1
Bài tập lí thuyết
Dạng 1: Kim loại và hợp kim
Câu 1: Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố kim loại có mặt ở các nhóm B và nhóm
A. IA đến VIIIA B. IA đến VIIA C. IA đến VIA D. IA đến VA
Câu 2: Cho cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt là : 1s
2
2s
2
2p
6
3s
1
; 1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
6
4s
1
;
1s
2
2s
2
2p
6
3s
2
3p
1
. Nếu sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì cách sắp xếp nào sau đây là đúng.
A. Z < X < Y B. Z < Y < X C. Y < Z < X D. KQK
Sử dụng dữ kiện sau để giải các câu 3, 4, 5. Nguyên tử của nguyên tố A có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng
là 3s
x
. Nguyên tử của nguyên tố B có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p
y
. Biết x + y = 7 và nguyên tố B
không phải là khí trơ.
Câu 3: Chỉ ra điều đúng dưới đây :
A. A, B đều là kim loại. B. A, B đều là phi kim
C. A là kim loại, B là phi kim. D. A là phi kim, B là kim loại.
Câu 4: A, B lần lượt là các nguyên tố nào dưới đây :
A. Na, Al B. P, Cl C. S, K D. Mg, Cl
Câu 5: Trong các hợp chất tạo bởi A và B, liên kết giữa A và B là liên kết :
A. Ion B. Kim loại C. Cộng hóa trị D. Cho nhận
Câu 6: Mạng tinh thể của Fe là:
A. Lập phương tâm khối B. Lập phương tâm diện C. Lục phương D. Ngũ phương
Câu 7: Liên kết kim loại được hình thành do
A. Các e chung của các nguyên tử kim loại trong liên kết kim loại
B. Lực hút tĩnh điên của các phần tử tích điên trái dấu
C. Lực tương tác nguyên tử
D. Lực hút tĩnh điên giữa ion dương và các e tự do
Câu 8: Khi nhiệt độ tăng độ dẫn điện của các kim loại thay đổi theo chiều:
A. tăng B. giảm C. không thay đổi D. vừa tăng vừa giảm
Câu 9: Khi làm dây dẫn điện, người ta chọn loại vật liệu nào:
1. Al nguyên chất
2. Hợp kim Duyra
3. Cu nguyên chất
4. Thau( hợp kim của Cu và Zn )
A. 1, 3 B. 1, 4 C. 2, 3 D. 2, 4
Câu 10: Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn
nhệt:
A. Chỉ có Cu B. Chỉ có Cu, Al C. Chỉ có Fe, Pb D. Chỉ Al
Câu 11: Kim loại nặng nhất trong số các kim loại sau:
A. Au B. Mg C. Zn D. Os
Câu 12: Câu nào sau đây không đúng:
A. Các kim loại đều dẫn điện, dẫn nhiệt và khả năng đó tăng khi nhiệt độ tăng
B. Các kim loại ở trạng thái rắn đều là các tinh thể
C. Kim loại tác dụng với oxi tạo oxit
D. Au không tác dụng với oxi
Câu 13: Nhận định đúng là:
A. Các nguyên tố có phân lớp ngoài cùng là ns
2
đều là các kim loại.
B. các nguyên tố có e cuối cùng nằm ở phân lớp ( n- 1)d
x
đều là các kim loại.
C. Các nguyên tố kim loại không nằm ở nhóm VIA
D. Các nguyên tố có phân lớp ngoài cùng ns
x
đều là kim loại.
2
Câu 14: Dựa trên các lí tính và hoá tính nào, người ta có thể có thể phân biệt 1 cách tuyệt đối( ko có
trường hợp ngoại lệ ) giữa kim loại và phi kim:
1. Tính dẫn điện
2. Tính cơ học: dễ cán mỏng, kéo sợi
3. Tính khử
4. Tính oxi hoá
A. 1, 2 B. 1, 3 C. 1, 4 D. 2, 4
Câu 15: Những tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện , tính dẫn nhiệt, ánh kim được xác
định bằng yếu tố nào sau đây:
A. Mạng tinh thể kim loại B. Các e tự do
C. Các ion dương kim loại D. tất cả đều sai
Câu 16: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là:
A. Tác dụng với axit
B. Dễ nhường các e để trở thành các ion dương
C. Thể hiện tính khử trong các phản ứng hoá học
D. b, c đúng
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A, Tinh thể kim loại có ánh kim, có tính dẻo, có khả năng dẫn điện, và dẫn nhiệt
B. Tinh thể phân tử mềm, xốp, có nhiệt độ nóng chảy thấp và dễ bay hơi
C. Liên kết trong tinh thể nguyên tử là tương tác vật lí kém bền
D. Liên kết trong tinh thể ion là liên kết kém bền
Câu 18: Dãy nào dưới đây có các chất được xác định cấu trúc tinh thể hoàn toàn đúng:
A. Tinh thể kim cương, lưu huỳnh, phốt pho, Mg thuộc loại tinh thể nguyên tử
B. Tinh thể muối ăn, xút ăn da, potat và diêm tiêu thuộc loại tinh thể ion.
C. Tinh thể Na, Fe, Cu, Al, Au, than chì thuộc loại tinh thể kim loại
D. Tinh thể nước đá, đá khô(CO
2
), iot và muối ăn thuộc loại tinh thể phân tử
Câu 19: Kim loại có nhịêt độ nóng chảy cao nhất và thấp nhất là:
A. Hg, W B. Hg, Na C. W, Hg D. W, Na
.Câu 20: Dãy kim loại nào được sắp xếp theo tính dẻo tăng:
A. Sn, Al, Cu, Au, Ag B. Sn, Cu, Al, Ag, Au
C. Au, Ag, Al,Cu, Sn D. Cu, Sn, Al, Au, Ag
Câu 21: Kim loại dẫn điên tốt nhất là :
A. Au B. Ag C.Al D. Fe
Câu 22: Dãy kim loại nào được sắp xếp theo chiều tính dẫn điên, dẫn nhiệt tăng
A. Ag, Cu, Al, Fe B. Fe, Ag, Cu, Al C. Fe, Al, Cu, Ag D.Ko có dãy nào
Câu 23: Trước đây người ta thường dùng những tấm gương soi bằng Cu vì Cu là kim loại:
A. Có tính dẻo B. Có khả năng phản xạ tốt
C. Có tỉ khối lớn D. Có khả năng dẫn nhiệt tốt
Câu 24: Các kim loại khác nhau về tỉ khối, độ cứng, nhiệt độ nóng chảy là do chúng khác nhau:
A. Kiểu mạng tinh thể B. Độ bền của liên kết kim loại
C. Nguyên tử khối D. Tất cả đều đúng
Câu 25: Hợp kim được dung trong công nghiệp chế tạo tàu vũ trụ, máy bay, ôtô là:
A. Co-Cr-Mn-Mg B. W-Fe-Cr-Co
C. Al-Cu-Mn-Mg D. W-Co-Mn
Câu 26: Hợp kim cứng nhất trong các hợp kim sau:
A. W-Co B. Fe-Cr-Mn C. Sn-Pb D. Bi-Pb-Sn
Câu 27:Phát biểu nào dưới đây sai :
A. Bán kính nguyên tử kim loại luôn lớn hơn bán kính nguyên tử phi kim trong cùng chu kì.
B. Kim loại dễ nhường electron, tức dễ bị oxi hóa.
C. Những tính chất vật lý chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim) là do các electron tự
do trong kim loại gây ra.
3
D. Trong điều kiện thường, các kim loại đều ở thể rắn
Câu 28: Trong số các dạng tinh thể của kim loại, dạng tinh thể nào kém đặc khít nhất:
A. Lập phương tâm diện B. Lập phương tâm khối
C. Lục phương D. Dạng tinh thể nào cũng đặc khít
Câu 29: Có các kết luận sau:
1. Kim loại càng về bên trái thì càng hoạt động; các ion của kim loại đó càng khó bị khử
2. Kim loại không tác dụng với nước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối
3. Kim loại đặt bên trái đẩy kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối.
4. Chỉ những kim loại đầu dãy mới đẩy được hidro ra khỏi muối
5. Kim loại đặt bên trái hidro đẩy được hidro ra khỏi dung dịch axit không có tính oxi hoá.
Các kết luận đúng là:
A. 1, 3, 4, 5 B. 1, 2, 4, 5 C. 1, 2 ,3, 4, 5 D. 3, 4
Câu 30: Những kim loại khử được H
2
O:
A. Na, K, Zn, Ag B. Na, Ca, Fe, Cu C. Na, K, Fe, Zn D. K, Ca, Na, Hg
Câu 31: Hoà tan Fe
3
O
4
trong dung dịch H
2
SO
4
dư thu được dung dịch A. Kết luận dúng:
A. Dung dịch A có thể làm mất màu thuốc tím, không làm mất màu dung dịch nước Br
2
B. Dung dịch A có thể làm mất màu dung dịch nước Br
2
nhưng
không hoà tan được kim loại Fe
C. Dung dịch A hoà tan được Fe, không làm mất màu dung dịch kali đicromat
D. Dung dịch A làm mất màu cả dung dịch thuốc tím, nước Br
2
, Kali đicromat và hoà tan được kim loại Fe.
Câu 32: Hiện tượng hợp kim dẫn điện và dẫn nhiệt kém kim loại nguyên chất vì liên kết hoá học trong hợp kim là:
A. liên kết kim loại.
B. liên kết ion.
C. liên kết cộng hoá trị làm giảm mật độ electron tự do.
D. liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị
Câu 33: Độ dẫn điện của kim loại phụ thuộc vào các yếu tố nào sau đây?
A. Bản chất kim loại. B. Pha bề mặt hay pha thể tích.
C. Nhiệt độ môi trường. D. A, B, C đúng.