Tải bản đầy đủ (.docx) (235 trang)

Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng việt trước cách mạng tháng tám năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.02 KB, 235 trang )

MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1. Giá trị lý luận
Với tư cách là một nửa xã hội, phụ nữ ở bất cứ đâu và trong bất cứ thời đại nào
cũng có những đóng góp vơ cùng to lớn vào sự phát triển của lịch sử nhân loại. Phụ nữ
không chỉ là một lực lượng lao động xã hội quan trọng, mà còn giữ chức năng sản sinh ra
con người, những người có vai trị to lớn trong việc ni dưỡng và giáo dục trẻ em, tương
lai của loài người. Chính vì thế, khi nói về phụ nữ, các nhà thơ, nhà văn trên khắp thế giới
đều dùng những ngôn từ, những ý thơ hay nhất để viết về họ. Ngạn ngữ cổ Trung Hoa cho
rằng “phụ nữ nâng nửa bầu trời”... Với Goethe- đại thi hào người Đức, thì “đàn bà bất tử”,
còn với Mácxim Gocki - đại văn hào Nga- lại khẳng định: “Khơng có người mẹ, nhà thơ,
anh hùng đều khơng có”.
Phụ nữ Việt Nam trong những điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt đã có những đóng
góp vơ cùng to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, chiến đấu và phát triển văn hố,
nhưng trải qua thời kì phong kiến lâu dài, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho giáo,
họ chưa được đánh giá đúng, cũng như chưa được hưởng quyền lợi tương xứng với những
đóng góp của họ.
Từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt từ đầu thế kỷ XX, dưới ách áp bức, bóc lột của chủ
nghĩa thực dân Pháp, phụ nữ là những người chịu nhiều đau khổ, thiệt thịi nhất. Do đó,
giải phóng phụ nữ là một u cầu bức thiết có tính thời đại gắn liền với giải phóng dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói phụ nữ là nói một nửa xã hội, nếu khơng giải
phóng phụ nữ thì khơng giải phóng lồi người, nếu khơng giải phóng phụ nữ là xây dựng
chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa” [72, tr15].
Nhưng vấn đề giải phóng phụ nữ và quyền bình đẳng nam nữ ở Việt Nam được đặt
ra từ khi nào?
Như một hệ quả của q trình tiếp xúc văn hố Đơng-Tây, cùng với sự du nhập
những tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngồi, sự xuất hiện và có vai trị ngày càng lớn của

1



tầng lớp tiểu tư sản thành thị vào những năm đầu thế kỷ XX, trong xã hội Việt Nam đã dần
dần xuất hiện “vấn đề phụ nữ” bên cạnh các vấn đề xã hội
khác. Cũng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, báo chí xuất hiện và cùng với sự xuất hiện
của báo chí, vấn đề phụ nữ được nêu lên với những tư tưởng mới như bình đẳng nam nữ,
nữ quyền và giải phóng phụ nữ.
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, vấn đề giải phóng phụ nữ, vấn đề vận
động phụ nữ tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc được Đảng quan tâm hàng
đầu. Năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng Tám
thành công đã chứng tỏ đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, trong đó việc giải quyết
vấn đề phụ nữ là một nhân tố quan trọng. Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề phụ nữ khơng
chỉ có ý nghĩa quan trọng góp phần nghiên cứu lịch sử phụ nữ - một bộ phận của lịch sử
dân tộc, mà còn làm sáng tỏ sự phát triển q trình nhận thức về vai trị và vị trí của phụ nữ
trong xã hội nói chung, cũng như sự tự nhận thức của chính bản thân phụ nữ về các vấn đề
của giới mình.
Trong điều kiện xã hội Việt Nam, báo c hí là lĩnh vực thể hiện rõ sự thay đổi trong
quá trình nhận thức về vấn đề phụ nữ, phản ánh quan điểm của tầng lớp trí thức tư sản và
tiểu tư sản, đồng thời cũng phản ánh cuộc sống sinh hoạt của phụ nữ Việt Nam dưới chế độ
thuộc địa. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu quá trình nhận thức vấn đề nữ quyền và giải
phóng phụ nữ trên báo chí trước Cách mạng tháng Tám cịn có ý nghĩa làm phong phú
thêm mảng lịch sử tư tưởng Việt Nam thời kì cận đại.
1.2. Giá trị thực tiễn
Hiện nay, mặc dù hầu hết các quyền cơ bản của phụ nữ đã được quy định trong
hiến pháp và pháp luật, nhưng các quy định pháp luật về cấm phân biệt đối xử với phụ nữ,
hay tuyên bố về bình đẳng nam nữ tự chúng khơng đem lại sự biến đổi vai trị của phụ nữ
trong xã hội. Bản dự thảo Luật bình đẳng giới dù đã được sửa chữa đến chín lần, vẫn cịn
nhiều điểm chưa đi đến sự nhất trí và tiếp tục được thảo luận, sửa chữa. Điều này cho thấy,
nhận thức về quyền bình đẳng vẫn chưa thống nhất. Theo Trần Thị Vân Anh - Tổng biên

2



tập Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, thì từ những cuộc thảo luận về thế nào là bình đẳng
nam nữ thời kì đầu những năm 1930 của thế kỷ XX đến nay, mặc dù đã hơn 70 năm,
nhưng “rõ ràng là chưa đủ để hình thành những giá trị và quy tắc văn hoá mới một cách
bền vững, có tác động tích cực đến việc thực hiện các quyền cơ bản của phụ nữ” [7, tr59].
Nghị quyết của Bộ chính trị ngày 27/4/2007 về Cơng tác phụ nữ trong thời kì đẩy mạnh
cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước đánh giá: “nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính

quyền ở nhiều địa phương, đơn vị về bình đẳng giới, về vai trò, năng lực của phụ nữ còn
hạn chế. Định kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức chung của xã hội do ảnh
hưởng tư tưởng Nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu từ lâu đời” là nguyên nhân chủ yếu
của những thách thức trong quá trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới của Đảng ta. Do
đó, nghiên cứu vấn đề phụ nữ trên báo chí khơng chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà cịn
có giá trị thực tiễn góp phần vào việc đẩy mạnh tiến trình thực hiện bình đẳng giới ở Việt
Nam.
Trên những ý nghĩa đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Vấn đề phụ nữ trên báo
chí tiếng Việt trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ” làm đề tài luận án Tiến sĩ sử học của

mình .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Những nghiên cứu chung về phụ nữ
Cùng với sự phát triển của “nền văn hố in ấn” và sự hình thành “vấn đề phụ nữ”,
trong xã hội Việt Nam trước năm 1945 xuất hiện ngày càng nhiều những ấn phẩm viết về
phụ nữ.
Trong những cơng trình nghiên cứu về phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, trước hết phải kể đến những bài viết của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên báo Người
cùng khổ, trong cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp, báo Thanh niên từ những năm 1920.

Những bài viết về Nỗi khổ nhục của người đàn bà bản xứ, Phụ nữ An Nam và sự đô hộ của
Pháp... của Nguyễn Ái Quốc thời kì này đã cho thấy tình cảnh bị áp bức, bóc lột và chà


3


đạp nhân phẩm của phụ nữ ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Trong các bài viết
này, Người bước đầu gắn việc vận động giải phóng phụ nữ với nhiệm vụ giải phóng dân
tộc.
Năm 1928, trước tình hình vấn đề phụ nữ đang ngày càng thu hút sự quan tâm của
xã hội và hình thành nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề bình đẳng nam nữ, Đặng Văn
Bẩy xuất bản cuốn Nam nữ bình quyền tại Sài Gịn khẳng định vấn đề nam nữ bình quyền
là “hợp với đạo trời và đạo người”. Tác giả ủng hộ việc đề xuất nam nữ bình quyền bởi
trong gia đình Việt Nam, phụ nữ vẫn phải chịu thân phận “chồng chúa, vợ tôi”. Theo tác
giả: cần phải đẩy mạnh việc giáo dục phụ nữ, cần nhận thức lại quan niệm về chữ trinh và
ủng hộ hôn nhân tự do, đạo vợ chồng cần phải như thế nào... Năm 1929, Duy Tân thư xã ở
Huế xuất bản cuốn Vấn đề phụ nữ của Phan Bội Châu. Trong cuốn sách này, Phan Bội
Châu đã lý giải nguyên nhân lịch sử dẫn đến việc phụ nữ bị coi thường, bị coi là một loại
hàng hố. Ơng cũng phê phán phụ nữ Việt Nam hiện nay còn nhiều người thờ ơ với vận
mệnh đất nước, gắn khái niệm nữ quyền với tư tưởng dân quyền và đưa ra đề nghị thành
lập các tổ chức phụ nữ, liên kết các hoạt động của phụ nữ nhằm đẩy mạnh phong trào vận
động phụ nữ.
Từ sau năm 1930, trên báo chí cơng khai đương thời, cũng như các báo phụ nữ
chuyên biệt bắt đầu xuất hiện các bài nghiên cứu về địa vị của phụ nữ trong xã hội Việt
Nam truyền thống. Các bài nghiên cứu này chủ yếu khảo sát qua tục ngữ, ca dao cổ và luật
pháp thời phong kiến. Có thể kể tên một số tác giả như Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh,
Phạm Quỳnh, Hải Trân, Đỗ Thiện, Hồng Ngọc Phách... Nhìn chung, các tác giả đều thấy
được vai trị và đóng góp của phụ nữ Việt Nam, cũng như những thiệt thòi của họ trong xã
hội.
Năm 1932, Trần Thiện Tỵ và Bùi Thế Phúc xuất bản cuốn Vấn đề phụ nữ ở Việt
Nam bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt. Sau khi khảo sát địa vị phụ nữ trong các xã hội cổ


đại phương Tây (Hy Lạp, La Mã) và phương Đông (Trung Quốc và Ân Độ), các tác giả
giới thiệu tình hình phụ nữ ở châu Âu hiện nay và phân tích địa vị phụ nữ Việt Nam. Đối

4


với phụ nữ Việt Nam, theo các tác giả, mặc dù do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa mà
“con trai có vẻ được trọng vọng hơn”, nhưng nếu xét về phong tục và luật pháp thì địa vị
của phụ nữ Việt Nam không đến nỗi thấp kém lắm. Hai ông khẳng định: “dân An Nam
không phải là dân bạc đãi đàn bà”. Cuốn sách cũng đề cập đến tất cả những vấn đề đang
được thảo luận sôi nổi trên báo chí như: vấn đề hơn nhân, giáo dục phụ nữ, phụ nữ chức
nghiệp...
Quan điểm của các tác giả về vấn đề hôn nhân là làm sao đáp ứng được quyền lợi của tất
cả mọi thành viên trong gia đình. Các tác giả ủng hộ việc giáo dục phụ nữ, phụ nữ thể thao,
nhưng phản đối phụ nữ chức nghiệp vì cho rằng đàn bà ra ngồi làm việc “kiểu gì cũng có
hại”. Kết luận của hai tác giả là người nơ lệ có thể trở thành người tự do, cịn phụ nữ dù có
quyền lực đến đâu thì bao giờ cũng chỉ là phụ nữ.
Năm 1938, trong điều kiện phong trào đòi dân chủ phát triển mạnh mẽ, thực hiện
chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương về công tác vận động phụ nữ, Cựu Kim Sơn
và Văn Huệ viết hai tập sách Đời chị em và Chị em phải làm gì đã phân tích kỹ tình cảnh
của mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam dưới chế độ thuộc địa, đặt vấn đề “tại sao phải giải
phóng phụ nữ Đơng Dương” và vạch ra con đường giải phóng phụ nữ Đơng Dương: Đó là
cuộc vận động phụ nữ ở Đông Dương phải trở thành một bộ phận của phong trào đấu tranh
chung của dân tộc. Trong bối cảnh của cao trào vận động dân chủ những năm 1936 -1939,
các tác giả đã đưa ra những khẩu hiệu đấu tranh, hướng dẫn thành lập các tổ chức phụ nữ
và phương pháp hành động, giới thiệu phụ nữ Xô Viết, phê phán quan điểm của Trần
Thiện Tỵ và Bùi Thế Phúc trong cuốn Vấn đề phụ nữ ở Việt Nam chỉ nhìn thấy cuộc vận
động nữ quyền tư sản, bảo vệ gia đình tư sản... Cũng trong năm 1938, Nguyễn Thị Kim
Anh viết cuốn Vấn đề phụ nữ, giới thiệu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò và
địa vị của phụ nữ trong xã hội loài người, đấu tranh với quan niệm hô hào nữ quyền một

cách hời hợt, hướng dẫn phong trào phụ nữ, giới thiệu về Cách mạng tháng Mười Nga và

5


phụ nữ Xơ Viết... Có thể thấy rằng những cơng trình trên phản ánh sự hình thành những
khuynh hướng khác nhau về nhận thức vấn đề phụ nữ trong xã hội Việt Nam .
Như vậy, cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, giới trí thức bắt đầu
nghiên cứu lịch sử phụ nữ Việt Nam, khảo sát tình trạng phụ nữ Việt Nam trong xã hội
phong kiến, xã hội thuộc địa, giới thiệu các quan điểm và học thuyết về phụ nữ của các nhà
tư tưởng nước ngoài... Đặc biệt, vấn đề vai trò và địa vị phụ nữ trong gia đình và ngồi xã
hội, phụ nữ có vai trị gì trong cơng cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới đã
được nêu ra và thảo luận sơi nổi trên báo chí.
Từ sau năm 1954, đánh giá đúng vai trị và vị trí của phụ nữ trong lịch sử cũng như
khả năng đóng góp của phụ nữ trong công cuộc xây dựng xã hội mới, Đảng và Nhà nước
ta rất quan tâm đến nghiên cứu, giáo dục và vận động phụ nữ. Nhiều tác phẩm kinh điển
của chủ nghĩa Mác -Lê nin và các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước ta viết về vấn đề phụ nữ
và giải phóng phụ nữ được xuất bản làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phụ nữ. Đến
những năm 1970, một số cơng trình nghiên cứu cơng phu và tồn diện về những đóng góp
của phụ nữ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã ra đời như: Truyền thống
phụ nữ Việt Nam (1972) của Trần Quốc Vượng, Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại (1973)

của Lê Thị Nhâm Tuyết. Các công trình này đã đánh giá đúng vai trị và vị trí của phụ nữ
Việt Nam trong lịch sử, nêu bật những cống hiến to lớn của phụ nữ trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước.
Sau năm 1975, đặc biệt từ cuối những năm 1980 trở lại đây, Trung tâm nghiên cứu
phụ nữ (sau thành Viện nghiên cứu Gia đình và giới ) và tập san Khoa học về phụ nữ (từ

tháng 9/2006 đổi tên thành tạp chí Nghiên cứu Gia đình và giới) đã tập hợp được nhiều nhà
khoa học nghiên cứu về phụ nữ dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhiều bộ lịch sử phong trào

phụ nữ như Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam (1981) do Nguyễn Thị Thập chủ biên và
các cuốn Lịch sử phong trào phụ nữ ở các địa phương được biên soạn đã cung cấp những

6


hiểu biết và tư liệu về phong trào phụ nữ trong cả nước cũng như đóng góp của họ trong sự
nghiệp cách mạng.
Những cơng trình tìm hiểu và giới thiệu về những đóng góp của phụ nữ trong lĩnh
vực văn học, báo chí và nghệ thuật cũng lần lượt được xuất bản...
Nhìn chung lại, có thể thấy hầu hết các cơng trình nghiên cứu về phụ nữ là những
cơng trình nghiên cứu về lịch sử phong trào phụ nữ, những đóng góp của phụ nữ trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, những nghiên cứu điều tra xã hội học về thực trạng
đời sống của phụ nữ hiện nay.
2.2. Những nghiên cứu về “Vấn đề phụ nữ” thời kì cận đại qua tư liệu báo chí
Trước hết phải kể đến bài viết của David Marr The 1920s women ’s rights debates in
Vietnam (Cuộc thảo luận về nữ quyền ở Việt Nam trong những năm 1920) trên Journal of
Asian Studies số 35 năm 1976. Bài viết này sau được bổ sung và đưa vào chương 5
“Women questions” (Những vấn đề phụ nữ) trong cuốn Vietnamese Tradition on Trial 19201945 (Truyền thống Việt Nam trong thử thách 1920-1945). Đặt trong bối cảnh chung về

những “thay đổi cơ bản về chính trị và ý thức xã hội trong bộ phận dân chúng” ở Việt Nam
những năm 1920 -1945 mà ông cho là “dù khơng phải có tính quyết định tất yếu thì ít nhất
cũng là tiền đề cho cuộc vận động quần chúng và chiến lược chiến tranh nhân dân từ 1945
trở đi” [238, tr2], tác giả đã nhận thấy nổi bật lên “vấn đề phụ nữ”. Theo ông, ngay từ
những năm 1920, vấn đề phụ nữ đã nhanh chóng trở thành “trung tâm điểm mà các cuộc
thảo luận khác thường xoay quanh nó”. Cũng trong chương này, tác giả đã chú ý đến các
quan niệm truyền thống về vai trò và địa vị của phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Ông cho
rằng “những học giả và quan lại Việt Nam tất cả đều là đàn ông được giáo dục và rèn
luyện trong một chế độ áp bức rõ ràng đối với phụ nữ Việt Nam. Mặc dù sự áp bức này
khác nhau tuỳ theo từng giai cấp, nhưng tất cả phụ nữ đều chịu ảnh hưởng ở mức độ nào

đó” [238, tr199], và đó là lý do đầu thế kỷ XX phụ nữ bắt đầu lên tiếng phản kháng. Ông
cũng quan tâm tới sự ra đời của các tờ báo Nữ giới chung, Phụ nữ tân văn, Hội nữ công của

7


bà Đạm Phương ở Huế, chủ nghĩa Mác và vấn đề phụ nữ, cũng như sự bùng nổ của các
cuốn sách và cẩm nang cho phụ nữ...
Năm 1995, chương trình Đông Nam Á của Đại học Cornell ở Mỹ xuất bản tập
Essays into Vietnamese pasts (Những bài tiểu luận về Việt Nam xưa) trong đó có bài:
Printing and power: Vietnamese Debates over Women’s Place in Society, 1918-1934 (Ấn
phẩm và quyền lực: Các cuộc thảo luận ở Việt Nam xung quanh vấn đề vị trí của người phụ
nữ trong xã hội 1918-1934) của Shawn Mc Hale. Bài báo đã phân tích ảnh hưởng của báo

chí và sách trong thời gian đầu thế kỷ XX đối với nhận thức của phụ nữ về vấn đề nam nữ
bình quyền, cũng như ý nghĩa của cuộc thảo luận trên hai tờ báo Nữ giới chung và Phụ nữ
tân văn về vị trí của phụ nữ trong xã hội.

Có thể nói, đây là hai cơng trình nghiên cứu hiếm hoi của học giả nước ngồi có
liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án. Các tác giả cũng đồng thời là những người đầu
tiên đặt “vấn đề phụ nữ” trong bối cảnh những thay đổi về kinh tế, xã hội và văn hoá ở
Việt Nam thời kì cận đại. Tuy nhiên, hai cơng trình này chủ yếu mới chỉ khảo sát hai tờ
báo phụ nữ là báo Nữ giới chung và Phụ nữ tân văn, trong khi hầu hết các báo xuất bản ở
Việt Nam thời kì này đều có nhiều bài viết về phụ nữ. Đặc biệt là sự xuất hiện của dòng
báo phụ nữ, cũng như ảnh hưởng của đường lối vận động phụ nữ của Đảng Cộng sản Việt
Nam tới cuộc thảo
luận trên báo chí thì chưa được khai thác bao nhiêu.
Năm 1997, chúng tơi đã hồn thành bản Luận văn thạc sỹ với đề tài “ Vấn đề phụ
nữ trên báo chí tiếng Việt trước và sau chiến tranh Thế giới lần thứ nhất” (Qua trường hợp


các tờ Đăng cổ tùng báo, Đơng Dương tạp chí, Nam phong, Nữ giới chung và Phụ nữ tân
văn). Bản luận văn đưa ra những nhận định cơ bản về việc hình thành “vấn đề phụ nữ” và

những nhận thức ban đầu về vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt ở Việt Nam đầu thế kỷ
XX. Kết quả của luận văn đã khuyến khích chúng tơi tiếp tục đi sâu vào đề tài này với
phạm vi và đối tượng khảo sát rộng hơn, nhằm dựng lại quá trình nhận thức của phụ nữ và
của xã hội về vấn đề phụ nữ trong thời kì cận đại.

8


Cuộc Hội thảo Quốc tế về Việt Nam học lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội năm 1998
có nhiều bài nghiên cứu về phụ nữ, trong đó có một số bài đáng lưu ý liên quan đến vấn
đề này như: Quan điểm của một số người có tên tuổi về vị trí của người phụ nữ trong xã hội
Việt Nam những năm 1930 của Phan Thị Minh Lệ, Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ
XX của Đặng Thị Vân Chi... Bằng cách tiếp cận tư liệu báo chí và ấn phẩm, các tác giả đã

bước đầu giới thiệu quan niệm của giới trí thức Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX về
vai trò của phụ nữ, về nữ quyền và giải phóng phụ nữ .
Như vậy, mặc dù cũng đã có một số tác giả ở cả trong và ngoài nước nghiên cứu về
phụ nữ Việt Nam, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu quá trình nhận thức về vấn đề
phụ nữ trong một giai đoạn quan trọng của lịch sử dân tộc từ đầu thế kỷ XX đến 1945, nhất
là khảo sát qua tư liệu báo chí - một mảng tư liệu cực kỳ quan trọng phản ánh vấn đề này.
Do đó, việc nghiên cứu “ Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước Cách mạng tháng Tám
năm 1945” là một việc làm cần thiết và địi hỏi chúng tơi phải đi sâu một cách nghiêm túc

và độc lập.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Do nhu cầu của cuộc sống, cũng như xu thế phát triển chung của loài người, đấu
tranh cho quyền con người và quyền bình đẳng nam nữ là biểu hiện của một xã hội văn

minh và tiến bộ. Ở Việt Nam, những cơng trình nghiên cứu về đóng góp của phụ nữ trong
cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước có khá nhiều, nhưng những nghiên cứu về quá
trình nhận thức của xã hội, cũng như của phụ nữ về các vấn đề phụ nữ trong thời kì đầu thế
kỷ XX cho tới trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì hầu như chưa có ai nghiên cứu.
Hơn thế, theo chúng tơi, đây lại chính là điểm quan trọng để tạo nên những thay đổi căn
bản trong hành động của phụ nữ vì quyền lợi của bản thân họ. Như mọi người đều thống
nhất rằng: phụ nữ muốn được giải phóng, trước hết họ phải tự giải phóng mình, cuộc đấu
tranh địi nữ quyền và giải phóng phụ nữ phải xuất phát từ nhận thức của bản thân phụ nữ.
Vì vậy, mục đích nghiên cứu của chúng tơi là tìm hiểu “vấn đề phụ nữ” ở Việt Nam đã
hình thành như thế nào trong một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, quá trình nhận thức của

9


phụ nữ về các vấn đề của mình qua báo chí tiếng Việt xuất bản ở Việt Nam trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945. Cũng qua tư liệu báo chí, chúng tơi muốn góp phần tìm hiểu
những thay đổi trong đời sống của phụ nữ, phong trào phụ nữ và những đóng góp của phụ
nữ đối với cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc.
Phụ nữ là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Không những thế, trong
điều kiện cụ thể ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX cho đến Cách mạng tháng Tám
năm 1945, phụ nữ ngày càng trở thành một lực lượng quan trọng trên tất cả mọi lĩnh vực:
văn hoá, kinh tế, xã hội và chính trị. Vì vậy, những vấn đề liên quan đến phụ nữ được đăng
tải trên cả báo chí tiếng Pháp lẫn tiếng Việt là hết sức phong phú. Do đối tượng nghiên cứu
rộng lớn, bao quát nhiều khía cạnh của cuộc sống, được phản ánh trên một khối lượng
khổng lồ các báo xuất bản bằng tiếng Việt trong khoảng thời gian gần một nửa thế kỷ,
trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ, chúng tơi khơng có tham vọng giải quyết tất cả
các vấn đề đặt ra liên quan tới phụ nữ. Với mục tiêu làm sáng tỏ quá trình nhận thức của
phụ nữ, cũng như của xã hội về những vấn đề như vai trò, địa vị của phụ nữ trong xã hội,
vấn đề nữ quyền và giải phóng phụ nữ..., chúng tơi giới hạn nghiên cứu và khảo sát của
mình qua các bài báo có tính chính luận đề cập tới quan niệm, nhận thức về vấn đề phụ nữ

và một số tin tức có liên quan tới đời sống phụ nữ... Đối với các sáng tác văn học, chúng
tôi chỉ khai thác một số tác phẩm được coi là những sáng tác tiêu biểu theo khuynh hướng
vận động giải phóng phụ nữ
của nhóm Tự lực văn đồn, cịn các tác phẩm khác, chúng tơi chưa có điều kiện quan tâm.
Do báo chí tiếng Việt về cơ bản mới hình thành vào đầu thế kỷ XX, nên về mặt
thời gian, chúng tôi chỉ giới hạn mốc cuối là năm 1945 với nhận thức từ sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945, lịch sử Việt Nam đã bước sang một tra ng mới. Đó là sự ra đời của
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà mà bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cơng nhận quyền
bình đẳng nam nữ là kết quả của một quá trình nhận thức và đấu tranh của phụ nữ dưới sự
lãnh đạo của Đảng. Cũng từ năm 1945, về mặt pháp lý, phụ nữ Việt Nam đã đặt được
những viên gạch đầu tiên cho việc xây dựng một xã hội mới thật sự dân chủ và bình đẳng,

10


mặc dù để mục tiêu dân chủ này trở thành hiện thực cịn là một q trình đấu tranh lâu dài,
địi hỏi sự nỗ lực khơng chỉ của phụ nữ mà của toàn xã hội.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê
nin, Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề phụ nữ, cũng như
những nghiên cứu về lịch sử phong trào nữ quyền thế giới là cơ sở lý luận, là phương pháp
luận để chúng tôi xem xét vấn đề. Các sách nghiên cứu, các cơng trình chun khảo của
các tác giả trong và ngồi nước là những gợi ý giúp chúng tơi có thể tham khảo, tổng kết
lại vấn đề phụ nữ trong lịch sử, để từ đó có thể nhận thức rõ hơn thực chất, cũng như quá
trình chuyển biến nhận thức về vấn đề phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Bên
cạnh những cơng trình nghiên cứu về phụ nữ, cịn có các cơng trình nghiên cứu về báo chí,
văn học, văn hoá, tác giả, tác phẩm của những năm trước Cách mạng tháng Tám. Mặc dù
không trực tiếp nghiên cứu về phụ nữ, nhưng những cơng trình này cũng cung cấp tư liệu
tham khảo quan trọng giúp chúng tôi hiểu thêm nhiều mặt về tình hình sinh hoạt báo chí,
đời sống của phụ nữ, tình hình văn hố xã hội trong thời kì này. Ví dụ như các hồi ký của

các nhà văn, nhà báo tiêu biểu như Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng, Chúng tơi làm báo
của Nguyễn Văn Trấn, Hồi kỷ Tơ Hồi, Hồi kỷ Trần Huy Liệu, Hồi kỷ Thanh Nghị, hồi ký
của bà Trần Thị Như Mân..., hoặc hồi ký của các nữ văn sĩ Anh Thơ, Tùng Long..., hồi ký
của các nữ chiến sĩ cách mạng như Nguyễn Thị Lựu, Bảo
Lương Nguyễn Trung Nguyệt, Tôn Thị Quế, Đường Thị Ân, Trương Thị Mỹ...
Với đề tài “Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước Cách mạng tháng Tám năm
1945”, nguồn tư liệu chính của chúng tơi là tồn bộ báo chí tiếng Việt từ khi xuất hiện đến
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tuy nhiên, do tình hình lưu trữ tư liệu có nhiều
hạn chế, nhiều tờ báo khơng cịn được lưu trữ tại các thư viện, nhiều tờ báo chỉ cịn lưu trữ
được một số năm, do đó chúng tơi chỉ có thể khai thác được những tờ báo hiện còn lưu trữ
trong các thư viện của Việt Nam. Một điều rất may mắn là một số tờ báo phụ nữ quan

11


trọng vẫn còn lưu trữ được khá đầy đủ như tờ Nữ giới chung, Phụ nữ tân văn, Phụ nữ thời
đàm, Phụ nữ tân tiến, Đàn bà mới...; và ở bất cứ giai đoạn nào cũng có một số tờ báo quan

trọng cịn được lưu giữ. Mặc dù khơng khảo sát được toàn bộ các tờ báo với đầy đủ các số
báo, nhưng với 102 tờ báo gồm hàng ngàn trang báo về phụ nữ trên đủ các loại tuần báo,
nhật báo, báo tin tức thời sự thông thường, báo chuyên biệt... trong đó có hơn mười tờ báo
phụ nữ, chúng tơi hy vọng có thể dựng lại một cách khách quan quá trình nhận thức của xã
hội cũng như của phụ nữ về các vấn đề của phụ nữ.
Với tư cách là một nguồn sử liệu, báo chí có mặt mạnh là phản ánh khá toàn diện
các sự kiện lịch sử vào đúng thời điểm sự kiện xảy ra, đồng thời thể hiện được tính phong
phú, đa dạng và phức tạp trong cách đánh giá các sự kiện của xã hội đương thời đối với các
sự kiện. Không những thế báo chí cịn cung cấp thơng tin nhiều mặt của cuộc sống. Đặc
biệt, để phản ánh nhận thức, quan điểm của cá nhân hay một tầng lớp xã hội về các vấn đề
thuộc lĩnh vực văn hoá tư tưởng thì báo chí là một nguồn tư liệu trực tiếp đáng tin cậy.
Với đối tượng nghiên cứu là “ Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước Cách

mạng tháng Tám năm 1945”, chúng tôi phải vận dụng phương pháp liên ngành: Nghiên cứu

lịch sử, nghiên cứu giới và nghiên cứu báo chí. Đó là khi khai thác tư liệu báo chí, chúng
tơi ln đặt nó trong mối quan hệ lịch đại và đồng đại, kết hợp với phương pháp tiếp cận
xã hội học để nghiên cứu giới phụ nữ trong lịch sử cận đại Việt Nam, từ đó rút ra được
những nhận xét khách quan sát với thực tế lịch sử.
Để làm rõ nội dung của vấn đề phụ nữ được nêu trên báo chí, chúng tơi cũng sử
dụng phương pháp phân tích, mơ tả và so sánh các quan điểm phản ánh nội dung của vấn
đề phụ nữ dưới các dạng thông tin khác nhau trong cùng một tờ báo như xã luận, tin tức,
các mục như tạp trở, văn uyển, chuyện cười... hàm chứa quan điểm của tác giả hay của
chính bản thân tờ báo. Việc phân tích, so sánh nội dung được phản ánh trong cùng một chủ
đề trên các tờ báo khác nhau hoặc ở các giai đoạn khác nhau cũng giúp chúng tôi thấy rõ
khuynh hướng tư tưởng của một tờ báo, một dịng báo và sự phát triển trong q trình nhận

12


thức vấn đề phụ nữ gắn với các giai đoạn lịch sử quan trọng, cũng như tác động của các sự
kiện chính trị đối với nhận thức về vấn đề phụ nữ.
Trong trường hợp các báo còn được lưu giữ đầy đủ trong một khoảng thời gian
nhất định, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để nhận diện khuynh hướng tư tưởng
của tờ báo qua nội dung của các bài báo như trường hợp các tờ Đăng cổ tùng báo, Đơng
Dương tạp chí, Nam phong...

Vì báo chí phản ánh thông tin nhiều chiều và thể hiện nhận thức chủ quan của tác
giả, nên bên cạnh việc khai thác nội dung thông tin phản ánh trên mặt báo, chúng tôi cịn
chú ý đến những thơng tin đằng sau mặt báo là hồn cảnh của tác giả, điều kiện chính trị,
xã hội mà tờ báo chịu ảnh hưởng.
Tuy nhiên, tài liệu báo chí được khai thác tồn tại trong thời gian gần nửa thế kỷ với
những giai đoạn phát triển khác nhau trên tất cả các mặt văn hố, chính trị và xã hội, vì

vậy tùy từng giai đoạn và với những tờ báo cụ thể, chúng tôi sử dụng linh hoạt các phương
pháp trên nhằm khai thác một cách hiệu quả nhất nguồn tư liệu, từ đó có cái nhìn toàn
diện, khách quan và cụ thể, phản ánh trung thực thực chất, cũng như ý nghĩa của vấn đề
phụ nữ trên báo chí trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
5. Đóng góp của luận án
Là cơng trình đầu tiên nghiên cứu “Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước Cách
mạng tháng Tám năm 1945”, luận án có những đóng góp cụ thể sau:

Làm rõ q trình hình thành cũng như thực chất của vấn đề phụ nữ trong xã hội
Việt Nam dưới chế độ thuộc địa của Pháp những năm trước Cách mạng tháng Tám năm
1945; Vạch ra được q trình nhận thức của phụ nữ nói riêng và của xã hội nói chung về
vai trị và địa vị của phụ nữ trong gia đình và ngồi xã hội. Đó là q trình nhận thức
từ thấp tới cao những khái niệm dân chủ tư sản về vấn đề phụ nữ như nữ quyền và giải
phóng phụ nữ.
- Cũng lần đầu tiên, cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng giữa khuynh
hướng nữ quyền mác-xit với khuynh hướng nữ quyền tư sản được luận án khảo sát và trình

13


bày cụ thể, từ đó làm rõ vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc vận động phụ nữ
tham gia vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và vì sự tiến bộ xã hội của nhân dân Việt
Nam.
-

Qua vấn đề phụ nữ trên báo chí, luận án nêu lên những thay đổi trong xã

hội Việt Nam từ gia đình tới lối sống, sinh hoạt văn hố của tầng lớp tiểu tư sản thành thị
nói chung và của phụ nữ đơ thị nói riêng dưới tác động của chính sách cai trị của Pháp và
ảnh hưởng của sự tiếp xúc văn hố Đơng- Tây.

-

Luận án cũng phản ánh những đóng góp của phụ nữ trí thức vào sự phát

triển của phong trào phụ nữ cũng như đóng góp của họ và toàn thể phụ nữ trong phong
trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.
-

Cũng từ việc nghiên cứu vấn đề phụ nữ trên báo chí, luận án khẳng định

vai trị của báo chí trong việc định hướng nhận thức, tổ chức và hướng dẫn phụ nữ trong
cơng cuộc vận động giải phóng phụ nữ và giải phóng dân tộc .
-

Tìm hiểu “vấn đề phụ nữ trên báo chí” cũng là góp thêm một nguồn sử liệu

phong phú, sống động phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn nói
chung và nghiên cứu phụ nữ nói riêng.
6. Bố cục của luận án
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, luận án chia làm ba chương chính gồm 175 trang.
Chương 1: Bối cảnh hình thành “Vấn đề phụ nữ” trong xã hội Việt Nam
Chương 2: Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt từ đầu thế kỷ XX đến năm 1929
Chương 3: Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt từ năm 1929 đến năm 1945. Phần
Phụ lục: Gồm 199 trang giới thiệu 62 tờ báo từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, các mục phụ
nữ trên các tờ báo, những thông tin cơ bản về các tờ báo phụ nữ, thống kê các bài xã luận
trên các tờ nữ báo, một số bài báo về phụ nữ... Chương 1

BỐI CẢNH XUẤT HIỆN “VẤN ĐỀ PHỤ NỮ” TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
1.1.


VAI TRÒ VÀ ĐỊA VỊ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN

THỐNG

14


1.1.1. Những điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến vai trò và địa vị của

phụ nữ Việt Nam trong lịch sử
Việt Nam là một nước nông nghiệp nằm trên bán đảo Đông Dương ở Đông Nam
châu Á lấy nghề trồng lúa nước làm ngành kinh tế chủ đạo. Các truyền thuyết dân gian về
“bà mẹ lúa” cùng với tín ngưỡng dân gian thờ nữ thần cịn khá phổ biến cho tới tận ngày
nay đã phản ánh công lao của phụ nữ trong việc phát minh ra nghề nơng, cũng như vai trị
quan trọng của họ trong sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm của nền kinh tế nông nghiệp tiểu
nơng trong đó các gia đình nhỏ là đơn vị sản xuất chủ yếu, đòi hỏi sự hợp tác lao động chặt
chẽ giữa phụ nữ và nam giới và cho phép phụ nữ tham gia vào mọi khâu trong quá trình
sản xuất từ cày, bừa, gieo mạ, cấy, gặt, làm cỏ, bón phân, tát nước... Hình ảnh: “Trên đồng
cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” là hình ảnh tiêu biểu ở nơng thơn
Việt Nam.
Một đặc điểm khác trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam là do địa bàn cư
trú của người Việt nằm ở lưu vực những con sơng lớn, có độ dốc cao, lũ lụt thường xuyên
xảy ra, nên từ hàng ngàn năm trước, để bảo vệ cuộc sống và mùa màng, người Việt khơng
thể khơng đắp đê, phịng lụt. Hơn nữa, bản thân nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước
phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống tưới tiêu. Vì vậy, đắp đê, làm thuỷ lợi là cơng việc
thường xun, địi hỏi cơng sức của nhiều người, đặc biệt là nam giới.
Ngồi ra, với vị trí là chiếc cầu nối giữa lục địa châu Á rộng lớn với vùng Đông
Nam Á hải đảo, Việt Nam thường xuyên bị đe dọa bởi nạn ngoại xâm. Có thể nói, hiếm có
một quốc gia nào trên thế giới trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình lại phải tiến hành
chống ngoại xâm nhiều lần và trong nhiều thế kỷ như Việt Nam. Do đó, nam giới ln

ln bị huy động vào nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, nếu như làm thuỷ lợi và chống ngoại xâm là hai nhân tố cơ bản tạo nên
sự cố kết cộng đồng và là điều kiện thúc đẩy nhà nước hình thành sớm ở Việt Nam, thì đó
cũng chính là ngun nhân làm cho phụ nữ Việt Nam phải gánh vác thêm nhiều trách

15


nhiệm đối với gia đình và làng xóm. Đó là khi nam giới thường xuyên phải vắng nhà vì bị
huy động đi làm thuỷ lợi và đi đánh giặc bảo vệ tổ quốc thì phụ nữ phải đảm đang, gánh
vác mọi việc từ lao động sản xuất ngoài đồng ruộng cho tới ni dạy con cái, chăm sóc
cha mẹ già... Ca dao xưa có nhiều câu phản ánh thực tế này:
“Chàng ơi phải lính thì đi Cửa nhà sau trước đã thì có em”
“Anh đi em ở lại nhà Hai vai gánh vác mẹ già con thơ”.
Hay:

“Anh đi theo chúa Tây Sơn,
Em về cày cuốc mà thương mẹ già”.

Đến khi đất nước thanh bình, người đàn ơng có nhiều cơ hội được đi học, đi thi,
hướng tới cuộc sống cao sang, an nhàn, trong khi người phụ nữ phải hai sương một nắng,
gánh thêm cơng việc của chồng ngồi cánh đồng và chắt chiu cả đời nuôi chồng con ăn
học:
“ Anh thì quần áo rong chơi Để
em đi cấy bồ hơi ướt đầm”
“Tiền gạo thì của mẹ cha Cái nghiên cái bút thật là của em”
“Sang năm lúa tốt nhiều tiền Em
đem đóng thuế đóng sưu cho chồng”.
Các thương nhân và giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam vào thế kỷ 16, 17, 18 đều có
chung nhận xét là phụ nữ Việt Nam rất đảm đang. Họ tham gia vào mọi hoạt động sản xuất

cũng như hoạt động buôn bán trong xã hội. Linh mục Jean Koffler đến Đàng Trong từ năm
1740 đến 1755 nhận xét: “Họ (phụ nữ) rất khéo léo trong việc dệt vải bông và lụa. Họ
cũng nhuộm những thứ này thành nhiều màu khác nhau. Họ cũng rất khéo trong việc làm
bánh và mứt kẹo... Phụ nữ trồng thuốc lá, trồng bông, phụ nữ buôn bán ở chợ hay cửa hiệu
của người ngoại quốc” [228, tr17]. Trong ca dao cũng có nhiều câu phản ánh sự đảm đang,
tần tảo của phụ nữ Việt Nam. Nhiều phụ nữ cịn được tơn làm tổ nghề của nhiều nghề thủ

16


công truyền thống như: bà Chúa Chuốt, bà Chúa Sành trong nghề làm gốm, bà Chúa Dệt
trong nghề dệt lụa, dệt lĩnh.
Bằng cách tham gia vào nền sản xuất xã hội, phụ nữ Việt Nam trở thành những
người có đóng góp lớn cho kinh tế gia đình. Người nước ngồi đến Việt Nam vào những
thế kỷ 17-18 đều có nhận xét chung là phụ nữ Việt Nam “thường khéo hơn nam giới trong
việc làm tăng thêm tài sản gia đình,... phụ nữ không để mất một nguồn lợi kinh tế nào, bất
kể nguồn lợi từ đâu đến” [226, tr17].
Như vậy, do những điều kiện tự nhiên, đặc điểm về kinh tế và xã hội, phụ nữ Việt
Nam là những người có vai trị to lớn trong nền sản xuất gia đình và xã hội, và điều này
mặc nhiên đã góp phần tạo nên địa vị của họ trong xã hội. Bằng nhiều cách tiếp cận khác
nhau, gần đây khuynh hướng chung của các nhà khoa học đều cho rằng người phụ nữ có
địa vị cao trong gia đình truyền thống Việt Nam. Điều này không những được phản ánh
qua tư liệu lịch sử mà còn được khắc hoạ trong các truyền thuyết, ngơn ngữ và các phong
tục, tập qn, tín ngưỡng, văn hố dân gian... vẫn cịn được lưu giữ đến ngày nay, bất chấp
ảnh hưởng khá sâu của Nho giáo vào đời sống chính trị trong xã hội Việt Nam truyền
thống. Đó cũng là lý do dẫn đến một số ý kiến phản đối phong trào đòi nữ quyền và giải
phóng phụ nữ thời kì đầu thế kỷ XX vì cho rằng ngay trong thời kì phong kiến, phụ nữ
Việt Nam đã có nữ quyền.
1.1.2. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với địa vị của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử
Nho giáo là một học thuyết chính trị xuất hiện ở Trung Quốc từ thời Xuân Thu

(722-481TCN). Tuy mỗi thời kì, mỗi triều đại, Nho giáo chia thành nhiều khuynh hướng
khác nhau, nhưng về cơ bản, Nho giáo lấy thuyết “Tam cương” làm trụ cột trong việc trị
nước. “Tam cương” là ba mối quan hệ cơ bản trong xã hội: vua - tôi, cha - con và vợ chồng. Quan hệ vua - tôi đề cao chữ trung, nhấn mạnh vào nghĩa vụ của bề tôi đối với vua;
quan hệ cha - con đề cao chữ hiếu- nhấn mạnh vào nghĩa vụ của con đối với cha; quan hệ

17


vợ - chồng đặt người phụ nữ vào địa vị phụ thuộc người đàn ông là chủ và là chồng trong
gia đình.
Theo Nho giáo, phụ nữ phải giữ đạo “tam tòng” và trau dồi “tứ đức”. “Tam tòng”
với nội dung: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tịng tử (khi chưa lấy chồng, ở
nhà thì phải theo cha, khi lấy chồng thì phải theo chồng và khi chồng chết phải theo con
trai) rõ ràng đã tước đoạt quyền tự do của người phụ nữ.
Quan niệm về “tứ đức” xuất hiện lần đầu tiên trong sách Nữ giới của bà Ban
Chiêu1- một phụ nữ trí thức am hiểu kinh điển Nho gia thời Đơng Hán (25-220). Đó là bốn
tiêu chuẩn quy định về đạo đức và hành vi của phụ nữ, trở thành chuẩn mực về cái đẹp của
người phụ nữ. Việc trau dồi “tứ đức” yêu cầu phụ nữ phải thực hiện trong sinh hoạt thường
ngày ở gia đình. Vì vậy, thoạt nhìn “tứ đức” có vẻ như là những phẩm chất tốt đẹp của phụ
nữ cần phải khẳng định và phát huy, nhưng “tứ đức” trong sách của bà Ban Chiêu lại giới
hạn trong bốn cái “không cần: tài năng, lanh lợi, xinh đẹp, khéo léo hơn người” và đặt “tứ
đức” trong điều kiện “lấy chồng làm giềng mối của vợ” và “tam tòng” làm tiền đề thì rõ
ràng “tứ đức” cũng chính là “cơng cụ nơ lệ hố tinh thần phụ nữ”, là “gơng xiềng” để trói
buộc phụ nữ.
Một điểm khác trong quyển Nữ giới là quan niệm “phụ nữ lấy yếu ớt làm đẹp”. Bà
Ban Chiêu cho rằng “Âm dương khác tính, nam nữ dị hành, dương lấy cương làm đức, âm
lấy nhu làm dụng, nam lấy dương làm quý, nữ lấy nhược làm đẹp”. “Mềm yếu là tiền đề
của nhu thuận”[175, tr137-138]. Như vậy “phụ nữ lấy yếu ớt làm đẹp” là yêu cầu tính cách
phụ nữ phải nhu nhược, khoan dung, phục tùng, đối với chồng phải tơn kính, vâng lời,
nhường nhịn và khuất phục...

Trong hàng nghìn năm sau, Nữ giới của bà Ban Chiêu đã trở thành sách giáo khoa
giúp cho phụ nữ Trung Quốc thuộc tầng lớp trên tự mình tu dưỡng, tự mình ràng buộc, tự
mình “nhược hố” mình. Cùng với Nho giáo, những nguyên tắc quy định về đạo đức của
phụ nữ đó cũng được truyền bá vào Việt Nam.

18


Ở Việt Nam, Nho giáo vào từ khá sớm. Sau thời kì dựng nước đầu tiên, từ thế kỷ I
Tr CN đến thế kỷ X, Việt Nam nằm dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến Trung
Quốc và Nho giáo đã được du nhập vào Việt Nam trong thời kì này. Tuy nhiên, Nho giáo
chỉ ảnh hưởng tới bộ phận nhỏ quan lại thuộc tầng lớp trên. Hầu hết nhân dân Việt Nam
sống trong các làng xã vẫn bảo tồn được các giá trị văn hoá truyền thống của mình, trong
đó có truyền thống tơn trọng phụ nữ. Việc Hai Bà Trưng đứng lên tập hợp nhân dân khởi
nghĩa chống lại nhà Đông Hán năm 40, cũng như sự nổi dậy của Triệu Thị Trinh chống lại
nhà Ngô năm 248 được sự hưởng ứng nhiệt liệt của toàn thể nhân dân là những minh
chứng cho vai trò và vị thế của phụ nữ trong xã hội.
Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, mặc dù chế độ phong kiến Việt Nam đang trong quá
trình hình thành hướng tới một nhà nước quân chủ Nho giáo, thì ý thức hệ Nho giáo với
việc đề cao tuyệt đối quyền uy của nhà vua trong xã hội và quyền uy của người cha, người
chồng trong gia đình cũng chưa ảnh hưởng nhiều. Bằng chứng là việc lên ngơi của Lý
Chiêu Hồng (thế kỷ XIII) dưới triều Lý, cũng như việc kết hơn trong “nội tộc” dưới triều
Trần, ngồi lý do được giải thích là để tránh việc tranh cướp ngơi vua cịn phản ánh một
thực tế là thời kì đó việc hơn nhân mang tính phụ quyền theo quan niệm Nho giáo chưa
phải là những điều luật chặt chẽ. Việc kết hơn trong “nội tộc” chỉ chính thức bị cấm đốn
vào đời Lê Thánh Tông (điều 319 - luật Hồng Đức) khi mà Nho giáo được đề cao.
Từ thế kỷ XV, nhà nước Lê sơ đề cao Nho giáo và đẩy mạnh giáo dục Nho học, lấy
Nho giáo với thuyết “tam cương” làm nền tảng cho việc trị nước, thuyết “Tam tòng”, “tứ
đức” để ràng buộc người phụ nữ vào gia đình, phụ thuộc người đàn ơng. Theo Nho giáo,
người phụ nữ bị coi là loại “tiểu nhân khó dạy” nên khơng được đi học, đi thi và vì thế

khơng được tham gia vào bộ máy quyền lực cũng như có tiếng nói trong các cuộc thảo
luận, thậm chí chỉ trong phạm vi làng xã. Nền giáo dục Nho học phát triển với ba năm một
kì thi hương ở các đạo và ba năm một kì thi hội ở kinh thành nhằm tuyển chọn quan lại cho
bộ máy chính quyền đã làm hình thành một tầng lớp Nho sĩ đơng đảo có mặt ở khắp nơi thì

19


ảnh hưởng của Nho giáo trở nên sâu rộng hơn. Năm 1470, nhà Lê ban hành 24 điều giáo
huấn đề cập đến những vấn đề củng cố gia đình, tơng tộc, xóm thơn theo giáo lý đạo Nho
với lễ, nghĩa, hiếu, trung, tam tòng... Mặc dù vậy, trong bộ luật Hồng Đức- một bộ luật
nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến - bên cạnh những quy định khắt khe của
của lễ giáo phong kiến vẫn có nhiều điều khoản thể hiện tập quán tôn trọng phụ nữ.
Về mặt kinh tế, theo luật định, tuy phụ nữ không được chia ruộng đất cơng của làng
xã, nhưng lại có quyền sở hữu tài sản riêng của mình. Nhiều văn tự bán đất, bán nhà còn
lại đến ngày nay cho thấy chủ sở hữu là phụ nữ 2, cũng như nhiều văn bia ghi chép về đóng
góp của phụ nữ bằng tiền, ruộng đất... cho việc tu sửa đền, chùa 3... vẫn còn được lưu giữ
tới tận ngày nay. Luật Hồng Đức cũng có nhiều điều khoản bảo vệ quyền lợi của phụ nữ về
kinh tế cũng như trong hôn nhân.4 Điều này trở thành lý do khiến một số trí thức Việt Nam
đầu thế kỷ XX như Phạm Ngọc Thiều cho rằng phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đã có nữ
quyền rồi [NP-3/1925].
Dưới chế độ phong kiến, Nho giáo ngày càng củng cố tính chất phụ quyề n của gia
đình Việt Nam. Trong gia đình, người cha có uy quyền tối cao đối với con cái, người
chồng có uy quyền đối với vợ. Tính chất phụ quyền của gia đình Việt Nam ngày càng
được tơ đậm bởi nhiều thế kỷ giáo dục Nho học. “Tam tòng”, “tứ đức” trở thành những
chuẩn mực về đạo đức mà phụ nữ phải tuân theo. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với địa vị
của phụ nữ được thể hiện khá tập trung trong Gia huấn và Nữ huấn cũng như được phản
ánh trong phong tục, tập quán ở làng xã... Tuy nhiên, những đóng góp và vai trị của phụ
nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội đã làm cho uy quyền của người chồng đối với vợ chỉ
còn trên lý thuyết và một phần nào đó trong các gia đình tầng lớp trên trong xã hội, còn

trên thực tế, hầu hết phụ nữ trong các gia đình bình dân đều có một vị trí khá bình đẳng so
với nam giới, thậm chí có khi cịn được đề cao hơn nam giới. Điều này thể hiện khá rõ
trong ca dao, tục ngữ, phong tục, tập quán và tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

20



×