Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Khoa học trái đất chương trình đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.76 KB, 15 trang )

Khoa Học Trái Đất
Câu 1: Đặc điểm chung của Hệ Mặt Trời. Tại sao Mặt Trời được gọi là sao?
- Hệ Mặt
- Trời là một tập đoàn thiên thể gồm sao, hành tinh, tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch,
bụi đã được hình thành cách đây khoảng 6 - 7 tỉ năm.
- Hệ Mặt Trời có thiên thể lớn ở trung tâm là Mặt Trời (sao), quay xung quanh có các thiên
thể nhỏ hơn thuộc Hệ Mặt Trời.
- Tất cả các hành tinh đều quay xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo gần tròn.
- Quỹ đạo của tất cả các hành tinh đều nằm gần như cùng một mặt phẳng.
- Tất cả các hành tinh đều quay xung quanh Mặt Trời theo cùng một hướng ngược chiều
kim đồng hồ nếu nhìn từ Bắc Thiên Cực xuống mặt phẳng quỹ đạo.
- Tất cả các hành tinh (trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh) và phần lớn các vệ tinh cũng
đều quay quanh trục của chúng ngược chiều kim đồng hồ.
- Tất cả các thành viên trong hệ Mặt Trời đều có cấu tạo bởi các nguyên tố hóa học có trong
bảng tuần hoàn của Mendeleev, tuy nhiên trạng thái vật chất và nồng độ khối lượng các
nguyên tố không giống nhau ở các thành viên trong hệ
* Trong Hệ Mặt Trời, Mặt Trời là thiên thể duy nhất tự phát sáng nhờ những phản ứng nhiệt
hạch xảy ra bên trong, vì thế Mặt Trời được gọi là một ngơi sao.
Câu 2: Đặc điểm về hình dạng, kích thước của Trái Đất.Hệ quả?
-Trái Đất khơng phải là một hình cầu hồn hảo, nó có hình dạng phức tạp và đặc biệt nên
gọi là “Hình Trái Đất” hay hình Giêơit (geoid). Tuy nhiên, do sự chênh lệch giữa bán kính
xích đạo và bán kính cực khơng lớn (21,3 km) so với kích thước rất lớn của Trái Đất, nên
nhìn chung vẫn có dạng hình cầu.
* Hiện nay kích thước Trái Đất được sử dụng các số liệu sau:
- Bán kính xích đạo hay bán trục lớn (a) = 6378,245 km;
- Bán kính cực hay bán trục nhỏ (b) = 6356,863 km;
- Chiều dài trung bình vịng kinh tuyến = 40.008,5 km;
- Chiều dài xích đạo = 40.075,7 km;
- Độ dẹt ở cực = 21,36 km; - Độ dẹt ở xích đạo = 1/ 30.000 = 213m;
- Diện tích bề mặt Trái Đất = 510.083.000 km2 ;
- Thể tích Trái Đất = 1,083.1012 km3 ;


- Khối lượng = 6.1024 kg; - Tỉ trọng trung bình = 5,52 g/cm3
Về mặt địa lí :
- Do bề mặt Trái Đất thường xuyên được chiếu sáng một nửa là ngày và một nửa nằm trong
bóng tối là đêm, hiện tượng này là hiện tượng ngày đêm


- Hình cầu của Trái Đất làm cho tầm nhìn khi lên cao được mở rộng. Khi đứng cao 1 m chỉ
nhìn xa được 3,57 km, đứng cao lên 10 m sẽ nhìn xa được 11,28 km, nhưng khi đứng cao
lên 100 m có thể nhìn xa 35,69 km…
- Hình cầu nên xích đạo chia Trái Đất thành 2 nửa đối xứng qua xích đạo, sự đối xứng này
gây ra sự đối xứng và ngược nhau về địa lí như: các vịng đai nhiệt, gió, áp, mùa...
- Độ dẹt của Trái Đất gây ra sự khác biệt trong đo đạc độ dài của các cung vĩ độ, càng lên
những vĩ độ cao, độ dài của các cung vĩ độ càng tăng. Tại khoảng từ 0 o - 1 o độ dài cung
chỉ 110,576 km, nhưng khi đi về vĩ độ cao 44o - 45o độ dài cung tăng lên 111,134 km.
□ Về mặt địa vật lí
- Trái Đất có thể tích tối đa so với các hình học khác có cùng diện tích bề mặt nên chứa
được một lượng vật chất tối đa.
- Vật chất càng vào trung tâm càng bị nén chặt và phân bố thành các lớp đồng tâm và hình
thành nhân trung tâm
- Ảnh hưởng ma sát ngược của triều lực đã làm cho TĐ quay chậm lại, tốc độ quay giảm đã
làm biến dạng vỏ Trái Đất hình thành vành đai đứt gãy khoảng 35o vĩ Bắc và Nam.
- Kích thước và khối lượng vật chất của Trái Đất đã sinh ra một sức hút đủ lớn để giữ các
vật và giữ được một lớp không khí bên ngồi, nên mọi vật đều bị Trái Đất hút vào tâm.
Câu 3:Đặc điểm vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.Ý nghĩa nhịp điệu ngày đêm?
- Trái Đất tự quay quanh trục tưởng tượng theo hướng từ tây sang đơng nếu nhìn từ Bắc
thiên cực xuống.
- Trục Trái Đất tạo nên một góc 66o33’ với mặt phẳng Hồng đạo. Cịn mặt phẳng
Hồng đạo và mặt phẳng Xích đạo Trái Đất tạo nên góc 23o27’.
- Trái Đất hồn thành một vòng tự quay quanh trục trong khoảng thời gian một ngày đêm,
quy ước 24 giờ (ngày đêm theo Mặt Trời). Khoảng đó là vị trí của Mặt Trời 2 lần chiếu thẳng

góc trên kinh tuyến có địa điểm quan sát quy ước 24 giờ.
- Do hướng chuyển động của Trái Đất trùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời cho
nên thời gian thực mà Trái Đất quay tròn một vòng là 23 giờ 56 phút 4 giây (ngày đêm theo
sao)
- Trái Đất quay quanh trục nhanh nhất vào tháng 8, tháng 3 và 4 quay chậm nhất.
Câu 4:Hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.?
- Nhịp điệu ngày, đêm Trái Đất có dạng hình khối cầu, nên cùng lúc sẽ có một nửa được
chiếu sáng là ngày, một nửa bị khuất là đêm, nhưng do sự tự quay quanh trục đã tạo nên
nhịp điệu ngày - đêm trên Trái Đất.
- Giờ trên Trái Đất: có 3 loại giờ :


+ Giờ địa phương: giờ của các địa phương ở trên cùng một kinh tuyến. Trong một ngày đêm
các địa điểm cùng nằm trên một kinh tuyến có một lần Mặt trời lên cao nhất trên đường chân
trời lúc 12 giờ trưa, các địa phương ở trên cùng một kinh tuyến có giờ giống nhau. Giờ này
gọi là giờ địa phương hay giờ Mặt Trời.
+ Giờ khu vực (múi giờ): giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực. Người ta
chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi tương ứng với 24 khu vực bổ dọc 7 theo kinh tuyến tương
đương 15 kinh độ bằng 1 giờ. Giờ chính thức của tồn khu vực là giờ địa phương của kinh
tuyến đi qua chính giữa khu vực.
+ Giờ Quốc tế (GMT): Nghĩa là giờ trung bình ở kinh tuyến Greenwich, ranh giới của múi
giờ này là 7o30’Đ và 7o30’T. Số thứ tự múi giờ được đánh từ múi giờ gốc sang phía Đơng
lần lượt là 0, 1, 2, 3,…, 23. Các kinh tuyến giữa múi tương ứng là 0o , 15o Đ, 30o Đ, 45o
Đ… 180 o , 165o T, 150o T, 1350 T…. 150 T; mỗi múi cách nhau 1 giờ. Ngày nay, người ta
dùng Thời gian Phối hợp Quốc tế hay UTC, thường gọi là Giờ Phối hợp Quốc tế, là 1 chuẩn
quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử.
Câu 5: nêu đặc điểm vận động của TĐ quay quanh MT ?
Đặc điểm:
- Trái Đất vận động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip gần trịn, có hai tiêu điểm cách
nhau khoảng 5 triệu km. Đường elip chuyển động của Trái Đất trên có độ dài khoảng

943.040.000 km.
- Do chuyển động trên quỹ đạo elip nên trong khi chuyển động có lúc Trái Đất đến gần
Mặt Trời nhất là điểm cận nhật, cách Mặt Trời 147 triệu km, lúc ở xa Mặt Trời nhất là
điểm viễn nhật, cách Mặt Trời 152 triệu km.
- Hướng chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời cũng là hướng từ Tây sang Đông.
- Trái Đất chuyển động một vòng trên quỹ đạo hết 365 ngày 5h 48’ 46’’ với vận tốc trung
bình 29,8 km/s.
- Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất không đổi hướng, gọi là chuyển động
tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt trời.


Câu 6:Vẽ sơ đồ và giải thích đặc điểm chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Sơ đồ
?

Đặc điểm:
- Chuyển động biểu kiến của Mặt trời giữa hai chí tuyến: Sự chuyển động ảo giác của Mặt
Trời trong một năm giữa khu vực nội chí tuyến gọi là chuyển động biểu kiến của Mặt trời
- Trong năm ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống chí tuyến một lần, nội chí tuyến
2 lần
- Sự thay đổi các thời kì nóng - lạnh:
+ Do trục của Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng Hoàng đạo nên khi chuyển động tịnh tiến
quanh Mặt Trời có sự ln phiên các thời kì nóng, lạnh ở hai nửa cầu Bắc - Nam. Từ 21/3
đến 23/9, nửa cầu Bắc là thời kỳ nóng cịn nửa cầu Nam là thời kì lạnh; từ 23/9 - 21/3 thì lại
ngược lại ở bán cầu Bắc và Nam.
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau:
+ Từ 21/3 - 23/9 ngày ở bán cầu Bắc dài hơn ngày ở bán cầu Nam, từ 23/9 - 21/3 ngược
lại.
*Nguyên nhân là từ 21/3 - 23/9 Trái Đất nghiêng bán cầu Bắc về phía Mặt Trời, ở nửa cầu
Nam Mặt Trời nằm thấp trên đường chân trời nên góc nhập xạ nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn
(ngày ngắn), từ 23/9 - 21/3 ngược lại.

Câu 7: Vì sao có hiện tượng mùa với đặc điểm khí hậu khác nhau trên Trái Đất?
-Hiện tượng mùa trong năm xảy ra trên trái đất là do trục trái đất nghiêng 23,5 độ so với
mặt phẳng quỹ đạo của nó xung quanh mặt trời điều này có nghĩa là bán cầu nằm hướng về
phía mặt trời sẽ có mùa hè trong lúc mùa đông diễn ra ở bán cầu còn lại hướng ra xa mặt trời
hơn


-Đặc điểm:
- Các loại khí hậu trên Trái Đất: + Khí hậu trên Trái Đất được chia thành nhiều loại và phân bố
thành đối theo vĩ độ. Trong các đới lại có những khí hậu bờ đơng, bờ tây, khí hậu hải dương
và lục địa

Câu 8 : Nguyên nhân nào sinh ra sự thay đổi các thời kỳ nóng – lạnh trên Trái Đất ?Vì
sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất?

-Do trục trái đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam
bán cầu lần lượt ngả về phía mặt trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng
lạnh khác nhau.
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau: từ 21/3 - 23/9 ngày ở bán cầu Bắc dài hơn ngày
ở bán cầu Nam, từ 23/9 - 21/3 ngược lại. Nguyên nhân là từ 21/3 - 23/9 Trái Đất nghiêng bán
cầu Bắc về phía Mặt Trời, làm cho Mặt Trời nằm cao trên đường chân ở nửa cầu Bắc, nên
thời gian chiếu sáng dài (ngày dài); ở nửa cầu Nam Mặt Trời nằm thấp trên đường chân trời
nên góc nhập xạ nhỏ, thời gian chiếu sáng ngắn (ngày ngắn), từ 23/9 - 21/3 ngược lại.
Câu 9: Nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực ?
- Hiện tượng Nhật thực: Nhật thực là hiện tượng Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất. Khi
Mặt Trăng đi vào giữa Mặt Trời và Trái Đất che ánh sáng Mặt Trời lên Trái Đất và bóng
Mặt Trăng in lên một vùng tối trên Mặt Trời
- Nguyệt thực: Là hiện tượng Mặt trăng bị bóng tối của Trái Đất che khuất. Khi Trái Đất
nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, Mặt Trăng bị bóng của Trái Đất che khuất.
Vị trí tương đối



Nhật thực: Mặt trăng ở giữa khoảng cách từ Mặt trời cho đến Trái đất



Nguyệt thực: Trái đất ở giữa khoảng cách từ Mặt trời cho đến Mặt trăng

Thời điểm diễn ra


Nhật thực: Ban ngày, cần đeo kính để quan sát



Nguyệt thực: Ban đêm, có thể quan sát được bằng mắt thường

Địa điểm quan sát




Nhật thực: Ở một vài nơi nằm trong bóng tối hoặc bóng nửa tối Trái đất



Nguyệt thực: Có thể nhìn được từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái đất

Tần suất diễn ra



Nhật thực: Ít nhất 2 lần và tối đa là 5 lần trong 1 năm



Nguyệt thực: Chỉ xảy ra khoảng 1-2 lần trong năm, cứ 5 năm sẽ có 1 năm khơng
diễn ra


Câu 10: Nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng thủy triều ?
-Do lực hấp dẫn của mặt trăng và lực li tâm gây ra. Cụ thể, thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng
bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình ellip.Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với mặt
trăng được gọi là miền nước lớn thứ nhất (lực hấp dẫn tạo ra). Còn miền nước lớn thứ hai
nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất (lực li tâm tạo ra).Giữa hai nước
lớn liên tiếp sẽ là nước ròng. Một khi tốc độ quay của Quả Đất ổn định thì lực li tâm lớn nhất
nằm ở miền xích đạo của Trái Đất, nơi có bán kính quay lớn nhất
.-Biểu hiện của hiện tượng thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Chính sức
hút này đã làm cho nước ở các biển và đại dương vận động lên xuống sinh ra thuỷ triều trong
ngày và những thời kì triều cường, triều kém trong tháng.
Vào chu kỳ khi nước triều dâng lên hoặc xuống, ngày mực nước lên cao nhất là nước phát
tức là nước lớn tuần trăng mới. Ngày mực nước không dâng mấy (khoảng 15 ngày sau nước
phát) là nước sính, tức là nước lớn tuần trăng rằm
Câu 11: Thành phần của khí quyển? Khái niệm khí quyển?


– Vị trí lớp khí quyển: lớp vỏ khí bao ngồi cùng của Trái Đất.
– Khí nitơ chiếm 78%, oxi chiếm 21%, hơi nước và các khí khác chiếm 1%
* Cấu trúc của khí quyển: Căn cứ vào các đặc điểm khác nhau của lớp vỏ khí, người ta chia
khí quyển thành năm tầng.
– Tầng đối lưu:

+ Nằm trên bề mặt Trái Đất có chiều dày khơng đồng nhất: ở Xích đạo 16 km, cịn ở cực
khoảng 8 km.
+ Khơng khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Tập trung 80% khối lượng khơng khí của khí quyển; 3/4 lượng hơi nước (từ 4 km trở
xuống) và các phần tử tro bụi, muôi, vi sinh vật,…
+ Nhiệt độ giảm theo độ cao
– Tầng bình lưu:
+ Từ giới hạn trên của tầng đối lưu đến 50km.
+ Khơng khí khơ và chuyển động thành luồng ngang.
+ Tập trung phần lớn ôzôn, nhất là ở độ cao từ 22 – 25 km.
+ Nhiệt độ ở tầng bình lưu tăng lên đến +10°c.
– Tầng giữa:
+ Từ giới hạn trên của tầng bình lưu lên tới 75 – 80 km.
+ Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao và xuống còn khoảng -70()c đến – 80°c ở đỉnh tầng.
– Tầng ion (tầng nhiệt): khơng khí hết sức lỗng, chức nhiều ion.
Câu 12: Vai trị của khí quyển ?
Vai trị của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất:
Khí quyển rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật, con người trên Trái
Đất, là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất.
- Tầng đối lưu:


+ Chứa 80% khối lượng khơng khí của khí quyển, ¾ lượng hơi nước, cung cấp oxi duy trì sự
sống của con người và sinh vật.
+ Có vai trị hấp thụ một phần bức xạ mặt trời, nhờ đó mà ban ngày mặt đất đỡ nóng, ban đêm
đỡ lạnh, là hạt nhân ngưng tụ tạo thành mây, mưa…
- Tầng bình lưu có lớp ơ dơn với tác dụng hấp thụ các tia bức xạ có hại cho sức khỏe, sự sống
con người và sinh vật.
- Tầng ion: chứa nhiều ion mang điện tích có tác dụng phản hồi những sóng vô tuyến từ mặt
đất truyền lên, được ứng dụng để phát triển mạnh công nghệ vũ trụ, viễn thông...

Câu 13: Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu ?Khí hậu ở 1 địa phương được hình thành
bởi ?
* giống nhau
- Đều diễn ra trong một vùng nhất định
- Đều có các yếu tố: khơng khí, nhiệt độ, áp suất, lượng mưa,… người ta dựa vào các yếu tố này
để phân loại thời tiết và khí hậu
* khác nhau
- khí hậu: - Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài
(nhiều năm). Mang tính quy luật nhiều
- thời tiết: Là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn và vị trí
xác định. Luôn thay đổi
Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí
quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định
Câu 14: Sơ đồ các vịng đai khí áp và đới gió chính trên trái đất ?
Vì Sao????/


– Ngun nhân hình thành các vành đai khí áp là do nhiệt độ và động lực.
– Do nhiệt độ:
+ Ở khu vực Xích đạo do góc nhập xạ lớn và thời gian chiếu sáng nhiều trong năm nên khơng
khí được đốt nóng, nở ra và bị đẩy lên cao, tỉ trọng khơng khí giảm, hình thành đai áp thấp
xích đạo.
+ Ở khu vực cực, nhiệt độ rất thấp, không khí co lại nên khơng khí từ trên cao giáng xuống
làm cho tỉ trọng khơng khí tăng lên, hình thành 2 đai áp cao cực.
– Do động lực:
+ Khơng khí nóng ở Xích đạo bị đẩy lên cao thì chuyển động theo hướng kinh tuyến, nhưng
do tác động của lực Coriolis nên bị lệch hướng. Tới vĩ độ 30°– 35° thì đã chuyển thành hướng
kinh tuyến, ở trên cao gặp lạnh khơng khí co
+ Khơng khí ở cực lạnh, nó bị dồn nén xuống và di chuyển xuống phía ơn đới. Tại đây, nó
gặp khối khơng khí từ chí tuyến đi lên. Hai luồng khơng khí này gặp nhau (vĩ độ khoảng 60°

– 65°) thì đẩy lên cao làm cho khơng khí ở đây lỗng ra, tỉ trọng giảm nên trở thành đai áp
thấp ôn đới.
– Tuy nhiên, trong thực tế các đai khí áp khơng phân bố liên tục, mà bị chia cắt thành các khu
khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
Câu 15: .Đặc điểm thủy quyển , các dạng tồn tại và đặc điểm phân bố của nước?
- Là lượng nước được tìm thấy ở trên, dưới bề mặt và trong khí quyển của một hành tinh,
tiểu hành tinh hay vệ tinh tự nhiên . Mặc dù thủy quyển của Trái Đất đã tồn tại


hơn 4 tỷ năm, nhưng nó vẫn tiếp tục thay đổi về mặt kích thước. Điều này được gây ra bởi sự
tách giãn đáy biển và trôi dạt lục
- Các dạng của thủy quyển :
+Dạng lỏng
+Đóng băng
-Đặc điêm phân bố
+Chiếm ¾ diện tích bề mặt trái đất
Câu 16: Vẽ sơ đồ và giải thích các vịng tuần hồn của nước ?

Giải thích vịng tuần hồn nước : Vịng tuần hồn nước là sự tồn tại và vận động của nước
trên mặt đất, trong lịng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất. Nước Trái Đất luôn vận
động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn
và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên
Trái Đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi khơng thể sống được nếu
khơng có nước
Câu 17: Vai trò của nước đối với tự nhiên và đời sống con người ?
Trong cơ thể nước đóng vai trị là dung mơi cho những phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra.
Nước vận chuyển những nguyên tố dinh dưỡng đến tồn bộ cơ thể. Điều hịa thân nhiệt bằng
tuyến mồ hơi… Con người vẫn có thể sống sót nếu nhịn ăn 2 tháng, nhưng không thể tồn tại
được nếu thiếu nước khoảng 3-4 ngày.
Câu 18: trình bày khái niệm của thạch quyển? Nêu các đặc điểm và thành phần của thạch

quyển?
Câu 19: trình bày khái niệm và đặc điểm của vở TĐ


Câu 20 nêu khái niệm thổ nhưỡng:?
Thổ nhưỡng quyển: là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với
khí quyển, thạch quyển, sinh quyển
Thành phần của thổ nhưỡng :
Thành phần khoáng và thành phần hữu cơ
Câu 21: Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng? Nhân tố nào sẽ quyết định thành phần của
thổ nhưỡng?



*Nhân tố quyết định thành phần của thổ nhưỡng là sinh vật:
- Hai thành phần chính của lớp đất là thành phần khoáng và hữu cơ.


Câu 22 : khái niệmSinh quyển:và đặc tính của sinh quyển??
Sinh quyển là 1 quyển của Trái đất, trong đó có tồn bộ sinh vật sinh sống
- Phạm vi : Chiều dày của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật. Giới hạn
phía trên là nơi tiếp giáp tầng O3, giới hạn phía dưới xuống tận đáy của lớp vỏ phong hóa.
Sinh quyển gồm có tầng đối lưu của khí quyển, tồn bộ thủy quyền và phần trên của thạch
quyển
- Thành phần vật chất:
Vật chất sống: gồm các loài sinh vật sống trong sinh quyển.
Vật chất có nguồn gốc sinh vật như than đá, đá vơi, dầu mỏ, khí đốt…
Vật chất được hình thành do tác động của các sinh vật và các quá trình tạo ra vật chất khác.
Ví dụ như lớp vỏ phong hóa, thổ nhưỡng, khơng khí tầng đối lưu..
Đặc điểm của sinh quyển : Khối lượng sinh chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối

lượng vật chất của các quyển khác trong lớp vỏ địa lí. Theo V.I. Vernadxki, khối lượng sinh
quyển là 1.1020g Theo Vinơgrađơv, khối lượng khí quyển là 5.1021g, khối lượng thủy quyển
là 1,5.1024g, khối lượng thạch quyển là 3.1025g.
Sinh quyển có đặc tính là tích lũy năng lượng, chủ yếu thơng qua q trình quang hợp của cây
xanh.
Các cơ thể sống của sinh quyển đã tham gia tích cực vào các vịng tuần hồn vật chất, tức là
chu trình sinh địa hóa giữa lớp vỏ phong hóa – đất – sinh vật. Đó là vịng tuần hoàn Cacbon,
nitơ, phốt pho… rất quan trọng đối với sự sống
Câu 23: anh/chị hiểu như thế nào về nhân tố sinh thái? Môi trường sinh thái gồm các
nhân tố nào?
Nhân tố sinh thái những nhân tố tạo nên môi trường sống của sinh vật có thể ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật.
Chia thành 2 nhóm:
Nhân tố vơ sinh: Vật Lý, HóaHocjc, ánh sáng, nhiệt độ
Nhân tố hữu sinh: là các cá thể sống sinh vật và con người
Sinh vật sản xuất: Quang hợp cây xanh
Sinh vật tự dưỡng: dị dưỡng động vật ăn thực vật
Sinh vật phân giải: nấm và vi khuẩn
Câu 24: trình bày tác động nhân tố tự nhiên lên sinh vật??
Các chất vô cơ như Oxy, Nito, ánh sáng nhiệt độ ảnh hưởng rất mạnh đối với sinh vật.
Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đối với sinh vật là ánh sáng.
Cây xanh dùng ánh nắng môi trường để quang hợp
Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lý trong cơ thể sinh vật để sinh trưởng và phát triển.



×