số 193-HĐBT ngày 23/12/1988 của Hội
đồng Bộ trưởng về kinh doanh thương mại và du lịch ở thị trường trong nước;
Chỉ thị số 278/CT ngày 03/8/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc
cấm nhập khẩu và lưu thông thuốc lá điếu của nước ngoài trên thị trường
trong nước; Chỉ thị số 330/CT-HĐBT ngày 13/9/1990 của Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng về tăng cường quản lý ngoại hối; Quyết định số 337/HĐBT ngày
25/10/1991 về một số biện pháp quản lý ngoại tệ trong thời gian trước mắt).
Tại Thông tư liên ngành số 11/TTLN ngày 20/11/1990 của
Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp - Bộ
Nội vụ quy định: lần đầu nhập khẩu trái phép, buôn bán thuốc lá điếu nước
ngoài với số lượng dưới 500 bao thì chưa coi là tội phạm nhưng phải bị xử lý
hành chính. Trong trường hợp buôn bán thuốc lá ngoại với số lượng từ 500
bao trở lên hoặc dưới 500 bao nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà
còn vi phạm, tái phạm, thực hiện nhiều lần, có tổ chức, có tính chất chuyên
nghiệp hoặc chống lại người thi hành công vụ thì bị xử lý hình sự. Nếu số
lượng hàng hóa phạm pháp từ 1.500 bao đến dưới 4.500 bao thì coi là phạm
tội trong trường hợp hàng phạm pháp có số lượng lớn. Nếu số lượng hàng hóa
9
phạm pháp từ 4.500 bao trở lên thì coi là phạm tội trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng.
Buôn bán ngoại tệ với số lượng có giá trị từ 3 triệu đồng
Việt Nam trở lên hoặc dưới 3 triệu đồng Việt Nam nhưng đã bị xử lý hành
chính mà còn vi phạm, tái phạm, thực hiện nhiều lần, có tổ chức, có tính chất
chuyên nghiệp thì bị xử lý về tội buôn bán hàng cấm.
Sau thời gian dài áp dụng trong thực tế, Bộ luật Hình sự
1985 đã có nhiều vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng trước yêu
cầu đổi mới liên tục về kinh tế, văn hóa, xã hội. Bộ luật Hình sự năm 1985 đã
được sửa đổi, bổ sung 4 lần: 28/12/1989, 12/8/1991, 22/12/1992 và
10/5/1997. Cho tới kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa X đã thông qua Bộ luật Hình
sự năm 1999, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2000, thay thế Bộ luật Hình sự
1985. Bộ luật Hình sự 1999 không chỉ thể hiện một cách toàn diện chính sách
hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, mà còn là công cụ
sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo quyền làm chủ của
nhân dân, bảo đảm hiệu lực của quản lý của Nhà nước, góp phần thực hiện
công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tại Bộ luật Hình sự năm 1985, các tội phạm xâm phạm trật
tự kinh tế được quy định tại chương VII với tên là “Các tội phạm về kinh tế”.
Các quy định về các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật
Hình sự 1985 không còn phù hợp với những quan hệ kinh tế và đường lối
quản lý kinh tế đã được đổi mới nhanh chóng.
Trong Bộ luật Hình sự 1985 chỉ quy định tội buôn bán hàng
cấm ở điều 166. Tuy nhiên, trong thực tế không chỉ có hành vi buôn bán hàng
cấm mà còn có hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
Do đó, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã có sự bổ sung 3 loại hành vi phạm tội
mới: sản xuất, tàng trữ và vận chuyển hàng cấm.
10
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của tội phạm tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm
Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội sản xuất,
tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm như sau: “Người nào sản xuất, tàng
trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh có số
lượng lớn, thu lợi bất chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy
định tại Điều này hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của
Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 193, 194, 195,
196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ năm triệu
đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến 5 năm…”
Ngoài việc quy định thêm một số hành vi mới là hành vi
phạm tội như: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, so với Điều 166 của Bộ luật
Hình sự 1985, Điều 155 của Bộ luật Hình sự năm 1999 còn có những điểm bổ
sung như:
- Điều 155 quy định tình tiết: “có số lượng lớn, thu lợi bất
chính lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này
hoặc tại các điều 153, 154, 156, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã
bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”
vừa là yếu tố định tội, vừa là dấu hiệu làm ranh giới giữa hành vi phạm tội với
hành vi vi phạm hành chính.
- Điều 155 quy định tình tiết: “nếu không thuộc trường hợp
quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ
luật này” là để giới hạn việc áp dụng điều 155 và là dấu hiệu để phân biệt tội
sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với một số tội phạm khác
trong Bộ luật Hình sự mà đối tượng phạm tội cũng là các loại hàng hóa, vật
dụng mà Nhà nước cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán.
11
- Ngoài những tình tiết là yếu tố định khung hình phạt đã
được quy định tại Điều 166 Bộ luật Hình sự 1985, Điều 155 của Bộ luật Hình
sự 1999 còn quy định thêm một số tình tiết mới là yếu tố định khung hình
phạt như: hàng phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn;
hàng phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
So với điều 166 của Bộ luật Hình sự 1985, Điều 155 Bộ
luật Hình sự 1999 bổ sung hình phạt tiền là hình phạt chính; các mức phạt tù
quy định trong từng khung hình phạt tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 1999 đều
nhẹ hơn mức phạt quy định tại Điều 166 Bộ luật Hình sự năm 1985. Hình
phạt bổ sung cũng được quy định ngay trong cùng điều luật.
Từ sự so sánh trên, chúng ta có thể phân tích rõ hơn về dấu
hiệu pháp lý của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm như
sau:
- Khách thể tội phạm: tội tàng trữ, vận chuyển, buôn bán
hàng cấm xâm phạm chế độ độc quyền của Nhà nước trong quản lý, sản xuất,
kinh doanh một số loại hàng cấm. Đối tượng của tội phạm này là hàng hóa
Nhà nước không cho phép lưu thông trên thị trường, không cho phép các
doanh nghiệp tổ chức, cá nhân tàng trữ, sản xuất, kinh doanh. Nhưng không
phải tất cả những hàng hóa đó đều thuộc phạm vi đối tượng của tội phạm này.
Có những hàng hóa tuy cũng là loại Nhà nước cấm kinh doanh nhưng đã là
đối tượng của tội phạm khác nên không còn là đối tượng của tội phạm sản
xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm như: ma túy, vũ khí quân
dụng, văn hóa phẩm đồi trụy…
Hàng cấm thuộc phạm vi quy định của Điều 155 Bộ luật
Hình sự 1999 là những loại hàng cấm còn lại mà không thuộc phạm vi quy
định của những điều luật riêng biệt khác. Đó là tội phạm được quy định tại
Điều 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật Hình sự.
12
Danh mục hàng cấm theo điều luật này không cố định mà
có những thay đổi ở những giai đoạn khác nhau nhất định, phù hợp với tình
hình thực tế và sự chuyển đổi chính sách phát triển kinh tế.
- Mặt khách quan của tội phạm:
Tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm thể hiện ở 4 loại hành vi sau:
+ Hành vi sản xuất hàng cấm là hành vi làm ra hàng cấm
với nhiều hình thức khác nhau như: chế tạo, chế biến, nhân giống, sao chép,
sáng tác, dịch thuật…Người phạm tội có thể tham gia trong toàn bộ quá trình
làm ra hàng cấm hoặc chỉ một công đoạn nào đó của quá trình đó.
+ Hành vi tàng trữ hàng cấm: là hành vi cất giữ trái phép
hàng cấm trong người, trong nhà hoặc ở một nơi nào đó không kể thời gian
bao lâu, không vì mục đích sản xuất hay buôn bán.
+ Hành vi vận chuyển hàng cấm: là hành vi đưa hàng cấm
từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng các hình thức khác nhau mà không có
giấy phép hợp lệ nhưng không có mục đích buôn bán, tàng trữ.
+ Hành vi buôn bán hàng cấm: là hành vi mua đi bán lại
hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào nhằm thu lợi như buôn bán theo nghĩa
thông thường, dùng hàng cấm để trao đổi, thanh toán, dùng tài sản đem trao
đổi, thanh toán… lấy hàng cấm để bán lại cho người khác.
Tùy theo trường hợp cụ thể, nếu người phạm tội thực hiện
hành vi nào thì định tội theo hành vi đó. Nếu người phạm tội thực hiện hai
hoặc ba hành vi thì định tội theo hai hoặc ba hành vi mà họ thực hiện.
Hậu quả các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn
bán hàng cấm gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất. Hậu quả là
những ảnh hưởng lớn tới hoạt động thương mại chung của địa phương và
13
trong cả nước, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội, hoạt động kinh
doanh sản xuất của các thành phần kinh tế.
- Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi sản xuất, tàng trữ,
vận chuyển, buôn bán hàng cấm là do cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành
vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm của mình là trái pháp
luật, thấy trước được hậu quả đó của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi. Mục
đích, động cơ phạm tội là vì tư lợi, vì lợi nhuận, thu nhập cao từ các hoạt
động tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
- Chủ thể tội phạm: người phạm tội sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi theo luật định.
Trong Bộ luật Hình sự, tội phạm buôn lậu được quy định
tại Điều 153 có yếu tố cấu thành tội phạm với những nội dung kế cận với tội
sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng cấm. Trước đây, hai loại hành vi phạm tội
này được hiểu chung theo khái niệm “buôn lậu”. Trong thực tế hiện nay cho
thấy cũng có lúc có sự nhầm lẫn trong định tội danh của hai tội phạm này.
Hai tội phạm này có phần khách thể, mặt chủ quan và chủ
thể tương tự nhau, chỉ có thể phân biệt qua hành vi của từng tội phạm. Mặt
khách quan của tội phạm buôn lậu được thể hiện ở việc buôn bán trái phép
qua biên giới các đối tượng là hàng hóa, tiền tệ…, buôn bán trái phép qua
biên giới vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa, buôn bán trái phép qua biên
giới hàng cấm.
Hàng buôn lậu có 3 dạng chính là: hàng hóa thuộc danh
mục Nhà nước cấm xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa được phép xuất nhập
khẩu nhưng không đủ giấy tờ hợp lệ hoặc trái với quy định về xuất, nhập
khẩu; hàng hóa được phép xuất nhập khẩu nhưng không chịu đóng thuế theo
quy định của Nhà nước.
14
Các dấu hiệu khách quan của tội buôn lậu kể trên được coi
là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi mang hàng hóa một cách trái
phép qua biên giới Việt Nam. Do đó, ta thấy rõ hành vi buôn lậu được phân
biệt rõ ràng với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nhờ vào yếu
tố qua biên giới. Nếu có yếu tố qua biên giới thì việc vận chuyển, buôn bán
hàng cấm đều bị xử lý về hành vi buôn lậu. Ngoài ra, tội phạm buôn lậu còn
quy định “hàng cấm có số lượng lớn, đặc biệt lớn” là những tình tiết định
khung tăng nặng.
1.2. Nhận thức về hoạt động điều tra tội phạm tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm
1.2.1. Chức năng, thẩm quyền điều tra các vụ tàng trữ, vận
chuyển, buôn bán hàng cấm của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật
tự quản lý kinh tế và chức vụ
1.2.1.1. Giai đoạn trước khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 có hiệu lực
Trên cơ sở các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 và
các chính sách hình sự hiện thời, Nhà nước ta đã ban hành Bộ luật Tố tụng
hình sự, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989.
Căn cứ vào các văn bản pháp luật đó, Bộ Nội vụ (nay là Bộ
Công an) đã có Chỉ thị số 11/BNV ngày 9/5/1989 phân công tổ chức hoạt
động điều tra trong lực lượng CAND. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt
động điều tra hình sự của nước ta có các cơ quan điều tra chuyên trách được
hình thành. Trong đó, cơ quan CSĐT của lực lượng CAND ở các cấp được
xác định là cơ quan chủ yếu thụ lý điều tra đối với các vụ án buôn bán hàng
cấm.
Bên cạnh những cơ quan điều tra chuyên trách, Bộ luật Tố
tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự còn xác định một số cơ
15
quan khác thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng, Hải quan, ANND, CSND được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với các vụ án buôn bán
hàng cấm, trong đó có lực lượng CSKT.
Tổ chức hoạt động điều tra của lực lượng CSND được quy
định khá chặt chẽ. Các cơ quan CSĐT có nhiệm vụ thống nhất quản lý và chịu
trách nhiệm về mặt tố tụng đối với tất cả các vụ án xảy ra thuộc thẩm quyền
điều tra, sử dụng các biện pháp điều tra do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định
và được tiến hành và yêu cầu các lực lượng trinh sát tiến hành một số biện
pháp trinh sát bí mật hỗ trợ cho việc phát hiện, điều tra và xác định tội phạm
theo quy định của pháp luật.
CSKT là lực lượng trinh sát có chức năng tiến hành các
biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh chống các loại tội phạm kinh tế, được xác
định là một trong những cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra giai đoạn ban đầu đối với các vụ án kinh tế nói chung và
buôn bán hàng cấm nói riêng. Quyết định số 1971/X13 ngày 23/11/1992 của
Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Nội vụ ghi rõ một trong những nhiệm vụ
của CSKT là: “Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ phát hiện điều tra các vụ
tham nhũng xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, buôn lậu, buôn bán hàng cấm
và các vụ án khác về kinh tế theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức điều tra
hình sự và theo quy định của Bộ trưởng”.
Điều 10 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 quy
định về hoạt động điều tra ban đầu của một số cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu các vụ án hình sự.
Lực lượng CSKT được giao thẩm quyền thực hiện các hoạt
động điều tra ban đầu. Trong khi thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ được giao,
nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu phạm tội thuộc phạm vi đấu tranh, lực
lượng CSKT được quyền tiến hành: “khởi tố vụ án hình sự theo quy định của
16
Bộ luật Tố tụng hình sự, lấy lời khai, khám xét thu giữ, bảo quản vật chứng và
tài liệu có liên quan trực tiếp tới vụ án; khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc
người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ hoặc tiếp tục thực
hiện tội phạm thì tạm giữ ngay người đó và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ
quan điều tra có thẩm quyền”.
Thời gian dài nhất trong hoạt động điều tra ban đầu của
CSKT đối với một vụ án kinh tế nói chung và buôn bán hàng cấm nói riêng là
không quá 7 ngày kể từ ngày ra Quyết định khởi tố vụ án. Thực hiện sự phân
công trên đòi hỏi lực lượng CSKT và cơ quan CSĐT phải thường xuyên có
quan hệ phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong quá trình điều tra chứng minh
tội phạm. Trong mối quan hệ đó, CSKT có trách nhiệm chủ động tiến hành
các hoạt động trinh sát bí mật để thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện,
đấu tranh chống tội phạm buôn bán hàng cấm. Từ đó, cung cấp các thông tin
tài liệu có liên quan đến hoạt động buôn bán hàng cấm cho cơ quan CSĐT và
trong trường hợp cần thiết còn có trách nhiệm thực hiện các nội dung trinh sát
theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan CSĐT, nhằm hỗ trợ cho các hoạt động
điều tra công khai theo tố tụng hình sự đạt kết quả tốt.
Ngày 22/12/1993 Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) có Chỉ thị
số 26/CT-BNV về việc bổ nhiệm, phân công và quan hệ giữa Thủ trưởng, Phó
Thủ trưởng cơ quan điều tra trong lực lượng CAND. Thủ trưởng các cơ quan
trinh sát, trong đó có CSKT ở Bộ và cấp tỉnh là Phó Thủ trưởng Cơ quan
CSĐT ở cấp đó, có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp, tạm giữ đối tượng, hàng hóa
nghi vấn trong giai đoạn điều tra ban đầu đối với các vụ án kinh tế nói chung.
Sự phân công tổ chức hoạt động như vậy đã hạn chế được nhiều thiếu sót, tồn
tại trước đây, từng lực lượng chủ động và có điều kiện đi sâu thực hiện các
yêu cầu chuyên môn, hạn chế sự chồng chéo, bất hợp lý trong tổ chức hoạt
động điều tra. Nhưng cũng vì thế mà trong quá trình điều tra giai đoạn ban
17
đầu đối với các vụ buôn bán hàng cấm, lực lượng CSKT chỉ tiến hành độc
lập, ít phối hợp với cơ quan CSĐT theo quy định, hoạt động điều tra vẫn bị
chia cắt.
Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời đã có những thay đổi cơ
bản về cấu trúc và nội dung các chương trong phần tội phạm và có ảnh hưởng
trực tiếp đến phân định thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan điều tra.
Để đảm bảo yêu cầu phân định rõ thẩm quyền điều tra giữa
các cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra của lực lượng CSND và cơ quan điều tra của lực lượng ANND, ngày
22/11/2000 Bộ trưởng Bộ Công an đã có Quyết định số 1023/2000/QĐ-
BCA(V19) ban hành Quy định tạm thời về phân công thẩm quyền điều tra của
cơ quan điều tra và các cơ quan khác của lực lượng CAND được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trong đó, cơ quan điều tra và cơ quan
khác của lực lượng CSND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra, điều tra tất cả các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII
đến chương XXII thuộc phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật Hình sự 1999,
trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra của lực lượng
ANND, cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và các trường hợp do cơ
quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tiến hành điều tra.
Theo quy định đó, lực lượng CSKT các cấp được giao
nhiệm vụ tiến hành các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của Bộ về công tác
nghiệp vụ cơ bản (Quyết định số 31/QĐ-BNV(C11) ngày 28/2/1995 về công
tác sưu tra, xác minh hiềm nghi; Quyết định 225/QĐ-BNV(C11) ngày
17/4/1994 về công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật của lực lượng
CSND và Quyết định 658/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/1998 của Bộ trưởng Bộ
Công an ban hành quy định sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Quyết định
31 và Quyết định 225); tiến hành một số hoạt động điều tra theo Điều 10 Pháp
18
lệnh Tổ chức điều tra hình sự 1989 đối với các tội phạm quy định tại 60 điều
của Bộ luật Hình sự 1999:
- Chương XIV (Các tội phạm xâm phạm sở hữu): các điều
139, 140, 141, 142, 144, 145 mà tài sản bị xâm phạm thuộc sở hữu Nhà nước,
sở hữu của tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội.
- Chương XVI (Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế): từ điều 153 đến 181. Trong đó, có tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm.
- Chương XVII (các tội phạm về môi trường): từ điều 182
đến điều 191.
- Chương XIX (Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng): điều 224, 225, 226 và 251
- Chương XXI (Các tội phạm về chức vụ): các điều từ 278
đến 284 và các điều 285, 289, 290, 291.
Trong khi thực hiện chức năng phòng ngừa, đấu tranh
chống tội phạm kinh tế, nếu phát hiện thông tin tố giác tội phạm, lực lượng
CSKT phải nghiên cứu, phân loại nội dung tài liệu ban đầu. Nếu đúng chức
năng nhiệm vụ được giao thì phải tiến hành điều tra, xác minh, đề xuất xử lý
theo quy định của pháp luật. Nếu có đủ căn cứ quy định tại điều 86, 93 Bộ
luật Tố tụng hình sự và Điều 10 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự phải tiến
hành khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định hoặc phối hợp với cơ
quan điều tra để khởi tố điều tra. Việc tiến hành một số hoạt động điều tra bao
gồm: ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám xét khẩn cấp, thu giữ,
bảo quản vật chứng và các tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; khi xét cần
ngăn chặn ngay việc người có hành vi phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ
hoặc tiếp tục thực hiện tội phạm thì giữ ngay người đó và xin ngay lệnh bắt
khẩn cấp của Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT.
19
Trường hợp Phó Thủ trưởng cơ quan CSĐT là Thủ trưởng
cơ quan CSKT ra lệnh bắt khẩn cấp thì sau khi ra lệnh bắt khẩn cấp phải báo
cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan CSĐT để chỉ đạo; chậm nhất là trong thời
hạn 7 ngày kể từ ngày ra Quyết định khởi tố vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án
cho lực lượng CSĐT có thẩm quyền.
Sau khi chuyển giao hồ sơ vụ án cho lực lượng CSĐT, lực
lượng CSKT vẫn phải tiếp tục tham gia điều tra vụ án cùng với lực lượng
CSĐT theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan điều tra. Lực lượng CSĐT trong
quá trình điều tra phải thường xuyên thông báo kết quả điều tra cho lực lượng
đã chuyển giao hồ sơ để phối hợp và có đối sách phù hợp khi cần thiết. Khi
hết thời hạn điều tra mà vẫn chưa xác định được thủ phạm, thì lực lượng
CSĐT phải chuyển giao hồ sơ cho lực lượng trinh sát để tiếp tục điều tra, xác
minh làm rõ đối tượng bằng các biện pháp trinh sát.
1.2.1.2. Giai đoạn sau khi Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2003 và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 2004 có hiệu lực
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được thông qua tại kỳ
họp thứ 4 Quốc hội khóa XI, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004, trên cơ sở sửa đổi
một cách cơ bản và toàn diện Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới.
Để đảm bảo đồng bộ, phù hợp với Bộ luật Tố tụng hình sự
mới, ngày 20/8/2004 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Tổ
chức điều tra hình sự năm 2004 có hiệu lực từ ngày 01/10/2004 để thay thế
Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 1989.
Theo Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004, trong
lực lượng CAND có các cơ quan điều tra sau:
- Cơ quan CSĐT Bộ Công an; Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan CSĐT Công an cấp huyện.
20
- Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh
điều tra Công an cấp tỉnh.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra gồm có: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát
biển, các cơ quan khác của CAND, Quân đội nhân dân.
Tổ chức của cơ quan CSĐT trong CAND được xây dựng
như sau:
- Tổ chức của cơ quan CSĐT Bộ Công an gồm có Cục
CSĐT tội phạm về trật tự xã hội; Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV; Cục
CSĐT tội phạm về ma túy và Văn phòng Cơ quan CSĐT.
- Tổ chức của cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh gồm có:
Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội; Phòng CSĐT tội phạm về
TTQLKT&CV; Phòng CSĐT tội phạm về ma túy và Văn phòng Cơ quan
CSĐT.
- Tổ chức của cơ quan CSĐT Công an cấp huyện gồm có:
Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội; Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV;
Đội CSĐT tội phạm về ma túy và bộ máy giúp việc Cơ quan CSĐT.
Để tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh này, Bộ trưởng
Bộ Công an có Chỉ thị số 13/2004/CT-BCA(V11) ngày 22/9/2004 về việc tổ
chức triển khai thực hiện Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004.
Trong đó, cơ quan điều tra đã được sắp xếp, bố trí lại trên cơ sở những đơn vị
cũ. Riêng lực lượng CSKT từ Bộ đến Công an cấp huyện được bố trí lại như
sau:
- Tại cơ quan CSĐT Bộ Công an, Cục CSĐT tội phạm về
TTQLKT&CV bao gồm tổ chức hiện hành của Cục CSKT và các Phòng điều
tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu từ Cục CSĐT chuyển sang (mã
kí hiệu là C15)
21
- Tại cơ quan CSĐT Công an cấp tỉnh, Phòng CSĐT tội
phạm về TTQLKT&CV bao gồm tổ chức hiện hành của Phòng CSKT và Đội
(hoặc Tổ) điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng từ Phòng CSĐT chuyển
sang (mã kí hiệu là PC15)
- Tại Cơ quan CSĐT Công an cấp huyện, Đội CSĐT tội
phạm về TTQLKT&CV bao gồm tổ chức hiện hành của Đội (hoặc Tổ) CSKT
và Tổ (hoặc nhóm) điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng từ Đội CSĐT
chuyển sang.
Ngày 30/9/2004 Bộ trưởng Bộ Công an có Quyết định số
5601/2004/QĐ-BCA(X13) đổi tên và chuyển giao tổ chức một số Phòng
thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong đó lực lượng
CSKT được thay thế bằng lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV với tổ
chức như đã nêu ở trên.
Theo Thông tư 12/2004/TT-BCA(V19) ngày 23/9/2004 của
Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Tổ
chức điều tra hình sự năm 2004 trong CAND, nhiệm vụ tiến hành điều tra các
vụ án hình sự của lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV được quy định
như sau:
- Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV tiến hành điều tra
các vụ án hình sự về những tội phạm nghiêm trọng phức tạp thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh quy định tại Chương XVI, XVII,
XXI của Bộ luật Hình sự nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Trong đó có
tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm.
- Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV tiến hành điều
tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XVI, XVII,
XXI của Bộ luật Hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ
22
quan An ninh điều tra trong CAND) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều
tra của cơ quan CSĐT Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều
tra.
- Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV Công an cấp
huyện tiến hành điều tra các vụ án hình sự quy định tại Chương XVI, XVII và
XXI của Bộ luật Hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
Tòa án nhân dân cấp huyện trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ
quan An ninh điều tra trong CAND.
Như vậy, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV là
một bộ phận của Cơ quan CSĐT của lực lượng CAND, có thẩm quyền tiến
hành điều tra các tội phạm được quy định tại chương XVI, XVII, XXI Bộ luật
Hình sự, trong đó có tội phạm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng
cấm.
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỘI PHẠM HỌC
1. Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ, mối quan hệ
giữa tội phạm học và các môn khoa học khác.
1.1 Khái niệm.
Để đáp ứng nhu cầu nhận thức và cải tạo thế giới phục vụ
lợi ích xã hội, loài người đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu các hiện tượng
tự nhiên và xã hội. Điều đó là cơ sở nảy sinh và phát triển nhiều ngành khoa
học khác nhau.
Đã từ lâu, vấn đề đấu tranh ngăn chặn tiến tới làm giảm và
loại trừ tội phạm đã trở thành một trong những mối quan tâm chú ý của các
Nhà nước dưới mọi chế độ chế độ xã hội khác nhau. Để đấu tranh có hiệu quả
đối với các loại tội phạm – hiện tượng xã hội tiêu cực và phức tạp, đòi hỏi con
người cần phải không ngừng nghiên cứu để nhận thức đầy đủ về hiện tượng
này. Tội phạm là gì? Nó được hình thành phát triểnvà tồn tại theo những quy
23
luật nào? Để đấu tranh với nó cần phải tiến hành bằng những phương pháp tác
động ra sao?...Công việc đó được tiến hành gắn liền với thực tế đấu tranh
chống tội phạm ở mỗi quốc gia, qua mỗi giai đoạn phát triển của xã hội. Kết
quả của quá trình đó đem laị cho loài người những tri thức phong phú cần
thiết về hiện tượng tội phạm và những kinh nghiệm quý báu trong đấu tranh
chống tội phạm.
Những tri thức và kinh nghiệm về tội phạm và phương pháp
phòng chống tội phạm ngày càng được tích luỹ đầy đủ. Bước đầu được phản
ánh tản mạn riêng lẻ, sau đó được đúc rút hệ thống lại và được nghiên cứu tỉ
mỉ sâu sắc hơn trong các tài liệu chuyên khảo của các ngành khoa học pháp
lý, khoa học xã hội. Trong điều kiện các lĩnh vực khoa học phát triển, mạnh
mẽ theo hướng chuyên sâu, vấn đề nghiên cứu về tội phạm và biện pháp đấu
tranh chống tội phạm được nâng lên và tách riêng thành bộ môn khoa học độc
lập chuyên nghiên cứu về những quy luật hình thành, phát sinh phát triển của
tội phạm cùng với các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm loại bỏ và hạn
chế sự tác động của hiện tượng này. Như vậy, ngành khoa học nghiên cứu về
tội phạm đã ra đời và phát triển.
Xem xét về thuật ngữ, các nhà nghiên cứu thấy rằng: “Tội
phạm học” là một cụm từ ghép bao gồm: Crimin: tội phạm (theo ngôn ngữ la
tinh) và Logos có nghĩa là: Học thuyết hoặc khoa học (theo tiếng Hy Lạp).
Vậy tội phạm học có nghĩa là “học thuyết về tội phạm” hay “khoa học nghiên
cứu về tội phạm”. Tuy nhiên, nếu nói là “nghiên cứu về tội phạm” thì nhiều
ngành khoa học nghiên cứu về vấn đề này, như: khoa học luật hình sự, khoa
học luật tố tụng hình sự, Điều tra hình sự, tâm lý học, xã hội học…Vì vậy, cá
nhà nghiên cứu tội phạm học xác định phạm vi nghiên cứu của tội phạm học
được giới hạn bởi đối tượng nghiên cứu chủ yếu của nó là:
-Tình trạng tội phạm.
24
-Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm.
-Nhân thân người phạm tội
-Biện pháp phòng ngừa tội phạm.
Trên cơ sở đó, có thể nêu khái niệm về Tội phạm hộc như
sau:
Tội phạm học là ngành khoa học, nghiên cứu về tội Tình
trạng tội phạm, nguyên nhân và điều kiện phát sinh phát triển của tình trạng
tội phạm và các loại tội phạm cụ thể, nghiên cứu nhân thân người phạm tội và
các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn nhằm hạn chế, tiến tới loại trừ tội phạm
ra khỏi đời sống xã hội.
Trong điều kiện phát triển của sự nghiệp cách mạng hiện
nay ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã xác định vị trí quan trọng đặc biệt của
công cuộc bảo vệ vững chắc nền an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội,
đấu tranh kiên quyết và triệt để chống các loại tội phạm hình sự. Điều đó đang
đặt ra những nhiệm vụ nặng nề cho các nhà nghiên cứu và cán bộ thực tế
trong nghiên cứu tội phạm, xây dựng phương pháp đấu tranh ngăn chặn một
cách có hiệu quả với chúng. Nghiên cứu và phát triển hoàn thiện khoa học tội
phạm là vấn đề có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống các loại tội
phạm hình sự, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
1.2 Đối tượng nghiên cứu của Tội phạm học.
Mỗi ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng của
mình. Đó là những quy luật tác động trong lĩnh vực mà ngành khoa học đó
cần nghiên cứu. Tội phạm học với tư cách là môn khoa học độc lập, vì vậy
cũng có đối tượng nghiên cứu riêng. Đó là những sự vật hiện tượng liên quan
đến hoạt động tội phạm và phòng ngừa tội phạm.
Trong các tài liệu Tội phạm học của nhiều nước trên thế
giới đã được xác định và phân loại thành những nhóm đối tương nghiên cứu
25