Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Đề tài nghiên cứu : Nhận thức , thái độ , hành vi của sinh viên trường Đại Học Giáo Dục trong việc phòng chống đại dịch Covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.44 KB, 34 trang )

Trường Đại Học Giáo Dục – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Khoa Sư Phạm

Đề tài nghiên cứu : Nhận thức , thái độ , hành vi của
sinh viên trường Đại Học Giáo Dục trong việc phòng
chống đại dịch Covid 19 .

Họ và tên : Đinh Thị Mỹ Duyên
Mã Sinh viên : 20010334
Khóa : QH-S2020
Học Phần : PSE2004-7 :
Giảng viên hướng dẫn :Lữ Thị Mai Oanh

Tháng 6 năm 2021
Page 1


Lời Cảm Ơn

Lời đầu tiên , em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS. Lữ Thị Mai
Oanh . Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Phương pháp nghiên
cứu khoa học , em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận tình
của cô . Trong thời gian tham gia lớp học của cơ, em đã có thêm cho
mình nhiều kiến thức bổ ích, kĩ năng , tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm
túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có
thể vững bước sau này.Thơng qua bài nghiên cứu này , em xin trình bày
lại những gì mình học được thơng qua học phần .
Đây là một học phần thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế
còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng bài nghiên cứu
khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác.


Bản thân em rất mong nhận được góp ý đến từ cơ để bài nghiên cứu hồn
thiện hơn .
Kính chúc cơ có nhiều sức khỏe , hạnh phúc , thành công trên con đường
sự nghiệp giảng dạy . Em xin chân thành cảm ơn cô .
Hà Nội Ngày 15 tháng 6 năm 2021
Người thực hiện tiểu luận

Đinh Thị Mỹ Duyên

Page 2


Mục lục

Mở Đầu : ........................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài : .......................................................................................... 6
2. Mục đích nghiên cứu: ...................................................................................... 6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: ...................................................................................... 7
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu :.................................................... 7
5. Câu hỏi nghiên cứu : ........................................................................................ 8
6. Giả thuyết nghiên cứu: ..................................................................................... 8
7. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 8
8. Cấu trúc đề tài : ................................................................................................ 9
Chương I : Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu : .................................................. 9
1. Tổng quan nghiên cứu : ................................................................................. 10
1.1.Nghiên cứu nước ngoài :........................................................................... 10
1.2.Nghiên cứu trong nước : ........................................................................... 11
2. Thao tác hóa khái niệm: ................................................................................. 12
2.1.Khái niệm về “đại dịch Covid-19” : ........................................................ 12
2.2.Khái niệm về “nhận thức” : ..................................................................... 12

2.3.Khái niệm “thái độ” : ............................................................................... 13
2.4. Khái niệm “hành vi” : ............................................................................. 13
Page 3


2.5. Khái niệm “sinh viên” : ........................................................................... 13
Chương II. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ................................................. 13
1. Tổ chức nghiên cứu : ................................................................................... 13
Chương III. Kết quả nghiên cứu: .......................................................................... 14
1. Nhận thức của sinh viên đối với việc phòng chống đại dịch Covid -19: .... 14
1.1. Nhận thức ban đầu của sinh viên về Covid-19 : ................................... 14
1.2. Mức độ quan tâm về đại dịch Covid-19 của sinh viên : ....................... 15
1.3. Nhận thức của sinh viên về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh Covid 19:16
2. Thái độ của sinh viên đối với việc phòng chống đại dịch Covid -19:........ 17
2.1. Thái độ của sinh viên đối với những người làm lây lan dịch bệnh : .... 17
2.2. Thái độ của sinh viên đối với công tác phòng chống đại dịch của Đảng
và Nhà nước :.................................................................................................. 19
3. Hành vi của sinh viên đối với việc phòng chống đại dịch Covid -19: ........ 20
3.1. Những hành động phòng chống đại dịch cho bản thân và mọi người
của sinh viên: .................................................................................................. 20
3.2. Hoạt động học tập của sinh viên trong đại dịch Covid-19 : ................. 21
3.3. Suy nghĩ của sinh viên về vai trò của tuổi trẻ đối với đất nước trong
đại dịch Covid 19 :.......................................................................................... 23
IV . Kết luận và Khuyến nghị .............................................................................. 25
1. Kết luận :...................................................................................................... 25
1.1. Kết quả nghiên cứu thực tiễn : .............................................................. 25
2. Khuyến nghị : .............................................................................................. 26

Page 4



2.1. Đối với toàn thể nhân viên , giảng viên , ban giám hiệu nhà trường
hoặc các cơ sở giáo dục : ............................................................................... 26
2.2. Đối với xã hội : ...................................................................................... 27
2,3, Đối với bản thân sinh viên ....................................................................... 28
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 29
Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 33

Page 5


❖Mở Đầu :
1. Lí do chọn đề tài :
Đại dịch Covid-19 đang lây lan mạnh, diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Các
châu lục đang đối mặt với mức độ lây nhiễm và ở trong giai đoạn khác nhau của
đại dịch. Khởi phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, dịch Covid-19
đến nay đã lan tới 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô và tốc độ chưa
từng có. Qua lăng kính mang tên Covid-19, dường như nhân loại đang chứng
kiến một thế giới bị đảo lộn. SARS-CoV-2 có kích thước siêu nhỏ mà mắt
thường khơng thể nhìn thấy nhưng nó có thể tấn cơng mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. WHO công bố:COVID-19 là đại dịch, các nước không được khoanh tay”
Taị Việt Nam với sự chỉ đạo tài tình của Đảng và nhà nước cùng sự chung tay
của toàn dân chúng ta đã cơ bản kiểm soát được đại dịch tiếp tục hoạt động kinh
tế phát triển đất nước . Dù vậy chúng ta vẫn cần phòng chống đại dịch bên cạnh
việc phát triển kinh tế . vì sự nguy hiểm của đại dịch chúng ta phải hành động ,
phải chống lại mối nguy hại để bải vệ bản thân cũng như cho mọi người . Nhà
nước ta đã nỗ lực một cách hiệu quả trong việc ngăn chặn đại dịch diễn biến
phức tạp tuy nhiên đây là một đề tài mới và rất ít các nghiên cứu về việc phịng
chống dịch trước cái nhìn của sinh viên –là thế hệ trẻ của đất nước .
Chính vì lí do trên nên tơi đã lựa chọn nghiên cứu về “Tên đề tài :Nhận thức ,
thái độ , hành vi của sinh viên đại học giáo dục khố K65 nhóm ngành GD2

trong việc phịng tránh dịch covid 19 .”

2. Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng ý thức , thái độ của sinh viên
- tìm hiểu sự ảnh hưởng của đại dịch đến hoạt động của sinh viên
Page 6


- Tìm hiểu thực trạng , phương pháp phịng chống dịch mà sinh viên đã làm
- đề xuất các phương pháp để sinh viên vừa có thể phịng chống dịch bệnh hiệu
quả vừa có thể đảm bảo việc học tập tốt

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hoá một số khái niệm và lí thuyết cũng như xây dựng cơ sở lí luận cho
đề tài .
- Phân tích thực trạng , thái độ , hành vi của sinh viên
- Phân tích các yếu tố tác động đến những hành vi ý thức và thái độ của sinh viên
- Phân tích phản ứng của sinh viên trước đại dịch nhằm nâng cao nhận thức của
sinh viện
- Đánh giá hiệu quả phòng chống dịch ở sinh viên
- Đề xuất một số giải pháp cho sinh viên đề có thể vừa phịng tránh dịch bệnh đảm
bảo sức khoẻ vừa có thể thực hiện các hoạt động khác hiệu quả .

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu :
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức , thái độ , hành vi trong đại dịch covid 19
4.2. Khách thể nghiên cứu: sinh viên k65 nhóm ngành QH-S 2020 tổng thế 185
sinh viên .
4.3. Phạm vị nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung : tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nhận thức , thái độ ,
hành vi về đại dịch từ đó đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức phòng tránh dịch

bệnh .
Phạm vi vê thời gian : 30/3/2021 đến 5/2021
Page 7


Phạm vi về không gian : Tại trường Đại học Giáo Dục
4.4. Lí Do chọn phạm vi :
Bởi vì đây là nơi tác giả đang học tập sẽ tiện cho việc quan sát và dễ lấy dữ liệu
đồng thời đây là mơi trường có nhiều bạn trẻ đang học tập và sinh sống sẽ dễ
cho việc tiếp cận .

5. Câu hỏi nghiên cứu :
Đề tài tập chung vào hai câu hỏi chính :
- Thực trạng về nhận thức việc phịng chống dịch covid 19 của sinh viên
- Các yếu tố tác động đến ý thức hành vi của sinh viên hiện nay

6. Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết tác giả đặt ra Phần lớn sinh viên đã có nhận thức và thái độ rất tốt được
mức độ nguy hiểm củađại dịch nhưng ít có hành vi đúng đắn và tham gia phịng
chống dịch quyết liệt hơn
Có nhiều yếu tố có thể tác động đến sinh viên : tuyên truyền , tiếp cận mạng xã
hội, truyền tai ,…

7. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu

Page 8



8. Cấu trúc đề tài :
8.1. Mở đầu
-

Lí do chọn đề tài

-

Mục đích nghiên cứu

-

Nhiệm vụ nghiên cứu

-

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

-

Câu hỏi nghiên cứu

-

Giả thuyết nghiên cứu

-


Phương pháp nghiên cứu

-

Cấu trúc đề tài

8.2. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu
- Tổng quan nghiên cứu
- Thao tác hóa khái niệm
8.3. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
8.4. Kết quả nghiên cứu
- Nhận thức của sinh viến đối với việc phòng chống đại dịch Covid -19
- Thái độ của sinh viên đối với việc phòng chống đại dịch Covid -19
- Hành vi của sinh viên đối với việc phòng chống đại dịch Covid -19
8.5. Kết luận và khuyến nghị

Chương I : Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu :

Page 9


1. Tổng quan nghiên cứu :
1.1.Nghiên cứu nước ngoài :
Ngay khi đại dịch bắt đầu bùng nổ đã có rất nhiều nghiên cứu để thấy được sự
nguy hiểm và các tác động của Covid-19 .
- Các chuyên gia, nhà vật lý trị liệu, bác sĩ và nhân viên điều dưỡng trong các khu
chăm sóc đặc biệt (ICU) từ 30 bệnh viện khác nhau tại Australia vừa tiến hành
nghiên cứu về di chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đối với
những bệnh nhân nặng đã hồi phục từ 6-12 tháng. Kết quả cho thấy 70% số bệnh
nhân này đang gặp các vấn đề khác nhau. Một trong những chuyên gia chính

trong nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Joseph Doyle thuộc Viện Nghiên cứu Burnet
(thành phố Melbourne) khẳng định chắc chắn một số bệnh nhân COVID-19 sau
khi khỏi bệnh có các di chứng như suy nhược, mệt mỏi kéo dài. Một số trường
hợp bệnh nặng có thể có các di chứng như mệt mỏi mạn tính.
- “Tác động của COVID-19 đối với chấn thương ở vai và khuỷu tay ở nhóm dân
số chưa trưởng thành về xương: một cuộc khảo sát “ở Ý- Stefano Gumina,
Riccardo Proietti, Vittorio Candela- năm 2021
- “Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế ở trẻ em và
thanh thiếu niên trong đợt COVID-19 đầu tiên ở Israel”- Maya SchwartzLifshitz, Dana Basel, Doron Gothelf- Tháng 1 năm 2021
- “Tác động của bùng phát COVID-19 đối với hành vi lối sống: Đánh giá các
nghiên cứu được công bố ở Ấn Độ”- Dimple Rawat, Vivek Dixit, Arti GulatiTháng 1, 2 Năm 2021
- “Nhận biết về chấn thương thận cấp tính ở trẻ em bị bệnh nặng do COVID19”- Xiaowen Wang, Xingfeng Chen, Feng Tang, Wanjun Luo, Jian Fang…
trong Khoa thận nhi (2021)

Page 10


Các nghiên cứu trên đề cập đến sự tác động của Covid 19 đến sức khỏe con
người ở nhiều khía cạnh đặ biệt là vô cùng nguy hiểm với các bệnh nhân mắc
bệnh nền. Đây là một dự báo cho con người không được coi thường và chủ
quan . Mọi người trên toàn thế giới đều cần biết về dịch bệnh và quyết liệt
phòng tránh để lây lan cộng đồng .
1.2.Nghiên cứu trong nước :
- Tác giả :Nguyễn Phúc Khánh Linh với “Nghiên cứu phản ứng của Việt Nam
trước đại dịch Covid-19” : một nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam tìm
hiểu về thành cơng bước đầu của đất nước hình chữ S trước đại dịch COVID-19
.. Qua nghiên cứu cho chúng ta thấy Chính phủ đã đưa ra những biện pháp
quyết liệt ngay từ giai đoạn đầu của dịch bệnh, chẳng hạn như sàng lọc kỹ lưỡng
những người nhập cảnh vào ViệtNam và thực hiện cách ly tập trung tại các cơ sở
của Chính phủ đối với những người cónguy cơ nhiễm vi-rút . Ý thức của người

dân cũng được nâng cao, không gây hoang mang dư luận chú trọng phòng dịch .
- Nghiên cứu của Huỳnh Lưu Đức Toàn, nghiên cứu sinh tại Trường Quản lý
Otto Beisheim (Đức) có bài báo quốc tế cơng bố trên tạp chí Economics
Bulletin với nội dung “Nhận thức rủi ro của người dân về Covid-19 trong thời
gian cách ly tại Khánh Hịa.”
- Một Cơng trình được triển khai bởi nhóm 17 nhà khoa học Việt Nam cùng 02
nhà khoa học Đài Loan, tiến hành nghiên cứu đối với 3947 người mang biểu
hiện ho sốt và triệu chứng nghi nhiễm Covid-19, tại các cơ sở y tế ở Thái
Nguyên, Hà Nội, Hải Phịng, Thừa Thiên Huế, TP Hồ Chí Minh.. Cơng trình
nghiên cứu được thực hiện từ 14/02 đến 02/03/2020 . Nghiên cứu cho thấy, một
trong những lí do quan trọng dẫn đến tâm lí trầm cảm là vì các thơng tin về dịch
bệnh mà người dân được tiếp nhận chủ yếu mới thiên về bề rộng (ở nhà, tránh
Page 11


tiếp xúc, giữ vệ sinh...) chứ chưa đủ chiều sâu (tại sao, cụ thể cần làm thế nào...),
khiến nhiều người lo sợ, phịng chống khơng đúng cách.
Nhìn chung các nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài tập chung nghiên cứu
về sự tác động to lớn và mức độ nguy hiểm của đại dịch Covid 19 đến toàn cầu
bên cạnh đó là thái độ của con người với đại dịch .Từ nghiên cứu này các nhà
nghiên cứu muốn cảnh báo đến con người không nên chủ quan .Dù vậy rất ít
nghiên cứu nói về các hành động phịng bệnh cụ thể cũng như thái độ hay nhận
thức của người dân trong đó đặc biệt là thế hệ trẻ . Đây là thế hệ được coi là chủ
nhân tương lai đất nước nên họ cần có nhận thức đúng đắn chủ động hơn nữa khi
đất nước có nhiều biến động .
2. Thao tác hóa khái niệm:
2.1.Khái niệm về “đại dịch Covid-19” :
Theo Wikipedia : Đại dịch COVID-19là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác
nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào
cuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ

Hán thuộc miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm
phổi khơng rõ ngun nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó
họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc
tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến
hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mới, được Tổ chức Y
tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống với SARSCoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.
2.2.Khái niệm về “nhận thức” :
Theo Wikipedia : Nhận thức (tiếng Anh: cognition) là hành động hay quá trình
tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác
Page 12


quan, bao gồm các qui trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá,
sự ước lượng, sự lí luận, sự tính tốn, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết
định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngơn ngữ.
2.3.Khái niệm “thái độ” :
Theo tơi tìm hiểu qua nhiều tài liệu : Thái độ là trạng thái tâm lí chủ quan của
cá nhân sãn sàng phản ứng theo một khuynh hướng nhất định đối với một đối
tượng nào đó được thể hiện hơng qua nhận thức , xúc cảm , tình cảm , và hành
vi của chủ thể trong những tình hướng, những điều kiện nhất định .
2.4. Khái niệm “hành vi” :
Theo Wikipedia : Hành vi là hành động và cách cư xử được các cá nhân, sinh
vật, hệ thống hoặc thực thể nhân tạo thực hiện kết hợp với chính họ hoặc mơi
trường của họ, bao gồm các hệ thống hoặc sinh vật khác xung quanh cũng như
mơi trường vật lý. Đó là phản ứng được tính tốn của hệ thống hoặc sinh vật đối
với các kích thích hoặc đầu vào khác nhau, cho dù bên trong hay bên ngoài, ý
thức hay tiềm thức, cơng khai hoặc bí mật, và tự nguyện hoặc khơng tự nguyện.
2.5. Khái niệm “sinh viên” :
Theo tìm hiểu từ nhiều tài liệu : Sinh viên là người học tập tại các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp. Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một

ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận
qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học.

Chương II. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
1. Tổ chức nghiên cứu :
1.1.

Mục đích nghiên cứu lí luận :

Page 13


- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến vấn đề thái độ ,
hành vi đối với việc phòng chống Covid-19
- Tổng quan một số nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả trong và ngoài nước về
Đại dịch về đặc điểm tác động của Covid -19
- Từ những vấn đề lí luận xác lâp quan điểm trong việc nghiên cứu vẫn đề phòng
chống dịch bệnh của sinh viên trong thực tiễn .
1.2. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích tài liệu và phương
pháp điều tra bảng hỏi .
1.2.1 : Phương pháp phân tích tài liệu : bao gồm các giai đoạn như : phân tích ,
tổng hợp , hệ thống hóa và khái qt hóa các cơng trình nghiên cứu trong và
ngồi nước đã được đăng tải về vấn đề liên quan đến đại dịch Covid-19 .
1.2.2 : Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Quá trình gồm các giai đoạn : Giai
đoạn thiết kế bảng hỏi , giai đoạn khảo sát thử nhằm hồn thiện bảng hỏi , giai
đoạn điều tra chính thức ,gia đoạn phỏng vấn sâu , giải tình huống và phân tích
dữ liệu . Mỗi giai đoạn có mục đích , nội dung và phương pháp nghiên cứu cụ
thể khác nhau .
…………………………………………..


Chương III. Kết quả nghiên cứu:
1. Nhận thức của sinh viên đối với việc phòng chống đại dịch Covid -19:
1.1.

Nhận thức ban đầu của sinh viên về Covid-19 :

Khảo sát 100 sinh viên với 100% là sinh viên khóa QH-S2020 đều có biết
đến đại dịch Covid 19 thơng qua nhiều phương tiên truyền thông . Bởi sự
Page 14


nguy hiểm đáng báo động của dịch bệnh , Tổ chức Y tế thế giới đã công bố
dịch COVID-19 là đại dịch tồn cầu.Thơng qua đồng thời mạng xã hội
(Facebook,zalo,Internet…) là 81% và thông qua báo đài , tivi, kênh truyền
hình là 71% , 13% các sinh viên biết về đại dịch qua truyền tai nhau . Có thể
thấy rằng các bạn sinh viên đều là những người trẻ mang nhiều năng lượng ,
họ am hiểu và tiếp xúc nhiều với công nghệ hiện đại , trong thời đại công
nghệ số hiện nay thì tuyên truyền cảnh báo trên mạng xã hội hay phương tiện
truyền thông là cách nhanh nhất đến với các bạn trẻ .

Bảng 1 : Sinh viên biết về Covid-19 qua các hình thức .
1.2.

Mức độ quan tâm về đại dịch Covid-19 của sinh viên :

Theo khảo sát có đến 70% sinh viên của trường rất quan tâm đến đại dịch ,
27% là quan tâm về đại dịch và chỉ có 3 % số sinh viên quan tâm ở mức
trung bình .
Nhờ sự tiếp cận phương tiện đại chúng thường xuyên các sinh viên cũng đã

nhận thức rõ được vấn đề “hot” nhất hiện nay và thấy được sự ảnh hưởng
mạnh mẽ của đại dịch đến tất các vấn đề trong xã hội đặc biệt là đối với sức
khỏe con người . Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi đến toàn bộ cuộc sống
Page 15


của tất cả mọi người buộc mọi người cần quan tâm , tìm hiểu để tìm cách
vượt qua .
Sinh viên đã có ý thức quan tâm đến vấn đề chung của tồn xã hội từ đó sẽ dễ
tiếp cận và đưa ra định hướng cho sinh viên trong việc phòng chống đại dịch
Covid -19 .

Bảng 2 : Mức độ quan tâm đến đại dịch Covid-19 của sinh viên
1.3.

Nhận thức của sinh viên về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh Covid 19:

Qua các phương tiện truyền thông đại chúng sinh viên đã nhận thức được
mức độ nguy hiểm mà đại dịch mang đến cho tồn cầu . Có đến 88% sinh
viên đánh giá rằng đại dịch Covid-19 rất nguy hiểm đối với con người , chỉ
có 12 % sinh viên đánh gía đại dịch ở mức nguy hiểm . Từ việc nhận thức
đúng và rõ khái niệm mức độ nguy hiểm của Covid-19 là tiền đề để sinh
viên có thể đánh giá đúng để sinh viên có định hướng tốt trong việc phòng
chống dịch bệnh để bảo vệ bản thân và gia đình cùng những người xung
quanh . Khi đai dịch bùng nổ đã có rất nhiều bạn sinh viên ý thức không coi
thường dịch bệnh bằng việc tránh xa nơi tụ tập đơng người , tập thói quen rửa
Page 16


tay thường xuyên và đeo khẩu trang . Theo kết quả của phỏng vấn sâu bạn

Mai Thị Giang sinh viên nhóm ngành Sư Phạm Khoa Học Xã Hội nhận định
rằng “ Đại dịch có sức ảnh hưởng nghiêm trọng và vô cùng nguy hiểm kể cả
những người khỏe mạnh tỉ lệ mắc bệnh vẫn rất cao do tốc độ lây lan lớn”
Về cơ bản hầu như sinh viên đã nắm được tình hình đại dịch Covid hiện nay
ảnh hưởng đến toàn xã hội nguyên nhân là nhờ sợ can thiệp kịp thời của
Đảng và Chính Phủ cảnh báo qua khắp các phương tiện truyền thông và đưa
ra các biện pháp nhằm đẩy lùi dịch bệnh . Và phải kể đến sự chủ động của
sinh viên thường xuyên cập nhận tin tức , biết được các hậu quả của dịch
bệnh .

Bảng 3 : Sinh viên đánh giá mức độ nguy hiểm của Covid-19
2. Thái độ của sinh viên đối với việc phòng chống đại dịch Covid -19:
2.1.

Thái độ của sinh viên đối với những người làm lây lan dịch bệnh :

Đại dịch Covid 19 là vẫn đề nguy hại cho toàn cầu , tồn thế giới đang căng
mình để chống dịch thì lại có một số bộ phận người chưa có ý thức vơ tình
hoặc cố ý khiến đại dịch lây lan . Chính điều này đã làm đại dịch lây lan đến
Page 17


mức báo động, đây vẫn còn là vấn đề nan giải chưa được giải quyết triệt để .
Đảng và Nhà nước cũng đã có những hình thức nhắc nhở , kỉ luật khác nhau
nhằm cảnh cáo và ngăn chặn sự lây lan này . Đối với sinh viên có đến 62%
sinh viên cho rằng cần sử dụng pháp luật để xử lí những người làm lây lan
dịch bệnh bởi chính họ đã gián tiếp lảm tổn hại đến sức khẻo mọi người xung
quanh . Có 31% sinh viên cho rằng cần lên án mạnh mẽ họ nhằm răn đe làm
gương cho người khác . Chỉ có 5% cho rằng cần phạt hành chính và 2% là
cần nhắc nhở . Khi đứng trước một vấn đề lớn sinh viên đã có cái nhìn và

thái độ mạnh mẽ đối với những người làm lây lan virut làm ảnh hưởng đến
toàn xã hội cả nhân lực và vật lực . Theo kết quả phỏng vấn sâu bạn Mai Thị
Giang cho rằng “ Không phải tất cả mọi người đều ý thức được sự nguy hiểm
của đại dịch mà nhiều người vẫn chưa thích nghi được các hoạt động chống
dịch mới ,trước hết cần nhắc nhở , cảnh cáo tùy thuộc vào mức độ nghiêm
trọng của sự lây lan quan trọng là cần giáo dục mỗi người dân cần có ý thức
hơn nữa”.

Bảng 4 : Sinh viên bày tỏ quan điểm đối với những người làm lây lan đại
dịch

Page 18


2.2.

Thái độ của sinh viên đối với cơng tác phịng chống đại dịch của Đảng và
Nhà nước :

Trong thời gian qua, dịch COVID-19 đã và đang bùng phát ở nhiều nước,
khu vực, có tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng quốc
tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Từ khi đại dịch COVID-19
bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, Việt Nam đã có những quyết sách chiến
lược, có chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo từ Trung ương tới địa phương, có sự
quyết tâm và đồng thuận của các cấp ủy đảng, của Chính phủ, các Bộ, Ban,
ngành và tồn thể nhân dân đồng lòng với tinh thần “ Chống dịch như chống
giặc” trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 .Thủ tướng Phạm Minh
Chính: Các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực
hiện công tác phòng, chống dịch theo tinh thần cấp trên kiểm tra cấp dưới,
tỉnh kiểm tra huyện, huyện kiểm tra xã, xã kiểm tra thôn, bản, ấp; thôn, ấp,

bản kiểm tra dịng họ, gia đình theo tinh thần đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà
từng đối tượng. Sau khi triển khai các biện pháp phòng chống dịch, Việt Nam
đã bước đầu có những kết quả khả quan trong cơng tác phịng chống dịch, số
người mắc và tử vong do COVID-19 của chúng ta tương đối thấp so với các
nước trên thế giới. Trong khi đó dịch bệnh tại các quốc gia trên thế giới liên
tục gia tăng nhanh chóng mỗi ngày. Đất nước ta vừa có thể phịng chống dịch
vừa có thể phát triển kinh tế cùng với các hoạt động bình thường . Chính vì
vậy tỉ lệ sinh viên tích cực ủng hộ cơng tác phịng chống dịch này là 82% ,
có 17% số sinh viên ủng hộ và chỉ có 1% sinh viên ủng hộ ở mức trung bình .
Về cơ bản, chính các cơng tác đạt được hiệu quả và quyết liệt của đảng ,Nhà
nước đã khiến cho hầu hết sinh viên đều ủng hộ và đồng lòng phịng chống
đại dịch. Chỉ có số ít sinh viên khơng quá quan tâm và chưa có hành động
ủng hộ mạnh mẽ hơn nhưng họ nhận thức được sự quan tâm , đúng đắn của
những người đứng đầu .
Page 19


Bảng 5 : Sinh viên bày tỏ quan điểm về phương án phòng dịch của đất nước
Việt Nam

3. Hành vi của sinh viên đối với việc phòng chống đại dịch Covid -19:

3.1.

Những hành động phòng chống đại dịch cho bản thân và mọi người của
sinh viên:

Do đại dịch ngành càng lây lan rộng rãi nếu chúng ta khơng có ý thức phịng
tránh bảo vệ bản thân và gia đình thì tỉ lệ mắc bệnh rất cao . Covid-19 lây lan
qua đường hô hấp và rất dễ xâm nhập vào cơ thể con người. Chính Phủ đã

liên tục đưa ra những khuyến cáo , những biện pháp cần thiết qua tất cả các
phương tiện truyền thông , tuyên truyền đặc biệt là thực hiện quy tắc 5K :
Khẩu trang, Khử Khuẩn ,Không tụ tập ,Khai báo y tế , Khoảng cách…Theo
như tôi quan sát ở xung quanh các trường Đại Học , nơi tập chung đông
người đều được tuyên truyền các giải pháp phịng chống đại dich thơng qua
các tấm áp phích , tun truyền qua các phương tiện truyền thơng … Theo
khảo sát sinh viên đã thực hiện đồng thời là 91% sinh viên đều ghi nhớ và
Page 20


thực hiện đầy đủ quy tắc 5K của Bộ Y tế , 73% sinh viên có ý thức hạn chế
tham gia hoạt động đông người nếu không cần thiết ,nếu như sinh viên có
cơng việc đi xa 70% sinh viên đều hợp tác khai báo y tế . Có 45% sinh viên
tích cực tham gia tuyên truyền những điều cần biết và biện pháp cho mọi
người xung quanh nhằm nâng cao ý thức của mọi người phòng chống đại
dịch tốt hơn . Có thể thấy sinh viên đã có hiểu biết về dịch bệnh , biết con
đường lây truyền . Và theo tôi quan sát tại trường Đại học sinh viên đến
trường đều đeo khẩu trang trước khi vào lớp học đã rửa tay sát khẩu nhưng
vẫn còn nhiều sinh viên vẫn chưa thực hiện tốt các biện pháp phòng chống
dịch , một số sinh viên vẫn quên đem khẩu trang , vẫn tụ tập nơi đông người
... Mặc dù sinh viên đã có hiểu biết, ý thức về đại dịch nhưng chưa áp dụng
hoàn toàn các biện pháp cần thiết .

Bảng 6 : Sinh viên bảo vệ bản thân và gia đình
3.2.

Hoạt động học tập của sinh viên trong đại dịch Covid-19 :
Trước diễn biến đại dịch phức tạp kéo dài nước ta nhiều đợt đã đề ra nhiều

phương án vừa có thể phịng chống đại dịch vừa có thể tiếp tục hoạt động học

tập của người dân . Một trong những phương án triển khai nhiều nhất là hình
Page 21


thức học trực tuyến nhằm giảm nguy cơ tiếp xúc .Đối với sinh viên học sinh
khi tiếp cận các hình thức học tập mới sẽ gặp nhiều trở ngại và mỗi người cần
tự chủ động , tập làm quen thích nghi với hình thức mới . Có 2% số sinh viên
cảm thấy khơng thể hồn thành tốt được cơng việc học tập , 20% sinh viên
gặp nhiều khó khăn trong việc học của mình nhưng có đến 53% số sinh viên
cảm thấy gặp một chút khó khăn và có thể khắc phục , 20% số sinh viên cảm
thấy bản thân có thể hồn thành tốt cơng việc học cuối cùng là 5% cịn lại tự
tin rằng bản thân hồn thành rất tốt nhiệm vu học tập dù đại dịch vẫn diễn ra .
Nguyên nhân của một số sinh viên không thể hồn thành tốt hay gặp khó
khăn trong học tập là do chưa thích nghi và chưa chủ động nhiều trong hình
thức học tập mới .Nếu như ở trên giảng đường sinh viên đến trường nếu gặp
khó khă trong học tập có thể hỏi trực tiếp giảng viên bạn bè , có thể tìm tài
liệu tham khảo ngay ở thư viện . Cịn khi ở nhà học online thì mọi việc trở
nên bất tiện nhiều sinh viên cịn khơng chú tâm , bị mất tập chung trong quá
trình học tại nhà.

Bảng 7 : Thực trạng học tập và làm việc của sinh viên trong đại dịch
Page 22


3.3.

Suy nghĩ của sinh viên về vai trò của tuổi trẻ đối với đất nước trong đại
dịch Covid 19 :

Khi đất nước rơi vào tình trạng khó khăn tồn dân cần phải đồng lòng cùng

Đảng và Nhà nước chống dịch . Và mỗi khi đất nước khó khăn ln cần đến
sự góp mặt , sự chung tay của các bạn trẻ , thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai
đất nước có sự năng động sáng tạo khi đứng trước đại dịch họ sẽ dùng sức trẻ
ấy như thế nào ? Theo khảo sát hầu như các sinh viên đều có ý thức , nghiêm
túc chấp hành phịng tránh dịch .Một số ý kiến của sinh viên nói về vấn đề
này nhưng chỉ dừng ở mức độ nhận thức và chưa có hành động quyết liệt
:“Một người trẻ cần tự ý thức được mức độ nghiêm trọng của đại dịch và
thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước” ,
“Tuyên truyền và thực hiện đúng quy tắc khi bùng phát dịch và hiện tại
chúng ta nên tránh tụ tập tiếp xúc đơng”
“Thực hiện tốt các cách phịng chống dịch và tuyên chuyền cho mọi người
để cùng nhau chống dịch xây dựng đất nước việt nam ngày càng vững
mạnh.”
“Nghe theo những thơng báo chống dịch cách đề phịng nguy cơ lây nhiễm
của nhà nước để giữ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và mọi người xung
quanh”
“Nên trau dồi kiến thức . Có thể học nhiều thứ qua online”
Bên cạnh đó đã có nhiều sinh viên đã có cái nhìn sâu hơn vào vấn đề , ý thức
quyết liệt hơn và các bạn sinh viên còn bày tỏ ý tưởng , sự sáng tạo của bản
thân vào cơng tác phịng chống dịch của đất nước như :
“Thứ nhất là bản thân mình sẽ thực hiện đầy đủ, chấp hành nghiêm chỉnh
những qui định của nhà nước về dịch bệnh. Tiếp theo là luôn theo dõi,
Page 23


quan tâm đến diễn biến của dịch bệnh để có những cách bảo vệ bản thân
và gia đình trong suốt thời gian dịch bệnh diễn ra phức tạp
Thực hiện tốt các cách phòng chống dịch và tuyên chuyền cho mọi người
để cùng nhau chống dịch xây dựng đất nước việt nam ngày càng vững
mạnh.”

“Là một người trẻ, đầu tiên để đóng góp cho đất nước nên hồn thành
trách nhiệm và nghĩa vụ học tập mà Nhà nước đã giao cho. Tiếp theo, tìm
hiểu và nạp thơng tin hàng ngày về đại dịch ở trong nước và thế giới; đặc
biệt những thông tin này phải là từ những cổng thông tin chính thống. Nếu
như có gặp những bài viết sai lệch về công tác chống dịch phải báo ngay
với cơ quan công an để xử lý về hành vi này tránh gây hoang mang của
người dân.”
“Người trẻ là người có sức khoẻ tuổi trẻ trước hết cần phòng chống dịch
thật tốt cho bản thân và gia đình . Tuyên truyền trên các trang mxh . Với
kiến thức bắt kịp xu hướng ng trẻ cần đem sự sáng tạo nhiệt huyết đóng
góp giúp phòng chống đại dịch như : chế tạo các thiết bị mới hữu ích. Tích
cực hoạt động Qun góp cho các tổ chức phịng dịch”.
“Là thế hệ trẻ mình nghĩ chúng ta cần trang bị kiến thức đầy đủ về dịch
bệnh từ đó có thể tuyên truyền, tham gia các hoạt động xã hội giúp đất
nước VN nhanh chóng thoát ra khỏi dịch bệnh covid, giữ vững ổn định kinh
tế, an ninh xã hội trong đại dịch. Giữ thái độ tích cực trong học tập dù gặp
khó khăn vẫn không ngừng phấn đấu vượt qua thực hiện tốt các quy định
giữ gìn vệ sinh”
Sinh viên đã bày tỏ quan điểm của bản thân một cách rõ ràng và cụ thể thơng
qua khảo sát . Có thể thấy sinh viên có định hướng , kiến thức và kĩ năng
Page 24


trong phòng trách dịch . Nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với đất
nước trước đại dịch khó khăn này . Nhà nước và Đảng có thể yên tâm về một
thế hệ trẻ chủ động , trách nhiệm và nhiệt huyết .

IV . Kết luận và Khuyến nghị
1. Kết luận :
1.1.


Kết quả nghiên cứu thực tiễn :

Về mặt nhận thức sinh viên có sự hiểu biết về khái niệm , sự nguy hiểm và
cách lây truyền của dịch bệnh đối với sức khỏe của bản thân gia đình , xã hội
nhưng những nhận thức của sinh viên đạt mức đủ , đúng chưa thật sâu sắc .
Tuy vậy hầy như Sinh viên chủ động quan tâm đến đại dịch , luôn cập nhật
tin tức , kiến thức về đại dịch thông qua mạng xã hội , các phương tiện truyền
thông … Yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đầu tiên của sinh viên là phương
tiện truyền thông , mạng xã hội đã cung cấp thông tin rõ ràng , đủ tin cậy cho
sinh viên .
Về thái độ do có sự nhận thức đúng đắn nên sinh viên đã có thái độ rõ ràng và
mạnh mẽ với những người làm lây lan đại dịch . Bên cạnh đó sinh viên đã ủng
hộ các phương án chống dịch của nhà nước và đảng khi chấp hành đầu đủ các
quy tắc mà nhà nước đề ra nhưng chưa đủ mạnh mẽ và quyết liệt . Do dịch
bệnh kéo dài cũng như chưa thích nghi dần được với các phương án chống đại
dịch mới nên một số sinh viên có sự chủ quan .
Về hành vi sinh viên Phương pháp phòng chống dịch chủ yếu ở sinh viên là
đeo khẩu trang , tuyên truyền về dịch bệnh , tránh tụ tập nơi đông người , hạn
chế tối đa các hoạt động …. nhưng sinh viên vẫn chưa duy trì được thói quen
này . Trong thời gian đến trường sinh viên vẫn thường đeo khẩu trang nhưng
không thường xuyên , một số sinh viên vẫn tụ tập thành nhóm . Có thế nói
Page 25


×