Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong hoạt động Nói và nghe cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 23 trang )

UBND HUYỆN AN DƯƠNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐỒNG

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG NÓI VÀ NGHE CHO
HỌC SINH LỚP 2

Tác giả: Phạm Thị Thắm
Trình độ chun mơn: Đại học Giáo dục Tiểu học
Chức vụ: Giáo viên giảng dạy lớp 2
Đơn vị: Trường Tiểu học An Đồng

An Dương, ngày 14 tháng 1 năm 2022


BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong hoạt động Nói và
nghe cho học sinh lớp 2”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực giảng dạy
3. Tác giả:
Họ và tên : Phạm Thị Thắm
Ngày, tháng, năm sinh: 14/ 11/ 1985
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học An Đồng
Điện thoại: 0946600699
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học An Đồng
Địa chỉ: An Đồng, An Dương, Hải Phịng


Mơ tả giải pháp đã biết:
Ngôn ngữ là công cụ của lời nói và tư duy. Dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu
học trước hết là dạy cho học sinh có khả năng sử dụng công cụ ấy một cách hiệu
quả nhất trong học tập và đời sống. Trong chương trình GDPT 2018, dạy học môn
Tiếng Việt lại càng được coi trọng bởi mục tiêu của mơn học chính là phát triển kỹ
năng đọc, viết, nói, nghe theo định hướng phát triển năng lực.
Nói và nghe là một hoạt động mới, lí thú và hấp dẫn trong chương trình GDPT
mới 2018 của môn Tiếng Việt. Trước khi bước vào năm học, chúng tơi đã được
tham gia các lớp tập huấn, được tìm hiểu về các những điểm mới của sách giáo
khoa so với chương trình hiện hành, nắm được cơ bản về phương pháp và cách
thức tổ chức dạy học hoạt động Nói. Ngay từ đầu năm học mới, nhà trường đã tổ
chức chuyên đề Dạy học phát triển năng lực giao tiếp và tinh thần hợp tác cho học
sinh qua hoạt động Nói và nghe theo hướng đổi mới và đã có một số phương pháp
được áp dụng trong tiết dạy như cung cấp, mở rộng và nhân vốn từ ngữ cho học
sinh; tổ chức một số trò chơi trong giờ dạy Nói và nghe;... Sau khi dự giờ và áp
1


dụng linh hoạt trong một số tiết dạy sau đó, tơi nhận thấy có một số những vấn đề
sau:
Về ưu điểm, học sinh tiếp thu được nội dung bài, biết trình bài bài theo định
hướng của giáo viên. Học sinh mở rộng được vốn từ theo chủ điểm và kể chuyện
lưu lốt. Tuy nhiên điều đó mới chỉ dừng lại ở một số học sinh và được thể hiện
trong các tiết dạy hội giảng hay dự giờ. Thực tế việc dạy hoạt động này vẫn còn
những tồn tại ở cả phía giáo viên và học sinh.
Về phía giáo viên:
Do là năm đầu triển khai chương trình SGK mới đối với lớp 2 nên chúng tơi
vừa tìm hiểu, vừa nghiên cứu xây dựng kế hoạch dạy học và yêu cầu cần đạt cho
từng bài học. Vì vậy, khi lên lớp chúng tơi cũng cịn gặp nhiều khó khăn, lúng túng.
Hiện nay, mặc dù đã đi vào thực dạy nhưng chúng tôi vẫn còn thiếu đồ dùng dạy

học, nguồn học liệu dành cho giáo viên tham khảo, nghiên cứu nội dung dạy hoạt
động Nói và nghe chưa nhiều.
Phương pháp dạy nội dung Nói và nghe chưa phong phú, chưa có sự đổi mới
rõ rệt. Do đó, học sinh tiếp thu và lĩnh hội tri thức một cách thụ động, ghi nhớ một
cách máy móc. Hình thức tổ chức hoạt động học tập còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa
gây hứng thú học tập thực sự cho học sinh.
Giáo viên chưa quan tâm hết đến các đối tượng học sinh và còn xem nhẹ hoạt
động này, cịn dành ít thời gian cho nó vì coi đây giống như tiết Kể chuyện trong
chương trình hiện hành. Chính vì điều đó đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến quá
trình nhận thức và sự phát triển tư duy của học sinh.
Về phía học sinh:
Như chúng ta đã biết, bên cạnh những câu chuyện trong các bài tập đọc đã
học, phần lớn các câu chuyện hoặc các hoạt động nói được xoay quanh theo các
chủ điểm nhưng chỉ dưới dạng hình ảnh qua tranh trong sách giáo khoa. Đối với
học sinh yếu, việc tưởng tượng và sáng tạo ra nội dung một câu chuyện theo tranh
là hoàn toàn mới và khó. Bởi thế sẽ khiến các em nảy sinh tâm lí sợ sệt, e dè, khơng
dám chủ động sáng tạo kể lại hoạt động hoặc câu chuyện của mình mà phải chờ cơ
cho nghe câu chuyện, chờ bạn làm mẫu,... sau đó mới tìm hiểu nội dung câu
2


chuyện, nội dung chủ đề và diễn đạt hoặc kể lại một cách cứng nhắc, chưa có sự
sáng tạo, chưa mang một màu sắc riêng biệt.
Học nói và học nghe là học kĩ năng giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ. Khi
giao tiếp trực tiếp thì mơi trường giao tiếp đóng vai trị rất quan trọng trong việc
quyết định chất lượng giao tiếp. Do đó khi dạy học cần phải được tổ chức trong
mơi trường giao tiếp thân thiện, có sự tơn trọng lẫn nhau giữa người nói và người
nghe. Để làm được việc đó, bản thân tơi rất trăn trở tìm ra lời giải đáp cho việc
nâng cao chất lượng dạy hoạt động học này, với mục đích rèn kĩ năng nói, kĩ năng
nghe và nói nghe tương tác cho các đối tượng học sinh khác nhau. Bên cạnh đó

giúp các em sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống,
học tốt các môn học, tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục; bước đầu hình
thành và phát triển năng lực văn học. Chính điều đó đã thơi thúc tơi suy nghĩ,
nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm dạy học mà tôi đã sử dụng và
đem lại hiệu quả đó là“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong
hoạt động Nói và nghe cho học sinh lớp 2”.
II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
1.1. Giải pháp 1: Nâng cao sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Về phía giáo viên
Chuẩn bị của giáo viên trước tiết lên lớp vô cùng quan trọng. Điều này đã trở
thành một chân lý: khơng có sự chuẩn bị cơng phu, chu đáo thì khơng thể có tiết dạy
thành cơng được. Lao động của người giáo viên ở bước chuẩn bị này thường là thầm
lặng và ít được tính đến, song thật ra có tính quyết định cho sự thành cơng của tiết lên
lớp. Để làm được điều này, người giáo viên cần:
- Tìm hiểu chủ đề, đọc truyện, tìm hiểu truyện:
Đây là khâu cơ bản đầu tiên của tiết Nói và nghe. Để có thể kể có nghệ thuật,
nói về một chủ đề hấp dẫn, hơn ai hết giáo viên phải là người hiểu rõ về chủ đề đó,
biết được suy nghĩ của học trị về mong muốn của mình khi nói về chủ đề sắp học.
Nếu là hoạt động kể chuyện, cần thuộc truyện, nắm vững tình tiết cốt truyện,
hiểu cặn kẽ ý nghĩa và bài học rút ra rừ truyện. Đọc truyện cũng phải có phương pháp.
3


Có hai phương pháp đọc: đọc thầm và đọc thành tiếng. Thường thì lúc đầu đọc thầm
tồn bộ truyện và đọc thầm phần hướng dẫn ở Sách giáo viên. Sau đó đọc to thành
tiếng có thể kết hợp ngữ điệu phù hợp để tìm giọng điệu chuẩn. Đọc truyện thành
tiếng còn tạo điều kiện tự kiểm tra khả năng và nghệ thuật phát âm thực tế của mình.
Việc đọc truyện cịn biểu hiện được sắc thái ngơn ngữ của các nhân vật khác
nhau. Khi đọc truyện, giáo viên có thể dừng ở những chỗ cần thiết để tìm hiểu rõ từng

tình tiết, từ ngữ của truyện. Phần ý nghĩa tốt ra trực tiếp từ cốt truyện còn phần tổng
kết rút ra bài học có tính chất nâng cao, khái qt hơn. Giáo viên cần nhận rõ mức độ
khác nhau đó để có cách xử lí cần thiết.
- Tập nói, tập kể chuyện:
Đây là bước đầu làm quen với cách diễn đạt. Giáo viên cần biến các nội dung
đó thành truyện của bản thân mình bằng cách tập nói về một chủ đề nào đó hoặc tập
kể chuyện. Q trình này chính là q trình chuyển ngơn ngữ từ văn bản in ấn sang
ngôn ngữ của bản thân giáo viên. Giáo viên có thể nói, kể theo cách thể nghiệm khác
nhau sao cho bộc lộ được tính cách của chủ thể trong các câu truyện một cách sâu sắc
nhất. Nói được, kể lại được tồn bộ nội dung có nghĩa là giáo viên đã nắm được nội
dung cần trình bày, thuộc được nội dung truyện - đó là cơ sở để giáo viên chủ động
trong tiết lên lớp. Khi đã nói được, kể được, giáo viên cần nghiên cứu kết hợp cử chỉ
và nét mặt để phù hợp với ngôn ngữ trong lúc diễn đạt.
- Lập kế hoạch bài dạy:
Giáo viên cần xác định rõ yêu cầu cần đạt của bài dạy vì nó sẽ chi phối tồn bộ
q trình dạy học từ khâu lập kế hoạch bài dạy đến từng bước lên lớp của giáo viên.
Từ đó, giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học, chuẩn bị hệ thống câu hỏi khai thác bài,
dự kiến những thắc mắc học sinh gặp phải để chủ động lựa chọn phương pháp dạy
học, chủ động tiến hành các hoạt động dạy học cho đến khi đạt được mục tiêu của bài
dạy.
*Về phía học sinh
Để thực hiện một giờ Nói và nghe có hiệu quả thì việc chuẩn bị của học sinh là
vơ cùng quan trọng. Cuối mỗi tiết học, học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện vừa
được học thông qua phần Vận dụng và chuẩn bị cho tiết Nói và nghe lần sau bằng
4


cách xem trước các yêu cầu của tiết sau, tranh minh hoạ, đọc lời gợi ý dưới tranh để
tập trả lời các câu hỏi. Đồng thời trong tiết Tiếng Việt tăng cường trước buổi học có
tiết Nói và nghe, ban cán sự cần điều hành lớp kiểm tra lại những yêu cầu của giáo

viên đã nêu ở cuối tiết Nói và nghe hơm trước để có sự linh hoạt, chủ động cho giờ
học ngày mai. Tích cực chuẩn bị các đạo cụ khi có yêu cầu của giáo viên,… Qua các
việc làm thường xuyên đó, các em bước đầu sẽ ghi nhớ các nội dung của bài học, ghi
nhớ được nhân vật, các chi tiết chính của câu chuyện sẽ học ngày mai. Từ đó kích
thích, khơi gợi trí tị mò của các em., mong muốn được chiếm lĩnh nội dung của bài
mới.
1.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn lựa chọn giọng điệu, lời kể, cách ngắt giọng, nhấn
giọng khi diễn đạt
Mỗi câu chuyện, mỗi một hoạt động nói theo chủ điểm, tuỳ theo nội dung sẽ có
giọng điệu diễn đạt riêng. Chọn được giọng điệu diễn đạt thích hợp đã tạo cho người
kể, người nói một ưu thế. Có nhiều giọng điệu: tha thiết, trang trọng, âu yếm, dịu
dàng, hào hứng, châm chọc, chanh chua, mệt mỏi,… Cần tránh lối kể, lối nói đều đều,
buồn buồn hoặc giữ một giọng điệu suốt câu chuyện tạo cho người nghe tâm trạng
chán ngán, buồn ngủ, căng thẳng.
Trong truyện có lời kể và lời nhân vật, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thay
đổi giọng để phân biệt được: đâu là lời kể, đâu là lời hoặc tâm trạng của nhân vật; đâu
là lời của nhân vật này, đâu là lời của nhân vật khác;...
VD: Trong câu chuyện: “Chú đỗ con”
Lời kể của người dẫn chuyện lúc đầu khoan thai: “Một chú đỗ con ngủ khì trong
cái chum khơ ráo và tối om suốt một năm. Một hơm chú thấy mình nằm giữa những
hạt đất li ti xôm xốp.”.
Lời của chú đỗ con đầy ngạc nhiên khi thấy cô mưa xuân đến và tắm mát cho
cậu: “Ai đấy?”.
Lời của chị gió xuân dịu dàng, thì thầm khẽ nói với đỗ con: “Chị đây mà, chị là
gió xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm!”.

5


Lời kể của người dẫn chuyện ở đoạn tiếp lại nhẹ nhàng: “Đỗ con lại cựa mình.

Chú thấy mình lớn phổng lên, làm nứt cả chiếc áo ngồi. Chị gió xuân bay đi. Có
những tia nắng ấm áp khẽ lay chú đỗ con…”.
Tới đoạn cuối, giọng kể lại trầm ấm, ồm ồm khi xuất hiện nhân vật bác mặt trời:
“Bác đây, bác là mặt trời đây, cháu dậy đi thôi, trời sáng lắm rồi. Các cậu học trò
cắp sách đến trường rồi đấy!”.
Hoạt động kể chuyện trong dạy Nói và nghe hiện nay khơng địi hỏi người kể
phải kể lại câu chuyện đúng nguyên văn. Khi kể chuyện, giáo viên cần giúp học sinh
nắm được nội dung, diễn biến và các chi tiết cụ thể để có khả năng tái hiện và kể lại
theo yêu cầu đề ra, mà còn phải đem đến cho học sinh niềm vui và hứng thú cảm nhận
giá trị nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Lứa tuổi học sinh lớp 2 tuy chưa nhiều vốn
sống nhưng lại khá phong phú về trí tưởng tượng thơ ngây. Tác động mạnh đến trí
tưởng tượng của các em chính là đã khơi nguồn cảm xúc và mở rộng sự hiểu biết.
Chính vì vậy, lời kể cần được lựa chọn sinh động, hấp dẫn, thay đổi từ ngữ diễn đạt,
miêu tả rõ hành động của nhân vật nhằm gây cảm xúc và gợi trí tưởng tượng của học
sinh. Từ đó, các em hứng thú và dễ nhớ nội dung câu chuyện hơn.
Đặc biệt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt giọng để gây hứng thú (hồi hộp,
mong chờ,…) cho người nghe trong quá trình diễn đạt. Ngắt giọng là những chỗ
ngừng giọng nhất định. Có hai loại ngắt giọng:
Ngắt giọng lơgíc theo dấu chấm câu.
Ngắt giọng tâm lí theo tình cảm của người diễn đạt.
Muốn cho ngắt giọng không phải là chỗ nghỉ trống rỗng trong lời nói mà là chỗ
ngắt thể hiện được tình cảm, giáo viên phải hướng dẫn học sinh ngắt sao cho tự nhiên,
hợp lí. Đặc biệt, trong q trình kể chuyện hoặc nói về một chủ điểm trước những tình
tiết gay cấn, thắt nút, đỉnh điểm hoặc những chi tiết quan trọng, dù khơng có dấu câu
cũng nên ngắt giọng tâm lí gây nên sự hồi hộp, chờ đợi.
VD: Trong câu chuyện “Bữa ăn trưa”
Sau khi kể: “Thầy chỉ tay vào món ruốc và hỏi” - dừng một chút để tạo sự hồi
hộp, chờ đợi câu nói của thầy. Sau câu nói: “Thế món này là gì nhỉ? Thế món này là
của biển hay của đồi núi? - dừng một chút rồi mới nói tiếp lời suy nghĩ của Chi.
6



Trong quá trình kể chuyện, giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh phát hiện và
nhấn giọng vào các từ ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, sự chuyển đổi cảm giác, trạng thái
để thu hút người nghe tập trung hơn vào câu chuyện.
VD: Trong câu chuyện “Em có xinh khơng?”, giáo viên cần hướng dẫn học sinh
phát hiện và nhấn giọng vào các từ ngữ thể hiện sự lo lắng, hốt hoảng của voi anh khi
thấy voi em cắm sừng và râu lên đầu (Trời ơi! Sao em lại thêm sừng và râu thế này?
Xấu lắm!)
1.3. Giải pháp 3: Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phụ trợ cho lời nói, lời kể
Các yếu tố phi ngơn ngữ có rất nhiều. Trước tiên đó là nét mặt, cử chỉ, ánh mắt,
điệu bộ,…của người kể. Toàn bộ các yếu tố này sẽ tác động đến người nghe. Vì vậy,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng các yếu tố này khi diễn đạt. Ánh mắt tươi
vui hay lo sợ, nét mặt rạng rỡ hay u buồn, rồi đến cái phất tay, một cái nhún vai,…
đúng lúc sẽ phụ trợ có hiệu quả cho lời nói, lời kể.
VD: Trong câu chuyện “Niềm vui của Bi và Bống” có đoạn:
“Khi cơn mưa vừa dứt, hai anh em Bi và Bống chợt thấy cầu vồng:
- Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá!”.
Trong đoạn này, khi sắm vai anh Bi cần phải thể hiện nét mặt ngạc nhiên, vui
vẻ, hào hứng để nói với em Bống. Khi nói lời của anh Bi, cần kèm theo động tác chỉ
ngón tay về xa phía chân trời, tưởng tượng như ở phía xa đang có cầu vồng thật vậy.
Chính việc kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ như vậy sẽ giúp cho việc thể hiện
nhân vật tốt hơn và thu hút được sự chú ý của người nghe hơn.
1.4. Giải pháp 4: Phối hợp các phương pháp và các hình thức dạy học linh hoạt
Trong chương trình GDPT mới 2018, các hoạt động dạy học Nói và nghe ln
được thiết kế theo hướng mở, càng tạo cơ hội cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy
học và phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách linh hoạt và sáng
tạo.
Ở lớp 2, dạy Nói và nghe cần chú ý vận dụng phương pháp giáo viên làm mẫu và
học sinh thực hành theo mẫu; đặt câu hỏi và tổ chức đàm thoại giữa giáo viên và học

sinh, học sinh thảo luận nhóm rồi trình bày trước nhóm và trước lớp; nghe kể chuyện
và kể lại hoặc đóng vai diễn lại câu chuyện đã nghe. Ngoài ra cần phối kết hợp nhiều
7


phương pháp như phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại, thuyết trình,
phương pháp luyện tập,…
VD: Trong câu chuyện “Cậu bé ham học”
Khi giới thiệu bài, giáo viên đã sử dụng phương pháp thuyết trình để dẫn dắt, gợi
mở học sinh đến với câu chuyện (Vào thời nhà Lê, có một người nổi tiếng là thơng
minh, có khí phách hơn người, được các quan trong triều ai cũng kính nể, đó chính là
Trạng ngun Vũ Duệ. Các con biết khơng, thuở nhỏ, vì nhà nghèo, Vũ Duệ khơng
được đi học mà phải ở nhà trông em. Vậy làm thế nào mà cậu bé ấy lại trở thành một
trạng nguyên tài giỏi như thế? Các em hãy theo dõi câu chuyện “Cậu bé ham học”
để tìm câu trả lời nhé!)
Trong thực tế dạy học, giờ học nào tổ chức trò chơi cũng đều gây được khơng
khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Nghiên cứu cho thấy, trò chơi học tập có
khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng tượng của trẻ em, kích thích sự phát triển trí
tuệ của các em. Vì vậy, trong q trình dạy Nói và nghe tơi đã sử dụng phương pháp
trị chơi để giúp trẻ vừa thoả mãn nhu cầu được chơi, được giải trí của trẻ vừa góp
phần phát triển kĩ năng nói và nghe cho trẻ. Tơi đã xây dựng một ngân hàng trò chơi
đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tổ chức như:
Thi kể chuyện truyền điện (theo tranh, theo ý hoặc theo đoạn): Mục đích của
hình thức này là tôi rèn cho học sinh kĩ năng kể đúng, kể đủ ý và mạch lạc từng đoạn
của câu chuyện theo gợi ý của đoạn hoặc tranh minh hoạ. Học sinh biết phối hợp nhịp
nhàng, chặt chẽ giữa các bạn để kể cho hấp dẫn và liền mạch.
Thi sắp xếp đúng trình tự câu chuyện: giúp học sinh trau dồi khả năng ghi nhớ
nội dung của câu chuyện đã học, biết sắp xếp các ý theo đúng trình tự câu chuyện.
Tổ chức cho học sinh đóng vai: giúp học sinh có cơ hội để thể hiện khả năng
diễn xuất của mình. Giúp các em mạnh dạn và tự tin trong học tập.

Áp dụng những trờ chơi này vào trong một số hoạt động của tiết dạy đã giúp các
em vừa thoả mãn nhu cầu được chơi, được giải trí vừa góp phần phát triển kĩ năng nói
và nghe cho trẻ. Đặc biệt, qua hoạt động Nói và nghe, giáo viên cần chú ý tạo cơ hội
để học sinh được tranh luận về một số nội dung có ý kiến khác biệt hay trái ngược
nhau, tức là vận dụng phương pháp dạy học theo tình huống để từng bước giúp các
8


em phát triển tư duy độc lập. Trong mỗi tiết dạy, tơi ln tổ chức cho các em được tự
mình tham gia tìm hiểu nội dung cần trình bày, cần diễn đạt, sau đó các em tự tìm ra
cách nghe tương tác trong nhóm, trong tổ, trước lớp. Như vậy các em sẽ hoạt động
tích cực hơn, sơi nổi hơn. Bên cạnh đó, lời động viên của cơ giáo; tạo sự thi đua giữa
các tổ, nhóm; trang trí hoặc bố trí lại lớp học gợi khơng khí về chủ đề, về câu chuyện;
… là những giải pháp phối hợp hiệu quả, tạo cho học sinh tâm thế mong muốn được
tham gia kể chuyện, tham gia nói về chủ điểm trong tiết học mà khơng rụt rè, ngượng
ngùng. Khi đó, vai trị của giáo viên sẽ bị "mờ nhạt" đi vì học sinh đã trở thành trung
tâm, là chủ thể của giờ học. Làm như vậy không phải giáo viên được nhàn rỗi hơn mà
thực ra vai trò của giáo viên càng quan trọng hơn, bởi lúc này người giáo viên lại càng
phải tinh nhạy trong việc tạo ra các tình huống có vấn đề cho các em, để các em có
điều kiện phát triển các kĩ năng nói, nghe và nói - nghe tương tác.
Trong các tiết học, để đạt được yêu cầu cần đạt, người giáo viên cần linh hoạt
trong việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp
với từng bài và phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
1.5. Giải pháp 5: Sử dụng đồ dùng dạy học kết hợp với việc ứng dụng công nghệ
thông tin
Cả thế giới đang không ngừng tiến bộ cùng với sự đi lên của công nghệ thông
tin. Giáo dục cũng không ngoại lệ. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và sự kết hợp
của các đồ dùng dạy học minh họa giúp hoạt động Nói và nghe càng thêm sinh động,
cung cấp được nhiều thông tin cho học sinh về một chủ điểm mình cần diễn đạt, gây
được hứng thú cho các em, đồng thời giúp các em tiếp nhận tri thức hiện đại.

Thực tế cho thấy rằng, các bài giảng khi sử dụng công nghệ thông tin sẽ sinh
động và hấp dẫn hơn rất nhiều so với bài giảng không sử dụng cơng nghệ. Mỗi một
giờ học Nói và nghe được áp dụng cơng nghệ thơng tin sẽ tích cực hóa được hoạt
động nhận thức của học sinh, thu hút được sự chú ý xây dựng bài, dễ dàng lĩnh hội tri
thức mới. Lúc này, học sinh thật sự là chủ thể hóa của hoạt động nhận thức, được đặt
vào những tình huống cụ thể của đời sống, trực tiếp quan sát, thảo luận,… tìm hiều
vấn đề một cách trực quan hơn để giải quyết các vấn đề đó theo cách của riêng mình.

9


Mặt khác, do tình hình dịch bệnh đang ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động
học tập của các em, học sinh có thể chuyển hoạt động học tập từ trực tiếp sang trực
tuyến bất cứ lúc nào, vì vậy vai trị của cơng nghệ thơng tin lại càng quan trọng hơn
bao giờ hết. Ý thức được điều đó, tơi đã chuẩn bị những phương án dự phịng có sử
dụng kết hợp Internet để có thể hồn tồn chủ động trong việc dạy học hoạt động này
mà không hề bị ảnh hưởng tới chất lượng học của các em nếu các em phải học trực
tuyến tại nhà. Tôi đã thiết kế các bộ kế hoạch bài dạy có nhiều tranh ảnh, trò chơi, bài
hát,... trong tất cả các tiết để giờ học thêm sinh động, mới lạ. Đan xen trong các hoạt
động dạy học là các phần mềm trò chơi được ứng dụng như Quizzi, Nearpod; Ứng
dụng công nghệ thực tế ảo; Ứng dụng Trigger vào hiệu ứng tranh; Sử dụng kĩ thuật
tạo nhật kí bài học qua Padlet; Tạo video trong Biteable;... Dưới sự hỗ trợ của công
nghệ, những câu chuyện, những chủ điểm các em đã học sẽ được ghi lại để tạo thành
những cuốn sách hay, những trải nghiệm vơ cùng thú vị. Từ đó tạo ra sự say mê trong
và sau mỗi bài học ở các em và như vậy, dù dạy trực tiếp hay trực tuyến, các em ln
được nói, được nghe và được trao đổi bằng ngơn ngữ một cách tích cực qua mỗi chủ
đề học tập.
Ưu điểm của công nghệ thông tin là khơng thể phủ nhận nhưng bên cạnh nó, việc
sử dụng các đồ dùng dạy học trực tiếp cũng vô cùng quan trọng. Biết tận dụng lợi thế
của nó, người giáo viên cũng hồn tồn có thể tạo ra một mơi trường học tập hoàn

toàn mới cho các em, khác với những cách tiếp cận bài mới thông thường. Hãy thử
tưởng tượng, trong khi đồ dùng dạy học chưa có nhiều, các em lại thích khám phá,
thích tự tay làm tự làm các đạo cụ thủ công để phục vụ cho giờ học. Vậy thì những
chiếc cầu vồng từ giấy màu, những cái sừng hươu từ cành cây, những bộ râu dê từ lá
chuối;... thực sự đã trở thành công cụ hữu hiệu giúp các em đến gần hơn với bài học,
say mê hơn với những câu chuyện do chính mình tạo dựng. Chính cách này đã tạo sự
hứng thú, lơi cuốn các em tham gia vào hoạt động Nói và nghe ngay từ trước khi giờ
học diễn ra.
1.6. Giải pháp 6: Nâng cao việc vận dụng, liên hệ thực tế sau giờ học
Coi trọng phần Vận dụng vì đây là một trong những nội dung mới và không thể
thiếu của mỗi tiết Nói và nghe. Chính hoạt động Vận dụng này sẽ là minh chững rõ
10


nhất cho việc trên lớp các em đã học được gì, tiếp thu được gì sau tiết học. Tơi thường
giao nhiệm vụ cụ thể sau mỗi bài. Có thể là kể lại những câu chuyện hôm nay đã học
cho người thân nghe, vẽ một bức tranh gửi gắm mong ước, suy ngẫm của mình về
một chủ điểm đã học. Có thể là viết lại 2 - 3 câu nêu cảm nhận của em về các nhân vật
trong truyện. Cũng có thể là tự quay video, thực hành kể, chia sẻ với các bạn bốn
phương thông qua sự kết nối diệu kì của cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0. Dần dần, tôi
đã tạo cho các em một sân chơi trực tuyến lí thú qua mỗi tuần bằng cách vận dụng
sáng tạo sau giờ học trên trang webside riêng của lớp.
Nhờ có hoạt động Vận dụng này, các em học sinh đã trở thành những người
không chỉ truyền cảm hứng cho nhau, mà cịn truyền cảm hứng cho chính phụ huynh
của mình. Cùng nhìn sau giờ học Nói và nghe “Bữa ăn trưa”, các con và phụ huynh
cùng tất bật chuẩn bị những bữa cơm tươm tất, tập duyệt kĩ năng nói cho con để con
có thể kể cho bạn bè nghe hơm nay mình ăn những gì, ngon miệng ra sao; hay cha mẹ
cùng lắng nghe con chia sẻ về mơ ước trở thành một “Chiến binh bảo vệ môi trường”
sau giờ học;... Chính những sân chơi hồn tồn mới trong hoạt động Vận dụng này,
người giáo viên đã giúp không chỉ học sinh của mình được thể hiện kĩ năng nói - nghe

mà cịn huy động được đơng đảo phụ huynh cùng tham gia, cùng đồng hành với các
con trong mỗi bài học. Điều này trở thành nguồn động lực to lớn cho cả trò, cả thầy,
đồng thời tạo được mối liên kết thường xuyên giữa giáo viên - học sinh - phụ huynh.
2. Tính mới, tính sáng tạo
Tính mới: Trước khi đề xuất giải pháp trên thì đã có một số giải pháp nâng cao
chất lượng dạy học phân mơn Kể chuyện của chương trình cũ được kế thừa và đưa
vào giảng dạy ở hoạt động Nói và nghe. Tuy nhiên, những giải pháp đó cịn mang tính
áp đặt và chưa phát huy được năng lực người học mà chương trình GDPT 2018 yêu
cầu. Do là năm đầu triển khai hoạt động này đối với học sinh lớp 2 nên các giải pháp
này đã trở thành một chìa khóa hữu hiệu, giúp người dạy có thể sử dụng để mở ra
những cánh cửa mới, vận dụng sáng tạo trong dạy học Nói và nghe. Việc đưa ra các
giải pháp mới này đã rèn luyện được kĩ thuật hợp tác, kĩ năng lắng nghe; kĩ thuật đặt
câu hỏi nhằm giúp học sinh kiểm tra thơng tin và có những phản hồi tích cực, đáp ứng
nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới của các em.
11


Đánh giá về bản chất, các giải pháp trên đã đảm bảo được yêu cầu trong việc
nâng cao chất lượng việc dạy học hoạt động Nói và nghe, đó là: Xây dựng mơi trường
giao tiếp thân thiện, tích cực; Rèn luyện kĩ năng nói, nghe kết hợp hành vi kèm lời;
Thực hành thơng qua tình huống; Tơn trọng ý kiến khác biệt; Kết nối, tương hỗ trong
thực hành nói và nghe.
Tính sáng tạo: Mỗi một giải pháp đều mang tính tổng hợp và mang tính thời
đại, chính vì vậy mà người giáo viên phải am hiểu và có kiến thức nhất định về những
vấn đề cần cung cấp và triển khai tới học sinh. Sự sáng tạo của các giải pháp này nằm
ở chỗ nó khơng bó hẹp phạm vi áp dụng ở một dạng bài nào cố định mà nó được sử
dụng một cách linh hoạt, điều đó sẽ giúp cho học sinh không chỉ nắm được nội dung
bài học một cách sâu rộng mà học sinh cịn có thể ghi nhớ kiến thức được dễ dàng, lâu
bền và biết vận dụng vào thực tế cuộc sống một cách thường xuyên. Điều này được
tận dụng triệt để không chỉ trong các tiết dạy học trực tiếp mà dạy học trực tuyến vẫn

phát huy hiệu quả vơ cùng cao. Ngồi ra, dạy học áp dụng các giải pháp còn thể hiện
được sự phù hợp với đặc điểm tâm lí “chơi mà học” của học sinh tiểu học. Nó tác
động vào chính ý thức tự giác, muốn khẳng định bản thân với thế giới bên ngoài phạm
vi lớp học.
3. Phạm vi ảnh hưởng, khả năng áp dụng của sáng kiến
Mặc dù năm học 2021 - 2022 mới đi được hơn một nửa chặng đường nhưng
tôi nhận thấy việc đưa “Một số giải pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học
trong hoạt động Nói và nghe cho học sinh lớp 2” đã thu được một số kết quả không chỉ
ở học sinh mà ở cả giáo viên. Đứng trước vai trị, vị trí, tầm quan trọng của việc dạy kĩ
năng nói và nghe cho học sinh Tiểu học nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói
riêng, tơi thấy việc hướng dẫn cho các em nắm được phương pháp học hoạt động Nói
và nghe là hết sức cần thiết. Một trong những mục đích quan trọng của việc dạy tiếng
Việt cho học sinh trong nhà trường là giúp cho các em hiểu và sử dụng được tiếng
Việt, một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của chúng ta. Khi áp dụng các giải
pháp trên vào dạy ở từng bài Nói và nghe, tơi nhận thấy các em khơng sợ học hoạt
động này nữa vì bản thân các em đã được đóng vai trị chủ đạo trong tiết học. Tơi
nghĩ rằng, với các giải pháp trên, không chỉ áp dụng ở lớp tơi chủ nhiệm mà cịn có
12


thể áp dụng và nhân rộng tới tất cả các đối tượng là học sinh lớp 2 trong toàn huyện
An Dương nói riêng và trên tồn thành phố Hải Phịng nói chung.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ sáng kiến
Với giải pháp này, giáo viên, học sinh có thể tận dụng làm đồ dùng học tập từ
nhiều vật sẵn có trong cuộc sống hàng ngày như cái cây, ngọn cỏ,... để làm phong
phú hơn bài học của mình mà khơng hề tốn kém. Bên cạnh đó, khơng chỉ huy động
tính tích cực từ học sinh, các bậc phụ huynh cũng có cơ hội đồng hành, trải nghiệm
cùng các con trước và sau giờ học, nhất là trong thời gian học trực tuyến, các giải
pháp này vẫn phát huy nguyên vẹn hiệu quả của nó.
Xét về khía cạnh ngơn ngữ, việc giúp các em có thể phát huy được các kĩ năng

mềm để có thể sự dụng ngơn ngữ Tiếng Việt một cách trong sáng, tường minh đồng
thời làm khơi gợi tình yêu và năng lực văn học trong các em. Đây chính là tiền đề căn
bản để xây dựng lên nhân cách của con người Việt Nam trong thời đại mới.
An Dương, ngày 14 tháng 1 năm 2022
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Tác giả sáng kiến

Phạm Thị Thắm

13


PHỤ LỤC
MỘT SỐ TÀI LIỆU, HÌNH ẢNH TRONG DẠY VÀ HỌC HOẠT ĐỘNG NÓI
VÀ NGHE Ở LỚP 2A3 - TRƯỜNG TIỂU HỌC AN ĐỒNG

Ảnh 1: Học sinh tham gia hoạt động nhóm

14


Ảnh 2: Học sinh tham gia kể chuyện trước lớp theo nhóm

15


Ảnh 3 + 4: Học sinh tham gia đóng vai kể chuyện

Ảnh 5: Học sinh tham gia trò chơi “Truyền điện”


16


Ảnh 6: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng khi diễn đạt

Ảnh 7: Giáo viên sử dụng cử chỉ minh họa trong kể chuyện Chú đỗ con

17


Ảnh 8: Học sinh được ứng dụng CNTT trong giờ học

Ảnh 9: Học sinh trải nghiệm công nghệ thực tế ảo
18


Ảnh 10: Học sinh tích cực ứng dụng CNTT vào hoạt động Vận dụng sau giờ học

Ảnh 11: Giấy chứng nhận thành tích dành cho học sinh kể chuyện hấp dẫn

19



×