Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÀI TẬP LÍ THUYẾT 1 MÔN TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.57 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÍ NGUỒN NHÂN LỰC
====000====

BÀI TẬP LÍ THUYẾT 1
MƠN TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG 2

Lớp: Tổ chức và định mức lao động 2 (122)_01
Giảng viên: Vũ Thị Uyên
Nhóm 2

HÀ NỘI – 09/2022


CHƯƠNG III: ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG CHO MỘT SỐ CÔNG
VIỆC TIÊU BIỂU
Phần III. Định mức lao động cho công nhân thực hiện các cơng việc sửa chữa máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh
1. Phân loại sửa chữa máy móc
a. Nhóm 1: Sửa chữa theo kế hoạch dự phịng
Là những cơng việc sửa chữa đã được lên kế hoạch trước về số lượng, thành phần và
cả thời điểm tiến hành. Bao gồm các loại công việc sau:
+ Bảo dưỡng máy móc thiết bị: theo dõi tình hình hoạt động của máy móc
thiết bị, kiểm tra nội quy việc sử dụng máy, điều chỉnh máy, vệ sinh
máy, thay dầu, bơm mỡ,... (có thể do cơng nhân hoặc thợ sửa chữa đảm
nhận).
+ Kiểm tra định kỳ: xem xét máy theo kế hoạch nhằm tìm ra những điểm
bất thường, phát hiện những chi tiết hay bộ phận sắp hỏng cần thay thế
trong kỳ sửa chữa mới.
Trong sửa chữa theo kế hoạch dự phịng có thể phân thành 3 loại kỳ sửa chữa:
+ Sửa chữa nhỏ: khơng địi hỏi phải tháo rời toàn bộ máy mà chỉ cần tháo


bỏ những bộ phận cần sửa chữa đã được xác định trong kỳ kiểm tra,
thay thế một số chi tiết đã bị mịn khơng sử dụng được và điều chỉnh
một số bộ phận máy nhằm đảm bảo cho máy móc hoạt động bình
thường.
+ Sửa chữa vừa: bao gồm cả việc thay thế và khôi phục các bộ phận bị
hao mòn và điều chỉnh máy để khơi phục sự hoạt động chính xác và
năng suất hoạt động của máy.
+ Sửa chữa lớn: là việc sửa chữa lại toàn bộ các bộ phận của máy để khơi
phục năng suất hoạt động của máy
Ví dụ: Sửa chữa máy khoan bàn (máy khoan đứng) hãng Bosch tại xưởng sản xuất
nhôm thép
- Các bước bảo dưỡng máy khoan cơ bản gồm vệ sinh và tra dầu.
- Kiểm tra định kì:
+ Sửa chữa nhỏ: mỗi 2 ngày 1 lần đề kiểm tra và thay mũi khoan mới
+ Sửa chữa vừa: mỗi tuần 1 lần để điều chỉnh lại máy
+ Sửa chữa lớn mỗi tháng 1 lần để kiểm tra toàn bộ máy và thay thế các bộ
phận đã hao mòn
b. Nhóm 2: Những cơng việc sửa chữa khơng có tính chất chu kì
Bao gồm những cơng việc sửa chữa nhưng khơng có tính chất chu kì khơng xác định
trước được về số lượng ,thành phần và và thời điểm tiến hành sửa chữa.


Ví dụ: Dây điện của máy khoan bị chuột cắn hỏng, công nhân sử dụng máy quá công
suất dẫn đến một số bộ phận của máy bị quá tải,… cần phải sửa chữa, thay thế ngay
lập tức
2. Sửa chữa định mức
Căn cứ vào nội dung, tính chất, đặc điểm của các loại công việc sửa chữa, người ta
chia công việc sửa chữa định mức thành hai nhóm sau:
a. Sửa chữa theo kế hoạch dự phịng
Có 3 hình thức tổ chức công việc sửa chữa chủ yếu: tập trung, phân tán, kết hợp tập

trung và phân tán. Việc lựa chọn hình thức tổ chức sửa chữa phù hợp cần căn cứ vào
loại hình sản xuất, quy mơ doanh nghiệp, khối lượng công việc sửa chữa.
Để định mức lao động cho những công nhân loại này cần tiến hành như sau:
- Xác định bậc phức tạp sửa chữa (R): Thực tế việc xác định bậc phức tạp sửa
chữa cho các loại máy móc trong điều kiện sản xuất hiện nay của nước ta là khó khăn
do: các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị có nguồn gốc từ nhiều nước khác
nhau, nhiều loại máy đã cũ, khơng có lý lịch máy, khơng xác định được bậc hoặc chưa
có bậc phức tạp sửa chữa,... Vì vậy các phương pháp xác đinh bậc phức tạp sửa chữa
có thể sử dụng là dựa vào công thức thực nghiệm về bậc phức tạp sửa chữa đã có cho
các loại máy móc thiết bị để tính.
Ví dụ: Bậc phức tạp sửa chữa của máy khoan bàn được xác định theo công thức sau :
R = a (0,1d + 0,001L + 0,012S)
Trong đó :
a là hệ số kết cấu máy
d = Đường kính lớn nhất của mũi khoan có thể lắp vào trục chính của máy, mm;
L = Khoảng cách từ tâm trục chính đến sống trượt ụ trục chính trên thân máy, mm;
S = Chiều cao hành trình của trục chính, mm;
- Xác định lượng lao động tiêu hao cho 1 đơn vị phức tạp sửa chữa: Để xác định
(t) cần chọn 1 đơn vị máy móc, thiết bị và tiến hành xây dựng nội dung mẫu các công
việc sửa chữa theo các dạng sửa chữa. Sau đó điều tra, khảo sát tiêu hao lao động thực
tế để thực hiện các công việc theo nội dung trên. Sau đó điều tra, khảo sát tiêu hao lao
động thực tế để thực hiện các công việc theo nội dung trên.
VD: Xây dựng nội dung mẫu các công việc sửa chữa nhỏ - thay mũi khoan mới. Sau
đó hực hiện khảo sát thực tế.
CK: - Chuẩn dụng cụ kiểm tra (đầu khoan, khóa đầu khoan,...)
PV: - Thời gian sắp xếp, di chuyển các máy khoan vào đúng chỗ…
TN:
- Thực hiện đưa khóa khoan vào đầu khoan,
- Xốy mở khóa khoan và thay đầu khoan
- Xốy đóng khóa khoan

NC: - Thời gian đi uống nước, đi vệ sinh,...


• Tính lượng lao động tiêu hao cho một đơn vị phức tạp sửa chữa của loại
máy móc, thiết bị:

• Lượng lao động tiêu hao cho công việc sửa chữa:
Lượng lao động tiêu hao cho công việc kiểm tra một đơn vị máy móc thiết bị tính theo
cơng thức:

Lượng lao động tiêu hao cho sửa chữa nhỏ, vừa và lớn đơn vị máy móc thiết bị tính
theo cơng thức:

• Tổng lượng lao động hao phí cho cơng việc sửa chữa theo kế hoạch dự
phịng một loại máy móc thiết bị trong năm:


Trong thực tế khi tính số lượng cơng nhân sửa chữa theo kế hoạch sửa chữa dự phịng
phải tính đến khả năng tăng năng suất lao động. Những công việc làm ngoài kế hoạch,
thời gian nghỉ phép năm và nghỉ ốm. Có thể tính theo cơng thức:

b. Phục vụ máy móc thiết bị giữa các thời kỳ sửa chữa:
Định mức lao động cho công nhân thực hiện các công việc phục vụ có tính chất
thường xun trong ca cũng rất khó khăn do đặc thù của từng cơng việc nên ta có thể
tính:
- Số lượng cơng nhân trực nhật sửa chữa có thể xác định theo cơng thức:

Trong đó:
m: số đơn vị thiết bị làm việc được phục vụ
Rtb: mức phức tạp sửa chữa trung bình của thiết bị trong bộ phận nghiên cứu

Mpv: mức phục vụ cho một thợ sửa chữa
Ví dụ: Số lượng cơng nhân trực nhật sửa chữa máy khoan= m.Rth.Kc/Mpv
Trong đó:
m: số máy khoan làm việc được phục vụ
Rtb: mức phức tạp sửa chữa trung bình của máy khoan trong bộ phận nghiên cứu
Mpv: mức phục vụ cho một thợ sửa chữa máy khoan


- Khi tính số lượng máy ( mức phục vụ) mà một thợ điều chỉnh phải phục vụ trong ca
người ta dùng cơng thức:

Trong đó
Kpv: hệ số bận việc của thợ điều chỉnh máy móc trang thiết bị trong ca
Tđc: mức thời gian trung bình để thực hiện một lần điều chỉnh thiết bị
Sđc: số lần phải điều chỉnh cho một máy trong ca (tính trung bình).
Ví dụ: Tính số lượng máy khoan mà một thợ điều chỉnh phải phục vụ = Tca.Kpv/
(tđc. Sđc)
Trong đó:
Kpv: hệ số bận việc của thợ điều chỉnh máy khoan trong ca
Tđc: mức thời gian trung bình để thực hiện một lần điều chỉnh máy khoan
Sđc: số lần phải điều chỉnh cho một máy khoan trong ca (tính trung bình).



×