Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Nâng cao kiến thức một số kỹ năng sống cơ bản ở lứa tuổi vị thành niên cho nhóm trẻ em tại thôn mễ trì hạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.68 KB, 99 trang )

BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế – xã hội ở nuớc ta ngày
càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, vì miệt mài với
công việc mà các bậc phụ huynh có quá ít thời gian dành cho con cái. Ở thành thị,
các em phải học bán trú ở trường, bố mẹ các em cũng đi làm cả ngày, do vậy các
thành viên trong gia đình chỉ gặp mặt nhau trong bữa cơm tối. Sau một ngày làm
việc vất vả, các bậc phụ huynh như không còn thời gian tiếp xúc với đứa con yêu
quý của mình nữa. Nhưng đối với các em, các em thường có rất nhiều khó khăn
cần chia sẻ, nhiều bối rối cần sự tư vấn, chỉ bảo của người lớn, đặc biệt là ở lứa
tuổi vị thành niên.
Tuổi vị thành niên là giai đoạn đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi con người,
nhiều mộng mơ, giàu hoài bão và một chân trời đang rộng mở phía trước. Nhưng ở
lứa tuổi này, sự thay đổi đột ngột về tâm sinh lý khiến các em có nhiều bối rối. Các
em rất cần những người có kinh nghiệm để chia sẻ, giúp đỡ các em vượt qua những
khó khăn ở lứa tuổi này.
Mặc dù các em có nhu cầu, tuy nhiên qua khảo sát nghiên cứu trên thực tế,
kết quả cho thấy các em rất ngại chia sẻ với người khác về những vấn đề sinh lý,
vấn đề ứng xử như thế nào, kỹ năng giao tiếp ra sao…. Liệu các em có biết vấn đề
mình đang gặp phải trong vấn đề ứng xử và giao tiếp với mọi người xung quanh
không? Bên cạnh đó là những mối quan hệ của các em đang ngày càng mở rộng,
kiến thức giao tiếp thì hạn chế…
Trong khi cha mẹ dường như mong muốn phó thác trách nhiệm giáo dục vào
thầy cô ở trường, các thầy cô ở trưòng thì chỉ dạy văn hoá (nếu các em không chủ
động chia sẻ khó khăn, ngỏ ý cần sự giúp đỡ). Qua cuộc thực hành tại thôn Mễ Trì
vào tháng 8/2009 cho thấy: Khi gặp vấn đề khó khăn, chỉ có 53% học sinh trả lời là
tìm người giúp đỡ, còn 47% học sinh được hỏi trả lời là tự giải quyết và không có
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
1
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
phương án trả lời. Vì vậy, bổ trợ kiến thức kỹ năng sống cho lứa tuổi vị thành niên


là một vấn đề cấp thiết.
Trước những luận cứ trên, nhóm sinh viên đã chọn Công tác xã hội Nhóm
với chuyên đề: “Nâng cao kiến thức một số kỹ năng sống cơ bản ở lứa tuổi vị
thành niên cho nhóm trẻ em tại Thôn Mễ Trì Hạ” vì đây là một vấn đề cấp thiết và
ý nghĩa. Trong khuôn khổ của một khóa thực hành, kinh nghiệm chuyên môn chưa
nhiều, nhóm em biết mình sẽ không thể giúp các bạn nhỏ giải quyết được tất cả
những khó khăn gặp phải, mà nhóm sinh viên hy vọng sẽ trang bị cho các em
những kiến thức cơ bản nhất, biết chia sẻ để các em tự tin trong cuộc sống và nhận
được sự tư vấn khi gặp khó khăn.
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập này, nhóm sinh viên đã nhận được sự
giúp đỡ của các thầy, cô giáo khoa Công tác xã hội và sự tạo điều kiện từ phía cơ
quan thực hành (Thôn Mễ Trì Hạ). Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt
tình của hai cô giáo là cô Bùi Thị Chớm và cô Nguyễn Huyền Linh (Tổ trưởng Bộ
môn Công tác xã hội) . Em cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo Thôn
Xã Mễ Trì đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để nhóm em hoàn thành khoá thực hành
của mình
Với kiến thức chuyên môn còn hạn chế, chắc chắn bài báo cáo thực hành của
nhóm em không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
SINH VIÊN NHÓM 4 LỚP LCĐ2CT3
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
2
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
I. TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH THÔN MỄ TRÌ HẠ (XÃ
MỄ TRÌ, TỪ LIÊM, HÀ NỘI).
1. Khái quát chung :
Thôn Mễ Trì Hạ nằm ở phía bắc của xã Mễ Trì. Từ vị trí này, thôn đã được
Chính phủ và thành phố quy hoạch đất đai và đưa nhiều dự án về thôn như: Dự án
Trung tâm Hội nghị quốc gia (phía nam của thôn), Dự án Keangnam (Phía Tây Bắc

thôn), Dự án khu đô thị Mễ Trì Hạ - Mỹ Đình (Phía bắc thôn)… Trong đó, dự án
Keangnam có kế hoạch xây dựng toà nhà cao nhất Việt Nam; Dự án đô thị Mễ Trì
Hạ - Mỹ Đình đã xây dựng xong khu chung cư, trong đó có khu đô thị The Manor
với kiến trúc Pháp hiện đại, được mệnh danh là “Paris giữa lòng Hà Nội”…
Các dự án trên đây đã được Chính phủ và Thành phố quy hoạch, đưa vào
hoạt động đồng thời với việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất của người dân.
Trong đó, chủ yếu là đất canh tác. Vì vậy, người dân trong thôn thu được một số
lượng tiền đền bù lớn, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm vật dụng và
nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, hệ quả kéo theo là việc “dân cày mất ruộng”, vì vậy tình trạng
thất nghiệp và thiếu việc làm diễn ra ngày càng nhiều. Có một số lượng lao động
đã chuyển ngành nghề từ nông nghiệp sang kinh doanh buôn bán nhỏ, học nghề,
xuất khẩu lao động. Một số hộ gia đình có diện tích đất rộng thì xây dựng nhà cho
thuê trọ để đảm bảo thu nhập. Nhưng số lượng lao động dư thừa khó khăn chuyển
đổi ngành nghề là lực lượng lao động ở tuổi trung niên. Vì họ quen với việc đồng
áng, dân trí và trình độ hạn chế, tuổi tác cũng không thuận lợi để họ có thể thích
nghi với công việc và môi trường mới (mặt trái của quá trình đô thị hoá).
Bên cạnh đó, Mễ Trì Hạ là một trong số rất ít thôn xóm trong cả nước có lợi
thế là tiếp giáp với nhiều đường giao thông lớn (cả 3 hướng đông, tây và bắc đều
giáp với đường giao thông chính của thành phố…). Vì vậy, vị trí địa lý này đã tạo
điều kiện thuận lợi cho kinh doanh hàng quán ăn uống và dịch vụ vận chuyển nhỏ
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
3
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
(xe ôm). Tuy nhiên, do tiếp giáp với nhiều đường giao thông đặc biệt là trong giai
đoạn hoàn thiện các công trình và dự án thì môi trường của thôn đã bị bụi bặm, ô
nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của nhân dân và cảnh quan môi
trường. Người dân ở đây thường xuyên bị mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hoá và
bệnh về mắt…
2. Đặc điểm

2.1. Lược sử hình thành thôn Mễ Trì Hạ - xã Mễ Trì - huyện Từ
Liêm – TP. Hà Nội (gọi tắt là thôn Mễ Trì Hạ).
Thôn Mễ Trì Hạ thuộc xã Mễ trì- Từ Liêm- Hà Nội, được hình thành từ khá
sớm cùng với sự hình thành của xã nhà. Theo người dân kể rằng làng được hình
thành trước khi Vua Lý Công Uẩn rời Hoa Lư - Ninh Bình về Hà Nội, và như thế
làng theo tháng năm đã phát triển thành thôn Mễ Trì Hạ hiện nay.
Ông tổ của làng là cụ họ Đỗ, và đến đời con cụ đã đỗ tiến sĩ năm 1027, và
được ghi vào bảng vàng đặt tại đình làng.
Sau dòng họ Đỗ là dòng họ Lê, Nguyễn những dòng họ đầu tiên của làng.
Làng có nghề truyền thống là làm cốm với lịch sử lâu đời.
2.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc
thực hiện an sinh và CTXH tại thôn.
2.2.1. Về điều kiện tự nhiên:
Trước đây, thôn có diện tích đất canh tác nông nghiệp rất màu mỡ, nhưng do
bị thu hồi đất để thực hiện các dự án của thành phố nên diện tích đất canh tác này
đã bị thu hẹp, hầu như không trồng được lúa vì: Hệ thống thuỷ lợi bị phá rỡ, đất dự
án dù chưa thực hiện nhưng cũng bị bỏ hoang hoá, cỏ mọc um tùm. Hiện nay, chỉ
còn một số diện tích rất nhỏ trồng rau và ao thả muống. Vì vậy, điều kiện tự nhiên
ở đây hầu như không có vai trò đối với phát triển kinh tế cũng như phát triển an
sinh cho nhân dân.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
4
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
2.2.2.Về xã hội:
Tổng số hộ trong thôn là 1116 hộ, với 4686 nhân khẩu, trong đó 80% hộ dân
là hộ đã sống từ lâu tại địa bàn, còn lại 20% hộ là người dân ở nơi khác mua đất
xây nhà và đã định cư tại địa phương.
Về việc thực hiện chính sách: Thôn Mễ Trì Hạ đi lên từ một làng quê nên
tính đoàn kết cộng đồng còn rất lớn. Người dân ở đây vẫn sống rất gắn bó, giàu
truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”… vì vậy, công tác xã hội

đối với người có công và đối tượng yếu thế ở đây được trú trọng. Cán bộ và nhân
dân trong thôn thực hiện tốt các chính sách của nhà nước và thành phố như: chính
sách ưu đãi đối với người có công, chính sách vay vốn phát triển kinh tế cho người
nghèo, chính sách hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho người già neo đơn… Bên
cạnh đó, thôn còn xây dựng quỹ khuyến học để khuyến khích con em trong thôn
đạt học sinh khá, giỏi và thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học…
Thôn có nghề truyền thống là nghề làm Cốm, nhưng hiện nay ngành nghề này
chỉ còn tồn tại ở dạng kinh tế hộ gia đình, sản xuất thủ công, nhỏ lẻ.
Gần đây được nhận tiền bồi thường đất đai nên đời sống của những người dân
trong cộng đồng nhìn chung là cao nhưng không bền vững vì thu nhập không ổn
định, người dân thiếu việc làm còn lớn, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn
xã hội phát triển, đặc biệt là tình trạng lô đề, cờ bạc…
Mặt khác, do nằm gần nhiều trường đại học nên số lượng sinh viên thuê trọ cũng
rất đông. Điều này cũng làm cho tình hình an ninh chính trị nói chung của thôn và ảnh
hưởng đến tình hình an sinh xã hội trở nên phức tạp hơn.
Tệ nạn xã hội: Nhìn chung tệ nạn xã hội trong thôn có ít, có 12 đối tượng
nghiện ma tuý từ 18 đến 30 tuổi. Trong đó có 6 người cai nghiện tại trung tâm, 6
người cai nghiện tại cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay các đối tượng này được đưa
vào các trung tâm cai nghiện.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
5
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
Do đặc thù của làng là cho thuê phòng trọ nên các tệ nạn thường diễn ra ở bộ
phận dân di cư đến ở trọ
Ngoài ra các vấn đề lô đề, cờ bạc, rượu chè cũng có nhiều nổi cộm.
2.2.3.Về kinh tế:
Đa số người dân làm nông nghiệp: trồng lúa nước, với nghề truyền thống
làm cốm, sau đó có thêm nghề: dịch vụ thuê nhà,buôn bán nhỏ sản xuất kinh
doanh. Còn lại một bộ phận nhỏ làm cán bộ công nhân viên chức làm việc trong
các cơ quan, tổ chức.

Đời sống của nhân dân trong thôn ngày càng được nâng cao lên do có đất
xây nhà trọ cho thuê, và kinh doanh đa dạng đáp ứng nhu cầu của những người dân
ở trọ. Số hộ có mức sống khá trở lên là 40%, trung bình khoảng 57%, nghèo 3%.
Cả thôn có 39 hộ nghèo.
2.2.4.Về chính trị:
Nhìn chung tình hình chính trị trong xóm tương đối ổn định. Tuy nhiên, từ
năm 2005 trở lại đây, do chuyển đổi về mặt đất đai nên diễn ra một số vụ tranh cãi
nhỏ về việc nhà nước đền bù giữa những người được đền bù trước với người được
đền bù sau.
Các hoạt động chính trị diễn ra theo đúng định kỳ, họp dân mỗi năm 1 lần ,
nhằm triển khai kế hoạch, chủ trương của Đảng và tổng kết , rút bài học kinh
nghiệm cho định kỳ mới. Ngoài ra nếu có việc cần thì bố trí họp dân theo yêu cầu
công việc.
Thôn có các tổ chức chính tri xã hội như: hội thanh niên, hội phụ nữ, hội
người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội nông dân,….thường xuyên sinh hoạt. Cơ
cấu trong thôn ổn định với tinh thần công bằng dân chủ: dân trong thôn bầu ra
trưởng thôn, bí thư, các chi hội trưởng,… để điều hành hoạt động của thôn.
2.2.5. Về văn hóa:
- Trình độ học vấn.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
6
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
Nhìn chung tình hình văn hoá còn tương đối thấp, mặc dù con em đến tuổi
đều được đi học nhưng chủ yếu học hết phổ thông, một số học hết trung học cơ sở
rồi ở nhà làm nghề truyền thống hoặc làm nghề khác, còn một số khác đi học trung
học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học.
Thôn có quỹ khuyến học dùng để làm phần thưởng khuyền khích con em
trong thôn có thành tích học tập tốt.
- Truyền thống văn hoá.
Mang tính chất của làng quê nông thôn Việt Nam truyền thống nên tình cảm

con người, tình làng nghĩa xóm, tình cộng đồng cao.
Thôn hiện nay chưa có nhà văn hoá riêng mà chỉ sử dụng Đình làng làm nơi
sinh hoạt.Quy định chung về an ninh trật tự, thực hiện tốt nếp sống văn minh theo
quy ước chung của xã Mễ Trì.
Thôn có nhiều thành tích trong công tác sản xuất như: chống hạn giỏi đã
được Bác Hồ khen.
Đặc biệt với di tích Đình làng là thờ 3 vị Thành Hoàng Làng và được Bác
Hồ về thăm năm 1958. Đặc biệt có lễ hội đầu năm là Lễ rước lễ vào đền ông
Hoàng Ba (nằm trong Trung tâm Hội nghị Quốc gia).
Từ năm 2003: Các phong trào trong làng đi lên mạnh mẽ đặc biệt là các hoạt
động văn hoá văn nghệ, thể thao,… Năm 2008, thôn đạt 12 giải nhất các phong
trào, năm 2009 thôn đạt 14 giải nhất và giải nhất toàn đoàn trong các cuộc thi đua
của xã Mễ Trì.
2.2.6. Về môi trường:
Do thôn có nghề truyền thống là làm cốm nên lượng chất thải nhiều, nhưng
phần lớn rác thải này dễ tiêu huỷ trong quá trình sản xuất nên không gây nguy hại
tới sức khoẻ người dân
Mặt khác, thôn có số lượng rác thải sinh hoạt lớn do số dân cư đông và số
dân tạm trú đông nên việc xử lý còn nhiều bất cập.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
7
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
Sau khi các chương trình, dự án được thi công đã phá vỡ hệ thống thoát
nước của thôn, làm cản trở quá trình thoát nước thải sinh hoạt, làm ứ đọng lại ở
một số cống rãnh của thôn ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân trong
làng.
Nguồn nước sinh hoạt trước kia cả thôn đa phần người dân sử dụng nguồn
nước giếng khoan, nhưng hai năm trở lại đây hệ thống cung cấp nước sạch đang
cung cấp gần như toàn bộ cho cả làng, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của
người dân.

Như vậy, nhìn chung: vị trí địa lý và những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của thôn có điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
Tuy nhiên, cần có những chính sách phát triển kinh tế bền vững để thực hiện công
tác an sinh và công tác xã hội cho người dân.
3. Bản đồ xã hội của thôn (trang bên)
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
8
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
4. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của cộng đồng
4.1 Điểm mạnh:
Mễ Trì là một vùng ven đô - một khu vực với trình độ dân trí cao nên sự
nhận thức, ý thức của người dân khá cao. Đây chính là điều kiện thuận lợi tạo nên
thành công trong việc nhận thức đúng về vấn đề môi trường và từ đó có những
hành động đúng.
Một thuận lợi nữa đó là sự hoạt động tích cực của các tổ chức đoàn thể tại
thôn. Đặc biệt là sự tham gia nhiệt tình, hăng say của trưởng thôn và các đoàn thể
trong thôn. Chính lòng hăng say nhiệt tình đó đã giúp tạo động lực, khí thế để lôi
kéo sự tham gia của toàn bộ dân cư nơi đây.
Với đặc thù là một làng cổ truyền, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông
nghiệp nên người dân nơi đây sống gắn bó, đoàn kết khá cao. Nên khả năng quan
tâm lẫn nhau, cùng nhau làm những công việc chung diễn ra khá thuận lợi.
Hàng ngày rác thải đã được thu gom qua công ty rác thải thành phố và toàn
thôn cũng đã có đội đi thu gom rác thải. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để giảm
thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường.
4.2 Điểm yếu :
Là một khu vực đang trong giai đoạn đô thị hóa, nên mức độ rác thải hàng
ngày diễn ra khá nhiều, chợ cóc có rất nhều ở hai bên vệ đường, cộng thêm đó là
làng nghề gốm và bún đó là một trong những nguyên nhân gây ra lượng rác thải
khá lớn.
Các cống rãnh của thôn, xóm bị đầy, ngập úng, không khai thông làm cho

lượng nước trong cống không thoát được, gây nên những mùi hôi thối từ cống
rãnh, đó cũng là một trong những vấn đề đáng quan tâm.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
9
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
Ở trong thôn còn thiếu nhà văn hóa, thiếu khu vui chơi giải trí cho trẻ em, tất
cả những hoạt động của thôn đều diễn ra tại đình của thôn.
An ninh trật tự còn nhiều hạn chế, do lượng sinh viên và người dân ở các
tỉnh lên làm ăn thuê trọ, đó cũng là một cản trở khó khăn cho việc thực hiện an
ninh trật tự và vấn đề rác thải cho người dân.
Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên khi đất nông
nghiệp bị thu hồi phần lớn người dân bị thất nghiệp, đây cũng là một vấn đề liên
quan đến đời sống của người dân trong thôn.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
10
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
II. CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI ĐỐI TƯỢNG
Chuyên đề sinh hoạt nhóm “Nâng cao kiến thức một số kỹ năng
sống cơ bản ở lứa tuổi vị thành niên cho nhóm trẻ em ở Mễ Trì Hạ’’
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC XÃ
HỘI NHÓM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Cơ sở lý luận
Khái niệm về Công tác xã hội và một số khái niệm có liên quan.
- Khái niệm Công tác xã hội (CTXH), theo Từ điển Công tác xã hội (1995):
“Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng nhằm giúp con người hoạt động
có hiệu quả về mặt tâm lý xã hội và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại
sự an sinh cao nhất cho con người”.
- Khái niệm Công tác xã hội nhóm: Công tác xã hội nhóm là quá trình nhân
viên xã hội sử dụng tiến trình sinh hoạt nhóm nhằm giúp các cá nhân tương tác lẫn

nhau, chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ với nhau, tạo sự thay đổi trong thái độ, hành
vi, tăng cường khả năng hành động, khả năng giải quyết vấn đề thoả mãn nhu cầu
của các thành viên trong nhóm. (Giáo trình CTXH Nhóm, Đại học Lao động – Xã
hội, năm 2005, trang 5)
- Khái niệm Nhóm Giáo dục: Là nhóm quy tụ những người có động cơ và
nhu cầu giống nhau. Hoạt động của nhóm nhằm truyền đạt, trang bị cho nhóm viên
những kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực nào đó. Nhóm giáo dục còn giúp giáo
dục thay đổi hành vi của đối tượng lệch chuẩn hoà nhập xã hội. (Giáo trình CTXH
Nhóm, Đại học Lao động – Xã hội, năm 2005, trang 9).
- Khái niệm kỹ năng sống: Kỹ năng sống được hiểu như là cách sống, cách
thức cho phép con người ta dựa vào đó để giải quyết vấn đề hay những thách thức
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
11
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
trong cuộc sống thường ngày hiệu quả, giúp con người vượt qua được những khó
khăn mà họ có thể gặp phải trong cuộc sống của họ. (Tập Bài giảng Kỹ năng sống,
Th.s Bùi Thị Xuân Mai, Đại học Lao động – Xã hội, năm 2005, trang 2).
- Khái niệm trẻ em: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “trẻ em là những
người dưới 16 tuổi”.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em.
- Trong hoạt động nhận thức: Tính chủ định với các quá trình nhận thức ở
lứa tuổi vị thành niên tăng lên, đến cuối giai đoạn này các em hoàn toàn làm chủ
được nhận thức của mình.
- Sự xuất hiện nhu cầu xác định vị thế xã hội: Đây là sự biểu hiện của nhu
cầu tự khẳng định, các em đòi hỏi xã hội công nhận các quyền lợi, nghĩa vụ xã hội
của mình như: Quyền công dân bình đẳng trước pháp luật, quyền tham gia ho động
đoàn thể xã hội, quyền bầu cử… Sự đòi hỏi không chỉ dừng lại ở chỗ được xã hội
thừa nhận về mặt thủ tục hành chính mà chủ yếu là sự tôn trọng của xã hội đối với
các em trong việc thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đó.

- Nhu cầu giao tiếp: Ở lứa tuổi này, nhu cầu giao tiếp phát triển mạnh mẽ và
phng phú. Các em cần được tiếp xúc rộng rãi nhưng chủ yếu là giao tiếp với các
bạn cùng lứa tuổi. Đó chính là sự thể hiện lòng khát khao có vị trí bình đẳng trong
cuộc sống.
- Sự phát triển của tự ý thức: Là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân
cách, thể hiện cao cái tôi cá nhân cao.
- Sự hình thành kế hoạch cuộc đời và sự lựa chọn nghề nghiệp. Ở lứa tuổi
này đã hình thành kế hoạch cuộc đời nhưng còn mơ hồ, trộn lẫn với mơ ước nên
tính hiện thực ít.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
12
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
Tóm lại, ở giai đoạn này vấn đề quan trọng là người lớn phải thật sự tin
tưởng vào các em, tạo điều kiện cho các em được thoả mãn tính tích cực, độc lập
trong hoạt động. Người lớn cần tổ chức các phong trào đoàn thể phong phú để lôi
kéo các em tham gia, để kích thích được tinh thần trách nhiệm của các em đối với
mọi người và đối với chính mình.
B. TiÕn tr×nh c«ng t¸c XÃ héi nhãm
I. Kh¸i qu¸t chung vÒ nhãm
1. Số lượng, đặc điểm của nhóm đối tượng
Sau khi tiếp xúc, trò chuyện với trẻ em trong thôn và được sự gợi ý
của các bác, các cô và các bậc phụ huynh, nhóm sinh viên đã quyết định
thành lập nhóm đối tượng để tăng cường một số kỹ năng sống cơ bản,
nhóm gồm có 10 thành viên như sau:
STT Họ tên
Giới
tính
Tuổi Hoàn cảnh Điểm mạnh Điểm yếu
1 Nguyễn
Việt

Anh
Nam 1999 Việt Anh đang
học lớp 4
trường tiểu học
Mễ Trì. Bố mẹ
em làm nghề
bún, kinh tế gia
đình bình
thường.
- Yêu thương
bố mẹ.
- Chăm chỉ học
tập.
- Hay giúp bố
mẹ làm những
việc nhà.
- Sức khoẻ tốt.
- Em không
có thời gian
ôn bài ở nhà
vì thường
xuyên giúp
bố mẹ làm
bún.
2 Nguyễn
Bích
Nguyên
Nữ 1998 Hiện nay
Nguyên cũng
là học sinh lớp

5. Gia đình em
- Sức khoẻ tốt.
- Em có nhiều
thời gian rảnh
rỗi dành cho
- Bố mẹ hay
bất hoà về
việc tiền bạc.
- Đôi khi
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
13
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
kinh tế không
ổn định, cả gia
đình trông chờ
vào việc cho
thuê nhà trọ và
làm cốm.
việc học.
- Nhanh nhẹn
và sống hoà
đồng với mọi
người.
Nguyên còn
mảng chơi
chưa tập
trung cho
việc học nên
kết quả học
không tốt

3 Nguyễn
Thùy
linh
Nữ 1995 Em Linh hiện
nay đang học
cấp II thôn Mễ
Trì. Gia đình
em thuộc gia
đình nông
thôn,bố đi đi
cai nghiện tại
trung tâm, kinh
tế gia đình
nghèo.
- gia đình ít có
thời gian quan
tâm đến con cái.
- Linh không có
điều kiện học
tập và vui chơi.
- Kết quả học
tập của Linh rất
trung bình.
- Sức khoẻ
Linh không
được tốt.
4 Nguyễn
Sơn
Dương.
Nữ 1997 Bố mẹ Dương

đều ở nhà cho
thuê nhà trọ và
có một cửa
hàng tạp hóa
nhỏ, kinh tế gia
đình ổn định
Dương có một
em gái học lớp
5
- Mẹ rất yêu
Dương và quan
tâm tới em.
- Dương thông
minh nhanh
nhẹn, hoạt bát
- Dương sức
khỏe tốt.
- em chưa có
phương pháp
học tập nên
kết quả chưa
tốt
- Bố gia
trưởng, nóng
tính
- Em ngại
tiếp xúc với
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
14
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3

mọi
5 Nguyễn
Bảo
Việt.
Nữ 1994 Em sinh ra
trong một gia
đình gia giáo,
bố mẹ đều là
giáo viên, kinh
tế gia đình rất
ổn định.Việt có
một em trai
năm nay lên
lớp một.
- Việt học rất
giỏi.
-Bố mẹ rất quan
tâm đến hai anh
em Việt.
-Vịêt có điều
kiện để học tập
và vui chơi.
-Bố mẹ Việt
quá nghiêm
khắc đôi lúc
làm em
không được
thoải mái,
-Bố mẹ quan
tâm quá làm

cho em ít tự
lập thường có
tính dựa dẫm
ỷ lại vào bố
mẹ.
6 Luyện
Nhật
Minh.
Nam 1998 Gia đình em
Minh bố mẹ
đều đang làm
trong công ty
nước ngoài,
- Kinh tế gia
đình em rất khá
giả.
-Em được tạo
mọi điều kiện
- Bố mẹ
thường xuyên
vắng nhà.
-Em còn nhỏ
nhưng được
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
15
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
cuộc sống gia
đình khá sung
túc.
để học tập.

-Sức khoẻ em
rất tốt.
-Em thường
xuyên được đi
du lịch nước
ngoài với cha
mẹ.
tiêu tiền một
cách rất thoải
mái.
-Đôi lúc em
còn mảng
chơi hay chơi
điện tử không
chịu học.
7 Nguyễn
Phương
Chi.
Nữ 1997
1998
Chi sinh ra
trong một gia
đình kém may
mắn, mẹ em
đau ốm quanh
năm, bố làm
nghề xe ôm,
nhà có một cửa
hàng tạp hoá
nhỏ.

-Bố mẹ rất yêu
thương Chi và
Chi cũng rất
yêu và kính
trọng bố mẹ.
-Chi học rất
giỏi và được
thầy yêu bạn
quý.
- Kinh tế gia
đình đôi lúc
còn khó
khăn.
-Chi không
có nhiều thời
gian để học
tập vì phải
phụ giúp bố
mẹ làm việc
nhà.
- Nhiều lần
chứng kiến
cảnh mẹ đau
ốm và bố làm
việc vất vả
em rất buồn.
8 Nguyễn
Minh
Nghĩa
Nam 1994 Bố mẹ Nghĩa

đều làm ở toà
án thành phố
-Nghĩa nhanh
nhẹn hoạt bát.
-Rất có ý thức
-Đôi lúc hay
nóng tính.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
16
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
Hà Nội. Cuộc
sống khá sung
túc.
trách nhiệm với
công việc được
giao.
- Bố mẹ rất
quan tâm và
yêu thương
chăm sóc chị
em Nghĩa.
- Nghĩa học rất
giỏi.
9 Trần
Phương
Thảo.
Nữ 1999 Kinh tế gia
đình Thảo chủ
yếu dựa vào
nghề làm cốm

và cho thuê
nhà trọ.
-Thảo sức khoẻ
tốt.
-Biết yêu
thương quan
tâm đến mọi
người.
- Kinh tế gia
đình ổn định.
-Em con
chưa có ý
thức học tập
nên kết quả
học chưa tốt.
- Đôi lúc còn
mảng chơi.
10 Hoàng
Diễm
Linh.
Nữ 1995 Bố Linh là kỹ
sư xây dựng
nên thường
vắng nhà, mẹ
Linh ở nhà mở
của hàng tạp
hoá nhỏ chủ
yếu bán hàng
cho sinh viên.
-Linh có ý thức

trong học tập.
-Mẹ Linh rất
quan tâm đến
Linh.
- Bố Linh
hay đi công
tác xa nên
Linh thiếu
tình yêu
thương từ
người bố.
-Sức khoẻ
Linh không
được tốt.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
17
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
SƠ ĐỒ TƯƠNG TÁC CỦA NHÓM ĐỐI TƯỢNG (trước khi sinh hoạt)
Chú thích: : Mối quan hệ mật thiết.
: Mối quan hệ lỏng lẻo.
Nhận xét sơ đồ:
- Sơ đồ tương tác buổi đầu sinh hoạt, các mối quan hệ của các thành viên
trong nhóm có rất ít, chỉ tồn tại một số mối quan hệ lỏng lẻo. Một số mối quan hệ
hai chiều chủ yếu tập trung ở Nghĩa (vì Nghĩa là người giao tiếp tốt, chân thành và
hoà đồng nên được nhiều người quý mến). Trong nhóm còn tồn tại Minh và Bảo
Việt không có mối quan hệ với mọi người.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ NHÓM
1. Điểm mạnh, điểm yếu của nhóm:
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
18

Nghĩa
(trưởng nhóm)
Chi
Phó nhóm
Thảo
V.Anh
Minh
T.Linh
Nguyên
B. Việt
Dương
D.Linh
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
Nhóm đối tượng Nhóm Sinh viên Gia đình Cộng đồng
Điểm mạnh
- Ở tập trung
- Có nhiều em rất
hăng hái trong các
hoạt động nhóm.
- Các em đều học
chung trường, lứa
tuổi ngang nhau
nên dễ hơn trong
việc sinh hoạt
nhóm cũng như
chia sẻ các vấn đề
của mỗi thành
viên
- Có các kiến thức
kỹ năng chuyên

môn nghiệp vụ.
- Nhiệt tình, hoà
đồng, đoàn kết.
- Có kinh nghiệm
trong việc tiếp xúc
và giao lưu với đối
tượng.
- Nhiệt tình tạo
điều kiện giúp đỡ
nhóm sinh viên
- Quan tâm đến
con cái.
- Nhận thức được
những lợi ích của
việc sinh hoạt
nhóm đem lại cho
các em
- Tạo điều kiện
giúp đỡ.
Điểm yếu
- Do đặc điểm lứa
tuổi nên các em
còn mải chơi.
- Ý thức tổ chức
kỷ luật kén, nhận
thức có hạn.
- Đầu năm học
mới nên các em
còn gặp khó khăn
trong việc thu xếp

thời gian sinh hoạt
- Thiếu kỹ năng
thực tiễn.
- Khó khăn trong
việc đi lại và tập
hợp nhóm.
- Chưa thực sự hiểu
về nội dung sinh
hoạt nhóm
- Còn hạn chế thời
gian sinh hoạt
nhóm của các em.

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
19
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
nhóm.
2. Vấn đề của nhóm đối tượng.
2.1. Nguôn thu thập thông tin:
- Từ gia đình
- Từ các bạn
- Từ giáo viên chủ nhiệm
- Từ làng xóm
2.2. Xác định vấn đề của nhóm
Đây là một nhóm vị thành niên. đặc điểm của nhóm là cửa ngõ của danh giới
giữa người lớn và trẻ em nên có rất nhiều vấn đề về tâm sinh lý lứa tuổi, các em
muốn khám phá thế giới theo cách riêng của mình, hình thành cho mình thế giới
quan riêng, muốn chiếm lĩnh tri thức nhân loại. Một mặt là như vậy nhưng mặt
khác các emlai lúng túng trong mọi hoạt động, ở lứa tuổi này các em lại đang sôi
nổi tham gia vào các hoạt động tập thể, cộng đồng như hoạt động từ thiện, những

sinh hoạt đoàn… Nhưng các em lại thiếu sót rất nhiều kỹ năng sống cơ bản như: kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng xử lý căng thẳng, kỹ năng phán đoán, kỹ năng nhận xét,
quyết đoán, quyết định, kỹ năng tạo lập mối quan hệ….và điều đó gây rất nhiều
khó khăn cho các em trong khi tham gia các hoạt động tong cuộc sống.
Các em trong nhóm đối tượng mà chúng tôi đã lựa chọn các em đều thiếu
các kỹ năng cơ bản đó nên về tính cách các em đều là những em rụt rè trong giao
tiếp, ít tự tin trong chính hoạt động và hành vi của chính mình. Chính vì vậy, khi
nhận thức được vấn đề này có tính chất cấp thiết nên nhóm sinh viên trong đợt thực
hành tổ chức một nhóm nhỏ cùng với các hoạt động vui chơi kết hợp với tổ chức
sinh hoạt, học tập và chia sẻ những kỹ năng cơ bản, nhằm nâng cao tính năng động,
chủ động, sáng tạo, tự tin trong giao tiếp, học tập, sinh hoạt….tạo hành trang tốt
cho các em khi bước vào tuổi mới lớn.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
20
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
Nhóm đối tượng của nhóm là một nhóm vị thành niên.
Đặc điểm lứa tuổi này là cửa ngõ bước vào nhận thức, khám phá và chiễm
lĩnh tri thức nhân loại.
Nhưng ở đây lứa tuổi giữa danh giới người lớn và thiếu niên, nên giai đoạn
này xuất hiện rất nhiều vấn đề liên quan tới tâm sinh lý lứa tuổi.
Một mặt các em muốn chiễm lĩnh tri thức và muốn mọi người coi mình như một
người lớn, nhưng mặt khác các em lúng túng trong hoạt động sống mà ở lứa tuổi
này các em tham gia nhiều hoạt động tập thể.
3. Nhóm cộng tác (nhóm sinh viên)
3.1 Đặc điểm chung của nhóm cộng tác
Số lượng: 13
Giới tính: - 3 nam
- 10 nữ
Độ tuổi: Từ 23- 30
Bao gồm các thành viên:

- Nguyễn Văn Vệ
- Hoàng Văn Tuấn
- Nguyễn Đức Thịnh
- Dương Thị Oanh Thanh
- Đinh Thi Vân
- Nguyễn Thị Hường
- Nguyễn Thị Tuyết.
- Hoàng Thị Hoài Thu.
- Nguyễn Thị Xoa.
- Nguyễn Thị Thắm.
3.2 Đặc điểm từng thành viên nhóm cộng tác:
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
21
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
Nhóm cộng tác gồm 13 thành viên đa số là các bạn là cử nhân cao đẳng
ngành công tác xã hội, trong đó có 12 bạn vừa tốt nghiệp khoá 9, còn 2 bạn là sinh
viên khoá 1, đó chính là điểm mạnh của nhóm vì các anh chị tốt nghiệp khoá 1 đã
đi công tác nên có rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công tác nên các anh chia
sẻ rất nhiều kinh nghiệm làm việc thưc tế cho các thành viên trong nhóm, còn các
bạn khoá 9 thì về mặt lý luận chuyên môn các bạn lắm rất vững để vận dụng vào
thực tế, đó chính là một điểm mạnh rất lớn của nhóm.
Ngoài ra nhóm có rất nhiều điểm mạnh nữa đó là: Nhóm rất đoàn kết trong
tổ chức hoạt động, các bạn đều là những sinh viên có kết quả học tập tốt, năng
động trong các hoạt động văn nghệ của trường nên việc giao lưu và tổ chức sinh
hoạt cho các em là rất thuận lời, đa phần là các bạn nữ nên việc tiếp cân và chia sẻ
tâm sự cùng các em là rất thuận lợi, bên cạnh đó mỗi bạn lại có những thế mạnh
riêng của mình như:
Bạn Vệ: năng động, đang công tác tại trường Đoàn Thị Điểm và giảng dậy
kỹ năng sống cho học sinh của trường nên về kiến thức sinh hoạt với nhóm đối
tượng là rất vững,

Bạn Vân: nhiệt tình trong hoạt động nhóm, khả năng điều phối nhóm tốt
Bạn Thịnh và bạn Tuấn: chững chạc trong công tác nên việc làm việc với
lãnh đạo rất thuận tiện
Còn lại các bạn trong nhóm đều: nhiệt tình, vui vẻ, dễ gần,…
Đó là nhưng điểm mạnh tiêu biểu của nhóm cộng tác trong rất nhiều những
điểm mạnh của nhóm
Hạn chế của nhóm: đa số các bạn ở trọ cách xa nhau nên việc liên lạc sinh
hoạt nhóm rất khó khăn, nhưng hạn chế này các bạn đều khắc phục và cố gắng thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao.
* Sơ đồ tương tác nhóm cộng tác (Trước khi sinh hoạt nhóm).
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
22
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
Ghi chú:
: Quan hệ thân thiết
: Quan hệ lỏng lẻo
Trong nhóm các thành viên trong nhóm đều có mối tương tác 2 chiều đoàn
kết với nhau cùng nhau thực hiện tốt công việc của nhóm. Nhóm trưởng Vân có
mối quan hệ tương tác tốt với các thành viên trong nhóm vì bạn có khả năng điều
phối nhóm tốt. Trong nhóm các bạn có các mối quan hệ thân thiết
Trong nhóm cộng tác các bạn có những mối quan hệ tương tác như quan hệ
xa cách bạn Xoa và bạn Tuấn bởi các bạn có khoảng cách về tuổi tác, trong cách
suy nghĩ, và các bạn ít nói chuyện với nhau trên lớp đồng thời các bạn ít làm việc
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
Vân
(nhóm
trưởng)
Tuyết
Thắm
Than

h

Tuấn
Thịn
h
Đào
Hường
Thu
Nương
Vệ
Xoa
Phượn
g
23
BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
nhóm trên lớp nên ít có cơ hội giao lưu vì vậy khi bắt đầu sinh hoạt nhóm thì mối
quan hệ của các bạn chưa được gắn kết.
Bạn Tuyết và bạn Đào cũng có mối quan hệ chưa được gần gũi bởi các bạn
có sự khác nhau về tính cách, Tuyết thì hiền lành ít nói, Đào thì sôi nổi tham gia
các hoạt động sôi nổi nên các bạn ít nói chuyện vì vậy trong quá trình sinh hoạt
nhóm các bạn dần thích ứng với tính cách của nhau.
Bạn Nương và bạn Hường cũng không thân thiết trong mối quan hệ bởi các
bạn có xích mích nhỏ từ trước
Còn lại các mối quan hệ thân thiết thường là các bạn đã chơi với nhau từ
trước như bạn Thanh- Hường , Thắm- Vân, Tuyết- Vệ, Xoa-Thu…là những bạn
học cùng với nhau từ lúc học cao đẳng nên các bạn thường chơi với nhau và hiểu
nhau nên rất thuận lợi cho công tấc sinh hoạt nhóm
* Sơ đồ nhóm cộng tác (sau khi sinh hoạt nhóm)
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
24

BC thực hành CTXH nhóm SV: Nhóm 4 lớp LCĐ2CT3
Ghi chú:
Mối quan hệ thân thiết.
Sau thời gian ngắn thực hành cùng với nhóm đối tượng thì nhóm cộng tác
cũng có những thay đổi nhất định như việc cải thiện các mối quan hệ trở nên thân
thiết hơn như mối quan hệ của bạn Xoa- Tuấn, Tuyết- Đào, Nương- Hường các bạn
đã cố gắng bỏ qua những sự khác nhau về mặt tính cách, tuổi tác…để cùng nhau
thực hiện tốt các công việc của nhóm .
Còn các mối quan hệ khác cũng trở nên gần gũi hơn, thân thiết hơn các bạn
đã chơi thân với nhau hơn nhờ các buổi sinh hoạt cùng nhau.
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Chớm, Th.s Nguyễn Huyền Linh
Vân
(nhóm
trưởng)
Tuyết
Thắm
Than
h

Tuấn
Thịn
h
Đào
Hường
Thu
Nương
Vệ
Xoa
Phượn
g

25

×