Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

DỰ ÁN NUÔI VÀ PHÁT TRIỂN HEO RỪNG TẠI QUẬN 9 – TP HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 55 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
--o0o--

BÀI TIỂU LUẬN
DỰ ÁN NUÔI VÀ PHÁT TRIỂN HEO RỪNG
TẠI QUẬN 9 – TP HỒ CHÍ MINH
Nhóm thực hiện: Nhóm 02
Mơn học: Thẩm định dự án đầu tư
Lớp D04
Giảng viên: Trần Thị Vân Trà

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 06 năm 2020
1


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN:.....................................................................6
1.1.

TÓM TẮT DỰ ÁN .......................................................................................................6

1.1.1.

Tên dự án ...............................................................................................................6

1.1.2.



Chủ đầu tư .............................................................................................................6

1.1.3.

Hình thức đầu tư và quản lý ...................................................................................6

1.1.4.

Quy mơ và tiến độ thực hiện dự án .........................................................................6

1.2.

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN ..........................................................................6

1.3.

SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN .....................................................................................7

1.3.1.

Thực trạng nuôi heo rừng hiện nay .........................................................................8

1.3.2.

Thuận lợi của việc ni heo ...................................................................................9

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ............................................................................... 10
2.1.


PHÂN TÍCH TÍNH HIỆN THỰC CỦA DỰ ÁN ......................................................... 10

2.1.1.

Tính khả thi của dự án.......................................................................................... 10

2.1.2.

Phân tích thị trường (nhu cầu thị trường hiện tại) ................................................. 11

2.1.3.

Phân tích đối thủ cạnh tranh ................................................................................. 12

2.1.4.

Phân tích thị trường mục tiêu ............................................................................... 14

2.1.5.

Phân tích nội bộ doanh nghiệp: ............................................................................ 15

2.1.6.

Phân tích SWOT .................................................................................................. 15

2.2.

KẾ HOẠCH MARKETING (4P) ................................................................................ 16


2.2.1.

Chính sách sản phẩm............................................................................................ 16

2.2.2.

Chính sách giá ..................................................................................................... 18

2.2.3.

Chính sách phân phối ........................................................................................... 19

2.2.4.

Chính sách tiếp thị ............................................................................................... 22

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT, CƠNG NGHỆ VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO .......... 24
3.1.

ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN..................................................................................................... 24

3.2.

THIẾT KẾ DỰ ÁN ..................................................................................................... 24

3.2.1.

Kỹ thuật lập chuồng trại ....................................................................................... 24

3.2.2.


Kỹ thuật tạo bóng mát .......................................................................................... 26

3.3.

PHÂN TÍCH NHU CẦU ĐẦU VÀO VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO .................... 26

3.3.1.

Nguồn con giống.................................................................................................. 26

4


3.3.2.

Giá con giống....................................................................................................... 28

3.3.3.

Nguồn thức ăn...................................................................................................... 28

3.3.4.

Quy trình chăm sóc .............................................................................................. 28

3.3.5.

Quy trình theo dõi heo sinh sản và chăm sóc heo con, heo mẹ sau sinh ................ 30


3.3.6.
xuất

Mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng điện, nước và các dịch vụ khác cần cho sản
32

3.3.7.

Yếu tố môi trường ................................................................................................ 33

3.3.8.

Phương pháp xử lý ............................................................................................... 33

3.3.9.

Thu hoạch ............................................................................................................ 34

CHƯƠNG 4. NHU CẦU LAO ĐỘNG ...................................................................................... 35
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ................................................................................... 36
5.1.

BẢNG THÔNG SỐ .................................................................................................... 36

5.1.1.

Kế hoạch đầu tư ................................................................................................... 36

5.1.2.


Kế hoạch hoạt động ............................................................................................. 37

5.1.3.

Tài chính.............................................................................................................. 39

5.2.

BẢNG TÍNH TRUNG GIAN...................................................................................... 40

5.2.1.

Bảng tổng chi phí đầu tư ...................................................................................... 40

5.2.2.

Bảng chi phí đầu tư .............................................................................................. 41

5.2.3.

Lịch vay và trả nợ ................................................................................................ 41

5.2.4.

Lịch khấu hao ...................................................................................................... 42

5.2.5.

Doanh thu ............................................................................................................ 43


5.2.6.

Bảng chi phí hoạt động ........................................................................................ 44

5.2.7.

Bảng giá vốn hàng bán ......................................................................................... 44

5.2.8.

Bảng kết quả hoạt động kinh doanh...................................................................... 45

5.2.9.

Nhu cầu vốn lưu động .......................................................................................... 45

5.2.10. Lưu chuyển tiền tệ ............................................................................................... 46
5.2.11. Đánh giá khả năng trả nợ của dự án...................................................................... 48
5.3.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ....................................................................... 48

CHƯƠNG 6. TỔNG KẾT ......................................................................................................... 57

5


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN:


1.1. TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1.1. Tên dự án
Dự án nuôi và phát triển heo rừng tại quận 9, TP HCM
1.1.2. Chủ đầu tư
Nhóm 2
1.1.3. Hình thức đầu tư và quản lý
Đầu tư trực tiếp theo mơ hình trang trại.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và có th thêm nhân cơng
Địa điểm triển khai: địa bàn quận 9, TP HCM
Tên trang trại: Trang trại Hạnh Phúc
1.1.4. Quy mô và tiến độ thực hiện dự án
• Quy mơ dự án
Quy mơ nhỏ.
Số lượng heo rừng dự kiến có thể cung cấp cho thị trường hằng năm trung bình
khoảng 600 đến 900 khi dự án đi vào hoạt động ở năm thứ 4.
Có thuê mướn cố định 18 nhân công làm việc trực tiếp tại trang trại và có thế th
thêm nhân cơng thời vụ tùy từng thời điểm.
• Tiến độ thực hiện dự án
Lập và phê duyệt dự án trong quý III năm 2020.
Tiến hành đầu tư và xây dựng trong quý IV năm 2020.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và khai thác dự án.
1.2. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN
Phát triển ngành chăn ni heo rừng nhằm tìm kiếm nguồn thu nhập ổn định cho
người dân từ chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa bạn
TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
Bổ sung nguồn thực phẩm chất luợng cao, an toàn với giá cả cạnh tranh, chi phí thấp,
năng suất cao đáp ứng nhu cầu thị trường và lợi nhuận của người chăn nuôi.
6



Ứng dụng và tiếp thu công nghệ, kĩ thuật, chuyên nghiệp hóa cơng nghệ ni heo
rừng.
Giúp chuyển hóa cơ cấu nơng nghiệp, theo hứơng chun nghiệp hóa, đa dạng sản
phẩm chăn ni, hiệu quả và an tồn theo chính sách của Chính phủ.
Giảm bớt việc săn bắn heo rừng, ổn định hệ sinh thái.
1.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang phát triển một cách mạnh mẽ,
đất nước phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các ngành cơng nghiệp,
dịch vụ,… phát triển một cách đa dạng (công nghiệp chế tạo (sản xuất diện thoại, ơ tơ,..);
khai khống; phát triển du lịch,…), chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP, nhưng nơng
nghiệp cũng đóng góp một phần khơng nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là
chăn nuôi.
Thị trường đang ngày càng mở rộng, cơ hội làm giàu ngày càng tăng. Tuy nhiên nó
cũng khơng hề dễ dàng khi sự cạnh tranh quá cao giữa các sản phẩm thay thế, người tiêu
dùng càng chú ý hơn cả về giá cả và chất lượng. Được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực nông
nghiệp, khách hàng hiện nay chú trọng về chất lượng hơn giá cả nên việc các doanh nghiệp
đưa ra các sản phẩm mới chất lượng, an toàn được đảm bảo sẽ là một bước đi khôn ngoan
trên thị trường hiện nay. Và chăn nuôi heo rừng đã mở ra một hướng đi mới trong cơ cấu
chăn nuôi của nước ta.
Xưa nay, thịt heo rừng nổi tiếng là thơm ngon, nhờ vận động liên tục nên cơ thịt săn
chắc, thịt ít mỡ, nhiều nạc nhưng rất mềm và ngọt. Phần da của heo rừng cũng khơng cứng
tạo nên một nét hấp dẫn trong các món ăn được chế biến. Ở các nhà hàng đặc sản ln có
món heo rừng, giá khá cao nhưng khơng phải lúc nào cũng có do có những nơi khơng chủ
động được nguồn thịt. Mặc dù, số lượng hộ dân, doanh nghiệp kinh doanh heo rừng đã tăng
cao nhưng vẫn không đáp ứng đủ nguồn cầu. Vì vậy thịt heo rừng trở thành món ăn cao
cấp, xa xỉ, khơng phải ai cũng có thể mua và thưởng thức được. Như vậy, việc mở rộng qui
mô chăn nuôi heo rừng sẽ đáp ứng được một nhu cầu rất cao của con người, cung cấp một
sản phẩm chất lượng hơn hẳn heo nhà do hàm lượng dinh dưỡng và hương vị của nó. Đặc

biệt là trong những tháng cuối năm 2019 việc dịch bệnh heo tai xanh ở heo nhà đã làm
giảm lượng cung thịt heo trên trường nên việc phát triển một trang trại ni heo rừng –
giống heo khỏa mạnh, ít mắc bệnh – đang là bước đi đúng đắn hiện nay.

7


Hiện nay nhu cầu về thịt rừng nói chung và thịt heo rừng nói riêng là rất lớn. Kinh tế
ngày càng phát triển, người dân chuyển từ nhu cầu ăn no mặc ấm sang ăn ngon mặc đẹp
thì nhu cầu về các loại thịt sạch, thịt ngon sẽ rất cao đặc biệt là thịt heo rừng vừa thơm,
ngon lại không có mỡ.
1.3.1. Thực trạng ni heo rừng hiện nay
Trước đây, thịt heo rừng được xem là đặc sản vì mấy khi người đi săn bẫy được heo
rừng và việc nuôi heo rừng là điều mà khó ai có thể nghĩ đến. Với nền kinh tế ngày càng
phát triển, nhu cầu ẩm thực ngày càng tăng thì heo rừng dần rời rừng và sống với con
người. Lúc đầu chỉ có vài hộ nuôi để ăn trong nhà hoặc để thử nghiệm. Cho đến năm 2005,
nghề nuôi heo rừng ở Việt Nam mới bắt đầu được biết đến và được chú ý, lan rộng từ năm
2006.
Hiện nay, nghề nuôi heo rừng đã phát triển khá mạnh mẽ nhưng đa số ở quy mơ vừa
và nhỏ, có khá ít trang trại với qui mô lớn. Một số tỉnh ở Đông Nam Bộ như Bình Phước,
Tây Ninh, Đồng Nai, TP.HCM là những nơi “mọc” lên những địa chủ ni heo rừng, có
những trang trại ni với số lượng cả trăm con, cịn nói đến số lượng nuôi heo rừng lẻ tẻ
vài con trong gia đình cũng khơng ít. Nhắc đến trang trại ni heo rừng, phải kể đến 3 công
ty đang kinh doanh giống, thịt heo rừng quy mô và hiệu quả là Trang trại lợn rừng NTC;
Công ty TNHH Xây dựng, dịch vụ, thương mại Hương Tràm và Công ty ANFA. Tại nông
thôn thì hiện nay mơ hình ni heo rừng chưa được phát triển với quy mơ lớn vì người dân
chưa được biết đến nhiều và có kiến thức về chăn ni heo rừng.
Hiện nay, mơ hình ni heo rừng chủ yếu là kết hợp giữa nuôi heo rừng và khu du
lịch sinh thái vì đặc tính heo rừng là thả rơng, thích vận động trong khơng gian rộng và ủi
đất, ngồi ra, heo rừng là động vật an tạp. Vì vậy, người dân có thể tận dụng trồng thêm

cây ăn trái, rau củ, phát triển thành khu du lịch sinh thái. Đây là mơ hình có triển vọng cao.
Tuy nhiên, các dịch vụ đi kèm hay phong cách phục vụ cần được cải thiện vì chưa chun
nghiệp. Bên cạnh đó mơ hình ni heo rừng khép kín cũng được nhiều hộ lựa chọn và đạt
được hiệu quả cao.
Trên thị trường, phần lớn heo rừng được nuôi chủ yếu là heo rừng đã qua lai tạo.
Người dân hiện nuôi heo rừng lai hầu hết có nguồn gốc nước ngồi (đặc biệt là Thái Lan)
đã được thuần hóa. Thơng thường mọi người hay dùng giống lợn ỉ để phối với con heo
rừng để cho ra lớp heo rừng con lai F1; sau đó tiếp tục lấy heo cái đời F1 phối với heo rừng
đực gốc cho ra đời heo F2, từ đời heo lai F2 phối giống với heo rừng gốc sẽ cho đời heo
8


lai F3 đây là dòng lợn rừng thuần chủng 100% có chất lượng thịt ngon tương đương với
thịt heo rừng thứ thiệt, có thể phát triển ni lấy thịt.
Hiện nay, Việt Nam có một vài cơng trình nghiên cứu lai tạo heo rừng nhằm tránh
việc người dân thiếu kĩ thuật dẫn đến lai tạo khơng đúng chủ đích, đồng huyết cao, kém
sức sống dẫn đến hiệu quả thấp. Đề tài nghiên cứu như: “Nghiên cứu ứng dụng thụ tinh
nhân tạo phục vụ nhân giống heo rừng Tây Nguyên (Sus scrofa) và lai tạo heo rừng thương
phẩm” Mã số TN3/ C05, thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 do các nhà khoa học Viện sinh
học Nhiệt đới triển khai vào năm 2013. Các nhà khoa học đã nhân giống tạo đàn heo rừng
thuần chủng tại Tây Nguyên và thực hiện các công thức lai tạo để tạo ra các thế hệ con lai
có thể chọn làm giống và ni thương phẩm bằng cách cho nhảy trực tiếp. Định hướng của
các nhà khoa học Viện Sinh học Nhiệt đới là huấn luyện heo rừng để lấy tinh, phục vụ việc
ứng dụng thụ tinh nhân tạo trong nhân giống thuần và lai tạo heo rừng thương phẩm.
1.3.2. Thuận lợi của việc nuôi heo
Thuận lợi về đặc tính của heo rừng
Heo rừng là lồi động vật hoang dã, hung dữ nhưng nếu đã được lai tạo, thuần chủng
thì cũng quen với con người. Heo rừng rất dễ ni. Heo rừng là lồi ăn tạp, thức ăn của heo
rừng cũng đơn giản, chủ yếu là rau, củ, ăn ít cám. Heo rừng có thể ăn tất cả các loại thực
ăn là sản phẩm và phế phẩm của nông nghiệp như thân cây chuối, thân cây ngô, thân cây

mía, các loại rau như rau muống, rau khoai..vv, các loại củ như khoai sắn, thậm chí cả củ
chuối, các loại quả như mít, chuối, xồi, dứa gai…thối chúng điều ăn tất nên chi phí thức
ăn cũng thấp và không tốn nhiều công chế biến. Hơn nữa heo rừng có sức đề kháng cao
nên ít mắc bệnh hơn heo nhà và hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay có rất nhiều dịch bệnh như
H1N1, H5N1 ở gia cầm, heo tai xanh ở heo… những dịch bệnh đó cũng là một nỗi lo sợ
của nguời nông dân, đặc biệt là những hộ có khối luợng chăn ni lớn và người tiêu dùng.
Do đó sự ra đời của một nguồn thưc phẩm sạch, khó mắc bệnh là cần thiết khi mà nguồn
cung cũng như nguồn cầu của các loại thực phẩm khác đang giảm.
Chi phí chuồng trại của heo rừng cũng thấp và ít tốn kém hơn do khơng cần phải bao
bọc kĩ lưỡng như heo nhà, chủ yếu là không khí thống đãng và diện tích rộng để chúng có
thể tự do chạy nhảy, lùng sục, đào bới vì đặc tính heo rừng là thả rơng, thích ũi đất. Hơn
nữa heo rừng cũng mắn đẻ và chu kì của nó cũng giống như heo nhà nên hiệu quả cao và
dễ theo dõi.
Thuận lợi về địa bàn thực hiện dự án
9


Nhóm đã chọn địa bàn triển khai dự án là quận 9, TPHCM.
Thời tiết TPHCM không quá khắc nghiệt nhưng đủ 2 mùa nắng mưa, độ ẩm cao, phù
hợp nuôi heo rừng. Nguồn nước ở đây cũng khá dồi dào, thuận lợi cho cây cối phát triển,
thích hợp áp dụng mơ hình ni heo rừng kết hợp khu du lịch sinh thái: xung quanh có thể
trồng thêm nhiều cây ăn trái, rau củ vừa tạo môi trường tốt cho chăn ni heo rừng, tăng
thu nhập phụ như: tham quan…
Ngồi ra, có thể kết hợp ni thêm gà, vịt. Diện tích đất ở đây khá rộng rãi, dân số ít,
xe cộ và tiếng ồn ít, rất thích hợp cho mơi trường chăn nuôi. Hơn nữa, hiện nay các trang
trại lớn tập trung ở quận 9: Trang trại Heo rừng Minh Phát Phú Hữu, xí nghiệp chăn ni
lợn Phước Long, nơng trại trại Green Farm,… Khi thực hiện dự án có được những thuận
lợi khi áp dụng các cơng nghệ có sẵn, học hỏi kinh nghiệm từ những trang trại sẵn có, cũng
như xác định được nhóm thị trường mục tiêu dễ dàng hơn từ đó giúp tiết kiệm chi phí và
thời gian. Đây cũng là một địa điểm gần với trung tâm tiêu thụ lớn nên chi phí vận chuyển

được giảm bớt, không những thế, kênh tiêu thụ tại chỗ cũng khá mạnh do vị thế đẹp, thu
hút nhiều khách, đặc biệt là những ngày cuối tuần và dịp lễ. Vì vậy khả năng phát triển và
cạnh tranh là rất cao.
Như đã trình bày ở trên, người dân hiện nay có nhu cầu rất cao về nguồn thực phẩm
chất lượng nên việc phát triển chăn nuôi heo rừng là phù hợp, việc quan trọng là nâng cao
kĩ thuật để thịt heo rừng ni ngày càng có chất luợng giống như thịt heo rừng thuần chủng.
Hiện nay chăn nuôi heo rừng đang phát triển mạnh nhưng vẫn còn một số nơi như ở phía
bắc vẫn chưa đựơc khai thác vì có thể môi trường ở đây chưa phù hợp hoặc kĩ thuật chưa
cao. Vì vậy, để thịt heo rừng phổ biến và trở thành một nguồn thực phẩm chính cũng như
đáp ứng được nguồn cầu thì cịn cần tăng nguồn cung rất nhiều.

CHƯƠNG 2.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

2.1. PHÂN TÍCH TÍNH HIỆN THỰC CỦA DỰ ÁN
2.1.1. Tính khả thi của dự án
TP.HCM - thành phố lớn, kinh tế phát triển và cũng là thành phố đóng góp phần lớn
GDP, NSNN nhất cả nước - với công nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm nhưng nông
nghiệp của thành phố cũng được chú trọng phát triển, đặc biệt là chăn ni (chăn ni hộ
gia đình). Quận 9 là nơi có nhiều mơ hình, trang trại với những quy trình chăn ni thành
cơng, kĩ thuật hiện đại, thị trường rộng lớn, khí hậu thuận lợi, tạo điều kiện phát triển nguồn
10


thức ăn cho vật ni, thuốc phịng bệnh… Hơn nữa, heo rừng là lồi dễ ni, ít bệnh, do
đó làm giảm rủi ro lồi vật khơng thích nghi với mơi truờng sống mới.
Thu nhập và nhu cầu của người dân ngày càng cao, thị hiếu về thịt heo rừng cũng
tăng. Nhưng nguồn cung hiên nay chỉ là cung cấp heo giống và cung cấp thịt đang thiếu,
do đó thị trường của sản phẩm này rất tiềm năng.

Để phát triển nuôi heo rừng lai thành một nghề chăn nuôi ổn định và lâu dài, đem lại
hiệu quả thì chính quyền địa phương và ngành chuyên môn cần quy hoạch theo từng vùng
phù hợp. Như vậy nuôi heo ở địa điểm quận 9 rất phù hợp.
Hiện nay giá cả1 của thịt heo rừng F1 là 180.000 đồng/kg hơi, loại F2 là 170.000
đồng/kg hơi, heo giống F1 có giá đến 250.000/kg, có giá xấp xỉ heo nhà nên có thể xem là
sản phẩm thay thế tốt cho heo nhà. Do đó nếu chăn ni hiệu quả thì nó có thể trở thành
ngành nghề đem lại lợi nhuận cao và thu nhập ổn định.
Heo rừng được nuôi không chỉ lấy thịt và nhân giống, mà hầu hết các bộ phận của
heo rừng đều có thể sử dụng được biệt được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền và kinh
nghiệm dân gian. Các bộ phận có thể được sử dụng như một vị thuốc của heo rừng như:
thịt heo rừng (dã trư nhục), mỡ heo rừng (dã trư cao), mật heo rừng (dã trư đảm), dương
vật và tinh hoàn heo rừng (dã trư âm kinh),…..
Với những cơng dụng, chí phí chăn ni thấp, cách thức đơn giản, giá cả hợp lí thì
chắc chắn nhu cầu của heo rừng đang rất cao sẽ còn cao hơn.
2.1.2. Phân tích thị trường (nhu cầu thị trường hiện tại)
Vài năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi động vật hoang dã ngày
càng tăng, trong đó, loại đặc sản được nhiều người ưa chuộng là thịt heo rừng. Đời sống
kinh tế của người dân càng ngày càng phát triển cho nên nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch,
chất lượng đang gia tăng. Trong khi đó Lợn rừng được ni trồng trên một quy trình sạch
đảm bảo an toàn thực phẩm trong khi các thực phẩm khác trên thị trường đang bị ảnh hưởng
rất nhiều về mất vệ sinh an tồn thực phẩm.
Được ni với hình thức bán hoang dã, thả rơng trong khn viên gần nên heo sinh
trưởng trong môi trường tự nhiên, giúp sức đề kháng tốt, heo hầu như không bị bệnh. Với

1

Tham khảo giá thịt heo rừng của trang tại NTC

11



đặc tính ni theo đàn, thả rơng nên hầu hết các trại nuôi đều được bà con xây dựng ở
những khu vực cách xa khu dân cư, trong rẫy, trên đồi... nên khá an tồn với dịch bệnh, lại
khơng ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
So với nuôi heo thịt thì hiện nay ni heo rừng có ưu thế vượt trội hơn hẳn về thị
trường đầu ra. Nếu như những người ni heo thịt thường xun gặp khó khăn do đầu ra
và giá bán không ổn định, nhiều khi giá tiêu thụ khơng bằng giá thành sản xuất thì từ nhiều
năm qua, thị trường tiêu thụ heo rừng ln có giá ổn định dao động từ 150.000 - 180.000
đồng/kg hơi.
Năm 2019, thị trường heo thế giới chao đảo vì khủng hoảng giá và thiếu hụt nguồn
cung khi dịch ASF bùng phát tại nhiều nhà sản xuất heo lớn trên thế giới ở Trung Quốc,
Việt Nam, Philippines. Tại Việt Nam tổng đàn heo của cả nước tháng 12/2019 giảm 25,5%
so với cùng thời điểm năm 2018; sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng cả năm 2019 ước tính
đạt 3,3 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2018 (quí IV ước đạt 731.00 tấn, giảm 26,3%).
2.1.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Trại heo rừng Phú Hữu, số 618/27, đường Nguyễn Duy Trinh, phường Phú Hữu,
quận 9 (TP.HCM)
• Thị trường mục tiêu
Chuyên cung cấp heo rừng giống và thịt nhập khẩu Thái Lan. Nuôi sinh sản, nuôi
sinh trưởng trong môi trường thiên nhiên cho hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn trên cả nước
mà chủ yếu tại TP Hồ Chí Minh.
• Quy mơ
Trại heo được chia làm 6 khu với khoảng 30 chuồng ni, có những khoảng sân trống
rộng, được thiết kế quy trình ni theo điều kiện bán hoang dã. Gồm những khu chuồng
trại cho heo giống con, nhỡ, heo sắp đẻ, heo đang cho bú, hay khu dưỡng heo yếu, bệnh…
tất cả các khu đều được bố trí cách ly nhằm dễ quản lý và kiểm sốt từng loại. Ngồi ra
cịn có các hệ thống đường nước ngầm được lắp đặt xung quanh các dãy chuồng ni.
• Điểm mạnh
Hiện heo rừng giống của trại Phú Hữu đang bán với giá cũng khá “mềm”, từ 220.000
-280.000 đ/kg (tùy loại). Đàn heo rừng giống của trại Phú Hữu được nhập từ Thái Lan về

12


nuôi, thuần dưỡng và đang cho sinh sản tốt. Nhất là đối với những con giống bố mẹ đang
được trại ni và tuyển chọn kỹ càng để tránh tình trạng thối hóa giống.
• Điểm yếu
Lượng heo giống tuyển chọn nhập về vẫn không đáp ứng kịp cho khách hàng và
thường ưu tiên cung cấp cho những mối khách đặt hàng trước. Hệ thống chuồng trại chưa
được mở rộng và đầu tư chất lượng hơn.
Trại heo rừng Thanh Liêm, Đường Long Phước, P. Long Phước, Q. 9, Tp. Hồ Chí
Minh
• Quy mơ
Trại heo có hơn 7 hecta diện tích, sơng nước thiên nhiên trong lành rất phù hợp với
mơ hình kinh tế trang trại nhà vườn sinh thái. Từ đàn heo giống 85 con được nhập khẩu từ
Thái Lan, hiện nay trại đã có hơn 800 con. Chuồng được thiết kế thành từng ơ từ 100-200
m2, đủ để heo vận động.
• Điểm mạnh
Hệ thống trang trại đảm bảo vệ sinh, nguồn thức ăn đa dạng và hữu cơ đảm bảo cho
ra sản phẩm thịt heo an toàn và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giống heo
được lựa chọn kĩ lưỡng, quy trình chăm sóc đạt chuẩn thường xuyên kiểm tra tiêm chủng
cho heo.
• Điểm yếu
Hệ thống chuồng trại chưa thật sự hiện đại, chương trình xúc tiền và phân phối sản
phẩm chưa hiệu quả, sản phẩm chưa tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Trang trại lợn rừng NTC của Công ty CP Phát triển khoa học kỹ thuật NTC Việt
Nam
• Thị trường mục tiêu và quy mô
Trang trại đã hoạt động ổn định được 8 năm và hiện cung cấp tới các khách sạn, nhà
hàng cao cấp trong nội thành Hà Nội hàng nghìn con/năm. Trung bình mỗi năm trang trại
thu được lợi nhuận khoảng từ 30 – 40 tỷ đồng. Với hơn 12.000 con luôn có hơn 100 cơng

nhân chăn ni.

13


• Điểm mạnh
Ngoài việc cung cấp heo thịt hiện trang trại cũng đã phát triển thành cơng mơ hình
rau rừng, với diện tích khoảng 5ha, trung bình mỗi năm trang trại cung cấp cho thị trường
hàng nghìn tấn rau rừng. Với 100% các loại rau như chùm ngây, rau càng cua, rau mỏ, rau
bò khai, rau dớn, hoa chuối rừng, măng rừng…, được trồng hữu cơ.
Sẩn phẩm đa dạng, công nhân lành nghề, hệ thống trang trại hiện đại, đảm bảo an
tồn vế sinh đã góp phần rất lớn vào thành cơng của Trang trại lợn rừng NTC.
• Điểm yếu
Thị trường tiệu thụ vẫn còn hạn chế khi chỉ mới đáp ứng cho khu vực Hà Nội và phía
Bắc trong khi nhu cầu thịt heo rừng hiện đang rất lớn.
2.1.4. Phân tích thị trường mục tiêu
Trong bối cảnh chăn ni heo thịt đang gặp nhiều khó khăn, thiệt hại như hiện nay
thì ni heo rừng có thể là một hướng đi mới. Heo rừng nuôi khá dễ, heo mẹ tự sinh sản
và tự chăm sóc con, sau 4 - 5 tháng là có thể xuất chuồng, ni heo rừng thu lãi gấp 3 - 4
lần heo thịt.
Nuôi heo rừng tuy đơn giản nhưng nếu không nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, chu kỳ sinh
trưởng để chủ động phịng bệnh, bổ sung thức ăn thì sẽ khơng mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Môi trường nuôi heo rừng phải gần giống mơi trường tự nhiên, chỗ ni cần có nhiều
cây cối, yên tĩnh, chuồng trại cách xa khu dân cư và đường giao thông.
Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi tạm lắng, song dịch nCoV bùng phát hết sức báo
động và phức tạp. Theo thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, năm 2020 ngành chăn
ni có rất nhiều thuận lợi, đó là dịch tả lợn Châu Phi đang từng bước được khống chế khi
số lợn tiêu hủy do dịch hàng tháng giảm mạnh. Vì vậy cần tranh thủ thời cơ giảm chăn nuôi
nhỏ lẻ do dịch tả lợn Châu Phi để tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng an tồn sinh học,
theo chuỗi liên kết, xây dựng các chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào chế biến.

Thị trường thịt heo rừng đang đối mặt với những cơ hội cũng như thách thức, tuy
nhiên theo như như cầu thị trường về thịt heo rừng đang rất khả quan, bên cạnh việc chăn
nuôi và tiêu thụ trong nước. Thịt heo rừng có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu mang lại
giá trị cao trong tương lai.
14


2.1.5. Phân tích nội bộ doanh nghiệp:
Mục tiêu ngắn hạn
Xây dựng mơ hình chăn ni an tồn dịch bệnh. Cung ứng cho thị trường trong
nước sản phẩm thịt lợn rừng đạt tiêu chuẩn.
Mục tiêu dài hạn
Phấn đấu đạt doanh số 20%/năm. Mở rộng quy mơ chăn ni, hiện đại hố hệ thống
chuồng trại, tăng năng suất và tạo công ăn việc làm cho người dân. Đẩy mạnh thương
hiệu thịt lợn rừng riêng của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng.
Điểm mạnh
Đội ngũ nhân cơng có kinh nghiệm kỹ thuật trong chăm sóc, ni dưỡng gia súc:
bao gồm nhiều cơng nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật có mặt thường xun tại chuồng
để quản lý đàn vật ni.
Mơ hình chăn nuôi: Thực hiện nghiêm ngặt các khâu từ sản xuất con giống đến thức
ăn, chế độ chăm sóc ni dưỡng, vệ sinh chuồng trại, xử lý môi trường…
Chủ động tiếp cận các kênh phân phối, các phương tiện truyền thông để quảng bá
sản phẩm: Đề ra chính sách phân phối và tiếp thị cụ thể
Điểm yếu
Tài chính của doanh nghiệp cịn hạn chế.
2.1.6. Phân tích SWOT
Điểm mạnh
Nhu cầu về thịt lợn trong nước tăng cao: Do dịch tả lợn Châu Phi, nguồn cung thịt
lợn giảm, thậm chí thịt lợn nhập khẩu vẫn không đủ để đáp ứng thị trường hiện tại.
Giống heo rừng chất lượng cao, khoẻ mạnh

Ứng dụng công nghệ trong q trình chăn ni đảm bảo mơ hình chăn ni vệ sinh:
Thực hiện nghiêm ngặt cơng tác phịng dịch, tiêm chủng vacxin đầy đủ theo quy định của

15


cơ quan thú y; đặc biệt là làm tốt khâu tiệt trùng, khử độc trong tồn bộ hệ thống chuồng
ni cũng như kho chứa thức ăn, đồ dùng thiết bị liên quan và cổng ra vào.
Điểm yếu
Quy mô chăn nuôi còn .
Hạn chế về vốn.
Chưa nắm bắt được biến động giá cả trên thị trường.
Cơ hội
Thị trường tiêu thụ rộng lớn: Thành phố Hồ Chí Minh với dân số đơng nhất cả nước
(đến 0h ngày 1/4/2019, dân số TP là 8.993.028 người), nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cao.
Cạnh tranh trong ngành thúc đẩy sự cải tiến, nâng cấp trong q trình chăn ni chất
lượng cao: u cầu hiện đại hoá chuồng trại cũng như nguồn thức ăn, y tế đảm bảo sức
khoẻ cho đàn lợn.
Thách thức
Tình trạng dịch tả lợn Châu Phi (ASF) dù đã được khống chế nhưng vẫn có nguy cơ
lây nhiễm.
Dịch bệnh theo mùa (dịch tả ở heo, tai xanh, lở mồm long móng..)
Các sản phẩm thay thế giá thấp.
Đối thủ cạnh tranh: Trên cả nước cũng đã có những trang trại lợn ở Hà Nội, TPHCM
cung cấp sản phẩm từ thịt cho thị trường.
2.2. KẾ HOẠCH MARKETING (4P)
2.2.1. Chính sách sản phẩm
Mảng kinh doanh chính của dự án là cung cấp heo thịt và heo giống cho khách hàng
sỉ và lẻ, đây cũng là hai sản phẩm chính, hai sản phẩm này là điểm mấu chốt để tạo ấn
tượng với khách hàng, chất lượng tốt thì khơng lo thiếu cầu. Tuy nhiên trong một mơi

trường cạnh tranh mạnh mẽ như vậy, thì sản phẩm cơ bản của các nhà sản xuất tương đối
giống nhau. Như vậy trong cuộc cạnh tranh này, không chỉ đơn thuần là giữa các sản phẩm
cơ bản mà là những thứ bổ sung xung quanh cho sản phẩm ấy. Trong chăn nuôi heo rừng
16


thì nó thể hiện dưới những hình thức là thái độ người bán, tư vấn cho khách hàng, những
dịch vụ vận chuyển, đóng gói...
Trong chiến lược marketing thì việc lựa chọn thị trường mục tiêu rất quan trọng,
nhóm đã xác định thị trường mục tiêu của mình là những nhà hàng, quán ăn ở TP.HCM thì
trại phải đảm bảo uy tín chất lượng và nguồn cung đầy đủ vì thơng thường những nhà hàng,
quán ăn cần một khối lượng ổn định chứ khơng phải theo thời vụ hay chu kì, do đó phải
đăm bảo lượng thịt được u cầu. Ngồi ra, với những nhà hàng, quán ăn này thông thường
là quán đặc sản nên việc cạnh tranh về giá tuy rất quan trọng, nhưng đối tác quan tâm nhất
vẫn là chất lượng sản phẩm. Với mục tiêu làm ăn lâu dài, đầu ra mạnh và ổn định thì uy
tín, sự đảm bảo về chất lượng của thịt là rất quan trọng. Với nguồn cung ngày càng nhiều,
chỉ cần không uy tín một lần cũng có thể mất đi một lưộng tiêu thụ đáng kể, chưa nói đến
việc này có tính lan truyền cao, ảnh hưởng tới lượng khách hàng trong tương lai.
Cam kết với khách hàng
• 100% lợn rừng đều được chăn thả hoang dã tự nhiên, đảm bảo chất lượng thịt thơm
ngon, săn chắc.
• Thức ăn chủ yếu là các loại rau, hạt ngũ cốc, bột mỳ, giun quế, các loại cây thảo
dược.
• Khơng sử dụng thức ăn cơng nghiệp, chất kích thích, kháng sinh phịng bệnh, sử
dụng thuốc nam để chữa bệnh.
Với sản phẩm heo thịt thì có nhưng dịch vụ như vệ sinh, giết mổ heo miễn phí hoặc
với giá cơng phải chăng, đóng bao bì, vận chuyển giúp khách hàng lên xe. Ngoài ra nên
cho khách hàng đi tham quan chuồng trại để tăng sự tin tưởng của khách hàng, tạo mối
quan hệ lâu dài.
Danh mục sản phẩm của trại là cung cấp heo rừng giống và heo thịt. Trong danh mục

heo giống thì bao gồm cả lợn giống nuôi thương phẩm (khoảng 7-10 kg), và cả lợn giống
nuôi sinh sản (lớn hơn 10kg). Heo thịt cũng có con nhỏ hoặc có thể làm thành phẩm luôn.
Để khẳng định sản phẩm và tên tuổi của trại, nhóm quyết định lấy tên trại là trang trại
heo rừng Hạnh Phúc và đăng kí nhãn hiệu.
Để tăng tính hiệu quả, nhãn hiêu sẽ có hình con heo rừng đi trong vườn cây để nói
lên khái quát sản phẩm của trại. Nhãn hiệu sẽ được đăng kí tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt
Nam. Việc đăng kí nhãn hiệu này không chỉ là khẳng định sản phẩm của trang trại mà còn
tăng sự tin tưởng của khách hàng, cũng như nâng cao uy tín đối với thành phẩm của dự án
Bao bì cũng là một trong những cơng cụ giúp thu hút khách hàng đến với sản phẩm
cũng như giúp làm tăng tính cạnh tranh và tạo dựng hình ảnh chun nghiệp cho sản
phẩm, bao bì khơng chỉ có thể sử dụng khi khách hàng mua thịt về nhà mà cịn có thể
được sử dụng đối với các sản phẩm giao bán ở đại lý.
Trong giai đoạn đầu kinh doanh sản phẩm được đưa vào thị trường theo phương thức
ít khuyến mãi nhưng sẽ cung cấp chất lượng thịt cao (chiến lược tập trung). Bởi vì đặc thù
nên sản phẩm này ít có thể áp dụng chính sách khuyến mãi, hơn nữa nó tốn thêm một khoản
17


chi phí trong giai đoạn hồn vốn của dự án. Nhóm sẽ tập trung vào nguồn ra chính là những
nhà hàng đặc sản trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận, nơi mà đòi hỏi chất lượng thịt
cao. Chiến lược này giúp trại có thể có lãi cao hơn mà chi phí marketing lại thấp.
Khi sản phẩm đã có số lượng khách hàng mục tiêu cũng như chiếm được thị phần,
lúc này dự án chuyển sang chiến lược phát triển thị trường (cạnh tranh về giá với các đối
thủ) để nâng cao sản lượng bán, để kéo dài tuổi thọ của dự án, cần nâng cao giá trị sản
phẩm, đa dạng hóa các sản phẩm của dự án (kéo dài chiều dài của sản phẩm cũng như “đào
sâu” hơn các sản phẩm hiện có); khơng ngừng phát triển những sản phẩm, dịch vụ đính
kèm cũng như phát triển các mối quan hệ với khách hàng.
2.2.2. Chính sách giá
Việc định giá sản phẩm là lựa chọn mức giá bán sản phẩm trên thị trường. Việc này
dựa trên các nhân tố trực tiếp như phân tích chi phí nguyên vật liêu, công nghệ sản xuất,

nhân công và các nhân tố gián tiếp như quan hệ cung cầu, khách hàng mục tiêu, vị trí chỗ
đứng của sản phẩm trên thị trường.
Trong giai đoạn đầu của dự án, nhóm xác định chiến lược tập trung – chiến lược trọng
tâm, tức là đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phải chăng nhằm thu hút khách
hàng cũng như tạo lập các mối quan hệ với thương lái, chủ nhà hàng, khách sạn. Trong giai
đoạn này dự án sẽ tập trung vào các khách hàng mục tiêu quan tâm chất lượng thịt nhưng
ít nhạy cảm về giá, vậy nên các hộ gia đình đến mua trực tiếp từ trang trại,…
Sau khi chiếm được thị phần trên thị trường, dự án sẽ chuyển sang chiến lược cạnh
tranh về giá. Bán với giá rẻ nhưng bù lại với số lượng lớn. Trong giai đoạn này dự án sẽ
tập trung nhiều vào kênh phân phối gián tiếp để có thể sản phẩm đến tay khách hàng nhiều
nhất có thể; kèm theo là những sản phẩm, dịch vụ khuyến mãi.
Do đây là dự án mới đối với nhóm nên vẫn chưa có kinh nghiệm trong quá trình định
giá sản phẩm nên việc đưa ra giá bán cịn gặp nhiều khó khăn, để đảm bảo giá sản phẩm
phù hợp với giá trên thị trường nhóm tham khảo giá của các trang trại như sau:
Trang trại heo rừng Phú Hữu:
Giá heo rừng giống từ 180.000đ - 250.000đ/kg tùy loại.
Giá heo rừng thịt từ 110.000đ-120.000đ/kg tùy loại.
Trang trại heo rừng NTC
Heo rừng thịt

Heo rừng thương phẩm

Heo rừng giống

Loại F1

Loại F2

Loại F3


Loại F1

Loại F2

Loại F3

Loại F1

Loại F2

180.000

170.000

160.000

250.000

200.000

150.000

138.000

120.000

Trại heo rừng tại hồ Cần Nơm, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương.
18



Heo rừng giống thuần chủng: 240.000đồng/kg (8- 10 kg)
Heo rừng giống lai: 170.000~190.000đồng/ kg (8-10 kg)
Heo rừng thịt thuần chủng: 140.000đồng/ kg (> 20kg)
Heo rừng thịt lai: 110.000đồng/ kg (> 20kg)
2.2.3. Chính sách phân phối
Lựa chọn 2 kênh phân phối là phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.
Kênh phân phối trực tiếp (phân phối không qua trung gian)
Phân phối trực tiếp tại địa phương, trực tiếp đến các cơ sở tiêu thụ và người tiêu dùng
thịt heo rừng. Người tiêu dùng có thể đến trang trại để mua giống heo hoặc nhu cầu về thịt
tận nơi hay đặt hàng thường xuyên theo lịch xuất chuồng hoặc có nhu cầu đặt hàng đột
xuất thì sẽ được trang trại chuyên chở và cung cấp tận nơi cho khách hàng.
Ưu điểm
Kiểm soát được chất lượng của con giống và thịt heo rất là cao và kiểm sốt được giá
bán tránh tình trạng giá bán quá chênh lệch giữa các nhà phân phối trung gian.
Việc tư vấn kinh nghiệm nuôi heo hay chế biến và bảo quản thịt heo cho người tiêu
dùng được nâng cao và dịch vụ này sẽ thúc đẩy việc khách hàng sẽ quay lại trang trại lần
sau.
Đồng thời, khi khơng cung cấp qua trung gian thì trang trại sẽ khơng mất một số chi
phí trung gian và sẽ đủ một số lượng lớn cho khách hàng hay thúc đẩy nhanh tốc độ lưu
thông của một đơn hàng số lượng lớn đến khách hàng một cách nhanh chóng mà không sợ
thiếu hụt từ các nhà cung cấp trung gian.
Nhược điểm
Việc người tiêu dùng biết đến trang trại non trẻ mới vào nghề là rất ít khách hàng biết
đến, chính vì vậy kênh phân phối trực tiếp này chỉ phù hợp với dự án có uy tín trên thị
trường và lâu đời rồi.
Muốn được nhiều người biết đến thông qua kênh phân phối trực tiếp thì địi hỏi chúng
ta phải sử dụng các cơng tác quảng bá hình ảnh của dự án phải được thực hiện thật tốt để
19



nhiều người tiêu dùng biết đến và đồng thời đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm tốt
nhân.
Trình độ chuyên môn sản xuất, đầu tư và tổ chức quản lý hệ thống kinh doanh tiêu
thụ hàng rất lớn và phức tạp, trong khi đó trang trại lại chưa có đầy đủ kinh nghiệm, mối
quan hệ cũng như hiểu biết sâu sắc về thị trường do với hình thức này nguời sản xuất phải
thực hiện hết chức năng của kênh phân phối do khơng có trung gian thương mại.
Đồng thời gặp khó khăn khi mở rộng thị trường.
Kênh phân phối gián tiếp (phân phối qua trung gian)
Đây là kênh phân phối có sự phân phối đến các nhà cung cấp trung gian rồi mới đến
tay người tiêu dùng. Cung cấp sản phẩm qua các trung gian đại lý, bán lẻ để nhằm mục tiêu
phạm vi bảo phủ thị trường rộng rãi khắp tồn quốc. Và thơng qua website của trang trại
nhằm tiếp thị gần với khách hàng ở thời đại 4.0
Ưu điểm
Qua hình thức phân phối trung gian đến đại lý và bán lẻ thì thịt và giống heo rừng
được tiếp cận được với một thị trường rộng lớn mà các nhà phân phối trung gian uy tín đã
thiết lập sẵn từ trước nhằm giảm được chi phí quảng cáo.
Qua hình thân phân phối trên website giúp tiếp cận một nguồn khách hàng lớn và đưa
thông tin đến với khách hàng nhanh chóng làm thơi thúc ý thức của khách hàng về sản
phẩm của trang trại và tăng nhanh nhu cầu mua của khách hàng.
Nhược điểm
Có sự chênh lệch giữa các đại lý, khi các đại lý phối hợp với nhau khơng chặt chẽ sẽ
làm tăng chi phí hàng tồn khơ, kéo dài thời gian phân phối và chệnh lệch giá bán giữa các
đại lý.
Mức độ kiểm soát của doanh nghiệp đối với kênh và khả năng thích nghi với sự biến
đổi của thị trường của kênh là không cao.

20


Vì đại lý là quá nhiều với diện phủ rộng tồn quốc, chính vì vậy sẽ khơng kiểm sốt

được q trình bán hàng, chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
Chiến lược phân phối
Trong những năm đầu của dự án thì kênh phân phối được doanh nghiệp lựa chọn là
đánh mạnh vào kênh phân phối gián tiếp. Để đẩm bảo tiêu chuẩn đầu vào đầu ra, chất lượng
và số lượng thịt và giống heo rừng thì doanh nghiệp sẽ kí kết những hợp đồng với các nhà
trung gian như đại lý và bán lẻ, đồng thời kí kết hợp đồng với nhà vận chuyển nhằm có thể
đưa hàng trực tiếp và nhanh chóng đến tay người tiêu dùng, và kí kết hợp đồng với các
trang tại ni heo về việc cung cấp giống.
Ngồi ra trang trại cịn hướng đến việc tiếp thị thịt heo rừng trực tiếp đến các nhà
hàng, quán nhậu nhằm tăng doanh thu đầu ra hiệu quả. Và cung cấp thịt heo rừng thường
xuyên và đầy đủ cho các tiểu thương tại chợ.

Trang trại

• Cung cấp thịt heo rừng và giống heo thơng qua trung
gian.
• Phân phối cho trung gian đại lý và bán lẻ
• Cam kết chất lượng với các bên trung gian
• Cung cấp đến người tiêu dùng cuối
cùng.
• Cam kết đạt tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm

Đại lý,
bán lẻ

Người
tiêu dùng

• Mua hàng trực

tiếp tại các đại lý
hay cửa hàng
bán lẻ .

Mơ hình: kênh phân phối gián tiếp của trang trại.
Đối với kênh phân phối trực tiếp thì các khách hàng có nhu cầu ni heo có thể trực
tiếp tới mua heo tại trang trại để lựa chọn heo giống và qua kênh này thì sẽ tắng được dịch

21


vụ tư vấn miễn phí về việc chăm sóc, q trình ni và kinh nghiệ, trong q trình ni
heo đến với khách hàng.

Trang trại

• Khơng qua bất kì hình thức trung gian nào, mà phân phối trực
tiếp ngay đến người tiêu dùng cuối cùng.

Người tiêu
dùng

• Người tiêu dùng đến trực tiếp trang trại để mua
hoặc tham khảo thịt và giống heo rừng trực tiếp.

Mơ hình: kênh phân phối trực tiếp của trang trại.

2.2.4. Chính sách tiếp thị
Mục đích: tiếp thị nhằm giới thiệu sản phẩm giống và thịt heo rừng đến với nhiều
khách hàng mới, thị trường mới trong và ngoài nước. Quảng bá đến người tiêu dùng chất

lượng và những ưu điểm của sản phẩm nhằm gia tăng thị phần và doanh thu, lợi nhuận.
Phương tiện hỗ trợ truyền thông (trực tiếp)
Lực lượng nhân viên bán hàng: nhân viên bán hàng trực tiếp tại trang tại , tại trung
gian phân phối như địa lý hay bán lẻ , những người tiếp xúc trực tiếp đến khách hàng sẽ
thường xuyên được cung cấp và đạo tạo chuyên môn của nhân viên nhằm đưa đến cho
người tiêu dùng những thông tin hữu ích, ngắn gọn và từ đó đưa ra lời khuyên giúp khách
hàng lựa chọn sản phẩm giống và thịt heo rừng của trang trại.
Lực lượng nhân viên tư vấn: nhằm giúp đỡ các chủ nhà hàng, quán nhậu hay người
tiêu dùng cuối cùng những món ăn ngon từ heo rừng hay cách chế biến và cách thức bảo
quản thịt heo rừng một cách thơm ngon và mang lại nhiều chất dinh dưỡng từ thịt heo rừng.
Các công nghệ thông tin: nhờ những trang website để đưa các thông tin chi tiết về
trang trại , bao gồm: quy mô, diện tích, số lượng, chuồng của trang trại, số lượng heo hiện
có thể cung cấp nhanh chóng, thơng tin chi tiết về nguồn gốc và xuất xức ủa heo và giá
22


công khai nhằm đưa thông tin đến người tiêu dùng một cách chi tiết và nhanh chóng, dễ
dàng và hiệu quả.
Phương thức hỗ trợ truyền thông (gián tiếp)
Quảng cáo trên chính website của trang trại, ln cập nhập hình ảnh và thông tin kịp
thời.
In và phát các brochure quảng cáo kĩ thuật ni heo rừng trong đó có thơng tin của
trang trại gửi về các kênh phân phối trung gian tại 64 tỉnh thành.
Quảng cáo bằng cách đặt các ấn phẩm quảng cáo và các tờ rơi nhằm phát tại các đại
lý hay cung cấp bán lẻ trên khắp 64 tỉnh thành.
Quảng cáo trên Tivi, quảng cáo ngắn thông qua các chương trình truyền hình.
Phát TVC (phim tự giới thiệu) tại các khu hàng đông lạnh của các siêu thị lớn trong
thành phố.
Thực hiện in 1 số những tờ rơi, catalog giới thiệu trực tiếp sản phẩm thịt heo tới các
quán ăn nhà hàng cung cấp số điện thoại liên lạc, thông tin chi tiết về thịt heo, các tiêu

chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm.

23


CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT, CƠNG NGHỆ VÀ CÁC
YẾU TỐ ĐẦU VÀO
3.1. ĐỊA ĐIỂM DỰ ÁN
Do dự án hướng đến khách hàng mục tiêu là người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận
nên địa điểm xây dựng và hoạt động của dự án là tại quận 9 - cách trung tâm thành phố
khoảng 13 km theo xa lộ Hà Nội. Ngồi vị trí khá gần trung tâm thành phố quận 9 cịn giáp
với Bình Dương và Đồng Nai – nơi có lượng khách hàng tiềm năng rất lớn. Khơng những
có vị trí đặc biệt thuận lợi mà đây cịn là nơi tập trung khá nhiều công nhân – trong KCN
chất lượng cao của thành phố cũng như dân cư từ một số khu đô thị lớn như Singa City,
khu đô thị TDL, khu đô thị Thái Dương Luxury, khu đô thị Green Home Riverside, khu đô
thị Park Riverside Tân Cảng,...
Quận 9 được xem là quận duy nhất ở TP. HCM sở hữu lượng đất nông nghiệp và đất
rừng đầm lầy nhiều, nơng nghiệp đóng góp một phần vào kinh tế quận. Nơi này có 1 hệ
sinh thái khá đa dạng ngay giữa lòng thành phố, hệ động thực vật phát triển khá đa dạng
phong phú thích hợp để khai thác nơng nghiệp.
Dự án được xây dựng với diện tích 7000 m2 bao gồm khu chuồng trại và nơi khoảng
sân để heo rừng có thể vận động
Dự án dự kiến sẽ được xây dựng ở đoạn đường Cầu Đình từ giao đường Long Phước
đến sông Đồng Nai. Đây là khu vực xa dân cư thuận lợi cho việc nuối và phát triển đàn heo
rừng, cũng như giá đất ở đây khá rẻ chỉ tầm 2 triệu cho một m2
3.2. THIẾT KẾ DỰ ÁN
3.2.1. Kỹ thuật lập chuồng trại
• Diện tích chuồng trại
Heo rừng đực giống: 5-7m2/1con. Có thể ni chung 3-4 con trong 1 khu đất rộng.
Những tốt nhất tách nhốt từng đực giống riêng.

Heo rừng hậu bị sinh sản: 3-4m2/1con.
Heo rừng nái đẻ, nuôi con: 8-10m2/1 con

24


• Thiết kế chuồng nuôi tập trung cho heo rừng
Tất cả hệ thống nền chuồng đều phải lát gạch đỏ. Có thể dùng gạch loại hư, hỏng, lỗi
của các nhà máy thải ra để giảm chi phí. Giúp làm tăng khả năng tăng trưởng chống ẩm
thấp của lợn rừng tránh dịch bệnh (tiêu chảy ở heo rừng,…), giúp vệ sinh dễ dàng, thuận
tiện.
Hệ thống hàng rào vách ngăn: có thể dùng lưới B40, Sắt cao 1-1.2m hoặc xây bằng
tường gạch cao 1.2-1.4m.Sử dụng mành mành lưới B40 rào xung quanh, dưới chân xây
móng gạch rộng 20cm sâu xuống 30cm, chiều cao thân tường trên mặt đất là 40cm để mành
mành lưới B40 không bị mục chân, rừng không đào hang ra ngồi được, nền đất cát 1phần
làm nền bê tơng có mái che làm nơi cho heo trú ngụ và để thức ăn nước uống cho heo.
Hệ thồng tường xung quanh có thể xây cao kín từ dưới chân
lên hoặc xây cao 1.4m từ chân đất
Đối với hệ thống chuồng thơng nhau thì phải có ơ cửa di
chuyển từ chuống này sang chuống khác, ô cửa đi vào.
Hành lang đi lại rộng từ 1.2-1.5m để vừa đủ để xe vận
chuyển thức ăn, phân thải.
Trung bình 1m2 chuồng ni tập trung thì khoảng 1-2 con
dưới 20kg/con. Nhưng để đảm bảo cho heo rừng có sân chơi vận
động phù hợp với tập tính thì nên để 2-3 m2 1 con là phù hợp
nhất.

25



Khu sân chơi cho heo ừng sử dụng lưới B40 cao từ 1.2-1.5m. Hệ thống làm mát có
thể dùng dây thép sau đó dùng những loại cây dây leo (mướp, gấc,..) để đảm bảo độ mát
cho chuồng trại.Diện tích chuồng và sân chơi trung bình từ 5-6m/1 con.
• Thiết kế khu nuôi heo rừng sinh sản
Về kỹ thuật chuồng lợn đẻ cũng được quây lưới B40 giống như chuồng hậu bị sinh
sản. Tuy nhiên do mật độ 1con/1 ô nên diện tích chuồng khoảng 8 – 10m2. Một điểm đáng
lưu ý nữa là do mắt lưới B40 tương đối to so với kích thước lợn con nên xung quanh lưới
B40 từ dưới đất lên 20cm đảm bảo phải được rào kỹ hoặc được nẹp bằng các thanh tre, gỗ
tránh cho lợn con mắc kẹt tại đó; hoặc có thể xây hàng gạch cao khoảng 30cm sau đó mới
quây lưới.
Hệ thống cửa dễ dàng vệ sinh, thuận tiện cho việc tách lợn con.
Hệ thống lan đan xen dưới chân phải dày cao khoảng 60m để tránh lợn con di chuyển
sang huống khác khó quản lý.
Hệ thống nền chuồng đều ốp gạch đỏ. Hệ thống tường xây xung quanh nên xây kín.
Hệ thống ơ thống phải nhiều với mùa hè; nhưng với mùa đông phải che chắn tốt để tránh
lợn bị tiêu chảy, tiêu hao nhiều.
Khu sân chơi cho heo nái đảm bảo tập quán, tập tính sinh hoạt của heo rừng.
3.2.2. Kỹ thuật tạo bóng mát
Có thể sử dụng bóng cây có sẵn làm nơi che mát.
3.3. PHÂN TÍCH NHU CẦU ĐẦU VÀO VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO
3.3.1. Nguồn con giống
Thường xuyên theo dõi và đánh giá, chọn lọc con giống có các chỉ tiêu, ngoại hình
và thể chất tốt nhất để nhân giống phát triển. Đảm bảo cho các thế hệ sau có đầy đủ ưu thế
của đàn bố mẹ. Vì giống là tiền đề để quyết định sự phát triển. Vì chỉ có giống tốt thì các
thế hệ sau sẽ có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật, phẩm chất thịt sẽ được thơm ngon hơn.
Nguồn cung hiện tại có thể kể tới là heo mua từ trong đồng bào dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên, đây là giống heo rừng thuần chủng Việt Nam, nhưng chủ yếu nguồn cung
giống hiện nay là từ các trang trại tiên phong đã nhân giống khá rộng rãi bên cạnh đó các
cơ sở chăn ni này cũng có thể sẵn sang giúp đỡ tư vấn, giúp đỡ về kỹ thuật chăn ni.
Gía con giống tại các trang trại này xuất bán cũng tương đối rẻ so với heo ngoại nhập khẩu.

Nguồn cung con giống thứ 2 không thể không nhắc tới đó là con giống nhập khẩu mà
chủ yếu là ở Thái Lan về heo nhập về là heo đực thuần chủng mua về nhằm gây giống cho
đàn heo trong dự án. Ngồi ra cũng có thể nhập con giống nhỏ từ Thái Lan về.
Một phương thức khác là lai heo rừng đực với heo địa phương thuần chủng như: heo
Thuộc Nhiêu, Móng Cái, Mường Khương, heo Mẹo, … cho đến đời F3 con giống chứa
26


75% phẩm chất heo rừng. Giống heo F3 này tuy không sản xuất con giống hàng loạt được
nhưng vẫn cho con lai đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tác dụng tích cực trong việc
gìn giữ nguồn gen các giống heo bản địa.
Có một nguồn giống khác đó là ở một số nơi như Bình Định, các hội khuyến nông
đang lai tạo heo rừng lai với heo đen của đồng bào dân tộc thiểu số để tạo ra đối tượng nuôi
cung cấp nguồn thực phẩm sạch, chất lượng cao.
Có thể thấy hiện nay có nhiều chủng loại heo rừng vì được lai tạo nhiều cách khác
nhau, tùy từng chủng loại mà heo rừng giống có nhiều giá khác nhau và chất luợng cũng
khác nhau, vì vậy để chọn được heo giống tốt và phù hợp cần có sự hiểu biết về mặt kĩ
thuật và mục đích chăn ni của bản thân.
Một số lưu ý khi lựa chọn giống
• Trước tiên nên đi thăm quan tìm hiểu con giống tại các cơ sở cấp giống, để có sự so
sánh như vậy sẽ không chọn được con giống tốt nhất, khơng nên chỉ xem ở chỗ cung
cấp giống.
• Đối với heo rừng đực giống: vì heo giống mua về ni còn nhỏ nên nhiều đặc điểm
trên cơ thể chưa phát tướng, do đó khi mua bà con cần tìm hiểu kỹ con bố mẹ phải
đảm bảo tiêu chí sau: chọn những con đầu thanh, mặt dài giống mặt ngựa, lưng
thẳng, lông bườm dài, trông dữ tướng. Chân cao, vững chắc, bụng thon gọn. Cơ
quan sinh dục phát triển, tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối. Tính hăng cao. Và đặc biệt,
không mắc các loại dịch bệnh từ đời bố mẹ. Cổ phải dài, thắt ngẫng, khơng có má,
đặc điểm này đối với heo mẹ chứng tỏ con heo đó sẽ mắn đẻ, đẻ sai (giống như vịt
ta cổ thắt mắt treo đẻ khoẻ), nuôi con khéo. Trọng lượng cơ thể vừa phải (heo mẹ

không nên vượt quá 50 kg).
Đối với việc chọn heo rừng hậu bị sinh sản phải đảm bảo các yếu tố sau: lựa chọn
khi tuổi đời đạt từ 3 – 4 tháng tuổi. Ngoại hình: đầu thanh, mõm dài thẳng giống mặt ngựa,
lưng thẳng, hông rộng; 4 chân cao, to, chắc khỏe. Cơ quan sinh dục: phát triển bình thường
cả về hình thể và hoạt động. Vú: lợn rừng nái có 5 đơi vú xếp đồng đều mỗi bên, những
nái có vú cong vênh, khơ hoặc kẹ sẽ không chọn hoặc phải kiểm tra đánh giá lại. Không
mắc các dịch bệnh từ đời bố mẹ, đặc biệt không cận huyết (cùng huyết thống).
Đối với heo rừng nuôi lấy thịt: Được lựa chọn để nuôi lấy thịt thương phẩm, chọn
lợn rừng giống nuôi thương phẩm phải đảm bảo khỏe mạnh khơng dịch bệnh, có khả năng
tăng trưởng tốt…. thì mới đạt hiệu quả kinh tế.
Mới ni, khơng nên ni q nhiều mà nên ni thử nghiệm, vì mới ni cịn ít
kinh nghiệm trong phịng chống bệnh tật và chăm sóc, nếu khơng may gặp rủi ro sẽ thiệt
hại lớn. Cũng không nên mua heo mới nhập ở các vùng khác biệt về địa lý và môi trường
sống về ni, vì như vậy sẽ có rủi ro về bệnh tật cao (khác biệt khí hậu,…)
27


×