Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Đại học quốc gia Hà Nội
BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM
MÔN VĂN HỌC TRUNG QUỐC TỪ MINH
THANH ĐẾN HIỆN ĐẠI
Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
Danh sách phân công nhóm:
Câu 1:
Bùi Huyền Trang
Nguyễn Huyền Trang
Bùi Thị Thu
Lê Thị Thắm
Câu 2:
Đào Thị Mơ
Hà Thị Mai
Hoàng Thanh Loan
Nguyễn Thị Thơm
Câu 3:
Chu Thị Hồng Vân
Phạm Thị Hiền Trang
Lê Thị Sen
Dương Văn Trường
Trần Thị Thanh Hải,.
Câu 4:
a. Phạm Ngọc Lan
Cao Thu Phương
Đỗ Thị Hậu
Nguyễn Thúy An
b. Nguyễn Thị Hồng
Trần Thị Lan Hoa
Nguyễn Thị Nghệ
Nguyễn Thị Hương (9/4/1990)
Câu 1:
A.VỀ TÁC GIẢ THI NẠI AM:
Cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, cùng với sự ra đời của Tam Quốc chí là sự
ra đời của bộ tiểu thuyết xuất sắc Thủy Hử truyện.Đến bây giờ, Thủy Hử truyện
vẫn được đánh giá là tác phẩm văn học đỉnh cao của Trung Quốc cả về mặt nội
dung lẫn nghệ thuật.
Thi Nại Am (1296-1370) có tên là Tử An, quê ở Cô Tô, hai năm làm quan ở Tiền
Đường, sau bỏ quan về Tô Châu.Theo truyền thuyết, Thi Nại Am từng tham gia
cuộc khởi nghĩa nông dân Trương Sĩ Thành cuối đời Nguyên.
Cuộc đời văn chương của Thi Nại Am vẫn còn những điều chưa sáng rõ.Tuy nhiên,
với bộ tiểu thuyết vĩ đại Thủy Hử, tên tuổi của ông được khẳng định chắc chắn
trong nền văn học Trung Quốc.Thủy Hử kể lại câu chuyện khởi nghĩa nông dân đời
Tống do Tống Giang cầm đầu.Tuy nhiên, với tài năng xuất chúng, dựa trên cốt lõi
lịch sử của cuộc khởi nghĩa, tập trung những câu chuyện Thủy Hử rời rạc trong
truyền thuyết dân gian, thoại bản. tập kịch, bằng tài năng xuất chúng và tinh thần
lao động sáng tạo nghiêm túc, Thi Nại Am đã miêu tả cuộc khởi nghĩa Tống Giang
tỉ mỉ hơn, chi tiết hơn và điển hình hơn, khiến bộ tiểu thuyết phong phú về nội
dung, tinh tế điêu luyện về nghệ thuật.
B QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỦY HỬ TRUYỆN
Cũng như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử truyện ra đời vào khoảng cuối thế
kỷ XIV do Thi Nại Am là tác giả đầu tiên viết thành một tiểu thuyết chính thức.
Câu chuyện Thủy hử vốn đã được kể trong dân gian từ trước đó khá lâu, do sự hấp
dẫn về nội dung mà được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Câu chuyện kể về cuộc khởi nghĩa của 108 người anh hùng Lương Sơn Bạc do
Tống Giang đứng đầu với phương châm hành động “Thế thiên hành đạo” ( thay
trời làm việc tốt cho dân) và “Đoạt phú tế bần” (cướp của người giàu chia cho
người nghèo). Trong một xã hội phong kiến thối nát vua là kẻ bất tài vô dụng, quan
là kẻ lưu manh gian xảo, đời sống nhân dân chịu nhiều nỗi thống khổ thì hoạt động
của những người nghĩa sĩ Lương Sơn Bạc xứng đáng tôn họ thành những anh hùng
trong nhân dân.
Câu chuyện về cuộc khởi nghĩa do Tống Giang đắng đầu đã được ghi chép lại
trong nhiều tư liệu trong lịch sử đời Tống như: Tống sử,Thập triều cương yếu…
đặc biệt là trong cuốn Tống Giang tam thập lục nhân tán(viết vào cuối đời Tống
đầu đời Nguyên), Đại Tống Tuyên Hòa di sự (đời Nguyên)… ghi lại khá chi tiết.
Bên cạnh đó là sự xuất hiện nhiều vở tạp kịch về các nhân vật anh hùng của Lương
Sơn Bạc cùng với nhiều câu chuyện khác nhau kể về số phận riêng của từng người
được lưu truyền trong nhân dân…Tất cả đã trở thành chất liệu để cho tác giả Thi
Nại Am viết thành một tiểu thuyết chương hồi Thủy Hử truyện có vai trò rất quan
trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Bản Thủy Hử truyện được lưu hành rộng rãi nhất trong 300 năm gần đây không
còn là nguyên bản của Thi Nại Am mà là bản gồm 71 hồi do Kim Thánh Thán(cuối
Minh đầu Thanh) chỉnh lý. Ông đã dựa vào bản một trăm hồi và bản 120 hồi chỉnh
lý lại thành bản 71 hồi dừng lại ở đỉnh cao cuộc khởi nghĩ “Anh hùng chia ngôi thứ
bậc”
C. THỦY HỬ- TÌNH HÌNH LƯU TRUYỀN VĂN BẢN “THỦY HỬ
TRUYỆN”
Cho tới nay không còn nguyên bản Thủy hử của Thi Nại Am. Bản được lưu
hành rộng rãi nhất trong 300 năm nay là bản 71 hồi do Kim Thánh Quán chỉnh lý.
Thánh Quán dựa vào bản 100 hồi và bản 120 hồi, sắp xếp lại thành bản 71 hồi,
dừng lại ở đỉnh cao của cuộc khởi nghĩa “Anh hùng chia ngôi tứ bậc”. Bản của
Thánh Quán giữ được tinh hoa của cốt truyện, văn chương trau chuốt. Ngoài ra còn
các bản 100 hồi, 115 hồi, 124 hồi và bản 120 hồi do Quách Hân đời Minh biên tập.
Các bản này đều miêu tả quá trình thất bại của khởi nghĩa sau khi nhận “Chiêu an”.
Quân khởi nghĩa bị triều đình lợi dụng điều đi đánh Tiêu và dẹp các cuộc khởi
nghĩa của Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp. Chiến thắng trở về, 108 vị anh
hùng chỉ còn có 27. Họ được triều đình phong thưởng. Nhưng từ đây tính mạng
của họ luôn bị uy hiếp. Bốn tên gian tặc trong triều là Sái Kinh, Đồng Quan, Cao
Cầu, Dương Tiễn tìm cách hãm hại anh em Tống Giang. Lư Tuấn Nghĩa được mời
về triều, vua ban cơm ngự trộn thủy ngân trên đường về, qua sông Hoàng Hà rơi
xuống sông chết. Tống Giang được ban cho bình ngự tửu trộn thuốc độc. Biết rượu
độc, Tống Giang cho gọi Lý Quỳ về cùng uống. Các anh em khác lần lượt bị giết
hại. Cuộc khởi nghĩa của các anh hùng Lương Sơn Bạc kết thúc.
Câu 2
Thủy hử phản ánh trung thành quá trình phát sinh, phát triển và thất bại của
cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thời Bắc Tống. Cuộc đấu tranh của một trăm linh
tám vị anh hùng trong Thủy hử chưa hẳn là cuộc khởi nghĩa cử Tống Giang cuối
thời Bắc Tống, Nhưng không phải vì thế mà tác phẩm thiếu giá trị hiện thực lịch
sử. Cuộc đời hoạt động của một trăm linh tám vị anh hùng Lương Sơn Bạc trong
Thủy hử có thể không hoàn toàn phù hợp với lịch sử thời Bắc Tống. Nhưng nó
phản ánh tinh thần của các cuộc khởi nghĩa nông dân dưới triều đại phong kiến
Trung Quốc. Lòng hào hiệp cứu người của các vị anh hùng, tinh thần chiến đấu
dũng cảm , giàu lòng hi sinh của anh em Tống Giang, đã kế thừa tinh thần đấu
tranh bền bỉ của bao thế hệ nông dân Trung quốc trước đó. Thủy hử thông qua hoạt
động của các loại nhân vật xuất thân từ nhiều tầng lớp trong xã hội. Thông qua quy
mô đấu tranh của các anh hùng hảo hán đất Lương Sơn đã phản ánh toàn diện bộ
mặt xã hội thời bấy giờ.
1. Quá trình phát sinh của khởi nghĩa nông dân trong xã hội phong kiến
Trung Quốc điển hình trong Thủy hử:
Áp bức giai cấp, là nguyên nhân cơ bản nảy sinh khởi nghĩa nông dân. Chân lý
lịch sử này, được thể hiện hết sức sinh động qua việc miêu tả các sự kiện và hành
động của các nhân vật, dưới ngòi bút tài hoa của Thi Nại Am.
Những nhân vật xấu xa của giai cấp bốc lột, đã được tác giả vẽ nên một bức tranh
ghê tởm của xã hội phong kiến. Chúng từng phơi bày những bộ mặt nham hiểm
của chúng, khiến xã hội tối tăm, u ám , khiến người dân sống không nổi,. Ở đây,
những con người bị áp bức rất đông vì thế đã chứng minh được quy luật “ Quan
bức dân phản” đã được Thi Nại Am phản ánh trung thực và đầy đủ trong tác phẩm.
Bên cạnh bọn bốc lột nắm chính quyền, còn có cả một tập đoàn cường hào áp
bức, có quyền có tiền, có thế mặc sức đè đầu cưỡi cổ dân chúng như bọn cường
hào, tác giả đã vạch trần được sự cấu kết sâu sắc và thường xuyên giữa hai thế lực
đó trong việc áp bức bốc lột dân nghèo, như thiên la địa võng vây bủa, khiến cho
sự vùng lên của họ lại càng tất yếu.
Dưới sự áp bức bốc lột tà khốc của triều đình Bắc Tống, không chỉ người nông
dân bần cùng đứng lên phản kháng, mà quan lại triều đình như Tống Giang, Lâm
Xung hoặc con cháu nhà danh tướng như Dương Chí, , thậm chí những người xuất
thân từ giai cấp địa chủ, dòng dõi quý tộc như Sài Tiến, Lư Tuấn Nghĩa cũng tích
cực chống lại chúng. Họ từ bỏ quyền cao chức trọng, tình nguyện đi theo tiếng gọi
của nghĩa quân, sẵn sàng hy sinh tính mạng cho sự nghiệp chung.
2. Sự phát triển của khởi nghĩa nông dân trong xã hội phong kiến Trung
Quốc:
Dưới ngọn cờ “Thiên thế hành đạo, bảo cảnh an dân”,các anh hùng hảo hán
liên hiệp thành lực lượng hùng hậu hoàn toàn đối kháng với giai cấp thống trị.
Hành động của họ là không còn phục thù cá nhân cá như xưa. Từ hồi 41 các anh
hùng Lương Sơn Bạc đã chuyển sang thế tấn công với những chiến công lẫy lừng:
ba lần đánh Chúc gia trang, hai lần đáng chợ Tăng Đầu, công kích Thanh
Châu, ,Đang lúc phong trào lên cao như nước vỡ bờ thì Tống Giang ngỏ ý lập đàn
chay và cầu mong triều đình chiêu an. Từ đó cuộc khởi nghĩa đi đến kết thúc bi
thảm.
Nhưng trong khi lực lượng lớn mạnh có khả năng uy hiếp sự thống trị của triều
đình Bắc Tống, thì vua Tống không thể làm ngơ. Thái úy Trần Tôn Thiện lãnh
chiếu chỉ của Tống Huy Tông đích thân đến Lương Sơn Bạc. Tất nhiên cũng lắm
gian nan vất vả Trần Tôn Thiện mới dụ nổi những con hổ quen vùng vậy đất
Lương Sơn.
Từ đầu tác phẩm tác giả tả một loạt anh hùng xuất hiện với những hành vi nghĩa
hiệp nổi tiếng trong thiên hạ như Lỗ Trí Thâm gặp sự bất bình giết tên ác bá Trịnh
Đồ cứu cha con Lão Kim. Bảy anh em Triều Cái: Ngô Dụng, Công Tôn Thắng,
Lưu Đường, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Nguyễn Tiểu Thất, dùng mưu
đạt mười quan vàng bạc châu báu của thái thú Lương Trung Thu chia cho dân
nghèo, , Lực lượng Lương Sơn Bạc không ngừng lớn mạnh, ngọn cờ” thế thiên
hành đạo” tung bay trước gió. Theo lời hô của Cập Thời Vũ Tống Công Minh
(Tống Giang), anh hùng bốn phương tụ tập tại Trung Nghĩa, đáng phủ Cao
Đường, Thanh Châu, ,
Kết thúc bản bảy mươi mốt hồi là việc Tống Giang lập đàn tràng tụng niệm oan
hồn Triều cái, những kẻ thác oan và việc anh hùng Lương Sơn Bạc chia ngôi thứ
bậc, họ cùng nhau chích máu ăn thề: “ chẳng bao giờ sinh nhị tâm, nguyện sống
chết có nhau, họan nạn giúp đỡ, đồng lòng giữ nước yên dân”.
Sau khi về triều đình, một trăm linh tám anh hùng Lương Sơn Bạc đi dẹp loạn
mười vạn quân Liêu, đang đánh chiếm đất Cửu Chân, sau đó đi dẹp Điền Hổ,
Vương Khánh. Trong các trận chiến đấu này lực lượng của anh em Tống Giang
vẫn nguyên vẹn như xưa không mất một ai. Số thương vong đều là những người
mới nhập nghĩa quân. Tiếp đó là trận chiến đấu khốc liệt của anh em Tống Giang
với nghĩa quân Phương Lạp . Lần này lực lượng của Tống Giang bị tổn thất nặng
nề, phần lớn đều bị hy sinh và thương tổn. Saucuộc chiến đấu với nghĩa quân
Phương Lạp lực lượng của anh em Tống Giang từ một trăm linh tám nay chỉ còn
lại hai mươi bảy người, số sống xót trở về họ được triều đình phong thưởng, nhưng
từ đây số phận họ cũng bị nhiều hiếp. Bốn tên gian tặc trong triều là Sái Kinh,
Đồng Quan, Cao Cầu, Dương Tiễn bưng bít Huy Tông Tìm cách ám hại anh em
Tống Giang. Và cuối cùng cuốc khởi nghĩa đã đã đi đến thất bại.
3. Sự thất bại của khởi nghĩa nông dân trong Thủy hử đã tái hiện lên một bức
tranh phong kiến đương thời Trung quốc đầy ấn tượng và sâu sắc:
Kết cục bi thảm do việc chiêu an gây ra đã được tác giả tái hiện một cách trung
thực trong bầu không khí thê lương, phẫn uất của nủa sau của truyện. Tuy nhiên
cấn thấy có mấy dạng kết cục trong khỡi nghĩa nông dân trung Quốc lúc bấy giờ.
Một là sự thắng lợi của khởi nghĩa người đứng đầu sẽ lên làm vua. Hai là, sự thất
bại tất yếu các lãnh tụ và quân khởi nghĩa sẽ bị dìm trong biển máu. Ba là “chiêu
an”, giai cấp thống trị sẽ phải lùi bước để rồi mưu toan lợi dụng nghĩa quân đi đánh
dẹp các cuộc khởi nghĩa khác, tiếp úc chia rẽ trước hết là các lãnh tụ với nhau và
cuối cùng tiêu diệt toàn bộ cuộc khởi nghĩa nông dân. Kết cục của Thủy hử là ở
dạng thứ ba. Nhưng trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, giai cấp
thống trị và nhân văn phong kiến không thể thực hiện được âm mưu của mình.
Mấy trăm năm qua hình ảnh của người anh hùng áo vải vẫn sống mãi trong lòng
nhân dân. Thái độ của nhân dân đối với nghĩa quân trong Thủy hử là thái đọ trân
trọng và kính yêu.
Tác phẩm Thủy hử đã nhấn mạnh sai lầm của Tống Giang, nhưng đây chỉ là
nguyên nhân sâu xa từ những mặt còn bế tắc của xã hội. Khi cưa có một giai cấp
và chính đảng của nó, thì khởi nghĩa nông dân trong xã hội phong kiến cho dù có
“triều đình riêng”, thì hầu như các lãnh tụ nông dân kđều không biết làm gì nữa.
Tống Giang cho dù có dựng cờ “thế thiên hành đạo”, phân chia ngôi thứ xong cũng
chỉ còn cách chờ chiêu an mà thôi. Ngoài ra do nhãn quan chật hẹp, người nông
dân xưa thường thấy ít tội ác của bọn vua chúa mà chỉ viên vào tội ác của quan lại,
cho nên dù bất mãn với xã hội với triều đình, thì họ cũng chưa vươn tới tầm bất
mãn với cả chế độ phong kiến đương thời.
Thông qua con đường gian nan phức tạp lên Lương Sơn Bạc của Tống Giang, tác
giả đã phản ánh được quy luật sinh thành, phát triển và kết thúc của khởi nghĩa
nông dân dười chế độ phong kiesn, ý nghĩa nhận thức to lớn của tác phẩm cũng
bộc lộ ra từ đây. Nó bộc lộ ra nhiều ảnh hưởng và tác dụng từ thực tiễn nhiều mắt
trong đời sống xã hội. Đồng thời tác phẩm cũng được đánh giá cao về giá trị nhận
thức về những tư tưởng được thể hiện trong tác phẩm.
Câu 3: Phân tích hình tượng nhân vật Tống Giang, Lâm Xung…(chú ý quá
trình phát triển tính cách nhân vật)
Thủy Hử là một tác phẩm có hệ thống nhân vật đồ sộ . Mỗi nhân vật được khắc
họa với một nét tính cách riêng đặc trưng, tạo ra cho người đọc những ấn tượng
riêng không trùng lặp. Ở đây chỉ xin nói về một số nhân vật tiêu biểu nhất
a. Hình tượng nhân vật Tống Giang:
Tống Giang là thủ lĩnh của nghĩa quân Lương Sơn và là người có những nét tính
cách khá phức tạp. Có thể nói, phần nào tư tưởng của Thủy Hử được thể hiện qua
nhân vật này.Tống Giang là nhân tố xây dựng nghĩa quân Lương Sơn hùng mạnh
nhưng cũng chính ông là nhân tố khiến cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lương Sơn
bị tan rã hoàn toàn
Con đường lên Lương Sơn của Tống Giang rất phức tạp.
Tống Giang xuất thân từ một gia đình tiểu địa chủ, làm áp ti ở huyện Vận Thành
“tinh thông đao bút, quen thuộc đường quan”, sống quanh quẩn bên tập đoàn thống
trị. Cuộc sống thực tại khiến ông ta cảnh giác phần nào với sự hãm hại của thế lực
Phong Kiến. Ông ta đã đào sẵn một cái hầm ngầm trong nhà để khi xảy ra chuyện
thì ẩn thân, lại xui cha mẹ nói rằng bở ông ta ngỗ ngược nên cho ra ở riêng. Nhưng
chỉ cần thế lực phong kiến không chèn ép lên đầu ông ta thì ông ta sẵn sàng thỏa
hiệp làm một kẻ trọng nghĩa khinh tài kết giao anh hùng hảo hán. Bình sinh Tống
Giang chỉ thích kết giao với những bậc trượng phu nghĩ khí, hễ có người đến tìm,
dù sang hèn đều dung nạp cả, giữ lại trong trang trại cho ăn ở, khi nào đi thì cho
tiền bạc. Vì vậy Sơn Đông Hà Bắc gọi ông là Cập Thời Vũ , nghĩa là cơn mưa kịp
thời của trời đất. Do gần gũi với nhân dân nên ông ta hiểu được nỗi khổ của nhân
dân và phần nào nhận thức được bộ mặt thật của xã hội phong kiến.
Vì thế phản kháng và thỏa hiệp là hai đặc điểm chủ yếu được biểu hiện rõ nét ở
con người Tống Giang . Khi Tống Giang nghe tin bọn Tiều Cái đánh chiềm Lương
Sơn Bạc, đánh lui quan quân, ông ta cho rằng họ phạm tội đáng giết 9 họ, “tuy bị
người bức bách, vạn bất đắc dĩ phải thế, nhưng pháp luật thì không tha được”. Rõ
ràng Tông Giang đứng trên lập trường bênh vực chế độ phong kiến và pháp luật
chính trị phong kiến.
Giết Diêm Bà Tích là hành động phản kháng mở đầu của ông ta. Sau việc này ông
ta không thể không trốn tránh được. Nhưng ông ta vẫn chưa lên Lương Sơn Bạc
theo Tiều Cái. Ông ta chỉ muốn dựa vào sự che chở của Khổng Thái Công, Sài
Tiến, để tìm nơi lánh nạn mà thôi. Sau khi đại náo trại Thanh Phong, bị quan quân
vây bắt cùng đường ông mới dẫn Hoa Vinh, Tần Minh lên Lương Sơn Bạc. Giữa
đường lại gặp bức thư giả của cha lừa về ông ta ngoan ngoãn chịu nhận lệnh quan
đi đầy. Trên đường tới Giang Châu sung quân, ông viện mọi lí do để từ chối sự cứu
viện của Tiều Cái: “Nếu tôi theo anh thì trên nghịch lẽ trời, dưới trái lời cha mà trở
thành người bất chung bất hiếu”. Đạo đức phong kiến đã khống chế suy nghĩ và
hành động của Tống Giang
Lúc ông ta làm thơ phản trên lầu Tầm Dương mới là mấu chốt quan trọng trong
quá trình chuyển biến tính cách của ông ta. Đứng dựa lan can uống rượu tiêu sầu,
nghĩ chuyện nay xưa mà xót xa, sầu muộn, ngẫm mình “xuất thân làm thư lại kết
giao với bao nhiêu là hảo hán giang hồ chỉ để lại cái hư danh. Nay đã ngoại tam
tuần, danh không thành, công chẳng lập, lại bị thích chữ vào má mà đày tới đây…”
Men rượu cùng nỗi muộn sầu đã khiến Tông Giang hứng bút lên làm bài thơ phản
Tha niên nhược đắc báo oan thù
Huyết nhiễm Tầm Dương giang khẩu
Tha thời nhược toại lăng vân chí
Cảm tiếu Hoàng Sào bất trượng phu
(Ngày nào rửa sạch oan thù ấy
Thì nước Tầm Dương máu đỏ ngầu
Một mai thỏa cánh bằng tung gió
Khinh cả Hoàng Sào chửa trượng phu)
Vì bài thơ đó mà Tống Giang bị ghép tội chết. Anh em Lương Sơn Bạc lại một
phen cướp pháp trường cứu mạng Tống Giang. Lúc này Tồng Giang mới quyết
định đi theo nghĩa quân Lương Sơn
Khi hội tụ cùng nghĩa quân Lương Sơn, tài năng trí tuệ cùng lòng nhân đức của
Tống Giang đã cảm hóa được lòng người khiến bốn phương đâu đâu là không biết
tiếng. Với các anh em, Tống Giang nhất loạt bình đẳng, không phân biệt cao thấp
sang hèn,sướng cùng hưởng, họa cùng chịu, sồng chết có nhau, không ngại hy sinh
vì điều trượng nghĩa…Ông chính là người gắn kết các anh hùng Lương Sơn.
Tuy nhiên con người này luôn ảo tưởng về một triều đình có thể thay đổi được, và
Tống Giang luôn ôm mộng “bó thân về với triều đình”,trước sau khao khát được
“phong thê ấm tử, thanh sử lưu danh”
“Vọng thiên vương giáng chiếu
Tảo chiêu ân, tâm phương túc”
(Mong nhà vua giáng chiếu
Sớm chiêu an,mới yên lòng)
Hạn chế của Tống Giang cũng là hạn chế của thời đại khi mà người dân có thể nổi
lên chống lại những ông vua hèn, nhưng lại hi vọng có những ông quan thanh liêm.
Chính điều này đã góp phần làm nên sự đổ vỡ và thất bài của nghĩa quân Lương
Sơn sau này.
b. Hình tượng nhân vật Lâm Xung.
Lâm Xung là nhân vật không thể không nhắc tới trong Thủy Hử của Thi Nại
Am.Một con người võ nghệ cao cường tài năng xuất chúng,Lâm Xung xuất hiện
trong Thủy Hử từ hồi thứ 6 tới hồi 11 đã miêu tả khá chi tiết về nhân vật Lâm
Xung.
Hoàn cảnh của Lâm Xung trước khi lên Lương Sơn Bạc.
Lâm Xung xuất thân trong gia đình con nhà võ bố làm Đề hạt tại phủ Đông Kinh,
bản thân Lâm Xung là người học võ nối nghiệp cha,làm Đô đầu thống lĩnh tám
mươi vạn cấm quân ở kinh thành.Vào một hôm Lâm Xung cùng vợ là Trương thị
và người hầu Cẩm nhi đi nhạc miếu cầu nguyện.Thì gặp Cao Nha Nội con nuôi của
Cao Cầu trọc ghẹo,từ đấy Cao Nha Nội cùng Lục Khiêm và Phú An tìm cách hại
Lâm Xung,khi chúng bày ra kế bán đao và dụ Lâm Xung tới “Bạch hổ đường”và
bắt giam Lâm Xung từ đó Lâm Xung làm kẻ tội phạm,khi quan phủ sử án biết
chuyện Lâm Xung bị oan nhưng bị Cao Cầu ép.Lâm Xung phải chịu lưu đầy
Thương Châu.
Từ đây Lâm Xung bước vào cuộc li biệt,bị kẻ gian bức ép tới bức đường cùng, khi
Lục Khiêm gặp hai tên công sai là Tiết Bá và Đổng Siêu để tìm cách hãm hại,khi
đi tới khu rừng Giã Trư Lâm bọn chúng định giết Lâm Xung may có Lỗ trí Thâm
kịp thời cứu thoát và đưa đi tới gần Thương Châu, trên đường đi Lâm Xung vào
nhà Sài Tiến, được thiết đãi và sài Tiến giúp đỡ gửi thư tới Thương Châu nhờ vả
quan quân ở đó giúp đỡ Lâm Xung.
Khi tới Thương Châu nhờ hối lộ tên Sai phát và tên Quản dinh.Lâm Xung được
đưa tới Thiên Vương Đường trông giữ,tưởng vậy Lâm Xung yên phận thân tù nào
ngờ Lục Khiêm,Phú An và Sai phát tìm cách hãm hại khi điều Lâm Xung tới Thảo
Liệu Đường.
Lâm Xung liền giết chết cả ba tên chặt đầu đem vào miếu tế thần,được sự giúp đỡ
của Sài Tiến,Lâm Xung tới Lương Sơn Bạc để ẩn mình.
Tích cách và con người Lâm Xung.
Lâm Xung xuất hiện với một dung mạo “đầu bịt khăn xanh,mình mặc bạc bào tay
cầm quạt Tây Xuyên,đầu beo mắt tròn,hàm én,râu cọp,mình cao tám thước”.Với
hình ảnh miêu tả trên ta có thể hình dung giáng dấp của Lâm Xung và con người
Lâm Xung.
Bản thân Lâm Xung xuất thân trong gia đình con nhà võ tướng,tuy không to tát
nhưng cũng có danh tiếng “khi tôi còn nhỏ thì cũng nghe danh lệnh tôn là Lâm đề
hạt ở Đông kinh”,khi nghe Lỗ trí Thâm nói về cha của Lâm Xung,bố vợ của Lâm
Xung cũng là một giáo đầu ở nha huyện.
Trong Thủy Hử Lâm Xung lằm trong ba mươi sáu “thiên địa cang”là một trong
những tướng giỏi võ nghệ nhất trong một trăm linh tám vị anh hùng Lâm Xung
giỏi múa Thương trượng “bát sà mâu”được gọi là “báo tử đầu”bản thân Lâm Xung
là một võ tướng an phận thủ thừa.là một quan sai phục vụ triều đình đúng với trọng
trách của mình.
Bản tính luôn khiêm nhường tính vị nể nhu nhược,khi thấy Cao Nha Nội trọc ghẹo
vợ mình Lâm Xung định lao vào đánh nhưng nhận ra là con của Cao Thái Úy
đành nhịn lại “song e mích lòng Cao Thái Úy cho nên phải nhịn nó một phen”.
Đặc biệt khi Lục Khiêm vốn là bạn thân của mình mời đi uống rượu để Phú An
đến lừa vợ Lâm Xung khi biết chuyện Lâm Xung cũng đành nhịn nhục,chỉ đến phá
nhà Lục Khiêm và tìm Lục Khiêm mà không giám tới phủ thái úy,vốn là người vị
nể thích an phận mong không muốn động chạm tới ai,và cũng muốn không ai động
chạm tới mình,ở Lâm Xung khác với những nhân vật khác trong Thủy Hử.
Nếu ở nhân vật Võ Tòng trong khi đi lưu đầy biết có thể bị hai tên công sai ám
hại,nên đã dự tính được tình huống chống lại để giải thoát cho mình,
Còn ở Lâm Xung thì lại khác khi hai tên công sai nhúng chân vào nước sôi thì Lâm
Xung chỉ kêu,không có sự phản kháng,nếu đặt vào địa vị của Võ Tòng thì tất sẽ
chống lại.
Đặc biệt khi hai tên công sai trói Lâm Xung vào cây tại khu rừng Giã trư Lâm và
biết rằng sẽ chết cũng chỉ than cho số phận của mình và đành cam chịu,ở đây ta
cũng có thể hiểu bản tính của Lâm Xung vốn nóng nảy nhưng là người biết luật
pháp,trưởng thành trong gia đình võ tướng có chút ít danh phận hưởng thụ lộc triều
đình,nên tư tưởng của Lâm Xung bó hẹp trong khuân phép của triều đình,còn Võ
Tòng xuất thân mồ côi cha mẹ từ nhỏ ở với anh,vốn sẵn tính ngang ngược,đã đi
nhiều nơi giang hồ nên cũng dễ hiểu.
Lâm Xung là người trung nghĩa khiêm nhường
Cũng giống như bao nhiêu anh hùng khác ở Lương Sơn Bạc Lâm Xung là người
trọng nghĩa khinh tài,luôn kính phục những người võ nghệ biết khiêm nhường
người khác,một con người điềm đạm ,ít khi xuất hiện một cách mãnh liệt đặc biệt
khi nhìn Lỗ Trí Thâm tập võ.Lâm Xung cũng chỉ kêu là “thiệt hay” hay khi ở nhà
quan nhân Sài Tiến khi đấu võ với Hồng giáo sư Lâm Xung cũng biết sử dụng chữ
nghĩa,biết mình có võ mà không khoe nên nhường đánh trước.
Khi biết mình mang thân lưu đầy sống chết chưa biêt khi nào trở về bản thân bị
mang tội Lâm Xung cũng không muốn người vợ còn trẻ đẹp của mình còn vương
vấn tới mình, đành gặp nhạc Phụ viết tờ ly thơ để cho vợ đi cải giá,đó là một nỗi
đau đớn nhưng với cách sống và cách nghĩ cho người khác đó không phải là sự
thoái thác trách nhiệm mà là điều cảm phục trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan,
“Thôi đùng có thiêng tưởng đến tôi làm chi mà nỡ dở tới việc ngày sau,nay tôi
bằng lòng làm việc này,khong phai ai ép mà cũng có người thân cận với tôi làm
chứng.Vậy để tôi làm tờ ly thơ cho vợ tôi cải giá”.
Sau khi lên Lương Sơn Bạc.Lâm Xung bị Vương Luân ghen tị khi anh em Tiều Cái
sau khi cướp đồ sinh nhật của Lương Trung Thư bèn lên nhập lõa với Lương Sơn
nhưng Vương Luân lấy lòng đố kị tìm cách từ trối Lâm Xung đã giết chết Vương
Luân “Vương Luân lòng dạ hẹp hòi ghen hiền ghét ngỏ,nên tôi vì việc nghĩa khí
trừ kẻ bất nhân nay có Triệu huynh đây là người trọng nghĩa khinh tài,trí dũng
kiêm bị đâu đâu cũng nghe danh,trong ý tôi đều lấy nghĩa làm trọng muốn tôn
Triệu huynh làm chủ trại”.
Sau khi lên Lương sơn bạc Lâm Xung ít xuất hiện dầm dộ,chỉ là một võ tướng
xông pha trận mạc hết lòng
Khi triều đình đem quân đến phạt trong đó có ba lần Cao Cầu đến đánh đều bị thất
bại và bị bắt trói lên Lương Sơn Bạc Lâm Xung biết tin càm kiếm đến giết để trả
thù,nhưng bị Tống Giang ngăn lại Lâm Xung tức quá hộc máu ở miệng.
Khi tiêu diệt Phương Lạp xong Lâm Xung bị ốm và nủa năm sau thì chết
Lâm Xung không phải xuất thân là quyền cao chức trọng,cũng không phải là nông
dân,mà ở tầng lớp trung gian,cũng không thể thoát được khỏi bất hạnh,bị kẻ gian
ác đẩy tới vòng lao lý tìm tới Lương Sơn Bạc ẩn mình,đó cũng là mâu thuẫn trung
của xã hội phong kiến với sự chèn ép “Quan bức dân phản”.”bức thướng Lương
Sơn”.với nhân vật Lâm Xung hiện lên với quá trình diễn biến nhân vật từ người
chịu an phận rồi bị đẩy tới bức đường cùng và buộc phải cầm vũ khí chống lại,tiêu
diệt kẻ ác tiêu diệt kẻ bất nhân “thay trời hành đạo”
Đó là sự phản kháng khi nhưng con người như Lâm Xung,Lý Quỳ,Dương Trí,Sử
tiến, Võ Tòng,Trịnh Thiên Thọ,Thời Thiên…và nhiều nhân vật khác trong Thủy
Hử
Câu 4.a: Thành tựu của nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trong tiểu
thuyết “Thủy hử”
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Thủy hử” lên tới hàng trăm người. Tài năng
của Thi Nại Am là ở chỗ ông đã xây dựng thành công một thế giới nhân vật sinh
động, đặc biệt là dựng nên những nhân vật điển hình khiến độc giả không thể quên
như: Lý Quỳ, Tống Giang, Lâm Xung, Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng… Nhìn chung , có
thể khái quát thành tựu nghệ thuât xây dựng nhân vật trong “Thủy Hử” bằng
những nét tiêu biểu sau đây:
1. Tác phẩm đã xây dựng những “nhân vât tính cách”, tính cách gắn với
môi trường, hoàn cảnh sống. Chính môi trường, hoàn cảnh đã hình thành
nên đặc điểm tính cách điển hình nơi nhân vật. Bên cạnh đó là bút pháp
chạm khắc tinh tế để khắc họa những nhân vật có các tính rõ nét. Đặc điểm
này đã thể hiện được tính logic trong sự phát triển tính cách của nhân vật
Tống Giang, Lý Quỳ, Lâm xung, Lỗ Trí Thâm đều lên Lương Sơn Bạc với chung
một mục đích là “bức thướng Lương Sơn”, “quan bức dân phản” song con đường
mỗi người đến với Lương Sơn Bạc lại khác nhau. Tác giả có ý thức trong việc thể
hiện tính cách nhân vât bằng cách cho họ “phạm vào nhau, lại tránh xa nhau”, tức
là đối lập tính cách nhân vật trên cơ sở thống nhất. Con đường lên Lương Sơn của
Lý Quỳ đơn giản bao nhiêu thì Tống Giang lại càng phức tạp bấy nhiêu. Cùng là
“hiếu nghĩa”, Tống Giang sẵn sàng vì hiếu mà bỏ ý định lên Lương Sơn, Lý Quỳ
ngay sau khi lên Lương sơn đã xin phép về đón mẹ lên Lương Sơn để hưởng vinh
hoa phú quý. Hoàn cảnh xã hội và bao mối quan hệ phức tạp đã chi phối tính cách
nhân vật. Quá trình diễn biến tính cách của nhân vật diễn ra phức tạp. Bằng việc
phân tích một số tính cách các nhân vật điển hình chúng ta sẽ làm rõ thành tựu
trên.
a. Tống Giang
Tống Giang xuất thân trong một gia đình tiểu địa chủ, làm áp ti ở huyện Vận
Thành, “tinh thông đao bút, quen thuộc đường quan”, sống quanh quẩn bên các tập
đoàn thống trị. Gia đình và sách vở giáo dục những quan niệm đạo đức phong kiến
cho Tống Giang. Đáng chú ý là Tống Giang thích kết giao với giang hồ hảo hán,
trọng nghĩa khinh tài, ông được mệnh danh là “cập thời vũ” (cơn mưa kịp thời của
trời,vạn vật). Do sống gần gũi với nhân dân nên Tống Giang phần nào hiểu được
bộ mặt thật của xã hội phong kiến. Vì thế từ đầu đến cuối tính cách của Tống
Giang luôn có hai mặt: phản kháng và thỏa hiệp. Khi biết bọn Tiều Cái chiếm
LSB, đánh lui quan quân , ông cho rằng họ phạm tội đáng giết chin họ trên lập
trường bênh vực chế độ pháp luật và chính trị phong kiến để trách cứ họ. Giết
Diêm Bà Tích là hành động phản kháng đầu tiên của ông ta , ông phải trốn tránh
nhưng ông vẫn chưa lên LSB theo Tiều Cái. Sau khi đại náo Thanh Phong, bị quan
vây bắt cùng đường ông mới lên LSB. Bị đi đày vì tin theo bức thư giả của cha lừa
gọi về nhà , ông viện mọi lí do để chối sự viện trợ của Tiều Cái :”Nếu tôi theo anh
thì trên nghịch lẽ trời , dưới trái lời cha, mà trở thành người bất trung bất hiếu”.
Tinh thần phản kháng của TG được khơi gợi từ việc giai cấp phong kiến không
ngừng bức hại ông, lúc này TG mới chủ động đề ra việc đánh quân vô vi trước ,
giết Hoàng Văn Bình đã ròi mới lên LSB Tuy nhiên ý thức hê phong kiến vẫn ăn
sâu trong tâm trí TG, ông căm ghét bọn quan quân vô lại nhưng lại có ảo tưởng về
bọn quan lại sáng suốt, về giai cấp địa chủ mà ông xuất thân; đánh chiếm sơn trại
đối địch cùng quan quân nhưng luôn không quên ân đức nhà vua. Ở ông, sách lược
và kế hoạch hành động đặt ra là ủng hộ hoàng đế, còn mục tiêu chống đối là bọn
gian thần trong triều dình, kết quả dẫn tới là tấn bi kịch chiêu an. Hành động của
TG đều có thể giải thích bằng những đặc điểm tính cách và phù hợp với tính cách
của ông ta.
b. Lâm Xung
Sự phát triển tính cách một cách logic được thể hiện khi tác giả khắc họa nhân vật
Lâm Xung. Lâm Xung là quan dạy võ trong triểu đình, làm đến chức cai quản tám
mươi vạn cấm quân Đông Kinh , sống bằng đồng lương của giai cấp thống trị trong
cảnh vợ đẹp nhà sang, bản tính là một kẻ nhu nhược, an phận thủ thường, Lâm
Xung ôm ấp một mối không tưởng nhất định với giai cấp thống trị phong kiến. Khi
Cao Nhạ Nội ngang nhiên trêu ghẹo vợ mình , anh ta cũng chỉ biết nín nhịn. Nếu
Võ Tòng giết hai tên công sai giải phóng cho mình tại bến Vân Phi và tại trại Bình
An, Võ Tòng giữ thái độ thản nhiên trước bọn quản doanh còn LX tại rừng Dã Chư
phục tùng hai tên công sai Đổng Siêu và Tiết Bá. Hành động đã thể hiện sự nhu
nhược của Lâm Xung. Bóng ma của thế lực phong kiến là Cao Cầu ám hại bám riết
Lâm Xung. Trong đêm đông gió tuyết bên cạnh miếu thần đổ nát, Lâm Xung diệt
loài gian tặc, rửa mối hân thù, từ đây Lâm Xung theo tiếng gọi của LSB, trở thành
người chiến sĩ quả cảm đấu tranh chống cường quyền bạo lực. Có thể nói, Lâm
Xung là nhân vật thể hiện rõ nét chân lí cuộc sống “quan bức dân phản”.
c. “Thủy hử” không chỉ mô tả những tính cách nhân vật rõ nét, giữa tính
cách này và tính cách kia tuyệt không giống nhau mà còn tả sâu hơn
những tính cách này, về nhiều mặt thì thấy họ giống nhau song họ vẫn
có cá tính riêng(thể hiện qua trường hợp của Lý Quỳ, Lỗ Trí Thâm, Võ
Tòng)
Lý Quỳ, Lỗ Trí Thâm là những nhân vật ngay từ đầu đã kiên trì tấn công vào trật
tự xã hội phong kiến. Lý quỳ xuất thân từ hai bàn tay trắng, , mẹ già mù lòa, anh
ruột đi ở kiếm ăn, hoàn cảnh dó đã khiến nhân vật căm thù giai cấp địa chủ, tham
quan ô lại và cả triều đình Bắc Tống. Cùng là những anh hung trọng nghĩa khinh
tài, coi ác như thù nhưng Lý Quỳ thì ngây thơ, chất phác, đôi khi còn giản đơn,
nôn nóng, có sức không có trí, có lúc dã gây tổn hại cho lưc lượng nghĩa quân…
còn Lỗ Trí Thâm không phải là kẻ hữu dũng vô mưu, Lỗ Trí Thâm đánh địch dù
trận lớn hay nhỏ vẫn tỏ ra là người lắm mưu nhiều kế. Võ Tòng không manh động
như Lý Quỳ, không lỗ mãng như Lỗ Trí Thâm…, mỗi nhân vật đều được khắc họa
bằng những nét cá tính riêng, sinh động, vừa có nét chung vừa có nét đặc sắc riêng.
2. Đặc điểm tiêu biểu thứ hai trong nghệ thuật xây dựng nhân vật là tác
giả giỏi khắc họa nhân vật qua hành động, ngôn ngữ. Tính cách và diện
mạo tinh thần liên quan đến nhân vật đều do ngôn ngữ, hành động của
chính nhân vật nói lên, ít khi tác giả xen vào.
Các nhân vật Lâm Xung, Lý Quỳ, Lỗ Trí Thâm đều đột ngột xuất hiện khi dang
miêu tả việc của những nhân vật khác. Lỗ Trí Thâm đang múa tít cây trượng nặng
sáu mươi hai cân trước mặt đám lưu manh, bỗng nghe tiếng khen thế là Lâm Xung
xuất hiện . Tiếp theo tác giả miêu tả diện mạo cách ăn mặc của anh ta, cùng Lỗ Trí
Thâm uống rượu, nói chuyện … Sử Tiến đang hỏi thăm tin tức Vương Tiến trong
quán trà thì Lỗ Trí Thâm bước vào. Tiếp đó, tác giả miêu tả cách ăn mặc của anh ta
qua con mắt của Sử Tiến… Tác giả không đứng thuật lại thân thế, tính cách của
họ. Nhưng những hành động tiếp nối nhau của họ trong hoàn cảnh lúc bấy giờ đã
dàn dần bộc lọ tính cách của họ.
Tính cách kiên quyết chống lại chiêu an của triều đình ở Lý Quỳ được thể hiện qua
hành động tự tay xé thánh chỉ của triều đình Bắc Tống và nói:”Hoàng đế các ông
không biết cóc khô gì, đến đây chiêu an còn làm ra vẻ! Hoàng đế của các ông họ
Tống, anh của ta cũng họ Tống, ông ta làm hoàng đế, anh ta không làm hoàng đế
được ư? Các ông đừng đến đây chọc tức Hắc Toàn Phong này, ta sẽ giêt hết tất cả
quan lại đã thảo thánh chỉ này”.
Hành động của nhân vật thường có sự phát triển. Hoàn cảnh khác nhau quyết định
hành động khác nhau. Tính cách được biểu hiện qua hành động cũng do đó mà
phát triển, biến đổi. Hành dộng, tính cách dược lấy cơ sở từ cuộc sống. Ví dụ, Lâm
Xung sau khi tới miếu thần trong lúc gió tuyết, tác giả tả anh ta gần như đã biến
thành một con người khác. Lão trang khách không cho anh ta uống rượu anh ta liền
dùng thương hất mạnh thanh củi đang cháy trong lò vào mặt lão, làm cháy cả râu
lão ta. Sau khi giết người, anh ta không còn xử sự nho nhã như trước kia. Do phẫn
nộ, tính cách ah ta từ chỗ khuất phục ẩn nhẫn bắt đầu chuyển sang ngỗ ngược
ngang tang, và phát triển lên đến đỉnh điểm khi anh ta quyết sống mái với Vương
Luân.
Câu 4b. Kết cấu tiểu thuyết “Thủy hử”
Thuỷ Hử phản ánh sâu sắc cuộc sống xã hội rộng lớn, số đông các nhân vật được tả
một cách sinh động. Kết cấu của Thuỷ Hử truyện cũng tương xứng với những điểm
đó.
- Kết cấu của Thuỷ Hử là một kết cấu liên hoàn – câu chuyện này
nối với câu chuỵện kia như một móc xích.
+ Đôi khi mỗi chuyện lại xuất hiện một nhân vật anh hùng chủ yếu,
với sự phát triển của tính cách và bước đường đời của nhân vật đó : Lỗ Trí
Thâm, Lâm Xung, Dương Chí, Tống Giang,… đều có những đoạn có tính chất
gần như truyện kí.
+ Mỗi đoạn lại có mấy màn đặc sắc, đặt nhân vật vào cuộc đấu tranh
mâu thuẫn gay gắt, để họ bộc lộ tính cách của mình hơn. Điều này làm cho
hình tượng nhân vật in đậm trong trí óc người đọc. Ví như đoạn tay không đánh
Trấn Quan tây, bán đao ở thành Biện Kinh, dung mưu cướp đồ lễ sinh nhật,
đánh hổ trên núi Cảnh Dương,…
+ Những câu chuyện nhỏ trong Thuỷ Hử đều có tính độc lập tương
đối, nhưng lại có mối liên hệ hữu cơ giữa truyện này với chuyện kia. Sự xuất
hiện của mỗi chuyện đều nhằm biểu đạt một nội dung trọng tâm chung là sự áp
bức của bọn thống trị phong kiến và sự phản kháng của các nhân vật anh hùng.
Vận mệnh chung đã móc nối các chuyện với nhau, làm cho các nhân vật anh
hung trong truyện đều quen biết nhau, nắm tay nhau, cuối cùng là kề vai sát
cánh trong chiến đấu.
- Thuỷ Hử là tác phẩm có kết cấu đặc biệt - đoản thiên liên hoàn
tiểu thuyết.
+ Gọi như vậy vì sự tích của một vài nhân vật chủ yếu có thể đứng
độc lập mà không có cảm giác bị chia xẻ. Điều này có nguyên nhân từ những
truyền thuyết dân gian trong quá trình hình thành tác phẩm. Thuỷ Hử đã có sẵn
những câu chuyện độc lập xoay quanh một chủ đề.
+ Tuy nhiên sự chắp nối những câu chuyện này là do tài năng và ý đồ
của tác giả, hoàn toàn không ngẫu nhiên, tuỳ tiện. Kiếu kết cấu này dễ phản ánh
quá trình tập hợp lực lượng từ “ tám phương … nghìn dặm” về một mối ở Lương
Sơn Bạc.
- Những câu chuyện nhỏ trong Thuỷ Hử đều có tính độc lập tương đối,
nhưng lại có mối liên hệ hữu cơ giữa truyện này với chuyện kia. Sự xuất hiện của
mỗi chuyện đều nhằm biểu đạt một nội dung trọng tâm chung là sự áp bức của bọn
thống trị phong kiến và sự phản kháng của các nhân vật anh hung. Vận mệnh
chung đã móc nối các chuyện với nhau, làm cho các nhân vật anh hùng trong
truyện đều quen biết nhau, nắm tay nhau, cuối cùng là kề vai sát cánh trong chiến
đấu.
- Cố nhiên, so với yêu cầu của tiểu thuyết hiện đại thì Thuỷ Hử vẫn
còn nhiều sơ hở. Tuy nhiên, kết cấu là nói đến tổ chức của một tác phẩm cụ thể,
cho nên lối kết cấu của truyện Thuỷ Hử đã thể hiện chủ đề tư tưởng một cách tốt
nhất, mang đậm màu sắc văn hoá dân tộc Trung Hoa.