Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG CỦA DỰ ÁN NUÔI TÔM VEN BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.95 KB, 20 trang )

NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG
CỦA DỰ ÁN NUÔI TÔM VEN BIỂN.
I.YÊU CẦU VỀ TÍNH BỀN VỮNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI Ở CÁC
VÙNG VEN BIỂN .
Trong các vùng biển nói riêng và trong các vùng nông thôn nói chung
phần lớn là các vùng còn chậm phát triển, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp
nhiều khó khăn trình độ dân trí còn thấp, cũng như các hệ thống cơ sở hạ tầng
như : Hệ thống trường học, y tế, điện, đường xá giao thông đi lại...vv, chưa phát
triển thậm chí còn rất thô sơ lạc hậu, kém phát triển chưa đạt mức tối thiểu.
Trong tình trạng đó dân cư khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên
thiên nhiên nhằm mục đích mưu sinh kiếm sống .Người ta mới chỉ chú trọng
đến lợi ích kinh tế trước mắt mà quên đi hậu quả trong tương lai, một phần là
do không hiểu biết một phần là do sức ép của cuộc sống.
Chính vì vậy, khi các dự án ra đời đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ này,
tuy nhiên nếu chúng ta không chú ý thì trong quá trình khai thác và hoạt động
của dự án sẽ lại gặp lại vấn đề trên do quá lưu tâm đến lợi nhuận mà không
quan tâm đến các vấn đề của môi trường và xã hội khác làm ảnh hưởng đến
quá trình phát triển lâu dài .
Do vậy trong quá trình xây dựng các dự án cũng như quản lý các dự án
chúng ta phải đặt vấn đề phát triển bền vững lên hàng đầu để đảm bảo một
quá trình phát triển lâu dài, đạt hiệu quả cao về kinh tế cũng như về các yếu tố
môi trường, xã hội .Đặc biệt là thuỷ sản có mối liên quan gắn bó chặt chẽ đến
điều kiện tự nhiên, các tác động của nước và đất đai có ảnh hưởng lớn đến
nuôi trồng thuỷ sản cũng như lên năng suất và hiệu quả kinh tế, thậm chí nếu
môi trường quá xa sút thì có thể không nuôi trồng được .Hay nói cách khác là
nuôi trồng thuỷ sản gắn liền với điều kiện tự nhiên, với môi trường nước tức là
đất đai và nguồn nước là đối tượng khai thác và đối tượng sản xuất chính của
thuỷ sản cùng với các vật nuôi là các loài sinh sống trong môi trường nước.
Vậy cụ thể các vấn đề đặt ra lúc này là chúng ta phải quan tâm đến lĩnh
vực nào trước hết hay cả ba giác độ : Kinh tế, xã hội và môi trường ?.
Như chúng ta đã cùng giải trình trong phần cơ sở lý luận .Ba vấn đề


này có mối liên hệ mật thiết với nhau, hiệu quả kinh tế tác động đến hai yếu tố
môi trường và xã hội cũng như các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế và từ đó tác động đến yếu tố xã hội và ngược lại.
Vậy chúng ta phải đồng thời giải quyết cả ba vấn đề này trong mỗi
dự án để từ đó hướng tới mục tiêu quan trọng nhất đó là ; hướng tới thúc đẩy
phát triển nông thôn và kinh tế nông nghiệp nhằm tạo sức bứt phá trong khu
vực nông thôn của mỗi vùng cũng như trong toàn ngành và trên phạm vi cả
nước .Đó là giải quyết các vấn đề lao động dư thừa trong nông thôn, nông
nghiệp , ổn định xã hội nông thôn giảm các tệ nạn xã hội do cuộc sống khó
khăn mà nảy sinh và tồn tại bấy lâu .và khi xã hội nông thôn cùng các vấn đề
của nông nghiệp được giải quyết thì sẽ tạo điều kiện cho công cuộc CNH-HĐH
đất nước đi lên CNXH( chủ nghĩa xã hội).
Thứ nhất, trong mỗi dự án phải đạt được hiệu quả cao nhất có thể, thu
nhập của dự án phải cao để có thể đủ phân phối lại và đảm bảo nâng cao thu
nhập cho người dân vùng dự án.Tính toán đầy đủ các chỉ tiêu tài chính và lựa
chọn phương án, cơ hội tốt nhất có thể để thu về một hiệu quả cao, đem lại
nhiều lợi nhuận. Để tăng thu nhập từ xuất khẩu cũng như tăng thu cho ngân
sách địa phương và ngân sách nhà nước nói chung để từ đó thúc đẩy nề kinh tế
phát triển .Cũng như khi tăng thu nhập cho người dân thì sẽ đảm bảo các vấn
đề khác của cuộc sống cũng như đảm bảo dinh dưỡng an ninh thực phẩm và
các vấn đề về giới khác .Quan trọng nhất là sẽ góp phần vào phát triển cơ sở
hạ tầng phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong
khu vưc nông thôn .
Mặt khác, chúng ta phải tận dụng được các khu đất các diện tích chưa
khai thác để tăng thu nhập cho vùng dự án .
Thứ hai, song song với quá trình trên chúng ta phải đặt ra trước mắt
bài toán đảm bảo công bằng xã hội và giải quyết vấn đề người dân sẽ được lợi
gì khi dự án đi vào hoạt động? Cái họ được hưởng nhiều hơn hay ít đi so với
cái họ đang có . Hay nói cách khác chúng ta xây dựng các dự án nhằm thúc đẩy
nông nghiệp nông thôn phát triển cũng như góp phần giải quyết các vấn đề

của xã hội nông thôn .Chính vì vậy chúng ta phải quan tâm hàng đầu đến việc
người dân sẽ được hưởng lợi như thế nào và có đảm bảo công bằng hay
không, cụ thể dự án sẽ tác động lên những mặt của cuộc sống cộng đồng dân
cư tại vùng có dự án như cơ sở hạ tầng, giao thông, điện năng, y tế, trường
học, thông tin liên lạc. Đào tạo và giáo dục họ thêm hiểu biết trong xử lý các
vấn đề với môi trường, nâng cao trình độ và kinh nghiệm làm ăn, trình độ canh
tác nuôi trồng, làm ăn kinh tế..Nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như cải
thiện tình trạng của người phụ nữ, trẻ em trong cuộc sống và giảm gánh nặng
công việc gia đình, kiếm sống, lao động chân tay…tạo điều kiện cho họ tham
gia vào hoạt động xã hội, học tập..vv.
Thứ ba, chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến môi trường, trong các dự
án phải tính toán kỹ lưỡng các phương án giải quyết các nguồn chất thải, phải
xây dụng các ao chứa và xử lý nước thải, có hệ thống lọc cũng như có quy trình
công nghệ xử lý các chất thải rắn, chất thải hưu cơ, khí ..
Đi đôi với quá trình nuôi trồng thuỷ sản chúng ta phải kết hợp và tìm ra
mô hình thích hợp giữa canh tác nuôi trồng thuỷ sản và nông –lâm kết hợp để
đảm bảo phát triển bền vững trong nuôi trồng.
Đồng thời phải tiến hành giáo dục ý thức của người dân trong khi tiến
hành sản xuất, nuôi trồng, để họ có thể tự ý thức được các hành động của mình
sẽ có tác động như thế nào đến môi trường cũng như có thể xử lý được các
tình huống môi trường trong khi tiến hành nuôi trồng thuỷ sản.
II . PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG TRONG CÁC DỰ ÁN NUÔI
TÔM VEN BIỂN.
Để tránh tình trạng mất cân đối trong thiên nhiên và xã hội dẫn tới
tình trạng giảm sút phát trỉên kinh tế xã hội của một địa phương nói riêng hay
cả nước nói chung cũng như trong phạm vi của một ngành .Đặc biệt, điều đó
trở nên vô cùng quan trọng với xã hội nông thôn trong điều kiện xã hội chưa
phát triển, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở hạ tầng thô sơ lạc hậu .Chính vì vậy
chúng ta phải xây dựng một chiến lược cho phát triển bền vững nói chung và
các dự án nói riêng theo phương hướng mà nhà nước cùng các nhà khoa học

đã vạch ra .
Trong phạm vi nghiên cứu này chúng ta cùng đưa ra các phương
hướng cho mục tiêu phát triển bền vững trong các dự án nuôi tôm ven biển
Việt nam .
Điêù quan trọng nhất là chúng ta phải đảm bảo cho nguồn lợi từ vùng
ven bờ và thềm lục địa cũng như các vùng nứơc lợ vì dây là các nguồn tài
nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng với Việt nam và với dân cư tại các vùng
này cũng như với quá trình phát triển xã hội đi lên công cuộc CNH-HĐH đất
nước theo định hướng XHCN(xã hội chủ nghĩa ).Đó là :
-Bảo đảm cân bằng, sử dụng hợp lý và bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng
đối với phát triển ngành kinh tế thuỷ sản .Coi trọng phục hồi và bảo tồn nguồn lợi
thuỷ sản.Bởi vì khi đảm bảo cân bằng trong hệ thống môi trường sẽ xây dựng
được một chiến lược nuôi trồng thuỷ sản lâu dài, đảm bảo khai thác và tái sinh
hợp lý nguồn lợi từ thiên nhiên, làm cho nguồn lợi từ thiên nhiên sẽ ngày càng
nhiều hơn, môi trường cân bàng dẫn đến các hệ thống tự bảo vệ của môi trường
hoạt động tốt sẽ trợ giúp cho quá trình nuôi trồng cũng như giúp cho môi trường
ổn định, thế cân bằng tự nhiên không bị phá vỡ, con người sẽ được khai thác từ
môi trường lau dài .
-Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong tất cả các khâu của quá trình phát
triển và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, mở rộng nuôi thâm canh và năng suất cao.Với
hệ thống công nghệ hiện đại có thể giảm đi sự tác động của quá trình sản xuất đến
môi trường, như sử dụng các loại hoá chất để trung hoà hoặc phân huỷ các chất có
hại đến môi trường trong quá trình sản xuất cũng như công nghệ lọc nước thải, xử
lý chất thải, nước thải trước khi thải ra môi trường, các dây chuyền công nghệ chế
biến khép kín có thu hồi chất thải, tiến bộ trong công nghệ xây dựng...Đó là các
thành tựu của con người mà ta cần ứng dụng trong sản xuất và nuôi trồng thuỷ
sản .
-Bảo đảm vệ sinh môi trường trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất
thuỷ sản .Khi ta tiến hành chặt chẽ tất cả các khâu trong quy trình nuôi trồng cũng
như khi chế biến về vệ sinh và an toàn thực phẩm sẽ làm giảm tác động đến môi

trường .
-Nâng cao nhận thức cộng đồng, lôi cuốn cộng đồng tham gia vào sử dụng
và quản lý hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản .Trong quan hệ với môi trường thì ý thức
hệ của con người chiếm một vai trò quan trọng, trong cách nhìn nhận về môi
trường mỗi nguời khác nhau nên cách xử lý các vấn đề môi trường khác nhau, khi
ý thức hệ của con người được nâng cao nhận thức về mối quan hệ giữa môi
trường và đời sống của con người thì người ta thấy rằng để đảm bảo cho chính
cuộc sống và thu nhập lâu dài của chính bản thân mình thì phải tích cực tham gia
bảo vệ môi trường .Đặc biệt chúng ta phải quan tâm vấn đề giáo dục ý thức cho
người phụ nữ vì đây là đối tượng tiếp xúc nhiều đến môi trường trong cuộc sống
cũng như trong sản xuất
-Tăng cường thể chế và chính sách quản lý hiệu quả và bền vững ngành.
Lồng ghép các cân nhắc môi trừơg vào trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
ngành.Bên cạnh các hướng đi khác thì các biện pháp hành chính tỏ ra hữu hiệu với
người dân Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay, cũng như các dự án các kế hoạch
phát triển của các vùng, ngành phải quan tâm so sánh lợi ích giữa lợi nhuận thu
được và chi phí cho môi trường để có phương án tối ưu.
-Thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ biển dựa trên cơ sở các chính sách liên
ngành, điều chỉnh và kết nối hoạt động của các ngành.Ngoài ra các ngành các cấp
có liên quan phải kết hợp các hoạt động đồng bộ, tránh tình trạng đan xen gây khó
khăn cho công tác xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong các dự án cũng
như trong bảo vệ tài nguyên vùng bờ của Việt nam .
-Quản lý nguồn lợi thủy sản có sự tham gia của cộng đồng. Cộng đồng đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong công tác này, bởi vì đây là đối tượng trực tiếp tác
động đến môi trường hàng ngày trong sản xuất cũng như trong nuôi trồng thuỷ
sản. Cộng đồng cũng là hạt nhân của mọi quá trình, nếu có sự hợp tác tích cực họ
sẽ là người tuyên truyền giáo dục các thành viên khác trong cộng đồng thực hiện
các hoạt động bảo vệ môi trường và tham gia vào các hoạt động khác để hướng
tới xây dựng một ngành thuỷ sản cũng như một nền kinh tế phát triển bền vững
trong tương lai.

-Thiết lập và quản lý hiệu quả các khu vực bảo tồn biển.Bên cạnh các khu
nuôi trồng thuỷ sản cần phải có một vùng đệm cho môi trường để đảm bảo an
toàn cho môi trường của vùng dự án. Vùng đệm này như một chiếc áo giáp an toàn
cho môi trường ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường chung của vùng,
trung hoà các chất độc hại từ các dự án đảm bảo cân bằng sinh thái .Các vùng đệm
này có thể ở ngay trong vùng dự án nhu một dạng nông lâm kết hợp hoặc là ở
cạnh vùng dự án sao cho thích hợp và có hiệu quả cao nhất tuỳ theo từng tình
huống cụ thể mà có kiến trình khác nhau.
-Tăng cường năng lực quản lý nhà nước nguồn lợi thuỷ sản .Có một đội ngũ
quản lý hiệu quả là rất quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững, nếu
không có năng lực sẽ không thể làm việc có hiệu quả mà ngược lại còn làm cho
tình hình ngày một xấu đi.
-Hạn chế mở rộng nuôi trồng thuỷ sản ven biển, khuyến khích nuôi ven biển
và triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất nuôi trồng.Thâm
canh tăng vụ như là một con đường để giảm đi sự khai thác quá mức của con
người với thiên nhiên, để dành ra các khu vùng đệm cho vùng dự án hay vì phải
tiến hành canh tác trên diện tích đó .
-Áp dụng các tiêu chuẩn môi trường ngành, khi có một tiêu chuẩn chung thì
sẽ dễ dàng hơn trong công tác quản lý, kiểm soát .
-Nhà nước phải ban hành các chính sách quan trọng và có các hành động
cần thiết để đảm bảo phát triển một nghề cá, một ngành thuỷ sản phát triển bền
vững ở Việt Nam, sự chỉ đạo hướng dẫn của nhà nước là cần thiết cả với các
ngành có liên quan hay ngành thuỷ sản cũng như chính quyền địa phương các cấp
trong chiến lược bảo vệ môi trường hướng tới sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản
cũng như trong khai thác đánh bắt thuỷ sản đảm bảo cho phát triển bền vững
- Tăng cường chính sách hỗ trợ các cộng đồng dân cư nghèo , hoàn thiện
chính sách về giao quyền sử dụng và khai thác nguồn lợi thuỷ sản .Khi người dân
có được sự hỗ trợ của nhà nước trong sản xuất và nuôi trồng cũng như vốn đầu tư
sẽ giúp họ phát triển sản xuất mà không phải khai thác kiệt quệ môi trường để tìn
kiếm lợi nhuận nhằm mưu cầu cho cuộc sống .Ngoài ra, khi có được sự sở hữu thì

họ mới quan tâm bảo vệ vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chính họ.
-.......vv
III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG TRONG CÁC DỰ ÁN NUÔI TÔM VEN
BIỂN.
Đứng trước bài toán của phát triển đi đôi với bền vững và theo
phương hướng ta đã vạch ra, có thể đưa ra một vài các biện pháp để nâng cao
hơn nữa các hoạt động sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản trong các dự án nuôi
tôm ven biển hiện nay nhằm hướng tới phát triển bền vững trong tương lai,
tránh tình trạng khai thác bừa bãi ảnh hưởng đến thế hệ đi sau, qua đó thế hệ
mai sau không phải đi tìm cách giải quyết các vấn đề của cha ông như chúng ta
đang mắc phải hiện nay .Dó cũng là con đường hữu hiệu để phát triển đất
nước đi lên trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước .
III.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế bền vững .
Các dự án đều được tính toán một cách kỹ lưỡng các phương án để lựa
chọn phương án hữu hiệu nhất để nhằm đem lại thu nhập cao nhất cho nhà
đầu tư, nhưng trong quá trình thực hiện và xây dựng các dự án cũng như
trong quá trình quản lý dự án vẫn còn nhiều thiếu sót chính vì vậy dẫn tới chi
phí tăng làm giảm lợi nhuận của dự án.
Thứ nhất, chúng ta phải tính toán kỹ lưỡng các chỉ tiêu tài chính của
dự án và ngay khi tiến hành xây dựng dự án khả thi phải tính toán được các
mức độ rủi ro để từ đó có sự lựa chọn phương án tối ưu nhất sẽ tiến hành .Đặc
biệt phải tính toàn và đảm bảo phương án phải có chỉ tiêu NPV> 0 có IRR càng
lớn càng có lợi, phương án nào có IRR lớn hơn thì sẽ lựa chọn, cũng như chỉ
tiêu NPV càng lớn hơn không thì càng tốt .
Đảm bảo kế hoạch trả nợ đúng hạn, phải tính ra được tỷ suất tính toán
của dự án .Dự án phải đảm bảo hoạt đông có lãi và thu được lợi nhuận cao
nhất có thể, tức là khi đó dự án đã đảm bảo có lãi, chi phí bỏ ra ít hơn nhiều so
với lợi nhuận thu về .
Thứ hai, đi đôi với các biện pháp làm giảm giá thành .
- Phải tận dụng được nguồn thức ăn trong tự nhiên để làm giảm chi phí

về thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản, ta phải đặt vấn đề này lên tầm quan trọng
vì thức ăn nó ảnh hưởng lớn đến NPV cũng như chi phí và giá thành, các chỉ
tiêu tài chính khác của dự án, đó là do giá thức ăn luôn có biến động lớn,
không ổn định .Thức ăn tự nhiên vừa cho chất lượng của sản phẩm tốt lại sẵn
có trong môi trường, các nguồn thức ăn này lại dễ nuôi dưỡng trong môi
trường nước ví dụ như các loài vi sinh vật nhỏ, giáp xác, thân mềm, rong tảo
và các loài thực vật nhỏ khác.
- Hơn nữa thức ăn trong tự nhiên thích hợp và tốt hơn cho đối tượng
nuôi trồng của thuỷ sản, nó đem lại chất lượng cao cho sản phẩm mà trong
tương lai con người thích tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm được nuôi trồng
theo phương pháp tự nhiên hơn là các sản phẩm công nghiệp vì sẽ tránh được
tỷ lệ các hoá chất trong thành phần của sản phẩm nuôi công nghiệp .
- Nuôi trồng đi đôi với đảm bảo môi trường để giảm thiểu các chi phí
cho khắc phục hậu quả của môi trường .Hiện nay các dự án theo luật định của

×