Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Phân tích thực trạng kê đơn thuốc tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.11 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y


LỜI CẢM ƠN


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1: TỔNG QUAN

Trang
1
3
3

1.1. Tổng quan về kê đơn thuốc trong bệnh viện
1.1.1. Sử dụng thuốc trong bệnh viện
1.1.2. Kê đơn thuốc trong chu trình sử dụng thuốc
1.2. Các chỉ số sử dụng thuốc
1.2.1. Các chỉ số về kê đơn thuốc điều trị nội trú
1.2.2. Các chỉ số về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
1.3. Thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam
1.4. Tính cấp thiết của đề tài
1.5. Một vài nét về bệnh viện Phụ sản Trung Ương

3
4
6
6


7
9
15
16

1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện Phụ sản Trung ương
1.5.2. Cơ cấu và sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Phụ sản TW
1.5.3. Chức năng và nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện Phụ sản TW
1.5.4. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại BV Phụ sản TW năm 2014
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Biến số nghiên cứu
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.2.3. Mẫu nghiên cứu
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
3.1.1. Phân tích đơn thuốc ngoại trú theo quy chế kê đơn của BYT
3.1.1.1. Ghi thông tin bệnh nhân
3.1.1.2. Ghi tên thuốc trong đơn điều trị ngoại trú
3.1.1.3. Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc trong đơn điều trị ngoại trú
3.1.2. Phân tích đơn thuốc ngoại trú theo các chỉ tiêu về kê đơn
3.1.2.1. Số thuốc kê trong đơn ngoại trú
3.1.2.2. Về sử dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin và khoáng chất
3.1.2.3. Về DMTBV và DMTCY đối với đơn thuốc
3.1.2.4. Các chỉ tiêu về sử dụng kháng sinh
3.1.2.5. Chi phí thuốc cho một đơn thuốc
3.1.2.6. Chi phí thuốc kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin và khống chất

3.1.2.7. Về tương tác thuốc
3.2. Phân tích kê đơn thuốc điều trị nội trú
3.2.1. Phân tích đơn thuốc nội trú theo quy chế Hướng dẫn sử

16
16
17
18
20
20
20
20
27
27
29
31
32
32
32
32
33
34
34
34
36
37
37
42
43
44

45
45


dụng thuốc
3.2.1.1. Thực hiện quy chế Hướng dẫn sử dụng thuốc
3.2.1.2. Thực hiện quy chế khi sử dụng thuốc gây nghiện
3.2.1.3. Thực hiện quy chế khi sử dụng thuốc HTT và tiền chất
3.2.2. Phân tích đơn thuốc nội trú theo các chỉ tiêu sử dụng thuốc
3.2.2.1. Về sử dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin và khoáng chất
3.2.2.2. Sử dụng thuốc trong DMTBV và DMTCY
3.2.2.3. Về sử dụng kháng sinh
3.2.2.4. Về tương tác thuốc trong kê đơn thuốc nội trú
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về phân tích kê đơn thuốc điều trị ngoại trú
4.2. Bàn luận về phân tích kê đơn thuốc điều trị nội trú
4.3. Hạn chế của đề tài
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

45
47
47
48
48
49
49
52
53
53

58
62
64

CÁC PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mơ hình bệnh tật BV Phụ sản Trung ương năm 2014
Bảng 1.2. Số liệu điều trị nội trú tại Bệnh viện Phụ sản TW năm 2014
Bảng 2.3. Biến số của đơn thuốc ngoại trú
Bảng 2.4. Biến số của HSBA
Bảng 3.5. Ghi thông tin bệnh nhân điều trị ngoại trú
Bảng 3.6. Ghi tên thuốc trong đơn thuốc ngoại trú
Bảng 3.7. Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú
Bảng 3.8. Số thuốc kê trong đơn ngoại trú

Trang
18
19
20
24
32
33
34
35

Bảng 3.9. Sử dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin và khoáng chất
Bảng 3.10. DMTBV và DMTCY đối với đơn thuốc ngoại trú
Bảng 3.11. Số thuốc kháng sinh kê trong một đơn thuốc ngoại trú
Bảng 3.12. Số ngày kê đơn kháng sinh trong một đơn thuốc ngoại trú
Bảng 3.13. So sánh về sự phối hợp kháng sinh trong kê đơn

Bảng 3.14. Sự phối hợp 3 đến 4 kháng sinh trong đơn thuốc tự nguyện
Bảng 3.15. Sự phối hợp kháng sinh trong đơn thuốc bảo hiểm
Bảng 3.16. So sánh về đường dùng kháng sinh
Bảng 3.17. Chi phí thuốc cho một đơn thuốc ngoại trú
Bảng 3.18. Chi phí kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin và khoáng chất
Bảng 3.19. Tỷ lệ tương tác thuốc trong đơn ngoại trú
Bảng 3.20. Các loại tương tác thuốc trong đơn ngoại trú
Bảng 3.21. Các chỉ tiêu về thực hiện quy chế hướng dẫn sử dụng

36
37
38
39
40
40
41
42
42
43
44
45

thuốc

45


Bảng 3.22. Thực hiện quy chế sử dụng thuốc gây nghiện
Bảng 3.23. Thực hiện quy chế thuốc hướng tâm thần và tiền chất
Bảng 3.24. Sử dụng kháng sinh, thuốc tiêm và vitamin với HSBA

Bảng 3.25. DMTCY và DMTBV đối với HSBA
Bảng 3.26. Số kháng sinh trong 1 HSBA
Bảng 3.27. Sự phối hợp kháng sinh trong HSBA
Bảng 3.28. Đường dùng kháng sinh trong HSBA
Bảng 3.29. Thời gian sử dụng kháng sinh trong HSBA
Bảng 3.30. Tỷ lệ HSBA có tương tác thuốc
Bảng 3.31. Các tương tác thuốc trong HSBA

47
47
48
49
49
50
50
51
52
52

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Hình 2.2. Sơ đồ cỡ mẫu nghiên cứu
Hình 3.3. Số đơn có 1 thuốc, 2 thuốc, 3 thuốc, 4 thuốc, 5 thuốc, 6 thuốc
Hình 3.4. Số ngày sử dụng kháng sinh trong đơn thuốc
Hình 3.5. Chi phí kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin và khống chất

17
28
35
39

43

Hình 3.6. Sử dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, thuốc gây nghiện, 48
thuốc HTT và tiền chất với HSBA
Hình 3.7. Đường dùng kháng sinh trong HSBA

51


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BHYT
BV
TW
BV PSTW
DMT
DMTBV
DMTTY
DVYT

Bảo hiểm y tế
Bệnh viện
Trung Ương
Bệnh viện Phụ sản Trung Ương
Danh mục thuốc
Danh mục thuốc bệnh viện
Danh mục thuốc thiết yếu
Dịch vụ y tế

HĐT&ĐT
ICD-10


Hội đồng thuốc và điều trị
International Classification Diseases - 10

KHTH
MHBT
NCKH
SL
TB
TL
TTY
STT
TT
ĐT
HSBA
WHO

(Phân loại bệnh tật quốc tế)
Kế hoạch tổng hợp
Mơ hình bệnh tật
Nghiên cứu khoa học
Số lượng
Trung bình
Tỷ lệ
Thuốc thiết yếu
Số thứ tự
Thu thập
Đơn thuốc
Hồ sơ bệnh án
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)



ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và là nguồn lực quan trọng
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng như hầu hết
các nước trên thế giới coi việc chăm sóc sức khỏe tồn dân là chiến lược y tế
hàng đầu. Việc đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý là một trong các yếu tố góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe con người. Sử dụng thuốc không hợp lý
không chỉ làm tăng đáng kể chi phí cho người bệnh, tạo gánh nặng cho nên kinh
tế xã hội, mà còn làm giảm chất lượng điều trị và tăng nguy cơ xảy ra phản ứng
có hại cho bệnh nhân. Sử dụng thuốc là một trong bốn nhiệm vụ của chu trình
cung ứng thuốc trong bệnh viện, mang tính chất quyết định đến hiệu quả điều trị
bệnh.
Tuy nhiên, trước tác động của cơ chế thị trường, việc sử dụng thuốc
không hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện đã và đang là điều đáng lo ngại:
lạm dụng biệt dược trong điều trị, giá thuốc không kiểm soát được, lạm dụng
thuốc, kháng thuốc, sử dụng thuốc bất hợp lý, việc kê đơn không phải là thuốc
thiết yếu mà là thuốc có tính thương mại cao… Đó là một trong những nguyên
nhân chính làm tăng chi phí cho người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức
khỏe và uy tín của các bệnh viện.
Bệnh viện phụ sản Trung ương là bệnh viện chuyên khoa phụ sản tuyến
cao nhất, có vai trị to lớn trong cơng tác kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức
khỏe sinh sản trong cả nước. Việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và nội trú của
bệnh viện ngồi những nét chung cịn có những nét đặc thù của một bệnh viện
chuyên khoa phụ sản. Với sự phát triển không ngừng của bệnh viện, sự nâng cao
về trình độ chun mơn và nhận thức của cán bộ y tế cũng như nhu cầu khám
chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, bệnh viện không những phải cung ứng
đủ thuốc mà còn phải đảm bảo sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý.

1



Vì vậy chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phân tích thực
trạng kê đơn thuốc tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2014” với mục
tiêu sau:
1. Phân tích thực trạng kê đơn thuốc điều trị ngoại trú tự nguyện và ngoại trú
bảo hiểm y tế tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2014.
2. Phân tích thực trạng chỉ định thuốc điều trị nội trú tại bệnh viện phụ sản
trung ương năm 2014.
Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh được thực trạng hoạt động sử
dụng thuốc, kê đơn thuốc của bệnh viện Phụ sản Trung ương, nhằm đưa ra
những đề xuất góp phần tăng cường sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý
tại bệnh viện.

2


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. KÊ ĐƠN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
1.1.1. Sử dụng thuốc trong bệnh viện
Sử dụng thuốc hợp lý là việc dùng thuốc đáp ứng được yêu cầu lâm sàng
của người bệnh ở liều thích hợp trên từng cá thể người bệnh (đúng liều, đúng
khoảng cách đưa thuốc và thời gian sử dụng thuốc), đáp ứng được những yêu
cầu về chất lượng, khả năng cung ứng và có giá cả phù hợp nhằm giảm tới mức
thấp nhất chi phí cho người bệnh và cộng đồng [6].
Việc sử dụng thuốc khơng hợp lý đã và đang là vấn đề tồn cầu đáng quan
tâm. Sử dụng thuốc không hợp lý sẽ gây nên những hậu quả về kinh tế xã hội rất
nghiêm trọng: Làm tăng đáng kể chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ và
giảm chất lượng điều trị, tăng nguy cơ xảy ra phản ứng có hại và làm cho bệnh
nhân lệ thuộc quá mức vào thuốc.

Việc chẩn đoán là tất yếu khách quan của việc kê đơn thuốc đúng bệnh.
Ngày nay, khoa học và công nghệ y học tạo điều kiện tốt cho chẩn đoán. Tuy
nhiên, cũng cần chý ý tránh việc lạm dụng công nghệ cao trong chẩn đoán lâm
sàng và cận lâm sàng gây lãng phí cho người bệnh và cho xã hội.
Việc kê đơn và chỉ định dùng thuốc do bác sỹ thực hiện, các nguyên nhân
sai sót ở khâu kê đơn, chỉ định dùng thuốc rất phức tạp, đa dạng có thể do trình
độ chẩn đốn bệnh, hiểu biết về thuốc, do thói quen, do ý thức trách nhiệm, y
đức.

3


Bộ Y Tế đã có nhiều văn bản liên quan đến việc quản lý sử dụng thuốc
trong bệnh viện. Việc sử dụng thuốc trong bệnh viện phải hợp lý, an tồn, có
hiệu quả. Hội đồng thuốc và điều trị có nhiệm vụ giúp Giám đốc bệnh viện trong
việc giám sát kê đơn hợp lý, tổ chức theo dõi các phản ứng có hại và các vấn đề
liên quan đến thuốc trong bệnh viện, tổ chức thông tin về thuốc. Giám đốc bệnh
viện có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong việc
lựa chọn thuốc và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
1.1.2. Kê đơn thuốc trong chu trình sử dụng thuốc
Kê đơn thuốc là một việc làm thường xun, có tính chất chun nghiệp
của bác sỹ. Mỗi khi khám xong cho một bệnh nhân nào đó, người thầy thuốc
thường có định hướng chẩn đốn xem họ mắc bệnh gì và kê đơn thuốc.
Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sỹ cho người bệnh, là cơ
sở pháp lý cho việc chỉ định dùng thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn[1] [2].
Đơn thuốc là mối liên quan giữa bác sỹ - dược sỹ - người bệnh cho nên việc kê
đơn rất quan trọng để điều trị thành công. Tại cơ sở khám chữa bệnh ở Việt
Nam, bác sỹ là người quyết định kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
Thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới việc kê đơn thuốc.
Kiến thức, thông tin, thái độ và đạo đức nghề nghiệp của người kê đơn có

ảnh hưởng quan trọng đến việc kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc. Các yếu tố này
được quyết định bởi quá trình đào tạo và sự tiếp cận với các thông tin cập nhật
về các phác đồ điều trị, thuốc, quy trình lâm sàng, dược học, dược lâm sàng.
Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đơi khi cũng có những ảnh hưởng nhất
định đến việc kê đơn của bác sỹ. Bệnh nhân có bảo hiểm y tế hay không cũng là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thực hành kê đơn thuốc của bác sỹ vì có
sự ràng buộc với các quy định trong thanh toán chi phí điều trị.
Các chính sách quản lý của Nhà nước có liên quan chặt chẽ tới việc thực
hành điều trị và kê đơn thuốc của bác sỹ. Vai trò quản lý Nhà nước được thể
hiện thông qua việc ban hành phác đồ điều trị chuẩn điều trị cho các bệnh cũng

4


như danh mục thuốc được sử dụng tại từng cơ sở khám chữa bệnh và các quy
định khác liên quan được thể hiện bằng việc cơ quan quản lý ban hành các văn
bản, chính sách pháp luật.
Ngồi ra yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng đến thực hành kê đơn của bác sỹ
phải kể đến là vai trò của quảng cáo, tác động của các hãng dược phẩm, của các
chính sách marketing đen. Đôi khi các công ty dược phẩm vì lợi nhuận mà đưa
đến các thơng tin sai lệch, thông tin thiếu về sản phẩm ảnh hưởng đến việc kê
đơn thuốc của bác sỹ.
Một số nguyên tắc khi kê đơn: Việc kê đơn thuốc phải thực hiện đúng quy chế
kê đơn và dựa trên những nguyên tắc sau đây:
- Khi thật cần thiết phải dùng đến thuốc.
- Đúng mẫu đơn quy định
- Thuốc phải ghi theo tên gốc với thuốc đơn chất
- Kê những thuốc tối thiểu cần thiết và phải có đầy đủ thơng tin về thuốc
- Chọn thuốc hợp lý cho người bệnh cụ thể, hợp lý về giá và hiệu quả.
- Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái bệnh lý của người bệnh

- Liều hợp lý
- Chỉ định dùng thuốc đúng: Thời gian, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc.
- Hạn chế, thận trọng trong các phối hợp nhiều thuốc hoặc dùng thuốc hỗn hợp
nhiều thành phần.
- Thận trọng với các phản ứng có hại của thuốc [2] [7] [8].
Có rất nhiều vấn đề liên quan đến kê đơn và sử dụng thuốc. Kê đơn thuốc
khơng phù hợp với tình trạng bệnh lý của người bệnh; người kê đơn không tuân
thủ danh mục thuốc, không tuân thủ phác đồ, hướng dẫn điều trị, không chú ý
đến sự tương tác của thuốc trong đơn. Sử dụng thuốc: không đúng cách, không
đủ liều, không đúng thời điểm dùng thuốc, khoảng cách dùng thuốc, pha chế
thuốc, tương tác thuốc; các phản ứng có hại; tương tác giữa thuốc với thuốc,
thuốc với thức ăn; thuốc khơng có tác dụng. Vì vậy để đạt được mục tiêu sử

5


dụng thuốc hợp lý địi hỏi phải có sự nỗ lực từ nhiều phía, bao gồm từ bác sỹ,
dược sỹ, điều dưỡng, người chăm sóc bệnh nhân, bệnh nhân cho đến các cơ
quan quản lý, nhà cung cấp, sản xuất.
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và là nhân tố đầu tiên trong hệ
thống y tế góp phần hồn thành mục tiêu chăm sóc sức khỏe tồn dân. Để thực
hiện mục tiêu bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an tồn và có hiệu quả, cơng tác sử
dụng thuốc tại bệnh viện đóng vai trị vơ cùng quan trọng.
1.2. CÁC CHỈ SỐ SỬ DỤNG THUỐC
Để đánh giá cũng như giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong bệnh viện,
Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định về các hoạt động kê đơn
thuốc trong bệnh viện: Thông tư 23/2011/TT-BYT Hướng dẫn sử dụng thuốc
trong các cơ sở y tế có giường bệnh; 04/2008/QĐ-BYT Quyết định về việc ban
hành quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú; 21/2013/TT-BYT Quy định
về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện.

1.2.1. CÁC CHỈ SỐ VỀ KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
Theo thơng tư 23/2011/TT-BYT có quy định về sử dụng thuốc điều trị
nội trú :
Thuốc chỉ định cho người bệnh cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với chẩn đốn và diễn biến bệnh;
b) Phù hợp tình trạng bệnh lý và cơ địa người bệnh;
c) Phù hợp với tuổi và cân nặng;
d) Phù hợp với hướng dẫn điều trị (nếu có);
đ) Khơng lạm dụng thuốc [7].
Lựa chọn đường dùng thuốc cho người bệnh
a) Căn cứ vào tình trạng người bệnh, mức độ bệnh lý, đường dùng của
thuốc để ra y lệnh đường dùng thuốc thích hợp.

6


b) Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không uống được thuốc hoặc khi
sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với
thuốc chỉ dùng đường tiêm [7].
Cách ghi chỉ định thuốc
a) Chỉ định dùng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc, hồ sơ
bệnh án, không viết tắt tên thuốc, không ghi ký hiệu. Trường hợp sửa chữa bất
kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.
b) Nội dung chỉ định thuốc bao gồm: tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), liều
dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng
thuốc, thời điểm dùng thuốc, đường dùng thuốc và những chú ý đặc biệt khi
dùng thuốc.
c) Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm, uống, đặt, dùng ngoài và
các đường dùng khác.
Các chỉ số sử dụng thuốc được ban hành kèm theo thông tư số 21/TTBYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ y tế bao gồm các chỉ số liên quan đến

chỉ định thuốc điều trị nội trú [6].
Các chỉ số lựa chọn sử dụng thuốc trong bệnh viện
- Số ngày nằm viện trung bình
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê nằm trong DMTBV
- Số thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Số kháng sinh trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Số thuốc tiêm trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Chi phí thuốc trung bình cho một người bệnh trong một ngày
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được phẫu thuật có sử dụng kháng sinh dự phòng
trước phẫu thuật hợp lý
- Số xét nghiệm kháng sinh đồ được báo cáo
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh nội trú có biểu hiện bệnh lý do các phản ứng có
hại của thuốc có thể phòng tránh

7


- Tỷ lệ phần trăng người bệnh nội trú tử vong do các phản ứng có hại của thuốc
có thể phòng tránh
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được giảm đau sau phẫu thuật hợp lý.
1.2.2. CÁC CHỈ SỐ VỀ KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Quy định về ghi đơn thuốc trong điều trị ngoại trú: theo quy chế
04/2008/QĐ-BYT quy định
1. Kê đơn thuốc vào mẫu đơn, mẫu sổ quy định kèm theo;
2. Ghi đủ các mục in trong đơn; chữ viết rõ ràng, dễ đọc, chính xác;
3. Địa chỉ người bệnh phải ghi chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn, xã;
4. Với trẻ dưới 72 tháng tuổi: ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc mẹ;
5. Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu ghi tên
biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có
nhiều hoạt chất);

6. Ghi tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng, cách dùng của mỗi thuốc;
7. Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa;
8. Số lượng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc viết thêm số 0
phía trước nếu số lượng chỉ có một chữ số;
9. Nếu có sửa chữa đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày bên cạnh;
10. Gạch chéo phần đơn cịn giấy trắng. Ký, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người
kê đơn.
Các chỉ số sử dụng thuốc được ban hành kèm theo thông tư số 21/TTBYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ y tế bao gồm các chỉ số liên quan đến
kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và chỉ định thuốc điều trị nội trú [6].
Các chỉ số kê đơn
- Số thuốc kê trung bình trong một đơn
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN)
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm

8


- Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin
- Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ y tế ban hành
Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị khơng dùng thuốc
- Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
- Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin
- Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị
- Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
- Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan
Các chỉ số trên được các chuyên gia của WHO đưa ra nhằm đánh giá việc
sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế trong đó có hoạt động kê đơn thuốc. Chúng

khơng đánh giá tất cả các khía cạnh quan trọng của việc sử dụng thuốc, nhưng
các chỉ số này trang bị công cụ cơ bản cho phép đánh giá nhanh chóng và đáng
tin cậy một số vấn đề cốt lõi của việc sử dụng thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu.
1.3. THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC TẠI VIỆT NAM
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng không chỉ
ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những nước
đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì bệnh lý
nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc bệnh và
tỷ lệ tử vong [10].
Theo nghiên cứu tại các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và huyện
trên cả nước năm 2009, kết quả phân tích cơ cấu tỷ trọng 10 nhóm tác dụng
dược lý sử dụng nhiều nhất năm 2009 tại các bệnh viện cho thấy: Nhóm thuốc
kháng sinh có giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm thuốc tại cả 3
tuyến Bệnh viện: trung ương, tỉnh, huyện. Trong đó tỷ trọng kháng sinh của
bệnh viện tuyến huyện cao nhất (43,1%) và của bệnh viện tuyến trung ương thấp
nhất (25,7%) [23].

9


Tại các bệnh viện, việc sử dụng kháng sinh còn rất phổ biến. Nguyên
nhân có thể do các bác sỹ kê đơn theo kinh nghiệm và đôi khi họ kê đơn kháng
sinh nhằm mục đích phịng bệnh, điều trị theo kiểu bao vây. Kê đơn kháng sinh
thực tế phải dựa vào kháng sinh đồ, tuy nhiên kháng sinh đồ lại không được
dùng phổ biến tại Việt Nam do tốn kém và thời gian lâu (3-5 ngày).
Việc sử dụng các thuốc kháng sinh tràn lan đã làm giảm hiệu quả của
thuốc trong việc khống chế các bệnh nhiễm trùng ở Việt Nam. Hiện nay các loại
vi khuẩn gây viêm phổi đã kháng với các loại thuốc thông dụng trong cộng
đồng. Vấn đề kháng kháng sinh trong bệnh viện lại càng gia tăng nhanh chóng.
Một nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỷ lệ vi khuẩn kháng

cephalosporin đã tăng từ 21,5% đến 41,2% từ năm 2006 đến năm 2008 [13].
Một nghiên cứu ở TP Hồ Chí Minh cho thấy, mức độ kháng penicillin của S.
pneumoniae tăng đáng kể. Trong 10 năm, tỉ lệ các chủng pneumococcus kháng
penicillin phân lập từ máu và dịch não tủy tăng từ 8% (1993-1995) lên 56%
(giai đoạn 1999-2002). Năm 2000-2001, Việt Nam có tỉ lệ kháng penicillin cao
nhất trong 11 nước khu vực Châu Á (71.4%). Mức độ kháng penicillin của trẻ ở
thành thị cao gấp 22 lần so với trẻ ở nông thôn [13].
Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện phụ sản Thanh Hóa
năm 2012 cho thấy số bệnh nhân điều trị nội trú có sử dụng kháng sinh chiếm
tới 88,5% trong khi tỷ lệ thực hiện xét nghiệm vi sinh tìm vi khuẩn gây bệnh và
thử kháng sinh đồ chỉ có 2%. Tỷ lệ dùng kháng sinh tiêm là 76,2% trong tổng số
hồ sơ bệnh án [27].
Tại một số bệnh viện đa khoa Trung ương có đến hơn 50% kinh phí thuốc
sử dụng phân bổ cho nhóm kháng sinh, tại bệnh viện Da liễu Trung ương, nhóm
kháng sinh chiếm đến 52,2% kinh phí thuốc sử dụng năm 2009 và đặc biệt tỷ lệ
này lên đến 70,3% tại bệnh viện Phổi Trung ương và 89% tại bệnh viện Nhi
thành phố Hồ Chí Minh [26].

10


Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 năm 2008 và 2009 cho thấy, nhóm thuốc kháng sinh
có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các nhóm thuốc, chiếm tỷ lệ là 26,4% trong
tổng kinh phí thuốc sử dụng [18]. Tương tự, tại bệnh viện C Thái Nguyên năm
2011, kinh phí sử dụng thuốc kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (33%) trong
tổng kinh phí sử dụng thuốc [17].
Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc Bảo hiểm y tế trong
cả nước năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh tốn nhiều nhất (chiếm
43,7% tiền thuốc BHYT ), có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh, chiếm tỷ

lệ cao nhât (21,92% tiên thuốc BHYT) [29].
Như vậy, kháng sinh là thuốc dùng với giá trị lớn nhất tại các bệnh viện,
chiếm khoảng 1/3 tổng kinh phí mua thuốc [9]. Điều đó cho thấy mơ hình bệnh
tật tại Việt Nam có tỷ lệ các bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá
tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến.
Theo Vũ Thị Thu Hương và cộng sự, thì tỷ lệ và tỷ trọng các thuốc dạng
tiêm, truyền cao hơn các thuốc dạng uống tại tất cả các tuyến bệnh viện, cao
nhất tại các bệnh viện tuyến trung ương, tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc tiêm từ
61,6% đến 74,7%, tại các bệnh viện tuyến tỉnh từ 46,1% đến 65,3% và tại tuyến
huyện từ 41,1% đến 51,2%. Việc lạm dụng thuốc tiêm, truyền là một trong các
nguy cơ gây ra nhiều rủi ro do tiêm, phơi nhiễm các bệnh HIV, viêm gan B cho
cả nhân viên y tế và người bệnh [23].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụng
cao. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấy
Vitamin nằm trong 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả các bệnh
viện từ tuyến Huyện, tuyến Tỉnh đến tuyến Trung ương.
Bên cạnh đó các thuốc có tác dụng bổ trợ, hiệu quả điều trị chưa rõ ràng
cũng đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các bệnh viện trong cả nước.

11


Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả nước
năm 2010 cho thấy, trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh tốn lớn nhất, có
cả các thuốc bổ như: L-Ornithin L-Aspatat, Ginkgo Biloba và Arginin. Trong
đó, hoạt chất L-Ornithin L-Aspatat nằm trong số 5 hoạt chất có tỷ lệ lớn nhất về
giá trị thanh toán [29] . Đồng thời, hoạt chất này cũng là một trong những hoạt
chất chiếm giá trị nhập khẩu lớn nhất thuộc nhóm tiêu hóa có xuất xứ từ Ấn Độ
và Hàn Quốc năm 2008.
Cũng theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện trên cả nước năm 2009,

các nhóm thuốc tiêu hóa có giá trị sử dụng lớn tại tất cả các bệnh viện khảo sát,
trong đó thuốc hỗ trợ điều trị gan mật (L-Ornithin L-Aspatat và Arginin) chiếm
tỷ lệ cao. Tại một bệnh viện đa khoa tuyến Trung ương, 3 thuốc chứa L-Ornithin
L-Aspatat 500mg dạng tiêm có giá trị sử dụng là 21 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng
25,3% trong nhóm thuốc tiêu hóa. Ngồi ra, tại các bệnh viện tuyến Trung ương
và tuyến Tỉnh, nhóm thuốc giải độc và dùng trong trường hợp ngộ độc cũng
chiếm tỷ lệ cao về giá trị sử dụng và phần lớn giá trị của nhóm thuốc này tập
trung vào những hoạt chất có giá thành cao nhưng hiệu quả điều trị khơng rõ
ràng (Gluthathion, Alfoscerate) [23].
Kê vitamin có thể đã thành thói quen của bác sỹ, hoặc đơi khi bệnh nhân
địi hỏi các bác sỹ kê đơn trong khi thực chất bệnh nhân không cần dùng tới
thuốc. Tại bệnh viện Nhi Thanh hóa, số đơn kê vitamin chiếm tỷ lệ 42,8% [22],
tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa 93% đơn ngoại trú BHYT có kê vitamin [27].
Nghiên cứu năm 2013 của Hà Thị Thanh Tú 74% đơn ngoại trú tại bệnh
xá Quân Dân y kết hợp trường sỹ quan lục quân II có kê vitamin [33].
Việc chấp hành thực hiện quy chế chuyên môn về kê đơn và bán thuốc
theo đơn vẫn chưa nghiêm túc. Theo nghiên cứu tại bệnh viện E, hoạt động kê
đơn tại bệnh viện E năm 2009 còn nhiều sai sót. 88,67% số đơn khơng ghi đầy
đủ tên, tuổi, chẩn đoán và ngày kê đơn, 22% đơn ghi không rõ liều dùng, cách
dùng, 40% đơn không ghi thời gian dùng, 85,33% số đơn không ghi đầy đủ họ

12


tên, chữ ký của bác sỹ và chỉ có 30,86% số thuốc được kê tên generic. Kết quả
nghiên cứu tại bệnh viện Hữu Nghị cũng phản ánh tỷ lệ sai sót trong kê đơn
thuốc ngoại trú đối với các thuốc thuộc diện quản lý đặc biệt là 80%, 53,3%
ghi sai sót về số lượng thuốc, sai sót kê đơn quá ngày tối đa cho phép chiếm
57,7% [22]. Ghi đơn thuốc theo tên biệt dược, không ghi theo tên gốc, kê các
thuốc đắt tiền, hoặc kê các thuốc được tiếp thị còn tồn tại trong một số bộ phận

thầy thuốc. Năm 2012, chỉ có 24% số thuốc trong đơn kê tại bệnh viện Nhi
Thanh Hóa được ghi bằng tên gốc [22]. Nghiên cứu tại bệnh xá Quân Dân y kết
hợp Trường sỹ quan lục quân II năm 2013 thì tỷ lệ này là 39,9% [33]. Theo
nghiên cứu ở bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc vào năm 2011 chỉ 8,5% số thuốc
được ghi bằng tên gốc, còn lại hầu hết thuốc được kê bằng tên biệt dược [19].
Theo nghiên cứu tại Bệnh viện Nhân dân 115 hoạt động kê đơn thuốc vẫn
còn nhiều sai sót trước can thiệp như sai sót về tên thuốc chiếm 42%, sai sót về
liều dùng 21%, đường dùng 26%, sai sót nồng độ, hàm lượng 50%, khoảng cách
dùng thuốc 55%, thời gian sử dụng thuốc 30% [32].
Nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2011 cho thấy: Đối với
đơn thuốc ngoại trú: số thuốc trung bình trong 1 đơn là 1,6; tỷ lệ đơn có kháng
sinh là 37%, tỷ lệ đơn có vitamin và khống chất là 55%, chi phí trung bình
trong 1 đơn thuốc là 175,379 đồng, và vẫn còn 12,3% đơn viết sai tên thuốc,
nồng độ, hàm lượng [21].
Một nghiên cứu tại bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2008 – 2010 chỉ ra
rằng số thuốc trung bình trong một đơn thuốc là 4,36, số đơn thuốc có kê tên gốc
là 19,9 %, số đơn thuốc có kê vitamin chiếm 35%, thời gian phát thuốc trung
bình cho bệnh nhân là 132 giây. Nghiên cứu này cũng chỉ ra chỉ có 56% người
bệnh biết cách dùng của tất cả các thuốc có trong đơn, có đến 20% bệnh nhân
khơng biết cách dùng của bất kỳ loại thuốc nào trong đơn [24].
Từ năm 2003, Bộ Y tế đã có cơng văn hướng dẫn tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện. Tính đến

13


năm 2010, cả nước đã có hơn 90% BV từ TW đến địa phương thành lập đơn vị
thông tin thuốc với chức năng cập nhật và cung cấp thông tin thuốc cho các cán
bộ y tế, tiếp nhận thông tin phản hồi và các báo cáo ADR của thuốc, hướng dẫn
sử dụng thuốc cho người bệnh… Tuy nhiên, do còn thiếu nhân lực đảm trách,

các Dược sỹ hạn chế về ngoại ngữ và nghiệp vụ thông tin, thiếu thốn kinh phí và
cơ sở vật chất, đặc biệt là hạn chế trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào
công tác thơng tin thuốc nên nhìn chung hoạt động này vẫn còn yếu. Theo báo
cáo tại hội thảo quốc tế “Tăng cường mạng lưới an toàn thuốc và cảnh giác dược
tại Việt Nam năm 2010”, kết quả khảo sát trên 375 BV, trong đó có 21 BV
tuyến TW, 146 BV tuyến tỉnh và 208 BV huyện, cho thấy phần lớn các đơn vị
thơng tin thuốc được trang bị máy vi tính, máy in và điện thoại còn các phương
tiện làm việc khác như máy scan, máy chụp tài liệu, máy fax thì rất hiếm. Máy
vi tính có nối mạng internet rất cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả tìm kiếm
thơng tin chỉ chiếm khoảng 60,1%. Cơ sở dữ liệu truy cập được phần lớn là
tiếng Anh nhưng trình độ của dược sĩ lại hạn chế. Hơn 90% khoa Dược BV có
tổ thơng tin thuốc nhưng khơng được bố trí chỗ làm việc riêng, 20% BV tuyến
TW, 70,1% BV tuyến tỉnh và 85% BV huyện đều khơng có phần mềm tra cứu
thơng tin hoặc nếu có chỉ là phần mềm tương tác thuốc. Mặt khác số lượng và
mức độ thường xuyên của báo cáo ADR các đơn vị nhận được vẫn còn thấp so
với thực tế. Với tổng số lượng 1778 báo cáo ADR trên cả nước trong năm 2008
trên số lượng khoảng 1062 bệnh viện thì trung bình 1 bệnh viện chưa thực hiện
được 2 báo cáo ADR [12].
Đến năm 2014 tỷ lệ báo cáo ADR đã tiếp tục tăng với 94,9 báo cáo/1 triệu
dân (gần bằng 50% so với tỷ lệ tiêu chuẩn của hệ thống Cảnh giác dược có hiệu
quả của Tổ chức Y tế Thế giới (200 báo cáo/1 triệu dân). Tuy nhiên chất lượng
thông tin của nhiều báo cáo còn chưa cao, ADR được báo cáo chủ yếu ở mức độ
nhẹ, có thể nhận biết thơng qua các biểu hiện, triệu chứng. Do đó, cần tiếp tục
tăng cường tập huấn nâng cao nhận thức và hướng dẫn kỹ năng phát hiện, theo

14




×