Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI NHNNPTNT CHI NHÁNH BẮC SÀI GÒN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH & DU LỊCH
BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BẮC SÀI GÒN
Giáo viên hướng dẫn: LÊ THỊ THANH HÀ
Sinh viên thực hiện: LÊ MINH HOÀNG
MSSV: 2013100610 Lớp: 01ĐHQT3 Khóa: 01
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2014
1
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trường Đại học Công Nghiệp
Thực Phẩm Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy cho em trong suốt thời gian em
học tại trường. Và đặc biệt là em xin cảm ơn Cô Lê Thị Thanh Hà đã chỉ bảo,
hướng dẫn tận tình để em hoàn thành Báo cáo thực tập này được tốt hơn.
Thời gian thực tập của em tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Chi nhánh Bắc Sài Gòn đã sắp kết thúc rồi thật sự em rất tiếc nuối.
Chặng đường ngồi trên ghế nhà trường em đã được thầy cô giảng dạy một
phần nào lý thuyết về tín dụng, và một điều mong muốn đầu tiên khi kết thúc
khóa học là em được chứng kiến lý thuyết thầy cô cung cấp được áp dụng vào
thực tế. Thật may mắn cho một sinh viên thực tập như em đã được thấy tận
mắt các anh chị làm việc thật năng động và nghiêm túc. Cùng với những kỹ
năng đầy chuyên nghiệp của mình, các anh chị Phòng Kế hoạch kinh doanh
nơi mà em đã được giới thiệu vào thực tập càng khiến em nuôi ước mơ được
làm công việc như các anh chị. Nơi đây đã cho em thêm kinh nghiệm cũng
như bổ sung được nhiều kiến thức cho niềm đam mê theo đuổi của mình.
Khoảng thời gian này đã giúp em thêm mạnh dạn hơn và hiểu biết thêm về các
hoạt động Ngân hàng.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông Nghiệp và


Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Bắc Sài Gòn và anh chị Phòng Kế hoạch
kinh doanh đã đồng ý cho em thực tập tại Ngân hàng, tạo điều kiện cho em có
thêm hiểu biết về các hoạt động trong Ngân hàng Thương mại.
2
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập của thế giới, hệ thống các Ngân hàng ở Việt Nam
đang càng ngày phát triển, bước đầu đã có thành công và sẽ là cơ sở để phát
triển các ngành nghề khác.
Nhưng trong vài năm trở lại đây tình hình kinh tế thế giới lại gặp nhiều
biến động, điềuu này làm ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế của các quốc
gia trong đó có Việt Nam, tình hình biến động ảnh hướng tới Ngân hàng là
không tránh khỏi, cùng với đó là các vụ lùm xùm trong giới Ngân hàng cũng
làm ảnh hướng tới chất lượng của hệ thống Ngân hàng nước ta.
Là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của Ngân hàng, không
thể phủy nhận vay trò to lớn của hoạt động tín dụng trong đó có hoạt động tín
dụng torng việc phục hồi và thúc đẩy nền kinh tế.
Xu thế toàn cầu hóa và mở cửa nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ, môi
trường tài chính tiền tệ còn nhiều bất ổn, cạnh tranh quyết liệt hơn đòi hỏi
Ngân hàng không ngừng phát triển và đổi mới theo ướng hoàn thiện các
nghiệp vụ có sẵn, tiếp cận ừng dụn các dịch vụ mới. Hoạt động tín dụng
(NHTM), mang lại thu nhập lớn cho Ngân hàng nhưng đồng thời cũng mang
lại nhiều rủi ro nhất. Do đó, trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng cần phải
xem xét , lựa chọn những doanh nghiệp, cá nhân tật sự cần vốn để sản xuất
kinh doanh có hiệu quả vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho nền kinh tế, vừa bảo
đảm lợi nhuận cho Ngân hàng. Công tác tín dụng giúp Ngân hàng thực hiện
điều này.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng là rất cần thiết,
với quá trình học tập ở trường, cùng với sự giúp đỡ và khuyến khích của các
3
thầy cô giáo trong khoa, các cô chú, anh chị trong Ngân hàng Nông Nghiệp và

Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Bắc Sài Gòn đã giúp nghiên cứu và viết báo
cáo thực tập này.
Đề tại được nghiên cứu tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Chi nhánh Bắc Sài Gòn, tình hình hoạt động tín dụng và thu thập
số liệu thô về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và tình hình nợ quá
hạn.
4
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy
Hình 1.2: Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh
Bắc Sài Gòn theo thành phần kinh tế (2011 – 2013)
Hình 1.3: Tình hình cho vay và đầu tư của NHNo & PTNT Chi
nhánh Bắc Sài Gòn (2011 – 2013)
Hình 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi
nhánh Bắc Sài Gòn (2011 – 2013)
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức phòng Kế hoạch kinh doanh tại NHNo
& PTNT Chi nhánh Bắc Sài Gòn
Hình 2.2: Mối quan hệ của phòng Kế hoạch kinh doanh với các
phòng khác tại NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sài Gòn

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình nghiệp vụ cho vay
Hình 2.4: Sơ đồ khái quát phân tích, thẩm định DAĐT
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
CBTD Cán bộ tín dụng
DAĐT Dự án đầu tư
ĐTDĐ Điện thoại di động
HĐBT Hội đồng Bộ trưởng

KH Khách hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHNo & PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
NHNo VN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
PASXKD/DAĐT Phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư
QĐNH Quyết định Ngân hàng
QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
SMS Tin nhắn
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCKT Tổ chức kinh tế
Thẻ ATM Thẻ rút tiền tự động
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TPTD Trưởng phòng tín dụng
TSCĐ Tài sản cố định
TTR Phương thức thanh toán chuyển tiến
VNĐ Việt Nam đồng
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thông tin về sản phẩm – dịch vụ – khách hàng
Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc
Sài Gòn (2011 – 2013)
6
Bảng 1.3: Tình hình sử dụng vốn dư nợ của NHNo & PTNT Chi
nhánh Bắc Sài Gòn (2011 – 2013)
Bảng 1.4: Tình hình cho vay và đầu tư theo thời gian (2011 – 2013)

Bảng 1.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2011 – 2013)
Bảng 2.1: Quy trình nghiệp vụ cho vay
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC HÌNH ẢNH
7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỤC LỤC
ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG 36
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẮC SÀI GÒN
1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn
Việt Nam Chi nhánh Bắc Sài Gòn
1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển
Nông Thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam là một
trong các Ngân hàng Thương mại lớn ở Việt Nam. Tổ chức tiền thân của nó là
Ngân hàng Phát triển Nông Nghiệp Việt Nam.
Thành lập ngày 26/03/1988 theo nghị định 53/HĐBT của Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) với mức vốn điều lệ 2200 tỷ
VNĐ, trụ sở chính tại số 4 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội.
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam có thay đổi tên: Theo Quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990
của Thủ tướng Chính phủ đổi thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và đã
đổi thành Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam theo
8
quyết định số 280/QĐNH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ký Quyết định thành lập tại văn
bản số 3329/ĐMDN ngày 11/07/1996 với tên viết tắt là NHNo VN.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Bắc Sài Gòn
Tên Ngân hàng: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Chi
nhánh Bắc Sài Gòn.

Tên tiếng Anh: Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development
Bac Sai Gon Branch.
Tên viết tắt: VBARD – SG
Logo:
Tiêu chí hoạt động: “ Mang phồn vinh đến cho khách hàng”
Trụ sở chính: Số 101 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP.
HCM
Điện thoại: (+84) 837164170
Tiền thân của Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
(NHNo & PTNT) Chi nhánh Bắc Sài Gòn là phòng giao dịch số 1 trực thuộc
NHNo & PTNT Quang Trung. Năm 2003, NHNo & PTNT Quang Trung đã
nâng cấp Phòng Giao dịch số 1 thành Chi nhánh cấp II loại 5 mang tên NHNo
& PTNT Chi nhánh Ngã Tư Ga.
9
Địa điểm hoạt động của Chi nhánh Ngã Tư Ga mang lại cho Chi nhánh
những thuận lợi cơ bản, đó là Quận 12, tuy mới thành lập nhưng có vị trí chiến
lược quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Ở khu vực này, các cơ sở
sản xuất, các khu công nghiệp được hình thành và phát triển khá nhanh, kéo
theo đó là sự phát triển của hộ gia đình sản xuất và chăn nuôi, nông – ngư
nghiệp. Để tạo điều kiện cho mở rộng mạng lưới và khai thác hết tiềm năng
của địa phương. Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo & PTNT đã có quyết
định nâng cấp chi nhánh Ngã Tư Ga thành Chi nhánh cấp I Bắc Sài Gòn theo
quyết định số 9165/HĐQT-TCBL ngày 25/02/2008 và quyết định số 255/QĐ
NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động từ ngày
01/04/2008.
1.2. Sản phẩm – dịch vụ – khách hàng – đối tác
1.2.1. Sản phẩm – dịch vụ – khách hàng
NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sài Gòn có hai đối tượng khách hàng
vay:
• Khách hàng doanh nghiệp Việt Nam

- Các pháp nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ luật dân sự.
- Các pháp nhân nước ngoài
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
• Khách hàng dân cư
- Cá nhân
- Hộ gia đình
10
- Tổ hợp tác
Cùng với các sản phẩm – dịch vụ, đó là:
Bảng 1.1: Thông tin về sản phẩm – dịch vụ – khách hàng
SẢN PHẨM
NỘI DUNG
KH CÁ NHÂN KH DOANH NGHIỆP
TÀI KHOẢN
VÀ TIỀN
GỬI
Chung
Cung cấp thông tin tài khoản
Tiền gửi có kỳ hạn trả lãi sau định kỳ
Tiền gửi có kỳ hạn trả lãi trước, sau toàn bộ
Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)
Riêng
Áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp:
Dịch vụ kết nối quản lý tài khoản và thanh toán
cho các công ty và nhà đầu tư chứng khoán
Dịch vụ trả và nhận lương tự động
CHO VAY

CÁ NHÂN,
HỘ GIA
ĐÌNH,
DOANH
NGHIỆP
Chung
Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ SXKD, dịch vụ
Cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản
Cho vay theo dự án, chương trình bằng vốn tài trợ
nước ngoài, theo hạn mức tín dụng
Cho vay đầu tư vốn cố định dự án SXKD
Cho vay các dự án theo chỉ định của Chính phủ,
dự án cơ sở hạ tầng
Cho vay đồng tài trợ
Cấp hạn mức tín dụng dự phòng
Cho vay phát hành thẻ tín dụng
Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán
Cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu
Cho vay xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa
Riêng Áp dụng cho khách hàng cá nhân:
11
Cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, mua phương
tiện đi lại
Cho vay hộ nông dân theo quyết định
67/1998/QĐ-TTg
Cho vay cầm đồ, cầm cố bằng giấy tờ có giá
Cho vay hỗ trợ du học
Cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân
Cho vay để trả nợ nước ngoài trước hạn
Cho vay trả góp

Áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp:
Cho vay ưu đãi xuất khẩu
Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
BẢO LÃNH Chung
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh đối ứng
Đồng bảo lãnh
Xác nhận bảo lãnh
Bảo lãnh khác
Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh vay vốn
KINH
DOANH
NGOẠI TỆ
Chung
Mua bán ngoại tệ giao ngay
Giao dịch ngoại tệ quyền chọn
Mua bán ngoại tệ kỳ hạn
CHIẾT
KHẤU, TÁI
Chung Chiết khấu, tái chiết khấu Tín phiếu NHNN, hối
12
CHIẾT
KHẤU
phiếu nhận nợ, hối phiếu đòi nợ, Séc,
Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do tổ
chức khác phát hành

Chiết khấu, tái chiết khấu trái phiếu phát hành
theo quy định của Nhà nước
THANH
TOÁN
TRONG
NƯỚC
Chung
Dịch vụ Thu ngân sách nhà nước
Dịch vụ Nhờ thu tự động
Dịch vụ Thanh toán hóa đơn
Dịch vụ chuyển, nhận tiền nhiều nơi (Agri-Pay)
Riêng
Áp dụng cho khách hàng cá nhân:
Gửi nhiều nơi - rút nhiều nơi
Áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp:
Dịch vụ Thanh toán hóa đơn tiền điện
Kết nối thanh toán với khách hàng và quản lý
luồng tiền- CMS
SÉC
Chung
Cung ứng séc trong nước
Thanh toán séc nước ngoài
Riêng
Áp dụng cho khách hàng cá nhân:
Thu hộ séc trong nước
Nhờ thu séc nước ngoài
Thanh toán séc trong nước
THANH
TOÁN BIÊN
MẬU

Chung
Chuyển tiền bằng chứng từ chuyên dùng biên
mậu
Dịch vụ Thanh toán bằng hối phiếu biên mậu
Dịch vụ Chuyển tiền điện TTR biên mậu
Dịch vụ Thư ủy thác chuyển tiền biên mậu
Riêng Áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp:
13
Dịch vụ Thư tín dụng mậu dịch biên giới
THẺ
Chung
Đơn vị chấp nhận thẻ
Thẻ tín dụng quốc tế Agribank Visa /MasterCard
Thẻ ghi nợ nội địa Success
Riêng
Áp dụng cho khách hàng cá nhân:
Thẻ ghi nợ quốc tế Agribank Visa/MasterCard
Thẻ liên kết sinh viên
Thẻ "Lập nghiệp"
Thanh toán trực tuyến E-commerce
Áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp:
Chương trình ưu đãi và khuyến mại
NGÂN
HÀNG DI
ĐỘNG (SMS
BANKING)
Chung
Dịch vụ vấn tin số dư
Dịch vụ tự động thông báo biến động số dư
Dịch vụ sao kê 5 giao dịch gần nhất

VNTOPUP
Chung
Dịch vụ nạp tiền điện thoại di động
Dịch vụ mua thẻ bằng điện thoại di động
Dịch vụ nạp tiền ví điện tử Vnmart
Riêng
Áp dụng cho khách hàng cá nhân:
Dịch vụ đại lý bán thẻ điện thoại trả trước
ATRANFER Chung Dịch vụ chuyển khoản bằng SMS
APAYBILL Chung
Dịch vụ thanh toán hóa đơn cước điện thoại trả sau
TIẾT KIỆM Riêng Áp dụng cho khách hàng cá nhân:
Tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn
Tiết kiệm linh hoạt
Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi, lãi suất tự
điều chỉnh tăng theo lãi suất cơ bản của NHNN
Tiết kiệm gửi góp hàng tháng, gửi góp không
theo định kỳ
14
Tiết kiệm an sinh, học đường
Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến của
số dư tiền gửi
GIẤY TỜ
CÓ GIÁ
Riêng
Áp dụng cho khách hàng cá nhân:
Giấy tờ có giá ngắn hạn
Giấy tờ có giá dài hạn
Áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp:
Kỳ phiếu trả lãi trước, sau toàn bộ

Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu, tiền gửi
ngắn hạn khác trả lãi trước, sau toàn bộ
Trái phiếu trả lãi trước, sau toàn bộ và trả lãi
định kỳ
Chứng chỉ dài hạn, tiền gửi dài hạn khác trả lãi
trước, sau toàn bộ và trả lãi định kỳ
CHUYỂN
TIỀN
Riêng
Áp dụng cho khách hàng cá nhân:
Dịch vụ chuyển tiền, ngoại tệ ra nước ngoài qua
hệ thống ngân hàng, qua Western Union
Dịch vụ chuyển tiền đi trong nước
Dịch vụ nhận tiền chuyển đến (trong nước)
KIỀU HỐI Riêng
Áp dụng cho khách hàng cá nhân:
Dịch vụ nhận và chi trả kiều hối qua hệ thống
ngân hàng, qua Western Union
DỊCH VỤ
KHÁC
Riêng
Áp dụng cho khách hàng cá nhân:
Bảo hiểm Bảo an Tín dụng
Dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ
Bảo hiểm cho chủ thẻ quốc tế
BAO Riêng Áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp:
15
THANH
TOÁN
Bao thanh toán trong nước

THANH
TOÁN
QUỐC TẾ
Riêng
Áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp:
Dịch vụ chuyển tiền đến, c huyển tiền đi thanh
toán với nước ngoài
Dịch vụ nhờ thu chứng từ xuất, nhập khẩu
Dịch vụ thông báo thư tín dụng chứng từ,
thông báo kèm xác nhận L/C
Dịch vụ chuyển nhượng thư tín dụng chứng từ
Dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ theo phương
thức tín dụng chứng từ
Dịch vụ ký hậu vận đơn/ủy quyền, bảo lãnh
nhận hàng theo L/C
Dịch vụ nhận bộ chứng từ để thanh toán L/C
Dịch vụ phát hành thư tín dụng chứng từ, thư
tín dụng dự phòng, bảo lãnh quốc tế
Dịch vụ thanh toán L/C, thanh toán biên giới
với Trung Quốc bằng đồng CNY,VND
THANH
TOÁN BIÊN
MẬU
Riêng
Áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp:
Chuyển tiền bằng chứng từ chuyên dùng
Dịch vụ Thanh toán bằng hối phiếu biên mậu
Dịch vụ Chuyển tiền điện TTR biên mậu
Dịch vụ Thư ủy thác chuyển tiền biên mậu
Dịch vụ Thư tín dụng mậu dịch biên giới

1.2.2. Đối tác của NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sài Gòn
Đối tác của NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sài Gòn bao gồm:
- Ngân hàng Thế giới (WB – World Bank).
16
- Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB – Asian Development bank).
- Ngân hàng NongHyup Bank (Hàn Quốc).
- Ngân hàng Merill Lynch (Mỹ) (BOA – Bank of Merill Lynch).
- Công ty Cổ phần FPT.
- Tập đoàn công nghệ CMC (CMC Corp.)
- Cơ quan phát triển Pháp (AFD).
- Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)
1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn Chi nhánh Bắc Sài Gòn
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sài Gòn bao gồm
một Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là hai Phó Giám đốc. Ngân hàng có 6
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KINH
DOANH
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
NHÂN
SỰ
PHÒNG

KIỂM
TRA –
KIỂM
SOÁT
NỘI BỘ
PHÒNG
DỊCH
VỤ VÀ
MARKE
TING
PHÒNG
GIAO
DỊCH
PHÒNG
KẾ
TOÁN
NGÂN
QUỸ
PHÓ GIÁM
ĐỐC
17
phòng ban thực hiện chức năng chuyên môn của mình đó là các phòng: Phòng
kế hoạch kinh doanh, Phòng hành chính nhân sự, Phòng kiểm tra – kiểm soát
nội bộ, Phòng dịch vụ và Marketing, Phòng giao dịch và Phòng kế toán ngân
quỹ. Các phòng ban này thực hiện chức năng chuyên môn của mình lấy ví dụ
như Phòng kế hoạch kinh doanh có chức năng nghiên cứu đề xuất chiến lược
khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn Quận 12, tổng hợp theo dõi
các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các Chi nhánh
NHNo & PTNT trên địa bàn… Những Phòng ban trên hoạt động và chịu trách
nhiệm trực tiếp trước Giám đốc và Phó Giám đốc theo lĩnh vực phân công

quản lý.
• Giám đốc: người đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt
động kinh doanh của Chi nhánh, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình
trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật và sự ủy quyền của Tổng Giám
Đốc NHNo & PTNT Việt Nam.
• Phó giám đốc: người giúp Giám đốc điều hành chung công việc của
các phòng ban theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc. Đồng thời Phó
Giám đốc cũng phải giải quyết công việc mà Giám đốc phân công.
• Phòng kế hoạch kinh doanh: bộ phận có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất
chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương; xây dựng kế
hoạch kinh doanh theo định hướng kinh doanh của NHNo & PTNT tại Chi
nhánh; giám sát, theo dõi các khoản vay, thu hồi nợ và phân loại các khoản
nợ; lập kế hoạch và chịu trách nhiệm tiếp thị về các hình thức cấp tín dụng
mới; tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết định kế hoạch đến
các Chi nhánh NHNo & PTNT trên địa bàn; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn
và điều hòa vốn kinh doanh đối với các Chi nhánh NHNo & PTNT trên địa
18
bàn; tổng hợp, phân tích hoạt đông kinh doanh của quý, năm; dự thảo báo cáo
hồ sơ kết, tổng kết; thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc Chi nhánh giao cho.
• Phòng hành chính nhân sự: bộ phận có nhiệm vụ trang bị cơ sở vật
chất, chỗ làm cho cán bộ, nhân viên; quản lý nhân sự, tài sản; chăm lo đời
sống tinh thần cho cán bộ nhân viên như tổ chức các chương trình văn nghệ,
du lịch; thực hiện các công tác hành chính, văn thư, bảo vệ, y tế, hậu cần của
Chi nhánh.
• Phòng kiểm tra – kiểm soát nội bộ: bộ phận có trách nhiệm kiểm tra
công tác điều hành của NHNo & PTNT Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc
theo quyết định của Hội đồng quản trị và chỉ đạo của Giám đốc NHNo &
PTNT Việt Nam; kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Ngân
hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân
hàng; tổ chức kiểm tra xác định, tham mưu cho Giám đốc giải quyết các đơn

thư thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực chống tham nhũng, chống
tham ô lãng phí và thực hành tiết kiệm cho đơn vị.
• Phòng dịch vụ và Marketing: bộ phận có nhiệm vụ nghiên cứu, tham
mưu và đề xuất cho Ban Giám đốc các biện pháp, hình thức tiếp thị nhằm tăng
khả năng cạnh tranh, xây dựng chương trình quảng bá phối hợp và thực hiện
các cơ quan truyền thông để giới thiệu, quảng bá về Ngân hàng.
• Phòng giao dịch: bộ phận có nhiệm vụ thực hiện các công việc có liên
quan đến tài khoản khách hàng như thu chi tiền mặt, chuyển khoản không có
tài khoản như mua bán ngoại tệ, chi trả ngoại tệ, chi trả ngoại hối, chuyển tiền
và quản lý kho quỹ; thực hiện các yêu cầu thanh toán và chi trả đối với khách
hàng.
19
• Phòng kế toán ngân quỷ: bộ phận có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế
toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước; hạch toán thu chi tài chính, quản lý hồ sơ chứng từ kế toán, đảm bảo
khả năng thanh toán, thực hiện hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như:
dịch vụ thẻ, rủa tiền tự động ATM,…
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi nhánh Bắc Sài Gòn
Trong những năm qua, tình hình kinh tế trên địa bàn TP.HCM gặp
nhiều biến động, vì năm 2009 nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn trong
cuộc khủng hoảng tài chính, để quản lý và điều chỉnh lượng tiền cung ứng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần thay đổi mức lãi suất cơ bản và
phát hành trái phiếu bắt buộc đối với các Ngân hàng Thương mại. Mặc dù nền
kinh tế có nhiều khó khăn nhưng vì chính sách kinh doanh và phương hướng
hoạt động hợp lý nên NHNo & PTNT vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá tốt.
1.4.1. Công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi nhánh Bắc Sài Gòn
Công tác huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng, nâng cao khả

năng chi trả hay tăng năng lực cạnh tranh cũng như uy tín của Ngân hàng
trong lòng khách hàng của mình thì Ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động
huy động vốn vì thế bất kỳ Ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt động
này. Vì vậy, Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn chú trọng, năng động trong công tác
điều hành lãi suất, thực hiện tốt chính sách khách hàng nhằm nâng cao hiệu
quả huy động vốn.
Nguồn vốn huy động của Chi nhánh có sự biến động khá mạnh qua các
năm nhưng xét trong giai đoạn 2011 – 2013 thì vẫn có xu hướng tăng trưởng.
20
Năm 2012 nguồn vốn huy động tăng 9.4% tương ứng tăng 119.1 tỷ đồng so
với năm 2011. Đây là mức tăng trưởng tốt trong bối cảnh tình hình kinh tế thế
giới và trong nước đang trên con đường phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh
tế năm 2009. Năm 2012 là một năm đáng nhớ đối với nền kinh tế Việt Nam,
tình hình kinh tế - xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực, nền kinh tế
phục hồi khá nhanh trong điều kiện kinh tế thế giới vẫn còn nhiều diễn biến
phức tạp. Bước sang năm 2013, với ảnh hưởng rõ rệt từ cuộc nợ công Châu
Âu cùng những bất ổn sẵn có của nền kinh tế đã khiến năm 2013 là một năm
thực sự khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Nhưng những bất ổn đó dường
như không ảnh hưởng gì tới hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Chi
nhánh Bắc Sài Gòn, cụ thể như tình hình huy động vốn năm 2013 tăng 22.26
% tương ứng tăng 308.6 tỷ đồng so với năm 2012. Như vậy chứng tỏ NHNo &
PTNT Chi nhánh Bắc Sài Gòn đã tạo dựng được lòng tin và uy tín với khách
hàng.
21
Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sài Gòn (2011 – 2013)
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
So sánh
12/11

So sánh 13/12
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Tổng nguồn vốn 1,267.10 100 1,386.2 100 1,694.8 100 119.1 9.40 308.6 22.26
Theo thành phần kinh tế
Tiền gửi dân cư 437.00 34.49 463.81 33.46 597.63 35.26 26.81 6.14 133.82 28.85
Tiền gửi TCKT 762.00 60.14 814.55 58.76 989.33 58.37 52.55 6.90 174.78 21.46
Tiền gửi khác 68.10 5.37 107.84 7.78 107.84 6.36 39.74 58.3
6
0.00 0.00
Theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 206.80 16.32 208.87 11.38 208.87 15.96 2.07 1.00 0.00 0.00
Kỳ hạn dưới 12 tháng 425.53 33.58 800.52 43.60 500.52 38.25 374.99 88.1
2
-300 -37.48
Từ 12 tháng trở lên 634.77 50.10 826.47 45.02 599.19 45.79 191.70 30.2
0

-227.28 -27.50
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 – 2013)
22
Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Chi nhánh chủ yếu là kỳ hạn dài
hơn 12 tháng. Việc huy động được nguồn vốn dài hạn sẽ giúp cho Ngân hàng
có thể cho vay được các dự án trung và dài hạn tốt hơn.
Hình 1.2: Tình hình huy động vốn tại NHNo & PTNT Chi nhánh
Bắc Sài Gòn theo thành phần kinh tế (2011 – 2013)
Nhìn vào đồ thị trên ta có thể thấy nguồn vốn huy động được của NHNo
& PTNT Chi nhánh Bắc Sài Gòn chủ yếu là huy động được từ tiền gửi của các
tổ chức kinh tế. Điều này cho thấy đây là những đối tượng khách hàng quan
trọng và thường xuyên của Ngân hàng, vì vậy mà Ngân hàng cần phải có
những chích sách ưu đãi phù hợp để có thể duy trì và phát triển nguồn vốn huy
động được từ các tổ chức kinh tế này. Năm 2012, nguồn vốn huy động được
từ các tổ chức kinh tế là 814.55 tỷ đồng, tăng 6,9 % so với năm 2010. Năm
2013, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 21.46% tương ứng với
tăng 174.78 tỷ đồng so với năm 2012, Đây là điều rất khả quan của Ngân hàng
đối với tình hình kinh tế hiện nay, cần quyết liệt hơn nữa trong công tác tính
23
dụng để có thể khai thác thật nhiều khách hàng tiềm năng mang lại hiệu quả
cao trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.
1.4.2. Công tác sử dụng vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Chi nhánh Bắc Sài Gòn
Với nguồn vốn huy động được, NHNo & PTNT Chi nhánh Bắc Sài Gòn
đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các tổ chứ kinh tế và dân cư trên địa
bàn Thành Phố. Công tác sử dụng vốn được thể hiện rõ hơn thông qua bảng số
liệu sau:
Bảng 1.3: Tình hình sử dụng vốn dư nợ của NHNo & PTNT Chi
nhánh Bắc Sài Gòn (2011 – 2013)
(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 12/11 So sánh 13/12
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ 1,077.80 100 1,547.44 100 1,595.22 100 469.64 43.57 47.78 3.09
Theo thành phần kinh tế
Dân cư 31.60 2.93 29.34 1.90 27.32 1.71 -2.26 -7.15 -2.02 -6.88
Tổ chức kinh tế 1,046.20 97.07 1,518.10 98.10 1,567.90 98.29 471.90 45.11 49.80 3.28
Tiền gửi khác 68.10 5.37 107.84 7.78 107.84 6.36 39.74 58.36 0.00 0.00
Theo loại tiền
Nội tệ 822.86 76.35 976.91 63.13 886.00 55.54 154.05 18.72 -90.91 -9.31
Ngoại tệ 254.94 23.65 570.53 36.87 709.22 44.46 315.59 123.79 138.69 24.31
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 – 2013)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ của Chi nhánh không ngừng
tăng qua các năm. Năm 2012 tổng dư nợ là 1547.44 tỷ đồng tăng 469.64 tỷ
đồng tương ứng tăng 43.57% so với năm 2011, nguyên nhân có sự tăng trưởng
này là do tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng lên, do đó tăng được
vốn để Ngân hàng có thể đầu tư và cho vay. Năm 2013 là 1595.22 tỷ đồng
tăng 47.78 tỷ dồng so với năm 2012, do năm 2013 tình hình kinh tế gặp nhiều
khó khăn nên Chi nhánh thận trọng hơn trong việc đầu tư và cho vay của

mình.
24
Cũng từ bảng trên cho ta thấy dư nợ của tổ chức kinh tế tăng mạnh từ
năm 2011 – 2013, năm 2012 dư nợ của tổ chức kinh tế tăng 471.90 tỷ đồng so
với năm 2011. Năm 2013 dư nợ tăng 49.80 tỷ dồng so với năm 2012, điều này
cho thấy Chi nhánh đang tập trung cho vay đối với các tổ chức kinh tế là
khách hàng quen và đáng tin cậy, ít cho vay đối với các tổ chức kinh tế khác
do tình hình kinh tế năm 2013 không được tốt. Dư nợ của dân cư thì giảm dần
qua các năm từ 2011 – 2013. Năm 2012 giảm 2.26 tỷ đồng so với năm 2011
còn năm 2013 giảm 2.02 tỷ đồng so với năm 2012, điều này cũng dễ hiểu khi
mà tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn thì dân cư cũng tiết kiệm các khoàn
chi tiêu và đầu tư của mình. Như vậy có thể thấy đối tượng vay vốn chủ yếu
của Chi nhánh là tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 60%.
Dư nợ theo loại tiền tăng đều cả về nội tệ và ngoại tệ nhưng dư nợ theo
ngoại tệ có xu hướng tăng nhiều hơn so với dư nợ nội tệ. Từ năm 2011 – 2013
dư nợ ngoại tệ tăng 148.1% còn dư nợ nội tệ chỉ tăng 9.42%.
Bảng 1.4: Tình hình cho vay và đầu tư theo thời gian (2011 – 2013)
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm Tăng/Giảm (%)
2011 2012 2013 12/11 13/12
Tổng dư nợ 1,077.80 1,547.44 1,595.22 43.57 3.09
Cho vay ngắn hạn 695.00 1,016.29 1,082.00 46.23 6.47
Cho vay trung hạn 186.10 215.41 195.00 15.75 -9.47
Cho vay dài hạn 196.70 315.74 318.22 60.52 0.79
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2011 – 2013)
Qua bảng trên cho ta thấy chủ yếu các dự án mà Chi nhánh cho vay là
các dự án ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn không ngừng tăng qua các năm và luôn
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh. Năm 2012 cho
vay ngắn hạn là 1016.29 tỷ đồng tăng 46.23% so với năm 2011, năm 2013

25

×