Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Skkn 2023.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 65 trang )

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng đặt ra yêu cầu: “Đổi mới căn bản
hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, đảm
bảo trung thực, khách quan”.
Là một bộ phận hữu cơ của chương trình giáo dục phổ thơng, cũng như các
mơn học khác, chương trình mơn Ngữ văn cũng phải tuân thủ những định hướng
chung cho việc đổi mới kiểm tra, đánh giá đã nêu trong Chương trình giáo dục phổ
thơng - Chương trình tổng thể 2018. Vì thế mục tiêu của Kiểm tra và đánh giá
trong dạy học Ngữ văn THPT là hoạt động cung cấp thơng tin chính xác, kịp thời,
có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến
bộ của học sinh trong suốt q trình học tập mơn học thơng qua việc hình thành và
phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Từ đó góp phần điều chỉnh các hoạt
động dạy học, quản lý, phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học
sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Kết quả giáo dục trong dạy học môn Ngữ văn được đánh giá bằng hình thức
định tính và định lượng thơng qua đánh giá thường xun và định kì.
Để việc kiểm tra đánh giá được khách quan, công bằng và phát triển được
năng lực, phẩm chất của học sinh, đồng thời nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của
giáo viên, trong quá trình dạy học Ngữ văn cần thiết phải đổi mới hình thức kiểm
tra đánh giá, trong đó có kiểm tra đánh giá thường xuyên.
Vì những lý do trên, tơi lựa chọn đề tài “Đổi mới hình thức kiểm tra đánh
giá thường xuyên trong dạy học Ngữ văn THPT”


2
CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Giải pháp của sáng kiến, những điểm mới của các giải pháp trong
sáng kiến.
Xã hội ngày càng phát triển, đổi mới giáo dục trở thành nhu cầu cấp thiết


và xu thế mang tính tồn cầu. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13
của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thơng nhằm tạo chuyển biến căn bản, tồn diện về chất lượng và hiệu quả giáo
dục phổ thông, kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp
phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát
triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hịa đức, trí, thể, mĩ và phát
huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”.
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ, chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được xây dựng
theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, tạo môi trường
học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, trở
thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực
để hồn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp
và học tập suốt đời, có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết đáp ứng
nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất
nước trong thờ đại tồn cầu hóa và cách mạng cơng nghiệp mới.
Để Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 đi vào thực tiễn, Bộ giáo dục
và đào tạo đã tiến hành tập huấn cho giáo viên cốt cán của các tỉnh thành ở tất cả
các bộ môn. Hiện tại ở các Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hịa Bình đã chỉ đạo giáo
viên cốt cán tập huấn đại trà cho giáo viên các modun: từ 1 đến 9, về Chương
trình tổng thể, sử dụng phương pháp, xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục, và
kiểm tra, đánh giá học sinh THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá chất
lượng giáo dục, đảm bảo trung thực, khách quan, góp phần hướng dẫn, điều


3
chỉnh cách học của học sinh và cách dạy của giáo viên. Phối hợp sử dụng kết
quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối mỗi kỳ; đánh giá của người
dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của (trong) nhà trường với đánh giá

của (trong) gia đình và của (trong) xã hội.
Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định
lượng thơng qua đánh giá thường xun và định kì ở sở giáo dục. Trong đó việc
đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp đánh
giá của giáo viên, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và
của các học sinh khác…cần được đổi mới về hình thức.
Vì những lí do trên, tơi tiến hành áp dụng sáng kiến “Đổi mới hình thức
kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong dạy học Ngữ văn THPT”.
Về ưu điểm:
- Sáng kiến đã chỉ ra rằng, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên là cần
thiết trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học cho bộ môn
- Chỉ ra cho giáo viên những cách làm cụ thể để đổi mới hình thức kiểm tra đánh
giá thường xuyên trong dạy học Ngữ văn.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Phát huy cao độ các năng lực cho học sinh: năng lực tự chủ và tự học, năng lực
giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tin học, năng
lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ.
- Giáo dục các phẩm chất cho học sinh: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Về nhược điểm: Một số hình thức, cách thức kiểm tra đánh giá thường
xuyên chưa được thực hiện đồng bộ đối với học sinh khối 12 do vẫn học chương
trình cũ.
2. Kết quả của việc áp dụng sáng kiến.
2.1. Qúa trình áp dụng sáng kiến
2.1.1.


4
2.1.1 Kiểm tra đánh giá
2.1.1.1. Khái niệm

Kiểm tra đánh giá (KTĐG) có nghĩa là “thu thập một tập hợp thơng tin đủ
thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp
thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu
hay đã được điều chỉnh trong q trình thu thập thơng tin nhằm đưa ra một quyết
định”.
2.1.1.2. Mục đích của kiểm tra đánh giá trong dạy học
- Đối với nhà trường và lớp học, KTĐG nhằm hỗ trợ hoạt động dạy học,
cho điểm cá nhân, xác định thành quả học tập của người học để phân loại,
chuyển lớp, cấp bằng và hỗ trợ nhà trường đáp ứng địi hỏi giải trình với xã hội.
- Đối với giáo viên, KTĐG giúp mang lại bức tranh chung về trình độ năng lực
của người học, sự phù hợp của mục tiêu và chương trình đào tạo, từ đó điều
chỉnh chương trình, phương pháp giảng dạy và KTĐG…để mang lại hiệu quả
giáo dục cao nhất.
Trên tất cả, mục đích cuối cùng của KTĐG là nhằm nâng cao chất lượng
của tất cả các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, sản phẩm giáo dục.
2.1.1.3. Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất,
năng lực của học sinh chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự
tiến bộ của học sinh vì sự tiến bộ của học sinh, từ đó điều chỉnh và tự điều
chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. Quan
điểm này thể hiện rõ trong Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học
sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư
58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông tư 26 thể hiện rõ quan điểm đổi mới về hoạt động kiểm tra, đánh giá theo
định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; bảo đảm hoạt động kiểm
tra, đánh giá như một hoạt động học tập.


5

Theo Chương trình giáo dục phổ thơng mới năm 2018: Năng lực là thuộc
tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập,
rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các
thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công
một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ
thể.
Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT này có tính pháp lý cao hơn nhưng cũng
xây dựng trên nền tảng chỉ đạo của công văn 4612 và vẫn có hai hình thức cơ
bản được vận dụng trong các nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay là:
đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.
Đánh giá quá
trình

Đánh giá thường
xuyên

HS - Đánh giá là học
tập

GV- Đánh giá vì học
tập

Những thay đổi trong dạy và học
để thúc đẩy sự tiến bộ của học
sinh
Đánh giá định kì

Đánh giá tổng kết
(đánh giá kết quả
học tập)


Đánh giá kết quả HS đạt được sau mỗi bài học hoặc sau khi kết thúc một
giai đoạn học tập so với yêu cầu cần đạt
Tuy nhiên, gần đây trước những yêu cầu của xã hội, khi sự thay đổi của
khoa học đã cung cấp những vấn đề bản chất của hoạt động học. KTĐG không
chỉ dừng ở việc thu thập và phân tích dữ liệu về kết quả học tập mà còn thực
hiện các chức năng nhiệm vụ cao hơn với mục đích cuối cùng là sự tiến bộ
không ngừng của đối tượng được đánh giá (Cách đánh giá có sự đổi mới): Đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh.


6

STT

Đánh giá theo hướng
tiếp cận nội dung

Đánh giá theo hướng
tiếp cận năng lực

Các bài kiểm tra trên giấy được thực Nhiều bài kiểm tra đa dạng (giấy, thực
hiện vào cuối một chủ đề, một
hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm…)
1
chương, một học kì,...
trong suốt q trình học tập
2

Nhấn mạnh sự cạnh tranh


Nhấn mạnh sự hợp tác

3

Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng
của việc dạy học

Quan tâm đến đến phương pháp học tập,
phương pháp rèn luyện của học sinh

4

Chú trọng vào điểm số

Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm,
chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi
tiết của sản phẩm để nhận xét

5

Tập trung vào kiến thức hàn lâm

Tập trung vào năng lực thực tế và sáng
tạo

Đánh giá được thực hiện bởi các cấp
Giáo viên và học sinh chủ động trong
quản lí và do giáo viên là chủ yếu,
6 cịn tự đánh giá của học sinh khơng đánh giá, khuyến khích tự đánh giá và

đánh giá chéo của học sinh
hoặc ít được cơng nhận
Đánh giá đạo đức học sinh chú trọng Đánh giá phẩm chất của học sinh toàn
đến việc chấp hành nội quy nhà
diện, chú trọng đến năng lực cá nhân,
7
trường, tham gia phong trào thi khuyến khích học sinh thể hiện cá tính và
đua…
năng lực bản thân
Dựa vào mục đích sử dụng hoạt động đánh giá, các nhà nghiên cứu giáo
dục đã đưa ra một xu thế phân loại KTĐG: (đánh giá là học tập, đánh giá vì học
tập, đánh giá kết quả học tập) được thể hiện và gắn kết chặt chẽ với mục đích
đánh giá trong hai hình thức.


7

Đánh giá kết quả học tập - Đánh giá tổng kết hay đánh giá định kì (Quan
điểm đánh giá truyền thống) là đánh giá những gì học sinh đạt được tại thời
điểm cuối một giai đoạn giáo dục và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác
nhận kết quả đó so với u cầu cần đạt của bài học/mơn học/cấp học. Giáo viên
ln là trung tâm trong q trình đánh giá và người học không được tham gia
vào các khâu của quá trình đánh giá.
Đánh giá vì học tập, đánh giá như là học tập (Quan điểm đánh giá hiện
đại) trong đó giáo viên tổ chức để học sinh tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng,
coi đó như là một hoạt động học tập để học sinh thấy được sự tiến bộ của mình
so với yêu cầu cần đạt của mơn học, từ đó tự điều chỉnh việc học. Với đánh giá
này, học sinh giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, học sinh tự giám sát
hoặc theo dõi quá trình học tập của mình, tự so sánh, đánh giá kết quả học tập
của mình theo những tiêu chí do giáo viên cung cấp. Kết quả đánh giá này học

sinh tự ý thức khả năng học tập của mình để thiết lập mục tiêu học tập cá nhân
và lên kế hoạch học tập tiếp theo.
Mặc dù hình thức khác nhau nhưng hoạt động KTĐG trong dạy học đều
hướng đến thực hiện bốn chức năng cơ bản là: Định hướng, Tạo động lực,
Phân loại và Cải tiến dự báo. Hoạt động KTĐG được đổi mới theo hướng hiện
đại càng phù hợp, người dạy càng thu được thông tin tin cậy và có giá trị.
2.1.2. Kiểm tra đánh giá thường xuyên (KTĐG TX)
2.1.2.1. Khái niệm


8
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên (KTĐG TX) hay còn gọi là đánh giá quá
trình, là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng
dạy môn học, cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm mục
tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy, học tập. KTĐG TX chỉ những hoạt động
kiểm tra, đánh giá được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt
với những hoạt động kiểm tra đánh giá trước khi bắt đầu quá trình dạy học một
mơn học nào đó (đánh giá đầu năm/đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quá
trình dạy học môn học này (đánh giá tổng kết). KTĐG TX được xem là đánh giá
vì quá trình học tập hoặc vì sự tiến bộ của người học.
2.1.2.2. Mục đích kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Mục đích của KTĐG TX nhằm thu thập những minh chứng liên quan đến kết
quả học tập của học sinh trong quá trình học để cung cấp những phản hồi cho
học sinh và giáo viên biết những gì họ đã làm được so với mục tiêu, yêu cầu của
bài học, của chương trình và những gì họ chưa làm được để điều chỉnh hoạt
động dạy và học. KTĐG TX đưa ra những khuyến nghị để học sinh có thể làm
tốt hơn những gì mình chưa làm được, từ đó nâng cao kết quả học tập trong thời
điểm tiếp theo.
- KTĐG TX cịn giúp chẩn đốn hoặc đo kiến thức và kĩ năng hiện tại của học
sinh nhằm dự báo hoặc tiên đoán những bài học hoặc chương trình học tiếp theo

cần được xây dựng thế nào cho phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của học
sinh.
- KTĐG TX còn tập trung vào việc phát hiện, tìm ra những thiếu sót, lỗi, những
nhân tố ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, rèn luyện của học sinh để có những
giải pháp hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy
học, giáo dục.
2.1.2.3. Nội dung kiểm tra đánh giá thường xuyên
KTĐG TX tập trung vào những nội dung sau:
- Sự tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động học tập
rèn luyện được giao: giáo viên khơng chỉ giao nhiệm vụ, xem xét học sinh có
hồn thành hay không mà phải xem xét từng học sinh hồn thành thế nào (có


9
chủ động, tích cực, có khó khăn gì, có hiểu rõ mục tiêu học tập và sẵn sàng thực
hiện…). Giáo viên thường xuyên theo dõi và thông báo về sự tiến bộ của học
sinh hướng đến việc đạt được các mục tiêu học tập/giáo dục.
- Sự hứng thú, tự tin, cam kết, trách nhiệm của học sinh khi thực hiện các hoạt
động học tập cá nhân: Học sinh tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập cá
nhân có thể hiện tính trách nhiệm, có hứng thú, có thể hiện sự tự tin…Đây là
những chỉ báo quan trọng để xác định xem học sinh cần hỗ trợ gì trong học tập,
rèn luyện.
- Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm: Thơng qua các nhiệm vụ học tập, rèn
luyện theo nhóm (kể cả hoạt động tập thể), giáo viên quan sát…để đánh giá.
2.1.2.4. Thời điểm kiểm tra đánh giá thường xuyên
Thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới
hạn bởi số lần đánh giá. Mục đích chính là khuyến khích học sinh nỗ lực học
tập, vì sự tiến bộ của người học.
2.1.2.5. Người thực hiện kiểm tra đánh giá thường xuyên
Đối tượng tham gia KTĐG TX rất đa dạng:

- Giáo viên đánh giá
- Học sinh tự đánh giá
- Học sinh đánh giá chéo
- Phụ huynh đánh giá và đoàn thể, cộng đồng đánh giá.
2.1.2.6. Phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên: kiểm tra viết, quan sát, thực
hành, đánh giá qua hồ sơ, sản phẩm học tập.
- Công cụ đánh giá: phiếu quan sát, các thang đo, bảng kiểm, thẻ kiểm tra/phiếu
kiểm tra, các phiếu đánh giá tiêu chí, phiếu hỏi, hồ sơ học tập, các loại câu hỏi
vấn đáp được tự biên soạn hoặc tham khảo từ các tài liệu hướng dẫn.
2.1.3. Các hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên trong dạy học môn Ngữ
văn THPT.
Trong dạy học Ngữ văn, KTĐG TX được tiến hành trong suốt q trình
dạy học và tích hợp với quá trình này. Chủ thể của KTĐG TX là giáo viên dạy
Các phương pháp và kĩ thuật đánh giá thường xuyên


10
học bộ môn, các giáo viên khác, là học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn
nhau và đánh giá của phụ huynh, đánh giá của tập thể, cộng đồng.

Sử dụng ghi chép

Đặt câu hỏi

Sử dụng bảng kiểm

Nhận xét bằng lời

Sử dụng thang đo


Giao lưu chia sẻ

SD phiếu HD ĐG
TC

Quan sát

Vấn đáp

Viết nhận xét

Viết

KT khác

Trình bày miệng/kể
chuyện

Phân tích và phản
hồi

Viết lời bình suy
ngẫm
Định hướng
học tập

Hồ sơ học tập
Viết bài thu hoạch,
tập san


Thực hành thí
nghiệm ; NV thực
tiễn

Sử lí tình huống/ Trò chơi

(Các phương pháp và kĩ thuật KTĐG TX)
Các hình thức KTĐG thường xuyên bao gồm:
- Phương pháp kiểm tra viết: Đây có thể coi là phương pháp rất quan trọng trong
đánh giá thường xuyên trong dạy học Ngữ văn. Công cụ bài kiểm tra (Trắc
nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận), bài luận, bảng hỏi ngắn, thẻ kiểm tra,
bảng KWL. Các loại công cụ này thường được thiết kế trong sách giáo khoa, các
phiếu hỏi hoặc phiếu học tập. Việc đánh giá thường xuyên bằng phương pháp
kiểm tra viết trong môn Ngữ văn dựa trên các sản phẩm của học sinh là: bài
kiểm tra, bài viết ngắn nhanh, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch,
bài tập nghiên cứu, tiểu luận, viết báo cáo, bài tập ở nhà…
- Phương pháp quan sát: Quan sát là quá trình học sinh học tập như chuẩn bị
bài, tham gia bài học (ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với thầy
cơ và các bạn…), trong giờ học Ngữ văn. Việc quan sát bao gồm cả quan sát các
sản phẩm học sinh tạo ra trong giờ học Ngữ văn như: phiếu học tập, bài luận, bài
nghiên cứu, sản phẩm đóng vai, sân khấu hóa, sản phẩm hoạt động liên ngành


11
như tranh, tượng…Cơng cụ quan sát giáo viên có thể sử dụng trong dạy học
Ngữ văn là phiếu ghi chép sự kiện thường nhật, thang đánh giá, bảng kiểm.
- Phương pháp hỏi đáp: Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên khi
dạy học Ngữ văn, đặc biệt trong các giờ dạy học trên lớp. Hỏi đáp có thể sử
dụng trong tất cả các hoạt động như: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện

tập, Vận dụng- mở rộng. Công cụ của phương pháp này là câu hỏi.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập: Trong dạy học Ngữ văn, phương
pháp này rất cần thiết để đánh giá. Công cụ được sử dụng để đánh giá theo
phương pháp này là bảng kiểm, thang đánh giá, rubic…
- Bên cạnh các phương pháp đánh giá trên, trong dạy học Ngữ văn cũng như dạy
học các mơn học khác cịn sử dụng phương pháp nhận xét để đánh giá.
3. Thực trạng của hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên trong dạy học
môn Ngữ văn THPT.
Cùng với kết quả phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp học sinh và phụ huynh
học sinh, chúng tôi cho rằng vẫn còn tỉ lệ khá cao học sinh và phụ huynh học
sinh chưa đánh giá cao cách thức kiểm tra đánh giá học tập thường xuyên trong
những năm gần đây. Từ đó, sáng kiến đã phân tích và chỉ ra những nguyên nhân
dẫn đến thực trạng về cách thức kiểm tra đánh giá thường xuyên trong dạy học
Ngữ văn THPT như sau:
- Một là, người giáo viên Ngữ văn THPT chưa thực sự hiểu một cách sâu sắc về
hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên. Suy nghĩ của người giáo viên vẫn
theo lối mịn của hình thức kiểm tra đánh giá cũ (kiểm tra miệng, kiểm tra 15
phút) mà chưa xem trọng việc đánh giá năng lực, quá trình học tập và sự tiến bộ
của người học.
- Hai là, giáo viên Ngữ văn THPT chưa đổi mới chương trình và phương pháp
giảng dạy dẫn đến chưa đổi mới trong cách thức kiểm tra đánh giá thường
xuyên. Phương pháp được lựa chọn để kiểm tra đánh giá thường xuyên cơ bản
vẫn là làm bài khi kết thúc bài học, kết thúc chủ đề. Các phương pháp khác như
kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng phát biểu, làm bài tập về nhà, sản phẩm
học tập, sân khấu hóa tác phẩm… chiếm tỉ lệ rất thấp. Theo quy định, đề kiểm


12
tra thường xuyên (tự luận) phải có đáp án và hướng dẫn chấm nhưng hầu hết
giáo viên chỉ nêu nội dung đáp án (sơ sài), khơng có hướng dẫn chấm, không

đưa ra hướng dẫn cụ thể cho lập luận logic, bài làm sáng tạo… Vì vậy, các bài
kiểm tra đánh giá thường xun khơng kích thích được tính sáng tạo, chủ động
của học sinh đồng thời các hình thức đổi mới kiểm tra đánh giá thường xuyên
trong dạy học Ngữ văn THPTcũng chưa được triển khai hiệu quả.

(Mục đích của KTĐG- Internet)
- Ba là, các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên trong dạy học Ngữ văn vẫn còn
tập trung nhiều vào mục tiêu dạy kiến thức mà chưa chú trọng đến mục tiêu kỹ
năng của người học. Việc đo lường năng lực người học chủ yếu dựa vào điểm số
các bài kiểm tra trong khi những tiêu chí rất quan trọng như sức khỏe, năng lực
(năng lực làm việc độc lập, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ
thông tin, năng lực hợp tác với những người xung quanh, năng lực giải quyết
xung đột cá nhân…), phẩm chất (yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách
nhiệm), rèn luyện đạo đức và sự tiến bộ của người học chưa được quan tâm
đúng mức.
- Bốn là, sự phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong kiểm tra đánh giá
thường xuyên vẫn chưa được coi trọng. Đa phần giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn
chỉ liên hệ với gia đình, nhà trường trong những trường hợp cảnh cáo kết quả
học tập của học sinh, chưa phối hợp với phụ huynh trong việc tham gia đánh giá
kết quả học tập của học sinh.


13
- Năm là, học sinh chưa nhận thức đúng vai trị của việc tự học trong q trình
học tập, chưa sáng tạo, tự nghiên cứu. Một bộ phận không nhỏ học sinh học
lệch, học tủ, chưa coi trọng bô môn Ngữ văn, học chỉ để đối phó dẫn đến kết quả
các bài kiểm tra đánh giá ở mức thấp, thậm chí rất thấp.
Là một bộ phận hữu cơ của chương trình giáo dục phổ thơng 2018, bộ
mơn Ngữ văn cũng phải quân thủ những định hướng cho việc đổi mới kiểm tra
đánh giá “mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là cung cấp thơng tin chính xác,

kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình và sự
tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động
dạy học, quản lý và phát triển chương trình”. Vì vậy, đã đến lúc các thầy cơ
giáo dạy bộ mơn Ngữ văn, Nhà trường, phụ huynh và tồn xã hội cần có những
giải pháp kịp thời để đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên trong
dạy học Ngữ văn THPT.
4. Các giải pháp tiến hành đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thường
xuyên trong dạy học mơn Ngữ văn THPT.
Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên là đánh giá kết quả
học tập theo định hướng tiếp cận năng lực, chú trọng vào khả năng vận dụng
sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Nói cách khác,
đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh
trong những bối cảnh có ý nghĩa. Khi đó, học sinh vừa phải vận dụng những
kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải vận dụng những kinh
nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngồi nhà trường (gia
đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Thơng qua việc
hồn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, giáo viên (phụ huynh, học sinh...)
có thể đánh giá được khả năng thực hiện và những giá trị, phẩm chất của người
học.

Các phương pháp
Q
kiểm tra đánh giá


14

Viết

Quan sát


Vấn đáp

Tự luận

TNKQ

Nhiều
Ghép
lựa
sai
đôi
chọn
(Các phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên- Internet)
4.1. Phương pháp kiểm tra viết
Bài
luận

Tiểu
luận

Sản phẩm

Luận
văn

Đúng-

Điền
khuyết


Kiểm tra viết đề cập đến phương pháp kiểm tra đánh giá mà trong đó học
sinh viết câu trả lời cho các câu hỏi hoặc vấn đề vào giấy. Một trong những kỹ
thuật đánh giá thường xuyên bằng phương pháp viết phổ biến nhất là cho học
sinh làm bài kiểm tra viết với hai hình thức phổ biến là trắc nghiệm khách quan
và tự luận
4.1.1. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan
- Khái niệm: Trắc nghiệm khách quan (trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đúng- sai,
điền khuyết, ghép đôi…) được cấu trúc chặt chẽ và chỉ giới hạn cách trả lời của
học sinh ở việc cung cấp một dòng hoặc vài từ, vài con số, kí hiệu, hay lựa chọn
cách trả lời đúng trong nhiều cách trả lời.
- Yêu cầu:
+ Trắc nghiệm khách quan đảm bảo tính khách quan khơng phụ thuộc vào người
chấm. Tuy nhiên độ khách quan cũng chỉ mang tính tương đối.
+ Bài trắc nghiệm khách quan thường bao gồm nhiều câu hỏi. Mỗi câu hỏi cung
cấp một thông tin cụ thể và học sinh được yêu cầu trả lời rất ngắn bằng một hay
một vài từ hoặc lựa chọn đáp án đúng. Vì lượng câu hỏi nhiều mà thời gian trả


15
lời lại ngắn nên bài trắc nghiệm khách quan thường bao hàm được rất nhiều nội
dung cần đánh giá.
+ Để bài trắc nghiệm khách quan được sử dụng có hiệu quả trong kiểm tra đánh
giá, giáo viên cần: trang bị kiến thức, kĩ năng đầy đủ, biết cách phân tích đề bài
kiểm tra trắc nghiệm, đảm bảo độ tin cậy, chính xác, rõ ràng, khách quan.
- Ưu điểm:
+ Bài trắc nghiệm khách quan bao quát được phạm vi kiến thức rộng nên đại
diện được cho nội dung cần đánh giá.
+ Việc chấm điểm dễ dàng, nhanh chóng, có thể chấm bằng máy và bảo đảm
tính khách quan trong khâu chấm bài.

+ Kết quả trắc nghiệm có thể dễ dàng phân tích độ tin cậy và độ giáo trị bằng
các phần mềm có sử dụng các mơ hình phương pháp tốn học.
- Hạn chế:
+ Việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khá phức tạp, tốn thời gian, đòi hỏi người
xây dựng trắc nghiệm phải được huấn luyện đầy đủ.
+ Trắc nghiệm khách quan khó đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp, trình bày
và đưa ra ý tưởng mới.
- Các hình thức KTĐG TX dạng trắc nghiệm khách quan
+ Câu nhiều lựa chọn: Đây là loại hình được sử dụng nhiều nhất trong kiểm tra
đánh giá thường xuyên. Loại này thường có hình thức của một câu phát biểu
khơng đầy đủ hay một câu hỏi dẫn, được nối tiếp bằng một số câu trả lời mà học
sinh cần phải chọn lựa một phương án đúng hoặc đúng nhất (trong nhiều
phương án hợp lí). Những câu trả lời sai được gọi là phương án nhiễu. Câu dẫn
có thể dưới dạng sơ đồ, đồ thị, không nhất thiết phải diễn tả bằng lời. Loại câu
nhiều lựa chọn cần được xây dựng một cách thận trọng để tránh sự tối nghĩa.
Câu hỏi nhiều lựa chọn có khả năng đo được mức độ cao về nhận thức như việc
áp dụng các ngun lí, dự đốn, đánh giá, xác định những sai lầm về logic.
Ví dụ kiểm tra bài TRÀNG GIANG (Huy Cận)
Câu 1. Dòng nào nói chính xác về sự ra đời bài thơ “Tràng giang” của Huy
Cận?


16
A. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu
từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
B. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu
từ cảnh sơng Hồng mênh mang sóng nước.
C. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ
cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.
D. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu

từ cảnh sơng Hồng mênh mang sóng nước.
Đáp án: B
Câu 2. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tràng giang” được thể hiện trong câu
thơ nào dưới dây?
A. Mênh mông trời rộng nhớ sông dài.
B. Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
C. Mênh mơng khơng một chuyến đị ngang.
D. Bâng khng trời rộng nhớ sơng dài
Đáp án: D
Câu 3. Dịng nào dưới đây nêu không sát nội dung cảm xúc của bài thơ “Tràng
giang” được gửi gắm qua lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”?
A. Nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời.
B. Nỗi cô đơn buồn nhớ mênh mang trước thời gian, không gian.
C. Nỗi xao xuyến khó tả trước vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.
D. Cảm giác lạc lõng, bơ vơ giữa không gian.
Đáp án: C
Câu 4. Nếu hình ảnh cành củi khơ trong dịng thơ “Củi một cành khơ lạc mấy
dịng” được thay thế bằng một hình ảnh khác: “cánh bèo” thì sức gợi cảm của
dòng thơ này chắc chắn sẽ thay đổi như thế nào?
A. Làm giảm đi cảm giác buồn nhớ, cô đơn.
B. Làm mất đi cảm giác về sự khô héo, vật vờ, trôi nổi.
C. Làm tăng thêm cảm giác về sự khô héo, trôi nổi.
D. Làm tăng thêm cảm giác buồn nhớ, cô đơn.


17
Đáp án: B
+ Câu điền vào chỗ trống: Loại câu này đòi hỏi học sinh phải cung cấp câu trả
lời là một hay một ít từ cho một câu hỏi trực tiếp hay một câu nhận định chưa
đầy đủ. Ưu điểm của loại câu này là học sinh khó có thể đốn mị vì học sinh

phải nhớ lại hoặc nghĩ ra câu trả lời.
Câu 5: Điền vào chỗ …(dấu ba chấm)
Nắng xuống trời lên………chót vót
Đáp án: sâu
Câu 6: Ơ chữ gồm 7 ơ trống: Hình ảnh đầu tiên gợi ra trong khổ thơ thứ nhất
của bài thơ Tràng giang?
Đáp án: Sóng gợn
+ Câu ghép đơi: Loại câu này có hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và các câu
đáp án. Chúng cần được ghép lại với nhau theo kiểu tương ứng một- một. Hai
dãy thông tin này không nên có số câu bằng nhau để cho cặp ghép cuối cùng
không chỉ đơn giản là kết quẩ của sự loại trừ liên tiếp. Loại câu này dễ viết và dễ
sử dụng.
Câu 7: Hãy nối cột A với cột B cho phù hợp
A
A. Sóng gợn Tràng Giang
B. Lơ thơ cồn nhỏ
C. Nắng xuống trời lên
D. Khơng cầu gợi chút

B
1. Gió đìu hiu
2. Sâu chót vót
3. Cao chót vót
4. Buồn điệp điệp
5. Niềm thân mật

Đáp án: A-4; B-1; C-2; D- 5
+ Câu hỏi đúng sai: Đây được gọi là câu hỏi hai vế được dùng để đánh giá khả
năng xác định tính chính xác của một vấn đề. Loại câu hỏi này thường được sử
dụng để kiểm tra khả năng của học sinh trong các tình huống trả lời bắt buộc:

đúng- sai; có- khơng; chính xác-khơng chính xác…và chỉ có một đáp án duy
nhất. Những câu hỏi được thiết kết tốt có thể đánh giá được mức độ kiến thức,
khả năng hiểu và vận dụng kiến thức của học sinh.
Câu 8: Trong khổ một bài thơ Tràng giang của Huy Cận, hình ảnh “củi một
cành khơ” mang lại dáng vẻ hiện đại của Thơ mới?


18
A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A. Đúng
- Cách chấm và cho điểm KTĐG TX dạng trắc nghiệm khách quan
+ Học sinh khoanh tròn vào đáp án đúng
+ Giáo viên căn cứ vào đáp án trên bài làm của học sinh và cho điểm.
+ Điểm số được công khai trước lớp.
- Công cụ đánh giá: HS gửi bài trực tiếp lên phần mềm kahoot xem kết quả

Kiểm tra đánh giá TNKQ trực tiếp trên lớp bằng Kahoot
4.1.2. Kiểm tra dạng tự luận
- Khái niệm: Tự luận là dạng KTĐG TX quen thuộc đề cập đến phương pháp
kiểm tra đánh giá mà trong đó học sinh viết câu trả lời cho các câu hỏi hoặc vấn
đề vào giấy. Nó cho phép học sinh trả lời bằng cách tự lựa chọn, tổng hợp, trình
bày những tri thức phù hợp nhất, với một giới hạn tương đối rộng về nội dung..
Do vậy, dạng đánh giá này có thể đánh giá được khả năng phân tích, tổng hợp
và sự sáng tạo trong trình bày một bài luận của học sinh.
- Yêu cầu: Bài kiểm tra dạng tự luận thường có ít câu hỏi và câu hỏi ngắn nhưng
yêu cầu học sinh phải trả lời dài và học sinh có tương đối nhiều thời gian để trả
lời một câu hỏi.

- Ưu điểm:
+ Dạng câu hỏi/bài KTĐG TX dạng tự luận có khả năng đo lường kết quả học
tập của học sinh ở mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá. Nó tạo điều kiện cho


19
học sinh bộc lộ khả năng suy luận, phê phán, trình bày những ý kiến dựa trên
những trải nghiệm của cá nhân.
+ GV ra đề kiểm tra viết dạng tự luận thường dễ chuẩn bị và tốn ít thời gian,
cơng sức.
+ Dạng đề tự luận rèn kĩ năng tạo lập văn bản nâng cao khả năng độc lập, sáng
tạo của học sinh.
- Hạn chế:
+ Việc chấm bài mất nhiều thời gian của giáo viên, thang đo đơi khi chưa thật
chính xác do vậy điểm số của học sinh thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan
của người chấm.
+ Trong thời gian ngắn, học sinh chưa thể trình bày hết ý tưởng.
- Các hình thức KTĐG TX dạng tự luận
+ Bài luận ngắn (Loại kiểm tra thông tin sau bài học) được thực hiện trước hoặc
sau bài học. Dạng bài luận này giới hạn câu trả lời trong phạm vi nhỏ, học sinh
có thể ước lượng độ dài của câu trả lời. Với loại bài kiểm tra này, việc chấm
điểm sẽ dễ dàng hơn và độ tin cậy cao hơn.
(Xem PHỤ LỤC 1- Trang )
+ Bài luận dài (Tiểu luận) bao gồm các loại câu hỏi có phạm vi trả lời mở rộng,
khái quát. Học sinh tự do biểu đạt tư tưởng và kiến thức. Loại câu này có thể
phát huy được khả năng phân tích, tổng hợp, óc sáng tạo…nhưng khó chấm
điểm và độ tin cậy khơng cao.
Dạng bài luận dài thường sử dụng sau khi học xong chủ đề, chuyên đề,
nghiên cứu bài học, giáo viên yêu cầu học sinh làm ở nhà trong thời gian từ 3- 5
ngày, sau đó nộp sản phẩm.

(Xem PHỤ LỤC 2- Trang )
- Cách ĐG TX dạng tự luận
+ Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên cung cấp trên giấy
+ Giáo viên căn cứ vào gợi ý đáp án, cách trả lời sáng tạo của học sinh để chấm.
+ Điểm số được chấm trên bài kiểm tra và công khai trước lớp.
- Công cụ đánh giá: Rubric


20

TIÊU CHÍ

Rubric đánh giá bài viết
CẦN CỐ
ĐẠT YÊU CẦU
GẮNG
(5 - 7 điểm)
(0 - 4 điểm)

Bài làm chưa
đảm bảo cấu
trúc, luận điểm
mơ hồ, chưa
Hình thức
thuyết phục.
(3 điểm)
Trình bày chưa
mạch lạc. Mắc
nhiều lỗi chính
tả.


Bài làm đảm bảo
cấu trúc, luận điểm
chính chưa làm rõ
u cầu. Trình bày
tương đối sạch đẹp.
Mắc ít lỗi chính tả.

Nội dung sơ sài
mới dừng lại ở
mức độ biết và
nhận diện.

Nội dung đúng, đủ
và làm rõ được một
phần yêu cầu.
Có ít nhất 1 - 2 ý
mở rộng nâng cao

0 - 4 điểm

5 - 7 điểm
10

Nội dung
(7 điểm)
Điểm
TỔNG

BÀI LÀM TỐT

(8 - 10 điểm)
Bài làm đảm bảo cấu
trúc, trình bày mạch
lạc, sắp xếp các luận
điểm, bằng chứng, lí
lẽ theo trật tự logic.
Có sự kết hợp các
phương thức biểu đạt
phù hợp. Trình bày
thuyết phục được
người nghe.
Nội dung đúng, đủ và
làm rõ được yêu cầu.
Có bài học rút ra.
Có ít nhất 1 - 2 ý mở
rộng nâng cao. Có sự
sáng tạo
8 - 10 điểm

4.2. Phương pháp quan sát
- Khái niệm: Quan sát là phương pháp chủ yếu giáo viên thường sử dụng để thu
thập dữ liệu KTĐG TX. Quan sát đề cập đến việc theo dõi hoặc lắng nghe học
sinh thực hiện các hoạt động (quan sát quá trình) hoặc nhận xét một sản phẩm
do học sinh làm ra (quan sát sản phẩm).
- Yêu cầu: Trong thời gian quan sát, giáo viên phải quan tâm đến những hành vi
của học sinh như phát âm, quan hệ tương tác giữa học sinh với nhau trong
nhóm, học sinh phát biểu, học sinh làm việc riêng, học sinh tranh luận, học sinh
phản hồi…tất cả những gì diễn ra xung quanh học sinh giáo viên sẽ quan sát và
cho ý kiến phản hồi
- Ưu điểm:

+ Giáo viên nhận biết được các hành vi ứng xử của học sinh
+ Giáo viên ghi nhận được những diễn biến xung quanh xảy ra với học sinh
+ Học sinh được bộc lộ năng lực cá nhân



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×