Bộ giáo dục và đào tạo bộ công an
học viện cảnh sát nhân dân
Phạm đình xinh
Hoạt động điều tra tội phạm vi phạm các quy định về
khai thác và bảo vệ rừng của cảnh sát điều tra
tội phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
Tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật học
Hà nội - 2008
1
mở đầu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam á, với diện tích 330.991,5 km
2
, khí hậu
nhiệt đới gió mùa, cây cối quanh năm xanh tốt. Việt Nam có thế mạnh về phát
triển nông nghiệp, có diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 30% diện tích
lãnh thổ. Rừng là nguồn tài nguyên to lớn, là nguồn thu lợi lớn cho nền kinh tế
quốc dân. Rừng không những có giá trị kinh tế mà rừng còn có vai trò quan
trọng trong quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, rừng đã tạo ra sự ổn định và cân
bằng về môi trờng sinh thái, hạn chế các tác hại của lũ lụt, ma gió, hạn hán,
phục vụ đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch của nhân dân. "Rừng là
nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị kinh tế lớn nên rừng đã trở thành đối
tợng, mục tiêu khai thác của nhiều cá nhân, tổ chức với mục đích vụ lợi". Theo
thống kê của Cục kiểm lâm - Bộ NN & PTNN, đến năm 1997: "Việt Nam có
khoảng 11,3 triệu ha rừng" Chỉ tính riêng từ năm 1997 đến nay, không kể diện
tích rừng bị cháy, do khai thác bừa bãi của con ngời, diện tích rừng tự nhiên ở
Việt Nam bị tàn phá hơn một triệu ha. Khi Việt Nam xoá bỏ cơ chế quản lý
kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, tình hình tội phạm kinh tế có
chiều hớng gia tăng, trong đó tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và
bảo vệ rừng có chiều hớng gia tăng không những về tổng số vụ việc, mà tính
chất tội phạm cũng rất nghiêm trọng. Theo Báo cáo của Cục CSĐT tội phạm về
trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15), chỉ tính từ năm 1997 đến 2006: "toàn
quốc xảy ra 1.820 vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng".
Thiệt hại do tội phạm vi phạm các quy định của Nhà nớc về khai thác và bảo
vệ rừng gây ra đã ảnh hởng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Về kinh tế, đã gây
thiệt hại lớn cho nguồn thu nhập quốc dân. Về an ninh quốc phòng, làm ảnh
hởng đến các thế trận phòng thủ đất nớc, hệ thống các công trình an ninh
quốc phòng. Về môi trờng đã làm mất đi sự cân bằng sinh thái, ảnh hởng và
gây ra nhiều tác hại nh: hạn hán, lũ lụt, ma gió, phá hỏng hệ thống đê kè ven
biển, ảnh hởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, của nhân dân.
Các quốc gia trên thế giới đều đã nhận thức và xác định rõ tính chất nguy
hiểm cao của tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, nên
đã tổ chức và chỉ đạo cho các cơ quan chuyên trách của nhà nớc tập trung đấu
tranh kiên quyết đối với loại tội phạm này. Nhà nớc Việt Nam cũng đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật, nhiều thông t, chỉ thị nhằm chỉ đạo cho các
2
ngành, các cấp, các địa phơng chủ động đa ra các biện pháp ngăn chặn kịp
thời và đấu tranh mạnh mẽ đối với tội phạm này nh: Chỉ thị số 186/TTg ngày
2/5/1997 về tăng cờng các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;
Chỉ thị số 287/TTg ngày 2/5/1997 về việc kiểm tra truy quét những cá nhân và
tổ chức phá hoại rừng; Kế hoạch số 421/BNV (C12) ngày 6/6/1997 về việc tăng
cờng biện pháp bảo vệ rừng của lực lợng CSND; Công văn số 530 ngày
27/6/1998 của Cục cảnh sát kinh tế và Cục Kiểm lâm hớng dẫn về sự phối hợp
công tác giữa lực lợng Cảnh sát kinh tế với lực lợng Kiểm lâm.
Lực lợng Cảnh sát nhân dân nói chung, CSĐT tội phạm về TTQLKT
và CV nói riêng là một trong những lực lợng mũi nhọn trong công tác đấu
tranh chống tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.
Trong những năm qua, lực lợng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV đã kết
hợp chặt chẽ với lực lợng trong ngành và ngoài ngành bằng các biện pháp
điều tra hữu hiệu nhằm đấu tranh quyết liệt với tội phạm nên bớc đầu đã thu
đợc những kết quả nhất định. Song thực tế, tội phạm vi phạm các quy định
về khai thác và bảo vệ rừng vẫn xảy ra hết sức phức tạp với những thủ đoạn
tinh vi, hậu quả của tội phạm gây ra hết sức nặng nề, không những ảnh
hởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nớc, mà còn trực tiếp ảnh hởng
đến môi trờng và đời sống của nhân dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song
trong công tác điều tra loại tội phạm này vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại thiếu
sót nh: Công tác phát hiện tội phạm thiếu kịp thời, quan hệ phối hợp trong
hoạt động điều tra cha đồng bộ, sử dụng các biện pháp điều tra cha linh
hoạt dẫn đến tỷ lệ điều tra khám tội phạm thấp, công tác xử lý tội phạm thiếu
kịp thời, kiên quyết.
Theo báo cáo của Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV và thống kê
của Cục Kiểm lâm - Bộ NN & PTNT, từ năm 1997 đến 2006: "Toàn quốc xảy
ra 54.483 vụ việc vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, làm thiệt
hại 2.920 ha rừng. Trong 54.483 vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo
vệ rừng, có 1.820 vụ đủ dấu hiệu tội phạm". Khi vụ án hình sự vi phạm các quy
định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra thì CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV
phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động điều tra khám phá theo chức năng nhiệm
vụ của mình. Nhiệm vụ của CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV là phải thu thập
tài liệu, chứng cứ, chứng minh làm rõ sự thật khách quan của vụ án và con
ngời phạm tội nhằm xử lý nghiêm minh, chính xác loại tội phạm này. Để có
nhận thức đúng đắn về hoạt động điều tra, nắm vững quy luật hoạt động của
loại tội phạm này và tiến hành hoạt động điều tra có hiệu quả, cần phải nghiên
3
cứu về hoạt động điều tra loại tội phạm này một cách có hệ thống trên cả hai
phơng diện lý luận cũng nh hoạt động thực tiễn. Đây là những vấn đề cần
phải tập trung để nghiên cứu, phân tích và làm rõ trong luận án.
Chính vì lý do trên chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: Hoạt động
điều tra tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng của lực
lợng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ .
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đề tài nhằm phân tích làm rõ toàn diện, có hệ
thống những vấn đề lý luận về hoạt động điều tra tội phạm và thực tiễn hoạt động
điều tra tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng của Lực lợng
CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV ở Công an các cấp để từ đó, đề xuất những
giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động điều tra đối với loại
tội phạm này, đáp ứng đợc yêu cầu thực tế của công tác đấu tranh chống tội
phạm hiện nay.
Để đạt đợc mục đích nói trên, tác giả của luận án có những nhiệm vụ
cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu về công tác đấu tranh chống tội phạm vi phạm các quy định
về khai thác và bảo vệ rừng ở nớc ngoài và tình hình nghiên cứu của các công
trình trong nớc có liên quan đến đề tài để đánh giá kết quả nghiên cứu và xác
định những vấn đề cần đề cập nghiên cứu, giải quyết trong luận án.
- Phân tích làm rõ khái niệm và các dấu hiệu pháp lý đặc trng của tội
phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo quy định của
Bộ luật hình sự Việt Nam.
- Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động điều tra tội phạm vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.
- Tiến hành khảo sát thực tế kết hợp với việc nghiên cứu các văn bản, hồ
sơ, tài liệu các bản sơ kết, tổng kết công tác điều tra loại tội phạm này của cơ
quan CSĐT Công an các cấp để làm rõ tình hình diễn biến của tội phạm và thực
trạng công tác điều tra loại tội phạm này ở công an các địa phơng.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đa ra đợc dự báo về
tình hình tội phạm trong những năm tới và đề xuất đợc một số giải pháp khắc
phục những thiếu sót và nâng cao hiệu quả điều tra khám phá loại tội phạm này
của Lực lợng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV Công an các cấp.
3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu của luận án là: hoạt động điều tra tội phạm vi
4
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng của lực lợng CSĐT tội
phạm về TTQLKT và CV ở cơ quan CSĐT công an các cấp.
Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt
động điều tra của lực lợng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV đối với tội
phạm vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng theo quy định của
BLHS năm 1999, Bộ luật TTHS năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra
hình sự năm 2004.
Việc khảo sát thực tế tập trung ở các địa bàn trọng điểm mà tội phạm vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng thờng xảy ra nh: 6 tỉnh biên
giới phía Bắc, các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, Tây Nguyên
và một số tỉnh ven biển. Thời gian từ năm 1997 đến năm nay.
4. Phơng pháp nghiên cứu
Luận án đợc nghiên cứu trên cơ sở phơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác -
Lê nin, t tởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nớc ta về công tác
đấu tranh chống tội phạm.
Các phơng pháp nghiên cứu cụ thể đợc sử dụng trong quá trình nghiên
cứu đề tài là: nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học, phân tích
so sánh, tổng hợp, trao đổi, toạ đàm, phỏng vấn chuyên gia.
5. Những điểm mới của luận án
Luận án đã phân tích, chứng minh làm rõ những đặc trng nổi bật mang
tính quy luật hoạt động riêng của tội phạm vi phạm các quy định về khai thác
và bảo vệ rừng, nh: Đặc điểm về phơng thức, thủ đoạn hoạt động của tội
phạm, đối tợng phạm tội, địa bàn hoạt động của tội phạm, để so sánh với các
tội phạm khác cùng nhóm.
Luận án đã phân tích làm rõ hệ thống lí luận về hoạt động điều tra,
chiến thuật, phơng pháp điều tra, giúp cho công tác chỉ đạo hoạt động điều
tra, tổ chức hoạt động điều tra loại tội phạm này của lực lợng CSĐT tội
phạm về TTQLKT và CV trong phạm vi toàn quốc đảm bảo tính thống nhất và
mang lại hiệu quả cao hơn.
Luận án đã chỉ ra đợc những vớng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành;
những sơ hở, thiếu sót trong quản lý của Nhà nớc đối với công tác quản lý và
bảo vệ rừng; những thiếu sót về sự phối hợp giữa lực lợng CSĐT tội phạm về
TTQLKT và CV với các lực lợng khác trong ngành, ngoài ngành; sự phối hợp
các biện pháp điều tra trong phát hiện, điều tra và xử lý tội phạm. Trên cơ sở đó
đã đề xuất đợc các giải pháp cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
điều tra loại tội phạm này trong thời gian tới.
5
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: kết quả nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần xây dựng, bổ sung
và hoàn thiện hệ thống lý luận về điều tra tội phạm nói chung, tội phạm vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng nói riêng.
Về thực tiễn: Luận án sẽ đợc sử dụng làm tài liệu nghiên cứu cho giáo
viên và học viên chuyên ngành Cảnh sát điều tra tội phạm về TTQLKT và CV
trong các trờng CAND. Đồng thời luận án này là tài liệu giúp cho cán bộ đang
công tác thực tiễn có những nhận thức đúng đắn, có phơng pháp điều tra đúng
hớng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ điều tra tội phạm vi phạm các quy
định về khai thác và bảo vệ rừng.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án có cấu trúc đợc chia làm 4 chơng 10 tiết.
Chơng 1
Tổng quan các công trình nghiên cứu
liên quan đến công tác điều tra tội phạm
vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
(Từ trang 11 đến trang 33)
1.1. Công tác đấu tranh chống tội phạm vi phạm các quy định về khai
thác bảo vệ rừng ở nớc ngoài
Luận án đã giới thiệu và phân tích những công trình khoa học, những quy
định của pháp luật một số nớc có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của luận
án gồm: Tuyên ngôn Môi trờng và phát triển và Nghị trình của thế kỷ 21
của Hội nghị quốc tế gồm 180 quốc gia và 70 tổ chức quốc tế, 118 nguyên thủ
quốc gia họp tại Brazin. Trong hội nghị này các quốc gia đã đi đến thống nhất
để đa ra những biện pháp mang tính chiến lợc toàn cầu về công tác bảo vệ
và phát triển rừng, yêu cầu mỗi quốc gia đa ra các chơng trình, biện pháp
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh về quản lý và bảo vệ rừng của đất nớc mình
và tổ chức thực hiện tốt các biện pháp trên. Luận án cũng giới thiệu Bộ luật
hình sự và Bộ luật TTHS của nhà nớc Liên Bang Nga, Cộng hoà Séc, Cộng
hoà dân chủ nhân dân Lào về tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và
bảo vệ rừng và công tác tổ chức, hoạt động điều tra tội phạm này ở các nớc,
từ đó so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam, rút ra những vấn đề cần
6
xem xét vận dụng vào điều kiện hoàn cảnh Việt Nam để đề xuất bổ sung, chỉnh
sửa pháp luật cho phù hợp.
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nớc có liên quan đến công tác
điều tra tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.
Luận án giới thiệu về Báo cáo khoa học của Bộ NN & PTNT năm 2000 về
tăng cờng các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, và Báo cáo khoa
học của Bộ Công an năm 2001 tăng cờng các biện pháp đấu tranh truy quét lâm
tặc về bảo vệ rừng, và Đề tài khoa học năm 1998 của Công an tỉnh Kon Tum về
thực trạng và giải pháp bảo vệ rừng trên địa bàn Kon Tum. Các báo cáo khoa học
và đề tài trên mang tính chất tổng kết công tác bảo vệ rừng và đa ra các biện
pháp để chỉ đạo các ngành địa phơng thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng. Các đề
tài thạc sĩ: Lê Đình Quang bảo vệ năm 1998 Đấu tranh chống tội phạm trong
khai thác và vận chuyển gỗ trái phép trên địa bàn Tây Nguyên của tác giả. Đàm
Thị Thu bảo vệ năm 2000 Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ
rừng của lực lợng CSKT trong tình hình hiện nay, và của tác giả Nguyễn
Thanh Trang bảo vệ năm 2004 Quan hệ phối hợp giữa lực lợng CSĐT với
LLKL trong điều tra tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ
rừng. Các đề tài trên nghiên cứu ở các góc độ nhất định đã đề xuất đợc các
giải pháp góp phần vào thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, song các đề tài
cha chỉ ra đợc những yếu kém thiếu sót trong công tác đấu tranh chống
lâm tặc. Những giải pháp mà các tác giả đa ra để phòng ngừa và đấu tranh
chống tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng còn chung
chung cha có tính toàn diện trên cả hai phơng diện lý luận và thực tiễn.
1.3. Đánh giá tình hình và kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra
cần nghiên cứu tiếp trong Luận án
Trên thế giới, các quốc gia có rừng đều rất quan tâm đến công tác phát
triển và bảo vệ rừng. Ngoài việc Nhà nớc đã ban hành các văn bản pháp luật để
bảo vệ rừng, Nhà nớc còn lập ra những cơ quan chuyên trách nhằm thực thi
pháp luật để bảo vệ rừng và chống lại mọi hành vi xâm hại tới rừng. Trong
nớc cũng đã có nhiều công trình của cơ quan nhà nớc, của các nhà khoa
học, nghiên cứu dới nhiều góc độ khác nhau liên quan tới công tác bảo vệ và
phát triển rừng. Các đề tài của các cơ quan và cá nhân trên lĩnh vực bảo vệ
pháp luật, đã nghiên cứu về lý luận cũng nh thực tiễn công tác đấu tranh
phòng, chống các hành vi xâm phạm, làm thịêt hại đến rừng; đã đề xuất những
7
giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại thiếu sót trong công tác quản lý, bảo
vệ rừng hiện nay. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới chỉ giới hạn ở một
lĩnh vực, một địa phơng hoặc nghiên cứu thực trạng công tác này ở giai đoạn
trớc khi Bộ luật TTHS 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 có
hiệu lực; các đề xuất còn mang tính chung chung, tính khả thi còn có hạn chế.
Vì vậy tác giả đã đặt vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu trong luận án một
cách toàn diện và có hệ thống hoạt động điều tra tội phạm vi phạm các quy
định về khai thác và bảo vệ rừng của Lực lợng CSĐT tội phạm về TTQLKT
và CV.
Về lý luận hoạt động điều tra loại tội phạm này, đến nay vẫn cha đợc
xây dựng một cách có hệ thống, cha đợc bổ sung lý luận hoạt động điều tra
trên cơ sở thực tế công tác phòng ngừa và đấu tranh chống loại tội phạm này ở
nớc ta trong những năm gần đây, cụ thể là:
- Phơng pháp, chiến thuật điều tra loại tội phạm này còn cha phù hợp,
cha đáp ứng đợc yêu cầu đấu tranh hiện nay, vì vậy phải nghiên cứu và đa ra
những phơng pháp, chiến thuật, quy trình điều tra cụ thể mới mang lại hiệu quả.
- Sự phối kết hợp giữa lực lợng điều tra, các biện pháp điều tra còn cha
đồng bộ, thiếu linh hoạt dẫn đến kết quả điều tra tội phạm không cao.
- Sự phân định thẩm quyền điều tra giữa CSĐT tội phạm về TTQLKT và
CV với Kiểm lâm còn nhiều bất cập không những về phơng diện lý luận, về pháp
luật mà ngay cả trong thực tiễn điều tra.
Trên cơ sở kế thừa và phát huy kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học,
tác giả của Luận án tiếp tục nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt động đấu
tranh chống tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng của lực
lợng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ một cách toàn diện có hệ thống
để đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả.
Về lý luận, tập trung phân tích làm rõ: nhận thức về tội phạm vi phạm các
quy định về khai thác và bảo vệ rừng nh: khái niệm, đặc điểm pháp lý của tội
phạm làm rõ lý luận về hoạt động điều tra đối với tội phạm vi phạm các quy định
về khai thác và bảo vệ rừng nh: khái niệm, những vấn đề cần chứng minh trong
vụ án, các tình huống điều tra tiêu biểu và các biện pháp điều tra cần tiến hành
trong các tình huống đó; làm rõ thẩm quyền điều tra tội phạm vi phạm các quy
định về khai thác và bảo vệ rừng và quan hệ phối hợp trong quá trình điều tra loại
tội phạm này.
Về thực tiễn, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ những nội dung sau đây:
8
Thứ nhất nghiên cứu làm rõ, thực trạng tình hình tội phạm vi phạm các
quy định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra từ năm 1997 đến 2007 nh: tình
hình diễn biến của tội phạm và đặc điểm hình sự của tội phạm, trên cơ sở kết quả
nghiên cứu sẽ tìm ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc tội phạm vi phạm
các quy định về khai thác và bảo vệ rừng gia tăng trong những năm vừa qua.
Thứ hai, nghiên cứu, phân tích thực tế hoạt động điều tra tội phạm vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng của lực lợng CSĐT tội phạm
về TTQLKT và chức vụ, từ việc tổ chức chỉ đạo điều tra đến hoạt động điều
tra, tìm ra những nét đặc thù để phân biệt với công tác điều tra các loại tội
phạm khác; chỉ ra đợc những u điểm, nhợc điểm, tồn tại, và những nguyên
nhân dẫn đến những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động điều tra loại tội phạm
này.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu tổng thể một số vấn đề về lý luận hoạt động
điều tra tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng ở chơng 2.
Thực trạng hoạt động điều tra loại tội phạm này ở công an các cấp, luận án sẽ đa
ra các dự báo về tình hình tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ
rừng trong những năm tới và xác định nhiệm vụ điều tra đối với tội phạm này, để
trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động điều tra tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng của lực
lợng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ trong thời gian tới.
Chơng 2
Nhận thức chung về hoạt động điều tra tội phạm vi
phạm
các quy định về khai thác và bảo vệ rừng của lực
lợng csđt tội phạm về ttqlkt và chức vụ
(Từ trang 34 đến trang 82)
2.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý đặc trng của tội phạm vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
2.1.1. Khái niệm tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ
rừng
Trên cơ sở Điều 8 BLHS về khái niệm tội phạm và Điều 175 BLHS luận án
đã đa ra khái niệm về tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ
rừng phản ánh nội dung và bản chất của tội phạm này, đồng thời là đặc điểm
pháp lý riêng của tội phạm.
9
Tội phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng là hành vi nguy hiểm
cho xã hội đợc quy định tại Điều 175 BLHS, do ngời có năng lực, trách nhiệm
hình sự thực hiện do cố ý hoặc vô ý xâm phạm những quy định của nhà nớc về
khai thác và bảo vệ rừng
2.1.2. Đặc điểm pháp lý đặc trng của tội phạm vi phạm các quy định về
khai thác và bảo vệ rừng
Luận án phân tích những dấu hiệu pháp lý, đặc trng của tội vi phạm các
quy định về khai thác và bảo vệ rừng thể hiện ở 4 yếu tố cấu thành tội phạm.
Trong mặt khách quan của tội phạm tác giả đi sâu phân tích hành vi vi phạm
trong khai thác rừng và bảo vệ rừng, cụ thể là: hành vi khai thác trái phép cây
rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nớc về khai thác và
bảo vệ rừng nếu không thuộc trờng hợp quy định tai Điều 189 (BLHS), hành vi
vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trờng hợp quy định tai
Điều 153 và Điều 154 BLHS. Luận án phân tích làm rõ 5 hành vi vi phạm trong
khai thác rừng và những hành vi vi phạm trong 2 giai đoạn vận chuyển gỗ, đồng
thời chỉ rõ hậu quả tác hại do các hành vi đó gây ra. Từ việc phân tích đặc điểm
pháp lý đặc trng của tội phạm, tác giả so sánh sự khác nhau giữa tội vi phạm
các quy định về khai thác và bảo vệ rừng Điều 175 BLHS với tội vi phạm các
quy định về quản lý rừng Điều176 BLHS làm cơ sở cho việc áp dụng các biện
pháp điều tra phù hợp, đảm bảo đạt hiệu quả cao.
2.2 Nhận thức chung về hoạt động điều tra tội phạm vi phạm các quy
định về khai thác và bảo vệ rừng
2.2.1 Khái niệm về hoạt động điều tra tội phạm vi phạm các quy định về
khai thác và bảo vệ rừng. Hoạt động điều tra tội phạm vi phạm các quy định về
khai thác và bảo về rừng là hoạt động của lực lợng CSĐT tội phạm về TTQLKT
và chức vụ dựa trên quy định của pháp luật, đợc sử dụng đồng bộ các biện pháp
điều tra để thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh làm rõ sự thật của vụ án, tính
chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và ngời phạm tội, đề nghị truy tố ngời
phạm tội trớc pháp luật.
2.2.2. Những vấn đề cần chứng minh trong vụ án vi phạm các quy định về
khai thác và bảo vệ rừng.
Theo quy định tại Điều 63 (BLTTHS) và thực tiễn công tác điều tra, luận
án nêu và phân tích khá sâu sắc những vấn đề cần chứng minh trong vụ án vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Đây là yêu cầu đồng thời cũng là
mục đích của hoạt động điều tra tội phạm. Nội dung những vấn đề cần phải
10
chứng minh tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng phải đảm
bảo quy định tại Điều 63 BLHS. Ngoài ra đối với loại tội phạm này phải chứng
minh rõ đợc những hành vi vi phạm cụ thể trong khai thác gỗ trái phép, trong
vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, là nội dung
và yêu cầu của công tác điều tra. Vì vậy đòi hỏi điều tra viên phải nắm chắc các
nội dung và yêu cầu cần chứng minh đối với loại tội phạm này.
2.2.3. Các tình huống điều tra và biện pháp tiến hành hoạt động điều tra
tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của tội phạm vi phạm các quy định về khai
thác và bảo vệ rừng và thực tế công tác điều tra theo quy định của pháp luật,
trong luận án, tác giả đã nêu cụ thể 4 tình huống điều tra thờng xảy ra đối với
loại tội phạm này. Tình huống 1: Lực lợng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV
trực tiếp bắt quả tang ngời đang thực hiện hành vi khai thác rừng trái phép hoặc
đang vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép; Tình huống 2: Lực lợng CSĐT tội
phạm về TTQLKT và CV tiếp nhận ngời thực hiện hành vi khai thác rừng trái
phép hoặc vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép bị các lực lợng khác bắt giữ và
giải đến cơ quan điều tra. Tình huống 3: Lực lợng CSĐT tội phạm về TTQLKT
và CV tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan kiểm lâm chuyển đến để điều tra tiếp
theo thẩm quyền sau khi cơ quan kiểm lâm đã KTVA và tiến hành một số hoạt
động điều tra theo quy định của pháp luật. Tình huống 4: Lực lợng CSĐT tội
phạm về TTQLKT và CV xác định tội phạm xâm phạm các quy định về quản lý
và bảo vệ rừng xẩy ra, cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án, nhng vụ
án cha rõ thủ phạm. Nghiên cứu 4 tình huống trên là cơ sở thực tiễn cho CSĐT
tội phạm về TTQLKT và chức vụ tổ chức và tiến hành các biện pháp điều tra phù
hợp với từng tình huống đảm bảo đạt đợc kết quả.
2.2.4. Nhiệm vụ, thẩm quyền điều tra tội phạm vi phạm các quy định về
khai thác và bảo vệ rừng.
Công tác động điều tra tội phạm vi phạm các quy định về khai thác vệ
rừng thuộc thẩm quyền của lực lợng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ.
Lực lợng này đợc bố trí ở 3 cấp: Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV
(C15) thuộc Tổng cục Cảnh sát- Bộ Công an, Phòng CSĐT tội phạm về
TTQLKT và CV (PC15) thuộc Công an các tỉnh thành phố; Đội CSĐT tội phạm
về TTQLKT và chức vụ của Công an cấp huyện. Trong luận án phân tích làm rõ
thẩm quyền điều tra của Lực lợng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV các cấp
và mối quan hệ chỉ đạo; phối hợp trong hoạt động điều tra tội phạm này.