Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường năng lực giám sát và khống chế bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên trâu bò và heo để góp phần tăng cường an toàn sinh học cho quốc gia - Milestone 10 " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.74 KB, 13 trang )


Ministry of Agriculture & Rural Development


Báo Cáo Kỹ Thuật
Dự Án CARD 072/04 VIE
“Tăng cường năng lực giám sát và khống chế bệnh
lở mồm long móng (LMLM) trên trâu bò và heo để
góp phần tăng cường an toàn sinh học cho quốc gia”
Milestone 10
Đánh giá năng lực đội ngũ nhân viên phòng thí nghiệm cấp
vùng và thú y cơ sở thuộc các Chi Cục Thú Y, tăng cường
nhận thức và sự áp dụng các khuyến cáo do các nhà chăn
nuôi tại các vùng thí điểm thực hiện
By
Chris Morrissy







1

2

Mục lục
1. Thông tin về đơn vị _____________________________________________ 3
2. Trích lược dự án _______________________________________________ 4
3. Báo cáo tóm tắt ________________________________________________ 4


4. Giới thiệu và bối cảnh ___________________________________________ 5
5. Hoạt động của phòng thí nghiệm tham chiếu quốc gia và các phóng thí
nghiệm cấp vùng và tính hiệu quả. ____________________________________ 6
5.1 Những điểm đánh chú ý______________________________________ 6
5.2 Xây dựng năng lực __________________________________________ 8
5.3 Quảng bá __________________________________________________ 8
6. Kết luận ______________________________________________________ 9

7. Phụ lục_______________________________________________________10


















3
Thông tin về các đơn vị
Tên dự án :

CARD 072/04 VIE
Đơn vị Việt Nam
Trung Tâm Thú Y Vùng TP. Hồ Chí Minh (
nay là Cơ Quan Thú Y Vùng VI )
Giám đốc dự án phía Việt Nam
Bs. Đồng Mạnh Hòa
Đơn vị Úc
A
ustralian Animal Health Laboratory
(AAHL), PMB 24, Geelong, 3213,
Australia
Nhân sự Úc
Mr Chris Morrissy
Ngày bắt đầu
01/06/2005
Ngày kết thúc ( theo dự kiến ban
đầu)
01/06/2008
Ngày kết thúc ( đã thay đổi)

Chu kỳ báo cáo

Cán bộ liên lạc
Ở Úc: Cố vấn trưởng
Tên:
Mr Chris Morrissy
Telephone:
+61 3 5227 5000
Chức vụ
Diagnostic Virologist

Supervisor Mammalian Virology
Fax:
+61 3 5227 5555
Tổ chức
Australian Animal Health
Laboratory (AAHL), PMB 24,
Geelong, 3213,
Australia
Email:



4
Ở Úc: Đầu mối liên hệ hành chính
Tên :
Mr Chris Morrissy
Telephone:
+61 3 5227 5000
Chức vụ
:
Patents Contracts Officer
Fax:
+61 3 5227 5555
Tổ chức
Australian Animal Health
Laboratory (AAHL), PMB
24, Geelong, 3213,
Australia
Email:


Ở Việt Nam
Tên :
Bs. Đồng Mạnh Hòa
Telephone:
+ 84 8 8568220
Chức vụ :
Giám đốc
Fax:
+ 84 8 8569050
Tổ chức
Trung Tâm Thú Y Vùng TP. Hồ
Chí Minh ( nay là Cơ Quan Thú
Y Vùng VI )
Email:


5
1. Project Abstract
Mục đích của dự án là tăng cường gấp đôi khả năng giám sát và chẩn đoán bệnh lớ
mồm long móng (LMLM) ( và những bệnh khác) ở cấp độ trong phòng thí nghiệm và
ngoài hiện trường, điều tra sự lưu hành các type virus LMLM ở Việt Nam và vì sao
việc sử dụng vaccin thất bại.
Các phòng thí nghiệm cấp vùng đã được xây dựng với các nguyên vật liệu và
phương pháp sẳn sàng để xác định các virus LMLM và thực hiện các xét nghiệm
huyết thanh học. Chiến lược khống chế LMLM trên cơ sở nắm bắt dịch tễ được cải
thiện qua các lớp tập huấn cán bộ của phòng thí nghiệm và thú y cơ sở.
Dự án làm nổi bật tầm quan trọng phải có một hệ thống các phòng thí nghiệm để xác
định điều gì đang xảy ở hiện trường và làm cách nào để ngăn chặn, kiểm soát các ổ
dịch
Những khu vực thí điểm được xây dựng ở các tỉnh có biên giới của Việt Nam với các

nước để nghiên cứu serotype của virus thực địa và để xác định nguồn gốc của chúng.
Số lượng và chất lượng mẫu ngày càng được cải thiện, cung cấp nhiều dữ liệu hơn về
tình hình lưu hành bệnh LMLM ở Việt Nam. Các nghiên cứu phân lập virus và sinh học
phân tử được tiến hành trên các mẫu thu thập từ hiện trường và các nghiên cứu dịch
tễ học phân tử trên các mẫu virus phân lập được từ các tỉnh đã đưa ra một cái nhìn
sâu hơn về hiệu quả kiểm soát và sự lưu hành virus LMLM ở vùng biên giới. Sự tăng
cường năng lực chẩn đoán cho phép phát hiện và xác định sớm bệnh LMLM giúp
cho công tác khống chế dịch bệnh tốt hơn, làm giảm thiệt hại chăn nuôi và nhờ đó
tăng năng xuất sản xuất.
3. Báo cáo tóm tắt
Dự án cho thấy có sự tiến bộ trong cả các hoạt động của phòng thí nghiệm và hiện
trường. Chất lượng của các xét nghiệm chẩn đoán và thu thập dữ liệu từ hiện trường
ngày càng được cải thiện tốt hơn trong suốt dự án. Phòng Thí nghiệm của Cơ Quan
Thú Y Vùng VI có năng lực chẩn đoán bệnh LMLM với các trang thiết bị và kỹ thuật
chẩn đoán tương đương với phòng thí nghiệm của AAHL và các phòng thí nghiệm
khác trên thế giới. Trung tâm chẩn đoán thú y Trung Ương cũng có năng năng lực
tương đương với Cơ Quan Thú Y Vùng VI nhưng còn ít kinh nghiệm so với đội ngũ
nhân viên của Cơ Quan Thú Y Vùng 6. Cơ Quan Thú Y Vùng IV , Vùng VII và
NAVETCO có năng lực xác định kháng nguyên và kháng thể bệnh LMLM bằng các
phản ứng ELISA nên các phòng thí nghiệm này cũng có khả năng chẩn đoán bệnh
LMLM. Trong hai năm cuối của dự án, các xét nghiệm chẩn đoán đã được đánh giá

6
độ tin cậy bởi chuyên viên AAHL và thông qua các bộ mẫu chuẩn để thẩm định được
gởi đến các phòng thí nghiệm.
Phòng Dịch Tễ của Cơ Quan Thú Y Vùng VI được thành lập cuối năm 2006. Mặc dù
hiện nay chỉ có 3 nhân sự nhưng vẫn hoàn thành tốt chức năng được giao. Từ khi
được thành lập, phòng Dịch Tễ đã có những hoạt động thu hút và huấn luyện đội ngũ
thú y cấp tỉnh và địa phương. Điều này được chứng minh qua sự tăng chất lượng của
các mẫu thu thập và việc thu thập dữ liệu cũng dễ dàng hơn trong các giai đoạn tiếp

theo của dự án. Những phòng thí nghiệm mà cán bộ dịch tễ là kiêm nhiệm hoặc
không có cán bộ phụ trách công tác dịch tễ ( như Trung Tâm Chẩn Đoán Thú Y Trung
Ương ) thì chất lượng thông tin thu thập từ hiện trường sẽ thấp.
Sự tăng cường năng lực quản lý của các nhà chăn nuôi và thực hành an toàn sinh học
là một quá trình phải thực hiện thường xuyên. Dữ liệu thực hành quản lý nông trại
không được thu thập trong dự án này. Việc thu thập dữ liệu hiện trường được thực
hiện bởi cán bộ của các chi cục được cải thiện suốt thời gian của dự án như tỉnh Đồng
Tháp nhưng ở những tỉnh khác vẫn chưa đầy đủ. Kết quả giám sát sau tiêm phòng
LMLM được thông báo cho thú y các tỉnh để báo cho các người chăn nuôi tham gia
dự án. Tuy nhiên, việc phản hồi thông tin này cần được cải thiện hơn nữa, thông qua
dự án sẽ giúp phát triển mối quan hệ giữa nhân viên của Cơ Quan Thú Y Vùng VI và
nhân viên của các chi cục cũng như xây dựng cơ chế bền vững cho việc phản hồi
thông tin. Tỷ lệ tiêm phòng tăng hàng năm từ khi bắt đầu dự án song song với tỷ lệ gia
súc có kháng thể sau khi tiêm phòng cho thấy việc tiêm phòng đã có tiến bộ. Điều này
cho thấy người chăn nuôi đã sữ dụng hiệu quả thông tin phản hồi từ phòng thí nghiệm
và từ cán bộ dịch tễ của chi cục , đặc biệt là của Cơ Quan Thú Y Vùng VI. Sự hợp tác
này còn giúp tăng cường chất lượng mẫu gửi đến phòng thí nghiệm.
Các lớp tập huấn điều tra hiện trường và thu thập dữ liệu được tổ chức cho nhân viên
hiện trường kèm theo các mẫu thu thập thông tin. Dự án đã cộng tác với dự án FAO
GF và SEAFMD để soạn quy trình và sổ tay điều tra dịch bệnh nhằm tiêu chuẩn hóa
hoạt động này cho cả vùng. Cục thú y cũng có những qui trình tương tự nhưng những
qui trình này chưa được đội ngũ nhân viên hiện trường sử dụng tốt. Các chương trình
tập huấn kết hợp với các dự án đã giúp nhân viên Cục Thú Y áp dụng những điều
được huấn luyện là cách tốt nhất để cải thiện một cách bền vững các hoạt động tại
hiện trường nhằm hiểu rỏ hơn các bệnh mà Cục Thú Y và người chăn nuôi đang cố
gắng kiểm soát. Dự án CARD (Chương trình Hợp tác Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn) là cơ hội tốt cho nhân viên của Cục Thú Y, đặc biệt là nhân viên của Cơ Quan
Thú y Vùng VI, tham gia thực hiện thu thập thông tin từ hiện trường và làm việc với
chuyên viên của AAHL, các hoạt động này ngày càng được cải thiện rõ rệt.


7
Các ổ dịch của cúm gia cầm và PRRS đã tác động đến cả hoạt động trong phòng thí
nghiệm cũng như các hoạt động tại hiện trường của dự án này do làm công việc của
nhân viên của Cục Thú Y bị quá tải.
4. Giới thiệu và bối cảnh
Objectives of the project Các mục tiêu của dự án :
1. Thiết lập mạng lưới phòng thí nghiệm để chẩn đoán và kiểm soát bệnh LMLM
thông qua việc đào tạo nhân viên về các phương pháp xét nghiệm theo quy định
và quản lý chất lượng.
2. Cung cấp số liệu chính xác để lý giải được sự thất bại của vaccin trong
chương trình khống chế LMLM và đề xuất chiến lược sử dụng vaccin mới có hiệu
quả.
Khi hoàn thành những mục tiêu này sẽ không chỉ nâng cao được năng lực chẩn
đoán của các phòng thí nghiệm thú y ở Việt nam mà còn giúp huấn luyện về công
tác điều tra khống chế bệnh cho cán bộ thú y của Cục thú y. Do đó sẽ tăng cường
năng lực cho ngành thú y , cơ quan có vai trò quan trọng , giúp cho Việt Nam tăng
khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế . Cải thiện sức khỏe vật nuôi
sẽ làm phát triển sản xuất ở vùng nông thôn nhờ tăng sản phẩm chăn nuôi và
gián tiếp tăng sản lượng cây trồng. Vật nuôi khỏe mạnh sẽ giúp người chăn nuôi
nhỏ tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường nội địa. Việc khống chế LMLM và các
bệnh khác sẽ tạo điều kiện cho những hộ nghèo có thu nhập ổn định, giảm sự tác
động bất lợi từ tự nhiên và kinh tế. Việc thiết lập một hệ thống chẩn đoán trải dài
từ Bắc tới Nam Việt nam, từ phòng thí nghiệm đến trại chăn nuôi được củng cố
qua sự huấn luyện và đào tạo thường xuyên về cơ bản sẽ giúp Việt Nam thiết lập
được mô hình về kiểm soát dịch bệnh. Điều này sẽ trực tiếp làm tăng khả năng
cạnh tranh, sản xuất chăn nuôi trong hệ thống ngành Nông nghiệp của Việt Nam
tập trung chủ yếu ở những vùng trọng điểm thuộc đồng bằng sông Cửu long và
duyên hải miền Trung.
Các mục tiêu đặc biệt cho phòng thí nghiệm:
• Qui trình huấn luyện cho nhân viên thú y và người chăn nuôi

• Kết quả của so sánh giửa các phòng thí nghiệm và quản lý chất lượng
• Đánh giá kiến thức của người chăn nuôi tham gia dự án và thực tế quản lý
bệnh LMLM và ghi nhận những thay đổi
• Đánh giá năng lực nhân viên của Trung Tâm Thú y Vùng Tp.HCM trong vai
trò là người huấn luyện cho nhân viên các phòng thí nghiệm và nhân viên
thú y hiện trường trong vùng

8
Phương pháp tiếp cận và chiến lược thực hiện
Phương thức chuyển giao kỹ thuật được thiết lập tại AAHL rất thành công khi áp
dụng cho các dự án trước đó ở Vietnam, Thailand và Indonesia. Phương pháp tiếp
cận của dự án được coi là thích hợp nhất cho việc phát triển sự hiểu biết về dịch tễ
học của LMLM ở Việt Nam. Các nghiên cứu thực địa, dịch tễ học và giám sát
huyết thanh học đã được thiết kế, lên kế hoạch cùng với Cục thú y để có được
những thông tin cần thiết và chính xác nhất thể hiện được tình hình LMLM ở Việt
Nam và hiệu quả của vaccin LMLM . Các kỹ thuật chẩn đoán sẽ được sử dụng là
những kỹ thuật chẩn đoán tiêu chuẩn đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế
giới khi nghiên cứu LMLM cũng như theo hướng dẫn của Tổ chức thú y thế giới
(OIE).
AAHL có nhiều kinh nghiệm điều tra thực địa đối với xác định tỷ lệ lưu hành kháng
thể, như trong các dự án ACIAR ở Laos và Thailand về LMLM. Philippines là một
ví dụ khác, nơi mà các kỹ thuật chẩn đoán tiêu chuẩn theo OIE đã được sử dụng
để khống chế và loại trừ LMLM
5. Đánh giá năng lực của nhân viên phòng thí nghiệm và thú y viên của Chi cục
thú y, tăng cường nhận thức và áp dụng các biện pháp đã khuyến cáo do
người chăn nuôi tham gia dự án thực hiện
5.1 Những điểm đánh chú ý
Các thành tựu chính của dự án.
• Về xây dựng kỹ thuật chẩn đoán FMD ở các phòng thí nghiệm và đánh giá năng
lực các phòng thí nghiệm:

 Cơ Quan Thú y Vùng VI và Trung Tâm Chẩn Đoán Thú Y Trung Ương đã
thiết lập được kỹ thuật nuôi cấy tế bào, phân lập virus, trung hòa virus, xác
định kháng thể và kháng nguyên bằng ELISA, PCR và giải trình tự.
 Cơ Quan Thú Y Vùng IV và Vùng VII có khả năng xác định serotype của
virus LMLM ( phát hiện kháng nguyên) từ các ổ dịch và giám sát kháng
thể LMLM sau tiêm phòng bằng các phản ứng ELISA.

• Hệ thống chất lượng được áp dụng ở mỗi phòng thí nghiệm trong chẩn đoán
LMLM bao gồm phương pháp được tiêu chuẩn hóa, hệ thống nội đối chứng nội
và lưu giữ các kết quả xét nghiệm tốt hơn.

9
 Tiêu chuẩn hóa các phương pháp xét nghiệm đối với các phương pháp
ELISA, nuôi cấ tế bào, PCR, giải trình tự và thu thập dữ liệu ( ví dụ: các
phương pháp ELISA được đính kèm trong email gởi cùng báo cáo này)
 Các bảng theo dõi tiêu chuẩn, bảng kết quả và các báo cáo hệ thống đối
chứng nội được lưu giữ theo mẫu.
 Các mẫu đối chứng chuẩn được cung cấp và áp dụng cho mổi xét nghiệm
để bảo đảm qui trình bảo đảm chất lượng được thực hiện liên tục.
 Xét nghiệm thẩm định năng lực của mỗi phòng thí nghiệm được thực hiện
bởi chuyên viên của AAHL để khẳng định các kết quả được ghi nhận là
đúng.

• Chất lượng và số lượng các mẫu định type LMLM được cải thiện nhờ sự tăng
cường hợp tác giữa phòng thí nghiệm và thực địa giúp cho Cục Thú giúp hiểu rõ
hơn về sự lưu hành các serotype virus LMLM ở Việt Nam. Chất lượng mẫu thu
thập được cải thiện giúp phân lập được virus từ các mẫu hiện trường, điều này
chưa thực hiện được trước khi có dự án , đồng thời giúp cho việc giải mã gen
của virus LMLM đã phân lập được thực hiện dễ dàng hơn.
 Điều tra dịch bệnh và lấy mẫu được cải hiện nhờ có huấn luyện cho đội

ngũ thú Y cơ sở và nhân viên dịch tễ.
 Cộng tác với dự án FAO GF-TADS và SEAFMD để thiết lập các qui trình
điều tra dịch bệnh.
Việc cải thiện chất lượng và số lượng mẫu huyết gởi đến phòng thí nghiệm để xét
nghiệm huyết thanh học bằng ELISA giúp cục Thú Y hiểu rõ hơn nguy cơ của
đàn gia súc đối với LMLM và tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam.

 Giám sát huyết thanh được thực hiện hai lần một năm trong đó lấy mẫu
lần đầu trước khi tiêm chủng và lần thứ hai là sau khi tiêm chủng
 Thu thập dữ liệu và các bảng mẫu thu thập thông tin được cải thiện

• Mạng lưới thú Y được cải thiện từ thực địa đến phòng thí nghiệm giúp kiểm soát
dịch bệnh tốt hơn
 Thiết lập qui trình xét nghiệm để điều tra và giám sát bệnh LMLM ở các
phòng thí nghiệm trong hệ thống.
 Phòng Dịch tễ của Cơ Quan Thú Y vùng VI được thành lập vào cuối năm
2006, hiện nay có 3 nhân sự và thực hiện tốt chức năng của mình
 Thú y viên cơ sở được huấn luyện về thu thập dữ liệu và lấy mẫu.

10
• Trong quá trình thực hiện dự án, các cố vấn của AAHL đến phòng thí nghiệm để:
 Thiết lập các kỹ thuật ELISA và chẩn hóa các kỹ thuật này
 Đánh giá kháng nguyên do Cơ Quan Thú Y Vùng VI sản xuất từ virus
của Việt Nam sử dụng cho phản ứng ELISA. Việc sản xuất kháng nguyên
LMLM cho ELISA giúp cho phòng thí nghiệm chủ động hơn và bắt đầu
cho thấy Cơ Quan Thú Y Vùng VI có khả năng tự sản xuất các nguyện
liệu phục chẩn đoán.
 Thiết lập và xem xét lại kỹ thuật nuôi tế bào và phân lập virus LMLM từ
hiện trường. Nuôi tế bào là kỹ thuật quan trọng dùng để phân lập và nuôi
virus LMLM giúp thực hiện những phân tích sâu hơn các virus này bằng

kỹ thuật PCR và giải mã gene. Kỹ thuật nuôi tế bào cũng được ứng dụng
để thực hiện phản ứng trung hòa virus ( VNT) và để phân lập các virus
gây bệnh khác như đậu dê cừu, dịch tả heo, PRRS.
 Xem xét lại các kỹ thuật phân tử và thiết lập qui trình làm việc từ khâu xử
lý mẫu đến tiến hành xét nghiệm để đảm bảo chất lượng của kết qủa
 Đánh giá các hồ sơ quản lý chất lượng và các dữ liệu thu thập được để
đảm bảo các hồ sơ xét nghiệm được lưu trữ và các kết quả được phân
tích chính xác.
 Tư vấn về các thông tin cần thu thập từ hiện trường và thành lập phiếu thu
thập thông tin
 Phân tích kết quả hiện trường và phòng thí nghiệm để cung cấp thông tin
đầu vào cho dịch tễ
 Cung cấp thêm các vật tư và nguyên liệu để xét nghiệm bệnh LMLM bằng
kỹ thuật ELISA, phân tử và nuôi tế bào
 Huấn luyện về kỹ thuật an toàn sinh học và trợ giúp các nhân viên trong
qua trình thực hiện.
 Đánh giá tiến trình quản lý chất lượng và cung cấp thông tin đầu vào cho
sổ tay chất lượng.
 Đánh giá tính chính xác của các xét nghiệm bằng các mẫu thẩm định
năng lực. Các mẫu cung cấp cho phòng thí nghiệm đã được xét nghie5m
và cho kết quả chính xác
5.2 Capacity Building
Dự án đã hỗ trợ về tập huấn và chuyển giao kỹ thuật chẩn đoán LMLM cho từng
phòng thí nghiệm (PTN) nằm trong chương trình. Các nguyên vật liệu và các
phương pháp tiêu chuẩn đã được cung cấp cho từng PTN để từng nơi có thể sử

11
dụng trong chẩn đoán LMLM. Các PTN hiện nay đang áp dụng thường quy kỹ
thuật ELISA để chẩn đoán LMLM. Trung tâm thú y vùng Tp HCM (RAHC-HCMC) ,
nay là Cơ Quan Thú y vùng VI, đã thiết lập các kỹ thuật phân lập virus, nuôi cấy tế

bào, trung hòa virus (VNT, sinh học phân tử và kỹ thuật giải mã gen.
Tập huấn và đào tạo cho thú y địa phương cách lấy mẫu và thu thập dữ liệu giúp
tăng chất lượng và số lượng mẫu thu thập gởi về phòng thí nghiệm. Những kỹ
năng nảy sẽ rất hữu ích cho chương trình kiểm soát LMLM quốc gia.
5.3 Publicity
Dự án CARD AusAID đã nhận được báo cáo tại Việt Nam, Úc và quốc tế qua các
chương trình tập huấn và nắm được tình hình LMLM ở Việtt Nam. LMLM là một
bệnh quan trọng ở Việt Nam và khu vực cho thấy dự án này theo đúng hướng.
Dự án đã được công khai bằng đưa thông tin trên các báo ớ Úc, SEAFMD
newsletter và trên internet.
Các kết quả của dự án cũng được trình bày tại:
o Cuộc họp OIE/SEAFMD (Ví dụ: file được đính kèm theo email)
o EU FMD 2008 (Ví dụ: file được đính kèm theo email)
o WAVLD 2007, 2009
o Cuộc họp vùng của nhóm Thượng lưu và Hạ lưu sông Mê-Kông.

Với năng lực phòng thí nghiệm và dịch tễ hiện nay của các phòng thí nghiệm hợp
tác, đặc biệt là Cơ Quan Thú Y Vùng VI, đang có một tiềm năng cho một nghiên
cứu với quy mô nhỏ hơn nhưng tập trung sâu hơn về sự thất bại trong tiêm chủng
vaccine. Tốt nhất là giới hạn ở một số tỉnh miền nam Việt Nam, với mục tiêu
nghiên cứu cụ thể về điều tra hiệu quả của việc tiêm chủng vaccine.
Các phòng thí nghiệm hợp tác hiện nay đang áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán
LMLM một cách bền vững và có khả năng chuyển giao kỹ thuật cho các phòng thí
nghiệm khác.
6. Conclusion
Dự án đã đạt được những mục tiêu đề ra là giúp tăng cường năng lực chẩn đoán
bệnh LMLM và khả năng chẩn đoán chung của hệ thống phòng thí nghiệm chẩn
đoán . Cơ Quan Thú y Vùng 6-TP.HCM và Trung Tâm Chẩn Đoán Thú y Trung
Ương - Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ và đào tạo cho các phòng thí nghiệm khác trong
hệ thống phòng thí nghiệm chẩn đoán của Cục Thú Y.

Tăng cường năng lực chẩn đoán LMLM, kêt hợp bởi các kỹ thuật ELISA, PCR,
nuôi cấy tế bào để xác định bệnh LMLM đã giúp tăng số lượng các ổ dịch LMLM
được xác định serotype gây bệnh. Kỹ thuật nuôi tế bào được áp dụng để phân lập

12
virus LMLM từ hiện trường, cung cấp mẫu virus đã phân lập để giải mã gene được
tốt hơn. Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử tại Cơ Quan Thú y Vùng VI giúp quá
trình giải mã gene nhanh hơn để Cục Thú Y biết được các serotype virus LMLM
đang lưu hành tại Việt Nam và chọn chính xác loại vaccine phù hợp để kiểm soát
bệnh LMLM cho từng vùng. Nuôi được tế bào sẽ giúp sản xuất được kháng
nguyên LMLM dùng trong kỹ thuật ELISA là nguyên liệu chủ yếu trong chẩn đoán
LMLM. Cơ Quan Thú Y Vùng VI đang thử sản xuất kháng nguyên và chuyển giao
cho Trung Tâm Chẩn Đoán Thú Y Trung Ương, Cơ Quan Thú Y Vùng IV và Vùng
VII. Kiểm tra năng lực của các phòng thí nghiệm cho thấy các phòng thí nghiệm
đang thực hiện các xét nghiệm chính xác, việc cung cấp các mẫu chuẩn để tham
chiếu và hệ thống quản lý chất lượng tốt sẽ cho phép khả năng chẩn đoán LMLM
này sẽ thể tiếp tục phát triển.
Các nhân viên thú y cơ sở và dịch tễ của Cục thú Y được huấn luyện nhằm tăng
cường kiến thức cần thiết cho công tác điều tra dịch bệnh và thu thập dữ liệu, kết
hợp với các kết quả xét nghiệm của phòng thí nghiệm để xác chẩn bệnh và xác
định nguồn gốc của ổ dịch. Cải thiện chất lượng mẫu cũng giúp cho kết quả của
phòng thí nghiệm tốt hơn.
Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) đang trong quá trình xem xét việc công bố
cuốn sách “Sổ tay điều tra ổ dịch”. Cuốn sổ tay đang được nhân viên của Cục Thú
y xem xét với mục đích điều chỉnh để áp dụng vào tình hình cụ thể của Việt Nam.
Có 2 nội dung chính được đưa ra. Trước hết là những biểu mẫu quá dài dòng và
cần phải điều chỉnh cho ngắn gọn và sát thực tế hơn; một nội dung cần thiết và
quan trọng của cuốn sổ tay nhưng hầu như bị bỏ qua đó là sự quản lý thông tin
trong quá trình xảy ra ổ dịch nhất là thông tin với chính quyền và các nhà chăn
nuôi địa phương. Nội dung thứ 2 được đưa ra là mặc dù các nhân viên thú y đều

có một số sổ tay tương tự nhưng không được sữ dụng, trong khi những hoạt động
huấn luyện về giám sát và khống chế ổ dịch lại đem lại hiệu quả tốt hơn. Những
lớp huấn luyện như thế vừa được tổ chức gần đây, ở Hà Nội.
Thực hành an toàn sinh học và quản lý nông trại là một quá trình có tính liên tục ở
các nông trại thí điểm. Thông tin cụ thể về thực hành quản lý nông trại không được
thu thập trong dự án này. Kết quả giám sát sau tiêm phòng LMLM được cung cấp
cho thú y cấp tỉnh và sau đó chuyển đến cho người chăn nuôi. Tuy nhiên hoạt
động này cần phải được cải thiện hơn nữa , và dự án giúp phát triển mối quan hệ
giữa nhân viên của Cơ Quan Thú y Vùng VI và nhân viên của các chi Cục thú y
giúp xây dựng cơ chế phản hồi thông tin một cách bền vững

13
Dự án cho thấy cần thiết phải tiếp tục huấn luyện thú y cơ sở về thu thập thông tin
và cách thu thập được thông tin chính xác từ người chăn nuôi. Nhân viên của Cơ
Quan Thú Y Vùng VI sẽ tiếp tục tiếp xúc trực tiếp với thú y cơ sở để đảm bảo các
thông tin chính xác được thu thập cho các cuộc điều tra trong tương lai.
Dự án vẫn là cần thiết đối với Việt Nam vì các ổ dịch LMLM có tính lập lại theo chu
kỳ. Chính phủ Việt Nam và Cơ quan Thú Y vùng VI đã mời các chuyên gia AAHL
cố vấn trong việc kiểm soát LMLM và dự án này là mô hình bổ sung cho kế hoạch
kiểm soát LMLM của Việt Nam. Mặc dù việc giám sát và khống chế bệnh cúm gia
cầm và gần đây là bệnh PRRS là cấp thiết hơn nhưng chính phủ Việt Nam đã cam
kết kiểm soát bệnh LMLM. Điều này được chứng minh bằng các hoạt động của
chương trình kiểm soát LMLM quốc gia hàng năm.
Dự án đã cho thấy sự cần thiết phải có sự cộng tác giữa phòng thí nghiệm và thú y
cơ sở trong kiểm soát LMLM và hiểu được các dữ liệu giám sát huyết thanh sau
khi tiêm phòng và sau khi gia súc bị nhiễm LMLM từ những kết quả của phòng thí
nghiệm . Đối với phòng thí nghiệm, điều quan trọng là phải có những nguyên liệu
phù hợp với các virus đang lưu hành ở hiện trường (qua đó cũng cho thấy sự
quan trọng của việc tăng cường công tác định danh virus LMLM); còn đối với hiện
trường, những số liệu từ hiện trường sẽ giúp giải thích rõ hơn những kết quả của

phòng thí nghiệm. Điều quan trọng đối với hệ thống thú y là kiểm soát được dịch
bệnh, vì thế cần phải có mối quan hệ bền vững giữa phòng thí nghiệm và hiện
trường và bảo đảm các số liệu thu thập được từ hiện trường và kết quả của
phòng thí nghiệm là chính xác.
Dự án này đã thiết lập những tiêu chuẩn cần thiết để một hệ thống phòng thí
nghiệm hoạt động, những bài học có được từ dự án đã được sữ dụng trong việc
đối phó với các ổ dịch cúm gia cầm có độc lực cao và PRRS ở Việt Nam và cho
những dự án cũng như các cuộc điều tra trong tương lai.

×