Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh quản trị mục tiêu bằng công cụ okrs tại một số công ty công nghệ điển hình trên thế giới và đề xuất áp dụng cho các công ty công nghệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ MỤC TIÊU BẰNG CÔNG CỤ OKRs TẠI MỘT SỐ CƠNG
TY CƠNG NGHỆ ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT ÁP

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

DỤNG CHO CÁC CÔNG TY CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh

ĐINH THỊ HÀ

Hà Nội, 2021


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ MỤC TIÊU BẰNG CÔNG CỤ OKRs TẠI MỘT SỐ CƠNG
TY CƠNG NGHỆ ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT ÁP
DỤNG CHO CÁC CÔNG TY CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Ngành:
Quản trịsĩ
kinhKinh
doanh tế
Luận văn


thạc
Mã số: 8340101

ĐINH THỊ HÀ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. VŨ THỊ QUẾ ANH

Hà Nội, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình của riêng tơi. Mọi số liệu sử dụng
trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách
quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức
nào. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong thơng tin
sử dụng trong cơng trình nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2021
Học viên thực hiện

Đinh Thị Hà

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sỹ này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ và hỗ trợ của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình.
Trước hết tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Vũ Thị Quế Anh, người
đã chỉ bảo, hướng dẫn và đồng hành cùng tơi trong q trình hồn thành luận văn thạc

sỹ của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại
thương đã trực tiếp giảng dạy lớp cao học Quản trị kinh doanh Khóa 26 và các bạn
học viên lớp cao học Quản trị kinh doanh khóa 26 đã có những sự hỗ trợ trực tiếp và
gián tiếp trong suốt q trình tơi theo học chương trình thạc sỹ của trường. Đồng thời
xin cảm ơn đến các anh chị là cán bộ, nhân viên, quản lý của các doanh nghiệp đã
giúp tôi trong quá trình thực hiện cuộc khảo sát phục vụ cho đề tài luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo công ty cổ phần BDA.SC đã
tạo điều kiện thuận lợi và các đồng nghiệp đã hỗ trợ tơi trong suốt q trình tơi theo
học chương trình thạc sỹ tại trường Đại học Ngoại thương và hoàn thành luận văn.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Lời cuối cùng tơi dành cho gia đình hai bên nội ngoại đặc biệt là chồng và các
con đã động viên, hỗ trợ tơi rất nhiều trong suốt q trình tơi học tập và làm luận văn.
Gia đình là động lực, tiếp thêm sức mạnh để tơi có thể vượt qua những khó khăn, vất
vả trong cuộc sống và tiếp tục theo đuổi con đường học tập.


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .......................................................... ii
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................1

2.


Tổng quan tình hình nghiên cứu..........................................................2

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................4
3.1. Mục đích nghiên cứu ......................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................4

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................5
Luận
văn thạc sĩ Kinh tế

5.

Phương pháp nghiên cứu .....................................................................6

6.

Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu...........................................6

7.

Cấu trúc của luận văn ..........................................................................7

CHƯƠNG 1 .....................................................................................................8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ MỤC TIÊU BẰNG

CÔNG CỤ OKRs ........................................................................................................8
1.1. Khái quát về quản trị mục tiêu trong các doanh nghiệp ...................8
1.1.1. Quá trình phát triển của các lý thuyết quản trị và sự xuất hiện lý
thuyết quản trị mục tiêu...................................................................................8
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, quy trình, ý nghĩa và những hạn chế của
phương pháp quản trị theo mục tiêu ...............................................................9
1.1.2.1. Khái niệm quản trị theo mục tiêu........................................9
1.1.2.2. Đặc điểm của phương pháp quản trị theo mục tiêu ..........10


1.1.2.3. Quy trình của phương pháp quản trị theo mục tiêu ..........11
1.1.2.4. Ý nghĩa của phương pháp quản trị theo mục tiêu .............12
1.1.2.5. Hạn chế của phương pháp quản trị theo mục tiêu.............14
1.2. Quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs ...........................................15
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của phương pháp quản trị mục tiêu bằng
công cụ OKRs ...............................................................................................15
1.2.1.1. Khái niệm phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ
OKRs .........................................................................................................15
1.2.1.2. Đặc điểm của phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ
OKRs .........................................................................................................17
1.2.2. Quy trình, cấu trúc của phương pháp quản trị mục tiêu bằng cơng
cụ OKRs ........................................................................................................21
1.2.2.1. Quy trình của phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

OKRs .........................................................................................................21
1.2.2.2. Cấu trúc của phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ
OKRs .........................................................................................................21
1.2.3. Điểm khác biệt của phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ

OKRs (so với phương pháp quản trị mục tiêu MBO) và sự phù hợp trong ứng
dụng phương pháp quản trị này ở các công ty công nghệ.............................22
1.2.3.1. Những khác biệt của phương pháp quản trị mục tiêu bằng
công cụ OKRs so với MBO ......................................................................22
1.2.3.2. Điều kiện để áp dụng OKRs cho tổ chức ..........................24
1.2.3.3. Sự phù hợp ứng dụng OKRs cho các cơng ty cơng nghệ .25
1.2.4. Lợi ích của phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs
.......................................................................................................................26
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................28
QUẢN TRỊ MỤC TIÊU BẰNG CÔNG CỤ OKRs TẠI MỘT SỐ CÔNG TY


CƠNG NGHỆ ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI ........................................................28
2.1. Quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs trong ứng dụng thực tiễn tại
một số cơng ty cơng nghệ điển hình trên thế giới .............................................28
2.1.1. OKRs tại Intel ..........................................................................28
2.1.2. OKRs tại Google ......................................................................32
2.1.3. OKRs tại Adobe .......................................................................37
2.1.4. OKRs tại Persol Process & Technology – Japan .....................39
2.2. Nguyên nhân dẫn đến thành công khi áp dụng phương pháp quản trị
mục tiêu bằng công cụ OKRs tại một số công ty công nghệ điển hình ............43
2.3. Bài học kinh nghiệm về việc triển khai phương pháp quản trị mục
tiêu bằng công cụ OKRs tại một số cơng ty cơng nghệ điển hình trên thế giới46
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................50
ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CÔNG CỤ OKRs VÀO QUẢN TRỊ MỤC TIÊU TẠI

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

MỘT SỐ CÔNG TY CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ....................................................50
3.1. Thực trạng áp dụng quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs ở các công

ty công nghệ Việt Nam .....................................................................................50
3.1.1. Kết quả khảo sát từ 50 doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam50
3.1.2. Thực trạng và một số vấn đề trong áp dụng công cụ OKRs vào
quản trị mục tiêu tại FPT...............................................................................52
3.1.3. Những vấn đề phổ biến các công ty thường gặp phải khi áp dụng
công cụ quản trị mục tiêu OKRs tại Việt Nam .............................................56
3.2. Định hướng và mơ hình tham khảo cho các doanh nghiệp khi áp dụng
phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs ........................................61
3.2.1. Định hướng cho các doanh nghiệp khi áp dụng phương pháp
quản trị mục tiêu bằng cơng cụ OKRs ..........................................................61
3.2.2. Mơ hình triển khai phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ
OKRs cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.......................................63


3.2.2.1. Bước 1: Chuẩn bị tinh thần ...............................................64
3.2.2.2. Bước 2: Thấu hiểu sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và đưa OKRs
vào chiến lược công ty ..............................................................................65
3.2.2.3. Bước 3: Sắp xếp nội dung công việc ...............................65
3.2.2.4. Bước 4: Thiết lập mục tiêu (O) .........................................66
3.2.2.5. Bước 5: Thiết lập các chỉ số kết quả then chốt (KRs) ......67
3.2.2.6. Bước 6: Theo dõi tiến độ - Báo cáo rà soát ......................70
3.2.2.7. Bước 7: Đánh giá và điều chỉnh........................................75
3.2.3. Chu kỳ thực hiện một quy trình OKRs điển hình ....................79
KẾT LUẬN ....................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................87
PHỤ LỤC: MẪU VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT .............................................88

Luận văn thạc sĩ Kinh tế



i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt

Diễn giải ý nghĩa

Giải thích

BSC

Balanced ScoreCard

Thẻ điểm cân bằng

CEO

Chief Executive Officer

Giám đốc điều hành

CNTT

Công nghệ thông tin
Key Performance Indicator Chỉ số đánh giá thực hiện
công việc

KPI
MBO


Management by
Objectives

Quản trị theo mục tiêu

OKRs

Objective Key Results

Mục tiêu và các kết quả then
chốt

PTGĐ

Phó tổng giám đốc

Luận
văn
thạc– sĩ được
Kinh
tếthi – Sự liên
Attainable
– Relevant
– Khả

SMART

Specific – Measurable –


Cụ thể - Có thể đo lường

Time bound

quan – Có thời hạn


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: So sánh OKRs cam kết và OKRs mở rộng ......................................... 19
Bảng 2.1: So sánh MBO và OKRs tại Intel ......................................................... 26
Bảng 2.2: So sánh trước và sau khi áp dụng quy trình Check-in tại Adobe System
.............................................................................................................................. 36
Bảng 3.1: Các lưu ý khi điều hành cuộc họp ngắn ............................................. 71
Bảng 3.2: Lưới ERRC ......................................................................................... 76
Bảng 3.3: Các mốc thời gian thực hiện quy trình triển khai OKRS tại doanh nghiệp
.............................................................................................................................. 80
Hình 1.1: Quy trình quản trị mục tiêu ................................................................. 10
Hình 1.2: Cơng thức xây dựng OKRs ................................................................. 16
Hình 1.3: Quy trình triển khai phương pháp quản trị mục tiêu bằng cơng cụ OKRs
.............................................................................................................................. 19
Hình 3.1: Mơ hình check in theo Felipe Castro .................................................. 73
Hình 3.2: Một chu kỳ OKRs điển hình ............................................................... 79

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


iii


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn “Quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs tại một số công ty cơng nghệ
điển hình trên thế giới và đề xuất áp dụng cho các công ty công nghệ Việt Nam” hệ
thống hóa những vấn đề chung về phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs,
nghiên cứu thực trạng sử dụng OKRs tại 4 cơng ty cơng nghệ điển hình trên thế giới
để thấy được sự cần thiết ứng dụng phương pháp này tại các công ty công nghệ Việt
Nam. Luận văn gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp quản trị mục tiêu bằng cơng cụ OKRs.
Tại chương này, tác giả trình bày quá trình phát triển của các lý thuyết quản trị và sự
xuất hiện của lý thuyết quản trị mục tiêu, từ đó hình thành nên các cơng cụ quản trị
trong đó có cơng cụ quản trị mục tiêu OKRs. Khái niệm, đặc điểm, quy trình xây
dựng, cấu trúc của phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs cũng được
trình bày ngắn gọn trong phần lý thuyết. Bên cạnh đó, điều kiện và sự cần thiết ứng
dụng OKRs trong quản trị mục tiêu cho các doanh nghiệp cũng được tóm tắt trong
chương 1.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Chương 2: Quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs tại một số cơng ty cơng nghệ
điển hình trên thế giới. Các công ty công nghệ tiêu biểu được lựa chọn để nghiên cứu
tại chương 2 bao gồm: Tập đoàn Intel trong giai đoạn từ năm 1974 đến nay, Tập đoàn
Google từ năm 2000 đến nay, Công ty Adobe System từ năm 2012 đến nay và Công
ty Persol Process & Technology – Japan từ năm 2017 đến nay. Từ nghiên cứu về việc
áp dụng công cụ OKRs trong quản trị mục tiêu tại các cơng ty cơng nghệ nói trên, tác
giả đã có những đánh giá chung về tác động tích cực của OKRs tới sự phát triển của
các công ty nhằm phân tích nguyên nhân và đưa ra được những lợi ích khi sử dụng
OKRs vào quản trị mục tiêu. Hiệu quả việc sử dụng công cụ OKRs khẳng định sự
cẩn thiết áp dụng OKRs trong quản trị mục tiêu cho các công ty công nghệ trong điều
kiện phù hợp, là bài học cho các công ty công nghệ tại Việt Nam để lựa chọn trong
giai đoạn hiện nay và làm cơ sở để tác giả đề xuất quy trình ứng dụng.

Chương 3: Đề xuất áp dụng công cụ OKRs vào quản trị mục tiêu tại một số
công ty công nghệ Việt Nam.
Tại chương 3, việc khảo sát 50 doanh nghiệp cơng nghệ Việt Nam trong đó có ví dụ


iv

về công ty đã và đang áp dụng OKRs trong quản trị mục tiêu là tập đoàn FPT cho
thấy được thực trạng sử dụng OKRs tại nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hiện
nay. Những điều kiện phù hợp để áp dụng bộ công cụ này cũng như những hạn chế
mà nhiều công ty đang gặp phải cho thấy sự cần thiết xây dựng một quy trình OKRs
tiêu chuẩn. Mơ hình triển khai OKRs trong quản trị mục tiêu gồm 07 bước được tác
giả đề xuất cho các công ty công nghệ để áp dụng vào thực tế.
Luận văn sử dụng nhiều tài liệu tham khảo và các thông tin thứ cấp, kết quả
phân tích tổng hợp từ thực tế được trình bày chi tiết dưới đây.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ và môi trường kinh doanh
nhiều biến động như hiện nay, mọi doanh nghiệp dù là qui mô lớn hay qui mô vừa và
nhỏ, nếu khơng có định hướng thay đổi phù hợp với thị trường thì việc bị đào thải là
điều khơng thể tránh khỏi. Do đó, việc áp dụng các phương pháp quản trị mới vào
quản trị doanh nghiệp với những đặc điểm ưu việt luôn cần được xem xét lựa chọn .
Một ví dụ điển hình cho sự thành công trong việc áp dụng phương pháp quản
trị mới là Google – cơng ty cơng nghệ đa quốc gia có trụ sở chính tại Mỹ. Được

thành lập bởi hai nghiên cứu sinh của đại học Stanford ở California từ một căn phòng
nhỏ trên lầu của một tiệm bán kem tại thành phố Palo, với sứ mệnh táo bạo mà họ đặt
ra “sắp xếp lại thông tin cho cả thế giới”, điều gì đã giúp Google đạt được thành cơng
như ngày nay? Bên cạnh đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn và chiến lược xuất sắc, Google
ngay từ những ngày đầu hoạt động đã lựa chọn một phương pháp quản trị chưa hề
phổ biến nhưng đúng đắn và hiệu quả để duy trì cho đến tận ngày nay, giúp Google

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

phát triển vượt bậc, đó là phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs.
Hiện nay, nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới cũng đã và đang áp dụng phương
pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs và đạt được những thành tựu to lớn. Đặc
biệt phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs được các tập đồn cơng nghệ
tiên tiến lựa chọn là phương pháp quản trị ưu tiên hàng đầu. Thành cơng của Intel,
của Google và nhiều tập đồn lớn trên thế giới đã khẳng định tính hiệu quả của OKRs
trong quản trị các mục tiêu kinh doanh và thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên
của doanh nghiệp và đặc biệt phù hợp đối với các công ty công nghệ.
Tuy vậy ở Việt Nam, phương pháp quản trị mục tiêu bằng cơng cụ OKRs cịn
khá mới mẻ đối với các công ty công nghệ. Năm 2019, phương pháp quản trị mục
tiêu bằng công cụ OKRs đã được triển khai áp dụng tại FPT – tập đồn cơng nghệ
hàng đầu Việt Nam. Sự quan tâm của các công ty công nghệ nội địa với một phương
pháp quản trị mục tiêu phù hợp và tối ưu nhằm hỗ trợ công tác quản trị đã dần trở nên
mạnh mẽ nhưng để áp dụng tốt một cơng cụ nào đó vào thực tế cần có hiểu biết sâu
sắc để tránh việc sử dụng chỉ mang tính hình thức và khơng đạt hiệu quả. Mặc dù


2

phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs có mơ hình tương đối đơn giản
có thể sử dụng linh hoạt tại các loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng sẽ có những

u cầu bắt buộc nếu khơng nắm chắc sẽ khó khăn trong khâu hướng dẫn và triển
khai tới nhân viên. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu về phương pháp quản trị mục tiêu
bằng công cụ OKRs để có hiểu biết chính xác và đưa ra được mơ hình phù hợp với
các cơng ty cơng nghệ Việt Nam sao cho đạt được hiệu quả quản trị tốt nhất là vấn
đề cấp bách và có ý nghĩa thiết thực.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam hiện nay, các cơng trình nghiên cứu về phương pháp quản trị mục
tiêu bằng cơng cụ OKRs cịn rất ít. Khi nghiên cứu về phương pháp quản trị mục tiêu,
các cơng trình phổ biến nghiên cứu các công cụ như MBO, BSC-KPI. Một số cơng
trình tiêu biểu về vấn đề này có thể kể ra là: Luận văn thạc sỹ “Hệ thống quản trị mục
tiêu bằng công cụ thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) tại
công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Lam” của tác giả Nguyễn Mạnh Phú – CH 18B2012 Đại học Ngoại thương, luận văn thạc sỹ “Ứng dụng quản trị mục tiêu BSC và

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

KPI tại công ty phần mềm FPT: Thực trạng và giải pháp” tác giả Trần Thùy Dương
– Khóa 19B-2014 Đại học Ngoại thương, “Ứng dụng phương pháp quản trị bằng
mục tiêu MBO trong tổ chức hành chính” tác giả Đặng Khắc Anh, tạp chí quản lý nhà
nước, tháng 4/2009, số 159 trang 38 – 42. Đây là những cơng trình khoa học đề cập
tới các phương pháp quản trị mục tiêu, phân tích làm rõ tổng quan về phương pháp
quản trị theo mục tiêu MBO, đánh giá những ưu nhược điểm của phương pháp, nhưng
mới chỉ dừng lại ở các phương pháp đã được sử dụng phổ biến là MBO, BSC-KPI.
Trên thế giới, một số cuốn sách viết về phương pháp quản trị mục tiêu OKRs đã được
dịch sang tiếng Việt, dưới góc độ thực hành từ phân tích các doanh nghiệp thực tế có
thể kể tới như: Cuốn sách “Measure what matters” của tác giả John Doerr với tựa đề
tiếng Việt là “Làm điều quan trọng” được dịch bởi dịch giả Lương Trọng Vũ, Nhà
xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, cuốn “OKRs – Phương pháp
thiết lập mục tiêu và quản lý công việc vượt trội” của tác giả Kazuhiro Okuda được
dịch bởi dịch giả Trần Cẩm – Nhà xuất bản Công thương năm 2020. Cuốn sách “Làm
điều quan trọng” ghi chép lại quá trình hình thành của phương pháp quản trị mục tiêu



3

bằng công cụ OKRs và ứng dụng của phương pháp này tại các doanh nghiệp hàng
đầu trên thế giới, trong đó điển hình là các cơng ty cơng nghệ hàng đầu như Intel,
Google, Adobe System. Nếu như tác giả John Doerr viết về OKRs tại các công ty ở
Châu Mỹ nơi OKRs hình thành và phát triển thì trong cuốn sách “OKRs phương pháp
thiết lập mục tiêu và quản lý công việc vượt trội”, tác giả Kazuhiro Okuda đã dẫn dắt
đầy đủ cụ thể và súc tích tầm quan trọng của OKRs, khái niệm, cách thức triển khai
và những điều cần lưu ý khi vận dụng OKRs. Đặc biệt sự phù hợp của OKRs không
chỉ dừng lại ở những công ty phương Tây mà còn cấp thiết và phù hợp với các công
ty Nhật Bản – nơi được coi là có nền văn hóa quản trị truyền thống và bảo thủ. Cuốn
“Objectives and Key Results” tác giả Paul R.Niven và Ben Lamorte với tựa tiếng
Việt là “OKRs – Nguyên lý và thực tiễn” được dịch bởi tác giả Trần Xuân Hải và
nhóm Missionizer, cuốn “Radical Focus” tác giả Christina Wodtke tựa tiếng Việt
“OKRs bí mật của tăng trưởng” do Trần Vũ dịch đưa ra các công thức cơ bản nhất để
áp dụng OKRs cho cá nhân và tổ chức. Các cuốn sách của các tác giả trên thế giới
viết về OKRs từ những trải nghiệm thực tế và đúc kết kinh nghiệm của nhiều doanh

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

nghiệp khi ứng dụng OKRs trong quản trị.

OKRs là phương pháp được kế thừa và phát triển từ MBO tuy nhiên, phương
pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs là ứng dụng còn khá mới mẻ trong quản
trị doanh nghiệp tại Việt Nam mặc dù phương pháp này đã được sử dụng tại nhiều
doanh nghiệp lớn trên thế giới. Tập đồn FPT và các cơng ty thành viên là đơn vị đi
đầu trong việc áp dụng phương pháp OKRs và cũng chỉ mới chính thức đưa vào hệ
thống quản trị từ năm 2019, do đó chưa có cơng trình khoa học trong nước nghiên

cứu về đề tài này.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã giới thiệu về công cụ OKRs như là giải pháp
quản lý nhân sự và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp bền vững, tạo nên cơ sở lý thuyết
về phương pháp quản trị mục tiêu bằng OKRs trong kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp đạt được những thành quả mà họ mong muốn. Tuy nhiên mỗi tổ chức sẽ có
những điểm khác biệt, và các cơng ty cơng nghệ lại có những đặc thù riêng, đồng thời
trong thời điểm thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì doanh nghiệp cần quan
tâm nhiều hơn đến hai câu hỏi: “Chúng ta muốn đạt được điều gì?” và “Làm thế nào


4

để chúng ta đạt được điều đó?”. Và phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ
OKRs được coi là đáp án cho hai câu hỏi đó. Đồng thời phương pháp quản trị này
còn đặc biệt phù hợp với các công ty công nghệ.
Vậy điều kiện nào để doanh nghiệp, đặc biệt là các cơng ty cơng nghệ có thể
lựa chọn OKRs vào quản trị mục tiêu? Khi áp dụng công cụ này, các doanh nghiệp
cần lưu ý những vấn đề gì để có thể sử dụng hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh
doanh? Qui trình triển khai OKRs như nào sẽ là tối ưu và các bộ phận trong một
doanh nghiệp sẽ có vai trị gì trong quy trình thực hiện đó? Đó là những vấn đề cần
nghiên cứu và đúc kết, chính là khoảng trống trong nghiên cứu hiện nay địi hỏi một
cơng trình khoa học chun sâu. Do đó việc nghiên cứu mang tính học thuật về
phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs và đề xuất qui trình áp dụng cho
các cơng ty cơng nghệ tại Việt Nam là rất cần thiết. Chính vì vậy đề tài “Quản trị mục
tiêu bằng cơng cụ OKRs tại một số cơng ty cơng nghệ điển hình trên thế giới và đề
xuất áp dụng cho các công ty công nghệ Việt Nam” là một hướng nghiên cứu phù
hợp với xu hướng phát triển và đáp ứng được nhu cầu của nhiều công ty công nghệ

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


hiện nay góp phần vào việc đề xuất một công cụ để quản trị mục tiêu doanh nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu
Ba mục đích nghiên cứu chính của đề tài là:
1/ Phân tích các vấn đề về phương pháp quản trị mục tiêu nói chung, phương

pháp quản trị mục tiêu bằng cơng cụ OKRs nói riêng để hình thành cơ sở lý luận và
xác định được đối tượng phù hợp có thể sử dụng công cụ này;
2/ Nghiên cứu thực tiễn áp dụng công cụ OKRs trong quản trị mục tiêu tại các
cơng ty cơng nghệ điển hình trên thế giới để đánh giá nguyên nhân thành công và rút
ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các công ty công
nghệ;
3/ Từ lý thuyết và thực tiễn, đề xuất qui trình chi tiết triển khai phương pháp
quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs cho các công ty công nghệ của Việt Nam.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là:


5

-

Hệ thống hóa những vấn đề chung về phương pháp quản trị mục tiêu bằng
công cụ OKRs.

-


Thực trạng sử dụng phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs tại
một số cơng ty cơng nghệ điển hình trên thế giới (3 cơng ty có trụ sở chính tại
Mỹ và 1 cơng ty có trụ sở chính tại Nhật Bản), đánh giá kết quả và nguyên
nhân của thành công trong việc sử dụng phương pháp quản trị này tại các công
ty nghiên cứu.

-

Sự cần thiết ứng dụng phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs tại
các công ty cơng nghệ Việt Nam hiện nay và mơ hình hóa quy trình triển khai
phương pháp quản trị này sao cho có hiệu quả.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu là phương pháp quản trị mục tiêu

bằng công cụ OKRs và thực tiễn áp dụng tại một số công ty cơng nghệ điển hình trên
thế giới: Intel, Google, Adobe và Persol Process & Technology – Japan.
4.2.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu điều kiện, cách thức và
kết quả áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu bằng cơng cụ OKRs tại các cơng ty
cơng nghệ điển hình trên thế giới (4 công ty) nhằm xây dựng mô hình và đề xuất áp

dụng cho các cơng ty cơng nghệ Việt Nam.
Về không gian nghiên cứu: đối tượng được nghiên cứu là việc áp dụng phương
pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs tại các công ty công nghệ điển hình trên
thế giới gồm: tập đồn Intel (Mỹ), tập đồn Google (Mỹ), cơng ty Adobe System
(Mỹ) và Persol Process & Technology Japan (Nhật Bản).
Về thời gian nghiên cứu: Thời gian áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu
bằng công cụ OKRs tại các công ty được nghiên cứu gồm: từ năm 1974 đến nay với
tập đoàn Intel; từ năm 2000 đến nay với tập đoàn Google, từ năm 2012 đến nay với
công ty Adobe System; từ năm 2017 đến nay với công ty Persol Process &
Technology – Japan; và đề xuất giải pháp cho các công ty công nghệ Việt Nam cho
các năm tiếp theo.


6

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp phi thực
nghiệm cụ thể là điều tra thông qua bảng hỏi, và phương pháp phân tích và tổng hợp.
Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm là phương pháp thu thập số liệu dựa
trên quan sát sự vật, hiện tượng từ đó rút ra quy luật. Điều tra thông qua bảng hỏi là
một trong số những phương pháp thực hiện của phương pháp nghiên cứu phi thực
nghiệm. Bảng hỏi được xây dựng phục vụ nghiên cứu trong đề tài gồm 13 câu hỏi có
các đáp án được phân loại sẵn để đối tượng nghiên cứu lựa chọn nhằm đạt được mục
tiêu nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp gồm 2 giai đoạn: Phân tích và tổng hợp.
-

Giai đoạn phân tích: Đối tượng nghiên cứu trước hết được phân chia

thành những bộ phận, yếu tố, điều kiện áp dụng để phát hiện ra bản chất, quy

luật và tính phù hợp của đối tượng phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Ở đề tài này,
đối tượng nghiên cứu là các công ty công nghệ điển hình trên thế giới được
phân thành các giai đoạn: trước – trong và sau khi áp dụng mơ hình quản trị

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

mục tiêu bằng công cụ OKRs.
-

Giai đoạn tổng hợp: Từ kết quả phân tích để xác định được tính phù

hợp và hiệu quả của đối tượng nghiên cứu nhằm đề xuất áp dụng. Với đề tài
nghiên cứu này, sử dụng kết quả phân tích đối tượng là các cơng ty cơng nghệ
điển hình trên thế giới để tổng hợp đưa ra mơ hình đề xuất cho các cơng ty
cơng nghệ Việt Nam.
6. Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy đến thời điểm hiện nay chưa có một
cơng trình nghiên cứu nào ở cấp độ thạc sỹ đề cập đến phương pháp quản trị mục tiêu
bằng công cụ OKRs mặc dù đây là một xu hướng quản trị đang được lựa chọn và sử
dụng nhiều trong các doanh nghiệp hiện nay đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực
cơng nghệ. Chính vì luận văn này sẽ có đóng góp mới cho việc nghiên cứu về phương
pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs. Bên cạnh luận văn cũng mang ý nghĩa
thực tiễn trong việc mơ hình hóa qua trình triển khai áp dụng OKRs hiệu quả vào quá
trình quản trị doanh nghiệp cho các cơng ty cơng nghệ Việt Nam, thậm chí có thể mở


7

rộng đối với các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs
Chương 2. Quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs tại một số cơng ty cơng nghệ điển
hình trên thế giới
Chương 3. Đề xuất áp dụng công cụ OKRs vào quản trị mục tiêu tại một số công ty
công nghệ Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ MỤC TIÊU
BẰNG CÔNG CỤ OKRs
1.1. Khái quát về quản trị mục tiêu trong các doanh nghiệp
1.1.1. Quá trình phát triển của các lý thuyết quản trị và sự xuất hiện lý thuyết quản
trị mục tiêu
Học thuyết quản trị cổ điển hình thành từ đầu thế kỷ 20 do Frederich Winslow
Taylor đặt nền móng với cuốn sách “Các nguyên tắc quản lý theo khoa học” xuất bản
vào năm 1911 được gọi là lý thuyết quản trị khoa học. Lý thuyết quản trị khoa học đề
cập đến các vấn đề trong quan hệ quản lý giữa người chủ và thợ (người làm th);
tiêu chuẩn hóa các cơng việc; chun mơn hóa lao động; lựa chọn cơng cụ lao động
thích hợp và mơi trường lao động phù hợp; quan niệm “con người kinh tế”.
Năm 1916 lý thuyết quản trị hành chính được đưa ra ở Pháp bởi Henry Fayol
được thể hiện trong cuốn sách “Quản lý hành chính chung và trong cơng nghiệp” tiếp

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


cận vấn đề quản trị từ trên xuống dưới, tập trung vào bộ máy lãnh đạo; lý thuyết đề
cập đến 14 nguyên tắc trong quản trị hành chính; và đặc biệt đề cập đến vấn đề về
con người và đào tạo trong quản lý.
Nếu như các lý thuyết quản trị cổ điển tập trung nghiên cứu vào người quản lý
và tầng lớp lãnh đạo thì đến những năm 1920-1930, học thuyết tâm lý xã hội đã quan
tâm đến vai trò của người lao động. Các tư tưởng quản trị của Mary Parket Follet,
học thuyết của Elton Mayo, lý thuyết về bản chất con người (hay còn gọi là học thuyết
X-Y), và lý thuyết về hệ thống nhu cầu con người của Maslow đã chỉ ra được tầm
quan trọng của người lao động đến động lực phát triển của tổ chức.
Học thuyết quản trị định lượng trong giai đoạn 1970-1980 tập trung vào việc
sử dụng các kỹ thuật định lượng từ sự hỗ trợ của máy điện toán để phục vụ cho việc
lựa chọn các quyết định tối ưu.
Học thuyết quản trị theo hướng hội nhập hiện đại như quản trị theo quá trình
(MBP), lý thuyết hệ thống, lý thuyết Z của William Ouchi chú trọng đến bản chất của
quản trị là thực hiện liên tục các chức năng của quản trị gồm hoạch định, tổ chức,
điều khiển và kiểm sốt. Bên cạnh đó các học thuyết này đã nhìn nhận và đề cập đến


9

tính đa chiều của tổ chức, gồm sự tập hợp của nhiều giá trị và con người, tổ chức
không độc lập mà có sự tương tác với mơi trường tạo nên văn hóa doanh nghiệp.
Phát triển hơn nữa là các lý thuyết quản trị hiện đại như lý thuyết quản trị tuyệt
hảo và lý thuyết quản trị sáng tạo. Các lý thuyết này tập trung vào đích đến của doanh
nghiệp và tạo ra được các giá trị cho khách hàng, giá trị cho công ty, giá trị cho người
lao động bằng việc vận dụng tính sáng tạo và sự hợp tác của nhân viên.
Chính sự phát triển tất yếu này địi hỏi hình thành các phương pháp quản trị
phù hợp trong đó có phương pháp quản trị theo mục tiêu được gọi là MBO.
Thuật ngữ quản trị theo mục tiêu MBO xuất hiện lần đầu vào năm 1954, trong
cuốn sách “Thực hành quản trị – The Practice of Management” của tác giả Peter F.

Drucker. Tiến sĩ kinh tế học Peter F. Drucker đã nghiên cứu và phát triển lý thuyết
quản trị mục tiêu sau nhiều năm tư vấn quản trị cho các tập đồn lớn trên thế giới
trong đó có tập đoàn General Motors Corporation (GM - một hãng sản xuất ô tô hàng
đầu thế giới trong 77 năm liên tục từ 1931 đến 2007). Tại thời điểm trước khi hoàn
thiện lý thuyết quản trị theo mục tiêu, việc quản lý trong các doanh nghiệp thường

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

theo mơ hình ra lệnh và làm theo. Tuy nhiên Peter Drucker quan niệm người lao động
là tài sản của doanh nghiệp và xu hướng của thời đại lao động trí thức là khả năng
sáng tạo của người lao động sẽ giúp doanh nghiệp biến đổi và phát triển. Chính vì
vậy, quản trị theo mục tiêu trở thành một hệ thống quản trị hoàn thiện trên tinh
thần: Các nhà quản lý và nhân viên cùng thiết lập, ghi nhận và giám sát các mục tiêu
trong một khoảng thời gian cụ thể.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, quy trình, ý nghĩa và những hạn chế của phương pháp
quản trị theo mục tiêu
1.1.2.1. Khái niệm quản trị theo mục tiêu
Phương pháp quản trị theo mục tiêu (Management by Objectives) còn gọi là
MBO là một trong số những phương pháp quản trị kinh doanh hiện đại đã và đang
được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay.
Vậy quản trị theo mục tiêu là gì? Một số khái niệm được đề cập đến trong các
tài liệu nghiên cứu về vấn đề này như sau:
“Quản trị theo mục tiêu là việc mỗi thành viên trong tổ chức tự nguyện ràng


10

buộc và tự cam kết hành động của mình trong suốt quá trình từ hoạch định – tổ chức
– điều khiển – kiểm tra của tổ chức” (Nguyễn Ngọc Huyền, 2013, tr.37)
“Quản trị theo mục tiêu là một phương pháp quản lý trong đó các nhà quản lý

và nhân viên cùng thiết lập, ghi nhận và giám sát các mục tiêu trong một khoảng thời
gian cụ thể” (Mai Xuân Đạt, 2020)
Qua các định nghĩa trên, có thể hiểu phương pháp quản trị theo mục tiêu sẽ đặt
các mục tiêu cá nhân có thể đo lường được dựa trên các mục tiêu của tổ chức. Để
triển khai phương pháp quản trị theo mục tiêu, các nhà quản trị cần giám sát tất cả
các mục tiêu riêng lẻ có thể phối hợp để cùng hướng tới mục tiêu chung của tổ chức.
Có thể hình dung các mục tiêu riêng lẻ như những mảnh ghép nhỏ cần được giám sát,
quản lý để hợp nhất thành một bức tranh tổng thể. Mục đích của phương pháp quản
trị theo mục tiêu là quản lý mục tiêu cá nhân để hướng tới đạt mục tiêu chung của
toàn tổ chức.
1.1.2.2. Đặc điểm của phương pháp quản trị theo mục tiêu
Các đặc điểm chính của phương pháp quản trị theo mục tiêu bao gồm:
-

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Các mục tiêu được đặt ra bằng văn bản và các nhà quản lý liên tục theo dõi để
kiểm tra tiến độ thực hiện.

-

Phần thưởng dành cho nhân viên cũng sẽ căn cứ theo mức độ hoàn thành mục tiêu.

-

Thiết lập mục tiêu và đánh giá hiệu quả công việc do các nhà quản lý liên quan
thực hiện.

-


Mục tiêu trong MBO được thiết lập cho tất cả các cấp của tổ chức.

-

Chuyển từ mục tiêu chung của tổ chức thành các mục tiêu cá nhân để tăng mức
độ cam kết hồn thành và hướng tới hiệu suất cơng việc, trách nhiệm cơng
việc cao hơn.

-

Có đánh giá định kỳ về hiệu suất, nhân viên được cung cấp thông tin hiệu suất
thực tế so với hiệu suất mục tiêu để có cái nhìn rõ hơn về hiệu quả cơng việc.


11

1.1.2.3. Quy trình của phương pháp quản trị theo mục tiêu
Về cơ bản, phương pháp quản trị theo mục tiêu được xây dựng dựa trên quy
trình gồm 4 bước được mơ tả như hình dưới đây:
Bước 1:
Thiết lập
mục tiêu

Bước 4:
Đánh giá
hiệu suất

Bước 2:
Kế hoạch
hành động


Bước 3:
Theo dõi
tiến độ
Hình 1.1: Quy trình quản trị mục tiêu

Nguồn:tế
Mai Xuân Đạt, (2020)
Luận văn thạc sĩ Kinh

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Mục tiêu dài hạn của tổ chức như tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược được xác định
ngay từ đầu. Sau đó, ban lãnh đạo mới quyết định các mục tiêu cụ thể cần đạt được
trong khung thời gian nhất định.
Bước 2: Kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động là việc cụ thể hóa các bước để đạt được mục tiêu. Kế
hoạch hành động cung cấp cho nhân viên cách thức, các chỉ dẫn, những bước cần
tuân thủ để hướng tới mục tiêu.
Bước 3: Theo dõi tiến độ
Ghi nhận, giám sát, theo dõi tiến độ hồn thành mục tiêu giúp tổ chức kịp thời
có những thay đổi, điều chỉnh hợp lý khi cần thiết.
Bước 4: Đánh giá hiệu suất
Cần so sánh kết quả đạt được so với hiệu suất mong muốn đề ra ban đầu. Chính
việc đánh giá này sẽ cung cấp cơ sở để xem xét tiến độ hồn thành mục tiêu.
Tóm lại, MBO hướng tới việc nâng cao hiệu suất của tổ chức bằng cách xác


12


định rõ ràng các mục tiêu và kết quả cuối cùng có thể đo lường được. Để đạt được
mục tiêu, MBO cần sự nhất trí và đồng lịng thực hiện của cả lãnh đạo và nhân viên.
Ứng dụng của MBO trong thực tế:
Ra đời từ gần 70 năm trước, MBO đã có lịch sử phát triển khá dài và được
nhiều công ty hàng đầu trên thế giới đã áp dụng. Tại Hewlett-Packard (HP), MBO
được cơng nhận là một chính sách quan trọng, góp cơng to lớn vào thành cơng của
cơng ty. Nhiều công ty khác cũng đã đánh giá cao hiệu quả của MBO như Xerox,
DuPont, Intel…
Mục tiêu có thể được đặt ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, chẳng hạn như
sản xuất, tiếp thị, dịch vụ, bán hàng, nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực, tài
chính và hệ thống thông tin. Mục tiêu trong MBO là của cả cơng ty, bộ phận, phịng
ban và đến từng nhân viên. Cụ thể hóa mục tiêu giúp nhân viên hình dung những gì
cần làm và làm như thế nào.
Trong mơ hình MBO, các nhà quản lý là người xác định sứ mệnh và mục tiêu
chiến lược của doanh nghiệp. Các mục tiêu được đặt ra bởi các nhà quản lý cấp cao

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

nhất dựa trên phân tích về những gì có thể và nên được tổ chức hoàn thành trong một
khoảng thời gian cụ thể. Chức năng của những người quản lý này có thể được tập
trung bằng cách chỉ định một người quản lý dự án, người có thể giám sát và kiểm sốt
các hoạt động của các bộ phận khác nhau.
Trong nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, bắt đầu từ cuối những năm 1990,
MBO đã được sử dụng làm cơ sở của Hệ thống thành quả dựa trên hiệu suất (SeikaShugi), sử dụng các mục tiêu rõ ràng để đo lường hiệu suất.
1.1.2.4. Ý nghĩa của phương pháp quản trị theo mục tiêu
Phương pháp quản trị theo mục tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức
trong các vấn đề:
-

Đo lường và theo dõi tiến trình:


Quản lý theo phương pháp quản trị mục tiêu MBO cho phép tổ chức đo lường và
theo dõi tiến trình đạt được mục tiêu một cách rõ ràng. Tổ chức sẽ cần ghi nhận, giám
sát, theo dõi tiến độ hoàn thành mục tiêu để giúp tổ chức kịp thời có những thay đổi,
điều chỉnh hợp lý khi cần thiết. Đồng thời, khi triển khai MBO, cần so sánh kết quả


13

đạt được với hiệu suất mong muốn đề ra ban đầu. Chính việc đánh giá này sẽ cung
cấp cơ sở để tổ chức xem xét tiến độ hoàn thành mục tiêu.
-

Thúc đẩy doanh nghiệp phát triển:

MBO xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp.
MBO giúp nhân viên nhìn nhận được những đóng góp cụ thể của mình vào việc đạt
được mục tiêu chung của tổ chức, biết mình làm việc vì điều gì. Qua đó, hiệu suất,
động lực làm việc và cả lịng trung thành, gắn bó với tổ chức của nhân viên được cải
thiện và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
MBO giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu, những kỳ vọng mà lãnh đạo mong muốn
họ thực hiện, nhờ đó nhân viên hiểu được tầm nhìn của lãnh đạo, hiểu rõ lý do tại sao
cần đặt ra các mục tiêu như vậy và có động lực hồn thành mục tiêu hơn.
Với MBO, quản lý và nhân viên cùng thiết lập, ghi nhận và giám sát các mục tiêu
trong một khoảng thời gian cụ thể. Do đó, các mục tiêu cũng đã xem xét yếu tố phù
hợp với từng nhân viên, phịng ban, nhóm. Việc thực hiện mục tiêu lúc này sẽ thoải
mái hơn với nhân viên, giúp họ làm việc hiệu quả hơn.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế


Phương pháp quản trị theo mục tiêu giúp nhân viên có thể thiết lập mục tiêu vừa
sức, giúp nhà quản trị cân nhắc sự phù hợp với từng nhân viên, cho phép nhân viên
tự quyết định khi làm việc. Nhân viên được phản hồi và ghi nhận cơng bằng khi hồn
thành nhiệm vụ… Những điều này giúp nhân viên cảm thấy tích cực, được đánh giá
cơng bằng và càng có động lực làm việc hơn
Hệ thống phân cấp trong MBO rất rõ ràng. Do đó, mọi người biết chính xác cơng
việc của mình, quyền hạn tới đâu, cần báo cáo và liên hệ với ai… Từ đó mà đảm bảo
kỷ luật, cũng như tiết kiệm thời gian giải quyết các vấn đề trong công việc.
-

Xác định đích đến cho từ nhân viên tới tồn tổ chức:

MBO chỉ ra mục tiêu rõ ràng mà công ty và mỗi nhân viên cần đạt được, giống
như việc chỉ sẵn đích đến cho mỗi thành viên. Điều này giúp đảm bảo công ty và mọi
thành viên luôn đi đúng hướng trong quá trình làm việc. Cách tiếp cận mục tiêu của
mỗi các nhân có thể khác nhau, tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Tuy nhiên,
dù xuất phát từ đâu, đi theo hướng nào, mọi thành viên trong công ty đều sẽ không bị
mất hướng và cùng đi tới mục tiêu chung đã định rõ.


×