Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

So Sánh Giữa Hủy Bỏ Hợp Đồng – Chấm Dứt Hợp Đồng – Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.04 KB, 16 trang )

Chuyên đề: So sánh giữa hủy bỏ hợp đồng – chấm dứt hợp đồng – đơn
phương chấm dứt hợp đồng. Những lưu ý khi công chứng văn bản tuyên bố
đơn phương chấm dứt hợp đồng
Mở đầu
Trong đời sống kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế thị trường hiện nay thì hợp
đồng dân sự giữ một vị trí quan trọng và cần thiết để phục vụ nhu cầu của các chủ
thể trong xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì những vấn đề phát sinh liên quan
đến hợp đồng dân sự càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của
pháp luật, đồng thời sự hiểu biết và nhận thức đúng đắn của các chủ thể có liên
quan.
Xét trên khía cạnh thực tiễn, khi một hợp đồng dân sự được ký kết không
phải mọi trường hợp đều có thể triển khai thực hiện và đạt mục tiêu đề ra ban đầu.
Theo đó, khó tránh khỏi các tình huống diễn ra khiến việc thực hiện hợp đồng
không thể tiếp tục. Trong số các trường hợp khiến hợp đồng khơng thể tiếp tục
thực hiện có ba hình thức phổ biến được pháp luật dân sự thừa nhận và quy định là:
hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên,
mặc dù đều là hành vi kết thúc thực hiện hợp đồng tuy nhiên mỗi hình thức lại có
những đặc điểm riêng biệt nhất định. Để có thể đảm bảo được các quyền và nghĩa
vụ hợp pháp của bản thân khi xảy ra các hành vi kết thúc hợp đồng này, cần thiết
các chủ thể phải hiểu và nắm rõ được bản chất của mỗi trường hợp, biết được sự
giống nhau và khác nhau để thực hiện và áp dụng cho phù hợp.
Hoạt động công chứng với chức năng thực hiện “chứng nhận tính xác thực,
hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính xác thực, hợp
pháp không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ mà theo quy định của pháp
luật phải công chứng, chứng thực hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công
chứng, chứng thực” (1 Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014) khi
tham gia công chứng đối với các văn bản xác nhận kết thúc thực hiện hợp đồng,
trong đó có văn bản tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng càng cần phải có sự
quan tâm, lưu ý nhất định đến nội dung này. Đồng thời trong quá trình thực hiện
cũng cần quan tâm tới một số lưu ý thực hiện để tránh xảy ra sai sót, vướng mắc
khơng đáng có ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện công việc.


Xuất phát từ những lý do nêu trên, trong phạm vi bài Báo cáo này em sẽ đi
phân tích, tìm hiểu về chun đề: “So sánh giữa hủy bỏ hợp đồng – chấm dứt hợp
đồng – đơn phương chấm dứt hợp đồng. Những lưu ý khi công chứng văn bản
tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng?”.


Nội dung
1. Một số vấn đề lý luận về hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, đơn
phương chấm dứt hợp đồng và công chứng văn bản tuyên bố đơn phương chấm dứt
hợp đồng
1.1. Khái niệm về hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm
dứt hợp đồng
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 (“BLDS năm 2015”),
hợp đồng được hiểu là “sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, hợp đồng dân sự chính là một giao
dịch dân sự thể hiện ý chí, nội dung trao đổi, thống nhất của các bên liên quan đến
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự nào đó có liên quan
đến các bên.
Mặc dù pháp luật dân sự khơng có quy định cụ thể về khái niệm của các
thuật ngữ hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng,
tuy nhiên từ khái niệm về hợp đồng nêu trên, đồng thời căn cứ theo những quy
định tại BLDS năm 2015 về vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung trên có thể đưa
ra khái niệm về các thuật ngữ này như sau:
Thứ nhất, đối với hủy bỏ hợp đồng.
Hủy bỏ hợp đồng là một hình thức “chấm dứt hiệu lực” của hợp đồng đã
được giao kết hợp pháp căn cứ theo những nội dung các bên đã thỏa thuận trong
hợp đồng hoặc dựa trên những quy định của pháp luật dân sự về trường hợp một
bên được hủy bỏ hợp đồng. Nói một cách khác, vấn đề hủy bỏ ở đây được hiểu là
“coi như chưa tồn tại”, tức coi như hợp đồng chưa từng được giao kết (trừ một số
nội dung vẫn phải được thực hiện theo quy định của pháp luật).

Như vậy, việc hủy bỏ hợp đồng có thể do một bên thực hiện hoặc cả hai bên
thống nhất thực hiện hủy hợp đồng khi thấy hiệu quả hợp đồng khơng thể đạt được
(sự thống nhất này có thể được ghi nhận trong quy định của hợp đồng hoặc do hai
bên cùng bàn bạc và quyết định tại thời điểm hủy bỏ hợp đồng) nhưng không được
xâm phạm đến quyền lợi của chủ thể khác hoặc trái với các quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ để hủy bỏ hợp đồng phải dựa trên sự thỏa thuận của các bên
hoặc theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, đối với đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng là việc một bên tự ý đình chỉ việc thực hiện hợp
đồng khi hợp đồng chưa thực hiện xong. Theo đó, khi một bên đơn phương chấm
dứt hợp đồng thì hợp đồng được coi là bị đình chỉ, chấm dứt kể từ thời điểm bên
kia nhận được thông báo chấm dứt. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng xuất phát
từ ý chí của một bên.
Thứ ba, đối với chấm dứt hợp đồng.


Chấm dứt hợp đồng là một hình thức “kết thúc, dừng lại” việc thực hiện các
thỏa thuận đạt được mà các bên thể hiện trong hợp đồng. Khoản 4 Điều 422 BLDS
năm 2015 liệt kê “hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng” là một
trong các trường hợp của chấm dứt hợp đồng, hay nói một cách khác hủy bỏ, đơn
phương chấm dứt hợp đồng chính là hai trong các trường hợp nhỏ hơn của chấm
dứt hợp đồng. Chấm dứt hợp đồng mang đầy đủ cả bản chất của hai trường hợp
này.
1.2. So sánh giữa hủy bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng và đơn phương
chấm dứt hợp đồng
Với bản chất cùng là các trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng, do vậy
trong quá trình áp dụng việc thực thi pháp luật áp dụng rất dễ bị nhầm lẫn. Theo
đó, nội dung sau đây sẽ phân tích và so sánh dựa trên bản chất của các hình thức
này để làm rõ hơn sự khác biệt tạo cơ sở thuận lợi cho quá trình nghiên cứu và
thực thi pháp luật. Trước hết về những điểm giống nhau:

Một là, đơn phương chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng và chấm dứt hợp
đồng đều thuộc các trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng (căn cứ theo quy định
tại khoản 4 Điều 433 BLDS năm 2015 đã được phân tích ở trên). Cụ thể hơn, đơn
phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng chính là hai trường hợp riêng
trong chấm dứt hợp đồng.
Hai là, hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp
đồng và chấm dứt hợp đồng đều dẫn đến việc chấm dứt việc thực hiện các quyền
và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Mặt khác, về những điểm khác nhau.
Một là, về căn cứ chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng xuất phát từ ý chí chỉ của một bên,
đồng thời có thể khơng cần căn cứ theo quy định của pháp luật hay thỏa thuận hợp
đồng. Tuy nhiên để hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng được coi là không vi
phạm hợp đồng và chủ thể đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải chịu các
trách nhiệm pháp lý thì theo khoản 1 Điều 428 BLDS năm 2015 ghi nhận ba
trường hợp:
“(i) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;
ii) Xảy ra điều kiện mà các bên đã thỏa thuận trước;
(iii) Xảy ra điều kiện do pháp luật quy định.”
Thông thường, theo nguyên tắc chung thực hiện hợp đồng thì “hành vi đơn
phươngchấm dứt hợp đồng không phải là hành vi hợp pháp và bị coi là vi phạm
hợp đồng. Tuynhiên, trong những trường hợp nhất định, để bảo vệ quyền lợi của
một bên nào đó (chủ yếu là bên bị vi phạm), pháp luật quy định quyền được đơn
phương chấm dứt hợp đồng


của bên đó”. Đó là các trường hợp được quy định cụ thể ở trên. Nói một cách khác
nếu hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng nằm ngoài các trường hợp này thì bị
coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Đối với trường hợp hủy bỏ

hợp đồng. Hợp đồng có thể hủy bỏ căn cứ theo ý chí bởi một hoặc cả hai bên. Theo
đó, trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng dựa trên ý chí của cả hai bên thì phải đảm
bảo việc hủy bỏ đó khơng vi phạm quy định pháp luật và ảnh hưởng đến quyền, lợi
ích của bên thứ ba. Ví dụ như hủy bỏ hợp đồng để trốn tránh nghĩa vụ chia tài sản
chung, nghĩa vụ kê biên với pháp luật,....
Mặt khác với trường hợp hủy bỏ hợp đồng dựa trên ý chí bởi một bên lại có
căn cứ tương tự đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng. Cụ thể một
bên “có quyền hủy bỏ và khơng phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp là:
(i) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
(ii) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
(iii) Trường hợp khác do luật quy định.”
(Khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 422 BLDS năm 2015, căn cứ chấm dứt hợp đồng rất đa
dạng, có thể xuất phát từ nhiều sự kiện pháp lý khác nhau dẫn tới các bên chấm dứt
việc thực hiện hợp đồng, trong số đó có cả hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm
dứt hợp đồng. Cụ thể các trường hợp được xem là căn cứ chấm dứt hợp đồng bao
gồm:
“1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt
tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp
đồng khơng cịn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật
này (khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản);
7. Trường hợp khác do luật quy định.”
Hai là về thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng.
Thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng cũng được coi là một

trong số vấn đề và căn cứ để phân biệt giữa các hình thức chấm


dứt thực hiện hợp đồng. Theo đó, tại mỗi hình thức, thời điểm
chấm dứt hiệu lực có thể được xác định khác nhau. Cụ thể:
Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng được xác định kể từ
khi bên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng nhận được thông báo
chấm dứt hợp đồng. (Khoản 3 Điều 428 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Ví dụ A và B giao kết một hợp đồng mua bán xe ơ tơ, theo đó
A thỏa thuận sẽ giao xe khi nhận được tiền từ B vào ngày
17/3/2022. Tuy nhiên, đến ngày 18/3/2022, B vẫn chưa gửi tiền
cho A theo quy định. Khi đó A quyết định đơn phương chấm dứt
hợp đồng và gửi thông báo cho B. Thời điểm B nhận được thơng
báo của A chính là thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng mua
bán xe ô tô nêu trên.
Đối với trường hợp hủy bỏ hợp đồng.
Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng khơng có hiệu lực kể từ thời
điểm giao kết. (5 Khoản 1 Điều 427 Bộ luật Dân sự năm 2015).Tức
là, hiệu lực của hợp đồng sẽ coi như chưa có, các bên coi như
chưa từng xác lập và hực hiện hợp đồng này.
Ví dụ: A thuê tài sản của B trong một thời hạn nhất định, tuy
nhiên, A vừa vi phạm nghĩa vụ trả tiền vừa làm mất tài sản của B.
Dù vậy, A khơng có khả năng để hồn trả, đền bù bằng tài sản
khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại. B
quyết định hủy bỏ hợp đồng với A. Khi đó hợp đồng th tài sản
coi như khơng có hiệu lực kể từ thời điểm A và B giao kết hợp
đồng.
Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng. Khi chấm dứt hợp đồng,
thời điểm chấm dứt thực hiện hợp đồng không cố định, theo đó

tùy từng trường hợp cụ thể thời điểm chấm dứt có thể xác định
khác nhau, căn cứ trên những sự kiện pháp lý khác nhau. Ngoài
hai trường hợp riêng là hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt
hợp đồng nêu trên, có thể minh họa trong trường hợp “pháp nhân
giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính
pháp nhân đó thực hiện” (Khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự năm
2015), thời điểm chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là
thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận (theo quyết


định của Tịa án có thẩm quyền hoặc theo kết quả giải thể doanh
nghiệp).
Ví dụ: Cơng ty A chấm dứt tồn tại theo quyết định của Tòa án
nhân dân thành phố A, khi đó thời điểm chấm dứt hợp đồng lao
động giữa công ty A với người lao động đang làm việc tại công ty
được xác nhận là thời điểm ghi trong bản án của Tòa án hoặc thời
điểm bản án có hiệu lực.
Ba là về hậu quả pháp lý.
Đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Sau khi hợp đồng dân sự bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì
những nội dung của hợp đồng được thực hiện trước khi hợp đồng
bị tuyên bố chấm dứt vẫn có hiệu lực. Tức là việc đơn phương
chấm dứt hợp đồng không làm ảnh hưởng tới hiệu lực pháp lý của
các nội dung trong hợp đồng đã được các bên thực hiện trước khi
hợp đồng bị tuyên bố chấm dứt, Đồng thời:
- Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh
tốn cho mình.
- Bên nào vi phạm pháp luật, gây thiệt hại thì phải bồi
thường
Đối với trường hợp hủy bỏ hợp đồng.

Sau khi hủy bỏ hợp đồng dân sự thì coi như chưa có hợp
đồng. Nói một cách khác, các bên coi như chưa từng xác lập hợp
đồng và theo đó:
- Các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận. Những gì đã
nhận ở đây bao gồm tất cả các quyền và nghĩa vụ được ghi nhận
tại hợp đồng đã thực hiện trước đó đều hồn trả lại như thời điểm
ban đầu.
- Bên nào vi phạm pháp luật, gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
Đối với trường hợp chấm dứt hợp đồng.
Sau khi chấm dứt hợp đồng, tùy từng trường hợp cụ thể mà
hậu quả pháp lý có thể khác nhau, bao gồm cả các hậu quả pháp
lý như của đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng.
Nhưng nhìn chung hậu quả cơ bản nhất được xác định là:
Những nội dung của hợp đồng được thực hiện trước khi hợp
đồng bị tuyên bố


chấm dứt vẫn có hiệu lực và chỉ chấm dứt thực hiện hợp đồng kể
từ thời điểm hợp đồng chấm dứt theo quy định; hoặc Hợp
đồng được coi như chưa có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các
bên trả lại
cho nhau những gì đã nhận và khơi phục lại tình trạng ban
đầu.
1.3. Khái niệm về cơng chứng và công chứng văn bản tuyên
bố đơn phương chấm dứt hợp đồng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm
2014, công chứng đượcđịnh nghĩa là “việc công chứng viên của
một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp
pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây

gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, khơng trái
đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang
tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau
đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công
chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện u cầu cơng chứng”.
Theo đó cơng chứng viên được hiểu là “người có đủ tiêu
chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ
nhiệm để hành nghề công chứng” (Khoản 2 Điều 2 Luật Cơng
chứng năm 2014)
1.4. Vai trị của cơng chứng văn bản tuyên bố đơn phương
chấm dứt hợp đồng
Văn bản tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng là văn bản
ghi nhận việc một bên quyết định đơn phương chấm dứt hợp
đồng. Theo đó, dựa trên vai trị nói chung của hoạt động công
chứng và căn cứ theo bản chất của văn bản tuyên bố đơn phương
chấm dứt hợp đồng có thể chỉ ra vai trị của việc cơng chứng văn
bản tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng (“Văn bản tuyên
bố”) như sau:
Thứ nhất, bảo đảm giá trị pháp lý của Văn bản tuyên bố.
Để bảo đảm cho Văn bản tuyên bố được thực hiện một cách
nghiêm chỉnh, đầy đủ, đúng đắn cả về phạm vi, nội dung cam kết
lẫn thời gian thực hiện, thì phải làm cho các điều cam kết đó có
giá trị pháp lý bắt buộc phải tuân thủ.


Nhìn chung đối với một văn bản pháp lý, các nội dung ghi
nhận sẽ có giá trị pháp lý vững chắc khi đảm bảo được các điều
kiện về:
Một là, Văn bản tuyên bố trước hết phải phù hợp với pháp
luật. Theo đó, điều kiện này được đáp ứng qua sự thẩm tra của

công chứng viên. Công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu
công chứng biết những điều khoản, nội dung nào của Văn bản
tuyên bố “không phù hợp với các nguyên tắc của đạo luật, bộ luật
áp dụng, vối chế định luật, điều luật áp dụng, với trình tự, thủ tục
do luật quy định và hướng dẫn họ làm lại cho đúng”
Thông thường, người yêu cầu công chứng không biết hết các
quy định của luật pháp liên quan đến văn bản. Do vậy, thơng qua
“sự thẩm tra, sốt xét, hướng dẫn khắc phục của công chứng
viên, hợp đồng, văn bản sẽ phù hợp với pháp luật và có giá trị
pháp lý”. Hai là, pháp luật hiện hành nước ta quy định các văn
bản được cơng chứng có “giá trị chứng cứ, trừ trường hợp được
thực hiện không đúng thẩm quyền hoặc bị Tịa án tun bố là vơ
hiệu” (Khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng năm 2014).. Do vậy, đối
với những Văn bản pháp luật quy định phải được cơng chứng mới
có giá trị pháp lý thì việc công chứng nhằm xác định giá trị pháp
lý của văn bản. Cịn với những văn bản pháp luật khơng địi hỏi
cơng chứng nhưng nếu có cơng chứng thì càng được bảo đảm về
giá trị pháp lý.
Thứ hai, là biện pháp hữu hiệu cho việc phòng ngừa sự gian
lận, lừa đảo trong quan hệ và sự bội tín trong thực hiện hợp đồng.
Trước hết, thơng qua sự sốt xét và giám định của cơng chứng
viên (cơng chứng viên có quyền u cầu giám định hoặc yêu cầu
cơ quan, nơi đã cung cấp văn bằng, văn bản tiến hành kiểm tra,
đối chiếu để khẳng định tính xác thực của văn bản), Văn bản đề
nghị sẽ đảm bảo được lập căn cứ trên nội dung pháp lý hợp pháp,
có cơ sở để áp dụng, tránh trường hợp gian lận, lừa đảo trong việc
đưa thơng tin, ví dụ như đối với thơng tin cá nhân của người quyết
định chấm dứt hợp đồng có thẩm quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng theo quy định. Thông qua việc công chứng Văn bản
tuyên bố cũng đồng thời là căn cứ để xác định tính hợp pháp của

việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, về hình thức, nội dung và
thời gian thực hiện.


Thứ ba, là cơ sở pháp lý để giải quyết đúng đắn các tranh
chấp.
Trong trường hợp các tranh chấp phát sinh liên quan đến
việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, Văn bản tun bố được
cơng chứng chính là những căn cứ có giá trị chứng minh cao. Theo
đó, khi có văn bản đã được công chứng, cơ quan xét xử sẽ dễ
dàng hơn trong công tác giải quyết tranh chấp, giảm thời gian
nghiên cứu, tìm kiếm và đánh giá các chứng cứ khác.
2. Thực tiễn thực hiện hoạt động công chứng văn bản tuyên
bố đơn phương chấm dứt hợp đồng
Trên thực tiễn, nhu cầu về việc công chứng Văn bản tuyên
bố không phải hiếm gặp trong việc thực hiện các giao dịch dân sự.
Bởi vậy, các công chứng viên trong q trình cơng tác, triển khai
việc cơng chứng Văn bản tuyên bố đơn phương luôn phải cẩn
thận, chú ý trong công tác thực hiện để đảm bảo hiệu quả, tránh
những sai sót khơng đáng có.
2.1. Một số lưu ý khi công chứng văn bản tuyên bố đơn
phương chấm dứt hợp đồng
Khi công chứng Văn bản tuyên bố cần phải lưu ý đáp ứng
một số vấn đề nhất định như sau:
Thứ nhất, về hồ sơ công chứng.
Hồ sơ công chứng Văn bản tuyên bố cần đảm bảo gồm các
thành phần chủ yếu sau đây:
- Hồ sơ về chủ thể
- Phiếu yêu cầu công chứng.
- Hợp đồng đã giao kết

- Dự thảo văn bản (nếu có).
- Giấy tờ khác có liên quan.
Theo đó, những hồ sơ này đảm bảo căn cứ để cơng chứng
viên có thể xem xét, đánh giá và thực hiện công chứng Văn bản
tuyên bố theo đúng quy định một cách chính xác.
Thứ hai, về bố cục của Văn bản tuyên bố cần đảm bảo bao
gồm một số nội dung:
*. Phần nội dung:
- Quốc hiệu.
- Tên gọi.
- Thời gian, địa điểm ký kết.
- Chủ thể.
- Hợp đồng đã ký.


- Thỏa thuận chấm dứt hoặc tuyên bố đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng
- Việc báo trước cho phía còn lại, trong trường hợp đơn
phương chấm dứt hợp đồng
- Việc thanh toán lại nghĩa vụ đã thực hiện
- Việc bồi thường thiệt hại (nếu có)
- Cam đoan.
- Ký kết.
*. Phần lời chứng:
Áp dụng theo mẫu lời chứng được ghi nhận tại Thông tư
01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 03/02/2021 hướng dẫn Luật
Công chứng năm 2014.
Thứ ba, về việc ký kết và công chứng văn bản:
Công chứng viên hướng dẫn, giám sát các bên ký kết.
Trong nội dung này, công chứng viên cần chú ý:

- Công chứng viên phải tận mắt nhìn thấy từng người ký (và
điểm chỉ nếu thấy cần thiết hoặc thuộc trường hợp bắt buộc) vào
từng trang văn bản.
- Có thể yêu cầu các bên giao kết ghi vào trong văn bản: tôi
đã đọc, hiểu rõ và nhất trí với tồn bộ nội dung bản văn bản.
- Nếu có người phiên dịch, người làm chứng thì nên yêu cầu
họ ghi lời xác nhận, sau đó ký vào từng trang văn bản.
- Tra cứu lịch sử giao dịch.
Sau khi các bên ký kết xong, công chứng viên kiểm tra đảm
bảo đã đủ chữ ký (và dấu điểm chỉ - nếu có) trên từng trang văn
bản. Khi đã đảm bảo thì cơng chứng viên tiến hành ký vào từng
trang của văn bản và ghi số văn bản.
Ngoài ra khi công chứng Văn bản tuyên bố đơn phương chấm
dứt hợp đồng cần phải được thực hiện “tại tổ chức hành nghề
cơng chứng đã thực hiện việc cơng chứng đó và do công chứng
viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã
thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi,
chuyển nhượng hoặc giải thể thì cơng chứng viên của tổ chức
hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện
việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch” (Điều 51 Luật
Công chứng 2014)
2.2. Ưu điểm
Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc công chứng hay
không Văn bản tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng là phụ


thuộc vào ý chí của các cá nhân, tổ chức. Trên thực tế, việc triển
khai hoạt động công chứng Văn bản tuyên bố không quá phức tạp
bởi lẽ chỉ cần căn cứ trên cơ sở có hợp đồng được giao kết và xác
nhận của chính xác chủ thể giao kết hợp đồng mà khơng cần thiết

phải có sự tham gia của bên cịn lại trong hợp đồng. Chính bởi
vậy, khi triển khai việc công chứng Văn bản tuyên bố thường được
thực hiện nhanh chóng, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả
thực hiện.
2.3. Những mặt hạn chế
Mặc dù có những ưu điểm được nêu ở trên, tuy nhiên xem
xét trên thực tế áp dụng và thực hiện việc công chứng Văn bản
tuyên bố vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Cụ thể như
sau:
Một là về quy định Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ
hợp đồng, giao dịch. Theo quy định tại Điều 51 Luật Công chứng
năm 2014 quy định về tên tiêu đề và nội hàm là “công chứng việc
sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch”. Có thể thấy quy
định này chưa thống nhất với quy định tại Điều 422 BLDS 2015.
Theo đó, BLDS 2015 ghi nhận rằng sửa đổi, chấm dứt hợp đồng và
việc hủy bỏ hợp đồng chỉ là một trong những trường hợp riêng
chấm dứt hợp đồng. Hay nói cách khác, phạm vi và nội hàm khái
niệm “chấm dứt hợp đồng” bao quát hơn so với khái niệm “hủy bỏ
hợp đồng” với các trường hợp cụ thể là:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp
đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp
nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp
đồng khơng cịn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật
này;

7. Trường hợp khác do luật quy định”.
Trong đó bao gồm cả trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Như vậy, với quy định hiện hành của Luật Công chứng dẫn tới
thực tế thiếu quy định liên quan tới việc công chứng các hình thức
khác, trong đó có Văn bản đề nghị đơn phương chấm dứt hợp
đồng.


Do đó, quy định tại Điều 51 Luật Cơng chứng rõ ràng chưa
phù hợp với BLDS.
Thứ hai, thiếu sự thống nhất trong cách thức thực hiện công
chứng đối với Văn bản tuyên bố.
Điều này thực chất xuất phát từ những thiếu sót, chưa rõ
ràng trong quy định của pháp luật nêu trên. Theo đó, hiện nay tồn
tại hai luồng quan điểm:
Một là quan điểm cho rằng việc công chứng văn bản tuyên
bố đơn phương chấm dứt hợp đồng tương tự công chứng việc hủy
bỏ hợp đồng, giao dịch bởi theo bản chất hai hình thức này đều là
chấm dứt thực hiện hợp đồng nên có cách thức thực hiện như
nhau. Tuy nhiên một luồng quan điểm khác lại cho rằng bởi pháp
luật không quy định việc công chứng đối với văn bản tuyên bố
đơn phương chấm dứt hợp đồng do vậy việc thực hiện công chứng
văn bản này tương tự như những hợp đồng văn bản khác mà
không cần đáp ứng các điều kiện chi tiết hay cụ thể nào.
Điều này dẫn tới trong công tác công chứng tại mỗi văn
phịng lại có sự khác nhau trong u cầu đối với việc cơng chứng,
gây khó khăn cho người có u cầu công chứng và giảm hiệu quả
thực thi pháp luật.
Thứ ba, vẫn tồn tại một số trường hợp kiểm soát nội dung
Văn bản đề nghị chưa chặt chẽ dẫn tới nội dung cơng chứng

khơng chính xác, ảnh hưởng đến giá trị và hiệu quả của hoạt động
cơng chứng. Theo đó, bởi chưa có quy định cụ thể về vấn đề công
chứng Văn bản tuyên bố do vậy nhiều công chứng viên trở nên
lúng túng khi thực hiện công việc như: các căn cứ để xác thực nội
dung cần công chứng, cơ sở xem xét, …
3. Nguyên nhân và kiến nghị, giải pháp
3.1. Nguyên nhân
Những hạn chế nêu trên nhìn chung xuất phát từ những
nguyên nhân cụ thể sau đây:
Thứ nhất, vẫn tồn tại các thiếu sót, bất cập trong quy định
pháp luật hiện hành lien quan đến việc công chứng Văn bản tun
bố. Theo đĨ những thiếu sót này dẫn tới việc thiếu căn cứ pháp lý
để các chủ thể xem xét, đối chiếu áp dụng, đồng thời ảnh hưởng
tới sự thống nhất trong công tác thực hiện, tạo ra thực trạng tùy
nghi, kém hiệu quả.


Thứ hai, chất lượng đội ngũ công chứng viên vẫn còn thiếu
sự đồng đều ổn định. Điều này dẫn tới việc thực hiện công việc
vẫn chưa đạt hiệu quả, xem xét đúng bản chất và phù hợp với
quy định của pháp luật. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả và vai trị
của hoạt động cơng chứng trong thực tế.
Thứ ba, nhận thức của người dân nói chung trong vấn đề
pháp lý về công chứng Văn bản tuyên bố vẫn chưa được phổ biến.
Cụ thể, mặc dù vẫn được áp dụng, tuy nhiên đa số người dân vẫn
chưa nhận thức được hết vai trị và ý nghĩa của việc cơng chứng
nói chung và cơng chứng Văn bản tun bố nói riêng. Do vậy,
trong một số trường hợp phát sinh tranh chấp thiếu chứng cứ để
xem xét, chứng minh, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp
của chính bản thân trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

3.2. Kiến nghị, giải pháp
Từ những phân tích, đánh giá về thực tiễn thực hiện, đồng
thời trên cơ sở những nguyên nhân được chỉ ra, trong phạm vi bài
Báo cáo, em có đề xuất một số kiến nghị lien quan đến hệ thống
pháp luật hiện hành và các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực
hiện trên thực tế như sau:
Thứ nhất, Luật Công chứng quy định “bổ sung, hủy bỏ hợp
đồng” là chưa phù hợp và chưa bao quát so với quy định của
BLDS vì hủy bỏ hợp đồng chỉ là một trong những trường hợp thuộc
chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 422 BLDS 2015. Mặt
khác, BLDS cũng quy định “sửa đổi hợp đồng” mà không quy định
“bổ sung hợp đồng”. Do đó, nhằm đảm bảo sự thống nhất với
BLDS, Điều 51 Luật Công chứng cần được sửa đổi như sau: công
chứng việc sửa đổi, chấm dứt hợp đồng.
Thứ hai, cần phải đặc biệt quan tâm tới những lưu ý khi thực
hiện cơng chứng Văn bản tun bố. Theo đó, trên cơ sở quy định
của pháp luật, việc thực hiện công chứng Văn bản tuyên bố cần
phải lưu ý đối với một số nội dung nhất định để đảm bảo việc
công chứng hợp pháp, đúng thẩm quyền. Nắm được các lưu ý này,
công chứng viên sẽ chủ động hơn trong hoạt động công chứng
Văn bản tuyên bố nhất là trong giai đoạn hiện tại chưa có quy
định pháp luật hướng dẫn cụ thể thực hiện.
Thứ ba, nâng cao chất lượng, đào tạo đội ngũ công chứng
viên.


Đội ngũ cơng chứng viên có vai trị quan trọng trong hoạt động
cơng chứng, là nguồn nhân lực chính, chủ chốt, thực thi và phát
huy chức năng, vai trò của hoạt động công chứng. Bởi vậy, Nhà
nước cần phải đặc biệt quan tâm, chú trọng tới việc phát triển

chất lượng của đội ngũ nhân lực này. Theo đó, việc phát triển chất
lượng cần phải chú trọng cả về mặt kiến thức chuyên môn, nhận
thức pháp lý và nâng cao kinh nghiệm thực tiễn. Để thực hiện
mục tiêu này, cần thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo từ đầu
vào, đảm bảo việc thi, kiểm tra, đánh giá đúng kết quả. Đồng thời
hoạt động đào tạo cũng cần hướng tới việc đi sâu vào thực tiễn
thực hiện.
Ngoài ra, hằng năm cũng cần phải thường xuyên tổ chức các
chương trình, hoạt động đào tạo, trao đổi kinh nghiệm giữa đội
ngũ công chứng viên về các vấn đề phát sinh hay còn vướng mắc
chung trong q trình hoạt động. Qua đó định hướng và tìm ra
cách thức thực hiện chung, giảm thiểu tình trạng thiếu thống nhất
trong việc thực hiện công chứng Văn bản tun bố nói riêng và
các nội dung cơng chứng khác nói chung.
Thứ tư, tuyên truyền pháp luật, nâng cao hiểu biết của quần
chúng nhân dân
Việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về các vấn đề
liên quan đến hoạt động công chứng hay công chứng Văn bản
tun bố cũng có vai trị rất quan trọng. Bởi vậy, Nhà nước cũng
như các cơ quan hữu quan cần phải thường xun, tích cực tổ
chức các chương trình, hoạt động nhằm đưa pháp luật tiếp cận
hơn tới người dân như: tư vấn pháp luật miễn phí, tuyên truyền,
giáo dục pháp luật, các phong trào, cuộc thi,…. Qua đó giúp người
dân hiểu biết thêm về các vấn đề pháp lý liên quan và chủ động
hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Những hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật Công
chứng với những kiến nghị nêu trên cần được quan tâm giải quyết
nhằm hoàn thiện Luật này; tạo một hành lang pháp lý hồn chỉnh
qua đó nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý Nhà nước đối với hoạt
động công chứng Văn bản tuyên bố. Đồng thời tạo thuận lợi hơn

cho các tổ chức hành nghề công chứng hoạt động, cũng như bảo
vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia


giao dịch dân sự, đặc biệt trong vấn đề đơn phương chấm dứt hợp
đồng tại các tổ chức hành nghề công chứng.
III. Kết luận
Bài Báo cáo trên đây đã đưa ra những phân tích một cách
khái quát về các vấn đề lý luận liên quan đến các hình thức chấm
dứt thực hiện hợp đồng (đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng, chấm dứt hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng) trên phương diện
phân tích và so sánh các đặc điểm giống, khác nhau giữ những
hình thức này. Từ cơ sở nội dung đó, bài Báo cáo tiếp tục đưa ra
những lý luận về công chứng và hoạt động công chứng văn bản
tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng – một văn bản liên quan
đến việc thực hiện hình thức chấm dứt thực hiện hợp đồng là đơn
phương chấm dứt hợp đồng.
Từ vấn đề lý luận, Báo cáo cũng có những đánh giá, phân
tích việc thực hiện hoạt động cơng chứng văn bản tuyên bố đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trên thực tiễn. Qua đó chỉ ra
những vấn đề cần lưu ý khi công chứng Văn bản tuyên bố, các ưu
điểm, hạn chế trong công tác thực hiện. Cuối cùng, để hồn thiện
hơn hệ thống pháp luật có liên quan và nâng cao hiệu quả công
chứng Văn bản tuyên bố,
Báo cáo đã đưa ra một số kiến nghị,
đề xuất trên cơ sở đánh giá vấn đề còn tồn tại.
Trong q trình nghiên cứu và hồn thiện, bài Báo cáo của
em khơng thể tránh khỏi có những sai sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của thầy cơ để rút kinh nghiệm và
hồn thiện hơn trong lần sau


IV. Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Dân sự năm 2015.
2. Luật Cơng chứng năm 2014.
3. Hồng Thị Huệ (2021), “Vai trị và tác dụng của cơng chứng là
gì?”,
Cơng
ty
Luật
TNHH
Minh
Kh.
Nguồn:
chung-lagi.aspx#2-cong-chung-la-gi
4. Hồ Thị Vân Anh (2019), “Một số bất cập trong quy định về
chấm dứt hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 2+3/2019.


5. Nguyễn Khắc Cường (2020), “Kiến nghị hoàn thiện một số quy
định của Luật Cơng chứng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 22
(398), tháng 11/2019.
6. Thông tư 01/2021/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 03/02/2021
hướng dẫn Luật Công chứng năm 2014



×