Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Sáng Kiến Chủ Nhiệm 12 -2023.Docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.17 KB, 9 trang )

7
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐT KIÊN GIANG

TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Rạch Giá, ngày 20 tháng 02 năm 2023
BÁO CÁO GIẢI PHÁP DỰ THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI
CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2022 – 2023
Đề tài: “Giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác vận động, tuyên
truyền của giáo viên chủ nhiệm giúp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học tại
trường THPT Ngô Sĩ Liên năm học 2022-2023”
1. Thực trạng
Trong chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước ta hiện nay, Giáo dục và
Đào tạo được xem là “quốc sách hàng đầu”. Việc phát triển giáo dục và đào tạo
khơng chỉ có tác động đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mà
cịn có ý nghĩa đối với việc nâng cao dân trí, đời sống văn hóa tinh thần của người
dân, đặc biệt là các vùng kinh tế khó khăn. Vì vậy Đảng và nhà nước ln quan
tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường
trung học phổ thơng, trong đó việc duy trì sĩ số học sinh để hạn chế tình trạng bỏ
học ln được chú trọng.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây thực trạng bỏ học giữa chừng của học
sinh nói chung và học sinh tại trường trung học phổ thơng Ngơ Sĩ Liên nói riêng,
nhất là học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hồn cảnh khó khăn, học sinh học
lực yếu vẫn chưa giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục
chung cũng như đời sống kinh tế, xã hội nơi đây. Do đó đây là vấn đề đưa đến nỗi
trăn trở cho những người giáo viên chủ nhiệm thương trò và tâm huyết với nghề.
Vì vậy việc tìm ra giải pháp để hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh là một yêu
cầu mang ý nghĩa nhân văn và thực tiễn.


Việc duy trì sĩ số học sinh, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học trường trung
học phổ thơng nói chung và tại trường trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên nói riêng
cần có những giải pháp đồng bộ từ các cấp, các ngành, trong đó ngành giáo dục
và đào tạo đóng vai trị quan trọng. Nhiệm vụ duy trì sĩ số và hạn chế tình trạng
học sinh bỏ học là trách nhiệm chính của mỗi trường học.
Trong hoạt động giáo dục chung của các nhà trường, giáo viên chủ nhiệm có
thể hiểu là những người thay mặt hiệu trưởng quản lý giáo dục toàn diện học sinh
một lớp trên cơ sở quản lý học tập, quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách.
Đồng thời giáo viên chủ nhiệm, nhất là những giáo viên chủ nhiệm công tác tại
trường trung học phổ thông nhất là chủ nhiệm lớp 12 như chúng tơi nhiệm vụ duy
trì sĩ số, thực hiện cơng tác vận động học sinh nhằm hạn chế tình trạng bỏ học còn
mang một ý nghĩa đặc biệt.
Nhưng thực trạng của công tác vận động học sinh bỏ học quay lại trường tại
trường gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời công tác vận động học sinh của đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm trong thời gian vừa qua chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.
Tỉ lệ học sinh bỏ học giảm chưa nhiều. Vì vậy việc giáo viên chủ nhiệm tìm ra


2
giải pháp phù hợp để thực hiện công tác vận động nhằm hạn chế học sinh bỏ học
là một việc làm thiết thực đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.
Xuất phát từ những lý do trên nên chúng tôi quyết định chọn đề tài “Giải
pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác vận động, tuyên truyền của
giáo viên chủ nhiệm giúp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học tại trường
THPT Ngô Sĩ Liên năm học 2022-2023” làm đề tài sáng kiến.
Thông qua đề tài, chúng tôi mong đóng góp phần nhỏ trong việc đề xuất một
số giải pháp nhằm giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt hơn vai trị, chức năng,
nhiệm vụ của mình. Đề tài mong sẽ góp phần cơng sức trong việc cùng nhà
trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục hàng năm, trong đó việc hạn chế và
chấm dứt tình trạng học sinh bỏ học là một trong những mục tiêu quan trọng đối

với trường trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên nơi tôi công tác.
2. Nội dung
2.1 Mục tiêu
Nghiên cứu về thực trạng công tác vận động học sinh lớp 12 chủ nhiệm
nhằm hạn chế tình trạng bỏ học tại trường trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên ngôi
trường mà tôi đang công tác.
Đề xuất một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong công tác vận động,
tuyên truyền của giáo viên chủ nhiệm giúp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học tại
trường trung học phổ thông Ngô Sĩ Liên.
2.2 Biện pháp thực hiện
2.2.1 Giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu hoàn cảnh, học lực của học sinh lớp
chủ nhiệm
Bước 1: Để nắm bắt được tình hình lớp chủ nhiệm, bản thân phải trực tiếp
gặp các giáo viên chủ nhiệm năm học lớp 10 và 11 để điều tra sơ khảo về tình
hình mọi mặt của từng học sinh, để nắm được mặt mạnh, mặt yếu của từng học
sinh, đặc biệt là hạnh kiểm, học lực và đời sống của từng học sinh.
Ngồi ra tơi cịn trực tiếp gặp gỡ cha mẹ học sinh để nắm hồn cảnh gia đình
của các em, ngồi việc nắm tình hình qua giáo viên chủ nhiệm năm trước tơi cịn
trực tiếp nắm hồn cảnh các em qua phiên họp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và
phụ huynh học sinh. Chú ý đến các em không sống cùng cha mẹ, sống với ông bà,
người thân để kịp thời theo dõi ngay từ đầu năm.
Về mặt hạnh kiểm: bản thân đã điều tra học sinh trong lớp xem em nào đã vi
phạm nội quy ở các lớp dưới, các em có số ngày nghỉ nhiều của năm học trước
nhất là các em đã bỏ học nhiều ngày quay trở lại học để có kế hoạch theo dõi, bồi
dưỡng và giáo dục các em.
Về tình hình học tập căn cứ tình hình của lớp dưới qua sổ điểm, học bạ.. để
biết trong lớp có mấy loại học lực theo danh hiệu khen thưởng: Có bao nhiêu học
sinh giỏi, có bao nhiêu học sinh tiên tiến và học sinh còn lại. Sau khi đã biết được
học lực của từng học sinh trong lớp để có kế hoạch giáo dục và giảng dạy. Ngoài



3
ra còn điều tra thêm đội ngũ cán bộ lớp của lớp cũ có làm tốt nhiệm vụ được giáo
viên giao khơng, có được tập thể lớp tín nhiệm khơng…
Giáo viên chủ nhiệm cũng cần biết rõ xem có bao nhiêu học sinh con gia
đình nghèo, con em đồng bào dân tộc thiểu số tại địa bàn, gia đình khó khăn, con
công nhân, con nông dân, con cán bộ công chức. Từ đó có cơ sở để phân loại các
biện pháp giáo dục. Đối với những học sinh nghèo, học sinh gặp hồn cảnh khó
khăn thì ln kết hợp với nhà trường, hội phụ huynh học sinh, các ban ngành
đoàn thể khác tạo mọi điều kiện giúp đỡ các em về mọi mặt như: Tinh thần cũng
như vật chất để các em an tâm học tập và hoà nhập với bạn bè.
Từ việc nắm chắc được mặt mạnh, mặt yếu, học tập, đời sống của lớp từ đó
có biện pháp giáo dục thích hợp: Tổ chức định hướng cho tập thể lớp bầu ra ban
cán sự lớp mới, ban cán sự bộ môn mới. Ban cán bộ lớp, cán sự bộ mơn phải là
người có học lực khá hoặc giỏi, có ý thức tập thể, đối xử hồ đồng với bạn bè, tự
giác, nhiệt tình trong cơng việc được giao.
Bước 2: Giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch phân loại học sinh ngay từ
đầu năm học. Các em yếu về mặt nào, mơn nào để cịn kịp bồi dưỡng nâng cao
trình độ đồng đều của lớp. Đối với học sinh yếu thì phân chia ra để theo dõi ví dụ
như:
- Nhóm học sinh yếu nhưng có thái độ học tập tích cực.
- Nhóm những học sinh có tư duy bình thường nhưng thái độ học tập chưa tốt.
- Nhóm những em yếu, chậm tiến bộ thì xếp các em ngồi trên bàn đầu đồng
thời cử một em khá hoặc giỏi để kèm bạn tiến bộ. Đặc biệt cần chú ý phát triển tư
duy nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh khá giỏi, học sinh có năng lực đặc
biệt.
Giáo viên chủ nhiệm tạo cho học sinh có ý thức thi đua với nhau trong học
tập và rèn luyện hạnh kiểm bằng cách lập thang điểm thi đua cho lớp (được tập
thể lớp thống nhất) để theo dõi và chấm điểm. Cuối tuần và hàng tháng có đánh
giá, rút kinh nghiệm và xếp loại A, B, C, D cho từng học sinh.

2.2.2 Giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục
học sinh
Tuyên truyền trực tiếp là cách thức được tơi áp dụng đầu tiên, mang tính
thường xuyên trong công tác vận động học sinh nhằm hạn chế tình trạng bỏ học.
Cách thức tuyên truyền trước hết giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp gặp gỡ
để trò chuyện, nắm bắt tâm tư, tình cảm, thái độ của học sinh để kịp thời động
viên giúp đỡ. Giáo viên có thể gặp gỡ học sinh tại lớp học để chuyện trị, tâm
tình, trao đổi những vướng mắc từ học sinh nhằm kịp thời tháo gỡ, giúp các em
ổn định tư tưởng để yên tâm tham gia học tập.
Giáo viên chủ nhiệm trong vai trò là người giảng dạy tại lớp có thể lồng
ghép vào trong bài học để tuyên truyền đến học sinh giúp các em thấy được vai
trò của việc học đối với việc nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng cuộc sống


4
trong tương lai, thay đổi tư duy, lối nghĩ của cả thế hệ. Thông qua bài dạy tôi
tuyên truyền đến các em hậu quả của việc bỏ học sớm, chưa tốt nghiệp trung học
phổ thông,..
Trong tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm tiến hành giáo dục đạo đức, tư
tưởng; đồng thời định hướng tương lai, nghề nghiệp để học sinh hứng thú với
việc học tập để từ đó làm thay đổi nhận thức với việc đến trường.
Như vậy so trước đây, đa số học sinh thường có lối suy nghĩ, và những
quan niệm chưa đúng về việc học. Nhưng trong mấy năm gần đây công tác giáo
dục hướng nghiệp ở trường đã được chú trọng, trong đó giáo viên chủ nhiệm là
những người đầu tiên gần gũi nhất định hướng tương lai nghề nghiệp cho các em.
Vì vậy nhận thức của phụ huynh và học sinh ngày một cải thiện và nâng cao,
giảm hẳn tình trạng học sinh có tư tưởng bỏ học. Tạo sự gần gũi giữa thầy và trò,
giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh, xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi
mở.
2.2.3 Giáo viên chủ nhiệm cần nắm rõ và phân loại nguyên nhân học

sinh bỏ học để vận động .
Trong quá trình thực hiện, giáo viên chủ nhiệm cần phân loại các nhóm
nguyên nhân dẫn đến việc bỏ học của học sinh để đưa ra giải pháp vận động phù
hợp.
Đối với nhóm học sinh bỏ học vì ngun nhân hồn cảnh gia đình khó khăn
thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có giải pháp hỗ trợ về kinh tế như: giúp đỡ về việc
mua sắm sách vở, quần áo và đồ dùng học tập; miễn giảm các khoản vận động
của tập thể lớp chẳng hạn miễn tiền tham gia các hoạt động; trao những món q
động viên khích lệ tinh thần vượt khó học tập của học sinh.
Đối với nhóm học sinh bỏ học vì nguyên nhân học lực kém thì giáo viên chủ
nhiệm sẽ có giải pháp giúp đỡ như: Tìm hiểu những yếu kém trong từng môn học
để kết hợp với giáo viên bộ môn tiến hành phụ đạo, kèm cặp giúp học sinh tiến
bộ; thậm chí phải tạo điều kiện về mặt điểm số đảm bảo đạt để giảm áp lực cho
các em đó; bên cạnh giáo viên chủ nhiệm cịn tạo ra nhóm học “đơi bạn cùng
tiến” để hỗ trợ nhau trong học tập; đưa ra những hình thức khen ngợi, những phần
thưởng nhằm khích lệ đối với những tiến bộ của các em.
Đối với nhóm học sinh bỏ học vì nguyên nhân tự ti, nhút nhát, thiếu hòa
đồng trong tập thể lớp, thậm chí các em có cảm giác bị kì thị thì giáo viên chủ
nhiệm sẽ thực hiện các giải pháp tháo gỡ như: Bản thân giáo viên chủ nhiệm sẽ
chuyện trò, cởi mở với học sinh nhiều hơn, tạo điều kiện cho các em được hịa
mình vào những hoạt động tập thể, trao cho các em niềm tin để đảm nhận những
vị trí trong tập thể lớp; tạo những sân chơi để học sinh thể hiện những sở trường,
thế mạnh của bản thân khiến các em mạnh dạn và tự tin hơn.
Đối với nhóm học sinh bỏ học vì ngun nhân bị bạn bè lơi kéo, sa vào các trị
chơi như nghiện game, ...thì giáo viên chủ nhiệm cần có thái độ kiên trì, bao dung
trước những sai lầm của các em. Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên khuyên


5
nhủ, tâm sự để giúp các em nhìn nhận giá trị của bản thân từ đó sẽ kéo các em ra

khỏi những sa ngã và có động lực để tiếp tục trở lại con đường học tập.

Kết quả việc giáo viên chủ nhiệm sử dụng giải pháp vận động trực tiếp đến
các học sinh không chỉ nâng cao khả năng thuyết phục, vận động học sinh có
động lực quay trở lại lớp mà còn tạo được niềm tin yêu ở phụ huynh đối với nhà
trường và giáo viên chủ nhiệm. Trong q trình vận động chúng tơi đã giúp được
nhiều em trong lớp có những biểu hiện chán học, định bỏ học, ổn định tâm lí,
chấp nhận quay trở lại học tập ví dụ như các em: Lê Hồng Phúc nghỉ học nhiều
ngày nay em đã đi học thường xuyên, chăm chỉ...
2.2.4 Giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp với các lực lượng trong nhà
trường để tuyên truyền, vận động
Công tác tuyên truyền, vận động học sinh để hạn chế tình trạng bỏ học của
giáo viên chủ nhiệm là một việc làm phải trải qua nhiều khó khăn vất vả, cần có
sự hỗ trợ, kết hợp của nhiều lực lượng trong cũng như ngoài nhà trường để mang
lại hiệu quả cao. Kinh nghiệm trong q trình làm cơng tác chủ nhiệm, chúng tôi
đã tiến hành phối hợp với nhiều lực lượng như sau:
* Phối hợp với nhà trường
Nhà trường chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì sĩ số lớp học bằng cách
ban hành các văn bản chỉ đạo, đưa ra mục tiêu và những giải pháp chung trong
việc hạn chế học sinh bỏ học, chú trọng nhiều đến học sinh có tư tưởng bỏ học.
Đầu năm học nhà trường sẽ đưa ra tiêu chí duy trì sĩ số lớp học và phần thưởng
khuyến khích để mỗi giáo viên chủ nhiệm có ý thức cố gắng. Tiêu chí duy trì sĩ số
lớp học ở trường được xem là yếu tố đầu tiên để xếp loại giáo viên chủ nhiệm
giỏi.
Để làm tốt vai trị của mình giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với
nhà trường trong việc truyền tải đến học sinh các văn bản về chủ trương, chính
sách của nhà nước cũng như nhà trường trong việc khuyến khích giáo dục nhằm
đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường trong việc
quảng bá hình ảnh nhà trường qua các hoạt động thiện nguyện. Nhà trường tiến

hành trao quà cho học sinh nghèo qua chương trình: Cây mùa xuân....
Kết quả: Việc phối hợp tốt với Ban giám hiệu nhà trường giúp giáo viên chủ
nhiệm nắm được đầy đủ về chủ trương chính sách hỗ trợ của Đảng, nhà nước
cũng như nhà trường đối với các học sinh, từ đó động viên khuyến khích các em
đi học đều, hạn chế tình trạng bỏ học.
*Phối hợp với Đồn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường
Tổ chức Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường có vai trị
rất lớn trong các hoạt động giáo dục chính trị, truyền thống đao đức, lối sống, ý thức
chấp hành pháp luật của thanh niên, học sinh. Khơng những vậy tổ chức Đồn
cịn là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm trong công tác vận động
nhằm hạn chế học sinh bỏ học.


6
Cách thức thực hiện giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Đoàn trường trong
việc tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho nhằm đem đến niềm hứng thú
được đến trường cho các em học sinh. Vào các ngày lễ trong năm học Đoàn
trường thường tổ chức các phong trào tập thể tạo cơ hội cho học sinh giao lưu văn
hóa, được trải nghiệm, học hỏi những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với đoàn trường trong việc đỡ đầu nhiều học
sinh, đặc biệt ưu tiên học sinh có hồn cảnh khó khăn. Sự đỡ đầu được thực hiện
trên nhiều phương diện như giúp đỡ định hướng về học tập, chia sẻ cách làm
cơng việc của gia đình và hỗ trợ một phần kinh phí trong học tập.
* Phối hợp với giáo viên bộ môn
Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với giáo viên bộ mơn về tình hình học tập
của lớp chủ nhiệm, cuối tuần qua sổ ghi đầu bài chú ý các tiết học chưa tốt, học
sinh có tên trong sổ đàu bài có khuyết điểm cần chấn chỉnh. Từ đó giáo viên chủ
nhiệm có biện pháp giáo dục uốn nắn để không tái phạm, nghe phản ánh của giáo
viên bộ môn về sự tiến bộ của học sinh, của lớp.
Kết quả: Học sinh có thêm nhiều sân chơi để trải nghiệm, sáng tạo. Phối hợp

với Đồn trường khơng chỉ rèn luyện tư tưởng, nề nếp, tác phong cho các em mà còn
làm cho tinh thần HS phấn khởi, vui tươi qua nhiều hoạt động tập thể. Vì vậy mà
học sinh cũng hứng thú đến trường, tới lớp, giúp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.
Đồng thời cũng góp phần làm cho lớp có nhiều thành tích và giải thưởng như: Giải
khuyến khích hát đơn ca, giải ba vẽ tranh về đề tài mơi trường, giải khuyến khích
múa và trình bày mâm ngũ quả trong Hội Xuân năm 2023…
3. Hiệu quả đạt được do áp dụng biện pháp
Từ những biện pháp thiết thực trên bản thân tôi đã làm tốt công tác quản lý
giáo dục cho học sinh lớp tôi chủ nhiệm và đã nâng cao được nhận thức của học
sinh một cách tồn diện về việc học tập. Chính vì lẽ đó, trong những năm qua, lớp
tơi chủ nhiệm khơng xảy ra bất kì một trường hợp nào học sinh nghỉ học cũng
như vi phạm về đạo đức của người học sinh.
Điển hình là kết quả học kì 1 năm học 2022 -2023 của lớp 12a5 trường
THPT Ngô Sĩ Liên được trình bày trong bảng sau:
Năm học
Đầu năm

Học lực
Tổng
số Giỏi Khá

TB

Tốt

Khá

TB

Yếu


48

25

45

3

0

0

0

23

Hạnh kiểm

2022-2023

(0%) (47,9%) (52,1%) (93,75%) (6,25%) (0%) (0%)

Cuối HK1 48

0

2022-2023

(0%) (64,6%) (35,4%) (95,8%)


Tăng(+),
giảm(-)

31

+16,7%

17

-16,7%

46

+1,75%

2

0

(4,2%)

(0%) (0%)

-2,05%

0


7

Qua bảng trên có thể thấy:
Về học lực, tỉ lệ học khá tăng lên từ 23 học sinh lên 31 học sinh. Khơng cịn
học sinh yếu.
Về hạnh kiểm, tỉ lệ học sinh đạt hạnh kiểm tốt tăng lên, từ 45 lên 46 học
sinh. Khơng có học sinh hạnh kiểm Trung bình và Yếu.
Cơng tác chủ nhiệm là một cơng tác địi hỏi tất cả các thầy cơ giáo chúng ta
cần thực hiện tốt để cùng nhà trường đào tạo ra những học sinh ưu tú, là chủ của
đất nước mai sau. Do vậy, việc chủ nhiệm đòi hỏi chúng ta cần tận tuỵ, thương
yêu học sinh và tâm huyết với nghề. Bản thân tôi đã áp dụng giải pháp và nhận ra
rằng nâng cao hiệu quả giữ vững sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm tại trường THPT
Ngô Sĩ Liên là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tơi tin chắc tính
khả thi của đề tài này và tất cả giáo viên chủ nhiệm đều vận dụng được trong cơng
tác chủ nhiệm của mình.
Tơi xin cam đoan biện pháp trên đã được tôi áp dụng tại trường THPT Ngơ
Sĩ Liên và đã có hiệu quả trong năm học 2022-2023.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người viết báo cáo

Lê Huỳnh Yên Lang


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIÊN GIANG
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ SĨ LIÊN

BÁO CÁO
GIẢI PHÁP DỰ THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
GIỎI CẤP TRƯỜNG

Họ và tên : Lê Huỳnh Yên Lang

Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Ngô Sĩ Liên

Kiên Giang, ngày 20 tháng 02 năm 2023
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
Sáng kiến


…………………………………………………………………………..
Do tác giả (hoặc đồng tác giả):
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Đăng ký thực hiện từ ngày: ……………………………………………..
Hoàn thành ngày: ……………………………………………..
Đã được áp dụng tại :
…………………………………………………………………………..
Tóm tắt các giải pháp nội dung sáng kiến
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Hiệu quả sau khi áp dụng
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…….., ngày ... tháng... năm …..
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)


Phần này làm rời khơng đóng cuốn.



×