ĐỀ TÀI: Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp động
dân sự theo quy định bộ luật dân sự 2005 và bộ luật dân sự 2015 .
BỐ CỤC
A/ MỞ ĐẦU
I/ PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
II/THỰC TRẠNG
B/ NỘI DUNG
1. Khái niệm hợp đồng dân sự
2. Đặc điểm hợp đồng dân sự
3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự:
4. Hủy bỏ hợp đồng dân sự và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
theo bộ luật dân sự 2005:
5/hủy bỏ hợp đồng dân sự và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự
theo bộ luật dân sự 2015:
6/ Điểm mới của bộ luật dân sự 2015:
C/ KẾT LUẬN
A/MỞ ĐẦU:
I/ PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU BỐ CỤC
1. Đối tượng nghiên cứu
Là tìm hiểu, phân tích, so sánh giữa hủy bỏ thực hiện hợp đồng dân sự và đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự của bộ luật dân sự hiện hành 2005
và bộ luật dân sự 2015.
2. Phương pháp nghiên cứu:
Em sử dụng các phương pháp như diễn giải, phân tích tổng hợp, so sánh, bình
luận ... để nghiên cứu và làm rõ đề tài.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích là làm rõ những vấn đề về hủy bỏ hợp đồng dân sự và đơn phương
chấm dứt hợp đồng dân sự qua đó so sánh 2 điều luật trong bộ luật dân sự hiền
hành 2005 và bộ luật dân sự 2015.
Nhiệm vụ:
Làm rõ khái niệm, đặc điểm hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng dân sự và đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Phân tích so sánh làm rõ hai khái niệm hủy bỏ hợp đồng dân sự và đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự.
II/ THỰC TRẠNG
Nền kính tế - xã hội càng phát triển thì các quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ
hợp đồng dân sự cũng càng phát triển. Các chủ thể như cá nhân, hộ gia đình ,
pháp nhân .. giao kết hợp đồng dân sự nhằm đáp ứng những nhu cầu của mình
như: ăn mặc , ở , đi lại, kinh doanh, giải trí.... hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Trong quan hệ hợp đồng, nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản,
sự tự do ý chí luôn được đề cao.
Khi giao kết hợp đồng dân sự, các bên giao kết đều có nguyện vọng thực hiện
xong hợp đồng. Thông thường, hợp đồng dân sự chấm dứt theo ý chí của các
bên giao kết. Hợp đồng thông thường chấm dứt khi các bên đã thỏa thuận tại
hợp đồng, khi các bên đều đạt được mong muốn, mục đích của mình, các nghĩa
vụ đã được thực hiện toàn bộ, các quyền tương ứng đã được đáp ứng. Các bên
kết thúc hợp đồng trong sự tự nguyện và thỏa mãn khi các bên đều đáp ứng
được mục đích của nhau. Hợp đồng dân sự cũng có thể chấm dứt trước khi hết
thời hạn hợp đồng hoặc các bên chưa hoàn thành xong hết các nghĩa vụ theo
thỏa thuận của các bên.
Nhưng còn có những hợp đồng dân sự kết thúc do ý chí của một bên .trong nền
kinh tế thị trường, đối tượng của hợp đồng, thời hạn, chủ thể, quyền và nghĩa
vụ , cách thức thực hiện hợp đồng, sự kiện khách quan tác động tới hợp đồng rất
đa dạng và phức tạp nên việc thực hiện hợp đồng không phải lúc nào cũng dễ
dàng, suôn sẻ. Do đó , khi hợp đồng đang thực hiện, xảy ra việc một bên trong
hợp đồng muốn chấm dứt hợp đồng ngay để bảo vệ quyền lợi cho mình khi họ
có quyền thì du bên kia muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng cũng không thể duy
trì hợp đồng, đó là đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Hay là việc môt
bên của hợp đồng có những hành vi làm vi phạm đến những điều quy định trong
hợp đồng hay của pháp luật quy đinh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia,
thì bên bị vi phạm có quyền xóa bỏ việc thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên vi
phạm bồi thường thiệt hại , đây là hủy bỏ hợp đồng dân sự.
B/ NỘI DUNG
1. Khái niệm hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự là một khái niệm có nguồn gốc lâu đời và thông dụng nhất, là
một trong những chế định quan trọng của pháp luật Dân sự. Có rất nhiều cách
định nghĩa “Hợp đồng dân sự”, chẳng hạn:
Theo phương diện chủ quan: Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự, trong đó
các bên có sự thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau nhằm xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự cho nhau.
Theo phương diện khách quan: Hợp đồng dân sự là một loại quan hệ xã hội
được quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh và thể hiện dưới một hình thức nhất
định.
Dưới góc độ pháp luật thực định, khái niệm hợp đồng dân sự tại Việt Nam được
quy định tại Điều 388 Bộ luật dân sự 2005, theo đó: “Hợp đồng dân sự là sự
thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự.”
2. Đặc điểm hợp đồng dân sự
Từ quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005,hợp đồng dân sự bao gồm những
đặc điểm sau:
Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự
thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Sự thỏa thuận giữa hai bên trở lên mới có thể hình thành hợp đồng dân sự, nếu
chỉ là ý chí của một bên thì đó hành vi pháp lý đơn phương. Tuy nhiên, một thỏa
thuận không dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý
chí thì hợp đồng dân sự đó bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu. Nguyên tắc của pháp
luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên
nên nếu không có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự.Chỉ
khi thống nhất ý chí thì quyền và nghĩa vụ dân sự mới phát sinh. Đồng thời, sự
thỏa thuận thống nhất ý chí còn phải phù hợp với ý chí của Nhà nước để Nhà
nước kiểm soát và cho phép Hợp đồng dân sự phát sinh trên thực tế.
Thứ hai, hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý:
Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
Sự kiện pháp lý là sự biến hoặc hành vi mà pháp luật quy định khi xuất hiện thì
sẽ xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Hợp đồng dân sự là một sự
kiện pháp lý, theo đó các bên khi có nhu cầu tham gia giao lưu dân sự nhằm thỏa
mãn mục đích của mình sẽ tiến hành thực hiện.
VD: Hợp đồng mua bán tài sản phát sinh hiệu lực làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ của bên mua tài sản và bên bán tài sản.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể
quy định cho nhau.
Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức
xã hội mà các bên cùng hướng tới: Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được
chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp
đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới
có thể thực hiện được trên thực tế.
3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự:
Thứ nhất, điều kiện về chủ thể:
Đối với cá nhân: Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia vào hợp đồng
phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của họ. Theo quy định của BLDS
2005, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự mình xác lập, thực
hiện các hợp đồng dân sự (Điều 19); người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến
dưới 18 tuổi là người có một phần năng lực hành vi dân sự thì việc xác lập, thực
hiện các hợp đồng của họ phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ
giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc
pháp luật có quy định khác; cá nhân từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản
riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 20); người dưới 6 tuổi
là người không có năng lực hành vi dân sự và mọi giao dịch liên quan tới người
này đều phải được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp (Điều
21); người bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì phải có người
giám hộ và mọi giao dịch liên quan đều phải được xác lập, thực hiện thông qua
người giám hộ (Điều 22); người bị tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân
sự thì các giao dịch liên quan tới tài sản của họ phải được sự đồng ý của người
đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu hàng ngày (Điều 23).2
Đối với pháp nhân: Pháp nhân là tập thể chứ không phải là một con người
tự nhiên, nên năng lực hành vi dân sự của chủ thể này không biểu hiện trực tiếp
bằng hành vi và ý chí của một con người cụ thể nào đó, mà được thể hiện bởi ý
chung của các thành viên và được thực hiện thông qua hành vi của người đại
diện. Cho nên khi xác định điều kiện về chủ thể của pháp nhân thì ta phải xem
xét đến tư cách của người đại diện. Trong Bộ luật dân sự 2005 có hai loại đại
diện cho pháp nhân là: Đại diện theo pháp luật (người đứng đầu theo quyết định
của cơ quan thành lập có thẩm quyền, điều lệ công ty...); Đại diện theo ủy quyền
(ủy quyền mang tính chất thường xuyên được ghi nhận trong điều lệ hoặc trong
văn bản ủy quyền, ủy quyền theo vụ việc thì tùy theo từng quan hệ, người đại
diện theo pháp luật ủy quyền cho các thành viên của pháp nhân tham gia vào
hợp đồng).
Điều này đặt ra một vấn đề là trong trường hợp pháp nhân tham gia hợp đồng
nhưng không phải do người đại diện hợp pháp xác lập thì hợp đồng đó có vô
hiệu hay không? Theo Bộ luật dân sự 2005, Khoản 1 Điều 195 đối với giao dịch
do người không phải do người đại diện hợp pháp xác lập thì không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của người đại diện, trừ trường hợp người đại diện chấp thuận.
Thứ hai, điều kiện về mục đích, nội dung hợp đồng không được vi phạm điều
cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội: đây là quy định mang tính chất
chung, việc xác định trái pháp luật hay không thì phải căn cứ vào nhiều văn bản
pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau, trên cơ sở nguyên tắc: “Các bên có
quyền thỏa thuận những gì mà pháp luật không cấm”. Vì vậy, người tham gia ký
kết hợp đồng, cũng như người công chứng hợp đồng đó cần phải rất am hiểu
pháp luật.
Thứ ba, điều kiện về sự tự nguyện: là sự cụ thể hóa nguyên tắc tự do ý chí của
các chủ thể tham gia để đánh giá sự tự nguyện phải dựa vào nhiều yếu tố nhất là
khi có tranh chấp phát sinh. Trường hợp các bên không có tranh chấp thì đương
nhiên suy đoán là có sự tự nguyện. Theo Bộ luật dân sự 2005, thì các yếu tố làm
mất đi sự tự nguyện của các chủ thể bao gồm: Hợp đồng xác lập do giả tạo (là
hợp đồng được xác lập để để che giấu một hợp đồng khác, nhằm trốn tránh các
nghĩa vụ về tài sản, thuế... Ví dụ như: hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất được
lập với mức giá thấp hơn giá thực tế hai bên giao nhận nhằm trốn thuế); Hợp
đồng xác lập do nhầm lẫn (là hợp đồng được xác lập khi một bên bị nhầm lẫn về
các điều khoản nội dung hợp đồng dẫn tới xác lập hợp đồng này. Từ đây chúng
ta cần lưu ý rằng theo pháp luật Việt Nam chỉ một bên nhầm lẫn thì mới xem là
hợp đồng xác lập do nhầm lẫn, còn nếu cả hai bên đều nhầm lẫn thì không thuộc
trường hợp này, đây là một lưu ý quan trọng để các chủ thể khi tham gia giao kết
hợp đồng như hợp đồng mua sắm vật tư thiết bị, mua bán điện... cần nghiên cứu
cụ thể để áp dụng và phòng ngừa); Hợp đồng được xác lập do bị lừa dối, đe dọa
(đây là hợp đồng được xác lập khi một bên bị bên còn lại hay bên thứ 3 lừa dối
hay đe dọa để thực hiện giao kết hợp đồng) Xác lập hợp đồng trong lúc không
nhận thức, điều khiển được hành vi:“Người có năng lực hành vi dân sự nhưng
đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành
vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô
hiệu” (Điều 133).Một người bình thường, vào thời điểm giao kết hợp đồng, đã ở
trong tình trạng bị bệnh tâm thần, bệnh thần kinh tới mức không nhận thức, điều
khiển được hành vi của mình hoặc đang sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích
thích khác dẫn đến việc mất khả năng nhận thức tạm thời… thì được xem là
không tự nguyện xác lập, giao kết hợp đồng.Vấn đề pháp lý đặt ra là người
này phải chứng minh được là vào lúc xác lập hợp đồng, họ đang ở trong tình
trạng không có khả năng nhận thức, điều khiển được hành vi của mình.
Thứ tư, Điều kiện về hình thức của hợp đồng: đây là điều kiện bắt buộc đối với
một số loại hợp đồng. Vì vậy trong trường hợp pháp luật không có quy định
hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực thì các bên tham gia có quyền
lựa chọn bất kỳ hình thức nào. Trong một số trường hợp pháp luật quy định về
hình thức thì muốn hợp đồng có hiệu lực thì phải thỏa mãn các điều kiện về hình
thức.
4. Hủy bỏ hợp đồng dân sự và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
dân sự theo bộ luật dân sự 2005:
Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đều là các
trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 424 Bộ luật Dân
sự năm 2005.
Hủy bỏ hợp đồng dân sự là trường hợp khi một bên vi phạm hợp đồng là điều
kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định thì bên còn lại
có quyền xóa bỏ việc thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm bồi thường
thiệt hại. Điều 425 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi
bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc
pháp luật có quy định.
2. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ,
nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết
và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được
bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.
4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.”
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự là trường hợp mà các bên đã
thoả thuận với nhau hoặc pháp luật có quy định thì một bên có quyền xóa bỏ
hợp đồng và yêu cầu bên còn lại bồi thường thiệt hại. Điều 426 Bộ luật Dân sự
năm 2005 quy định:
“1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có
thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên
kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ
thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục
thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh
toán.
4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt
hại.”
Sự khác nhau căn bản giữa hủy bỏ hợp đồng dân sự và đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng dân sự thể hiện qua hai tiêu chí sau:
- Về điều kiện áp dụng:
+ Hủy bỏ hợp đồng dân sự sẽ được áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng là
điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
+ Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự được áp dụng nếu các bên
có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định, tức là không cần phải có sự vi phạm
hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật.
– Về hậu quả pháp lý:
+ Hủy bỏ hợp đồng dân sự làm hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao
kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được
bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Như vậy, nội dung nào của hợp đồng đã
được thực hiện trước thời điểm tuyên hủy bỏ thì vẫn có hiệu lực.
+ Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự làm hợp đồng chấm dứt từ
thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục
thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh
toán. Như vậy, khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự thì coi như
chưa có hợp đồng.
5/hủy bỏ hợp đồng dân sự và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
dân sự theo bộ luật dân sự 2015:
Không phải bất kỳ hợp đồng dân sự nào sau khi được giao kết, thỏa thuận đều
có thể thực hiện được. Pháp luật quy định về các trường hợp hủy bỏ hợp đồng
theo ý chí của chủ thể hoặc do điều kiện chủ quán và hậu quả pháp lý của việc
hủy bỏ hợp dồng.
5.1.
Hủy bỏ hợp đồng.
Một số bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại
trong trường hợp sau đây:
+ bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
+bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
+trường hợp khác do luật quy định.
Vi phạm nghiêm trọng là việc khoong thực hiện đứng nghĩa vụ của một
bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đính của việc giao kết hợp
đồng.
Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy
bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5.2.
Các trường hợp phát sinh việc hủy bỏ hợp đồng:
a.
Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ
Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có
quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa
vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.
Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp
đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất
định mà hết thời hạn đó bên nghĩa vụ không thực hiện đứng nghĩa vụ thì bên kia
có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 điều
424 bộ luật dân sự 2015.
b.
Hủy bỏ hợp đông do không có khả năng thực hiện
Trường hợp bên có nnghiax vụ không thể thực hieenjj được một phần
hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể
đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt
hại.
c.
Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng
Trường hợp một bên làm mất , làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp
đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa,
thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang giá với giá trị của tài sản bị
mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản
2, 3 điều 351 và điều 363 của bộ luật dân sự 2015.
5.3.
Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng:
Khi hợp đòng bị hủy bỏ hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điwwmr
giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về
phạt vi phạm, bòi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi ơhis hợp
lý trong thực hienj hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả
được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền đê hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được
thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật
có quy đinh khác.
-
Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền
nhân thân do bộ luật dân sự 2015 quy định và luật khác có liên quan quy định.
Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng có căn cứ quy định tại điều 423,
424,425 và 426 của bộ luật dân sự 2015 thì bên hủy hợp đồng được xác định là
bên có nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng
nghĩa vụ theo quy định của bộ luật dân sự 2015 luật khác có liên quan.
“Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng”
- Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không
phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong
hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Đây là điểm mới trong bộ luật dân sự 2015 . khi một bên phát hiện bên kia vi
phạm hợp đồng một cách nghiêm trọng về nghĩa vụ được thỏa thuận trong
hợp đồng hoặc được pháp luật quy định . thì có quyền đơn phương chấm dứt
hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại nào do mình gây ra. Trừ những
thiệt hại pháp luật quy định khác.
- Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho
bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường.
- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt
kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không
phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi
thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện
nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng
của bên kia được bồi thường.
- Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn
cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách
nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do
không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
6/ Điểm mới của bộ luật dân sự 2015:
a. Huỷ bỏ hợp đồng
Ngoài trường hợp hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại như bộ
luật dân sự 2005 đã đề cập, bổ sung trường hợp một bên có quyền hủy bỏ hợp
đồng và không phải bồ, đó là: bêni thường thiệt hại kia vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ hợp đồng (lưu ý: Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng
nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của
việc giao kết hợp đồng); trường hợp khác do luật quy định.
(Căn cứ Điều 423 Bộ luật dân sự 2015)
Các nội dung nêu từ mục 265 đến 267 là nội dung hoàn toàn mới tại bộ luật dân
sự 2015.
b. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
Quy định chi tiết việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau:
Thứ nhất: Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và
không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ
trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy
định trên thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên
vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của bộ luật
dân sự 2015, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp
đồng.
Thứ hai: Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay
cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường.
C. KẾT LUẬN
Hợp đồng là một trong những chế định pháp lý quan trọng nhất cuả luật dân sự.
Trong hợp đồng dân sự các bên đều muốn thực hiện xong hợp đồng. Nhưng
trong một số trường hợp nhất định có thể do mặt khách quan hoặc ý chí chủ
quan của một bên chủ thể của hợp đồng là nguyên nhân của việc hợp đồng bị
chấm dứt trước khi thực hiện xong hợp đồng. Trên đây là phần trình bày nêu
lên ý kiến cá nhân của bản thân em về hủy bỏ hợp đồng dân sự và chấm dứt
thực hiện hợp đồng dân sự trong bộ luật dân sự 2005 và bộ luật dân sự 2015. Bài
làm còn nhiều thiếu sót mong thầy cô và các bạn chỉ ra để em sửa và rút kinh
nghiệm. Em xin cảm ơn.