Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tiểu Luận Văn học Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
VĂN HỌC TRUNG QUỐC
Họ và tên sinh viên

Đinh Thị Mỹ Duyên

Lớp học phần

LIT33053 1

Ngày sinh

08/07/2002

Mã sinh viên

20010334

Giảng viên

Nguyễn Thanh Diên
Nguyễn Thu Hiền

1


LỜI CẢM ƠN :
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Giáo Dục đã đưa


bộ mơn Văn Học Trubg Quốc vào chương trình đào tạo. Đặc biệt em xin gửi lời
cảm ơn đến giảng viên bộ môn là thầy Nguyễn Thanh Diên và cô Nguyễn Thu
Hiền khơng chỉ nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em mà
còn truyền nguồn cảm hứng, động lực với nghề . Trong thời gian tham gia lớp học
Văn Học Trung Quốc của thầy cô , em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ
ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức
quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Học phần Văn Học Trung Quốc là môn học thú vị, vô cùng bổ ích giúp em có những
kĩ năng, kiến thức về chuyên môn và năng lực . Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn
nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng
hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ
cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin kính chúc thầy Nguyễn Thanh Diên và cơ Nguyễn Thu Hiền luôn dồi
dào sức khỏe, công tác tốt, gặt hái nhiều thành công trong công việc. Em xin
chân thành cảm ơn!”
Hà Nội ngày 30 tháng 1 năm 2023
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Mỹ Duyên

1


MỤC LỤC :

LỜI CẢM ƠN : ..........................................................................................................1
ĐỀ BÀI : ....................................................................................................................4
A. BỐI CẢNH TRUNG QUỐC ĐỜI ĐƯỜNG .......................................................5
1. Bối cảnh xã hội : ...............................................................................................5

2. Sự phồn thịnh của văn học thời Đường:...........................................................6
B. THƠ ĐƯỜNG (ĐƯỜNG THI) .........................................................................10
I. Nguyên nhân phát triển ..................................................................................10
II.

Đặc điểm:.....................................................................................................12

III.

Đề tài. ..........................................................................................................12

IV.

Các thể thơ trong Đường thi:.......................................................................14

V. Đặc sắc nghệ thuật : ........................................................................................15
VI.

Đặc trưng nội dung : ....................................................................................24

C. THI NHÂN ĐỜI ĐƯỜNG: ...............................................................................26
I. Thời Sơ Ðường (618-713). .............................................................................26
1. Vương Tích (585-644): ................................................................................28
2. Tứ Kiệt: ........................................................................................................30
3. Trần Tử Ngang: ..............................................................................................36
II.

Thời Thịnh Ðường (713-766)......................................................................37

1. Mạnh Hạo Nhiên .........................................................................................40

2. Lý Bạch (701-762) ..........................................................................................42
3. Đỗ Phủ: ...........................................................................................................54
III.

Thời Trung Ðường (766-835) .....................................................................62

1. Bạch Dị Cư: .................................................................................................64
IV. Thời Vãn Ðường (836-905) ............................................................................71
1. Lý Thương Ẩn: ................................................................................................72
2


2. Đỗ Mục : .........................................................................................................74
D. KẾT LUẬN : Ảnh hưởng của Đường Thi .........................................................76
Tài Liệu Tham Khảo : ..............................................................................................84

3


ĐỀ BÀI :
Đề 2 (10 điểm):
Anh/ chị hãy trình bày đặc điểm của thi nhân đời Đường và đặc trưng cơ bản
của Đường thi về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật.

Yêu cầu chung:
- Dung lượng: tối thiểu 3000 từ
- Bố cục tiểu luận rõ ràng, trình bày luận điểm mạch lạc, luận cứ thuyết phục, đảm
bảo yêu cầu hành văn đúng ngữ pháp, đúng chính tả. Yêu cầu phân tích các văn bản
tác phẩm đã học để làm minh chứng trong quá trình lập luận.
- Nộp tiểu luận đồng thời về Khoa và gửi vào email của giảng viên:

(đối với sinh viên làm đề 1) hoặc (đối
với sinh viên làm đề 2) trước ngày 31/01/2023.

4


A. BỐI CẢNH TRUNG QUỐC ĐỜI ĐƯỜNG
1. Bối cảnh xã hội :
Trung Quốc đời Đường (618–907) là một quốc gia tiên tiến, văn minh trên thế giới
đương thời.
Vào Công nguyên năm 581, Dương Kiên cướp chính quyền, xây dựng triều Tùy,
thống nhất Trung Quốc sau hơn 300 năm chia cắt . Thế nhưng người kế thừa
Dương Kiên là Dương Quảng lại không theo đường lối của cha, ăn chơi hưởng
lạc, dân tình khốn khổ, gây tình trạng chống đối trên khắp cả nước. Do vậy, hai
cha con Lý Uyên và Lý Thế Dân đã đứng lên lật đổ nhà Tùy, xây dựng triều đại
nhà Đường (6181, xã hội phong kiến Trung Quốc bước vào thời kỳ cực
thịnh)Đường Thái Tông Lý Thế Dân với tư cách là một nhà vua khai quốc là một
vị hồng đế có chí hướng lớn, có tài năng, đã áp dụng nhiều biện pháp để cải thiện
đời sống nhân dân, kinh tế và văn hóa đặc biệt phát triển, Đỗ Phủ trong bài Ức
Tích đã miêu tả thời Khai Nguyên (là thời cực thịnh của đời Đường): "Gạo tẻ gạo
ngô đều trắng tinh, kho lẫm quan dân đều đầy ắp", trong hơn 100 năm đầu, từ
Trinh Quan Thái Tông đến Khai Nguyên Huyện Tông (Đường Minh Hồng) các
mặt văn hố xã hội kinh tế đều phát triển. Về tư tưởng Nho Phật Lão cùng tồn
tại. Loạn An Sử (An Lộc Sơn và Sử Tư Minh) xảy ra vào năm thứ 14 niên hiệu
Thiên Bảo đời vua Huyền Tông (755) đã đánh dấu sự thay đổi từ chỗ cường thịnh
chuyển sang suy yếu. An Lộc Sơn là một tiết độ sứ người Hồ, nổi lên định cướp
chính quyền, Đường Huyền Tông phải cùng Dương Quý Phi chạy vào đất Thục,
một năm sau An bị giết nhưng bộ hạ là Sử lại nổi lên. Cuộc chiến tranh kéo dài 8
năm, làm cho xã hội bị phá hoại trầm trọng, lực lượng chính quyền trung ương
thương tổn, sau đó lại là khởi nghĩa nơng dân Hồng Sào gần 10 năm, tình trạng

này có thay đổi chút ít nhưng nhìn chung là kiệt quệ đến lúc nhà Đường sụp đổ
(Chu Ôn lật nhà Đường mở đầu một thời kỳ rối ren Ngũ Đại -Lý Đường, Tống,
5


Hán, Chu (Bắc) và Thập quốc (Nam). Đến năm 960, nhà Tống mới thống nhất
được toàn cõi.
Thời đại nhà Đường trải qua bốn giai đoạn: Sơ Đường ( 618 – 713), Thịnh Đường (
713 – 766), Trung Đường ( 766 – 835), Vãn Đường (835 – 906).
Nhà Đường tồn tại 300 năm như thế là khá lâu trong lịch sử Trung Quốc. Triều đại
này tuy có nhiều khuyết điểm, trong đó lớn nhất là tin dùng hoạn quan, chính sách
dùng tiết độ sứ và tin dùng ngoại nhân, làm cho ngồi mạnh hơn trong, cán nặng hơn
gáo. Nhưng đó là sau này, trong giai đoạn đầu nhờ thực hiện được nhiều chính sách
tiến bộ nên đã tạo đà cho sự phát triển rực rỡ về mọi mặt trong xã hội, đặc biệt là về
văn học mà đỉnh cao chói lọi của nó là thơ Đường.
2. Sự phồn thịnh của văn học thời Đường:
Trong lĩnh vực văn học, xuất hiện một cảnh tượng phồn vinh; thành tựu thơ ca tạo
nên thời đại hoàng kim của lịch sử phát triển thơ ca trong xã hội phong kiến. Ngày
nay xem trong quyển Toàn Đường thi, ta thấy có gần năm vạn bài thơ của hơn 2300
nhà thơ, trong đó Lí Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị v.v... là những nhà thơ lớn nổi
tiếng thế giới.
Dưới ngọn cờ phong trào cổ văn, cuộc cách tân văn thể, văn phong do Hàn Dũ và
Liễu Tơng Ngun v.v... tiến hành, khơng những có một ảnh hưởng sâu rộng, tích
cực đối với sự phát triển của văn học Đường và đời sau, đặc biệt là sự phát triển của
tản văn, mà trong thực tiễn sáng tác, họ cũng đã sáng tác được một số tác phẩm ưu
tú. Theo đà các đô thị đời Đường phát triển và thích ứng với nhu cầu của thị dân,
tiểu thuyết truyền kì đã phát triển, mở đường cho truyện ngắn đời sau. Bản thân nó
cũng là khóm hoa lạ, mới đẹp của văn học đời Đường. Từ của văn nhân và biến văn
tuyên truyền cho đạo Phật ra đời trong hồn cảnh đó, đều đã sáng tạo được những
hình thức mới cho văn học Trung Quốc


6


Xuất phát từ cơ sở kinh tế để nói rõ quan hệ giữa nó với sự phồn thịnh của văn học
Đường. Bây giờ chúng ta hãy xét ảnh hưởng của kiến trúc thượng tầng như triết học,
tôn giáo, nghệ thuật, chính sách văn hóa, chế độ khoa cử và những chủ trương của
các vua chúa nhà Đường đối với văn học, chúng ta cũng có thể thấy được những
nguyên nhân khác làm dân, cho văn học Đường phồn thịnh. Đồng thời với việc
nhượng bộ nông giai cấp thống trị nhà Đường cịn thi hành một số chính sách, biện
pháp giáo dục. Chúng không độc tôn Nho gia như họ , nên chúng phong ơng là "Thái
thượng Huyền ngun hồng đế", lấy bộ Đạo đức kinh và Trang Tử .vv...làm sách
mà sĩ tử phải học, làm cho Đạo gia trở nên thịnh hành. Chúng cũng đề xướng đạo
Phật, lần lượt cử các nhà sư Huyền Trang và Nghĩa Tĩnh sang Ấn Độ lấy kinh, và
cho dịch rất nhiều kinh Phật Đối với Cảnh giáo, Thiên giáo, Ma-ni giáo và Hồi giáo
v.v... từ Tây Vực truyền vào, Tất nhiên, chính xá sách lươn, 8 cũng để nhằm mục
đích ma cho tự do truyền bá trong nước.tiếp nhận về học thuật, tôn giáo đó là nhằm
mục đích củng cơ hội xã hội phong kiến, nhưng đã xuất hiện cảnh tượng trăm nhà
đua tiếng về học thuật và văn hóa, điều đó chắc chắn cũng có thể làm cho tầng lớp
trí thức mở rộng tầm mắt, về tư tưởng cũng được tự do hơn, do đó tạo nên cảnh trăm
hoa đua nở về mặt văn học nghệ thuật và hình thành nên các trường phái, phong cách
khác nhau
Kế thừa các chế độ nhà Tùy, nhà Đường vẫn thi hành chế độ khoa cử, thu nhận
những người trí thức xuất thân từ tầng lớp giữa và dưới của giai cấp địa chủ tham
gia chính quyền một cách phổ biến và lấy thơ, phú để chọn kẻ sĩ ; ở kinh thành và
các châu, huyện thì mở trường học để làm nơi học tập cho trí thức trước khi đi thi.
Các ông vua đời Đường, từ Đường Thái tông trở đi, rất coi trọng văn học và u
thích thơ ca. Đường Thái tơng đã lần lượt lập ra Văn học quán, Hoàng văn quán,
chiêu mộ học sĩ đều là những nhà văn hoặc nhà thơ nổi tiếng đương thời ; bản thân
ơng cũng thích làm thơ và xướng họa với các nhà thơ. Sau đó, nhiều vua Đường như

7


Đường Cao tơng (Lí Trị), Võ Tắc Thiên và Đường Huyền tơng (Li Long Cơ) cũng
như Đường Hiến tơng (Lí Thuần), Đường Mục tơng (Lí Hằng) và Đường Văn tơng
(Lí Ngang) v.v... đều có tác phong tương tự như thế. Khi nhà thơ Bạch Cư Dị mất,
Đường Tun tơng (Lí Thầm) cịn làm thơ điếu và ca ngợi ơng. Thơ của các vua
chúa, thơ ứng thí của các cử tử và thơ ứng chế) của các nhà thơ vốn rất ít có giá trị
văn học, nhưng việc bọn thống trị tối cao đề xướng văn học và coi trọng nhà thơ,
cũng như chế độ quy định lấy thơ, phú để chọn kẻ sĩ, điều đó tất nhiên dẫn đến việc
đơng đảo các trí thức ra sức học tập và nghiên cứu văn học, làm cho họ có sự chuẩn
bị về tu dưỡng nghệ thuật, và tất nhiên cũng làm cho mọi người trong xã hội coi
trọng các nhà văn, nhà thơ và yêu thích văn học. Phong trào xã hội trọng văn và thơ
kéo dài liên tục suốt cả thời đại đó, rõ ràng là có tác dụng thúc đẩy khá lớn đối với
sự phát triển và phồn vinh của văn học đời Đường. Việc có khá nhiều các nhà văn
nhà thơ đời Đường đều đi theo con đường khoa cử cũng có thể chứng minh điều đó.
Đồng thời, nhìn tồn bộ đời Đường mà nói, thì đó là thời kì phồn vinh, thời kì đi lên
trong xã hội phong kiến, bọn thống trị cịn có một lịng tin nhất định vào lực lượng
thống trị của mình, về mặt cấm đốn văn học cịn tương đối thả lỏng, chứ khơng
ngày một nghiêm ngặt, tàn khốc như bọn thống trị các đời Tống, Ngun, Minh,
Thanh sau này.
Đời Đường, có khơng ít nhà thơ, nhà văn, trong tác phẩm của mình, đã từng đả kích
bọn đế vương, quyền quý và vạch trần nền chính trị đen tối, nhưng bọn cầm quyền
chỉ cần các tác giả không động chạm đến gốc rễ của chế độ phong kiến là được rồi,
chứ không sợ các tác giả châm chích một chút vào mụn nhọt của chúng, thậm chí có
khi phần nào cịn có thái độ khuyến khích nữa. Về phía bọn thống trị thì điều đó
chẳng những chứng tỏ rằng chúng cịn tin vào sự thống trị của chúng, mà cịn là biện
pháp hịa hỗn mâu thuẫn nội bộ, củng cố sự thống trị của chúng ; nhưng về phía các

8



nhà văn thì điều đó khiến cho họ dám vạch trần sự đen tối của hiện thực xã hội phong
kiến và có một tác dụng nhất định đối với sự phát triển sáng tác văn học.
Nhờ mậu dịch đối ngoại và giao lưu văn hóa đời Đường phát triển, nên các ngành
nghệ thuật như âm nhạc, vũ đạo và hội họa v.v... của Trung Quốc, do hấp thụ ảnh
hưởng ngoại lai của Tây Vực, Trung Á, đặc biệt là Ấn Độ, đã phát triển rực rỡ trước
nay chưa từng có. Các ngành nghệ thuật đó có quan hệ mật thiết với văn học, do đấy
sự phồn vinh của nó sẽ ảnh hưởng khá sâu sắc đến sự phát triển của văn học đời
Đường. Các nhà văn khi đã được hưởng thụ cái đẹp của các ngành nghệ thuật kia,
thì nâng cao được sự tu dưỡng nghệ thuật và đời sống tinh thần lên, đồng thời cũng
làm phong phú nội dung tác phẩm của mình hơn và phát triển các hình thức văn học
hơn. Các nhà thơ đời Đường làm rất nhiều bài thơ để hoạ, nghe nhạc và xem múa.
Đỗ Phủ xem học trị Cơng tơn đại nương múa kiếm, "nhớ lại chuyện xưa mà cảm
khái" rồi sáng tác bài thơ nổi tiếng). Bạch Cư Dị nghe đàn tì bà mà "bắt đầu thấy
được nỗi khổ bị giáng chức, bị điều đi xa của mình", rồi làm bài trường ca lưu truyền
thiên cổ ; Tơ Thức nói Vương Duy "trong thơ có họa", "trong họa có thơ" (Lời trong
bài Thư Ma cật Lam Điền yên vũ đồ). Vì Vương Duy là nhà thơ, lại là họa sĩ, cho
nên tỉnh thơ và ý họa của ơng chan hịa với nhau, cái nọ nâng cao cái kia. Có thể
thấy được các ngành nghệ thuật khác có tác dụng gợi ý, nâng cao nhất định đối với
việc sáng tạo tứ thơ và hình tượng của tác phẩm văn học. Quan hệ giữa thơ và họa
chẳng qua là rõ ràng hơn mà thôi. Âm nhạc và thơ ca vốn là chị em sinh đôi, kết hợp
với nhau rất chặt chẽ. Điều đó khơng những khiến cho âm luật và cách điệu của thơ
ca, vi không ngừng đưa vào những nhân tố mới của âm nhạc, nên được phát triển và
càng hoàn mĩ hơn, mà còn khiến cho thơ ca nhờ ca hát mà được lưu truyền rộng rãi
hơn. Nhiều bài thơ Đường được phổ nhạc, rồi do ca nữ, nhạc sư trình diễn mà đi sâu
vào xã hội. Chuyện Vương Chi Hoán, Vương Xương Linh và Cao Thích v.v... ở Kì

9



đình nghe đào kép ngâm thơ rồi xếp bài nào nhất nhì nói rõ thơ Đường và âm nhạc
kết hợp chặt chẽ, và do đó được phổ biến rộng rãi.
Cịn biến văn, chủ đích là để tuyên truyền Phật lí cho người nghe, nó được phát triển
qua phương thức thuyết xướng (vừa nói vừa hát) một cách thơng tục. Từ, lúc đầu
dựa vào thanh mà điền lời, để đáp ứng với yêu cầu của ca hát, đệm cho âm nhạc, về
sau mới dần dần trở thành hình thức văn học độc lập. Biến văn và từ đều kết hợp với
âm nhạc, nhưng quan hệ giữa từ và âm nhạc chặt chẽ hơn. Những hiện tượng đó
chứng minh rằng, sự phồn vinh của các nghệ thuật khác đều có ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến sự phồn vinh của văn học Đường trung thu khác đi Những điều
nói trên đều chỉ là những nhân tố bên ngoài thúc đẩy văn học Đường phồn vinh,
nhưng văn học Đường sở dĩ phồn vinh còn do sự phát triển của bản thân các hình
thức văn học quyết định.

B. THƠ ĐƯỜNG (ĐƯỜNG THI)
Thơ Đường hay Đường thi (chữ Hán: 唐詩) là toàn bộ thơ ca đời Đường được các
nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỷ 7 - 10 (618 - 907). Các
sáng tác của hàng nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn Đường
thi gồm 48.900 bài. Đời Thanh chọn 300 bài do Hành Đường thoái sĩ và Trần Uyển
Tuấn bổ chú thành Đường thi tam bách thủ được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc,
Việt Nam…
I. Nguyên nhân phát triển
(1)

Chế độ thi cử đời Đường đặc biệt coi trọng thơ ca, đời Đường Cao Tông

(681) vua xuống chiếu sửa đổi các bài thi gồm một bài tạp văn (thi, phú) rồi sau đó
mới thi sách. Thơ ca là con đường tiến thân, vì thế việc học thơ và làm thơ trở thành
phong trào trong cả nước, các ơng vua đều thích làm thơ, ham chuộng và thưởng
thức thơ ca (Đường Huyền Tông yêu Lý Bạch vì 3 khúc Thanh bình điệu, Hiển Tơng

10


phong Bạch Cư Dị làm học sĩ vì mấy bài thơ phúng gián, Mục Tông bổ Nguyên
Chẩn làm Từ bộ lang trung vì mấy bài ca...)
(2)

Phong trào đó mà thi ca dần rời khỏi cung đình, trở thành tiếng nói của quần

chúng rộng rãi. Các thi sĩ am hiểu đời sống, nếm đủ mùi gian truân nên thơ họ diện
phản ánh rộng hơn, nội dung phong phú hơn, họ sống khốn khổ, lang bạc kỳ hồ,
cuộc sống tiếp sức cho thơ họ tạo nên sức sống lâu bền.
(3) Sư giải phóng về mặt tư tưởng nhà Đường khơng độc tơn đạo Nho, mà đề cao
cả Lão giáo, Phật giáo, hai vị sư Huyền Trang và Nghĩa Tĩnh sang tận Ấn Độ thỉnh
kinh về truyền bá ở Trung quốc được các vua nhiệt liệt tán thưởng. Lý Un thì tơn
Lão Tử (tên thật là Lý Nhĩ làm ông tổ và lập miếu thờ... Sự phồn thịnh của cả ba đạo
tạo nên một khơng khí giải phóng tư tưởng về mặt học thuật và sáng tác nhiều nhà
thơ chịu ảnh hưởng của nhiều luồng tư tưởng khác nhau (Chủ nghĩa lãng mạn của
Lý Bạch chịu ảnh hưởng tư tưởng Đạo gia, Phái điền viên sơn thủy (Vương, Mạnh)
chịu ảnh hưởng Phật, Lão, hiện thực của Đỗ, Bạch trên cơ sở mặt tích cực của Nho
gia...)
(4)

Sự Phát triển của các ngành nghệ thuật khác cũng tạo điều kiện cho thơ ca đời

Đường phát triển: hội họa (Vương Duy, Ngô Đạo Tử, Lý Tư Huấn), âm nhạc (Lý
Duy Niên) nhiều ca khúc được phổ nhạc từ thơ các nhà thơ nổi tiếng, Bạch Cư Dị
nghe đàn tì bà hiểu được tấm lịng người giai nhân bị ruồng bỏ mà viết nên bài tì bà
hành nổi tiếng chứng tỏ sự am hiểu âm nhạc và tác dụng của nó đối với thơ ca, vũ
đạo cũng đặc biệt phát triển, ba loại hình này trở thành máu thịt của thơ Đường, bởi

vì cái hay của thơ Đường cũng thường được biểu hiện ở sự kết hợp với thi nhạc họa.

11


Đặc điểm:

II.

Sự phát triển của thi ca đời Đường thể hiện ở những đặc điểm sau đây
- Đội ngũ thi nhân được mở rộng và lực lượng sáng tác thay đổi, có sự tham gia
của các quan liêu cấp trung và cấp thấp, các nhân sĩ bình dân, ngay cả hịa thượng,
đạo sĩ, kỹ nữ... cũng có thể làm thơ, đó là điều chưa từng có trong lịch sử. Văn học
cung đình đã mất dần địa vị chủ đạo trên văn đàn, những thi nhân thực sự có thành
tựu kiệt xuất, đều xuất thân từ những gia đình bình thường và khơng có địa vị cao
về mặt chính trị (so sánh với các văn nhân thời trước như Khuất Nguyên, Tào
Thực...)
- Sự phản ánh các mặt sinh hoạt trong xã hội của thơ Đường được mở rộng, sự
quan sát và suy tư của nhà thơ đối với mọi hiện tượng mọi vấn đề xã hội, cũng như
quan niệm về nhân sinh, lý tưởng được biểu hiện đầy đủ trong thi ca.
- Sự đa dạng hóa về phong cách nghệ thuật cũng như các phái, nhiều khuynh
hướng, mỗi nhà thơ có một phong cách độc đáo riêng không ai giống ai, Lý Bạch
phóng khống, lãng mạn, Đỗ Phủ trau chuốt, hiện thực. Trương Kế trầm tư, cổ kính.
Bạch Cư Dị mới mẻ, châm biếm, Vương Duy trong thơ có họa, trong họa có thơ....
- Sự hồn thiện về một hình thức, thể thơ, q trình "cách luật hóa" thơ ngũ ngơn
và thất ngơn đến đời Đường là hồn chỉnh và đạt đến trình độ cổ điển.
Có thể nói, đặc điểm rõ rệt nhất của văn học đời Đường nói chung, thơ Đường nói
riêng là giàu sinh khí, có nhiều tinh thần sáng tạo mới mẻ, vượt ra khỏi sự trói buộc
của cung đình và quý tộc đáp ứng nhu cầu của nhiều giai tầng trong xã hội.
III. Đề tài.

Tìm hiểu đề tài trong thơ Đường ta nên bắt đầu từ nội dung cảm hứng. Đường thi
thường được gợi hứng từ ba nguồn tư tưởng chủ đạo là Nho, Lão và Phật.
12


Nho giáo quan niệm “ khắc kỉ phục lễ vi nhân”, “nhân dã trung thứ dã”, “ kỉ sở bất
dục vật thi ư nhân”, như vậy chữ Nhân là nội dung trung tâm trong quan niệm của
Nho giáo, nó khác về cơ bản với chủ nghĩa nhân đạo của phương Tây. Nhân gắn liền
với trách nhiệm và nghĩa vụ. Do đó cảm hứng của Nho giáo là cảm hứng trách nhiệm,
trách nhiệm trước dân tộc, cộng đồng, thời đại. Thơ Đường được khơi nguồn từ cảm
hứng trách nhiệm thường có các đề tài như : tình bạn, tình yêu, chiến tranh …
Lão giáo lại cho rằng “ vô vi nhi bất tranh” – thuận theo tự nhiên mà sống, cảm hứng
của Lão giáo là cảm hứng hoà đồng với thiên nhiên, thoát tục, với các đề tài như :
thiên nhiên, du tiên, cuộc sống điền dã..
Phật giáo với nhận thức đời là bể khổ, với thuyết “ tứ diệu đế” gieo vào tâm thức
con người tâm trạng bi quan chán nản, nhất là khi số phận gặp nhiều bất trắc, không
thoả mãn trên bước đường hoạn lộ, cảm hứng của Phật giáo là cảm hứng nhân sinh
như mộng, bụi trần vấn vương sống gửi thác về. Đề tài Phật giáo cũng viết về thiên
nhiên, nhưng đó là thiên nhiên với cảnh núi non chủa chiền, u nhã, trầm tịch.
Nói chung đề tài trong thơ Đường phong phú đa dạng phản ánh đủ các khía cạnh
trong xã hội nhà Đường. Tuy vậy ta có thể tổng kết các đề tài nổi bật như: Tình yêu,
tình bạn, chiến tranh, lịch sử, du tiên, thiên nhiên….
Riêng đề tài về tình bạn có lẽ được sáng tác nhiều, thấy rõ trong số thơ Đường đã
được dịch ở Việt Nam. Tìm hiểu điều này trong thơ Đường ta thấy, các thi nhân có
thể mạnh về đề tài này hay đề tài khác, chẳng hạn Cao Thích nghiêng về thơ biên
tái, Vương Duy lại tỏ ra ưu ái với đề tài sơn thuỷ. Nhưng trong sáng tác của họ bao
giờ cũng có ít nhiều các bài thơ nói về tình bạn, các nhà thơ hầu như ai cũng viết về
bằng hữu chi tình. Khi cuộc sống bình yên nhàn hạ, thì họ lấy thơ để thù tạc ứng đối
cùng nhau, khi hoạn nạn lại lấy thơ ca chia sẻ những nỗi niềm riêng tây, thơng qua
tình bạn cái tơi cá nhân phần nào được giải phóng khỏi những lề thói khắc kỉ của

Nho gia, đây là điều mà kẻ sĩ Trung Quốc bao giờ cũng mong muốn đạt được. “ Sự
xuất hiện tình cảm bằng hữu như là một phạm trù mới của văn học. Một mặt nó làm
13


phong phú cho nền văn học đời Đường, mặt khác nó phản ánh sự phát triển của xã
hội đời Đường, nhất là sự giải phóng cái tơi cá nhân” ( Nguyễn Sĩ Đại – Thơ Đường
Tứ Tuyệt)
Trong 6 quyển sách được chọn để tham khảo, người viết rút ra được 112 bài thơ nói
về tình bạn, con số này dĩ nhiên là khơng nhỏ, vì có những bài được lặp lại ở các
sách, như bài “ Vị Thành khúc” của Vương Duy. Chỉ tính riêng trong thơ Đường tập
II viết về ba tác giả : Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị với tổng số là 143 bài thì đã có
23 bài là bằng hữu chi tình, quyển Đương thi – Trần Trọng Kim có 374 bài thì có 54
bài viết về tình bạn. Từ thực tế khảo sát này, người viết thấy cần thiết phải chọn đề
tài về tình bạn làm chủ đề cho bài viết của mình.
IV. Các thể thơ trong Đường thi:
Thơ Đường rất coi trọng tính nhạc, tính họa. Sự trau chuốt khổ cơng đi đơi với những
cảm hứng tự nhiên, không phải tự dưng hái được, mà do những kiến thức thu hái từ
nhiều nguồn của các nhà thơ đời Đường. Vương Duy không chỉ là một nhà thơ, ơng
cịn là một họa sĩ, một nhà thư pháp nổi tiếng. Vì lẽ đó mà trong thơ của ơng, thơ và
họa kết hợp rất hài hịa. Sau này, Tô Đông Pha đã phải thốt lên rằng: “Trong mỗi bài
thơ của Vương Duy là một bức họa. Và trong mỗi bức họa lại có một bài thơ”.
Vương Xương Linh, Vương Chi Hốn, Cao Thích nghe hát ở Kỳ Đình, thẩm âm
sành điệu chẳng khác gì nhạc cơng, nhạc sĩ…
Thơ Đường có hình thức đẹp, nội dung cực kì sâu sắc. Cả giá trị hiện thực và lãng
mạn đều đạt tới đỉnh cao…
Thơ Đường có hai loại chính: cổ thể và kim thể. . Trong cổ thể lại có thể loại ngũ
ngơn và thất ngơn.

14



Cổ thể gồm nhạc phủ, cổ phong: Là lối tự do hơn hết, khơng cần có vần, niêm luật,
số câu khơng nhất định, có khi hơn 100, có khi 6,7 câu, số chữ trong từng câu cũng
không cần như nhau.
Kim thể gồm: ngũ ngôn (thơ 5 chữ) và thất ngôn (thơ 7 chữ). Mỗi loại lại có 2 thể
nhỏ là tuyệt cú và luật thi.
Tuyệt cú hay còn gọi là tứ tuyệt (như vậy là có thất ngơn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ
tuyệt) là thể ở khoảng giữa, mỗi bài có 4 câu, nhưng khơng cần đăng đối chặt chẽ
(câu 1: phá, 2: thực, 3: luận, 4: kết)
Luật thi (bát cú) là loại chặt chẽ nhất. Một bài gồm tám câu (như vậy là có thất ngơn
bát cú và ngũ ngôn bát cú). Câu 1,2: phá, không cần đối, câu 3,4: thực, phải đối, câu
5,6: luận, phải đối, câu 7,8: kết, không đối. Ở các chữ cố định trong câu là 2,4,6 phải
tuyệt đối giữ đúng luật bằng trắc. Sự quy định niêm luật cho một thể thơ có hạn chế
sự biểu đạt những tình cảm bay bổng phóng khống, nhưng nó buộc phải sáng tạo
ngơn ngữ hàm súc, cơ đọng, cấu tứ chặt chẽ, hồn chỉnh. Càng ít chữ, càng khiến thi
nhân phải dùng những từ thật đắt. Đỗ Phủ từng nói "ngữ bất kinh nhân tử bất hưu"
(Lời thơ chưa làm kinh ngạc người ta thì chết chưa yên)
V.
Đặc sắc nghệ thuật :
Các nhà thơ đời Đường sử dụng hai thể thơ chính là Cổ thể (gồm cổ phong và nhạc
phủ) và Kim thể (hay cận thể ,gồm luật thơ và tuyệt cú). Thơ cổ thể không bị hạn
chế về số câu, số chữ, không bị hạn chế về niêm luật, cách gieo vần, do đó có khả
năng biểu hiện được nhiều sắc thái tình cảm cũng như phản ánh những vấn đề xã hội
rộng lớn. Thơ kim thể còn gọi là thơ Đường luật, thể thơ này tuy bị gị bó về niêm
luật, song nó cũng có ưu điểm cấu trúc chặt chẽ, cân đối , hài hịa, "bát cú" là dạng
chính của thơ Đường luật, từ nó có thể suy ra các dạng khác như "tuyệt cú" và "bài
luật", ở Việt Nam ta chủ yếu sử dụng thể này.
15



Thơ Đường là thể loại thơ mà có thể nói sống đúng nghĩa với hai chữ " trữ tình".
Tình cảm, cảm xúc trở thành mạch nối vơ hình để hàn kết các hình ảnh, ý tưởng,
nhạc điệu tạo nên sự vận động của ý thơ trên con đường tạo nên cấu tứ. Ta hãy thử
cảm nhận cái khơng khí mênh mang, u tịch trong bài Hồng Hạc lâu của Thơi Hiệu
Tích nhân dĩ thừa hồng hạc khứ
Thử địa khơng dư Hoàng hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải khơng du du
Tình xun lịch lịch Hán Dương thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
Tạm dịch :Người xưa đã cỡi hạc vàng bay đi mất, chỉ cịn trơ lại Lầu Hồng hạc tại
mảnh đất này. Hạc vàng một đi không trở lại, ngàn năm mây trắng vẫn bay dằng
dặc, hàng cây đất Hán Dương rực rỡ bên dịng sơng tạnh, cỏ thơm bãi Anh Vũ vẫn
tốt tươi. Lúc trời chiều đứng trông về làng cũ tự hỏi : Quê hương ở chốn nào ?
Khói sóng mịt mờ trên sông nước Khiến cho người nổi mối ưu sầu .
Tác giả đặt tâm hồn mình vào khoảng thời gian và không gian vô tận. Nỗi sầu từ sự
ý thức giữa cái hữu hạn của kiếp người và cái vô cùng của tạo vật đã thành mạch
chảy suốt bài thơ. Người xưa đi mất, quanh đây chỉ còn mây trắng bay. Cái buổi
chiều là ảo tưởng xa xôi nhưng cũng hết sức cận kề. Ý thức về sinh ký tử quy của
tác giả như hịa vào khói sóng đìu hiu và rồi tất cả chỉ còn đọng lại trong một chữ "
sầu" trĩu nặng ở cuối bài thơ.
Những tác giả của thơ Đường thường lựa chọn và miêu tả những khoảnh khắc dồn
nén trong tâm hồn, đó cũng chính là bản chất của quá trình đời sống con người. Đó
16


là những khỏanh khắc đặc biệt của hiện thực được nhiøn qua lăng kính của tâm

trạng, những khỏanh khắc thăng hoa, bột phát trong thế giới của tâm linh. Có khi
đó là khỏanh khắc lúc chia li, là khi lên cao, là màn đêm yên tĩnh nhìn trăng mà da
diếc nhớ về quê hương, là khỏanh khắc khi đối mặt với cái chết, hay chỉ là một
thoáng mờ của giấc chiêm bao...
Thệ tảo Hung nô bất cố thân
Ngũ thiên điêu cẩm táng Hồ trần
Khả liên Vô Định hà biên cốt
Do thị xuân khê mộng lý nhân !
Lũng tây hành -Trần Đào
Tạm dịch : ra đi thề quét sạch rợ Hung nô không tiếc thân miønh, năm ngàn binh
sỹ vùi thây nơi cát bụi đất Hồ, nắm xương bên sông Vô Định đã tàn lâu lắm rồi,
nhưng vẫn còn là người trong mộng của những thiếu phụ chốn khuê phòng
Đây tuy là một kiệt tác phản chiến nhưng cái hay không nằm ở tinh thần phản
chiến mà là ở chỗ cái giấc mộng đoàn viên giữa những người thiếu phụ chốn kh
phịng và những nắm xương trắng vùi nơng bên dịng Vơ Định, một giấc chiêm bao
khơng bao giờ có thực nhưng nó vẫn là niềm hi vọng dù rất xót xa
Cái độc đáo nhất của thơ Đường là dồn nén biểu cảm để đạt tới sự tập trung cao độ
và trở thành tính khái quát, triết lí. Thơ Đường thường gợi chứ không tả.Từ những
khoảng trống, khoảng trắng, nốt lặng vô hiønh trong kết cấu, trong các tương quan,
trong các " nhãn tự", người đọc tự khám phá về thế giới tâm hồn của nhà thơ được
dồn nén vào trong đó.
Tự quân chi xuất hỷ
Bất phục lý tàn ky

17


Tư quân như nguyệt mãn
Dạ dạ giảm quang huy
Tự quân chi xuất hỷ - Trương cửu Linh

Tạm dịch : từ ngày chàng bước chân ra đi, cái khung cửi tàn thiếp khơng sửa lại,
nhớ chàng như mảnh trăng trịn trên trời, đêm đêm ánh sáng bị giảm đi
Con người Trung Quốc nói riêng và con người phương Đơng nói chung đặc biệt
mẫn cảm với triết lí về thế giới về cuộc đời con người. Vì vậy các nhà thơ Đường
gửi gắm vào thơ những quan điểm triết lí nhân sinh. Những quan điển này thường
được biểu hiện thông qua các cặp phạm trù đối lập: quá khứ- hiện tại, tình- cảnh,
sống- chết, thực - mộng, động-tĩnh...Các cặp phạm trù đã gợi cho người đọc nét
bản chất, một quy luật chân lí của đời sống. Chính vì vậy thơ Đường đã đạt tới cái
"thần lí","diệu lí" như các nhà nghiên cứu đã nhận xét.
Nhân nhàn quế hoa lạc
Dạ tĩnh không sơn khâu
Nguyệt xuất kinh sơn điểu
Thời minh xuân giản trung
Điểu minh giản- Vương Duy
Tạm dịch : người nhàn hoa quế rụng, đêm yên tĩnh trong núi vắng, trăng lên làm
cho chim ngủ giật mình, cất tiếng kêu trong khe xuân
Bài thơ gợi lên một không gian tĩnh mịch, cảnh vật dường như bất động. Mặt trăng
ló ra làm chim phải giật mình cất tiếng kêu nhỏ trong khe núi. Trong cái tĩnh có cái
động, cái động làm tăng thêm cái tĩnh và từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của tâm hồn hồn
nhiên cao khiết, thanh nhàn.
Thơ Đường đặc biệt là luật thơ, có cấu trúc hịan thiện. Nó là sự hài hòa giữa bằng
trắc, âm dương,đối xứng và phi đối xứng. Nó lại nhất quán từ đề tài, mở đề tới kết
18


luận. Nó là sự kết hợp giữa thực từ và hư từ, giữa lời nói và khơng phải lời nói. Ta
thử nghe bài Thu hứng của Đỗ Phủ một bài thơ tiêu biểu thắm đượm tình quê, sầu
thương da diếc, kín đáo
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Hàn y xứ xứ thơi đao xích
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm
Tạm dịch : sương móc làm tiêu điều rừng cây phong, Vu Sơn, Vu Giáp hơi thu hiu
hắt, giữa dịng sơng sóng tung lên tận trời, trên cửa ải gió mây như sà sát mặt đất,
khóm cúc hai lần nở làm tng rơi dịng lệ những ngày qua, con thuyền lẻ loi buộc
chặt với với nỗi lòng nhớ vườn cũ, nơi nơi rộn ràng kéo thước may áo rét, chiều tà
tiếng chày đập áo trên thành Bạch Đế càng nghe vội vã.
Thơ Đường tập trung nghệ thụât tinh tế, diệu xảo.Thơ Đường lựa chọn những chi
tiết đặc sắc,điển hình đạt đến độ tinh xảo giàu sức gợi, giàu sức khái quát, mọi ý tứ
thăng trầm, sâu sắc được tóat lên từ những gợi ý này. Thơ Đường thường dồn nén
những ẩn dụ tượng trưng. Những ẩn dụ tượng trưng này có sức bùng nổ lượng
thông tin lớn. Cái ưu thế của nghệ thuật tinh tế, diệu xảo được tạo ra bởi "ngôn hữu
hạn, ý vô cùng", nhờ sự lựa chọn và tổ chức hình ảnh mang tính ẩn dụ cao.
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chi du du

19


Độc thương nhiên nhi lệ hạ
Đăng U châu đài ca - Trần Tử Ngang
Tạm dịch : Trông lại trước không thấy người xưa, trông lại sau không thấy ai đến,
nghĩ trời đất lâu dài vơ cùng, một mình lệ rơi đau xót
Bài thơ là sự tương phản giữa cái vũ trụ vơ cùng và đời người hữu hạn. Đó là nỗi
lịng của kẻ sỹ cơ đơn giữa cõi đời tầm thường ô trọc.

Thơ Đường hết sức coi trọng việc sử dụng ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ Đường và
ngôn ngữ khái quát so với ngôn ngữ thơ ca đời trước. Mặt khác ngơn ngữ thơ
đường cịn là ngơn ngữ tinh luyện và chính xác, cơ động và hàm súc. So sánh ngôn
ngữ thơ Đường với ngôn ngữ Kinh Thi, Sở từ so sánh ngôn ngữ thơ của một tác
giả đời Đường với ngơn ngữ mà chính tác giả đó dùng để viết theo những thể loại
khác, sẽ thấy rõ điều đó. Nhìn vào cơng thức một bài thơ Đường luật, ta thấy ngay
dáng vẻ “tiết kiệm” của nó (một bài ngũ ngơn tuyệt cú chỉ có 20 chữ, cũng có
nghĩa là 20 âm ). Khơng phải ngẫu nhiên có nhà thơ quan niệm 40 chữ trong một
bài ngũ ngôn bát cú như 40 công hiền (Lưu Chiêu Võ) Đặc điểm cấu tử cũng góp
phần làm cho thơ Đường thêm súc tích, cơ đọng. Các tác giả thơ Đường thường ít
khi nói hết, nói trực tiếp ý của mình mà chỉ dựng lên hàng loạt mối quan hệ đề cho
độc giả tự luận ra dụng ý của tác giả từ những mối quan hệ đó. Cái gọi là “vẽ mây
nầy trăng”, “ỷ ở ngồi lời”, “ý đến mà bút khơng đến” , “lời hết mà ý không hết”...
trong thơ Đường chủ yếu là xuất phát từ đỏ.Cũng như thơ nói chung, thơ Đường sử
dụng rộng rãi phép tĩnh lược và đảo trang.Tất cả những yếu tố trên đã hợp thành
chỉnh thể nghệ thuật, tạo nên cái tinh tế, diệu xảo để chuyển tải nội dung một cách
tốt nhất.
Thiên sơn điểu phi tuyệt
Vạn kính nhân tơng diệt
20


Cô thuyền thôi lạp ông
Độc điếu hàn giang tuyết
Giang tuyết - Liễu Tông Nguyên
Tam dịch : Ngàn núi chim bay mất, muôn nẻo đường không dấu chân người, ông
già đội nón lá, mặc áo tơi ngồi trên chiếc thuyền lẻ loi ,câu cá một mình trên sơng
tuyết lạnh lẽo
Thơ Đường nói chung và thơ đường luật nói riêng khơng chỉ la thành tựu riệng của
thơ Trung Quốc mà còn là một thành tựu nổi bật trong thơ ca nhân lọai. Nói đến

những đặc trưng cơ bản của thơ khơng thể khơng nói đến tính chất cổ điển trong
thơ Đường. Và cũng chính vì lẽ đó mà thơ Đường nói chung và thơ Đường luật nói
riêng có một sức sống mãnh liệt cho tới ngày nay. Và ai dám bảo thơ Đường luật
ngày nay khơng cịn có mật ! Xin hãy lắng lòng cùng Đinh Vũ Ngọc , một thi sỹ tài
hoa của đất Quảng Nam
Cách trở mười năm em với ta
Mười năm mà ngỡ mới hôm qua
Em chưa chải hết sầu trên tóc
Ta đã chơn rồi mộng dưới hoa
Vẫn nhớ vẫn thương mà cách trở
Dẫu cười dẫu khóc cũng chia xa
Con tim vơ tội chưa ngừng đập
Thì chút tình xưa mãi thiết tha
Mùa xuân năm Tân Mão
Thanh điệu và từ chương là yếu tố cấu thành về hình thức của Đường thi. Thanh luật
Đường thi là sự kế thừa và phát triển hệ thống thanh luật của thơ ca thời Tề Lương.
Theo những ghi chép trong “thơ ca bát bệnh” của Thẩm Ước ta thấy thơ ca thời Tề
Lương chia thanh liệu thành 4 loại “bình, thượng, tứ, nhập” tuy chặt chẽ trong từng
21


liên, từng câu nhưng trong lỏng lẻo giữa các liên, và có phần rườm rà khó nhớ. Cách
lưỡng phân thanh điệu thành bằng và trắc cùng với những quy định chặt chẽ về niêm
luật tạo thành một phương thức quy phạm hóa tuy có phẩn ngặt nghèo nhưng lại
thuận tiện trong học tập và nắm vững. Thơ Đường có sự biến hóa linh động trong tổ
chức cú pháp. Sử dụng phổ biến hình thức đảo trang, tỉnh lược mất đi trật tự lôgic
của tản văn, câu thơ trở nên cô đọng hàm xúc hơn. Ngôn ngữ Đường thi vừa chất
thực vừa cứng cỏi, vừa thẳng thắn vừa sát thực.Nó mất đi dạng âm tiết tự nhiên cái
gọi là ngôn ngữ đời thường, những hư từ khơng cịn xuất hiện trong văn thơ nữa. Nó
cũng khơng phải là ngơn ngũ bóng bẩy, trau truốt của thơ ca thời Nam Bắc Triều mà

là ngôn ngữ tinh tế, được lựa chọn kĩ lưỡng hết sức tự nhiên chứ khơng hề sống
sượng. Nói chung, trong thơ Đường ta thấy lại phong kí lãng mạn nhưng cũng giàu
tính hiện thực của Kinh thi và Li Tao, có yếu tố trữ tình, tự sự của thơ ca thời Hán,
Lục Triều, có sự phong phú về nội dung phản ành và sự phát triển của thơ ca thời
Ngụy Tấn. Sự dung hợp đầy đủ những yếu tố đó trong thơ ca của một thời đại là lí
do thơ Đường được tôn vinh là di sản đặc sắc trong nền văn học trong nước và thế
giới.
Luật thi được hình thành sau đời Đường khi thơ ca đã phát triển tồn diện và định
hình. Luật thi quy định về số chữ trong một cấu, số dịng trong tồn bài. Thơ Đường
luật có các dạng chuẩn “thất ngơn bát cú” (tám câu, mỗi câu bảy chữ), và có các biến
thể như “thất ngôn tứ tuyệt”, mỗi câu bảy chữ), ” ngũ ngôn tứ tuyệt” (bốn câu, mỗi
câu năm chữ),”ngũ ngôn bát cú” (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít
phổ biến khác, “Thơ bài luật” là một dạng kéo dài của Đường luật, trong đó sự đối
ngẫu có trong 6 câu trở lên, cả bài gồm 10 câu trở lên, theo tập quán, thường lấy số
vần chẵn chục .. . cho nên thường chia rõ ràng bằng các chữ thập vận, nhị thập vận.
Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 điểm: Luật, Niêm và Vần.

22


Luật chia thành luật bằng trắc, và luật đối. Luật bằng trắc của thơ Đường lưỡng phân
thanh điệu thanh “thanh bằng” và “thanh trắc”. Đó là sự đối lập về âm thanh của các
chữ thứ 2-4-6 trong một câu thơ . Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng
thì gọi là bài có “luật bằng”; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có
“luật trắc”. Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh
điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Nếu một câu thơ Đường mà khơng theo
quy định này thì được gọi “thất luật”.
Còn luật đối là những quy định về sử dụng nghệ thuật đối trong một cấu và trong
một liên. Đối là phương thức tổ chức lời văn bằng cách điệp cú pháp nhằm tạo hai
vế, mỗi vế là một câu tương đối hồn chỉnh, được viết thành hai dịng cân xứng

sóng đơi. Đỗi ngẫu có từ trước, sử dụng phổ biến trong thơ ca nhưng đối trượng chỉ
dùng trong thơ Đường. Hình thức đối trượng người ta gọi là cơng đối. Cơng đối là
hình thức đối đầy đủ cả về ý và và về thanh điệu, từ loại. Khoan đối đối rộng đối
không chỉnh, đối lỏng. Liên thứ 3, thứ 4 trong một bài thất ngôn luật thi phải đối và
nếu chuẩn là hình thức cơng đối.
Luật là cách thức tổ chức âm thanh trong một liên, và trong một câu của liên. Niêm
là cách thức tổ chức âm thanh giữa các liên với nhau. Các câu trong một bài thơ
Đường giống nhau về luật thì được gọi là “những câu niêm với nhau”. Hai câu thơ
niêm với nhau khi âm thanh của những chữ thứ 2, 4, 6 trong một niêm tương đồng
về mặt âm thanh, bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên
tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ xuất mà làm thành khơng niêm thì bài đó bị gọi
là “thất niêm”. Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú)
như sau:


câu 1 niêm với câu 8



câu 2 niêm với câu 3
23




câu 4 niêm với câu 5



câu 6 niêm với câu 7


Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để
tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các
câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là “vần với nhau”. Nếu một bài thơ
Đường mà chữ cuối của một trong các câu này khơng giống nhau về vần thì được
gọi “thất vận”. Trong một bài thơ nếu câu đầu tiên gieo vần thì gọi là “thủ cú nhập
vận”, và ngược lại gọi là “thủ cú bất nhập vận”. Bài thơ từ đầu đến cuối gieo một
vận gọi là “độc vận” Những chữ có vần giống nhau hồn tồn gọi là “vần chính”,
những chữ có vần gần giống nhau gọi là “vần thơng”. Hầu hết thơ Đường dùng vần
thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ
VI. Đặc trưng nội dung :
Phong cốt và hứng kí là hai khái niệm dùng để diễn đạt đặc trưng về nội dung của
thơ Đường luật. Phong cốt thơ Đường lấy cứng cỏi mạnh mẽ của Hán Ngụy bỏ đị
phong kí suy đồi thời Lục Triều. Có người nhận xét phong cốt của Đường thi là
“tinh thần lạc quan sẵn có của người đời Đường kết hợp với tính cách anh hùng trong
văn học Kiến An và truyền thống tinh thần lí tưởng từ Khuất Nguyên trở đi”. Hứng
kí nghĩa là tỉ hứng kí thác, thủ pháp của thi nhân dùng tỉ hứng để kí thác hồi bão
chính trị của mình (gọi tắt là tỉ hứng). Hứng ký thơ Đường đã tiếp thu và thể hiện
quan niệm “mĩ thích tỉ hứng” của truyền thống , coi trọng tác dụng phản ánh hiện
thực cuộc sống, đặc biệt là nêu lên nỗi khổ và các giải thoát u phẫn trong lịng nhân
dân. Tuy nhiên có sự đổi mới về phương thức thể hiện, vận dụng thủ pháp “trực trần
kì sự” của thể phú nên lời thơ cứng cỏi sắc bén.
1. Phong cốt :
Khái niệm :
24


×