Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC BHYT ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NGHI XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.59 KB, 28 trang )

SỞ Y TẾ HÀ TĨNH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NGHI XUÂN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

TÊN ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC BHYT
ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
HUYỆN NGHI XUÂN

Người thực hiện:
Lương Văn Luân
Nguyễn Hữu Thắng
Lê Hữu Thành

Nghi Xuân, 2018


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC BHYT ĐIỀU TRỊ
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NGHI XUÂN
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Mục tiêu
Chúng tôi thực hiện đề tài này với 2 mục tiêu: Phân tích việc thực hiện quy chế
chuyên môn trong kê đơn thuốc BHYT và Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc điều
trị ngoại trú tại bệnh viện.
2. Đối tượng và phương pháp
Toàn bộ đơn thuốc BHYT ngoại trú kê đơn từ 17-19/9/2018 trừ đơn thuốc lao và
vị thuốc YHCT. Sử dụng phương pháp mô tả hồi cứu cắt ngang.
3. Kết quả nghiên cứu
Về thực hiện quy chế kê đơn: 100% đơn thuốc có đầy đủ thông tin họ tên, tuổi,
giới tính bệnh nhân. Đơn thuốc trẻ dưới 72 tháng chưa ghi số tháng tuổi, chưa có họ


tên bố, mẹ hoặc người giám hộ. 18.21% đơn thuốc ghi chẩn đoán không đầy đủ.
18,32% đơn thuốc có đầy đủ chữ ký của bác sĩ và gạch chéo phần đơn còn lại.
17,72% đơn thuốc có tên thuốc được ghi đúng theo quy định về ghi tên thuốc. 100%
thuốc được kê đơn có hướng dẫn sử dụng nhưng có 36,99% đơn hướng dẫn viết tắt,
sai chính tả, 14,29% đơn thuốc hướng dẫn sai liều dùng và 56,59% đơn thuốc không
hướng dẫn thời điểm dùng thuốc.
Về phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc: Số chẩn đoán trung bình là 2.79 ± 1.7
chẩn đoán/đơn thuốc. Số thuốc trung bình là 3.26 ± 1.05 thuốc/đơn thuốc. Tỷ lệ kê
đơn có kháng sinh chiếm 46.15%. Tỷ lệ đơn thuốc có vitamin chiếm 44.32%. 0.07%
đơn thuốc kê thuốc tiêm. Tỷ lệ sử dụng thuốc chế phẩm YHCT là 37.54%. Chi phí
thuốc trung bình là 97.569 đồng/ đơn thuốc. Chi phí tiền thuốc chiếm 38.41% chi phí
khám bệnh.
4. Kết luận
Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Tỷ lệ kê
đơn thuốc có kháng sinh, vitamin còn cao.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG. BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
TỔNG QUAN ............................................................................................................. 2
1. Đơn thuốc và hoạt động kê đơn thuốc .............................................................. 2
1.1. Đơn thuốc ........................................................................................................ 2
1.2. Hoạt động kê đơn thuốc .................................................................................. 2
1.3 Đánh giá hoạt động kê đơn thuốc .................................................................... 3
2. Thực trạng kê đơn thuốc ở Việt Nam ............................................................... 4
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 6
2.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 6
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 6

2.4. Tiêu chuẩn nghiên cứu .................................................................................... 7
KẾT QUẢ.................................................................................................................... 8
3.1. Phân tích việc thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc............. 8
3.1.1. Ghi thông tin bệnh nhân .............................................................................. 8
3.1.2. Chẩn đoán, kê đơn, ký, đóng dấu họ tên bác sĩ ........................................... 8
3.1.3. Ghi hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc .................................................... 9
3.1.4. Hướng dẫn sử dụng ghi trong đơn............................................................... 9
3.2. Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện.... 10
3.2.1. Số chẩn đoán, số thuốc trung bình ............................................................ 10
3.2.2. Sử dụng thuốc kháng sinh, vitamin, corticoid, thuốc tiêm ........................ 11
3.2.3. Sử dụng thuốc chế phẩm YHCT, đơn chỉ có thuốc YHCT, đơn kết hợp
YHCT và tân dược................................................................................................ 12
3.2.4. Chi phi tiền thuốc ....................................................................................... 13
BÀN LUẬN ............................................................................................................... 15
4.1. Phân tích việc thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc ................. 15


4.2. Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện ........... 17
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 19
KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 21


Từ viết tắt
BHYT: Bảo hiểm y tế
YHCT: Y học cổ truyền
BV: Bệnh viện
WHO: Tổ chức Y tế thế giới
TT: Thông tư
BYT: Bộ Y tế


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin bệnh nhân
Bảng 3.2. Chẩn đoán, chữ ký, họ tên bác sĩ trong đơn thuốc
Bảng 3.3. Tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc trong đơn
Bảng 3.4. Hướng dẫn sử dụng trong đơn thuốc
Bảng 3.5. Số chẩn đoán, số thuốc trung bình
Bảng 3.6. Sử dụng thuốc kháng sinh, vitamin, corticoid, thuốc tiêm
Bảng 3.7. Kết quả phối hợp kháng sinh trong đơn thuốc
Bảng 3.8 Chỉ định kê đơn kháng sinh không phù hợp
Bảng 3.9. Tình hình sử dụng thuốc chế phẩm YHCT
Bảng 3.10. Chi phí tiền thuốc trong đơn thuốc


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc sử dụng thuốc không hợp lý có thể dẫn đến các nguy cơ tổn hại sức khỏe,
sự đề kháng thuốc ra cộng đồng, gia tăng chi phí điều trị... Do đó, sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành y tế. Để đạt được mục tiêu
này trách nhiệm trực tiếp thuộc về ba nhóm đối tượng: người kê đơn, dược sĩ lâm
sàng và người sử dụng thuốc. Trong đó trách nhiệm của người kê đơn là vô cùng quan
trọng bởi vì việc kê đơn thuốc không hợp lý trực tiếp dẫn đến hậu quả sử dụng thuốc
không hợp lý.
Theo báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2016[1], số lượt khám chữa bệnh cả
nước năm 2016 ước khoảng 148 triệu, tăng 14% so với 2015. Cũng theo báo cáo xu
hướng khám chữa bệnh tại tuyến huyện tăng và giảm tại tuyến xã. Xu hướng khám
chữa bệnh của người dân ngày càng tăng. Vì vậy vấn đề điều trị ngoại trú, đảm bảo kê
đơn thuốc an toàn, hợp lý ngày càng được quan tâm, chú trọng.
Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân là bệnh viện đa khoa hạng II, mỗi ngày
khám khoảng 200- 300 lượt khám bệnh. Công tác khám, điều trị ngoại trú được quan
tâm. Công tác sử dụng thuốc điều trị ngoại trú đóng vai trò rất quan trọng trong công

tác sử dụng thuốc tại bệnh viện. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng kê đơn thuốc
ngoại trú tại bệnh viện, từ đó có các kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao công tác sử
dụng thuốc an toàn, hợp lý tại bệnh viện, chúng tôi thực hiện đề tài “ Phân tích thực
trạng kê đơn thuốc BHYT điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân”
Với các mục tiêu sau:
1. Phân tích việc thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc tại bệnh
viện.
2. Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện.

1


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1. Đơn thuốc và hoạt động kê đơn thuốc
1.1. Đơn thuốc
Đơn thuốc là căn cứ để bán thuốc, cấp phát thuốc, pha chế thuốc, cân (bốc)
thuốc, sử dụng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc.
Đơn thuốc được Bộ Y tế quy định chi tiết tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT
ngày 29/12/2017 Thông tư quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh
phẩm trong điều trị ngoại trú và Thông tư số 01/2016/TT-BYT ngày 05/01/2016
thông tư quy định về kê đơn thuốc y học cổ truyền, kê đơn thuốc y học cổ truyền
kết hợp với thuốc tân dược trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh[7].
1.2. Hoạt động kê đơn thuốc
Nội dung của đơn thuốc được Bộ Y tế quy định cụ thể như sau:
Đơn thuốc được ban hành mẫu chung theo qui định (gồm Mẫu đơn thuốc
thường, mẫu đơn thuốc “N” sử dụng kê đơn thuốc gây nghiện và mẫu đơn thuốc “H”
dùng để kê đơn thuốc hướng thần, tiền chất) và có các nội dung được in sẵn. Người kê
đơn phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung trong đơn bao gồm:
- Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ khám
bệnh của người bệnh.

- Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân
phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh,
tỉnh/thành phố.
- Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng
minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của
trẻ.
- Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
Thuốc có một hoạt chất
+ Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên thuốc
như sau: Paracetamol 500mg.
+ Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).
2


Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương mại là
A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.
Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.
- Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng,
thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc
trước khi ghi các thuốc khác.
- Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
- Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.
- Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội
dung sữa.
- Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên
chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký tên, ghi
(hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn[7].
Hoạt động kê đơn thuốc:
Hoạt động kê đơn thuốc được quy định như sau: Chỉ được kê đơn thuốc sau khi

đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. Người kê đơn là Bác sỹ có chứng chỉ hành
nghề khám bệnh, chữa bệnh và có đăng ký hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh. Là Y sỹ có chứng chỉ hành nghề và có
đăng ký nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 (Trạm y tế xã, phường, thị trấn;
Trạm xá, trạm y tế của cơ quan, đơn vị, tổ chức; Phòng khám bác sỹ gia đình)[7].
1.3 Đánh giá hoạt động kê đơn thuốc
Có nhiều bộ công cụ được xây dựng và sử dụng để đánh giá hoạt động kê đơn
thuốc. Trong đó, nhóm chỉ số kê đơn của WHO là bộ công cụ đơn giản và được sử
dụng rộng rãi nhất. Nhóm chỉ số kê đơn của WHO là một phần trong bộ chỉ số sử
dụng thuốc được đưa ra năm 1985 nhằm đánh giá việc thực hiện kê đơn tại các cơ sở
y tế:
- Số thuốc trung bình trong một đơn
- Tỷ lệ % đơn thuốc được kê tên generic hoặc tên chung quốc tế
- Tỷ lệ % đơn kê có kháng sinh
- Tỷ lệ % đơn kê có thuốc tiêm
3


- Tỷ lệ % đơn kê có vitamin
- Tỷ lệ % thuốc được kê đơn có trong danh mục thuốc thiết yếu hoặc danh mục
thuốc của cơ sở[12].
Nhóm chỉ số kê đơn của WHO có ưu điểm là đã được tiêu chuẩn hóa, có thể áp
dụng cho cả trường hợp bệnh cấp tính và mãn tính; bao phủ được hầu hết các vấn đề
quan trong kê đơn không hợp lý như kê quá nhiều thuốc, lạm dụng kháng sinh, thuốc
tiêm, thuốc vitamin, sử dụng các thuốc biệt dược giá cao[12].
Bên cạnh các chỉ số trên, tùy thuộc vào quy định của từng nước, đặc thù của
từng bệnh viện khác nhau mà có thể lựa chọn các tiêu chí khác bổ sung để thu thập
các thông tin quan trọng khác trong nghiên cứu kê đơn thuốc như:
- Tỷ lệ % người điều trị không dùng thuốc
- Chi phí thuốc trung bình cho một lần khám

- Tỷ lệ % chi phí thuốc dành cho kháng sinh
- Tỷ lệ % chi phí dành cho thuốc tiêm
- Kê đơn theo hướng dẫn điều trị
...
2. Thực trạng kê đơn thuốc ở Việt Nam
Theo báo cáo của Cục quản lý Dược[1], chi phí bình quân tiền thuốc đầu người
Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Năm 2007 là 13,39
USD/năm, đến 2014 là 33USD/năm. Chi phí thuốc khám chữa bệnh của nước ta khá
cao, cao hơn với khuyến cáo của WHO khoảng từ 25-30%. Tình hình kê đơn thuốc ở
Việt Nam cũng có một số vấn đề như: Kê đơn quá nhiều thuốc, lạm dụng kháng sinh,
thuốc tiêm, vitamin, lạm dụng thuốc biệt dược....
Tại Hà Nội, điều tra 37 điểm bán thuốc ở 4 quận và 5 huyện cho thấy 27% số
người đi mua thuốc có kháng sinh, trong đó chỉ 19% mua kháng sinh là có đơn của
Bác sỹ. Khảo sát 80.175 đơn ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai cho thấy tỷ lệ kê đơn
kháng sinh cho bệnh nhân ngoại trú là 29%, trong đó 37% bệnh nhân kê đơn kết hợp
kháng sinh[8]. Kết quả nghiên cứu tại BV Đà Nẵng 36,5% bệnh nhân kê đơn có
kháng sinh, BV tỉnh Vĩnh Phúc là 59,5%. WHO vẫn khuyến cáo thực trạng kê đơn
4


kháng sinh đáng lo ngoại, trung bình 30-60% bệnh nhân được kê đơn kháng sinh và tỷ
lệ này cao gấp đôi so với nhu cầu lâm sàng.
Tình trạng lạm dụng thuốc bổ và vitamin xẩy ra phổ biến, Tại viện Tim Hà Nội,
35% đơn thuốc có vitamin. Với tâm lý kê đơn vitamin như đang là một thuốc bổ trợ,
làm cho việc lạm dụng vitamin ngày càng tăng. Cần phải truyền thông nâng cao sự
hiểu biết về vai trò và tác dụng của vitamin để góp phần làm giảm nhu cầu sử dụng
vitamin như hiện nay.
Nghiên cứu tại bệnh viện trung ương quân đội 108 cho thấy tỷ lệ kê đơn kháng
sinh chiếm 32,5%, tỷ lệ kê đơn vitamin, khoáng chất là 30,5%[3].
Nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh[11] cho thấy số thuốc trung

bình trong đơn là 3.75. Nhóm thuốc nội tiết, thuốc tim mạch, thuốc chế phẩm YHCT
là những nhóm thuốc chiếm tỷ lệ kê đơn cao nhất lần lượt là 20,6%, 19,6% và 14%.
Thông tin bệnh nhân cũng là một phần quan trọng liên quan đến lựa chọn thuốc
và hướng dẫn sử dụng thuốc. Các kết quả nghiên cứu tại bệnh viện nhân dân 115 cho
thấy[8]: Các đơn có sai sót về thông tin bệnh nhân (tên, tuổi, giới, địa chỉ) là 98%. Sai
sót về cách ghi tên thuốc là 40,4%. Thiếu thời điểm dùng thuốc chiếm 54%.
Ngày nay, việc áp dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là kê đơn điện tử góp
phần giảm mạnh các sai sót trong việc kê đơn thuốc, giảm thời gian, cảnh báo việc kê
đơn trùng hoạt chất, kê đơn nhiều thuốc, tương tác thuốc... Một nghiên cứu can thiệp
tại bệnh viện nhân dân 115 cho thấy[8]: Việc áp dụng kê đơn điện tử đã cải thiện rõ
rệt chất lượng kê đơn thuốc. Số đơn kê thiếu thông tin bệnh nhân giảm mạnh từ 98%
xuống còn 33,6%. Các thông tin về tên, tuổi, giới tính về 0%. Thông tin về thời điểm
dùng thuốc giảm từ 54% xuống còn 33,5%.

5


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu là toàn bộ đơn thuốc BHYT ngoại trú được kê đơn từ
17/9 đến 19/9 năm 2018 tại bệnh viện đa khoa huyện Nghi Xuân
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Đơn thuốc BHYT có kê đơn ít nhất 1 thuốc.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Đơn thuốc lao
- Đơn thuốc BHYT có kê đơn Vị thuốc YHCT hoặc dược liệu YHCT.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu cắt ngang, toàn bộ đơn thuốc BHYT ngoại trú thõa
mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trù được kê đơn từ 17/9 đến 19/9 được đưa

vào nghiên cứu
2.2.2 Công cụ và cách tiến hành nghiên cứu
Công cụ: Sử dụng phiếu thu thập thông tin đơn thuốc.
Cách tiến hành: Sử dụng phần mềm khám bệnh để lấy toàn bộ danh sách bệnh
nhân và đơn thuốc.
Những đơn thuốc thõa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu được lấy thông tin vào phiếu
thu thập thông tin đơn thuốc.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Phân tích việc thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc tại
bệnh viện
Ghi thông tin bệnh nhân
Chẩn đoán, kê đơn, ký, đóng dấu họ tên bác sĩ
Ghi hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc
Hướng dẫn sử dụng ghi trong đơn
2.3.2. Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện
Số chẩn đoán trung bình
Số thuốc ghi trong đơn
6


Sử dụng thuốc kháng sinh, vitamin, corticoid.
Sử dụng thuốc chế phẩm YHCT, đơn chỉ có thuốc YHCT, đơn kết hợp YHCT
và tân dược
Chi phí trung bình một đơn thuốc
2.4. Tiêu chuẩn nghiên cứu
Các tiêu chuẩn về thực hiện quy chế chuyên môn kê đơn thuốc được căn cứ vào
các quy định về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT
ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế.
2.5. Xử lý số liệu
Số liệu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 20.

Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để thể hiện kết quả nghiên cứu. Tính
giá trị trung bình X ± SD.

7


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ
3.1. Phân tích việc thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc
3.1.1. Ghi thông tin bệnh nhân
Theo quy định, thông tin bệnh nhân phải được ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác họ
tên bệnh nhân, địa chỉ (thôn (phường), xã (thị trấn), huyện). Trẻ dưới 72 tháng tuổi:
ghi số tháng tuổi, ghi tên, số chứng minh bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ. Kết
quả như sau:
Bảng 3.1. Thông tin bệnh nhân
Nội dung

Số đơn

Ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới

546

Ghi đầy đủ địa chỉ

67

N
546

Tỷ lệ

100
12.27

Đơn dưới 72 tháng tuổi
Ghi số tháng

0

Ghi tên bố, mẹ hoặc người giám hộ

0

Ghi số chứng minh nhân dân

0

43

0
0
0

Nhận xét: 100% đơn thuốc ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính bệnh nhân. Chỉ có
12.27 % đơn thuốc ghi đầy đủ địa chỉ thôn, xóm, còn lại địa chỉ đều có xã (thị trấn),
huyện, tỉnh. Với trẻ dưới 72 tháng, Đơn thuốc chưa có tên bố mẹ, chưa ghi số tháng
mà chỉ ghi tuổi.
3.1.2. Chẩn đoán, kê đơn, ký, đóng dấu họ tên bác sĩ
Bảng 3.2. Chẩn đoán, chữ ký, họ tên bác sĩ trong đơn thuốc
Nội dung
Chẩn đoán không đầy đủ, rõ ràng.

Đơn có chữ ký bác sĩ
Đơn có họ tên bác sĩ
Đơn không gạch chéo phần còn lại

Số đơn
154
100
546
100

N
546

Tỷ lệ
28.21
18.32
100
18.32

Nhận xét: 18.21% đơn thuốc bệnh nhân có chẩn đoán thuốc ghi không đầy đủ,
do số chẩn đoán quá nhiều, không thể hiện hết khi in ra trên đơn. 18,32% đơn thuốc
có đầy đủ chữ ký của bác sĩ và gạch chéo phần đơn còn lại.
8


3.1.3. Ghi hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc
Theo quy định, thuốc phải được ghi đầy đủ tên thuốc, tên hoạt chất, nồng độ,
hàm lượng và số lượng thuốc. Thuốc một hoạt chất phải ghi tên chung quốc tế, thuốc
nhiều hoạt chất ghi tên biệt dược, số lượng thuốc dưới 10 phải đánh số 0 phía trước.
Kết quả như sau:

Bảng 3.3. Tên thuốc, hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc trong đơn
Nội dung
Đơn thuốc ghi đầy đủ tên thuốc, tên
hoạt chất.
Đơn thuốc ghi đầy đủ nồng độ, hàm
lượng
Đơn thuốc ghi số lượng thuốc đầy
đủ, nhỏ hơn 10 viết số 0 ở trước.
Đơn thuốc kê trùng hoạt chất

Số đơn

N

Tỷ lệ

546

546

100

546

546

100

546


546

100

24

546

4.4

Nhận xét: 100% đơn thuốc ghi đầy đủ tên thuốc, tên hoạt chất; nồng độ, hàm
lượng của thuốc. 100% đơn thuốc số lượng dưới 10 được ghi số 0 phía trước. 4.4%
đơn thuốc có kên đơn trùng hoạt chất.
3.1.4. Hướng dẫn sử dụng ghi trong đơn
Chúng tôi xác định thuốc hướng dẫn sai liều dùng là thuốc hướng dẫn liều cao
hơn hoặc thấp hơn so với liều dùng được khuyến cáo ở tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
hoặc Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế hoặc Phác đồ điều trị của Bệnh viện. Kết quả ghi
hướng dẫn sử dụng thuốc như sau:
Bảng 3.4. Hướng dẫn sử dụng trong đơn thuốc
Nội dung
Đơn thuốc có ghi hướng dẫn sử
dụng
Đơn thuốc ghi hướng dẫn sử dụng
sai chính tả, viết tắt
Đơn thuốc hướng dẫn sai liều
Đơn thuốc không hướng dẫn thời
điểm dùng

Số đơn


N

546
202

Tỷ lệ %
100

546

36.99

78

14.29

309

56.59

9


Nhận xét: 100% đơn thuốc có hướng dẫn sử dụng, tuy nhiên, có 36.99% đơn
hướng dẫn sử dụng viết tắt, viết sai chính tả. 14.29% đơn thuốc hướng dẫn sai liều
dùng. 56.59% đơn thuốc không hướng dẫn thời điểm dùng.
3.2. Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện
3.2.1. Số chẩn đoán, số thuốc trung bình
Kết quả nghiên cứu về số chẩn đoán trung bình, số thuốc trung bình trong đơn
thuốc như sau:

Bảng 3.5. Số chẩn đoán, số thuốc trung bình
Nội dung
1 chẩn đoán
2 chẩn đoán
3 chẩn đoán
4 chẩn đoán
5-9 chẩn đoán
Số chẩn đoán trung bình
1 thuốc
2 thuốc
3 thuốc
4 thuốc
5-7 thuốc
Số thuốc trong đơn
Mối liên quan giữa số bệnh lý và số
thuốc kê đơn trong đơn thuốc:

Số chẩn
N
Tỷ lệ
đoán
135
24.73
153
28.02
103
546
18.86
77
14.10

78
14.29
Trung bình: 2.79 ± 1.7
Thấp nhất: 1 Cao nhất: 9
26
4.76
86
15.75
226
546
41.39
144
26.37
64
11.72
Trung bình: 3.26 ± 1.05
Thấp nhất: 1 Cao nhất: 7
χ2 =157 ; p=0,00<0,05

Nhận xét: Số chẩn đoán trung bình là 2.79 chẩn đoán/đơn thuốc. Số thuốc trung
bình là 3.26 thuốc/đơn. Có mối liên quan giữa số chẩn đoán và số thuốc được kê đơn.
Cụ thể nghiên cứu cho thấy, khi số chẩn đoán tăng lên thì số thuốc được kê đơn cũng
tăng lên.

10


3.2.2. Sử dụng thuốc kháng sinh, vitamin, corticoid, thuốc tiêm
Kết quả sử dụng thuốc kháng sinh, vitamin, corticoid, thuốc tiêm như sau:
Bảng 3.6. Sử dụng thuốc kháng sinh, vitamin, corticoid, thuốc tiêm

Nội dung

Số đơn

N

Tỷ lệ

Số đơn có thuốc kháng sinh

252

546

46.15

Số đơn có thuốc vitamin

242

546

44.32

Số đơn có kê corticoid

45

546


8.24

Số đơn thuốc có thuốc tiêm

4

546

0.07

Nhận xét: Tỷ lệ kê đơn có kháng sinh chiếm 46.15%. Tỷ lệ đơn thuốc có
vitamin chiếm 44.32%. 0.07% đơn thuốc kê thuốc tiêm.
Việc sử dụng kháng sinh hợp lý đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong tình
hình vi khuẩn đề kháng kháng sinh ngày càng phức tạp và có xu hướng gia tăng. Do
đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về tình hình kết hợp kháng sinh và sự phù hợp của
lựa chọn kháng sinh trong điều trị ngoại trú. Kết quả thể hiện ở bảng 3.7 và 3.8 dưới
đây:
Bảng 3.7. Kết quả phối hợp kháng sinh trong đơn thuốc
Kháng sinh
Số đơn có phối hợp kháng sinh
Các phối hợp thường gặp
Zoramo (Amoxicilin + cloxacilin) +
metronidazol
Amoxicilin + Metronidazol +
Clarithromycin
Amoxicilin + Tobramycin +
metronidazol
Amoxicilin + Metronidazol+
Cefalecin + Tobramycin
Số kháng sinh trung bình/đơn


Số đơn
73

Tổng
252

Tỷ lệ
28.97

24

32.88

14

19.18
73

9

12.33

19
26.03
7
9.59
Trung bình: 1.35 kháng sinh/ đơn
Thấp nhất: 1
Cao nhất: 4


Tỷ lệ đơn có thuốc kháng sinh kê đơn không phù hợp: Chúng tôi xác định đơn
thuốc kê đơn kháng sinh nhưng chẩn đoán bệnh chính hoặc bệnh mắc kèm ở đơn
11


thuốc Theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế hoặc phác đồ điều trị tại bệnh viện không
sử dụng kháng sinh, là đơn thuốc có thuốc kháng sinh kê đơn không phù hợp.
Bảng 3.8 Chỉ định kê đơn kháng sinh không phù hợp
Nội dung
Đơn thuốc kê kháng sinh không hợp lý
Các chẩn đoán không hợp lý
Tổn thương nông ở đầu; tổn thương
nông ở chi
Các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính khác
Đục thủy tinh thể
Đau bụng và vùng chậu
Đau tai
Đa tổn thương chưa xác định
Tổn thương vai
Gãy xương bàn chân, gãy xương sườn
Trật tả (chấn thương các loại)
Đau đầu mạn tính sau chấn thương
Viêm gan virus mạn
Căng cơ và bong gân của xương sườn và
xương ức

Số đơn
29


N
252

Tỷ lệ
11.51

5

17.24

4
4
3
3
2
2
2
1
1
1

13.79
13.79
10.34
10.34
6.90
6.90
6.90
3.45
3.45

3.45

29

1

3.45

Nhận xét: Có 28.97% đơn thuốc có sử dụng kháng sinh có phối hợp 2 kháng
sinh trở lên.Các phối hợp kháng sinh đều nằm trong khuyến cáo phối hợp kháng sinh
theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, có 11.51% số đơn thuốc có kê kháng
sinh không phù hợp.
3.2.3. Sử dụng thuốc chế phẩm YHCT, đơn chỉ có thuốc YHCT, đơn kết hợp
YHCT và tân dược
Nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc chế phẩm YHCT, kết quả thể hiện ở
bảng sau:
Bảng 3.9. Tình hình sử dụng thuốc chế phẩm YHCT
Nội dung
Đơn có thuốc chế phẩm YHCT
Đơn kết hợp YHCT và tân dược
Chi phí thuốc YHCT

Số đơn
N
205
546
188
205
Tiền thuốc YHCT
Tổng tiền thuốc

Tỷ lệ %

Tỷ lệ
37.54
91.71
15.074.376
53.272.944
28.29
12


Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng thuốc chế phẩm YHCT là 37.54%. Chủ yếu là phối
hợp chế phẩm YHCT và thuốc tân dược, chiếm 91,71%. Tỷ lệ chi phí tiền thuốc chế
phẩm YHCT so với toàn bộ thuốc sử dụng chiếm 28.29%.
3.2.4. Chi phi tiền thuốc
Bảng 3.10. Chi phí tiền thuốc trong đơn thuốc
Nội dung
Chi phí đơn thuốc

Trung bình
97.569
Tiền thuốc

Chi phí thuốc so với chi phí
khám bệnh

53.272.944

Thấp nhất
8.400

Tổng chi phí
khám bệnh

Cao nhất
403.649

138.695.506

38, 41

Tỷ lệ %

Đơn vị: đồng.
Nhận xét: Chi phí thuốc trung bình là 97.569 đồng/ đơn thuốc. Chi phí tiền
thuốc chiếm 38.41% chi phí khám khám bệnh.

13


14


CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN
4.1. Phân tích việc thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc tại bệnh
viện
Ghi thông tin bệnh nhân: Theo quy định của Bộ Y tế, đơn thuốc phải có đầy đủ
họ tên, tuổi (trẻ dưới 72 tháng tuổi phải ghi rõ số tháng), giới tính, địa chỉ bệnh nhân.
Kết quả cho thấy, 100% đơn thuốc ngoại trú BHYT đều có đủ họ tên, tuổi, giới tính
bệnh nhân. Về địa chỉ, chỉ có 12.27% đơn thuốc ghi đầy đủ thôn, xóm hoặc số nhà cụ
thể, còn lại đều có địa chỉ từ xã (thị trấn), huyện, tỉnh. Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi,

đơn thuốc vẫn còn ghi tuổi, chưa ghi số tháng cụ thể và tên bố, mẹ hoặc người giám
hộ của trẻ. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng (2016) tại bệnh viện đa khoa huyện
Lộc Hà cũng cho kết quả 100% đơn thuốc có đầy đủ họ tên, giới tính, tuổi, và 100%
đơn thuốc chưa ghi đầy đủ địa chỉ. Nghiên cứu của Trần Thị Anh (2016) tại bệnh viện
đa khoa huyện Hương Sơn cũng cho kết quả 69,75% đơn thuốc thiếu địa chỉ chính
xác. Việc ứng dụng kê đơn điện tử tại viện đã cho kết quả thông tin họ tên, giới, tuổi
bệnh nhân đầy đủ. Bệnh viện đã áp dụng quét mã vạch ở thẻ BHYT của bệnh nhân
nhằm đảm bảo thông tin cá nhân chính xác, tuy nhiên, việc thẻ BHYT không ghi cụ
thể địa chỉ số nhà, thôn, xóm của bệnh nhân dẫn đến còn chưa khai thác đầy đủ thông
tin này. Ngoài ra, việc ứng dụng chưa triệt để việc ghi số tháng trên đơn bệnh nhân
với trẻ dưới 72 tháng tuổi và họ tên bố, mẹ hoặc người dẫn trẻ đi khám dẫn đến đơn
thuốc mới chỉ ghi tuổi của bệnh nhân. Ngoài ra, theo quy định, đơn thuốc phải ghi số
chứng minh nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân của người đưa trẻ dưới 72 tháng
tuổi đến khám nhưng đơn thuốc vẫn chưa có. Tuy nhiên theo thông tư mới của Bộ Y
tế (Thông tư 18/2018/TT-BYT), quy định này về kê đơn thuốc ngoại trú đã được bãi
bỏ.
Chẩn đoán, ký, đóng dấu họ tên bác sĩ: Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 28.21
đơn thuốc có chẩn đoán không đầy đủ. Đây đều là các đơn thuốc có nhiều chẩn đoán,
cao nhất đơn thuốc có tới 9 chẩn đoán bệnh. Kiểm tra các chẩn đoán cho thấy, có
nhiều chẩn đoán bệnh trùng lặp nhau. Đây có thể là kết quả do bác sĩ không kiểm tra
lại kết quả ghi chẩn đoán bệnh ở phần mềm kê đơn do đó dẫn đến trùng lặp, quá nhiều
chẩn đoán dẫn đến đơn thuốc không thể hiện hết được chẩn đoán bệnh.
Thực tế tại bệnh viện, do việc in đơn ở kho phát thuốc BHYT, đơn thuốc chưa
áp dụng chữ ký điện tử nên bác sĩ sau khi kê đơn, ghi chẩn đoán và lời dặn cũng như
15


hẹn tái khám vào Sổ khám bệnh và ký tên ở số khám bệnh của bệnh nhân. Còn đơn
thuốc không được kê đơn mà chỉ ghi họ tên của bác sĩ khám bệnh. Chỉ có 18,32% đơn
thuốc có đầy đủ chữ ký của bác sĩ và gạch chéo phần còn lại của đơn thuốc. Đây đều

là các đơn thuốc của phòng khám Nội tiết, đái tháo đường.
Ghi hàm lượng, nồng độ, số lượng thuốc: Việc sử dụng phần mềm kê đơn điện
tử cho nên tất cả các đơn thuốc BHYT ngoại trú tại bệnh viện đều được ghi rõ ràng
tên thuốc, nồng độ, hàm lượng của thuốc. Đối với số lượng thuốc dưới 10, đều được
đánh số 0 ở phía trước. Qua đó, đảm bảo hạn chế viện ghi tên thuốc, nồng độ, hàm
lượng không rõ ràng. Theo quy định kê đơn, đối với thuốc đơn chất ghi như sau: tên
hoạt chất theo tên chung quốc tế (tên thương mại nếu có) + hàm lượng. Đối với thuốc
nhiều hoạt chất: ghi tên thương mại + hàm lượng. Kết quả nghiên cứu chỉ có 17/79
thuốc chiếm 17.72% thuốc được kê đúng theo quy định. Nghiên cứu của Nguyễn
Thanh Hùng (2016) tại Bệnh viện đa khoa Lộc Hà cho kết quả chỉ có 24.8% đơn
thuốc đơn chất tuân thủ quy định kê đơn. Nghiên cứu của Đỗ Thành Đức (2015) tại
Bệnh viện trung ưng quân đội 108 cũng cho kết quả 4,75% tuân thủ quy định ghi tên
thuốc. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hoa (2016) tại bệnh viện hữu nghị đa khoa
Nghệ An cũng chỉ có 17% đơn thuốc tuân thủ quy định ghi tên thuốc. Kết quả nghiên
cứu của chúng tôi còn cho thấy, có 4,4% đơn thuốc có kê đơn 2 thuốc có trùng hoạt
chất, cụ thể: đơn thuốc có kê trùng metformin đơn chất và thuốc thứ 2 là thuốc phối
hợp hai hoạt chất trong đó có metformin. Đơn thuốc kê trùng metronidazol do được
kê đơn metronidazol uống và thuốc thứ hai là thuốc đặt tại chỗ có chữa thành phần
metronidazol. Việc kê đơn các thuốc trùng hoạt chất cần được cảnh báo để tránh
trường hợp kế đơn nhầm thuốc, quá liều thuốc cho bệnh nhân. Tuy nhiên trong mẫu
nghiên cứu của chúng tôi, việc kê đơn trùng hoạt chất này là quyết định chủ động của
bác sĩ để đảm bảo thuốc đủ liều, phát huy tác dụng điều trị.
Hướng dẫn sử dụng ghi trong đơn: Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% đơn
thuốc có tất cả thuốc đều ghi hướng dẫn sử dụng. Trong đó 36,99% đơn thuốc hướng
dẫn sử dụng viết sai chính tả, viết tắt. 14,29% đơn thuốc hướng dẫn sai liều dùng so
với khuyến cáo. 56,58% đơn thuốc chưa hướng dẫn thời điểm dùng thuốc. Như vậy,
việc hướng dẫn kê đơn thuốc ngoại trú tại bệnh viện còn khá nhiều vấn đề cần quan
tâm.
16



Nghiên cứu của Đỗ Thành Đức (2015) tại Bệnh viện 108 cho thấy 84,25% đơn
thuốc ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng (bao gồm cả thời điểm dùng). Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thanh Hoa ở Bệnh viện đa khoa Nghệ An cho thấy có 22,7% đơn thuốc
BHYT ngoại trú ghi thời điểm dùng. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hùng (2016) tại
Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà cho kết quả 24% đơn thuốc không ghi hướng dẫn
thời điểm dùng.
4.2. Phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện
Số chẩn đoán, số thuốc trung bình: Số chẩn đoán trung bình của đơn thuốc
trong mẫu nghiên cứu là 2.79. Trong đó, 2 chẩn đoán chiếm tỉ lệ cao nhất. Đơn cao
nhất có 9 chẩn đoán. Tuy nhiên khi kiểm tra đơn thuốc, tác giả nhận thấy các đơn có
từ 6 chẩn đoán trở lên đều có sự trùng lặp chẩn đoán trong đơn. Trung bình, có 3.26
thuốc được kê mỗi đơn, số đơn kê 3 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (41.39%), đơn kê cao
nhất là 7 thuốc. Theo khuyến cáo của WHO, số thuốc trung bình trong một đơn là 1,5
-2 thuốc. Việc kết hợp nhiều thuốc làm tăng nguy cơ gặp phản ứng có hại của thuốc
và tương tác thuốc mà không biết trước được. Kết quả nghiên cứu cho thấy số thuốc
trung bình thấp hơn một số nghiên cứu khác như: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh
Hoa ở bệnh viện đa khoa Nghệ An trung bình 3.35 thuốc/đơn. Tại bệnh viện Trung
ương quân đội 108 trung bình 3.39 thuốc/đơn. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh là 3.75
thuốc/đơn. Bệnh viện đa khoa Lộc Hà trung bình 3.46 thuốc/đơn, ở bệnh viện Hương
Sơn là 3.53 thuốc/đơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, có mối liên hệ giữa số chẩn
đoán và số thuốc được kê đơn, cụ thể khi số chẩn đoán tăng lên, tỷ lệ số thuốc được
kê đơn cũng tăng lên. Kết quả này phản ánh phù hợp với thực tế, khi bệnh nhân bị
càng nhiều bệnh, thì cần nhiều thuốc hơn để điều trị bệnh bao gồm bệnh chính và
bệnh mắc kèm.
Sử dụng thuốc kháng sinh, vitamin, corticoid, thuốc tiêm:Số đơn có sử dụng
kháng sinh ở mẫu nghiên cứu chiếm tỷ lệ khá cao, 46.15%, trong số đó, có 28,97%
đơn thuốc có sử dụng từ hai kháng sinh trở lên. Việc phối hợp kháng sinh trong mẫu
nghiên cứu đều phối hợp các nhóm kháng sinh khác nhau và đã được sử dụng trên
lâm sàng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho

thấy rằng, trong số các đơn thuốc có sử dụng kháng sinh, có 11.51% đơn thuốc sử
dụng kháng sinh không phù hợp. Các đơn thuốc này có chẩn đoán bệnh không phải
bệnh nhiễm khuẩn nhưng vẫn được kê đơn kháng sinh. Một số nghiên cứu ở bệnh
17


viện tuyến huyện khác như bệnh viện Lộc Hà có 53% đơn có kháng sinh, bệnh viện
Hương Sơn là 23,19%.
Tỷ lệ kê đơn thuốc vitamin của nghiên cứu là 44.32%. Cao hơn các nghiên cứu
ở các bệnh viện khác như: Đa khoa Nghệ An: 10.25%, Bệnh viện Bạch Mai 19,2%.
Bệnh viện Lộc Hà: 87,8%, Bệnh viện Hương Sơn: 26%.
Tỷ lệ kê đơn thuốc corticoid chiếm 8.24%. Cao hơn so với tỷ lệ của bệnh viện
Hương Sơn 5.5%. Tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm trong mẫu nghiên cứu khá ít, chiếm 0.7%,
đây là các đơn thuốc được kê đơn Insulin cho bệnh nhân đái tháo đường. Tỷ lệ này
tương đương với bệnh viện Lộc Hà: 0,8 %. Thấp hơn bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh:
1.3%.
Sử dụng thuốc chế phẩm YHCT, đơn chỉ có thuốc YHCT, đơn kết hợp YHCT và
tân dược: Nghiên cứu cho thấy , kết quả sử dụng thuốc chế phẩm YHCT trong đơn
thuốc ngoại trú khá cao 37.54%. có 91.71% đơn thuốc YHCT được kê là kết hợp với
tân dược. Thuốc chế phẩm YHCT thường được sử dụng trong điều trị các bệnh mãn
tính, thời gian điều trị dài ngày. Chi phí dành cho thuốc chế phẩm YHCT là khá cao.
Do đó, cần sử dụng các thuốc chế phẩm YHCT một cách hợp lý, tránh lạm dụng
nhằm giảm chi phí sử dụng thuốc cho điều trị. Nghiên cứu cho thấy, chi phí thuốc chế
phẩm YHCT chiếm 28.29% tổng chi phí thuốc sử dụng. Thấp hơn so với Bệnh viện
đa khoa huyện Hương Sơn (2016) chiếm 38,7% chi phí thuốc sử dụng.
Chi phí tiền thuốc: Chi phí tiền thuốc trung bình là 97.569 đồng/đơn thuốc. So
sánh với một số bệnh viện tuyến huyện khác, chi phí tiền thuốc cao hơn như: Nghiên
cứu của Nguyễn Thanh Hùng (2016) tại Bệnh viện đa khoa huyện Lộc Hà là 123.790
đồng/đơn thuốc. Nghiên cứu của Trần Thị Anh tại bệnh viện đa khoa huyện Hương
Sơn là 168.571 đồng.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy, chi phí thuốc chiếm 38.41% tổng chi
phí khám bệnh.

18


KẾT LUẬN
Về phân tích việc thực hiện quy chế chuyên môn trong kê đơn thuốc tại
bệnh viện:
- 100% đơn thuốc BHYT ngoại trú có đầy đủ thông tin họ tên bệnh nhân, tuổi,
giới tính. 100% đơn thuốc cho trẻ em dưới 72 tháng tuổi chưa có ghi số tháng, họ tên
bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ.
- 18.21% đơn thuốc bệnh nhân có chẩn đoán thuốc ghi không đầy đủ, do số
chẩn đoán quá nhiều, không thể hiện hết khi in ra trên đơn. 18,32% đơn thuốc có đầy
đủ chữ ký của bác sĩ và gạch chéo phần đơn còn lại.
- 100% đơn thuốc ghi đầy đủ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, đơn vị tính, số
lượng thuốc. 17,72% tên thuốc được ghi đúng theo quy định về ghi tên thuốc.
- 100% thuốc được kê đơn có ghi hướng dẫn sử dụng, tuy nhiên có 36,99% đơn
thuốc ghi hướng dẫn sử dụng còn viết tắt, sai chính tả, 14,29% đơn thuốc hướng dẫn
sai liều dùng và 56,59% đơn thuốc không hướng dẫn thời điểm dùng thuốc cho bệnh
nhân.
Về phân tích một số chỉ số sử dụng thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện:
- Số chẩn đoán trung bình là 2.79 ± 1.7 chẩn đoán/đơn thuốc.
- Số thuốc trung bình là 3.26 ± 1.05 thuốc/đơn thuốc.
- Tỷ lệ kê đơn có kháng sinh chiếm 46.15%. Tỷ lệ đơn thuốc có vitamin chiếm
44.32%. 0.07% đơn thuốc kê thuốc tiêm.
- Tỷ lệ sử dụng thuốc chế phẩm YHCT là 37.54%. Chủ yếu là phối hợp chế
phẩm YHCT và thuốc tân dược, chiếm 91,71%.
- Chi phí thuốc trung bình là 97.569 đồng/ đơn thuốc. Chi phí tiền thuốc chiếm
38.41% chi phí khám khám bệnh.


19


KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Qua thực hiện nghiên cứu thực trạng kê đơn thuốc BHYT điều trị ngoại trú tại
bệnh viện, chúng tôi đưa ra một số đề xuất và kiến nghị như sau:
1. Tiếp tục nâng cấp phần mềm kê đơn thuốc ngoại trú, đảm bảo các thông tin
chẩn đoán được thể hiện đầy đủ trên đơn thuốc. Mẫu đơn thuốc cần có các mục theo
quy định của Bộ Y tế như: bổ sung phần họ tên bố, mẹ hoặc người giám hộ đối với
đơn thuốc của trẻ dưới 72 tháng tuổi. Ghi số tháng tuổi với trẻ dưới 72 tháng tuổi ở
đơn thuốc.
2. Khoa khám bệnh cần bổ sung đầy đủ thông tin về thôn, xóm, số nhà ở địa chỉ
của bệnh nhân để đảm bảo đầy đủ thông tin địa chỉ bệnh nhân.
3. Hội đồng thuốc và điều trị cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát đơn thuốc
ngoại trú nhằm hạn chế một số vấn đề sau:
- Chẩn đoán bệnh cần cụ thể, kiểm tra lại sau khi chẩn đoán, tránh tình trạng
trùng lặp chẩn đoán trên đơn thuốc
- Hướng dẫn điều trị ghi tắt, ghi sai chính tả
- Liều dùng của thuốc còn chưa theo khuyến cáo.
- Hướng dẫn thời điểm dùng thuốc chưa cụ thể, chưa hướng dẫn.
4. Tiến hành in đơn thuốc sau khi khám bệnh tại phòng khám bệnh để bác sĩ
tiện theo dõi đơn thuốc, ký xác nhận và gạch chéo đơn thuốc đầy đủ theo quy chế kê
đơn thuốc.
5. Cần Ban hành các hướng dẫn sử dụng kháng sinh, giám sát sử dụng kháng
sinh phù hợp, theo nguyên tắc sử dụng kháng sinh, tránh lạm dụng kháng sinh, kê đơn
kháng sinh khi không có bệnh nhiễm khuẩn.
6. Hằng năm, tiến hành phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện: Phân
tích ABC/VEN để tiến hành tối ưu danh mục thuốc, sử dụng hợp lý các nhóm thuốc
như vitamin, chế phẩm YHCT.


20


×