Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập Pháp luật việt nam đại cương (KMA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.38 KB, 6 trang )

Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Bài 1: Công ty TNHH 1 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.
Giải
Đây là QPPL thiếu:
-

Giả định: Công ty TNHH 1 thành viên.
Quy định: Không được quyền phát hành cổ phiếu.

Bài 2: Cơng dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động cơng ích theo quy định của pháp luật.
Giải
Đây là QPPL thiếu:
-

Giả định: Cơng dân.
Quy định: Có nghĩa vụ đóng thuế và lao động cơng ích theo quy định của pháp
luật.

Bài 3: Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
Giải
Đây là QPPL thiếu:
-

Giả định: Con cái.
Quy định: Khơng được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.

Bài 4: UBND xã, phường, thị trấn, nơi cư trú của 1 trong 2 bên kết hôn là cơ quan đăng
ký kết hôn.
Giải
Đây là QPPL thiếu:
-



Giả định: UBND xã, phường, thị trấn, nơi cư trú của 1 trong 2 bên kết hôn.
Quy định: Là nơi đăng ký kết hôn.

Bài 5: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy
có điều kiện cứu nhưng không cứu, dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cải tạo
khơng giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 2 tháng đến 2 năm.
Giải
Đây là QPPL đủ:
-

Giả định: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng tuy có điều kiện cứu nhưng khơng cứu, dẫn đến hậu quả người đó chết.


-

Quy định (ẩn): Phải cứu người đó.
Chế tài: Sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 2 tháng đến 2
năm.

Bài 6: Người nào xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 2 tháng đến 2 năm.
Giải
Đây là QPPL đủ:
-

Giả định: Người nào xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
Quy định (ẩn): Không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Chế tài: Bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 2

tháng đến 2 năm.
Quan hệ pháp luật

Bài 1: Bạn A và bạn B cùng là sinh viên. A sống ở tỉnh, thành phố khác, B sống ở Hà
Nội. A có thuê nhà của nhà bạn B. Do tình hình dịch bệnh kéo dài, kinh tế khó khăn nên
bạn A khơng có khả năng thuê nhà nữa và quyết định không thuê nhà. Bố mẹ bạn B vẫn
cho bạn A duy trì hợp đồng thuê nhà, miễn phí tiền thuê nhà với điều kiện bạn A phải
hướng dẫn bạn B các môn học trên lớp.
Giải
-

-

Chủ thể: A và gia đình của B (đều có năng lực hành vi, năng lực pháp luật vì bạn
A là sinh viên năm 2). Có năng lực chủ thể đầy đủ.
Nội dung:
 Bạn A:
o Quyền: Được thuê nhà miễn phí.
o Nghĩa vụ: Dạy bổ trợ cho bạn B các mơn ở trên lớp.
 Gia đình bạn B:
o Quyền: Bạn B sẽ được bạn A dạy học.
o Nghĩa vụ: Cho bạn A thuê miễn phí.
Khách thể: Bạn B sẽ được bổ trợ các môn trên trường, bạn A sẽ được miễn phí
tiền thuê nhà.

Bài 2: Chị A năm nay đã lập ra đình và có hai con nhỏ, cháu thứ nhất được 4 tuổi, cháu
thứ hai được 6 tuổi. Từ trước đến giờ chị A vẫn ở nhà làm nội trợ nhưng do tình hình
dịch bệnh kéo dài, cơng việc của chồng chị có nhiều bất lợi nên chị quyết định thuê nhà
của bạn chị thời đại học là anh B để kinh doanh, chị phải trả tiền thuê nhà hàng thàng là



10 triệu đồng. Hai người ký hợp đồng thuê nhà. Xác định các yếu tố của quan hệ pháp
luật.
Giải
-

-

Chủ thể: Chị A và anh B (có năng lực trách nhiệm hành vi dân sự, năng lực pháp
luật). Có năng lực chủ thể đầy đủ.
Nội dung:
 Chị A:
o Quyền: Sử dụng căn nhà của anh B với mục đích kinh doanh.
o Nghĩa vụ: Trả tiền hàng tháng theo quy định là 10tr/tháng.
 Anh B:
o Quyền: Được hưởng lợi tức 10tr/tháng mà chị A trả.
o Nghĩa vụ: Để căn nhà đó cho chị A sử dụng vơi mục đích kinh
doanh trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực.
Khách thể: Quyền sử dụng căn nhà để kinh doanh và số tiền 10tr/tháng.
Vi phạm pháp luật

Bài 1: Bạn A đang thuê trọ trên tầng 2 của gia đình bác B, sắp đến ngày phải đóng tiền
học, bạn A khơng có tiền đóng tiền học và nhiều lần xuống nhà bác chủ nhà xin đồ, mượn
đồ thì bạn A biết chỗ cất tiền của bác chủ nhà. Trong một lần bác chủ nhà đi chợ thì bạn
A lẻn vào lấy số tiền đó để có tiền đóng học phí. Hành vi của bạn A có phải là vi phạm
pháp luật hay không? Tại sao?
Giải
Đây là vi phạm pháp luật. Vì (Đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó có lỗi,
do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến QHXH mà nó bảo vệ):
-


-

Chủ thể: Là bạn A (có năng lực trách nhiệm pháp lý, năng lực pháp luật, năng lực
chủ thể đầy đủ vì bạn đang là sinh viên đi thuê nhà trọ, bạn đủ tuổi).
Khách thể: Quan hệ tài sản (tài sản của gia đình bác B, tài sản này đáng lẽ được
pháp luật bảo vệ đã bị bạn A xâm phạm).
Mặt chủ quan:
 Lỗi: Cố ý trực tiếp (Bạn A biết hành vi của bạn gây nguy hiểm cho xã hội,
suy đồi đạo đức, làm mất tiền của người khác, thực hiện hành vi gian trá
của mình, bạn ấy mong muốn cho điều đó xảy ra).
 Động cơ: Lấy được số tiền để đóng tiền học.
 Mục đích: Lấy được tiền.
Mặt khách quan:
 Hành vi: Lấy trộm.
 Hậu quả: Gia đình bác B mất tiền.


 Mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả: Bạn A lấy trộm dẫn
đến nhà bác B mất tiền (hành vi đã được thực hiện).
Bài 2: Anh Nguyễn Văn A và chị Nguyễn Thị B có quan hệ tình cảm với nhau. Chị B là
sinh viên, anh A đã đi làm. Chị B có khó khăn về mặt tài chính nên anh A ni chị B
trong q trình học tập. Chị B có hứa với anh A là sau khi tốt nghiệp đại học thì hai
người sẽ đến với nhau. Tuy nhiên sau khi tốt nghiệp đại học thì chị B thay lịng đổi dạ và
đến với anh C. Anh A rất là tức giận cho nên quyết định mang lựu đạn đến nhà chị B và
hỏi chị B có quay lại với mình khơng. Chị B trả lời không và anh A quyết định làm cho
kíp lựu đạn nổ. Hành động của anh A có phải hành động vi phạm pháp luật không? Tại
sao?
Giải
Đây là vi phạm pháp luật. Vì (Đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó có lỗi,

do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến QHXH mà nó bảo vệ):
-

-

Chủ thể: Anh A (có năng lực trách nhiệm pháp lý, năng lực pháp luật, năng lực
chủ thể đầy đủ vì anh A đã đi làm).
Khách thể: Tính mạng, sức khoẻ của chị B được pháp luật bảo vệ (bị anh A xâm
phạm).
Mặt chủ quan:
 Lỗi: Cố ý trực tiếp
 Động cơ: Do phá vỡ lời hứa với anh A.
 Mục đích: Lơi kéo tình cảm với chị B, nếu khơng lơi kéo được thì sẽ sát
hại.
Mặt khách quan:
 Hành vi: Cầm lựu đạn mang đến nhà chị B để nổ.
 Hậu quả:
 Mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả: Anh A có mâu thuẫn
với chị B nên anh A đã mang lựu đạn đến.

Thừa kế
Bài 1: Ông A và bà B kết hơn hợp pháp, trong q trình chung sống sinh được hai người
con gái là A1 (1975) và A2 (1977), ông bà cũng tạo lập được ngôi nhà ở số 30, đường H,
trị giá 1080 triệu. Năm 2000 được sự đồng ý của bà B, ông A lấy bà C và sinh được 2
người con chung là chị A3 (2001) và A4 (2002). Ông A và bà C cũng mua ngôi nhà số
14, đường F với giá 120 triệu đồng để 3 mẹ con bà C ở. Năm 2018, bà B chết không để
lại di chúc. Năm 2020, ông A chết cũng không để lại di chúc. Hãy xác định di sản và chia
di sản thừa kế trong trường hợp trên.



Giải
-

Di sản: Ngôi nhà của ông A và bà B trị giá 1080 triệu, ngôi nhà của ông A và bà C
trị giá 120 triệu.
Tại thời điểm 2018, bà B chết không để lại di chúc, mở thừa kế thứ nhất:
o Ơng A có

1080
= 540 triệu tài sản riêng từ khối tài sản chung.
2

o Tài sản riêng của bà B là 540 triệu trong tổng số tiền chung sẽ được chia cho
những người có cùng huyết thống là ơng A và hai người con A1 và A2.
Ông A = A1 = A2 =

540
=180 triệu
3

 Kết thúc thời điểm mở thừa kế thứ nhất thì:

-

 Ơng A: 720 triệu (540 triệu từ tài sản riêng trong số tài sản chung và 180
triệu thừa kế từ bà B).
 Chị em A1 và A2: Mỗi người 180 triệu hưởng từ bà B.
Đến năm 2020, ông A chết không để lại di chúc, mở thừa kế thứ hai. Hôn nhân
giữa ông A và bà C khơng hợp pháp vì:
o Thứ nhất, chỉ được sự đồng ý của bà B.

o Thứ hai, ông A vẫn được hưởng tài sản thừa kế từ bà B chứng tỏ quan hệ hôn
nhân của ông A và bà B vẫn cịn hiệu lực hợp pháp.
o Vì thế, khối tài sản chung của ông A và bà C chỉ bao gồm 120 triệu.
Ông A = Bà C =

120
= 60 triệu
2

o Tài sản của ông A sẽ là: 720 + 60 = 780 triệu chia đều cho 4 người con A1,
A2, A3, A4 vì khơng phân biệt con trong giá thú và con ngoài giá thú.
A1 = A2 = A3 = A4 = 195 triệu.
 Kết thúc thời điểm mở thừa kế thứ hai thì:
 A1 = A2 = 195 + 180 = 375 triệu
 A3 = A4 = 195 triệu
 Bà C: 60 triệu
 Kết thúc sau hai lần hưởng thừa kế:
 A1 = A2 = 195 + 180 = 375 triệu
 A3 = A4 = 195 triệu

Tội phạm
-

Cấu thành tội gì: Cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm cắp.


Bài 1: Đầu năm 2020, chị A và chị B là đồng nghiệp tham gia chương trình khách hàng
may mắn của công ty BĐS C. Chị A bốc được lá thăm mang số 100, chị B bốc lá thăm
mang số 101. Chị B bảo chị A để mình cầm cả 2 lá thăm vì chị B hay may mắn. Sau khi
quay số, lá thăm mã 100 trúng thưởng căn hộ mini trị giá 300 triệu đồng tại ngoại ô thành

phố. Chị A hỏi chị B lá thăm 100 là của mình nhỉ thì chị B nói khơng phải, lá thăm 101 là
của cậu, 100 là của tớ. Sau đó chị B nhận thưởng căn hộ và làm giấy tờ sở hữu. Chị A sau
đó nhớ ra lá thăm mã 100 là của mình, gọi lại cho chị B nhưng chị B kiên quyết phủ nhận
và nói lá thăm trúng thưởng của mình. Hỏi hành vi của chị B cấu thành tội gì? Vì sao?
Giải
-

-

Đây là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chủ thể: Chị B có năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực pháp luật, năng lực chủ
thể đầy đủ (đi làm tại 1 công ty BĐS, đủ điều kiện về tuổi).
Khách thể: Quan hệ sở hữu của chị A với tài sản là tấm vé có mã số 100 trúng
thưởng trị giá 300 triệu.
Mặt chủ quan:
 Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp.
 Động cơ: Chiếm đoạt tài sản trị giá 300 triệu đồng của chị A.
 Mục đích: Lấy được lá thăm trúng thưởng đó.
Mặt khách quan: dấu hiệu: thủ đoạn gian dối. hình thức: ns dối thơng qua lời nói.
 Hành vi: Chiếm đoạt vé số có mã 100 với giải thưởng là hiện vật có giá 300
triệu.
 Hậu quả: Chị A mất phần thưởng
 Mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả: Chị B lấy lá thăm có
trúng thưởng dẫn đến chị A không nhận được phần thưởng đáng lẽ ra phải
thuộc về mình.



×