BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN: TỔ CHỨC
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
DANH SÁCH NHÓM 6 - 52DN1
• 1. Nguyễn Thị Phương Huyền
• 2. Lê Thị Hường
• 3. Vũ Như Quỳnh
• 4. Nguyễn Đoàn Minh Trang
• 5. Lê Thị Hồng
• 6. Phan Thị Thu Hằng
• 7. Nguyễn Thị Thương
• 8. Đào Nguyễn Hà Trang
• 9. Vũ Thị Kim Dung
• 10. Nguyễn Thị Hoàng Anh
CHỦ ĐỀ:
PHƯƠNG PHÁP TÍNH DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO
Nội dung :
I. Khái niệm và tác động
II. Kết cấu
III. Nguyên tắc trích lập
IV. Ảnh hưởng
V. Ưu, nhược điểm
VI. Ví dụ
I: Khái niệm và tác động
A. Khái niệm:
1. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị
thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho.
2. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh
phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn
kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản
thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho bị giảm giá;
đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của
hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch
toán.
3. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn là giá bán ước tính của
hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước
tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán
chúng.
4. Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phản ánh trên Tài khoản 159 “Dự
phòng giảm giá hàng tồn kho” sử dụng để điều chỉnh trị giá gốc hàng tồn
kho của các tài khoản hàng tồn kho.
B. Tác động: Làm giảm quy mô của doanh nghiệp.
HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập khi giá trị thuần có thể thực hiện
được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối kỳ kế toán năm khi lập báo
cáo tài chính. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các
quy định của Chuẩn mực kế toán “Hàng tồn kho” và quy định của chế độ tài chính hiện
hành. Đối với các doanh nghiệp phải lập và công khai báo cáo tài chính giữa niên độ như
công ty niêm yết thì khi lập báo cáo tài chính giữa niện độ (báo cáo quí) có thể xem xét
và điểu chỉnh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập cho phù hợp với tình hình thực
tế theo nguyên tắc giá trị hàng tồn kho phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán theo giá trị
thuần có thể thực hiện được (Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc)
của hàng tồn kho.
3. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng
hoá, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dỡ dang, việc lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
4. Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực
hiện được của từng thứ vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dỡ dang, xác định
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niện độ kế toán tiếp theo:
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán
này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa
sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng
bán.
- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán
năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số
chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán
II. Kết cấu :
• Bên nợ: Giá trị DPGGHTK được hoàn nhập khi giảm giá vốn hàng bán trong kì.
• Bên có: Giá trị DPGGHTK đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kì.
• Số dư bên có: Giá trị DPGGHTK hiện có cuối kì.
III. Nguyên Tắc Trích lập:
Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18 - "Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm
tàng", một khoản dự phòng chỉ được phép trích lập khi thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
• DN có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả
từ một sự kiện đã xảy ra.
• Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải
thanh toán nghĩa vụ nợ;
• Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.
• Lưu ý: giá trị của khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho này sẽ được
DN hạch toán vào một tài khoản treo có số dư âm trên bảng cân đối kế toán và
hạch toán tăng khoản mục giá vốn hàng bán trong kỳ; DN phải trình bày được cơ
sở để xác định các khoản mục giá gốc hàng tồn kho, giá trị thuần có thể thực hiện
được của hàng tồn kho trên bản thuyết minh BCTC; DN niêm yết bắt buộc phải
công bố thông tin tài chính định kỳ sẽ phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho nếu tại thời điểm lập BCTC, giá gốc của hàng tồn kho của DN thấp
hơn giá trị thuần có thể thực hiện được.
• Xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm lập BCTC: tại mỗi
thời điểm lập BCTC, DN phải xem xét số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho đã trích lập và số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập: nếu
số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, thì DN không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho; nếu số
dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho, thì DN trích thêm vào khoản mục giá vốn hàng bán của DN phần chênh
lệch; nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào khoản mục
thu nhập khác.
Thông tư 228/2009/TT-BTC
Điều 4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
1. Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất,
vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất
phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…),
sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà
giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo
điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng
chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
- Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời
điểm lập báo cáo tài chính.
Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với
giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này
không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn
kho đó.
2. Phương pháp lập dự phòng:
Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:
Mức dự phòng
giảm giá vật tư
hàng hóa
=
Lượng vật tư hàng hóa
thực tế tồn kho tại thời
điểm lập báo cáo tài
chính
x
Giá gốc hàng
tồn kho theo sổ
kế toán
-
Giá trị thuần có thể
thực hiện được của
hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên
quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm
theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là
giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi
phí tiêu thụ (ước tính).
Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị
giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán
vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của
doanh nghiệp.
Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính
theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.
3. Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có
thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho theo các quy định tại điểm 1, điểm 2 Điều này.
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho;
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng
bán ra trong kỳ.
- Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng
tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn
hàng bán.
4. Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng:
a) Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do
không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật
nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:
Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản
thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên
nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.
Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản
chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do
người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).
b) Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản
trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên);
Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản
trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử
lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ
vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan
đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ
sở hữu và trước pháp luật.
c) Xử lý hạch toán:
Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử
lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần
chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.
IV. Ảnh hưởng:
1. Bảng cân đối kế toán: ảnh hưởng đến chỉ tiêu số IV.Hàng tồn kho (Thuyết minh
5.3)_2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
- Ảnh hưởng đến chỉ tiêu số 4.Giá vốn hàng bán (Thuyết minh 6.2) (- Trường hợp
khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ
hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh
lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.và
ngược lại)
- Ảnh hưởng đến chỉ tiêu số 5: Lợi nhuận gộp
- Ảnh hưởng đến chỉ tiêu số 10: Lợi nhuận thuần
- Ảnh hưởng đến chỉ tiêu số 14: Lợi nhuận trước thuế
- Ảnh hưởng đến chỉ tiêu số 15: Chi phí thuế thu nhập hiện hành
- Ảnh hưởng đến chỉ tiêu số 17: Lợi nhuận sau thuế
- Ảnh hưởng đến chỉ tiêu số 18: Lãi cơ bản trên cổ phiếu
3. Thuyết minh BCTC: Ảnh hưởng đến chỉ tiêu
- 5.3: Giảm giá HTK ảnh hưởng đến giá trị thuần chưa thực hiện được
- 5.14: Lãi cơ bản trên cổ phần
- Như vậy, khi dự phòng giảm giá HTK tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm, giá trị
cổ phiếu giảm và ngược lại
V. Ưu nhược điểm
1 .nhược điểm:
Hàng tồn kho có thể là hàng hoá không bán được, gây thiệt hại cho DN, hay là
nguyên vật liệu (đang chờ gia công thành thành phẩm hoặc sản phẩm đang chờ đến
hạn thực hiện hợp đồng), hứa hẹn thành khoản lợi nhuận không nhỏ cho DN, nên khi
đọc BCTC, nhìn vào giá trị hàng tồn kho, nếu không hiểu rõ tường tận hoạt động của
DN, NĐT sẽ không khỏi mắc phải sai lầm trong quá trình ra quyết định đầu tư, thay
vì nắm giữ, mua vào cổ phiếu thì lại bán ra và ngược lại.
2.Ưu điểm:
• Giúp DN có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất(Thông tư 13/2006/TT-BTC)
• Dpgghtk cho hàng hoá phục vụ theo mùa (lễ, tết ) hoàn toàn cho khả năng tiêu
dùng trước mắt, hứa hẹn tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho DN.
• DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại trong chiến lược dự trữ hàng
hoá của mình thường duy trì hàng tồn kho ở một mức độ nhất định, nhằm đảm
bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông.
• DN đón đầu tình trạng khan hiếm hay tăng giá của sản phẩm, hàng hoá mà mình
đang nắm quyền chi phối để "găm hàng", chuẩn bị cho chiến dịch tung ra sản
phẩm khi cần thiết. Như vậy, hàng tồn kho bỗng trở thành khoản lợi nhuận đang
chờ ngày thanh toán của DN,dpgghtk cũng không phải là thừa
EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được
lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm
lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang
lưu thông.
Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành
bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời
gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng
cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS
dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng
(warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.
EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu.
Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan
trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng
(net income) trong công thức tính trên.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong
quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng
quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa
giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share -
EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS
Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở
thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà
công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.
P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay
nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ
phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công
bố trên báo chí.
Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao
trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá
thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.