Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Luận án tiến sĩ tâm lý học đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 183 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

họ

c

NGUYỄN VĂN C

LUN N TIN S

Lu


n

ỏn

ti

n

s



m



ĐảNG Bộ TỉNH THáI NGUYÊN
LÃNH ĐạO PHáT TRIểN KINH Tế TƯ NHÂN


Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2015

CHUYấN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

c

NGUYỄN VĂN C

n

s



m



h

ĐảNG Bộ TỉNH THáI NGUYÊN
LÃNH ĐạO PHáT TRIểN KINH Tế TƯ NHÂN
Từ NĂM 1997 ĐếN NĂM 2015

ti


LUN N TIN S

Mó số: 62 22 03 15

Lu


n

án

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS. Hoàng Thị Kim Thanh
2. TS. Đặng Kim Oanh

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung
thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng

họ

c


được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Lu


n

án

tiế

n





m



TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Văn Đức


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU


1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

7

TÀI LUẬN ÁN

1.1. Những cơng trình liên quan đến đề tài luận án

7

1.2. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình khoa học liên quan và

28

nội dung luận án tập trung nghiên cứu
28

họ

c

Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI
NGUYÊN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TỪ NĂM 1997



ĐẾN NĂM 2005


m

2.1. Những nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về



phát triển kinh tế tư nhân

28
45

2.3. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên

58

tiế

n



2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT

76

án

TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015


76

n

3.1. Yêu cầu mới về phát triển kinh tế tư nhân và chủ trương của

Lu


Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
3.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo đẩy mạnh phát

93

triển kinh tế tư nhân
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

117

4.1. Một số nhận xét

117

4.2. Một số kinh nghiệm

137

KẾT LUẬN

147


DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN

151

QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

PHỤ LỤC

169


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
: Doanh nghiệp tư nhân

KTTN

: Kinh tế tư nhân

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN


: Xã hội chủ nghĩa

họ


m


n
tiế
án
n
Lu


c

DNTN


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa (XHCN), việc phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt ra
như một yêu cầu tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế tư nhân (KTTN)
là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTN
đóng vai trị quan trọng vào việc phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã
hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân,


họ

c

tăng ngân sách, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Cùng



với các thành phần kinh tế khác, KTTN góp phần giải phóng lực lượng sản

m

xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo



hướng hiện đại, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước



phát triển kinh tế, chính trị, quốc phịng, an ninh và xã hội.

n

Nhận thức được vị trí, vai trị của KTTN, Đảng Cộng sản Việt Nam đã

tiế

đã xác định:


án

Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh
tế quốc dân . Phát triển kinh tế tư nhân là một chiến lược lâu dài

Lu


n

trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đị nh hướng xã hợi chủ
nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm
là phát triển kinh tế , công nghiệp hóa , hiện đại hóa , nâng cao năng
lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế [41, tr. 57-58].

Thực hiện chủ trương của Đảng về việc đổi mới cơ chế, chính sách,
tạo điều kiện thuận lợi phát triển KTTN, đưa KTTN trở thành một động lực
quan trọng của nền kinh tế. Trong những năm qua, KTTN ở Việt Nam khơng
ngừng phát triển có vị trí ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách từng bước được hoàn thiện. Quyền tài
sản, tự do kinh doanh của các cá nhân và tổ chức được thể chế hóa và được
pháp luật bảo vệ. Cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, môi trường


2
đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện và thuận lợi hơn. Phương thức
quản lý của Nhà nước cũng được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, KTTN ở Việt Nam
cũng đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém chưa đáp được vai trò động lực của

nền kinh tế. KTTN phần lớn có quy mơ nhỏ, cơ cấu ngành nghề cịn bất hợp lý,
trình độ cơng nghệ lạc hậu, năng lực hội nhấp quốc tế còn hạn chế. Nhiều đơn vị
KTTN chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật, trốn thuế, gian lận thương
mại, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, kinh doanh trái phép.
Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ, có điều kiện tự nhiên -

họ

c

xã hội thuận lợi để phát triển KTTN. Thực hiện chủ trương của Đảng về phát



triển KTTN, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã quán triệt và vận dụng linh hoạt

m

những chủ trương của Đảng vào điều kiện thực tiễn của địa phương nhằm



phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Nhờ đó, KTTN Thái Ngun đã có



những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng tạo ra nhiều công ăn việc

n


làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân; huy

tiế

động các nguồn lực đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; đóng góp một phần

án

khơng nhỏ GDP vào ngân sách của tỉnh, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa,

Lu


n

hiện đại hóa (CNH, HĐH).
Bên cạnh những kết quả đạt được, KTTN Thái Nguyên vẫn còn một
số hạn chế, yếu kém như: chưa phát huy hết những tiềm năng thế mạnh của
tỉnh; chạy theo lợi ích ngắn, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm mơi trường;
trình độ cơng nghệ, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm cịn kém; tình
trạng vi phạm pháp luật, gian lận thương mại cịn diễn ra phổ biến.
Trước tình hình thế giới có nhiều biến đổi, kinh tế Việt Nam ngày
càng hội nhập sâu rộng với quốc tế, việc nghiên cứu, đánh giá sự lãnh đạo của
đảng bộ các địa phương trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về
phát triển KTTN khơng chỉ góp phần chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong quá
trình chỉ đạo, đúc rút một số kinh nghiệm của Đảng bộ địa phương, mà còn


3
cung cấp thêm những cơ sở khoa học nhằm tổng kết những vấn đề lý luận về

KTTN, đưa KTTN trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế.
Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1997 đến năm 2015"
làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
đối với phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. Từ đó, đưa ra một số

họ

c

nhận xét về ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế
quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN. Đúc rút một



số kinh nghiệm có giá trị tham khảo góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh



m

đạo phát triển KTTN của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án



Luận án trình bày các nhân tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ


tiế

n

tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN.
Hệ thống hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái

án

Nguyên về phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015.

n

Luận án phân tích làm rõ q trình chỉ đạo phát triển KTTN của Đảng

Lu


bộ tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2015.
Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
lãnh đạo phát triển KTTN, từ đó nêu rõ nguyên nhân của những ưu điểm, hạn
chế đó.
Đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị tham khảo góp phần nâng cao
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với thành phần KTTN trong
thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát
triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015.



4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận án giới hạn phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm
1997 đến năm 2015, tức là qua 04 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên: nhiệm kỳ XV (1997 - 2000), nhiệm kỳ XVI (2001 - 2005), nhiệm kỳ
XVII (2006 - 2010), nhiệm kỳ XVIII (2011 - 2015). Luận án lấy mốc thời
gian từ năm 1997 là năm tái lập tỉnh Thái Nguyên năm 2015 là năm kết thúc
nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.
Về không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ
năm 1997 đến năm 2015 bao gồm 9 đơn vị hành chính: thành phố Thái

họ

c

Ngun, thành phố Sơng Cơng, thị xã Phổ n, huyện Định Hóa, Võ Nhai,
Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ, Đại Từ.



Về nội dung nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chủ trương và quá trình

m

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm




2015. Cụ thể ở các nội dung sau: ban hành các chủ trương, cơ chế, chỉ đạo tạo



mọi điều kiện thuận lợi để phát triển KTTN; công tác xây dựng, phát triển tổ

tiế

n

chức đảng trong các doanh nghiệp; phát triển nguồn lực (nhân lực và cơ sở
vật chất) cho phát triển KTTN; công tác kiểm tra, giám sát biểu dương khen

án

thưởng; phát triển KTTN: về số lượng, chất lượng, về vốn, lao động, ngành

n

nghề sản xuất kinh doanh.

Lu


4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên lý luậ n của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thành phần KTTN
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩ a xã hội.
Quan điểm của Đảng về phát triển thành phần KTTN trong thời kỳ đổi

mới, được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết Đại hội Đảng, nghị quyết
Trung ương các kỳ Đại hội từ năm 1997 đến năm 2015.
4.2. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu thành văn: Văn kiện của Đảng và Nhà nước bao gồm:
các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, thơng tư, chương trình...


5
Văn kiện của các cấp bộ đảng, chính quyền tỉnh Thái Nguyên (Tỉnh
ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND), các sở, ban, ngành) bao
gồm các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chương trình, thơng tư, đề án...
Các sách, báo, tạp chí xuất bản; luận văn, luận án, đề tài viết về KTTN.
Nguồn tài liệu thực tế: Luận án sử dụng tài liệu khảo sát thực tiễn các
cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, tiểu chủ và các doanh nghiệp đang hoạt
động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc,

họ

c

đồng thời, kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành như thống
kê, đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp và khảo sát thực tế hoạt động của



KTTN ở Thái Nguyên trong đó:

m


Phương pháp lịch sử được sử dụng để trình bày quá trình lãnh đạo phát



triển KTTN của Đảng bộ tỉnh Thái Ngun theo một trình tự có tính lịch sử.



Phương pháp lơgíc được dùng để xâu chuỗi các sự kiện lịch sử nhằm

tiế

n

làm rõ mối liên hệ giữa các chủ trương, biện pháp với quá trình chỉ đạo thực
hiện, những kết quả đạt được. Từ đó, khái quát được những ưu điểm, hạn chế

án

và một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo

n

phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015.

Lu


Các phương pháp khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khảo sát

thực tế nhằm làm sáng tỏ hơn những vấn đề mà luận án đặt ra.
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp về khoa học
Luận án hệ thống hóa các quan điểm chủ trương của Đảng và Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên về phát triển KTTN. Qua đó, góp phần làm rõ nội dung,
phương thức, quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN
từ năm 1997 đến năm 2015.
Luận án cung cấp nguồn tư liệu về công tác lãnh đạo phát triển KTTN
ở địa phương, góp phần làm phong phú lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhấp quốc tế.


6
5.2. Đóng góp về thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
và học tập tại các cơ sở đào tạo ở Thái Nguyên và khu vực miền núi Bắc Bộ.
Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các cấp ủy đảng và chính
quyền trong tỉnh tham khảo, vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo phát triển KTTN
ngày càng đảm bảo về số lượng và chất lượng.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

Lu


n

án

tiế


n





m



họ

c

nội dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết.


7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Kinh tế tư nhân thời kỳ trước đổi mới là vấn đề khá nhạy cảm và phức
tạp cả về lý luận, thực tiễn. KTTN là thành phần kinh tế tồn tại lâu dài trong
lịch sử. Tuy nhiên, ở Việt Nam trước đổi mới KTTN không được chú trọng
phát triển, từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986)

họ


c

KTTN mới được thừa nhận và nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Đến



nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về thành phần KTTN, có thể chia các

m

cơng trình đó thành các nhóm sau đây.



1.1.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về kinh tế tƣ nhân



Riedel, James; Tran, Chuong S. (1997), The emerging private sector

n

and the industrialization of Vietnam (Vietnamese) [181], cơng trình đã đề cập

tiế

đến vị trí, vai trị của thành phần KTTN trong phát triển nền kinh tế nhiều thành

án


phần ở Việt Nam. Cùng với đó, tác giả cũng chỉ rõ KTTN mới nổi lên và có
vai trị quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam. Nội dung thứ nhất,

Lu


n

công trình đề cập đến tầm quan trọng của các doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
vừa và nhỏ. Nội dung thứ hai, đề cập đến quy mô và cơ cấu của KTTN ở Việt
Nam. Nội dung thứ ba, tác giả đề cập đến những vấn đề mà các công ty tư
nhân phải đối mặt trong sản xuất kinh doanh như: tín dụng tài chính, sở hữu
và quyền sở hữu đất, hệ thống thuế, cơ chế thương mại và tệ hành chính quan
liêu. Nội dung thứ tư, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm đưa KTTN Việt
Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tiếp theo.
Hakkala, K. & Kokko, A. (2007), The state and the private sector in
Vietnam [180], bài viết phản ánh nội dung chính phủ Việt Nam cam kết tạo ra
môi trường kinh doanh công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân
trong các chương trình phát triển kinh tế trung và dài hạn. Bài báo đề cập đến


8
sự phát triển của khu vực KTTN ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh mối quan
hệ giữa nhà nước và khu vực tư nhân. Phần thứ nhất bài báo đánh giá xu
hướng phát triển khu vực KTTN ở Việt Nam. Phần thứ hai bàn về các trở ngại
cho sự phát triển của KTTN, trong đó tập trung vào vai trị của doanh nghiệp
nhà nước. Phần thứ ba bàn về các thách thức trong tương lai và đề xuất một số
cải cách về chính sách trên cơ sở những kinh nghiệm quốc tế và kết quả
đường lối đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Ngoài ra, bài báo cũng xem xét, đề cập

đến việc thành lập các mơ hình doanh nghiệp mới, bao gồm cả tác động của
đầu tư nước ngoài đối với khu vực KTTN trong nước.

họ

c

Cuốn sách: Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trong



nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, của Nguyễn Hữu Hải [50]. Cơng trình đã

m

chỉ rõ vai trị của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội,



thực trạng công tác quản lý các doanh nghiệp và đề xuất những cơ chế mới



nhằm quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách hợp lý, hiệu quả hơn.

n

Trần Thị Hạnh: Việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam

tiế


trong giai đoạn hiện nay [52], cơng trình đã đề cập đến những vấn đề chung

án

của KTTN, đặc điểm của thành phần KTTN ở nước ta hiện nay, đồng thời
đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực KTTN.

Lu


n

Cơng trình Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở nước ta hiện
nay, của Nguyễn Hữu Thắng [94]. Tác giả đã trình bày quan điểm, phương
thức quản lý của nhà nước đối với KTTN, kinh nghiệm quản lý nhà nước đối
với KTTN của một số nước trên thế giới.
Phạm Thăng : Tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân
bày khái quát quan điểm của Đảng về phát triển KTTN

[93], bài báo trình
, thực trạng và tiềm

năng, xu thế và giải pháp phát triển KTTN ở Việt Nam.
Phạm Thành Long: Kinh tế tư nhân thời kỳ phát triển mới [69], tác giả
đã trình bày sự phát triển của thành phần KTTN sau khi Luật Cơng ty được
thực hiện, vai trị của nó trong phát triển kinh tế - xã hội và những giải pháp
nhằm thúc đẩy phát triển KTTN.



9
Nguyễn Huy Oánh: Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt
Nam [79], bài báo trình bày khái quát quan điểm của Đảng về phát triển KTTN,
thực trạng, đóng góp của KTTN và gợi mở một số giải pháp phát triển.
Cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa,
của Trần Ngọc Bút [16]. Cơng trình đề cập đến các vấn đề: thứ nhất, cơ sở lý
luận và thực tiễn phát triển kinh tế nhiều thành phần; thứ hai, quá trình phát
triển KTTN ở Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới; thứ ba, tình hình
KTTN hiện nay và thứ tư, phát triển KTTN định hướng XHCN.
Bài báo: Kinh tế tư nhân - bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh

họ

c

tế nước ta [3], của Lê Xuân Bá. Tác giả chỉ ra quan điểm của Đảng về KTTN,



vai trò và những giải pháp phát triển KTTN ở Việt Nam.

m

Bài báo: Kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân



trong điều kiện hiện nay, của Nguyễn Trọng Chuẩn [17]. Tác giả đề cập đến




những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển thành phần

tiế

quyết các vấn đề xã hội.

n

KTTN và vai trò, vị trí của nó trong phát triển kinh tế đất nước cũng như giải

án

Bài viết: Những giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân,
của Võ Văn Đức, Trần Kim Chung [49]. Các tác giả đã đề cập đến vị trí, vai

Lu


n

trị của thành phần KTTN, đồng thời chỉ rõ những giải pháp để tiếc tục phát
triển KTTN đó là hồn thiện mơi trường pháp lý và tăng cường vai trị điều
hành từ phía Nhà nước.
Nguyễn Thanh Hóa: Đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước bằng
pháp luật đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở
Việt Nam hiện nay [57], đề tài đã đề cập đến thực trạng quản lý nhà nước đối
với các doanh nghiệp từ đó chỉ ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất các
doanh nghiệp phát triển cũng như quản lý tốt hơn đối với các doanh nghiệp
thuộc thành phần KTTN.

Phạm Ngọc Kiểm : Vai trò của kinh tế tư nhân đối với quá trì nh phát
triển kinh tế của nước ta hiện nay[64]. Tác giả phân tích vai trị của KTTN đối


10
với sự phát triển của nền kinh tế đất nước và đưa ra một số giải pháp để đẩy
mạnh phát triển KTTN trong thời gian tới
.
Cơng trình: Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân - lý
luận và chính sách, của Hà Huy Thành [95]. Tác giả đã đề cập đến những vấn
đề lý luận chung về thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân, tổng
quan thực trạng phát triển KTTN ở nước ta thời kỳ đổi mới. Đồng thời, cơng
trình nêu nên những quan điểm, chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy
sự phát triển của khu vực KTTN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Bài báo: Những lợi thế tương đối của kinh tế tư nhân trong cơ cấu kinh

họ

c

tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, của Mai Tết [91].



Tác giả đã trình bày sự cần thiết phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

m

kinh tế, chỉ ra vị trí, vai trị của thành phần KTTN, nêu ra những thuận lợi của




KTTN và những hạn chế, yếu kém của KTTN. Từ đó, tác giả khẳng định cần



phải tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cùng với những chủ trương, chính sách

n

hợp lý để KTTN ngày càng phát triển hơn.

tiế

Cuốn sách: Thành phần kinh tế tư tư bản tư nhân trong q trình cơng

án

nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Nguyễn Thanh Tuyền [124]. Tác giả đã trình
bày có hệ thống khái niệm KTTN và lịch sử phát triển của thành phần KTTN

Lu


n

ở Việt Nam. Cơng trình cũng đánh giá vị trí, vai trị của thành phần KTTN
sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới và nêu ra những kiến nghị, các định
hướng và những giải pháp để phát triển KTTN trong tương lai.
Cuốn sách: Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư

nhân ở nước ta hiện nay, của Hồ Văn Vĩnh [176]. Cơng trình đã đề cập đến
những vấn đề lý luận chung về KTTN, chỉ ra được bản chất, vai trò của
KTTN trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước
ta và quản lý nhà nước đối với thành phần KTTN. Đồng thời, tác giả đã dành
nhiều nội dung để trình bày về thực trạng KTTN và quản lý nhà nước đối với
KTTN (quan điểm, chiến lược phát triển KTTN, thực trạng và những chính
sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KTTN như: chính sách đầu tư,


11
chính sách thuế, chính sách vốn, tín dụng…). Cùng với đó, tác giả cũng chỉ ra
bốn phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với
thành phần KTTN.
Bài viết: Phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình chuy ển sang kinh
tế thị trường đị nh hướng xã hội chủ nghĩ a , của Vũ Đình Bách, in trong ćn
"Mợt sớ vấn đề kinh tế thị trường đị nh hướng xã hộ chủ nghĩa" [4]. Tác giả đã
khái quát quan điểm của Đảng về phát triển KTTN

, vai trò, hạn chế cùng

những khó khăn của KTTN.
Bài báo: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân - thực trạng, nguyên nhân

họ

c

và giải pháp, của Nguyễn Anh Dũng [36]. Tác giả đã khái quát quá trình phát




triển của thành phần KTTN, những hạn chế còn tồn tại trong quá trình phát

m

triển KTTN, nguyên nhân của những hạn chế đó. Tác giả cũng đưa ra một số



giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTTN.



Võ Văn Đức: Để kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng và vững chắc,

n

Tạp chí Tài chính [48], bài báo đã chỉ rõ vị trí, vai trị của KTTN đối với phát

tiế

triển kinh tế - xã hội. Từ đó, tác giả đã chỉ ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy

án

KTTN ngày càng phát triển đúng hướng và vững chắc hơn.
Hồ Trọng Viện: Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định

Lu



n

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam [172]. Tác giả đã chỉ rõ vị trí, vai trị của
thành phần KTTN và sự tồn tại khách quan của KTTN trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với đó, tác giả đã nêu ra một số kiến nghị nhằm
phát huy hơn nữa vai trị của KTTN trong q trình phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Bài báo: Xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay,
của Lương Đình Hải [51]. Tác giả đã chỉ rõ sự phát triển của KTTN sau gần
20 năm thực hiện đường lối đổi mới, những đóng góp của thành phần KTTN
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra những xu
hướng phát triển của KTTN ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH
và hội nhập kinh tế quốc tế.


12
Nguyễn Lê Hoa: Một số vấn đề trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt
Nam [55]. Tác giả đã phân tích, chỉ ra những vấn đề cịn tồn tại trong q
trình phát triển KTTN Việt Nam, từ đó nêu ra những định hướng đối với sự
phát triển của KTTN.
Cuốn sách: Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập, của
Trịnh Thị Mai Hoa [56]. Cơng trình được chia thành ba phần chính: Phần thứ
nhất, đề cập đến những vấn đề chung của KTTN, việc phát triển KTTN trong
nền kinh tế nhiều thành phần và những điều kiện để phát triển KTTN ở Việt
Nam. Phần thứ hai tập trung đề cập đến việc phát triển KTTN trong quá trình

họ

c


thúc đẩy phát triển kinh tế, tác giả đã làm nổi bật thành phần KTTN thời kỳ



trước đổi mới và trong thời kỳ đổi mới, cũng như nhận thức của Đảng về

m

thành phần KTTN. Đồng thời, cơng trình cũng đề cập đến những yếu tố thuận



lợi và khó khăn để KTTN Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.



Nguyễn Thị Thanh Hoài: Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư

n

nhân ở Việt Nam [58]. Tác giả đã khái quát thực trạng KTTN ở Việt Nam, từ

tiế

đó đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy thành phần KTTN phát triển nhanh

án

hơn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.


n

Bài viết: Kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân và chủ nghĩa xã hội, của

Lu


Nguyễn Tấn Hùng [60], tác giả trình bày mối quan hệ, vị trí, vai trị của
KTTN trong việc phát triển kinh tế thị trường. Cũng như phát triển kinh tế thị
trường, KTTN trong việc thực hiện mục tiêu chủ nghĩa xã hội.
Cuốn sách: Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, của Vũ Văn Phúc [82]. Tác phẩm đã đi sâu phân tích sự tồn
tại tất yếu của thành phần KTTN trong nền kinh tế hàng hóa cũng như nền
kinh tế thị trường. Cơng trình cũng đề cập đến thực trạng phát triển KTTN sau
20 năm thực hiện đường lối đổi mới, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm phát
triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Cuốn sách: Sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam, của Lê Khắc Triết [117]. Cơng trình đã đi sâu phân


13
tích tính tất yếu, sự hình thành và phát triển của KTTN. Đồng thời, đề cập đến
những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển
KTTN, thực trạng của KTTN nước ta. Từ đó, tác giả nêu ra một số giải pháp
nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển KTTN.
Cơng trình: Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, của Mai Tết - Nguyễn
Văn Tuất - Đặng Danh Lợi [92]. Các tác giả đề cập đến những đặc trưng cơ
bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Sự tái lập và


c

phát triển của sở hữu tư nhân, KTTN trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.

họ

Ngoài ra, tác phẩm còn nêu ra dự báo về xu hướng vận động của sở hữu tư



nhân và những giải pháp nhằm thúc đẩy KTTN phát triển trong nền kinh tế thị

m

trường định hướng XHCN.



Bài báo: Đảng viên làm kinh tế tư nhân có trái với mục tiêu lý tưởng



của Đảng, của Hồ Thanh Khơi [63], tác giả đã trình bày vai trò của đảng viên

tiế

n

đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời cũng chỉ rõ, việc đảng viên

làm KTTN là không trái với mục tiêu lý tưởng của Đảng.

án

Trần Đình Huỳnh: Vấn đề đảng viên được làm kinh tế tư nhân [62].

Lu


n

Tác giả đã khẳng định vị trí, vai trị của KTTN đối với phát triển kinh tế - xã
hội đất nước, việc để đảng viên làm KTTN là nhằm phát huy năng lực, sức
sáng tạo thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra một số lưu
ý trong quá trình đảng viên được làm KTTN.
Cơng trình: Mấy suy nghĩ về Đảng viên làm kinh tế tư nhân, của Đàm
Kiến Lập [66]. Tác giả đề cập vấn đề thứ nhất, cho phép đảng viên làm KTTN
là cần thiết nhưng phải có điều kiện; thứ hai, căn cứ chủ yếu để xác định thực
chất sở hữu tư bản chủ nghĩa hay XHCN, để phân biệt KTTN tư bản chủ
nghĩa với kinh tế mang tính chất XHCN, suy đến cùng là ở chỗ ai được hưởng
lợi ích; thứ ba, chủ trương, chính sách cần động viên và cải tạo điều kiện cho
đảng viên làm KTTN theo định hướng XHCN.


14
Bài báo: Bàn thêm vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân, của Đỗ Thế
Tùng [122]. Tác giả đã đề cập đến vai trò của thành phần KTTN cũng như
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về KTTN và
đảng viên làm KTTN, từ đó tác giả đã nêu ra bốn quan điểm mà Đảng cần
phải cụ thể hóa trong việc cho phép đảng viên làm KTTN.

Bài viết: Mấy vấn đề phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam,
của Cao Sỹ Kiêm, Hoàng Hải [65]. Các tác giả đã nêu bật được vai trò của
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó đã
chỉ ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển trong

họ

c

thời gian tới đó là: cần sớm xây dựng khung pháp lý chung cho các thành phần



kinh tế cùng bình đẳng và phát triển; ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu

m

tư, Luật Chống độc quyền...; lựa chọn lĩnh vực phát triển; hình thành các quỹ



hỗ trợ phát triển và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao trình độ quản



lý, kỹ năng trong kinh doanh; đổi mới công nghệ và khai thác thị trường mới.

n

Cuốn sách: Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới - Thực


tiế

trạng và vấn đề, của Đinh Thị Thơm [98]. Cơng trình đề cập đến KTTN sau

án

hai thập niên đổi mới, những vấn đề lý luận về kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư
bản tư nhân. Thực trạng KTTN Việt Nam và những vấn đề đặt ra như: KTTN

Lu


n

trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước; đẩy mạnh tư nhân hóa ở các nước và vấn đề đặt ra cho Việt Nam.
Cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, của Vũ Quốc
Tuấn [118]. Tác giả phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn , trình bày q trình
tìm tịi, thử nghiệm, đột phá, đấu tranh tư tưởng và tổng kết sự phát triển kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam; đồng thời phân tí ch, nhận dạng và
dự báo xu thế phát triển KTTN, đề xuất một số giải pháp phát triển KTTN.
Hồ Văn Vĩnh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế
tư nhân ở nước ta [177]. Tác giả đã trình bày khái quát quá trình phát triển tư
duy của Đảng về KTTN, từ đó chỉ ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm
tiếp tục phát triển KTTN ở Việt Nam.


15
Hoàng Thị Thành: Sự tồn tại và phát triển khách quan của kinh tế tư

nhân ở nước ta [96]. Tác giả đã trình bày vị trí, vai trị của thành phần KTTN,
sự tồn tại và phát triển của KTTN, vai trò của KTTN trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, từ đó nêu ra những giải pháp nhằm tiếp tục phát
triển KTTN ở Việt Nam.
Tác phẩm "Phá rào" trong kinh tế vào đêm trước đổi mới, của Đặng
Phong [80]. Ở phần mở đầu tác giả đề cập đến kinh tế đất nước ta sau khi giải
phóng đất nước đến vấn đề "cởi trói" cho sản xuất. Trong phần I trình bày q

c

trình xí nghiệp "xé rào" đến nhà nước sửa đổi "hàng rào". Ở phần II trình bày

họ

vấn đề từ sản xuất tiểu nông, cá thể lên sản xuất lớn rồi vấn đề kinh tế hộ.



Phần III đề cập đến nội dung từ "mua như cướp, bán như cho" đến thuận mua

m

vừa bán. Phần IV trình bày nội dung từ độc quyền ngoại thương của Trung



lịch sử từ những mũi đột phá.




ương đến những "rừng" IMEX. Phần kết luận tác giả nêu ra những bài học

tiế

n

Bài báo: Những rào cản phát triển đối với khu vực kinh tế tư nhân và
những vấn đề phát huy vai trò động lực của nó thúc đẩy tăng trưởng, phát

án

triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, của Vũ Hùng Cường [29]. Bài

Lu


n

viết đã làm rõ hơn vai trò của khu vực KTTN trong nền kinh tế hiện đại, đồng
thời phân tích những rào cản phát triển đối với khu vực KTTN ở Việt Nam từ
năm 2001 đến năm 2010, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm
phát huy hơn nữa vai trò động lực của khu vực KTTN để tạo ra những bước
đột phá về phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo.
Cuốn sách: Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam, của Nguyễn Kế Tuấn [119]. Cơng trình đã phân
tích sự phát triển nhận thức của Đảng về phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, nhấn mạnh vấn đề sở hữu tư nhân và vai trị của thành phần KTTN, các
loại hình của doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đã nêu ra những giải pháp nhằm
đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có KTTN.



16
Cơng trình: Đảng viên làm kinh tế t ư nhân, thực trạng và giải pháp ,
của Trần Nguyễn Tuyên [123]. Tác giả đánh giá khái quát thực trạng đảng
viên làm KTTN , đề xuất định hướng và giải pháp cần thiết nhằm đưa chính
sách, chủ trương của Đảng vào cuộc sống , đảm bảo đảng viên làm KTTN có
hiệu quả về phương diện kinh tế - xã hội cũng như đảm bảo các nguyên tắc
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đề tài: Quá trình hình thành quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về vai trò kinh tế tư nhân, của Trần Thị Bì nh [14]. Tác giả đã làm rõ quá trình
hình thành quan điểm của Đảng về phát triển KTTN từ năm

1986 đến năm

họ

c

2010, những thành tựu, hạn chế và đưa ra một số giải pháp , kiến nghị để tiếp



tục phát triển KTTN ở Việt Nam.

m

Cơng trình: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư




nhân từ năm 1986 đến năm 2005, của Phạm Thị Lương Diệu [32]. Ở chương



thứ nhất, tác giả đã trình bày quá trình thừa nhận và cho phép KTTN phát

n

triển ở Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1989. Trong chương hai, luận án đề

tiế

cập đến quá trình Đảng lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1990 đến năm

án

1999. Chương ba, tác giả tập trung làm rõ quá trình lãnh đạo đẩy mạnh phát
triển KTTN từ năm 2000 đến năm 2005. Chương bốn, luận án chỉ ra những

Lu


n

ưu điểm, hạn chế trong quá trình phát triển KTTN và những kinh nghiệm lịch
sử trong việc lãnh đạo phát triển KTTN.
Đề tài: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, của Trần Thị Tố Linh [68]. Luận án đề cập
đến những cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về huy động nguồn lực tài
chính từ KTTN cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Thực trạng huy

động nguồn lực tài chính từ KTTN cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn
lực tài chính từ KTTN nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Cuốn sách: Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam
về kinh tế tư nhân (1986 - 2005), của Phạm Thị Lương Diệu [33]. Trong


17
chương 1, tác giả đề cập đến một số vấn đề chung về kinh tế thị trường và
KTTN, những nhận thức mới về KTTN. Chương 2, tác giả đề cập đến những
bước ngoặt pháp lý đầu tiên cho KTTN phát triển và chủ trương xây dựng
môi trường pháp lý để phát triển KTTN. Chương 3, cuốn sách đề cập đến
những nhận thức mới về vai trò của KTTN trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; cùng với đó là chú trọng phát huy vai trò
động lực của KTTN. Chương 4, tác giả đề cập đến kết quả và một số kinh
nghiệm trong phát triển KTTN.
Bài báo: Nhận thức của Đảng về kinh tế tư nhân qua 30 năm thực hiện

họ

c

sự nghiệp đổi mới, của Nguyễn Thị Hồng Mai [75]. Tác giả đã trình bày quá



trình đổi mới nhận thức của Đảng về thành phần KTTN, từ việc không thừa

m


nhận sự tồn tại, coi đây là thành phần kinh tế phải cải tạo hay "xóa bỏ" đến



việc thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để KTTN phát triển, đề ra thể chế



bằng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tiếp đó, tác giả đề

n

cập đến quá trình thực hiện, thúc đẩy KTTN phát triển trên các lĩnh vực và

tiế

các cơ chế, chính sách. Từ đó, tác giả chỉ ra bốn kết quả đạt được trong quá

án

trình Đảng lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1986 đến năm 2015.
Những cơng trình khoa học trên đã phân tích, đánh giá q trình hình

Lu


n

thành chủ trương, đường lối của Đảng về KTTN trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. Kết quả nghiên cứu từ các đề tài giúp cho tác giả luận án

có thể tham khảo phục dựng lại một cách khách quan quá trình Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 1997 đến năm 2015. Từ đó,
rút ra những kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn đưa KTTN của tỉnh ngày càng
phát triển hơn trong giai đoạn tiếp theo.
1.1.2. Nhóm các cơng trình nghiên cứu về kinh tế tƣ nhân ở các
địa phƣơng trong cả nƣớc
Đề tài: Kinh tế tư nhân ở thành phố Đà Nẵng

- thực trạng và giải

pháp, của Trần Văn Năm [77]. Tác giả đã làm rõ khái niệm về KTTN, các
loại hình của KTTN, sự cần thiết khách quan của KTTN ở Việt Nam cũng


18
như vai trò của KTTN đối với sự phát triển kinh tế ở Đà Nẵng. Qua đó phân
tích, trình bày có hệ thống q trình hình thành, thực trạng phát triển của
KTTN, thực trạng về quản lý nhà nước đối với KTTN ở Đà Nẵng và nêu bật
những thành tựu, hạn chế, cùng những giải pháp để phát triển KTTN ở Đà
Nẵng trong giai đoạn tiếp theo.
Cuốn sách: Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Nội, của Nguyễn Minh
Phong [81]. Tác giả đã khái quát quá trình phát triển KTTN ở Việt Nam, thực
trạng và những vấn đề đặt ra trong trong phát triển KTTN ở Hà Nội. Đồng
thời, tác giả đề cập đến quan điểm và giải pháp phát triển KTTN ở Hà Nội.

họ

c

Đề tài: Phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, của Hà




Quốc Việt [174]. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển

m

KTTN, thực trạng phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và một số định



hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy KTTN của tỉnh phát triển nhanh hơn.



Đề tài: Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

n

từ năm 1991 đến năm 2010, của Nguyễn Huy Phương [83]. Luận án đã nêu

tiế

lên những nhân tố tác động đến sự phát triển của KTTN tỉnh Bà Rịa - Vũng

án

Tàu, phục dựng một cách tồn diện mơ hình tiêu biểu của KTTN trên địa bàn
tỉnh từ năm 1991 đến năm 2010. Nêu bật những thành tựu và hạn chế của


Lu


n

KTTN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, rút ra những kinh nghiệm và giải
pháp gợi mở để tiếp tục thúc đẩy KTTN của tỉnh phát triển.
Đề tài: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện chí nh sách
kinh tế nhiều thành phần từ 1986 đến 2001, của Đặng Thị Dư [34]. Tác giả đã
khái quát q trình nhận thức của Đảng về chính sách kinh tế nhiều thành
phần và quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phịng lãnh đạo thực hiện chính sách
kinh tế nhiều thành phần tại địa phương trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới
(1986 - 1995), cũng như trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH (1996 - 2001).
Đề tài: Đảng bộ tỉ nh Quảng Ngãi lãnh đạo phát triển thành phần kinh
tế tư nhân từ năm 1989 đến 2005, của Trần Thị Bí ch Liên [67]. Tác giả khái
quát quan điểm của Đảng về KTTN trong thời kỳ đổi mới , quá trình Đảng bộ


19
tỉnh Quảng Ngãi vận dụng quan điểm củ

a Đảng trong lãnh đạo phát triển

KTTN, tổng kết một số kinh nghiệm và kiến nghị để tiếp tục phát triển KTTN
ở tỉnh Quảng Ngãi.
Đề tài: Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ
năm 2000 đến năm 2010, của Hồng Nam Hưng [61]. Tác giả đã trình bày
khái quát những chủ trương của Đảng về phát triển KTTN thời kỳ đổi mới;
đồng thời làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng những quan điểm
đó vào phát triển KTTN của tỉnh; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và kinh

nghiệm chủ yếu trong quá trình lãnh đạo phát triển KTTN.

họ

c

Cơng trình: Lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh



nghiệp tư nhân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, của Phạm Thị Thương [99]. Luận án

m

đã làm rõ quan niệm về lợi ích kinh tế của người lao động trong các DNTN



dưới góc độ kinh tế chính trị. Phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo lợi ích



kinh tế của người lao động trong các DNTN ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ đó,

n

đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của

án


những năm tiếp theo.

tiế

người lao động trong các DNTN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế trong
Đề tài: Phát triển kinh tế tư nhân ở Thái Bình giai đoạn 2001 - 2010 và

Lu


n

giải pháp đến năm 2020, của Nguyễn Thị Luyến [73]. Cơng trình đã hệ thống
hóa những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về KTTN. Phân tích,
đánh giá thực trạng của KTTN ở Thái Bình trong quá trình chuyển đổi sang
kinh tế thị trường. Từ đó đề xuất những phương hướng và các giải pháp cụ thể
phát triển thành phần kinh tế này, trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2020.
Cơng trình: Vai trị động lực của kinh tế tư nhân trong sự phát triển
kinh tế - xã hội ở Nghệ An hiện nay, của Trần Thị Bình [15]. Đề tài đã làm rõ
tính tất yếu của sự tồn tại và phát triển của khu vực KTTN cũng như vai trò
động lực của khu vực KTTN trong nền kinh tế thì trường định hướng XHCN.
Thực trạng vai trị động lực của khu vực KTTN đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An từ năm 2000 đến năm 2014. Từ những kết quả nghiên cứu,


20
tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò động lực của khu
vực KTTN trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An trong thời gian tới.
Đề tài: phát triển kinh tế tư nhân ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nước ta
hiện nay, của Đỗ Quang Vinh [175]. Đề tài đã tập trung làm rõ những vấn đề
chung về phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở

Việt Nam và tính tất yếu của việc phát triển KTTN ở các tỉnh miền núi Tây
Bắc nước ta. Nội dung thứ hai đề tài đề cập đến thực trạng phát triển KTTN ở
các tỉnh miền núi Tây Bắc nước ta. Thơng qua khảo sát thực tế, cơng trình đã

họ

miền núi Tây Bắc trong những năm tiếp theo.

c

nêu ra những phương hướng và giải pháp nhằm phát triển KTTN ở các tỉnh



Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân

m

trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, của Hồ Trọng Viện [173]. Chương thứ



nhất của đề tài đề cập đến KTTN, vai trò của KTTN và sự cần thiết nâng cao



hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh. Chương thứ

tiế


n

hai nêu rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với KTTN ở Thành phố Hồ Chí
Minh và những vấn đề đặt ra. Chương thứ ba đề cập đến những phương

án

hướng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với

Lu


n

KTTN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu về kinh tế tƣ nhân ở Thái Nguyên
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên (1965 - 2000) [9], đã nêu khái quát những chủ trương của
Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, những thành tựu đạt được trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế,
cuốn sách đã phản ánh rõ nét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1965 đến
năm 2000. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đi sâu trình bày và phân tích sự chuyển
biến cụ thể của các lĩnh vực kinh tế, cũng như các thành phần kinh tế trong đó
có KTTN. Cuốn sách là tài liệu quan trọng giáo dục truyền thống cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.


×