Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

(Tiểu luận) nghiên cứu về thực trạng sử dụng tiếng lóngcủa học sinh sinh viên trong trường học và cácđề xuất giải quyết việc học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG LÓNG
CỦA HỌC SINH SINH VIÊN TRONG TRƯỜNG HỌC VÀ CÁC
ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT VIỆC HỌC SINH, SINH VIÊN LẠM
DỤNG TIẾNG LÓNG .

Sinh viên thực hiện:

Đặng Thục Đoan, Nhữ Thị Hiền, Hoàng Mai
Phương, Hoàng Thị Nga,H Trâm Niê, Đồng Thị
Thảo Ly, Trần Thị Thu Hà , Tràng Khánh Linh

Lớp tín chỉ:

NGO203.3

Giảng viên hướng dẫn:

Ts. Phạm Thị Minh

Hà Nội,tháng 4 năm 2023
1


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

ST
T



Họ và tên

Mã sinh
viên

Nhiệm vụ

Đánh giá
nhiệm vụ

-Làm mục II
1

Hồng Mai
Phương

2214720041 +Phân tích việc sử dụng tiếng
lóng của học sinh sinh viên theo
chiều hướng nào.

Hoàn
thành tốt
nhiệm vụ

+Đọc và soát lại tiểu luận
-Làm mục I
2

Nhữ Thị Hiền


2214720019

+ Lý do lựa chọn đề tài
+Ý nghĩa về mặt thực tiễn

Hoàn
thành tốt
nhiệm vụ

-Làm slide và thuyết trình
-Làm mục II
3

Tràng Khánh
Linh

+Lấy ví dụ tiếng anh về tiếng
2114720015 lóng
+Đọc và sốt lại tiểu luận

Hoàn
thành tốt
nhiệm vụ

+Làm bảng đánh giá nhiệm vụ
-Làm mục II
4

Nguyễn Trần

Thu Hà

2214720018

+Lập form khảo sát
+Phân tích về tình trạng sử dụng
tiếng lóng.

Hồn
thành tốt
nhiệm vụ

-Làm mục II
5

Đồng Thị Thảo
Ly

2214720030

+Lấy ví dụ tiếng việt về tiếng
lóng

Hồn
thành tốt
nhiệm vụ

+Đọc và sốt lại tiểu luận
-Làm mục II
6


Hồng Thị Nga

2214720036

+Lấy ví dụ tiếng trung về tiếng
lóng
+Đọc và sốt lại tiểu luận
2

Hồn
thành tốt
nhiệm vụ


-Làm mục III
Đặng Thục
Đoan

7

+một số đề xuất và giải pháp
2214720014 khắc phục việc sử dụng tiếng
lóng một cách bừa bãi

Hồn
thành tốt
nhiệm vụ

- Làm slide+ thuyết trình

-Làm mục I
+Mục đích nghiên cứu
8

H Trâm Niê

2214720034

+Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-Tổng hợp các mục và sốt lại
lần cuối

Hồn
thành tốt
nhiệm vụ

MỤC LỤC
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TIẾNG LÓNG............................... 3
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................3
2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn...................................................................................... 4
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...................................................................... 5
PHẦN II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỰC TRẠNG, VÍ DỤ VỀ TIẾNG LĨNG .. 5
1. Tình trạng sử dụng tiếng lóng của học sinh, sinh viên...................................... 5
2. Tiếng lóng được sử dụng như thế nào?.............................................................10
3. Các ví dụ về tiếng lóng........................................................................................12
a.

Trong tiếng Trung.......................................................................................13


b.

Các ví dụ về tiếng lóng trong tiếng Việt......................................................17

c.

Tiếng lóng trong tiếng Anh.........................................................................19

PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI QUYẾT VỀ TÌNH TRẠNG LẠM
DỤNG TIẾNG
LĨNG.............................................................................................................

21

1. Đề xuất................................................................................................................. 21

3


2. Một số phương pháp giải quyết việc học sinh, sinh viên lạm dụng tiếng lóng
22
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 23

4


PHẦN I:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TIẾNG LÓNG
1.


Lý do chọn đề tài
Theo GS.TS Nguyễn Văn Khang, nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngơn ngữ học,

tiếng lóng là loại ngơn ngữ mang tính nhóm xã hội. Khi nào xã hội tồn tại các nhóm
thì đương nhiên có ngơn ngữ của các nhóm đó, có cư dân mạng thì sẽ có ngơn ngữ
mạng. Trước đây, người ta cho tiếng lóng là xấu, vì đó thường là thứ ngơn ngữ mà
những băng, nhóm bất hảo sử dụng. Bây giờ, tiếng lóng được mở rộng đến đa số
nhóm xã hội, sinh viên có tiếng lóng của sinh viên, học sinh có tiếng lóng của học
sinh... Trong xã hội hiện đại, tiếng lóng phát triển mạnh ở giới trẻ và hiện tượng này
xảy ra ở tất cả các nước chứ khơng riêng gì Việt Nam. Như ở Mỹ, người ta gọi tiếng
lóng là "ngơn ngữ đường phố", "ngơn ngữ của giới trẻ" và có người cịn đùa rằng, ai
muốn trẻ lại thì nói thật nhiều tiếng lóng. Ngày nay ngơn ngữ phát triển và tiếng lóng
tồn tại như một sự tất yếu. Theo các nhà ngơn ngữ học thì tiếng lóng làm cho ngơn
ngữ trở nên trẻ hơn, cách dùng từ phong phú đa dạng; bởi vậy khơng ít từ lóng dần
trở thành ngơn ngữ chung được mọi người sử dụng.
Xã hội hiện đại tiếng lóng phát triển mạnh mẽ ở giới trẻ, đặc biệt là ở học sinh,
sinh viên. Học sinh, sinh viên, giới trẻ hiện nay thích tìm tịi, khám phá và dễ bắt
nhịp với cái mới bất biết nó tốt hay xấu, miễn là hợp thời và được nhiều người sử
dụng. Nói và sử dụng tiếng lóng đã trở thành một trào lưu của học sinh, sinh viên.
Điều này xuất phát từ nhu cầu khẳng định cái tôi đặc trưng, vị thế của mình trong
cộng đồng những người trẻ.
Theo các nhà ngơn ngữ học, tiếng lóng làm ngơn ngữ trở nên trẻ hơn, cách dùng
từ phong phú, đa dạng, bởi vậy, khơng ít từ lóng dần trở thành ngơn ngữ chung được
mọi người dùng. Tuy nhiên việc sử dụng tiếng lóng quá nhiều dẫn đến việc lạm dụng
tiếng lóng, làm giảm tính chuẩn mực trong việc sử dụng ngơn ngữ. Khơng chỉ dùng
để trêu đùa, tếu táo ở ngồi trường, có học sinh sử dụng tiếng lóng trong bài kiểm tra,
thậm chí là trong bài thi tốt nghiệp.
Hiện nay, trong nhà trường, chúng ta dạy quá nhiều kiến thức ngôn ngữ mà ít dạy
kỹ thuật giao tiếp, điều đó phần nào dẫn đến tình trạng tiếng lóng được sử dụng sai,
khơng đúng mực. Chính vì vậy, việc dạy cho các em kỹ thuật giao tiếp là rất cần

thiết, nó giúp các em biết cách sử dụng tiếng lóng như thế nào, ở mức độ nào là phù
hợp.
5


Xuất phát từ sự quan tâm tới tiếng lóng cũng như vấn đề giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt và mong muốn hạn chế được tình trạng sử dụng tiếng lóng sai, khơng
đúng mực đặc biệt là trong mơi trường giáo dục, chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu
“Xu hướng sử dụng tiếng lóng trong trường học của học sinh, sinh viên” .
2.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Việc sử dụng tiếng lóng khơng phải là hiện tượng mới trong xã hội. Sử dụng

tiếng lóng ngày này mang cả ý nghĩa tiêu cực và tích cực, nhưng mặt tiêu cực vẫn tồn
tại nhiều hơn và chưa bao giờ tiếng lóng bị lạm dụng nhiều như hiện nay. Đã đến lúc
cần định hướng cho giới trẻ nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng trong việc sử
dụng ngơn ngữ và tránh lạm dụng tiếng lóng trong giao tiếp trong nhà trường và cả
trong giao tiếp hàng ngày. Có thể nói đề tài trên mang ý nghĩa thực tiễn rất cao:


Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của việc sử dụng tiếng lóng trong



Thống kê tiếng lóng được học sinh, sinh viên thường xuyên sử dụng trong



Miêu tả, phân tích chỉ ra một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của của




Tìm ra biện pháp hạn chế sử dụng tiếng lóng và áp dụng nó vào thực tiễn Góp

nhà trường của học sinh, sinh viên hiện nay
trường học
chúng
phần bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt
3.

Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm góp phần bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt trên hai phương diện:
+ Về phương diện lý luận: góp phần làm rõ hơn cách nhìn đối với tiếng lóng và
các đặc trưng về tiếng lóng của học sinh sinh viên trong nhà trường hiện nay
trong bối cảnh tồn cầu hố và tác động của sự bùng nổ về internet,cụ thể là
nghiên cứu về vấn đề lựa chọn và sử dụng ngơn ngữ của nhóm học sinh ,sinh
viên.
+ Về phương diện thực tiễn: Thông qua các bài khảo sát cũng như tìm hiểu các
tài liệu nêu ra thực trạng sử dụng tiếng lóng của học sinh, sinh viên trong
trường học và đưa ra các phân tích về nguyên nhân, tác động của nó.Từ đó, đưa
ra các giải pháp để cải thiện ,cập nhật, xây dựng chuẩn tiếng Việt và định hướng
thái độ ngôn ngữ chung của học sinh ,sinh viên trong thời đại hiện nay.

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
6



Document continues below
Discover more
from:luận ngôn
Dẫn
ngữ
NGO201
Trường Đại học…
128 documents

Go to course

DẪN LUẬN NGƠN
19

NGỮ HỌC - dẫn luậ…
Dẫn ḷn
ngơn ngữ

100% (7)

Khái niệm hình vị 3

Môn Dẫn luận ngôn…
Dẫn luận
ngôn ngữ

100% (4)

TIỂU LUẬN - tiểu luận
47


73

10

Dẫn luận
ngôn ngữ

100% (3)

Gioi tinh khoi nghiep
sinh vien
Dẫn luận
ngôn ngữ

100% (3)

Tiểu luận dlnn Grade: B+


Dẫn luận
ngôn ngữ
-

100% (2)

Đối tượng nghiên cứu : học sinh, sinh viên Việt Nam

De thi DLNN 2018 -


Phạm vi nghiên cứu:

2018

2

+ Qua phương tiện truyền thông internet, trên các trang mạng
xã hội mà học sinh
Dẫn luận

ngôn ngữ

sinh viên thường tham gia.

100% (2)

+ Các bạn sinh viên trong trường Đại học Ngoại Thương
PHẦN II: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỰC TRẠNG, VÍ DỤ VỀ TIẾNG LĨNG
1.

Tình trạng sử dụng tiếng lóng của học sinh, sinh viên
Với xu hướng ngày càng hiện đại, học sinh sinh viên sử dụng từ lóng như một

câu phát ngơn cửa miệng. Việc đăng tải một dịng trạng thái lên Facebook cũng chiêm
đệm một vài từ lóng trong bài đăng của mình. Họ sử dụng từ lóng trong nhiều mục
đích biểu lộ cảm xúc khác nhau. Đa số từ lóng đều được xem như trào lưu của bộ phận
học sinh sinh viên, chỉ cần một người phát ngôn (chủ yếu là người nổi tiếng có sức ảnh
hưởng đến giới trẻ) và điều đó trở nên thú vị thì ngay lập tức nó lan rộng như một hiệu
ứng Domino*.
(*) Hiệu ứng domino là một phản ứng chuỗi xảy ra khi một thay đổi nhỏ tại

điểm gốc của hệ có thể gây ra những thay đổi tương tự tại các điểm lân cận, từ đó lan
tỏa ra các điểm xa hơn và tạo ra một chuỗi thay đổi tuyến tính.
Khơng chỉ dừng lại ở việc sử dụng từ lóng, họ còn thi nhau “chế” những câu ca
dao tục ngữ bị sai nghĩa gốc với mục đích gây cười: “Đánh người chạy đi khơng ai
đánh người chạy bộ”, “Gần mực thì đen, gần có người u thì giật mình thức giấc” hay
“Voi chín ngà, gà chiên nước mắm”,...Có thể hiểu, giới trẻ tỏ ra thích thú trước cách sử
dụng từ lóng trên chỉ đơn giản vì nó “hay hay”. Nhưng việc sử dụng từ lóng quá mức
và biến nó thành một trào lưu như thế này thì khơng thể khơng kể đến tác động lan tỏa
“chóng mặt” của mạng xã hội. Mạng xã hội cũng là công cụ thúc đẩy biến việc dùng từ
lóng thành trào lưu. Việc họ thấy hứng thú trước các trào lưu hay câu nói viral thì họ
đổ xơ nhau dùng khiến nó lan toả một cách khơng kiểm sốt. Tâm lý học sinh sinh
viên chính là việc nếu mình khơng theo kịp trend thì sẽ thành “người tối cổ” nên mình
buộc phải gia nhập cuộc đua ấy. Thậm chí họ cũng cảm thấy rất bứt rứt, khó chịu khi
khơng nghĩ ra cái gì hay để bắt trend theo kịp với dịng sóng ngồi kia.
Để kiểm nghiệm tính xác thực của luận điểm này, chúng tơi đã tiến hành khảo
sát về tính trạng sử dụng tiếng lóng của học sinh, sinh viên. Đối tượng khảo sát là 137
học sinh sinh viên với các câu hỏi như sau:
7


1. Tần suất bạn sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp hàng ngày?
2. Bạn hay sử dụng tiếng lóng để giao tiếp với đối tượng nào?
3. Phạm vi sử dụng tiếng lóng của học sinh, sinh viên?
4. Tại sao học sinh, sinh viên lại sử dụng tiếng lóng?
5. Một số từ, cụm từ tiếng lóng phổ biến nhất mà học sinh sinh viên sử dụng trong
trường học?
6. Làm thế nào để hiểu và sử dụng các từ lóng đó?
7. Tiếng lóng có ảnh hưởng đến học tập và giao tiếp của học sinh sinh viên
không?
8. Những tác động của việc sử dụng tiếng lóng đến sự giao tiếp và truyền tải

thông tin của học sinh sinh viên?
9. Giải pháp khắc phục tình trạng sử dụng tiếng lóng tràn lan của học sinh, sinh
viên ?
Trước hết là về tần suất sử dụng tiếng lóng của học sinh sinh viên trong giao
tiếp hàng ngày, kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 1.
Số lượng
(người)
Tỷ lệ

Thường xun

Thỉnh thoảng

Rất ít khi

Khơng bao giờ

29

86

17

5

21.17%

62.77%

12.41%


3.65%

Bảng 1. Tần suất sử dụng tiếng lóng của học sinh, sinh viên
Kết quả khảo sát tần suất cho thấy, chỉ có 3,65% số học sinh sinh viên khơng
bao giờ sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp hàng ngày, cịn lại 96,35% số học sinh sinh
viên đều sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp. Trong đó “thỉnh thoảng” là tần suất được
sử dụng nhiều nhất (chiếm 62.77%), tiếp đó là tới “thường xuyên” (chiếm 21.17%) và
tần suất “rất ít khi” (chiếm 12.41%).
Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng tiếng lóng đang ngày càng trở nên phổ
biến đối với học sinh, sinh viên.
Tiếp theo là kết quả khảo sát về đối tượng mà học sinh sinh viên sử dụng tiếng
lóng trong giao tiếp, kết quả được thể hiện qua bảng 2:
Tất cả mọi
người

Người lớn
tuổi hơn

Bạn bè
cùng lứa
8

Người nhỏ
tuổi hơn

Không đối
tượng nào



Số lượng
(người)

12

0

123

48

6

Tỷ lệ

8.76%

0%

89.78%

35.04%

4.38%

Bảng 2. Đối tượng mà học sinh sinh viên sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp
Kết quả đã thể hiện sự phân hóa về đối tượng mà học sinh sinh viên sử dụng
tiếng lóng trong giao tiếp. Nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất là “Bạn bè cùng lứa” (chiếm
89.78%), tiếp đó là nhóm người nhỏ tuổi hơn (chiếm 35.04%). Qua khảo sát, ta thấy
có 8% số học sinh sinh viên sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp với tất cả mọi người.

Cuối cùng, 2 nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm “Khơng đối tượng nào” (chiếm
4.38%) và nhóm “Người lớn tuổi hơn” (0%)
Sự phân hóa này đã thể hiện rằng bạn bè đồng trang lứa là đối tượng chủ yếu sử
dụng tiếng lóng trong giao tiếp. Có thể nhận xét rằng tiếng lóng là “ngơn ngữ của giới
trẻ” mà bộ phận lớn trong đó là học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, số lượng học sinh sinh viên sử dụng tiếng lóng để giao tiếp với
người nhỏ tuổi hơn cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn (35.04%). Tuy nhiên khi giao tiếp
với người lớn tuổi hơn, hầu như học sinh sinh viên sẽ không lựa sử dụng tiếng lóng,
thể hiện phép lịch sự cũng như tơn trọng người lớn hơn. Qua đó cho thấy học sinh sinh
viên đã biết xác định đối tượng giao tiếp tiếng lóng mà họ hướng tới là những người
nhỏ hơn hoặc đồng trang lứa với mình.
Như vậy, có thể nói việc sử dụng tiếng lóng trong ngơn ngữ giao tiếp của học
sinh sinh viên được xem như là mơ ‚t thứ “tín hiê ‚u” giữa những người cùng trang lứa.
Nó giống như phương tiện đánh dấu, thể hiện lứa tuổi của mỗi người. Và đối tượng sử
dụng tiếng lóng để giao tiếp với nhau là những nhân vật cùng vai, bình đẳng với nhau
về mọi mặt.
Tiếp theo là kết quả khảo sát về phạm vi sử dụng tiếng lóng của học sinh sinh
viên được thể hiện qua bảng 3:

Số lượng
(người)
Tỷ lệ

Ở nhà

Ở trường

Trên mạng xã
hội


Ở nơi công
cộng

9

91

122

64

6.57%

66.42%

89.05%

46.72%

Bảng 3. Phạm vi sử dụng tiếng lóng của học sinh, sinh viên
9


Theo kết quả khảo sát, phần lớn học sinh sinh viên thường sử dụng tiếng lóng
trên mạng xã hội (chiếm 89,05%) và ở trường học (chiếm 66,42%). Bên cạnh đó, họ
cũng thường sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp khi ở nơi công cộng (chiếm 46,72%).
Chiếm tỷ lệ thấp nhất là khi ở nhà, tỷ lệ học sinh sinh viên sử dụng tiếng lóng khi ở
nhà chỉ chiếm 6,57%.
Qua đó thể hiện học sinh sinh viên đã biết phân biệt chọn lọc những địa điểm,
vị trí khi sử dụng tiếng lóng. Trên mạng xã hội và ở trường học là hai nơi có tỷ lệ bạn

bè đồng trang lứa đơng nhất, cũng là nơi mà họ sử dụng tiếng lóng nhiều nhất. Ở nhà
là nơi họ tiếp xúc chủ yếu với người lớn tuổi hơn nên thường hạn chế sử dụng tiếng
lóng.
Vậy tại sao học sinh, sinh viên lại sử dụng tiếng lóng? Thơng qua khảo sát thì ở
đây có hai nguyên nhân chính là do yếu tố xã hội và do sở thích cá nhân.
Thứ nhất là nguyên nhân yếu tố xã hội. Tiếng lóng ngày càng phát triển và trở
nên phổ biến hơn. Sự phát triển với tốc đô ‚ nhanh của internet, các trang mạng xã hô ‚i
và viê ‚c hấp thu các yếu tố của ngôn ngữ nước ngoài, nhu cầu muốn thể hiê ‚n bản sắc,
cái tơi riêng có thể xem là những ngun nhân khách quan và chủ quan dẫn tới hiê ‚n
tượng nêu trên.
Thứ hai là nguyên nhân sở thích cá nhân. Một bộ phận học sinh, sinh viên cho
rằng sử dụng tiếng lóng là cách để thể hiê ‚n cá tính riêng của mình, nếu học sinh nào
khơng sử dụng thì bị coi là lỗi thời, lạc hâ ‚u, không “sành điê ‚u”. Vì thế, họ ln muốn
sử dụng tiếng lóng để thể hiện bản thân là một người theo kịp xu hướng, khơng bị lỗi
thời.
Viê ‚c sử dụng tiếng lóng ngày càng trở nên phổ biến. Ban đầu, những từ mới,
cách diễn đạt mới chỉ được chấp nhâ ‚n trong mô ‚t nhóm người nhất định. Nhưng sau đó,
dưới sự trợ giúp của các phương tiê ‚n công nghê ‚ hiê n‚ đại như: điê ‚n thoại di đô ‚ng, mạng
internet… tiếng lóng nhanh chóng được lan rơ n‚ g và trở nên phổ biến. Trong giao tiếp
hàng ngày, tiếng lóng đang được giới trẻ mà đặc biệt là học sinh sinh viên “hồn nhiên”
sử dụng.
Qua khảo sát, chúng tôi đã biết được một số từ lóng mà học sinh sinh viên hiện
nay thường sử dụng như: Nghệ, ngầu, vãi, xu cà na, toang, gà, trẻ trâu, chanh sả, xà lơ,
khum, ét o ét,...
10


Vậy làm sao để họ hiểu và sử dụng những từ lóng đó? Chúng tơi đã khảo sát
được một số cách mà học sinh sinh viên thường áp dụng để hiểu và sử dụng tiếng lóng
như sau: Cố gắng hạn chế sử dụng khi giao tiếp với từng đối tượng khác nhau; tìm

hiểu và liên tục cập nhật; giao tiếp nhiều hơn; dựa vào ngữ cảnh; tra Google;...
Tiếp theo là vấn đề “Tiếng lóng có ảnh hưởng tới học tập và giao tiếp của học
sinh sinh viên không?” Theo kết quả khảo sát mà chúng tôi nhận được, phần lớn học
sinh sinh viên cho rằng sử dụng tiếng lóng có ảnh hướng không lớn, không đáng kể tới
học tập và giao tiếp (chiếm 73.72%). Số người cho rằng sử dụng tiếng lóng có ảnh
hưởng nghiêm trọng tới học tập, giao tiếp bằng số người cho rằng việc này không ảnh
hưởng tới học tập, giao tiếp (chiếm 13.14%).
Khảo sát cũng chỉ ra được một số tác động của việc sử dụng tiếng lóng đến sự
giao tiếp và truyền tải thơng tin của học sinh, sinh viên như sau: Làm ảnh hưởng đến
sự trong sáng của Tiếng Việt; làm lệch lạc, thiếu chuẩn mực trong giao tiếp; có thể
khiến người nghe khơng hiểu, hiểu sai thơng tin mình muốn truyền đạt;...
Như vậy, việc học sinh sinh viên sử dụng tiếng lóng ngày càng trở nên phổ
biến. Tuy nhiên, họ cần biết phân biệt và lựa chọn sử dụng tiếng lóng đúng nơi, đúng
lúc, đúng đối tượng. Ngôn ngữ này không nên bị lạm dụng hay phát triển rộng rãi, bởi
việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ giống như sử dụng con dao hai lưỡi. Nó có thể có
những tác động ngắn hạn trong các mơi trường và nhóm xã hội cụ thể, nhưng nó cũng
có thể gây ra tác hại lâu dài. Sử dụng hay không sử dụng ngôn ngữ này và sử dụng như
thế nào là vấn đề mà các bạn trẻ, đặc biệt là học sinh sinh viên nên cân nhắc để khơng
ảnh hưởng đến văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
2.

Tiếng lóng được sử dụng như thế nào?
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học cơng nghệ trên tồn thế giới, sự

giao thoa văn hóa xã hội địi hỏi ngơn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các
nhu cầu giao tiếp mới. Vì thế từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngơn ngữ cũng dần
dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ, đặc biệt ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay
đang thay đổi một cách nhanh chóng. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, cùng với sự
bùng nổ của những trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok và những video ngắn
quảng cáo phim được dịch sang tiếng Việt thì đã có rất nhiều từ ngữ mới được du

nhập vào Việt Nam và được giới trẻ ưa thích.

11


Tiếng lóng đã ngày một phổ biến và sử dụng rộng rãi, nó đến từ sự phát triển
mạnh mẽ của mạng internet và các trang mạng xã hội, trong đó đối tượng sử dụng
chủ yếu là thế hệ trẻ nói chung, điển hình là học sinh, sinh viên. Sử dụng tiếng lóng
đã khơng cịn là điều xa lạ, hay hiện tượng mới trong xã hội hay mạng xã hội. Nhưng
sử dụng tiếng lóng như thế nào mới là điều mà chúng ta cần phải quan tâm. Khi giao
tiếp với nhau trong q trình học tập và vui chơi giải trí thì các bạn học sinh, sinh
viên thường xuyên sử dụng tiếng lóng, nó giúp cho những cuộc trị chuyện trở nên dễ
hiểu hơn. Nhưng cùng với đó, nếu như những người khác thế hệ với nhau khi giao
tiếp mà sử dụng tiếng lóng thì hiệu quả đem lại sẽ phản tác dụng và đôi khi sẽ dẫn
đến những hiểu lầm đáng tiếc. Hiện nay việc sử dụng tiếng lóng khơng phải là hiện
tượng mới trong xã hội, nhưng chưa bao giờ tiếng lóng bị lạm dụng nhiều như hiện
nay. Theo các nhà ngôn ngữ học, đã đến lúc cần định hướng lại trong việc sử dụng
tiếng lóng trong giao tiếp. Vậy nên sử dụng tiếng lóng như thế nào? Khi nào sử dụng
tiếng lóng trong giao tiếp?
Như chúng ta đã biết tiếng lóng là phương ngữ xã hội khơng được cơng nhận
chính thức, mà được hiểu và sử dụng theo như quy ước cộng đồng.Tiếng lóng trước
đây là một mã ngơn ngữ riêng, khơng ở nhóm xã hội nhất định thì người ta khơng
hiểu được. Ví dụ như trong tác phẩm "Bỉ vỏ" của Nguyên Hồng, những nhóm trộm
cắp có những từ lóng mà chỉ các thành viên trong nhóm mới hiểu được. Nguyên tắc
của tiếng lóng là để cho người khác khơng thâm nhập được vào nhóm đó. Tiếng lóng
ngày nay khơng như vậy, khơng cịn mang tính bí mật nữa, nó mang tính mở và khi
nói tiếng lóng thì người ta cảm thấy con người trẻ lại, hịa đồng vào nhóm. Tiếng
lóng mang tính khẩu ngữ, là ngơn ngữ phi quy thức. Giống như ngơn ngữ mạng, nó
chỉ được dùng trong vui chơi, giải trí một cách thân mật, hoặc có thể dùng trong
trường hợp cần nhấn mạnh điều gì đó, nhưng phải dùng trong văn cảnh phù hợp.

Ngồi ra khơng chỉ trong phạm vi tiếng Việt mà tiếng lóng cịn có sự “ pha trộn” của
những ngơn ngữ khác nhau trên thế giới, điều này làm cho tiếng lóng càng khó hiểu
hơn bao giờ hết khơng chỉ đối với những người khơng cùng thế hệ mà cịn đối với
những người không biết về các thứ tiếng khác đang được nhắc đến.
Điều đáng lưu ý là tiếng lóng được sử dụng nhiều trong phạm vi giao tiếp chính
thức, làm giảm tính chuẩn mực trong việc sử dụng ngơn ngữ, làm mất đi sự trong
sáng của tiếng Việt. "Đương nhiên, tiếng lóng là khẩu ngữ của một nhóm xã hội nên
12


nó tương đối suồng sã. Trong giao tiếp thân mật, người ta có thể nói những từ lóng
nhưng trong giao tiếp chính thức thì khơng được dùng. Hiện nay, có một số tác giả
khi miêu tả nạn trộm cắp trên báo chí cũng lạm dụng tiếng lóng, gây ảnh hưởng
khơng nhỏ đến giới trẻ. Theo tơi, nếu mình dùng đúng, đủ thì sẽ đem lại hiệu quả,
nếu lạm dụng thì sẽ phản tác dụng. Cần nhấn mạnh là hoàn cảnh giao tiếp rất quan
trọng".( TS Nguyễn Văn Khang). Do đó, khơng phải với ai, lúc nào, chúng ta cũng có
thể dùng từ lóng tuỳ tiện. Khơng phải ai cũng dùng tiếng lóng, mà thường chỉ một
nhóm người. Thói quen sử dụng và sự lan truyền bằng miệng khiến từ lóng trở nên
phổ biến, thông dụng và hầu như người địa phương đều hiểu. Vì vậy chỉ khi nào giao
tiếp thân mật với bạn bè, người bằng tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn, chúng ta mới nên dùng
tiếng lóng. Tránh giao tiếp với người lớn tuổi, cấp trên,… bằng những ngôn ngữ đặc
biệt, khó hiểu.
Đơi khi, dùng từ lóng để lối diễn đạt thêm phong phú, ý nghĩa cũng là ý tưởng
hay. Ngoài ra, đây cũng là cách để tạo sự hài hước, dí dỏm, giúp cho khơng khí trị
chuyện lúc nào cũng vui vẻ, thân mật.Tiếng lóng có thể được xem là 1 phần không
thể thiếu trong những giờ ra chơi, những cuộc trò chuyện của các bạn học sinh, sinh
viên. Tuy nhiên, hiểu rõ là điều hết sức quan trọng, tránh gây phản cảm hoặc khiến
những người xung quanh hiểu lầm. Trên mạng xã hội việc sử dụng tiếng lóng được
xem là bắt kịp với xu hướng hiện tại tuy nhiên chúng ta cũng khơng nên q lạm
dụng vì đơi khi đó sẽ trở thành một thói quen, khó có thể sửa được trong giao tiếp

hằng ngày, cũng như việc trao đổi tin nhắn, thư từ cho những người xung quanh hay
đối tác quan trọng. Hay trong môi trường giáo dục, tình trạng sử dụng tiếng lóng
trong mơi trường giáo dục có thể ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và gây khó
khăn trong việc truyền đạt thơng tin chính xác và hiệu quả cho học sinh. Việc sử dụng
tiếng lóng có thể gây nhầm lẫn và khó hiểu cho học sinh, đặc biệt là những học sinh
không quen thuộc với các loại từ ngữ này, có thể ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến
thức và hiểu biết của họ. Hơn nữa, sử dụng tiếng lóng cũng có thể gây mất tôn trọng
đối với các giáo viên và học sinh khác, cũng như gây ảnh hưởng đến việc xây dựng
một môi trường giáo dục chuyên nghiệp và tôn trọng người khác. Trong mơi trường
giáo dục, sử dụng tiếng lóng khơng được khuyến khích vì nó có thể gây ra những tác
động tiêu cực. Sử dụng tiếng lóng trong mơi trường giáo dục có thể gây hiểu lầm
hoặc làm cho các em học sinh không hiểu được ý nghĩa thật sự của từ đó. Ngồi ra,
13


sử dụng tiếng lóng trong giáo dục cịn có thể gây phân biệt đối xử giữa những người
sử dụng tiếng lóng và những người khơng sử dụng. Do đó, các giáo viên và nhân viên
trong giáo dục cần cố gắng giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của từ và dạy cho các em
cách sử dụng ngơn ngữ chính thống trong mơi trường học tập.
Mặc sức sử dụng từ lóng như câu cửa miệng và nó bị lạm dụng như một phát
ngôn quen thuộc trên mạng xã hội. Việc sử dụng nhiều những từ lóng lâu ngày sẽ
hình thành thói quen. Chính vì thế khi giao tiếp ở ngồi đời họ hay ''bị liệu'' và ''vạ
miệng'' từ lóng ở mọi lúc mọi nơi, cả trong trường học, gia đình và thậm chí khi nói
chuyện với những người cần phải đáng kính. Các bạn vơ tư đùa nhau nói những lời
mà những người lớn cho rằng là thô tục và thiếu văn hóa. Thế nhưng đặt trong trường
hợp cá nhân các bạn học sinh, sinh viên lại nghĩ đây là những từ lóng vơ cùng bình
thường và khơng ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp. Việc thường xuyên sử dụng từ
lóng trong giao tiếp có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp của văn hoá giao tiếp
đặc biệt là trong môi trường giáo dục. Ngày nay đa phần trao đổi hay trị chuyện với
nhau thơng qua mạng xã hội. Các bạn ngại giao tiếp cộng thêm việc hay sử dụng từ

lóng nên hiệu quả giao tiếp đơi khi khơng đạt. Hơn nữa, việc biến tướng các câu ca
dao tục ngữ như ''học ăn, học nói, học gói, học bài'', ''một câu nhịn, chín câu chửi''
hay ''lời nói, gói đại'',... đã làm lệch lạc đi ý nghĩa vốn có của nó. Có khơng ít những
bình luận rằng: “Đọc xong những câu này mình qn mất ln câu gốc như thế nào”,
ví dụ như câu: “Cần cù bù siêng năng”. Việc sử dụng quá nhiều tiếng lóng và những
câu từ biến thể khơng chỉ làm chính các bạn bị mất đi kiến thức văn học mà còn làm
xấu đi vẻ đẹp và những lời dạy ý nghĩa của ông cha ta ngày trước. Việc dùng tiếng
lóng như sử dụng dao hai lưỡi, nó có thể mang lại hiệu quả nhất định trong thời gian
ngắn, trong bối cảnh và nhóm xã hội nhất định, nhưng cũng có thể mang đến tác hại
lâu dài. Sử dụng hay không sử dụng ngôn ngữ này, sử dụng thế nào, đó là điều giới
trẻ, nhất là học sinh, sinh viên nên cân nhắc để không ảnh hưởng đến văn hóa, phong
tục của dân tộc Việt Nam.
3.

Các ví dụ về tiếng lóng

a.

Trong tiếng Trung

一些最流行的网络措辞 ( một số từ ngữ hot nhất trên mạng)
14


+由方言谐音而来、将错就错的词语:( những từ ngữ được tạo
nên từ sự đồng âm trong tiếng địa phương, có ý nghĩa sai lệch so với
từ ban đầu)
大虾(大侠)、菇凉(姑娘)、镁铝(美女)
、童鞋(同学)、小公举(小公主);


+模仿方言合音吞音而成的词: (những từ ngữ được tạo thành do sự
nuốt âm của một số địa phương khi nói)
如造(知道)、表(不要)、酱紫(这样子),(兄柿)西红柿
鸟(你好),裂裂裂(厉害厉害厉害), 帐包看(这样不好
看), 黏黏黏(你看你看你看)
+双音词是网络新词语中数量最多的一类:(Từ hai âm tiết là loại từ
chiếm số lượng lớn nhất trong số các từ ngữ mạng)


种草:表示“分享推荐某一商品的优秀品质,以激发他人购
买欲望”的行为,或自己根据外界信息,对某事物产生体验
或拥有的欲望的过程;也表示“把一样事物分享推荐给另一
个人,让另一个人喜欢这样事物”的行为
Biểu thị: "chia sẻ, giới thiệu những sản phẩm có chất lượng tuyệt vời để kích
thích mong muốn mua hàng của người khác", hoặc” dựa trên thơng tin bên
ngồi tạo nên q trình trải nghiệm và mong muốn sở hữu cái gì đó”; Nó cũng
có nghĩa là hành vi "chia sẻ bất cứ 1 thứ gì đó cho cho người khác, để cho
người khác cũng thích nó"



躺枪
躺枪:“躺着也中枪” :躺着中枪就是自己什么也没做,没招
惹别人却被别人言语攻击给击中、给打击了。 也指莫名其
妙就被别人攻击,无缘无故也受炮轰
Nằm trúng đạn chính là mình cái gì cũng khơng làm, khơng trêu chọc người
khác lại bị lời nói cơng kích của người khác đánh trúng, đả kích. Cũng có nghĩa
là khơng hiểu sao lại bị người khác cơng kích, vơ dun vơ cớ cũng bị cơng
kích
15





扎心
扎心: 意思是指刺心,谓可恨,痛心。扎心在某些地方亦指
进食过多坚硬或不易消化的食物后,引起的胃部不适感,此
种不适感克反射至胸前区,故称“扎心
Ý chỉ đâm tim,là đáng hận, đau lịng. Ngồi ra cũng đề cập đến việc ăn quá
nhiều thức ăn cứng hoặc khó tiêu hóa, gây ra cảm giác khó chịu dạ dày, cảm giác
khó chịu này phản xạ đến vùng ngực.



码农: 可以指在程序设计某个专业领域中的专业人士,或是
从事软体撰写,程序开发、维护的专业人员。 但一般
Coder 特指进行编写代码的编码员。
Có thể đề cập đến các chuyên gia trong một lĩnh vực chuyên môn trong thiết kế
chương trình, hoặc tham gia vào việc viết phần mềm, phát triển bảo trì chương
trình. Nhưng Coder nói chung đề cập đến các nhà mã hóa viết mã.

 真香
真香: 指一个人下定决心不去或去做一件事情,最后的行为
却截然相反。 现在主要用来表示某人预计的事情和最后的结
果截然不同的一种心理状态
Có nghĩa là một người quyết định khơng làm hoặc làm một điều gì đó, nhưng
hành vi cuối cùng là hoàn toàn ngược lại. Hiện nay, chủ yếu được sử dụng để
miêu tả trạng thái tâm lý của ai đó do sự khác biệt hoàn toàn giữa điều họ mong
muốn và kết quả cuối cùng


年轻人在网上常常使用的词语 ... (nhữ ng từ ngữ thườ ng đượ c
giớ i trẻ sử dụ ng trên mạ ng)

16


装逼
喝西北风

zhuāng bī
hē xīběi fēng

雷人

léi rén

抠门
吹牛
网民
耳朵软

Kōu mén
Chuī niú
Wǎng mín
Ěr duǒ ruǎn
Èr bǎi wǔ

二百五
小三


Làm màu, sống ảo
Hít khí trời để sống,
khơng có gì để ăn
sock, khiến người khác
kinh ngạc, nằm ngồi dự
tính
keo kiệt, bủn xỉn
nổ, chém gió
Cư dân mạng
dễ tin người
Ngốc nghếch, ngờ nghệch

xiǎo sān

Con giáp 13


吃醋

guā
chīcù

Drama
Ghen



liāo

Thả thính


上镜

shàng jìng

Ăn ảnh

渣男

zhā nán

Badboy, trai hư, đồ tồi
17




yūn

Bó tay, hết thuốc chữa

到处闲聊

dàochù xiánliáo

Bn dưa lê

b.

Các ví dụ về tiếng lóng trong tiếng việt




Lemỏn
� Nếu nhìn qua thì người ta sẽ tưởng đây là một từ viết sai chính tả, nhưng thực
chất "Lemỏn" là tiếng lóng được giới trẻ sáng tạo với sự kết hợp của tiếng
Anh và tiếng Việt. Theo đó, Lemon có nghĩa là quả chanh và chanh thêm dấu
hỏi tạo thành từ chảnh.
� "Chảnh" là từ dùng để nói đến tính cách của một ai đó, chỉ kiểu người kiêu
kỳ, chảnh chọe. Cư dân mạng cũng sử dụng từ Lemỏn trong nhiều tình huống
để trở nên mới lạ và "trẻ" hơn.



Xu cà na
� "Xu là một từ tiếng lóng đọc lái của từ "xui" chỉ trạng thái xui rủi, khơng may
mắn. Cịn "Cà na" là một loại quả có vị chua và chát. Bởi thế, khi kết hợp hai
cụm từ này lại sẽ tạo thành "Xu cà na" mang ý nghĩa xui xẻo, mệt mỏi, buồn
phiền đến mức độ chua chát.



Mãi mận
� Đây là cách nói lái của cụm từ "mãi mặn mà". "Mãi mận" được sử dụng trong
trường hợp bạn muốn dành lời khen cho một ai đó, hoặc bạn cảm thán trước
một sự việc nào đó. "Mãi mận" cũng trở thành câu nói cửa miệng được các bạn
trẻ sử dụng rộng rãi trong năm 2022.




Ao chình
� "Chình" là cách nói lái của trình độ, "ao" là cách nói lái của từ "out" chỉ sự vượt
qua giới hạn. Theo đó, từ này mang hàm nghĩa chỉ một người có kỹ năng, trình
độ vượt xa các đối thủ khác.

❖ Ét o ét
� Ét o ét cách phát âm của SOS - một từ được dùng để thơng báo một tình huống
khẩn cấp, cần cấp cứu. Thay vì ghi là SOS, cư dân mạng ghi thành "Ét o ét" để
dùng trong những tình huống khó đỡ hoặc quá hài hước.


Gato
18


� Nghe như tên loại bánh, nhưng từ lóng này được giới trẻ dùng để diễn tả cảm
xúc hoặc biểu hiện ghen tị. Ví dụ như khi một người nào đó khao khát hoặc
muốn có được những thứ mà người khác có, bạn có thể nói với người đó rằng:
“Bớt GATO với người khác sẽ khiến bạn tốt hơn”.


Vãi

� Trong tiếng Việt, “vãi” vừa là danh từ vừa là động từ. Khi là danh từ, “vãi” chỉ
người đàn bà có tuổi chuyên đi chùa lễ Phật. Còn khi là động từ, “vãi” chỉ hành
động ném rải ra nhiều phía (đồng nghĩa với “rắc”); hoặc chỉ trạng thái rơi lung
tung, rơi rải rác; hoặc chỉ sự thoát ra khỏi cơ thể do không kiềm chế được.
� Tuy nhiên hiện nay, giới trẻ Việt Nam lại sử dụng từ “vãi” này để nhấn mạnh
mức độ của một động từ hay tính từ nào đó. Ví dụ, “ngon vãi” có nghĩa là cực
kỳ ngon; “sợ vãi” có nghĩa là cực kỳ sợ.

� Từ “vãi” cũng có thể được sử dụng riêng một mình. Khi bạn cực kỳ ngạc nhiên
vì một điều gì đó, bạn có thể nói: “Vãi!”.


Toang

� Từ “toang” ám chỉ một sự việc nào đó đã bị đổ vỡ, khơng cịn cứu vãn được
nữa.
� Ví dụ, hơm nay là ngày phải nộp bài tập về nhà mà bạn lại quên làm, khi đó bạn
có thể nói: “Thơi toang rồi!”. Hoặc khi bạn st tí nữa thì đi làm trễ, bạn có thể
nói: “Tí nữa thì toang!”.
❖ Chém gió
� Nói những chuyện phiếm cho vui, thường có xu hướng bịa đặt thêm một phần
hay phóng đại, nói quá lên một chút.
� Nói một cách hùng hồn và thường khơng kiểm sốt được nội dung mình đang
nói, dẫn đến nói sang những điều mình khơng rành, khơng hiểu rõ hoặc biết rất
ít nhưng vẫn tỏ vẻ mình rành và hiểu rõ về vấn đề đó.
❖ Nhức nách
� Ý chỉ những điều tuyệt vời, rất tốt, hạng nhất, số một,…
� Ví dụ: Ngon nhức nách,….
❖ Bó tay
� Chịu bất lực, khơng thể làm gì được.
� Ví dụ:
19


● Khó quá, đành chịu bó tay.
● Người đâu sâu sắc nước đời, Mà chàng Thúc phải ra người bó
tay! "Truyện Kiều".
❖ Sửu nhi (Trẻ trâu)

� là người có tính cách trẻ con, thiếu chín chắn, thích thể hiện ra vẻ người lớn,
hành động thái quá, đôi khi là lố bịch… trước một hồn cảnh, sự vật, hiện
tượng nào đó.
❖ Sống ảo
❖ Là khoe khoang thái quá trên mạng internet trong khi thực tế hồn tồn khơng
phải như vậy
❖ U là trời
� “U là trời” hay “u là tr” có nghĩa là "Ơi là trời". Đây giống như là một lời cảm
thán "trời ơi là trời", thể hiện sự kinh ngạc, xuýt xoa trước một sự việc, hiện
tượng, hoặc để bộc lộ cảm xúc chán nản, tức giận với tình huống đang xảy. Ví
dụ: "U là trời, người đẹp tay cũng đẹp ln".
c. Tiếng lóng trong tiếng Anh
Ví dụ tiếng lóng bằng tiếng Anh mà giới trẻ Việt Nam hay sử dụng:
Từ tiếng lóng
Diss

Ý nghĩa
Chỉ thái độ đả kích, phê phán, coi thường, thiếu
tôn trọng

Lowkey

Swag

Thường dùng để ám chỉ một người khiêm tốn,
không phô trương. Không phô trương ở đây có
nghĩa là sống ẩn dật, khơng đăng ảnh, trạng thái,
ít bạn bè, trang cá nhân dường như có rất ít
thơng tin.


Chỉ một phong cách ăn mặc hợp mốt, sành điệu,
cá tính.

Pick me girl/boy

Chỉ những người tỏ ra khác biệt, khơng giống
với hầu hết người cùng giới khác nhằm thu hút
sự chú ý từ người khác giới

Toxic

Người có suy nghĩ tiêu cực, chuyên gieo rắc
20


những điều xấu xa cho người khác
Mean girl

Nói đến những cơ gái xấu tính, có hành vi chống
đối xã hội, hung hăng trong quan hệ tình cảm

Fashion

Chỉ phong cách ăn mặc thời trang, thời thượng

OMG (Oh My God)

Biểu thị sự ngạc nhiên

PK (Player killing)


Chỉ người chơi sử dụng những kỹ năng chơi
game để hạ gục một đối thủ khác

Onl

Một ai đó đang hoạt động trên một ứng dụng
mạng xã hội

Off

Một ai đó đang khơng hoạt động trên một ứng
dụng mạng xã hội

Chạy Show

Chỉ một lịch trình dày đặc và kín thời gian

Auto

Viết tắt của Automatic – cụm từ tiếng Anh mang
nghĩa tiếng Việt là tự động.

Hít Drama

Được hiểu là sự bàn tán, bàn luận những câu
chuyện, những chủ đề ồn ào, cãi vã, bêu xấu...

LOL


Viết tắt từ chữ đầu cho cụm từ tiếng Anh “Laugh
Out Loud”, có nghĩa là "cười to", "cười lớn”, thể
hiện sự vui vẻ cười sảng khoái khơng thể cầm lại
được.

Flop

có nghĩa là giảm mạnh, làm việc gì khơng thành
cơng. Cịn ngược lại nếu là danh từ thì sẽ chỉ
một việc thất bại, vật gì đó bị rơi, tuột dốc

PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI QUYẾT VỀ TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG
TIẾNG LĨNG
1. Đề xuất
Ngày nay khi ngôn ngữ phát triển không ngừng theo nhịp sống hiện đại thì tiếng
lóng tồn tại như một sự tất yếu, tiếng lóng làm cho ngơn ngữ trở nên mới mẻ, đa nghĩa
và cách dùng rất phong phú đa dạng, một bộ phận khơng nhỏ tiếng lóng được đưa vào
sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên việc sử dụng
21


tiếng lóng đã trở thành hiện tượng khẩu ngữ hàng ngày, được sử dụng rộng rãi thay thế
cho những từ ngữ truyền thống. Tiếng lóng là loại ngơn ngữ phi quy thức, có thể hiểu
giống như ngơn ngữ mạng chỉ được dùng cho những việc mang tính chất vui chơi giải
trí, giao tiếp bơng đùa hàng ngày, có thể dùng làm những từ ngữ nói giảm nói tránh
hoặc là để nhấn mạnh điều gì đó nhưng khơng nên lạm dụng và chỉ sử dụng trong
những văn cảnh phù hợp chứ không nên sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh,
tránh cho việc làm giảm chuẩn mực của việc sử dụng ngơn ngữ nói chung và ngơn ngữ
truyền thống nói riêng. Đặc biệt khi học sinh sinh viên sử dụng tiếng lóng khơng được
sử dụng vào trong q trình nghiên cứu khoa học, văn học,lịch sử...v... mà cần tôn trọng

những ngơn ngữ, thuật ngữ vốn có như một cấu trúc, nền tảng. Ví dụ một em học sinh
đem những từ ngữ giao tiếp viết vào bài kiểm tra , bài thi và những từ ngữ đó chỉ mang
tính chất khẩu ngữ của một nhóm xã hội nên chắc chắn sẽ không đáp ứng được đủ yêu
cầu của một bài kiểm tra, bài thi vốn có, cần đề xuất và ngăn chặn hiện tượng này.
2. Một số phương pháp giải quyết việc học sinh, sinh viên lạm dụng tiếng lóng
Hiện nay trong nhà trường, chúng ta được dạy rất nhiều về kiến thức ngơn ngữ,
hình khối, số học, vật lý... Nhưng ít có trường học nào dạy cho học sinh, sinh viên của
mình kỹ năng và kỹ thuật giao tiếp điều đó cũng góp phần khơng nhỏ làm cho việc
tiếng lóng được sử dụng sai và khơng đúng mục đích, chính vì vậy việc dạy kỹ năng
giao tiếp từ khi các em cịn bé hoặc đưa nó vào như những buổi ngoại khóa, đề tài
nghiên cứu sẽ cải thiện rất nhiều hiện tượng sử dụng tiếng lóng tràn lan, bừa bãi của tất
cả học sinh, sinh viên. Đồng thời trên các diễn đàn ngôn ngữ những từ ngữ chuẩn mực
nên được phân tích đúng đắn và lan truyền rộng rãi để mọi người đặc biệt là học sinh,
sinh viên ứng dụng vào trong đời sống, trong quá trình học tập nghiên cứu của chính
mình. Ví dụ một số diễn đàn như: “ Tiếng Việt giàu đẹp”.... nên được truyền bá rộng
hơn nữa đến với mọi người. Đặc biệt để giảm bớt tính tiêu cực của hiện tượng tiếng
lóng bừa bãi, cần phải có sự đồng lịng của tồn xã hội, từ những phương tiện thông tin
đại chúng, nhà trường, gia đình cần vào cuộc và có trách nhiệm giáo dục cho trẻ em,
cho các bạn học sinh và sinh viên về sự cần thiết và cần phải sử dụng ngôn ngữ giao
tiếp một cách đúng chuẩn mực, cùng với tiến trình cải cách giáo dục hiện nay các bạn
học sinh sẽ được dạy sát với thực tế, từ đó biết được kỹ thuật giao tiếp, biết được cách
sử dụng và sáng tạo ra văn bản tiếng Việt đúng quy chuẩn.
22


Nhằm giảm thiểu hiện tượng này, cần tuyên truyền cho các bạn những giá trị tốt
đẹp của tiếng Việt từ đó nâng cao ý thức , trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. Tạo thêm ‚ nhiều cơ hội, cũng như khích lệ tinh thần học hỏi nói và làm
theo lời hay ý đẹp. Cần có những sự khảo sát, thống kê, tiến hành những nghiên cứu
tồn diện, sâu sắc về thực tiễn đời sống ngơn ngữ trong trường học, kịp thời có những

phản biện nhằm chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc trong đời sống ngôn ngữ. Cuối
cùng mỗi cá nhân cần biết tư điều chỉnh hành vi sử dụng ngơn ngữ của chính bản thân
mình, từ đó thúc thế giới ngơn ngữ xung quanh mình biến đổi theo cách tích cực.
KẾT LUẬN
Từ q trình nghiên cứu về hiện tượng sử dụng tiếng lóng của học sinh, sinh
viên có thể đưa ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, tiếng lóng là một dạng của phương ngữ xã hội một dạng biến đổi của
ngôn ngữ. Tiếng lóng được sử dụng phổ biến trong thời gian hiện nay, đặc biệt trong
giới trẻ nói chung và học sinh sinh viên nói riêng. Tiếng lóng có đặc trưng riêng và đa
dạng nguồn gốc.
Thứ hai, tiếng lóng cũng như bất kì hiện tượng nào cũng đều có hai mặt tích
cực và tiêu cực. Tiếng lóng giúp mọi người biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình một
cách sinh động và phong phú. Tiếng lóng giúp thể hiện cá tính riêng của cộng đồng sử
dụng nó, dễ thấy nhất chính là cộng đồng những người trẻ nói chung và học sinh sinh
viên nói riêng. Bên cạnh đó nếu tiếng lóng bị lạm dụng quá nhiều và sử dụng sai hoàn
cảnh, sai thời điểm, sai mục đích thì nó sẽ gây những tác hại khơn lường. Tiếng lóng
có thể làm ảnh hưởng từ sự hiệu quả của một cuộc giao tiếp giữa người với người cho
tới một nền văn hóa ngơn ngữ của một quốc gia, làm mất đi sự trong sáng vốn có của
tiếng Việt.
Cuối cùng, tiếng lóng khơng phải là hiện tượng xấu. Điều đáng quan tâm ở đây
là sự lạm dụng, tràn lan của tiếng lóng của một số bạn, hay chính là cách sử dụng tiếng
lóng nói riêng và phương ngữ xã hội nói chung của mỗi người. Người dùng cần phải
xem xét hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp với
thuần phong mỹ tục.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> />

24


×