Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Bài tập lớn_Kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.96 KB, 37 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MƠN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN MICROSOFT TRÊN THẾ GIỚI
HIỆN NAY

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG


MỤC LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................................... 3
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA V.I. LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC
QUYỀN ...........................................................................................................................6
1.1. Nguyên nhân hình thành Chủ nghĩa tư bản độc quyền: .......................6
1.1.1. Độc quyền:............................................................................................6
1.1.2. Nguyên nhân hình thành độc quyền: ....................................................6
1.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa tư bản độc quyền:......8
1.2.1. Các tổ chức độc quyền có quy mơ tích tụ và tập trung tư bản lớn .......8
1.2.2. Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống
tài phiệt chi phối .............................................................................................10
1.2.3. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến ..................................................11
1.2.4. Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập
đoàn độc quyền ...............................................................................................12
1.2.5. Lơi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ
ảnh hưởng là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền .....................................13
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN MICROSOFT TRÊN THẾ


GIỚI HIỆN NAY ..................................................................................................15
2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Microsoft. 15
2.1.1. Tập đoàn Microsoft là gì? ..................................................................15
2.1.2. Khái quát lịch sử hình thành của Microsoft .......................................15
2.1.3. Lịch sử phát triển của Microsoft ........................................................16
2.2. Thực trạng và nguyên nhân của tập đoàn Microsoft trên thế giới hiện
nay 20
2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân dẫn đến thành tựu của tập đoàn
Microsoft .........................................................................................................21
2.2.1.1. Thành tựu của tập đoàn Microsoft ................................................21
2.2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến các thành tựu của Microsoft: ....................24
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Microsoft..................25
2.2.2.1. Hạn chế của Microsoft..................................................................25
2.2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Microsoft...............................26

1


2.3. Những chủ trương và kiến nghị thúc đẩy sự phát triển của tập đồn
Microsoft. ..........................................................................................................26
2.3.1. Giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài .............................................27
2.3.2. Chậm đổi mới công nghệ ....................................................................29
2.3.3. Cạnh tranh gay gắt giữa Microsoft và các công ty phần mềm cơng nghệ
khác… 29
2.3.4. Chỉ trích về các lỗi bảo mật ...............................................................31
2.3.5. Các vụ kiện tiềm năng ........................................................................31
KẾT LUẬN ..................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................35

2



CÁC TỪ VIẾT TẮT
-

HDH: Hệ điều hành

-

IBM: International Business Machines

-

CNTT: Công nghệ thông tin

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Tập đồn Microsoft là một đơn vị chuyên phát minh, sản xuất và kinh doanh phần
mềm cùng các dịch vụ liên quan đến máy tính, đây là doanh nghiệp phần mềm cơng
nghệ xứng danh số 1 thế giới. Các sản phẩm của doanh nghiệp này luôn nhận được sự
ủng hộ của người dùng khắp trên thế giới. Thị phần các sản phẩm của Microsoft luôn
chiếm đến gần 90% thị trường thế giới, điều này đã cho thấy sức mạnh của đế chế phần
mềm hàng đầu này. Với tư cách là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới, Microsoft
hiện nay đã có chi nhánh ở hơn 90 quốc gia trên thế giới. Nhờ đó, tạo cơng việc làm cho
rất nhiều lao động. Tổng tài sản của công ty lên đến hơn 254,84 tỷ USD, với các sản
phẩm tiêu biểu nổi tiếng như: Windows 10, Excel, PowerPoint… và nhiều sản phẩm nổi
tiếng khác. Sự lây lan rộng rãi của dịch COVID-19 đã mang tới những thiệt hại nặng nề

cho nền kinh tế đặc biệt ảnh hưởng tới rất nhiều doanh nghiệp gây nên những khoảng
thua lỗ đến phá sản. Tuy nhiên, giữa tình hình dịch bệnh khó khăn ấy, Microsoft đã báo
doanh thu không hề thua lỗ mà lại tăng trưởng tốt. Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy
nhưng Microsoft cũng gặp nhiều khó khăn trong việc bảo mật các dữ liệu cùng với sự
quá tải thông tin. Đây là những vấn đề hàng đầu mà doanh nghiệp này vẫn chưa thể giải
quyết điều này gây ảnh hưởng lớn đến uy tín và danh tiếng của tập đồn. Vì là một tập
đoàn đa ngành cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ, công ty phải đối mặt với sự
cạnh tranh gay gắt trong một số lĩnh vực chính của ngành công nghệ, nổi bậc là các
thương hiệu thân quen như Google, Apple, Oracle… Microsoft luôn phải đối đầu với số
lượng đáng kể các đối thủ ln tìm cách phá rối và lấy đi các thị phần của họ trên nhiều
lĩnh vực cơng nghệ khác nhau. Vì vậy cần phải tìm ra hướng đi cũng như các giải pháp,
kiến nghị chính xác để giải quyết những vấn đề gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tập
đoàn, điều này được thể hiện trong đề tài của nhóm chúng em thực hiện với nội dung
“Sự phát triển của tập đoàn Microsoft trên thế giới hiện nay”.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Sự phát triển của tập đồn Microsoft
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khơng gian: Thế giới
Thời gian: 2016 – 2021
4


4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thứ nhất, phân tích nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của
chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Thứ hai, giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn
Microsoft.
Thứ ba, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của tập đoàn Microsoft hiện nay.
Thứ tư, đưa ra những chủ trương và kiến nghị giúp thúc đẩy sự phát triển của tập
đoàn Microsoft.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên
cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mơ tả.
6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA V.I. LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC
QUYỀN
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN MICROSOFT TRÊN THẾ
GIỚI HIỆN NAY

5


CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA V.I. LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC
QUYỀN
1.1.

Nguyên nhân hình thành Chủ nghĩa tư bản độc quyền:

1.1.1. Độc quyền:
Theo C.Mác và P.Ăngghen thì tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản
xuất, khi phát triển đến mức độ nào đó thì sẽ dẫn đến độc quyền.
“Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm sản
xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu
lợi nhuận độc quyền cao”.1
1.1.2. Nguyên nhân hình thành độc quyền:
Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện do những
nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất thúc đẩy các tổ chức độc quyền.

Hình 1.1.2.1 Máy hơi nước


Hình 1.1.2.2 Động cơ điện

( Nguồn: Hình 1.1.2.1: Khoa học

Hình 1.1.2.2: Đường sắt bắc nam)
Sự phát triển khơng ngừng của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa
học kỹ thuật đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới vào sản xuất kinh doanh. Điều đó, địi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn lớn mà
từng doanh nghiệp khó đáp ứng được. Vì vậy, các doanh nghiệp phải đẩy nhanh q
trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy mơ lớn.

1

Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác – Lê Nin (dành cho bậc đại học – khơng chun Lý luận Chính trị), Hà Nội –

2019, tr80

6


Cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện
kim loại mới; các máy móc mới ra đời như: động cơ điêzen, máy phát điện,… Những
thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện này đã tác động đến các doanh nghiệp, một
mặt làm xuất hiện những ngành sản xuất mới đòi hỏi các doanh nghiệp phải có quy mơ
lớn; mặt khác thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ và tập
trung sản xuất, thúc đẩy sự phát triển quy mô lớn.
Trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, cùng với sự tác động của các quy
luật kinh tế thị trường : quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, tích tụ, tập trung sản
xuất… ngày càng mạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung

sản xuất quy mô lớn.
Hai là, do cạnh tranh.
Cạnh tranh gây gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn
các doanh nghiệp lớn vẫn còn tồn tại được nhưng cũng bị suy yếu, để tiếp tục phát triển
họ phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp
với quy mô ngày càng to lớn hơn. V.I.Lênin khẳng định: “… tự do cạnh tranh để ra tập
trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển đến mức độ nhất định, lại dẫn
đến độc quyền.”2
Ba là, do khủng hoảng sự phát triển của hệ thống tín dụng.
Do cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa
làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn tồn tại, nhưng
để tiếp tục phát triển được, họ phải nhanh q trình tích tụ và tập trung sản xuất hình
thành các doanh nghiệp có quy mơ lớn.
Sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành địn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung
sản xuất, nhất là việc hình thành, phát triển của các cơng ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự
ra đời của các tổ chức độc quyền. Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện các tổ chức độc
quyền có thể ấn định giá cả độc quyền mua và độc quyền bán để thu lợi nhuận độc quyền
cao.

2

V.I. Lênin, (2005), Toàn tập, tập 27, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.402

7


“Độc quyền là hiện tượng các hãng cam kết lại, thỏa thuận cùng nhau quy định
mức giá và sản phẩm làm ra, chia nhau thị trường hoặc cùng nhau vạch ra các quyết
định kinh doanh”3
Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân do sự

thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại. Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao
thực chất vẫn do lao động của công nhân làm việc trong các xí nghiệp độc quyền , thêm
vào đó là lao động khơng cơng của cơng nhân làm việc trong các xí nghiệp ngoài độc
quyền; giá trị thặng dư của các nhà đầu tư vừa và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc
cạnh tranh; lao động thặng dư và đôi khi cả một phần lao động tất yếu của những người
sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Giá cả độc quyền là giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và báng
hàng hóa. Do chiếm được vị trí độc quyền về sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nên các tổ
chức độc quyền áp đặt được giá cả độc quyền.
Các tổ chức độc quyền luôn áp đặt giá cả cao khi bán và giá cả thấp khi mua. Như
vậy, giá cả độc quyền gồm có giá cả độc quyền cao (khi bán) và giá cả độc quyền thấp
(khi mua).
1.2.

Những đặc điểm kinh tế cơ bản của Chủ nghĩa tư bản độc quyền:
Trong nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhất giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu

thế kỷ XX, V.I.Lênin đã khái quát năm đặc điểm của độc quyền tư bản chủ nghĩa như
sau:
1.2.1. Các tổ chức độc quyền có quy mơ tích tụ và tập trung tư bản lớn
Dưới chủ nghĩa tư bản tích tụ và tập trung sản xuất cao, biểu hiện số lượng các xí
nghiệp tư bản lớn chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế, nhưng nắm giữ và chi phối thị
trường.
Sự tích tụ và tập trung sản xuất cao độ dần dần sẽ dẫn tới sự ra đời của các tổ chức
độc quyền là đặc điểm kinh tế đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Vì một
mặt , do số lượng các doanh nghiệp lớn ít nên có thể dễ dàng thỏa thuận với nhau nhằm
3

P. Samuelson, (1997), Kinh tế học, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.350


8


tránh những tổn thất do canh tranh gây ra; mặt khác, các doanh nghiệp có quy mơ lớn,
kỹ thuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn
đến khuynh hướng thỏa hiệp với nhau để nắm lấy địa vị độc quyền.
Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đã đánh dấu giai đoạn phát triển mới của chủ
nghĩa tư bản. Khi mới bắt đầu q trình độc quyền hóa, các tổ chức độc quyền hình
thành theo liên kết ngang – tức là liên kết doanh nghiệp trong cùng một ngành, nhưng
về sau theo mối quan hệ dây chuyền, các tổ chức độc quyền đã phát triển theo liên kết
dọc – tức liên kết giữa nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành, mở rộng ra nhiều ngành
khác nhau.
Về mặt lịch sử, các hình thức tổ chức độc quyền cơ bản từ thấp đến cao, bao gồm:
Cartel (Các-ten), Syndicate (Xanh-đi-ca), Trust (Tờ-rớt), Consortium (Cơng-xc-xiom).
Cartel là hình thức tổ chức độc quyền phát triển mạnh mẽ nhất vào cuối thế kỷ
XIX đến chiến tranh thế giới thứ hai. Cartel là hình thức tổ chức độc quyền trong đó các
xí nghiệp tư bản lớn ký các hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, sản lượng hàng hóa,
thị trường tiêu thụ, kỳ hạn thanh tốn, … Các xí nghiệp tư bản tham gia Cartel vẫn độc
lập cả về sản xuất và lưu thông hàng hóa. Họ chỉ cam kết thực hiện đúng hiệp nghị đã
ký, nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy, Cartel là liên minh
độc quyền khơng vững chắc.
Syndicate là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn Cartel. Các xí
nghiệp tư bản tham gia Syndicate vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu
thơng hàng hóa (mọi việc mua, bán do một ban quản trị chung của Syndicate đảm nhận).
Mục đích của Syndicate là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá
rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Trust là hình thức độc quyền cao hơn Cartel và Syndicate. Trong Trust thì có cả
việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa đều do một ban quản trị chung thống nhất quản lý. Các
xí nghiệp tư bản tham gia Trust trở thành những cổ đông để thu lợi nhuận theo số lượng
cổ phần.


9


Consortium là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mơ lớn hơn các hình
thức độc quyền trên. Tham gia Consortium khơng chỉ có các xí nghiệp tư bản lớn mà
cịn có cả các Syndicate, các Trust, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau
về kinh tế, kỹ thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một Consortium có thể có hàng trăm
xí nghiệp liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm các nhà tư
bản kếch xù.
1.2.2. Sức mạnh của các tổ chức độc quyền do tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi
phối
Cùng với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong cơng nghiệp, thì trong ngân
hàng cũng diễn ra q trình tích tụ và tập trung tư bản tương tự: Các ngân hàng nhỏ
không vượt qua được cạnh tranh phải chịu sự sát nhập vào các ngân hàng lớn hơn hoặc
phải chịu phá sản. Từ đó, hình thành nên các tổ chức độc quyền ngân hàng.
Quy luật tích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng cũng giống như trong công
nghiệp, do quá trình cạnh tranh các ngân hàng vừa và nhỏ bị thơn tính, dẫn đến hình
thành những ngân hàng lớn.
Khi sản xuất trong ngành cơng nghiệp tích tụ ở mức độ cao, thì các ngân hàng nhỏ
khơng đủ tiềm lực và uy tín phục vụ cho cơng việc kinh doanh của các xí nghiệp cơng
nghiệp lớn. Các tổ chức độc quyền này tìm kiếm các ngân hàng lớn hơn, thích hợp với
các điều kiện tài chính và tín dụng của mình. Trong điều kiện đó, các ngân hàng nhỏ
phải sáp nhập vào các ngân hàng mạnh hơn, hoặc phải chấm dứt sự tồn tại của mình
trước quy luật khốc liệt của cạnh tranh. Quá trình này đã thúc đẩy các tổ chức độc quyền
ngân hàng ra đời.
Sự xuất hiện, phát triển của các tổ chức độc quyền trong ngân hàng đã làm thay
đổi quan hệ giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp, làm cho ngân hàng bắt đầu
có vai trị mới. Ngân hàng từ chỗ chỉ là trung gian trong việc thanh tốn và tín dụng, nay
đã nắm được hầu hết tư bản tiền tệ của xã hội nên có quyền lực “vạn năng”, khống chế

mọi hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Dựa trên địa vị của người cho vay, độc quyền ngân hàng “cử” đại diện của mình
vào các cơ quan quản lý của độc quyền công nghiệp để theo dõi việc sử dụng tiền vay,
hoặc trực tiếp đầu tư vào công nghiệp. Trước sự khống chế và chi phối ngày càng siết
chặt của ngân hàng, một quá trình xâm nhập tương ứng trở lại của các độc quyền công
10


nghiệp vào ngân hàng cũng diễn ra. Các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng tham gia
vào công việc của ngân hàng bằng cách mua cổ phần của ngân hàng lớn để chi phối hoạt
động của ngân hàng, hoặc lập ngân hàng riêng phục vụ cho mình. Quá trình độc quyền
hóa trong cơng nghiệp và trong ngân hàng xoắn xt với nhau và thúc đẩy lẫn nhau làm
nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính.
V.I.Lênin nói: “Tư bản tài chính là kết quả của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng
của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất, với tư bản của những liên minh độc quyền
các nhà công nghiệp”.4
Sự phát triển của tư bản tài chính đã dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ những
nhà tư bản kếch xù chi phối tồn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn xã hội, tư bản
này gọi là tài phiệt (hay đầu sỏ tài chính, trùm tài chính).
Các tài phiệt (đầu sỏ tài chính) thực hiện sự thống trị kinh tế của mình chủ yếu
thơng qua “chế độ tham dự”. Thực chất “chế độ tham dự” là một nhà tài chính lớn, hoặc
một tập đồn tài chính mua số cổ phiếu khống chế, chi phối một công ty lớn nhất – công
ty gốc gọi là “công ty mẹ”; công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị các
“công ty con”; các “công ty con” lại chi phối các “cơng ty cháu”, …
Nhờ có “chế độ tham dự” và phương pháp tổ chức tập đồn theo kiểu móc xích
như vậy bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể
khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần.
Ngoài “chế độ tham dự”, các trùm tài chính cịn sử dụng những thủ đoạn như: lập
cơng ty mới, phát hành trái khốn, kinh doanh cơng trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao
dịch, đầu cơ ruộng đất… để thu lợi nhuận độc quyền cao.

Thống trị về kinh tế là cơ sở để các trùm tài chính thống trị mọi mặt trong xã hội.
Về mặt chính trị, hệ thống các trùm tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan
nhà nước, đặc biệt là chi phối các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước, biến nhà
nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng, do chúng thống trị được về kinh
tế.
1.2.3. Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến

4

V.I. Lênin, (2005), Tồn tập, tập 27, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.489

11


Đối với các tập đoàn độc quyền, việc đưa tư bản ra nước ngồi để tìm kiếm nơi
đầu tư có lợi nhát trở thành phổ biến, gắn liền với sự tồn tại của các tổ chức độc quyền.
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngồi)
nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các nước
nhập khẩu tư bản.
Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là đầu tư trực tiếp và
đầu tư gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp lớn
hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư để trực tiếp kinh
doanh thu lợi nhuận cao, biến nó thành một chi nhánh của “cơng ty mẹ” ở chính quốc.
Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương hoặc đa
phương, nhưng cũng có những xí nghiệp tồn bộ vốn là của cơng ty nước ngồi.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thơng qua việc cho vay để thu lợi tức, mua cổ
phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khốn thơng qua
các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý
hoạt động đầu tư.

Có hai chủ thể xuất khẩu, bao gồm: tư nhân và nhà nước.
Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuát khẩu do tư bản tư nhân thực hiện, hình
thức này thường đầu tư tư bản vào những ngành có vốn ít, vịng quay nhanh và lợi nhuận
độc quyền cao, thường xuất khẩu dưới hình thức hoạt động cắm nhánh của cơng ty xun
quốc gia.
Xuất khẩu tư bản nhà nước là hình thức xuất khẩu do nhà nước tư bản độc quyền
đầu tư vào các nước nhập khẩu hoặc viện trợ từ nguồn quỹ của nhà nước hoặc của tổ
chức độc quyền nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế, chính trị hoặc quân sự. Loại
hình này thường đầu tư vào các ngành kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu
tư của tư bản tư nhân.
1.2.4. Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc
quyền
12


Q trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả
về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập
đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong nước luôn
luôn gắn với thị trường ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền,
thị trường nước ngoài cịn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước tư bản. Một
mặt, do lực lượng sản xuất phát triển cao địi hỏi ngày càng phải có nhiều nguồn nguyên
liệu và nơi tiêu thụ; mặt khác, do thèm khát lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy tư bản độc
quyền tăng cường bành trướng ra nước ngồi, cần có thị trường ổn định thường xuyên.
V.I.Lênin nhận xét: “Bọn tư sản chia nhau thế giới, khơng phải do tính độc ác đặc biệt
của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để
kiếm lời”5.
Sự đụng độ trên thị trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức
mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước “của mình” và các cuộc cạnh
tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thỏa hiệp, ký kết các hiệp định, để

cũng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định.
Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng Cartel, Syndicate, Trust
quốc tế…
1.2.5. Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh hưởng
là cách thức để bảo vệ lợi ích độc quyền
Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia
thế giới về lãnh thổ. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “ Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao,
nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn
ngun liệu trên tồn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng
quyết liệt hơn”6.
Do sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, tất yếu dẫn
đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới. Đó là một trong những ngun nhân chính dẫn
đến cuộc chiến tranh, thậm chí là Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) cà cuộc
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). V.I.Lênin viết: “Khi nói đến chính sách thực

5
6

V.I. Lênin, (2005), Tồn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.472
V.I. Lênin, (2005), Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.481

13


dân trọng thời đại chủ nghĩa đế quốc tư bản, thì cần chú ý rằng tư bản tài chính và
chính sách quốc tế thích ứng với nó,… đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ thuộc có tính
chất q độ của các nước. Tiêu biểu cho thời đại dó, khơng những chỉ có hai loại chủ
yếu: Những nước chiếm thuộc địa và những thuộc địa, mà cịn có nhiều nước phụ thuộc
với những hình thức khác nhau, những nước này trên hình thức thì được độc lập về
chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào cái lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại giao”7. Từ

những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ
đã làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiểu cũ, nhưng điều đó khơng có nghĩa là chủ
nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu. Trái lại, các cường quốc tư bản chuyển sang thi hành chính
sách thực dân mới, mà nội dung chủ yếu của nó là dùng viện trợ kinh tế, kỹ thuật, qn
sự để duy trì sự nơ lệ của các nước đang phát triển. Đứng đằng sau, hậu thuẫn cho các
hoạt động của các quốc gia tư bản ln có vai trị của các tập đồn tư bản độc quyền.
Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của độc quyền dưới chủ nghĩa tư bản có quan hệ chặt
chẽ với nhau, nói lên bản chất của sự thống trị của tư bản độc quyền về mặt kinh tế là
sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược.
Đó cũng là biểu hiện của phương thức thực hiện lợi ích của các tập đồn độc quyền
trong giai đoạn phát triển độc quyền của chủ nghĩa tư bản.

7

V.I. Lênin, (2005), Toàn tập, tập 27, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.485

14


CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN MICROSOFT TRÊN THẾ
GIỚI HIỆN NAY
2.1.

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tập đồn Microsoft.

2.1.1. Tập đồn Microsoft là gì?

Hình 2.1.1: Tập đoàn Microsoft
(Nguồn: Giao dịch)
Microsoft là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Redmond,

Washington. Doanh nghiệp chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần
mềm và hỗ trợ diện rộng các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến máy tính. Người sáng lập
là Bill Gates và Paul Allen vào ngày 04/04/1975.
2.1.2. Khái quát lịch sử hình thành của Microsoft

Hình 2.1.2: Tập đồn Microsoft được thành lập bởi Paul Allen và Bill Gates
(Nguồn: Vương Khang Surface)

15


Paul Allen và Bill Gates là hai người bạn thân từ thuở nhỏ có cùng niềm đam mê
với lập trình máy tính, đã vươn đến thành cơng bằng cách kết hợp những kỹ năng của
nhau. Vào tháng 1 năm 1975, Allen tình cờ đọc được một bài báo trên tạp chí Popular
Electronics về chiếc máy tính Altair 8800 của hãng Micro Instrumentation and
Telemetry Systems (MITS) và đưa nó cho Bill Gates xem. Allen để ý rằng họ có thể viết
chương thông dịch BASIC cho máy này. Bill Gates đã gọi điện cho MITS, nhà sản xuất
Altair nói rằng họ có một chương trình thơng dịch có thể chạy được, MITS yêu cầu được
tận mắt kiểm chứng. Và để chuẩn bị cho buổi kiểm chứng này thì hai người chịu trách
nhiệm ở hai nhiệm vụ khác nhau, trong khi Allen lấy chiếc máy mơ phỏng Altair 8800
thì Gates chịu trách nhiệm phát triển chương trình thơng dịch.
Mặc dù phần mềm thơng dịch BASIC cho máy Altair 8800 được phát triển trên
một máy mơ phỏng nhưng chương trình lại hoạt động vơ cùng hoàn hảo trên máy thật
trước sự chứng kiến của MITS tại Albuquerque, New Mexico vào tháng 3 năm 1975.
Chương trình do Allen và Gates đảm nhiệm đã được MITS đồng ý phân phối và họ tiếp
thị nó với cái tên Altair BASIC. Và chính thành cơng này đã truyền cảm hứng cho Paul
Allen và Bill Gates thành lập công ty phần mềm của riêng họ. Vì vậy, ngày 4 tháng 4
năm 1975 tại Albuquerque, New Mexico – quê hương của MITS, tập đoàn Microsoft –
là từ ghép giữa máy tính (microcomputer) và phần mềm (software) được sáng lập bởi
Paul Allen và Bill Gates. Với Gates giữ vị trí CEO cịn Allen chính là người đặt cho

cơng ty cái tên “Microsoft”.
2.1.3. Lịch sử phát triển của Microsoft
Sau khi Microsoft được thành lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4/4/1975
thì vào tháng 1/1977, cơng ty đạt được thỏa thuận với Tạp chí ASCII tại Nhật Bản, đặt
văn phịng quốc tế đầu tiên tại đây với cái tên “ASCII Microsoft”. Tới ngày 1/12/1978,
công ty công bố Macro-80, một ngôn ngữ dùng để dịch mã kĩ tự cấp thấp thành mã máy.
Và vào năm 1979, trụ sở chính của Microsoft tại Mỹ được dời đến Bellevue,
Washington. Khơng lâu sau đó, trong tháng 3, một phiên bản mới của BASIC ra đời.
1979 cũng là năm BASIC hoạt động được trên vi xử lý 16-bit Intel 8086.
Microsoft đã gõ cửa ngành kinh doanh hệ điều hành vào năm 1980 với các phiên
bản phân phối hệ điều hành Unix, mang tên Xenix. Hãng IBM trao hợp đồng cho
16


Microsoft để cung cấp phiên bản hệ điều hành (HĐH) CP/M, sẽ được sử dụng trong máy
tính sắp tung ra thị trường của hãng là máy tính các nhân IBM. Công ty Microsoft mua
lại hệ điều hành mô phỏng CP/M 86-DOS ( của hãng Seattle Computer Products) và đặt
tên mới là MS-DOS. Microsoft cũng tiếp cận chiếc máy tính Apple 2 khi ra mắt card
mở rộng Z80 SoftCard. Một sản phẩm quan trọng được ra mắt vào ngày 29 tháng 8 đó
là Xenix OS – một phiên bản thu gọn của hệ điều hành dựa trên nền Unix dành cho vi
xử lý 16-bit. Về sau sản phẩm này được biến thành Microsoft Word. Năm 1980, doanh
thu của Microsoft đã đạt mốc 8 triệu USD và đây là một sự tăng trưởng vượt bậc trong
5 năm đầu tiên.
Ngày 25/06/1981, công ty tái cấu trúc và Bill Gates trở thành tổng giám đốc kiêm
chủ tịch hội đồng quản trị, còn Paul Allen thì giữ chức phó chủ tịch điều hành. Vào thời
điểm này, Microsoft Corporation, Inc. chính thức ra đời. Và vào tháng 8 năm 1981, khi
IBM PC được tung ra thị trường thì Microsoft giữ quyền sở hữu MS-DOS. Với nhiều lý
do khiến MS-DOS thành công và Microsoft trở thành nhà cung cấp hệ điều hành dẫn
đầu. Tiếp đó Microsoft mở rộng thị trường với việc phát hành Chuột Microsoft và thành
lập bộ phận xuất bản tên là Microsoft Press.


Hình 2.1.3: Con chuột đầu tiên của Microsoft
(Nguồn: Thế giới di động)
• Từ năm 1984 – 1994: Windows và Office

17


Vào năm 1984, trong khi đang cùng hãng IBM phát triển hệ điều hành mới mang
tên OS/2 thì ngày 20 tháng 01 năm 1984, tập đoàn Microsoft đã cho ra đời Microsoft
Windows, hệ điều hành mở rộng của MS-DOS sử dụng giao diện đồ họa. Tháng 08 năm
1985 tập đoàn đã cho phát hành Microsoft Windows, mở rộng đồ họa cho MS-DOS.
Nếu Microsoft có thể sắp xếp thứ hạng cho những cột mốc quan trọng thì 1985 chắc
chắn sẽ đứng gần trên đầu. Đó là do Windows 1.0 được ra mắt sau hơn 2 năm trì hỗn.
Thế hệ Windows này bị chỉ trích rất nhiều, trong đó có cả việc Microsoft buộc người
dùng phải có con chuột Microsoft Mouse vốn vẫn chưa thật sự tốt vào thời điểm đó. Vào
ngày 26 tháng 02 năm 1986, Microsoft dời trụ sở chính tới Redmond và chuyển đổi loại
hình kinh doanh sang loại hình cổ phần. Với sự gia tăng nhanh chóng của cổ phiếu
Microsoft đã tạo ra 4 tỷ phú cùng 12000 triệu phú trong đội ngũ nhân viên công ty. Ngày
02 tháng 04 năm 1987, công ty phát hành phiên bản OS/2 cho các nhà sản xuất thiết bị
gốc (OEM). Trong năm 1990, Microsoft giới thiệu bộ phần mềm Microsoft Office bao
gồm các ứng dụng văn phòng như Microsoft Word, Microsoft Excel. Vào ngày 22 tháng
05 năm 1990, công ty cho ra đời Windows 3.0 với giao diện đồ họa tương tác ngườimáy, tăng cường khả năng cho “chế độ bảo vệ” của bộ vi xử lý Intel. Hai sản phẩm của
Microsoft gồm Windows và Office trở nên chiếm lĩnh thị trường. Vào ngày 06 tháng 04
năm 1992, Windows 3.1 được phát hành với 3 triệu bản đã được bán trong hai tháng đầu
tiên. Microsoft bước đầu thắng kiện Apple vào ngày 15 tháng 04 và ứng dụng quản lý
cơ sở dữ liệu Access được ra mắt lần đầu tiên. Đến năm 1993, Windows trở thành hệ
điều hành có giao diện đồ họa được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, Excel 4.0 trở
thành ứng dụng bảng tính bán chạy nhất.
• Từ năm 1995-2005: Internet và kỷ nguyên

Sau khi Bill Gates tiên đốn về “Cơn Đại hồng thủy Internet” thì vào ngày 26 tháng
05 năm 1995 công ty mở rộng dịng sản phẩm sang mạng máy tính cũng như World
Wide Web. Ngày 24 tháng 08 năm 1995, công ty cho ra mắt Windows 95 ( hệ điều hành
đa nhiệm, có khả năng tương thích 32 bit), ngồi ra hệ điều hành này còn đi kèm dịch
vụ trực tiếp MSN, Internet Explore, một trình duyệt web. Rẽ nhánh sang thị trường mới
trong năm 1996, Microsoft hợp tác với NBC Universal lập đài thông tin 24/7 mang tên
MSNBC. Microsoft cũng đưa ra Windows CE. Giao thức đồng bộ thư và dữ liệu
18


Exchange Server ra mắt lần đầu tiên vào ngày 02 tháng 04 năm 1996. Office 97 ra mắt
vào ngày 16 tháng 01 năm 1997, bắt đầu có khả năng tích hợp với các ứng dụng web.
Microsoft mua lại WebTV Networks với giá 425 triệu USD, đầu tư 1 tỉ USD vào nhà
mạng Comcast để giúp tăng tốc độ Internet. Cũng trong năm 1997, vào ngày 31 tháng
12, Microsoft mua lại Hotmail. Đến tháng 6 năm 1998, Windows 98 được ra mắt với
nhiều cải tiến: hỗ trợ USB, cải thiện việc kết nối mạng, tích hợp chặt với web. Bên cạnh
đó là sự ra đời của một số sản phẩm khác: Windows Media Player, NT Server, NetShow
Service, NetShow Theater Server. Đến cuối năm 1998, MSN Hotmail đã trở thành nhà
cung cấp email lớn nhất thế giới khi có 30 triệu người dùng.Vào ngày 07 tháng 06 năm
1999, Steve Ballmer giới thiệu Office 2000. Internet Explorer 5.0 ra mắt, theo sau là
MSN Mobile để cho phép người dùng đăng kí nhận thơng tin vào điện thoại di động
hoặc máy nhắn tin. Cuối năm 1999, Microsoft bị cáo buộc rằng đã sử dụng vị thế độc
quyền của mình để làm hại đến cả người dùng lẫn đối thủ cạnh tranh. Ngày 13 tháng 01
năm 2000, Bill Gates rời khỏi vị trí CEO và bàn giao lại cho Steve Ballmer-bạn học cũ
của ông và cũng là nhân viên công ty từ năm 1980. Vào ngày 25 tháng 10 năm 2001,
Microsoft ra mắt Windows XP, hệ điều hành có giao diện thân thiện với mã nền tảng
NT. Ngày 13 tháng 02 năm 2002, nền tảng Microsoft. NET và Visual Studio ra đời và
đi kèm theo là ngơn ngữ lập trình C#, sau đó đến lượt J# xuất hiện. Vào ngày 19 tháng
08 năm 2003, Office 2003 ra mắt với logo mới, có thêm InfoPath và OneNote. Windows
XP Media Center Edition 2005 xuất hiện vào ngày 12 tháng 10 năm 2004 với phần mềm

giải trí đa phương tiện Media Center có khả năng xem, ghi lại chương trình TV và nhiều
thứ khác liên quan đến giải trí. Năm 2005, Windows Server 2003 và Windows XP
Professional bản 64-bit được ra mắt.
• Từ năm 2006 trở về sau
Tháng 01 năm 2007, Microsoft phát hành một phiên bản mới của bộ phần mềm
văn phòng được gọi là Microsoft Office 2007, cùng với Windows Vista. Tuy nhiên,
Windows Vista được cho là quá nặng và cần một lượng lớn năng lượng để chạy máy
tính nên nhiều người vẫn tiếp tục sử dụng Windows XP do nó ổn định và nhu cầu chế
biến thấp. Ngày 27 tháng 06 năm 2008, Bill Gates nghỉ hưu và giữ vị trí cố vấn kỹ thuật
của công ty. Windows Azure ra mắt lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 10. Tiếp đó là sự ra
19


đời của Windows Server 2008, Visual Studio 2008 và Window 7 vào ngày 28 tháng 10
năm 2008. Ngày 12 tháng 02 năm 2009, Microsoft mở cửa hàng bán lẻ mang thương
hiệu của công ty. Năm 2010, Microsoft Office 365 ra mắt, Lync 2010 cũng được giới
thiệu như là một nền tảng giao tiếp dành cho doanh nghiệp. Tháng 10 năm này, Windows
Phone 7 lần đầu tiên xuất hiện để thay thế cho Windows Phone với giao diện và cách
dùng hoàn tồn mới mẻ so với Windows Phone trước đó. Vào tháng 10 năm 2012,
Microsoft phát hành hệ điều hành Windows 8 và chính thức bán nó cho người dùng trên
tồn cầu. Đây là một bước tiến quan trọng, một phong cách thiết kế hoàn toàn mới đối
với hệ điều hành và phần mềm. Ngày 4 tháng 9 năm 2012, công ty cho phát hành
Windows Server 2012, cũng cùng trong năm đó cơng ty đã bán 50% cổ phần trong
MSNBC.com. Tháng 3 năm 2013, Windows cho ra mắt bảng điều khiển Xbox One. Đến
tháng 10, Microsoft ra mắt Windows 8.1 với tên mã Blue để khắc phục những điểm hạn
chế cua Windows 8 trước đây, đặc biệt là những thứ làm cho người dùng desktop truyền
thống cảm thấy phiền phức vì giao diện cảm ứng của hệ điều hành này. Ngày 4 tháng 2
năm 2014, Steve Ballmer thôi giữ chức CEO của Microsoft và thay vào đó là Satya
Nadella. Từ đây ông bắt tay ngay vào việc thay đổi tương lai của Microsoft, thay vì chỉ
tập trung vào thiết bị và dịch vụ thì ơng dồn sức đưa Microsoft tiến sâu hơn vào việc

xây dựng các nền tảng và công cụ tiện ích cho khách hàng. Ngày 20 tháng 5, Surface
Pro 3 ra mắt và nhận được nhiều sự hưởng ứng của người dùng nhờ có nhiều cải tiến
tích cực về cả ngoại hình, thiết kế lẫn phần mềm bên trong. Ngày 16 tháng 9 năm 2014,
công ty công bố mua lại Mojang – nhà phát triển trò chơi Minecraft nổi tiếng của Thụy
Điển với mức giá 2.5 tỷ USD. Tháng 4 năm 2015, công ty đã mua lại các thiết bị và dịch
vụ của Nokia với giá 7,2 tỷ USD. Ngày 21 tháng 1 năm 2015, công ty công bố phát hành
bảng trắng Tương tác Microsoft Surface Hub. Ngày 29 tháng 7 năm 2015, Microsoft
cho phát hành Windows 10 để người dùng trải nghiệm. Vào tháng 3 năm 2016, công ty
đã công bố sáp nhập bộ phận PC và Xbox. Năm 2019, Microsoft Corp cung cấp dịch vụ
bảo mật mạng AccountGuard.
2.2.

Thực trạng và nguyên nhân của tập đoàn Microsoft trên thế giới hiện nay
Cho đến thời điểm này, sau 41 năm có mặt trên thị trường cơng nghệ thế giới,

Microsoft vẫn ln khẳng định vị thế là một tập đồn lớn, đứng đầu danh sách 5 công
20


ty lớn nhất thế giới, với giá trị thị trường đạt trên 1.4 nghìn tỷ USD... Theo số liệu được
tổng hợp vào ngày 30/04/2020, trong danh sách Forbes’ Global 2000 – bảng xếp hạng
2000 công ty đại chúng lớn nhất trên thế giới của tạp chí Forbes, Microsoft là cơng ty
cơng nghệ có giá trị lớn nhất ở Mỹ và thứ hai trên thế giới. Trước đó, đầu tháng 1/2020,
Global Finance đã so sánh 2 bảng xếp hạng các doanh nghiệp lớn nhất theo quy mơ và
giá trị vốn hóa để tạo ra cái nhìn bao quát nhất về “những gã khổng lồ” trên bản đồ thế
giới. Theo đó, 5 công ty lớn nhất thế giới dựa trên nhiều yếu tố kết hợp gồm: vốn hóa,
ý tưởng, kỳ vọng, thương hiệu,... chính là những doanh nghiệp đã từng bước thay đổi
thế giới trong thập kỷ qua. Điều đặc biệt, trong số đó, Microsoft là cái tên được nhắc
đến đầu tiên, sau đó mới tới Apple, Amazon, Alphabet ( cơng ty mẹ của Google) và
Facebook.

2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân dẫn đến thành tựu của tập đoàn Microsoft
2.2.1.1.

Thành tựu của tập đoàn Microsoft

Một là, tốc độ tăng trưởng doanh thu của tập đồn Microsoft tăng nhanh chóng
trong đại dịch Covid-19. Theo báo cáo doanh thu toàn cầu của Microsoft đã tăng trưởng
nhanh chóng từ năm tài chính 2020 đến 2021, ước tính tăng khoảng 18% so với cùng kỳ
năm ngối và đạt hơn 168 tỷ đô la Mỹ. Điều này đánh dấu một năm thiết lập kỷ lục nữa
của gã khổng lồ phần mềm về doanh thu bán hàng.

Biểu đồ 2.2.1.1.1: Biểu đồ doanh thu toàn cầu của Microsoft từ 2002 – 2021
(Nguồn: statista)
21


Microsoft đã trở thành một nhân vật không đổi trong số các thương hiệu giá trị
nhất thế giới. Người sáng lập Bill Gates hiện này và có lẽ khơng có gì đáng ngạc nhiên
là một trong những người đàn ơng giàu nhất Hoa Kỳ và là một trong những tỷ phú giàu
nhất thế giới, cùng với những nhân vật nổi tiếng khác như Warren Buffet, Carlos Slim
Helu và Larry Ellison. Ngồi tư cách là một doanh nhân thì Bill Gates còn được biết đến
với lòng nhân ái. Năm 2000, cùng với vợ, họ đã thành lập Quỹ Bill và Melinda Gates.
Qũy đã quyên góp một số tiền đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu và phát
triển các phương pháp điều trị cho các bệnh bị bỏ quên. Trong khi Bill Gates khơng cịn
đứng đầu tập đồn Microsoft, bản thân công ty vẫn tiếp tục thể hiện những kết quả cực
kỳ mạnh mẽ trên toàn thế giới, với các phiên bản của sản phẩm nổi tiêng nhất của mình,
hệ điều hành Windows liên tục dẫn đầu thị trường hệ điều hành gia đình. Bộ Microsoft
Office cũng vẫn là phần mềm văn phòng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới mà ít
đối thủ cạnh tranh nào có thể so sánh được.
Hai là, thu lợi nhuận khổng lồ từ các mảng kinh doanh. Trong năm 2021, Microsoft

đã kiếm được hơn 168 tỷ đô la Mỹ từ khách nước ngồi, trong đó các sản phẩm Office
và dịch vụ đám mây chiếm gần 40 tỷ đô la Mỹ. Các sản phẩm máy chủ và dịch vụ đám
mây chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu. Microsoft chia hoạt động kinh doanh thành
ba mảng: Productivity and Business Processes, Intelligent Cloud và More Personal
Computing. Các phân khúc này được phân loại theo cả loại sản phẩm và nhân khẩu học
của khách hàng.
Ví dụ: Productivity and Business Processes bao gồm các sản phẩm trên nhiều nền
tảng và thiết bị liên quan đến năng suất và giao tiếp. Và More Personal Computing tập
trung vào các sản phẩm được thiết kế cho người dùng, nhà phát triển và các chuyên gia
CNTT.

22


Biểu đồ 2.2.1.1.2: Biểu đồ phần trăm đóng góp của các mảng kinh doanh
(Nguồn: investopedia)
Các doanh thu đem lại từ các thị phần: Productivity and Business Processes, trong
năm tài chính 2021 đã tạo ra doanh thu 53.9 tỷ đô la, chiếm khoảng 32% tổng doanh thu
của Microsoft, với con số này đã tăng được khoảng 16.2% so với năm trước. Thu nhập
từ hoạt động kinh doanh của mảng này đã tăng 30.1% lên 24.4 USD, chiếm chưa đến
35% tổng thu nhập; Interlligent Cloud, trong năm tài chính 2021 đã tạo ra doanh thu
60.1 tỷ đô la, chiếm gần 36% tổng doanh thu, tăng 24.2% so với năm trước. Đám mây
thông minh là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong năm, đây cũng là phân khúc tăng
trưởng nhanh nhất về doanh thu hoạt động tăng 42.6% lên 26.1 tỷ đô la. Thu nhập từ
hoạt động Intelligent Cloud chiếm hơn 37% tổng thu nhập hoạt động của Microsoft,
khiến nó trở thành mảng có lợi nhuận cao nhất trong ba mảng của cơng ty; More Personal
Computing, trong năm 2021 đã tạo ra doanh thu 54.1 tỷ đô la, chiếm khoảng 32% tổng
doanh thu. Trong khi doanh thu tăng 12.1% cho mảng này thì thu nhập hoạt động tăng
22.2% lên 19.4 tỷ USD, chiếm khoảng 28% tổng thu nhập hoạt động của công ty. Ngồi
ba mảng trên thì vào ngày 18 tháng 1 năm 2022, Microsoft công bố kế hoạch mua lại

nhà phát triển trò chơi điện tử Activision Blizzard với giá 68.7 tỷ USD. Thương vụ này
dự kiến sẽ kết thúc vào năm tài chính 2023, theo phía Microsoft thì thương vụ mua lai
này sẽ đưa hãng trở thành công ty game lớn thứ ba về doanh thu chỉ xếp sau Tencent và
Sony.

23


Ba là, sự thống trị của hề điều hành Windows.

Biểu đồ 2.2.1.1.3: Biểu đồ % sự phổ biến của các hệ điều hành trên toàn cầu
(Nguồn: statcounter GlobalStats)
Ta được biết Microsoft Windows là hệ điều hành máy tính để bàn (OS) thống trị
trên tồn thế giới tính đến tháng 12 năm 2021, với thị phần chỉ dưới 74%. Do bởi các
ứng dụng tiện ích: tính tương thích cao, dễ sử dụng, bảo mật, hỗ trợ tối đa cho màn hình
cảm ứng,… của hệ điều hành Microsoft đem lại từ hàng thập kỷ qua mà trên thế giới
hơn 7 tỷ người vẫn luôn sử dụng hệ điều hành này để làm việc. Được biết kể từ lần phát
hành đầu tiên vào năm 1985, Microsoft Windows đã cho ra mắt vô số các phiên bản
khác nhau và đáng chú ý bao gồm: Windows 95, Windows XP, Windows 10,…
Windows 10 là phiên bản mới nhất trong gia đình, nó có thể chạy trên PC, máy tính
bảng và các thiết bị nhúng. Windows cũng là hệ điều hành máy chủ chiếm thị phần lớn
nhất với hơn 72%.
2.2.1.2.

Nguyên nhân dẫn đến các thành tựu của Microsoft:

Microsoft đạt được những thành tựu như thế nhờ vào cơng ty có một “thuyền
trưởng” vững vàng, trước khi Bill Gates rời khỏi cơng ty thì ơng đã xây dựng công ty
trở thành “gã khổng lồ” công nghệ, và để duy trì được danh tiếng này thì các nhà kế
nhiệm như CEO Steve Ballmer và hiện tại là Satya Nadella đã và đang không ngừng

chứng minh, chứng tỏ sự hiện diện của mình trong đời sống con người.

24


×