Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Câu hỏi ôn học sinh giỏi khtn sinh mạch kiến thức di truyền và biến dị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.53 KB, 65 trang )

ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
NỘI DUNG ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị
Câu 1: Trình bày các khái niệm: Tính trạng, tính trạng tương ứng, tính trạng tương
phản, tính trạng số lượng, tính trạng chất lượng, tính trạng trội, tính trạng lặn, dịng
thuần, kiểu gen, kiểu hình, cá thể đồng hợp tử, cá thể dị hợp tử, alen, gen, giao tử
thuần khiết, hiện tượng đồng tính, phân tính, phân li độc lập? Mỗi khái niệm lấy 1 ví
dụ
Trả lời
- Tính trạng hay dấu hiệu là những đặc điểm bên trong , bên ngồi về hình thái
cấu tạo sinh lí, sinh hóa, di truyền......của sinh vật, nhờ đó giúp ta phân biệt
được giữa cá thể này với cá thể khác
Ví dụ: Cây cao, hoa đỏ, hoa vàng, quả trịn.......
- tính trạng tuong ứng: Là trạng thái khác nhau của cùng 1 tính trạng
Ví dụ: tính trạng hoa tím, hoa đỏ, hoa vàng... là các tính trạng tương ứng của cùng
loại tính trạng về màu sắc hoa
- Tính trạng tương phản: Là 2 tính trạng tương ứng biểu hiện trái ngược nhau
Ví dụ: Thân cao
Cánh dài

thân thấp
cánh cụt

- Tính trạng số lượng: Là tính trạng có thể cân đong đo đếm được
Ví dụ: Số lượng quả trên cây, số hạt trên 1 bông lúa, số trứng trên 1 lứa đẻ của gà
- Tính trạng chất lượng: Là các tính trạng thuộc về hình thái cấu tạo, sinh lí sinh
hóa của cơ thể, khơng cân đong , đo đếm được
Ví dụ: Tính trạng về màu sắc hoa, khả năng chống chịu.....
- tính trạng trội: Là tính trạng do gen trội quy định biểu hiện ở kiểu gen đồng
hợp trội hay dị hợp
1




ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
Ví dụ: A là quy định cây cao, a quy định cây thấp. Kiểu gen AA, Aa (A-) quy định thân
cao là tính trạng trội so với thân thấp
- Tính trạng lặn : Là những tính trạng do gen lặn quy định, chỉ biểu hiện ở kiểu
gen đồng hợp lặn
Ví dụ: Kiểu gen aa quy định thân thấp
- Dòng thuần ( giống thuần chủng) : Là dịng có tính di truyền đồng nhất, khi tự thụ
hoặc giao phối giữa chúng , thế hệ sau đồng nhất chỉ có 1 kiểu hình và kiểu gen
Ví dụ: Ở đậu hà lan, dịng thuần về tính trạng hạt vàng có kiểu gen AA....
- Kiểu gen ( Kiểu di truyền): Là tổ hợp các gen nằm trong tế bào của cơ thể sinh
vật. Khi nói đến kiểu gen , người ta chỉ xét đến 1 số cặp gen nào đó, quy định
các tính trạng nghiên cứu
Ví dụ: Cây đậu hà lan hạt vàng trơn có kiểu gen AABB....
- Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng bên trong, bên ngồi của cơ thể sinh vật
Ví dụ: Hạt vàng trơn, hạt xanh nhăn
- Ca thể đồng hợp tử: Cá thể đồng hợp tử về tính trạng nào là cá thể mang các
gen giống nhau quy định tính trạng đó. Cá thể địng hợp ln chỉ tạo 1 giao tử
Ví dụ: AA, aa, AABB
- Cá thể dị hợp: Ca thể dị hợp về tính trạng nào là cá thể mang các alen của 1
gen khơng gióng nhau quy định. Ca thể dị hợp tạo ra nhiều kiểu giao tử khác
nhau
Ví dụ: Aa, AaBb
- Alen: Là các trạng thái khác nhau của cùng 1 kiểu gen. Khi 1 gen bị biến đổi
cấu trúc nó trở thành alen của gen trước đó
Ví dụ: Gen A quy định hoa đỏ có các alen a quy định hoa đỏ nhạt, alen a1 quy dịnh
hoa trắng

2



ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
- Giao tử thuần khiết: Là giao tử khơng có sự hịa lẫn nhau giữa các nhân tố di
truyền của bố và mẹ
- Hiện tượng đơng tính : Là hiện tượng con lai đồng loạt xuất hiện 1 tính trạng
duy nhất
Ví dụ: Lai giữa đậu Hà lan hạt vàng thuần chủng với đậu Hà lan hạt xanh thuần
chủng, đời F1 xuất hiện 100% hạt vàng
- Hiện tượng phân tính: Là hiện tượng con lai có sụ phân li tính trạng theo
nhiều hướng khác nhau
Ví dụ: tự thụ phấn đậu hạt vàng đời F1, F2 có sự phân li kiểu hình tỷ lệ = 3 hạt vàng: 1
hạt xanh
- Phân li độc lập : Là trường hợp di truyền của các cặp tính trạng này khơng phụ
thuộc vào sự di truyền của các cặp tính trạng khác và ngược lại
Câu 2: Thế nào là lai phân tích ? Nêu cách tiến hành, kết quả
Trả lời
- Men đen dùng phép lai phân tích để xác định kiểu gen của những cá thẻ
mang kiểu hình trội ở các cá thể lai: Muốn tìm hiểu kiểu gen của cá thể mang
tính trạng trội, ơng cho cá thể đó lai với cá thể mang tính trạng lặn tương
ứng, rồi dựa vào kết quả FB để xác định kiểu gen
+ Nếu kết quả FB đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp
P : AA x

aa

F1 100% Aa
+ Nếu kết quả FB phân li 1 trội 1 lặn thì cá thể có kiểu hình trội sẽ có kiểu gen dị
hợp:
P : Aa x


aa

F1 1Aa : 1aa
Câu 3:
3


ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
a. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen
b. Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì
Trả lời
a. Nội dung cơ bản của phép lai phân tích thế hẹ lai của Menđen

- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về 1 hay 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương
phản, rồi theo dõi sự di truyền iêng rẽ của từng cặp tính trạng....
- Dùng tốn học thống kê để phân tích các số liệu thu được từ đó rút ra quy
luật di truyền tính trạng
b. Mục đích nhằm kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội
- Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể đó có kiểu gen đồng hợp trội
- Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen là dị hợp tử
Câu 4: Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên cây đậu Hà lan? Những
định luật của Menđen có thể áp dụng trên các lồi sinh vật khác được khơng? Vì sao
Trả lời
 Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên đậu Hà Lan vì
- Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó. Đặc điểm này của đậu tạo điều
kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hẹ con lai từ
đời F1, F2... từ 1 cặp tính trạng ban đầu
- Hoa lưỡng tính
- Mang các cặp tính trạng tương phản rõ rệt như cây cao- cây thấp,.....

- Cây có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ trồng.
 Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho cây đậu Hà Lan
mà còn áp dụng đúng cho nhiều sinh vật khác . Vì các thí nghiệm tiến hành trên
đậu Hà Lan và để khái quát thành các định luật, Menđen phải lặp lại thí nghiệm
đó trên nhiều đối tượng khác nhau. Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và

4


ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
ổn định ở nhiều thí nghiệm khác nhau. Men đen mới dùng toán thống kê để khái
quát thành định luật.
Câu 5: Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen
của 1 cơ thể nào đó là thuần chủng hay khơng thuần chủng khơng? Cho ví dụ và lập
sơ đồ lai
Trả lời
Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của 1 cơ
thể nào đó là thuần chủng hay khơng thuần chủng
Ví dụ: Ở đậu Hà Lan : A, hạt vàng, a hạt xanh, B hạt trơn, b hạt nhăn
- Cho đậu vàng trơn lai với đậu xanh nhăn ( lặn) mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình
chứng tỏ cây mang lai thuần chủng
- Ngược lại cây mang lai xuất hiện từ 2 kiểu hình trở lên chứng tỏ cây mang lai
không thuần chủng
- Sơ đồ minh họa
+ Nếu cây vàng, trơn thuần chủng AABB( tự viết sơ đồ)
+ Nếu cây vàng, trơn không thuần chủng AABb, AaBB, AaBb( tự viết sơ đồ)
Câu 6: So sánh những điểm khác nhau giữa di truyền phân li độc lập với di truyền liên kết của
2 cặp tính trạng

Di truyến phân li độc lập

- Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST

Di truyền liên kết
- Hai cặp gen nằm trên 1 cặp NST

tương đồng khác nhau

tương đồng khác nhau

- Hai cặp tính trạng di truyền độc

- Hai cặp tính trạng di truyền phụ

lập và không phụ thuộc vào nhau

thuộc vào nhau

- Các gen phân li độc lập trong quá

- Các gen phân li cùng nhau trong

trình phát sinh giao tử

quá trình giảm phân tạo giao tử

- Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp

- Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
5



ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
Câu 7: Trình bày nội dung định luật đồng tính, định luật phân li. Cho biết điều kiệm
nghiệm đúng và í nghĩa của 2 định luật
Trả lời
 Nội dung định luật đồng tính: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1
cặp tính trạng tương phản thì tất cả con lai F1 dều đồng loạt biểu hiện tính trạng
của 1 bên bố hoặc mẹ ( kiểu hình được biểu hiện ở F1 là kiểu hình trội)
 Nội dung định luật phân li: Khi lai giữa 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về
1 cặp tính trạng tương phản thì các con lai ở F2 có sự phân li tính trạng với tỉ lệ
xấp xỉ 3 trội : 1 lặn
 Điều kiện nghiệm đúng của định luật đồng tính và định luật phân li
- Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng tương phản về cặp tính trạng được
theo dõi
- Tính trạng trội phải trội hồn tồn
- Số lượng cá thể phân tích phải đủ lớn
- Gen quy định tính trạng nằm trong nhân và trên NST thường
- Tính trạng đang xét phải mang tính di truyền bền vững, không bị thay đổi khi
môi trường thay đổi
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh tạo hợp tử không xảy ra
hiện tượng đột biến gen, đột biến NST
- Khả năng sống và phát triển của các cá thể trong thí nghiệm là như nhau
 Ý nghĩa
- Trong thực tiễn khi lai các giống khác nhau sẽ tập trung các tính trạng trội có
lợi của bố lẫn mẹ cho cơ thể lai F1 biểu hiện ưu thế lai, mang các đặc điểm tốt
hơn cả bố và mẹ như sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sống cao......
- Là cơ sở khoa học để giải thích hiện tượng thối hóa giống do giao phối gần,
do vậy khơng nên dùng F1 để làm giống ( trừ các loại sinh sản sinh dưỡng)
6



ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
- Trong chăn nuôi và trồng trọt , ngay ở F2 người ta có thể chọn những cá thể
mang tính trạng trội có lợi và dùng phương pháp lai phân tích để chọn lọc
những cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử trội AA để nhân
giống thuần chủng
- Định luật đồng tính và phân tính ngồi tính trạng trội mang kiểu gen AA, Aa
cịn có thể mang tính trạng lặn có kiểu gen aa. Do đó có thể mang tính trạng
lặn để kiểm tra kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội trong phép lai phân
tích
Câu 8: Trình bày nội dung í nghĩa định luật phân li độc lập. Điều kiệm nghiệm đúng
và nghãi của định luật
Trả lời
 Nội dung của định luật: Khi lai giữa 2 cơ thể bố mẹ khác nhau về 2 hay nhiều cặp
tính trạng tương phản thì sự di truyền của các cặp tính trạng phân li độc lập với
nhau, cho F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
 Điều kiện nghiệm đúng
- Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng tương phản về cặp tính trạng được
theo dõi
- Tính trạng trội phải trội hồn tồn
- Số lượng cá thể phân tích phải đủ lớn
- Các gen quy định các tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp NST tương
đòng khác nhau
- Các cặp gen phải tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng
- Tính trạng đang xét phải mang tính di truyền bền vững, không bị thay đổi khi
môi trường thay đổi
- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh tạo hợp tử không xảy ra
hiện tượng đột biến gen, đột biến NST
7



ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
- Khả năng sống và phát triển của các cá thể trong thí nghiệm là như nhau.
 Ý nghĩa
- Lí luận: do sự phân li và sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong
quá trình hình thành giao tử đã xuất hiện các biến dị tổ hợp làm phong phú
đa dạng về kiểu gen về kiểu hình ở sinh vật, làm cho sinh vật đa dạng phong
phú. Đó là nguồn nguyên liệu cho q trình chọn giống và tiến hóa
- Trong chọn giống và tiến hóa
+ Trong q trình tiến hóa: Lồi càng nhiều kiểu gen, kiểu hình thì sẽ phân bố và
thích nghi được với mơi trường sống khác nhau. Điều này giúp chúng tăng khả
năng tồn tại và đấu tranh sinh tồn trong điều kiện tự nhiên luôn thay đổi
+ Trong chọn giống : Nhờ biến dị tở hợp trong các quần thể vật nuôi và cây trồng
luon xuất hiện các dạng mới , giúp con người dễ dàng lựa chọn và giữ lạinhững
dạng cơ thể mang các đặc điểm phù hợp với mục đích của con người để làm
giống hoặc đưa vào sản xuất dể thu năng suất và hiệu quả kinh tế cao
Câu 9: so sánh quy luật đồng tính và quy luật phân li
Trả lời
* Giống nhau
- Đều phản ánh sự di truyền của 1 cặp tính trạng
- Đều chỉ nghiêm đúng trong trường hợp tính trạng trội phải trội hoàn toàn
- thế hệ xuất phát bố mẹ phải thuần chủng, tương phản
* Khác nhau
Định luật đồng tính
- Phản ánh kết quả của con lai F1

Định luật phân tính ( phân li)
- Phản ánh kết quả của con lai F2

- F1 đồng tính của bố hoặc mẹ là tính


- F2 phân li tính trạng với tỉ lệ xấp xỉ 3

trạng trội. cịn tính trạng lặn khơng xuất

trội: 1 lặn

hiện

- F2 xuất hiện 3 tỉ lệ kiểu gen với tỉ lệ
8


ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
- F1 chỉ xuất hiện 1 kiểu gen dị hợp

1:2:1

- Kết quả kiểu hình ở F1 đều nghiệm

- Kết quả kiểu hình ở F2 chỉ nghiệm đúng

đúng với mọi số lượng xuất hiện ở F1
khi số lượng con lai phải đủ lớn
Câu 10: So sánh định luật phân li và định luật phân li độc lập
* Giống nhau
- Đều có các điều kiện nghiệm đúng giống nhau như
+ Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về cặp tính trạng được theo dõi
+ Tính trội phải trội hoàn toàn
+ Số lượng con lai phải đủ lớn

- Ở F2 đều có sự phân li tính trạng
- Sự di truyền của các tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa 2 cơ chế là : phân li
cửa cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo
giao tử
* Khác nhau

Định luật phân li
- Phản ánh sự di truyền của 1 cặp

Định luật phân li độc lập
- Phản ánh sự di truyền của 2 cặp

tính trạng

tính trạng

- F1 dị hợp 1 cặp gen tạo ra 2 loại

- F1 dị hợp 2 cặp gen tạo ra 4 loại

giao tử

giao tử

- F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3: 1

- F2 có 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1

- F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen


- F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen

- Không xuất hiện biến dị tổ hợp

- Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp

Câu 11: Biến dị tổ hợp
* Khái niệm: Là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ, làm xuất hiện kiểu hình khác
bố mẹ, kiểu hình này gọi là biến dị tổ hợp
9


ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
* Nguyên nhân phát sinh : Chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng đã đưa
đến sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹlàm xuất hiện kiểu hình khác bố mẹ
* Đặc điểm:
- Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở hình thức sinh sản hữu tính là do sự phối
hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
- Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở sinh sản hữu tính hơn so với sinh sản vơ tính

+ Lồi sinh sản hữu tính có sự phân li đọc lậpvà tổ hợp tự docủa các cặp tính trạng
trong q trình phát sinh giao tử và thụ tinh
+ Lồi sinh sản vơ tính chỉ theo cơ chế nguyên phân, vật chất di truyền được giữ
nguyên vẹn như thế hệ xuất phát nên không xuất hiện biến dị tổ hợp
* Ý nghĩa: Biến dị tổ hợp là 1 trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với
chọn giống và tiến hóa

10



ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
Chương 2: Nhiễm sắc thể
Câu 1: Trình bày cấu trúc của NST
Trả lời
- Là cơ sở vật chất di truyền cấp độ tế bào
- NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bị nhuộm màu nếu được nhuộm
màu bằng dung dịch thuốc tím
- NST thường xuyên thay đổi hình thái trong quá trình phân bào ( nguyên phan
và giảm phân) . chúng sẽ rút ngắn và dày nhất vào kì giữa lúc này có thể quan
sát NST rõ ràng nhất
- Ở kì này NST ở trạng thái kép gồm 2 crômatit giống hêt nhau ở tâm động
- Mỗi sợi crômatit gồm 1 phân tử AND và 1 phân tử prôtêin histon. Phân tử
AND cuộn trịn quanh chiều dài protein híton
- Chiều dài NST ở kì giữa từ 0,5 đến 50 micromet, đường kính từ 0,2 đến 2
micromet, có các dạng đặc trưng khác nhau như hình hạt, hình que, hình chữ
V
- Mỗi NST thường gồm 2 cánh được ngăn cách bởi 1 eo thứ nhất ( eo sơ cấp),
tâm động nằm ở vị trí của eo này. Tâm động là điểm dính NST vào sợi tơ cuat
thoi vơ sắc trong q trình phân bào. Nhờ đó khi sợi tơ của thoi vơ săcs co
rút, NST di chuyển được về các cực của tế bào. Ở một số NST cịn có eo thứ
hai gọi là eo thứ cấp nằm trên cánh của NST
Câu 2:
a. Vì sao NST được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào
b. Hãy giải thích vì sao NST là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và
biến dị
Trả lời
11


ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH

a. NST được coi là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào vì
- NST chứa AND mang gen chứa thông tin di truyền
- NST có khả năng tự nhân đơi và phân li trong nguyên phân tạo sự ổn định NST
ở tế bào con so với tế bào mẹ
- NST có khả năng phân li trong giảm phân tạo các giao tử chứa bộ NST đơn
bội, đồng thời qua thụ tinh thì các giao tử đực và giao tử cái kết hợp tạo trở
lại bộ NST lưỡng bội trong hợp tử giúp ổn định bộ NST và thông tin di truyền
ở tế bào con
b.NST được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp
độ tế bào vì
- NST có khả năng lưu giũ và bảo quản thông tin di truyền
+ NST được cấu tạo từ AND và protêin, trong đó AND được coi là vật chất di truyền
ở cấp độ phân tử
+ NST mang gen, mỗi gen có chức năng riêng
+ Mỗi lồi có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc
- NST có khả năng truyền đạt thơng tin di truyền
+ Q trình tự nhân đơi và phân li đồng đều của NST trong nguyên phân là cơ chế di
trùy bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể đối với sinh
vật sinh sản vơ tính
+ Ở lồi giao phối bộ NST đặc trưng được duy trì qua các thế hệ nhờ 3 cơ chế: tự
nhân đôi, phân li và tái tổ hợp trong 3 quá trình, nguyên phân, giảm phân và thụ
tinh
- NST có thể bị biến đổi cấu trúc hoặc số lượng từ đó gấy ra những biến đổi ở các
tính trạng di truyền
Câu 3:a. Nguyên phân là gì.Nguyên phân thường diến ra ở đâu. Trình bày những
diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. Ý nghĩ của nguyên phân
12


ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH

b.Tại sao NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau? Điều gì xảy ra nếu ở kì
trước của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy
c. Cơ chế tái sinh, phân li, tổ hợp của NST trong nguyên phân? Ý nghĩa của mỗi cơ
chế đó

Trả lời
a.
* Nguyên phân là sự phân bào giữ nguyên bộ NST, nghĩa là tế bào con được tạo
thành sau nguyên phân có bộ NST giống hệt tế bào mẹ
* Nguyên phân xảy ra chủ yếu ở cơ quan sinh dưỡng , ngồi ra ngun phân cịn xảy
ra tại vùng sinh sản của cơ quan sinh dục
*Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
Các kì
Kì đầu

Những diễn biến cơ bản của NST
- NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn nên có hình thái rỏ
rệt
- Các NST kép đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm

Kì giữa

động
- Các NST kép đóng xoắn cực đại tạo thành hình thái rõ rệt
dễ quan sát
- Các NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của

Kì sau

thoi phân bào

- Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân

Kì cuối

li về 2 cực của tế bào
- Kết thúc ngun phân hình thành 2tế bào con có bộ NST
là 2nNST đơn. Các NST đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi

mảnh dần thành chất nhiễm sắc
* Ý nghĩa của nguyên phân
13


ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
- Là cơ chế làm cho tế bào con có bộ NST 2n giống hệt tế bào mẹ dẫn đến các thế hệ
tế bào trong cùng cơ thể có bộ 2n mang tính đặc trưng
- Thúc đẩy hợp tử phát triển thành cơ thể mới
- thúc đẩy các cơ quan sinh dưỡng tăng trưởng về kích thước và khối lượng
- Góp phần cùng các cơ chế dio truyền khác , ổn định bộ 2n , ổn định tính trạng của
lồi từ thế hệ này sang thế hệ khác
b.
- NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau vì
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
+ Tạo điều kiện cho NST kép tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào
+ Tạo ra hình dạng đặc trưng của bộ NST trong tế bào của mỗi loài
- Nếu thoi phân bào bị phá hủy ở kì trước thì
+ Tại kì giữa NST khơng đính được vào thoi phân bào
+ Tại kì sau các NST khơng di chuyển về 2 cực của tế bào nên NST khơng phân li bình
thường dẫn đến sự hình thành thể đa bội
c.

* Cơ chế tái sinh
- Kỳ trung gian: NST tháo xoắn, giãn cực đại có dạng sợi mảnh ( mỗi NST đơn tự
nhân đơi tạo 1 NST kép, mỗi NST kép gồm 2 comatit dính nhau ở tâm động)
- Bản chất tự nhân đơi của NST là sự tự nhân đôi của AND của mỗi NST kết hợp với
quá trình sinh tổng hợp histon
- Ý nghĩa
+ Sao chép thông tin di truyền của AND mẹ cho các AND con, duy trì cấu trúc đặc
thù của AND qua các thế hệ
+ Là cơ sở nhân đôi của NST, cơ sở sinh sản ở cấp tế bào , cấp cá thể, đảm bảo tính
liên tục của sự sống
14


ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
* Cơ chế phân li:
- Mỗi NST kép tách thành 2NST đơn, bộ NST dàn thành 2 nhóm tương đương
- Mỗi nhóm phân li về 1 cực của tế bào
- Khơng có sự phân li của NST trong cặp đồng dạng . Mỗi NST phân li về 1 cực của tế
bào và sau đó mỗi NST con đều nhận được cả 2 NST của 1 cặp
* Cơ chế tổ hợp: Ở mỗi cực của tế bào ,các NST tổ hợp lại vì thế mỗi tế bào đều
nhận được cả 2 NST của mỗi cặp
- Ý nghĩa
+ Phân li đều đặn NST cho các tế bào con
+ Có sự phân li NST trong cặp NST làm cho tổ hợp NST ở mỗi tế bào conlà tổ hợp bắt
buộc, 2 tế bào con sinh ra từ 1 tế bào mẹ có bộ NST giống nhau
+ Nhờ sự phân li 2 lần của các NST trong quá trình giảm phân tạo ra các loại giao tử
có số lượng NST giảm 1 nửa và cấu trúc NST trong các loại giao tử khác nhau
+ Nhờ sự tổ hợp của các NST trong thụ tinh đã duy trì ổn định bộ NST của lồi sinh
sản hữu tính qua các thế hệ. Đồng thời sự tổ hợp của các NST trong các loại giao tử
khác nhau làm xuất hiện biến dị tổ hợp giúp cho sinh vật đa dạng

Câu 4: Giảm phân là gì. Vì sao gọi là giảm phân. Trình bày những diễn biến cơ ban
của NST trong quá trình giảm phân
Trả lời
 Giảm phân là sự phân chia tế bào giảm nhiễm sắc thể của tế bào sinh dục, nghĩa
là từ tế bào mẹ 2n qua 2 lần giảm phân tạo ra 4 tế bào con (n) có bộ NST giảm đi
1 nửa so với tế bào mẹ
 Gọi là giảm phân vì số NST ở tế bào con (n) giảm đi 1 nửa so với tế bào mẹ ( 2n)
 Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình giảm phân
Các kì
Kì đầu

Những diễn biến cơ bản của NST ở các kì
Giảm phân I
Giảm phân II
- Các NST xoắn, co ngắn
- NST co lại cho thấy số lượng
15


ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
NST kép trong bộ đơn bội
- Các NST kép trong cặp tương
đồng tiếp hợp theo chiều dọc
và có thể bắt chéo với nhau,
Kì giữa

Kì sau

Kì cuối


sau đó lại tách rời nhau
Các cặp NST tương đồng tập

NST kép xếp thành 1 hàng ở mặt

trung và xếp song song thành

phẳng xích đạo của thoi phân

2 hàng trên mặt phẳng xích

bào

đạo của thoi phân bào
Các cặp NST kép tương đồng

Từng NST kép chẻ dọc ở tâm

phân li độc lập với nhau về 2

động thành 2NST đơn phân li về

cực của tế bào
Các NST kép nằm gọn trong 2

2 cực tế bào
Các NST đơn nằm gọn trong

nhân mới được tạo thành với


nhân mới được tạo thành với số

số lượng là bộ đơn bội ( kép )

lượng là đơn bội

Câu 5:
a. Tại sao nói “ hai hoạt động cơ bản của NST là nhân đôi và phân li là nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến các tế bào con sinh ra trong q trình giảm phân có bộ
NST đơn bội n”
b. So sánh nguyên phân với giảm phân
c. So sánh phân bào 1 ( giảm nhiễm 1) với phân bào 2 ( giảm nhiễm 2)
Trả lời
a. nói “ hai hoạt động cơ bản của NST là nhân đôi và phân li là nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến các tế bào con sinh ra trong q trình giảm phân có bộ NST đơn
bội n” vì
 Lần phân bào thứ nhất
- Ở kì trung gian, NST tự nhân đôi thành 2n NST kép
16


ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
- Ở kì sau I: Mỗi cặp NST tương đồng kép phân li thành 2 NST kép , mỗi NST kép
trượt về 1 cực của tế bào
- Do vậy, lần phân bào thứ nhất theo hình thức giảm phân, mỗi tế bào con đều
có bộ NST đơn bội n ở trạng thái kép
 Lần phân bào thứ 2
- Tế bào chứa n NST kép , ở trạng thái đóng xoắn tối đa nên khơng nhân đơi lần
2
- Ở kì sau II: Mỗi NST kép trong bộ đơn bội đều tách thành 2NST đơn, phân li

đồng đều về 2 cực của tế bào
- Do vậy, Lần phân bào thứ 2 theo hình thức nguyên nhiễm, mỗi tế bào con
đều mang bộ NST đơn n ở trạng thái đơn
b. So sánh nguyên phân với giảm phân
 giống nhau
- Đều là cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào
- Đều trải qua các kì tương tự : Kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
- Qua các kì NST đều biến đổi hình thái có tính quy luật
+ Kì trung gian đều có hiện tượng nhân đơi
+ Kì đầu NST đóng xoắn
+ Kì giữa đóng xoắn cực đại và xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo
+ Kì sau phân li và tháo xoắn
+ Kì sau thoi phân bào đều biến mất, màng nhân và nhân con đều xuất hiện trở
lại
 Khác nhau
Dấu hiệu so sánh
Địa điểm

Nguyên phân
- Xảy ra ơ tế bào sinh dưỡng

và tế bào sinh dục chưa chín
Cơ chế , số lần phân - chỉ có 1 lần phân bào
17

Giảm phân
- Xảy ra tại tế bào sinh dục
vào thời kì chín
- 2 lần phân bào nhưng NST



ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
bào
Kì đầu

- Ở kì đầu khơng xảy ra trao

chỉ nhân đơi 1 lần
Kì đầu I: Có xảy ra trao đổi

đổi chéo, đóng xoắn ( 2n NST

chéo ở kì trước 1

kép)
Các NST xếp thành 1 hàng

Các NST kép xếp thành 2

trên mặt phẳng xích đạo,

hàng trên mặt phẳng xích

đóng xoắn cực đại ( 2n NST

đạo (2n NST kép)

kép)
Các NST kép duỗi xoắn, chẻ


NST phân li độc lập giữ

dọc ở tâm động thành 2 NST

nguyên trạng thái kép, phân li

đơn , phân li về 2 cực tế bào

về 2 cực của tế bào ( n NST

Kì cuối

Các NST đơn đều tháo xoắn

kép) ( kì sau I)
Các NST đều giữ nguyên

Kết quả

tối đa
Tạo ra 2 tế bào con giống hệt

trạng thái kép ( kì cuối I )
Tại ra 4 tế bào con có bộ NST

Kì giữa

Kì sau

mẹ ( 2n NST)

c. So sánh phân bào 1 với phân bào 2

giảm đi 1 mửa n NST

 Giống nhau
- Đều xảy ra sự sắp xếp của các NST kép trên mặt phẳng xích đạo của thoi vơ
sắc ở kì giữa
- Đều xáy ra sự phân li NST về cực của tế bào ở kì sau
* Khác nhau
Dấu hiệu so

Phân bào I

Phân bào II

sánh
Kì trung gian
Kì đầu

Có nhân đơi NST
NST có thể tiếp hợp, trao đổi

Không nhân đôi NST
NST không tiếp hợp, khơng

Kì giữa

rồi tách ra
NST xếp thành 2 hàng trên 1


trao đổi
NST xếp thành 1 hàng trên

xích đạo của thoi phân bào

1 xích đạo của thoi phân

18


ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
bào
NST phân li độc lập ở trạng thái Các NST chẻ dọc ở tâm

Kì sau

Kết quả

kép

động và phân li về 2 cực

Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST

của tế bào ở trạng thái dơn
Tạo ra 4 tế bào con có bộ

là n NST kép

NST là n NST đơn


Câu 6:
a. Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi lồi sinh vật
b. Phân biệt bộ NST lưỡng bội với bộ NST đơn bội, NST kép với NST tương đồng
Trả lời
a. Ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật
- Bộ NST trong tế bào của mỗi lồi sinh vật có tính đặc trưng về số lượng và
hình dạng
 Về số lượng
- Ví dụ : Ở người 2n= 46 NST
Ở ruồi giấm 2n= 8NST
Ở gà : 2n= 78NST
Ở đậu Hà Lan 2n= 14NST
* Về hình dạng
- Hình dạng bộ NST trong tế bào của mỗi loài là đặc trưng riêng
Ví dụ: Ở tế bào 2n của ruồi giấm có 8 NST xếp thành 4 cặp gồm
+ 3 cặp NST thường giống nhau ở ruồi đực và ruồi cái, trong đó có 1 cặp hình hạt và
2 cặp hình chữ V
+ 1 cặp NST giới tính gồm 2 chiếc hình que ở ruồi cái hoặc 1 chiếc hình que, 1 chiếc
hình móc ở ruồi đực
b.* Phân biệt bộ NST lưỡng bội với bộ NST đơn bội
Bộ NST lưỡng bội

Bộ NST đơn bội
19


ÔN HỌC SINH GIỎI KHTN SINH
- Bộ NST là 2n luôn đúng thành


Bộ NST là n tồn tại thành nhiều chiwcs

từng cặp. Mỗi cặp 1 chiếc có

riêng rẽ, mỗi chiếc hoặc có nguồn gốc từ

nguồn gốc từ mẹ, 1 chiếc có

bố, hoặc có nguồn góc từ mẹ

nguồn gốc từ bố
- Có trong hầu hết các tế bào bình

- Chỉ có trong các giao tử

thường, ngoại trừ giao tử
* Phân biệt NST kép và NST tương đồng
NST kép
- Được hình thành từ sự nhân đơi của

NST tương đồng
- Được hình thành từ sự kết hợp giữa

AND ở kì trung gian trong quá trình phân giao tử đực và giao tử cái trong quá trình
bào

thụ tinh

- Là 1 NST gồm 2 cromatit dính với nhau


- Gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và

tại tâm động

kích thước

- Mang tính chất 1 nguồn gốc của bố,

- Mang tính chất 2 nguồn gốc ( 1 chiếc

hoặc của mẹ

của bố, 1 chiếc của mẹ)

- 2 cromatit hoạt động như 1 thể thống

- 2 NST hoạt động độc lập

nhất
Câu 7: Cho biết bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác
trong mỗi lồi nhờ vào q trình nào? Giải thích
Trả lời
 Đối với sinh vật sinh sản sinh dưỡng( giâm , chiết, ghép)
Nhờ cơ chế nguyên phân mà thực chất là cơ chế nhân đôi AND và nhân đôi NST, cơ
chế phân li đồng đều NST cho 2tế bào con, đã đảm bảo cho bộ NST 2n đặc trưng
của lòa được ổn định qua các thế hệ
 Đối với sinh vật sinh sản hữu tính
Nhờ sự kết hợp của các cơ chế giẩm phân- thụ tinh – và nguyên phân
20




×