Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề tài KHKT: Xây dựng văn hóa học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.5 KB, 14 trang )

A. Lí do chọn đề tài
Văn hóa học đường là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân
cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hồi bão, có lý
tưởng tốt đẹp. Văn hóa ứng xử học đường tạo niềm tin cho xã hội trong việc
thực hiện các chức năng giáo dục của mình, đào tạo nguồn nhân lực tương lai.
Trường học là nơi rèn đức, luyện tài, trang bị kiến thức, phẩm chất, kĩ năng sống
để học sinh phát triển toàn diện.
Đặc biệt, chúng em được học tập, rèn luyện ở trường THCS Hịa Bình một ngơi trường có truyền thống văn hóa, có các thầy cơ giáo tâm huyết hết lịng
dạy dỗ, ứng xử đúng mực, quan tâm tới học trị; ln đổi mới, sáng tạo trong
từng bài dạy. Các bạn học sinh trường chúng em đều là những gương mặt ưu tú
học tốt, chăm ngoan: những lời chào lễ phép khi gặp thầy cô; những lời hỏi han
gần gũi với các bác bảo vệ; là những nụ cười thân thiện, chân thành giữa bạn bè,
giúp đỡ nhau trong học tập; là những buổi ngoại khóa tham gia nhiệt tình, tự tin,
sáng tạo. Đó cịn là những hoạt động bổ ích: “Tiếng trống sạch trường” tạo cảnh
quan xanh - sạch - đẹp... Những hành vi ứng xử văn hóa đó đã góp phần tạo nên
nét đẹp văn hóa ngơi trường THCS Hịa Bình trong niềm ngưỡng mộ, u mến
của các thầy cơ và học sinh xã Hịa Bình.
Song hiện nay, thời đại công nghệ phát triển, xã hội nảy sinh nhiều vấn đề
tiêu cực. Một bộ phận các bạn trẻ dễ bị cuốn vào các tệ nạn xã hội, có những
hành vi ứng xử lệch chuẩn. Thực trạng đó đã và đang xảy ra ở môi trường học
đường. Chúng em thật buồn khi thấy một số bạn lơ là học tập, sa vào các trang
mạng xã hội; có những lời nói, hành vi chưa văn minh với thầy cô, bạn bè. Đôi
khi chỉ là những hiểu lầm nhỏ nhưng các bạn thiếu kĩ năng ứng xử, khơng kìm
chế được bản thân nên xích mích mất đồn kết với bạn bè…Một số bạn chưa
thực hiện nội quy lớp trường nghiêm túc, còn vứt rác bừa bãi, chưa chấp hành
luật an tồn giao thơng; Thầy cơ đơi khi cịn nóng nảy, chưa hiểu hết tâm lí học
trị nên có giờ học cịn căng thẳng, áp lực, hiệu quả chưa cao.
Từ thực trạng trên, nhóm sáng tạo KHKT chúng em đã chọn VHƯX học
đường làm đề tài nghiên cứu của mình và đi tìm hiểu sâu về những yếu tố tác

1




động tới VHƯX học đường của học sinh trường THCS Hịa Bình huyện Đồng
Hỷ.
B. Giả thuyết khoa học, mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1. Giả thuyết khoa học
- Phải chăng nguyên nhân của tình trạng học sinh ứng xử chưa chuẩn mực
là do ảnh hưởng của môi trường xã hội và cuộc sống hàng ngày.
- Để ứng xử có văn hóa cần sự tự ý thức và trách nhiệm của học sinh và
sự uốn nắn kịp thời của người lớn, trong đó vai trị quyết định là sự nỗ lực, tự
giác của học sinh cịn mơi trường xung quanh đóng vai trị quan trọng.
- Biết, hiểu và thay đổi hành vi để có văn hóa ứng xử học đường chuẩn
mực khơng khó.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua khảo sát thực trạng, dự án rút ra những yếu tố tác động và giải pháp
để xây dựng thói quen ứng xử có văn hóa trong mơi trường học đường của học
sinh THCS Hịa Bình huyện Đồng Hỷ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo cho việc đánh giá thực trạng một cách khách quan và chính xác,
chúng em đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau:
Đối với GV
Phiếu khảo sát, phỏng vấn ý kiến: Chúng em đã thiết kế “Phiếu khảo sát,
phỏng vấn ý kiến GV” gồm 11 câu hỏi, nhằm xác định hiểu biết của GV về các
vấn đề: Thực trạng nhận thức của GV về vấn đề văn hóa ứng xử trong nhà
trường; tầm quan trọng của việc giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh THCS; vì
sao cần phải trang bị kiến thức, kĩ năng về văn hóa ứng xử; những kĩ năng trong
VHƯX của GV đạt ở mức độ nào; những giải pháp tổ chức quản lý về hoạt động
VHƯX của nhà trường trong thời gian qua; biết được VHƯX thiếu chuẩn mực
của HS được biểu hiện rõ nhất ở khối nào; những ý kiến đề xuất hỗ trợ và tổ
chức quản lý về hoạt động giáo dục VHƯX cho học sinh của nhà trường trong

thời gian tới. Sử dụng các giải pháp GD VHƯX cho HS, những yếu tố ảnh
hưởng đến GD VHƯX cho HS, những khó khăn mà GV gặp phải và những kiến
2


nghị nhằm nâng cao hiệu quả GD VHƯX cho HS (Phụ lục 1,2). Trong đó 20
GV tại trường THCS Hịa Bình tham gia trả lời câu hỏi.
Trao đổi trực tiếp đối với 10 GV.
Tiến hành khảo sát các hoạt động giảng dạy của GV nhằm tìm hiểu các giải
pháp GD VHƯX cho HS trường THCS Hịa Bình trên địa bàn xã Hịa Bình,
huyện Đồng Hỷ; Tiến hành quan sát cơng tác tổ chức quản lý, kế hoạch hoạt
động của GV chủ nhiệm lớp.
Đối với học sinh :
Chúng em thiết kế hai loại phiếu: Phiếu khảo sát ý kiến, phiếu phỏng vấn HS
gồm 13 câu hỏi nhằm tìm hiểu HS về những vấn đề: Văn hóa ứng xử là gì; thực
trạng nhận thức của HS về vấn đề văn hóa ứng xử trong nhà trường; văn hóa
ứng xử có vai trị như thế nào đối với HS trong trường THCS; thái độ của HS
đối với công tác tổ chức lớp học kĩ năng giao tiếp của nhà trường; những kĩ
năng trong hoạt động VHƯX của HS đạt ở mức độ nào; những yếu tố nào tác
động đến VHƯX của HS THCS; suy nghĩ của HS về văn hóa ứng xử (ngơn ngữ,
hành vi, thái độ, tác phong ăn mặc,…) của học sinh ngày nay. (Phụ lục 3,4).
Quan sát, ghi chép các biểu hiện về nhận thức, thái độ, hành vi thông qua hoạt
động của HS trong giờ ra chơi, trong thư viện, quan sát học nhóm ở lớp học,
quan sát học sinh giao lưu với mọi người ở ngoài trường, điều tra bằng phiếu tìm
hiểu HS ứng xử với cha mẹ và người thân trong gia đình…
Trao đổi trực tiếp với 15 HS để đánh giá nhận thức, thái độ của các bạn về
vấn đề VHƯX.
C. Tiến hành nghiên cứu
1. Số liệu/ kết quả nghiên cứu
Số phiếu:

- 20 phiếu dành cho giáo viên.
- 100 phiếu dành cho phụ huynh trường THCS Hịa Bình
- 191 phiếu dành cho học sinh trường THCS Hịa Bình. (Bao gồm
phiếu thăm dị ý kiến và phiếu phỏng vấn cho học sinh).
2. Kết quả khảo sát trên phiếu dành cho học sinh và giáo viên

3


Chúng em đã điều tra 20 giáo viên của trường THCS Hịa Bình trên địa bàn
xã Hịa Bình, huyện Đồng Hỷ để biết được kiến thức của giáo viên THCS và
học sinh đối với tầm quan trọng của VHƯX, chúng em đã tiến hành phiếu điều
tra nhận thức của giáo viên và học sinh về VHƯX trong nhà trường.
Bảng 2.1.
Nhận thức của giáo viên về VHƯX trong nhà trường
Câu trả lời
Số phiếu
Khơng quan trọng
0
Bình thường
0
Quan trọng
4
Rất quan trọng
16
Tổng
20
Bảng 2.2:

Tỉ lệ(%)

0
0
20
80
100

Nhận thức của học sinh về VHƯX trong nhà trường
Câu trả lời
Số phiếu
Tỉ lệ(%)
Khơng quan trọng
5
2,6
Bình thường
25
13,1
Quan trọng
89
46.6
Rất quan trọng
72
37,7
Tổng
191
100
Nhìn vào bảng số liệu 2.1 trên cho chúng em thấy, có 16/20 CB, GV chiếm
80% nhận thức vấn đề VHƯX trong nhà trường rất quan trọng đối với học sinh
THCS. Điều này một lần nữa khẳng định vấn đề VHƯX học đường cho học sinh
THCS Hịa Bình nói riêng và học sinh các trường THCS trong huyện nói chung
rất quan trọng. Vấn đề nhận thức VHƯX đã được giáo viên quan tâm, khơng có

một giáo viên nào thờ ơ khơng quan tâm vấn đề này, chứng tỏ việc nhận thức
VHƯX cho học sinh THCS được chú trọng.
Qua bảng thống kê 2.2 chúng em thấy VHƯX trong nhà trường đối với HS là
quan trọng chiếm tỉ lệ cao nhất, có đến 89/191 chiếm 46.6% tổng số học sinh.
Bên cạnh đó thì cũng có tới 72/191 bạn cảm thấy VHƯX rất quan trọng chiếm
37,7%. Điều đó chứng tỏ phần lớn các bạn đã nhận ra tầm quan trọng của
VHƯX học đường đối với HS THCS, nhưng một số bạn lại chưa hiểu rõ VHƯX
là gì? Nên dẫn đến các bạn chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.
Ngày 09/09/2020 đến ngày 14/09/2020 chúng em đã điều tra tại trường THCS
Hịa Bình. Chúng em đã tiến hành phát phiếu khảo sát, phỏng vấn CB, GV, học
4


sinh, PHHS. Từ đó chúng em phân tích xử lý số liệu để phục vụ cho đề tài
nghiên cứu, sau khi lấy số liệu cũng như quan sát các giờ sinh hoạt, học tập tại
trường của các bạn học sinh chúng em đưa ra số liệu và kết luận như sau:
Bảng 2.3:
Học sinh hiện nay đã thể hiện VHƯX trong nhà trường ở mức độ:
Mức độ
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
Tổng

Số phiếu
80
65
46
191


Tỉ lệ( %)
41,9
34,0
24,1
100

Qua thống kê số liệu ở bảng 2.3, thấy đa số các bạn cho rằng : học sinh hiện nay
đã thể hiện VHƯX trong nhà trường ở mức độ tốt đạt tỉ lệ 80/191 chiếm 41,9%
và đứng thứ hai là mức bình thường 65/191 bạn chiếm 34,0%, cuối cùng là số
học sinh ứng xử có văn hóa ở mức độ chưa tốt là 46/191 bạn chiếm 24,1% .
Điều đó cho thấy các bạn học sinh trường chúng em đã được giáo dục, quan
tâm nhiều hơn từ phía gia đình, nhà trường. Nhưng vẫn cịn một bộ phận nhỏ
các bạn có những biểu hiện ứng xử chưa chuẩn mực. Vì nhìn chung, ở lứa tuổi
này, các bạn đang trong giai đoạn mới lớn nên tâm sinh lý có sự thay đổi, ln
muốn khẳng định bản thân mình với người khác, khơng muốn người lớn xem
mình là đứa trẻ. Từ đó, dẫn đến một bộ phận các bạn có những hành vi, thái độ,
lời nói, tác phong ăn mặc chưa đúng chuẩn mực trong môi trường học đường.
Bảng 2.4

Thái độ của HS đối với sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoại khóa
của trường
Câu trả lời
Bình thường

Số phiếu
21

Tỉ lệ
11


Đồng tình

75

39,3

Rất đồng tình

95

49,7

Tổng

191

100

Qua bảng 2.4, chúng em nhận thấy thái độ của các bạn đối với sinh hoạt tập
thể và hoạt động ngoại khóa rèn kĩ năng sống nói chung và VHƯX nói riêng của
5


nhà trường đã được coi trọng. Đa số các bạn rất đồng tình tham gia các hoạt
động tập thể rèn văn hóa ứng xử: chiếm 49,7% và có 39,3% các bạn cảm thấy
đồng tình với các buổi sinh hoạt tập thể, ngoại khóa nhà trường tổ chức. Điều đó
cho thấy, nhà trường đã tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoại
khóa có sự chuẩn bị chu đáo và đạt chất lượng cao. Vì vậy, đã thực sự thu hút
được sự quan tâm từ phía học sinh. Các bạn tự ý thức được sự bổ ích của các
hoạt động ngoại khóa rèn văn hóa ứng xử.

Bảng 2.5
Nhận thức của phụ huynh về VHƯX trong nhà trường
Câu trả lời
Số phiếu
Tỉ lệ(%)
Khơng quan trọng
4
4
Bình thường
20
20
Quan trọng
36
36
Rất quan trọng
40
40
Tổng
100
100

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ chúng em nhận thấy PHHS của trường
THCS Hịa Bình cũng rất quan tâm tới vấn đề giáo dục VHƯX trong nhà
trường. Có tới 40/100 chiếm 40% phụ huynh cho rằng giáo dục VHƯX
trong nhà trường là rất quan trọng và 36/100 chiếm 36% phụ huynh có ý
kiến cho rằng giáo dục VHƯX là quan trọng. Chỉ có 4/100 chiếm 4% phụ
huynh khẳng định việc giáo dục VHƯX là không quan trọng. Như vậy hầu
hết các phụ huynh của trường Phan Bội Châu chúng em đều quan tâm tới
việc giáo dục VHƯX học đường cho con em mình. Đây là điều chúng em
cảm thấy rất tự hào về cha mẹ của mình

6


*Những yếu tố tác động đến VHƯX của HS THCS
Bảng 2.6:
Nhận thức của học sinh về những yếu tố tác động đến VHƯX của
học sinh THCS
Yếu tố
Gia đình
Ý thức học sinh
Bạn bè
Nhà trường

Số phiếu
55
35
42
37

Tỉ lệ(%)
28.8
18,3
22
19,4

22
191

11.5
100


Xã hội
Tổng
Bảng 2.7:

Nhận thức của giáo viên về những yếu tố tác động đến VHƯX của
học sinh THCS
Yếu tố
Gia đình
Ý thức học sinh
Bạn bè
Nhà trường

Số phiếu
3
6
4
5

Tỉ lệ(%)
15
30
20
25

2
20

10
100


Xã hội
Tổng

Từ bảng 2.6, chúng em thấy có 55/191 chiếm 28.8% các bạn học sinh
cho rằng yếu tố cao nhất tác động đến VHƯX học đường là do gia đình, tiếp đến
là bạn bè với 42/191 em chiếm 22% và nhà trường là 37/191 em chiếm 19,4%.
Về phía giáo viên cũng có tới 6/20 chiếm 30% giáo viên cho rằng yếu tố ý thức
học sinh có tác động lớn đến VHƯX học đường của học sinh. Yếu tố thứ hai là
yếu tố nhà trường chiếm 5/20 chiếm 25% , bạn bè là 4/20 chiếm 20%, gia đình
3/20 chiếm 15%. Qua đó, có thể khẳng định rằng có ba yếu tố cũng là nguyên
nhân khách quan tác động trực tiếp đến quá trình hình thành, phát triển về mặt
nhận thức về VHƯX học đường của các bạn đó là: gia đình, bạn bè và nhà
trường.
7


Từ những phân tích trên chúng em nhận thấy: Vấn đề giáo dục VHƯX học
đường cho học sinh THCS Hòa Bình đã được chú trọng qua các hoạt động dạyhọc trên lớp, qua ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo. Nhà trường cần quan tâm
hơn nữa việc nhân rộng những biểu hiện VHƯX đẹp của thầy cô, học sinh và
khắc phục những hành vi ứng xử chưa đẹp để tạo nên nét đẹp văn hóa ứng xử
của trường THCS Hịa Bình- Một ngơi trường giàu truyền thống văn hóa với
thầy cơ và các bạn học sinh chăm ngoan, có văn hóa ứng xử chuẩn mực nhất.
3. Một số giải pháp
3.1. Tuyên truyền về tầm quan trọng của văn hóa ứng xử học đường
Một thái độ văn hóa phản ánh một trình độ tri thức. Có thể nói, cách ứng xử
là nền tảng văn hóa truyền thống bao đời, là vẻ đẹp cao sang của tâm hồn. Trong
cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn
ngữ, cử chỉ, hành động, và đôi khi chỉ là ánh mắt khơng lời mà thay cho bao
điều muốn nói. Văn hóa học đường tạo ra những nét đẹp trong hành vi của

người thầy, của học trò trong các mối quan hệ thầy trị, bạn bè và với mơi
trường xung quanh. Người thầy luôn đức độ, mẫu mực trong hành vi…, đối
với học trò hết lòng thương yêu, với đồng nghiệp cởi mở, chân tình; trách
nhiệm, sáng tạo trong cơng việc; Học trị thì ngoan ngỗn, lễ phép với người
trên, đồn kết, yêu thương bạn bè; trung thực, cầu tiến, giản dị, khiêm tốn…
Văn hóa học đường thể hiện sống động trong mơi trường sư phạm góp phần
quyết định tạo nên nét đẹp văn hóa trp văn hóa trường THCS Hịa Bình.
3.2. Giáo dục VHƯX học đường qua các môn học, đặc biệt bộ môn GDCD
Trường học là môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo
dục thế hệ trẻ trở thành những con người sống có hồi bão, có lý tưởng tốt đẹp.
Văn hóa ứng xử học đường tạo niềm tin cho xã hội trong việc thực hiện các
chức năng giáo dục của mình, đặc biệt trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã
hội. thầy cô không chỉ chú trong giảng dạy kiến thức mà còn rất chú ý tới sự
phát triển toàn diện về nhận thức, kĩ năng sống của học sinh.
Mỗi nhà trường triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua dạy tốt- học
tốt, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, chú trọng giáo dục
8


VHƯX trong từng mơn học. Trong đó, mơn GDCD có vai trị, vị trí rất quan
trọng trong giáo dục nhân cách học sinh, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và
trách nhiệm cơng dân cho học sinh THCS. Vì thông qua các bài học người giáo
viên sẽ trang bị, hình thành cho học sinh những phẩm chất, những chuẩn mực,
hành vi đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương
pháp, đúng quy trình.

HS được tham gia tình huống ứng xử trong mơn GDCD
7.3. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh Trường THCS Hịa
Bình
Rèn luyện tốt kĩ năng giao tiếp sẽ giúp cho các em hoc sinh có thái độ cư xử

đúng đắn hơn trong giao tiếp hằng ngày với bạn bè, thầy cơ,....
Văn hóa giao tiếp là cốt lõi của VHƯX, là biểu hiện dễ thấy nhất của con
người trong ứng xử. Văn hóa giao tiếp rất đa dạng, phong phú và có sự biến đổi
nhanh, nó phụ thuộc chủ yếu vào trình độ và thái độ cảm xúc tâm lí của các đối
tượng hoạt động giao tiếp. Nguyên tắc trong giao tiếp phải đảm bảo các yêu cầu:
Nhiệt tình, ân cần, ngay ngắn, chun chú, đĩnh đạc, ơn hịa, đồng cảm, khiêm
nhường, nhất quán….
Cần rèn các kĩ năng để tổ chức tốt hoạt động giao tiếp như sau:
Kĩ năng nói (xưng hơ, chào hỏi, nói chuyện điện thoại, trình bày, thuyết
trình, đàm đạo, tranh luận, hội họp …) cho chuẩn và nghệ thuật.
Kĩ năng viết (văn bản, thư từ, tin nhắn..) cho đúng và hay.
Các cử chỉ, hành động, tư thế, tác phong, đi đứng…cho đàng hoàng, đúng
mực, lịch sự, trang trọng.
Kĩ năng mời, cảm ơn, xin lỗi, nhờ vả, vay mượn, tặng quà… cho minh bạch,
cầu thị.
9


Kĩ năng từ chối, phản đối, chê bai, phê phán… cho đúng mực.
Kĩ năng góp ý, khuyên nhủ… cho hợp lí, hợp tình.
Kĩ năng hưởng ứng, tán thành, khen tặng…cho lịch sự, tinh tế.
Kĩ năng bày tỏ cảm xúc, tình cảm, thể hiện bản thân…
Kĩ năng kìm nén, thể hiện cảm xúc…
Để kết quả của cuộc giao tiếp như mong đợi thì chúng ta cần phải rèn luyện
cho HS các kĩ năng giao tiếp như trên. Bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng giao
tiếp thì GV cần phải dạy cho các bạn HS:
Khi nói chuyện hoặc trao đổi một vấn đề nào đó thì các bạn cần phải quay
mặt về hướng của đồi tượng giao tiếp, ở tư thế ngang tầm có thể cùng đứng hoặc
cùng ngồi, tránh ở tư thế cao hơn hoặc thấp hơn so với đối tượng của mình.
Nét mặt ln thể hiện sự niềm nở, biểu hiện của sự quan tâm tới lời nói của

đối tượng, tùy theo nội dung câu chuyện mà thể hiện sự lo lắng, đồng cảm, vui
vẻ
Trong khi giao tiếp các bạn nên nhìn vào mắt, duy trì ánh mắt với đối tượng
giao tiếp. Có những biểu hiện tán đồng hoặc thể hiện sự lắng nghe như: gật
đầu…
Khi giao tiếp âm điệu của lời nói: Vừa phải, dễ nghe, khơng cao giọng quá,
nói to quá hoặc nói nhỏ quá...
Khi nói chuyện nên tập trung vào chủ đề đang thảo luận, tránh để tư tưởng bị
phân tán dẫn đến không hiểu nội dung câu chuyện. Không nên bảo thủ chỉ coi
trọng ý kiến của mình mà khơng tơn trọng ý kiến của người khác
Khi đối tượng giao tiếp đang nói thì ta nên lắng nghe, tuyệt đối tránh ngắt lời
hoặc cướp lời của người nói khi họ chưa nói hết ý của họ.
Trong khi giao tiếp chú ý đến thái độ của đối tượng giao tiếp. Hoặc đưa ra
nhiều câu hỏi cùng một lúc khiến người khác khơng kịp trả lời.
Khi nói về một chủ đề nào đó, nếu ta khơng được rõ thì lúc này nên lắng
nghe.

10


7.4. Tổ chức các buổi học ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo rèn
văn hóa ứng xử
Tổ chức hoạt động ngoại khóa, TNST là hình thức giáo dục đổi mới hiệu quả
kết hợp giữa học và hành, phát triển năng lực tồn diện của HS. Trường THCS
Hịa Bình trong những năm học qua luôn chú trọng hoạt động này, ln có sự
đổi mới, sáng tạo trong từng hoạt động ngoại khóa. Sau các buổi ngoại khóa sẽ
phần nào giúp học sinh tự đánh giá được bản thân mình và từ đó rút ra cho mình
bài học về cách ứng xử văn hóa trong nhà trường và ngồi xã hội.
Xây dựng tổ chức các chuyên đề, tọa đàm về giáo dục kỹ năng ứng xử cho
học sinh như: xem các tiểu phẩm, đặt câu hỏi gợi mở và lắng nghe các học sinh

trả lời để có hướng điều chỉnh.
Mỗi tháng một lần tổ chức một buổi sinh hoạt cho học sinh về VHƯX giao
tiếp.
Khuyến khích các em tìm đọc các cuốn sách về VHƯX để VHƯX được nâng
cao.

Giới thiệu và tư vấn đọc sách về VHƯX
7.5. Thành lập Ban tư vấn học đường về VHƯX
Ban tư vấn học đường gồm: Tổng phụ trách, GVCN, Đội tuyên truyền
VHƯX. Vai trò của Ban tư vấn: nắm được tâm tư, nguyện vọng của HS; có
những giải pháp nêu gương những biểu hiện ứng xử đẹp và uốn nắn những biểu
hiện ứng xử chưa chuẩn mực.

11


1.1

Tư vấn để HS THCS Hịa Bình có những hành vi ứng xử chuẩn mực
7.5. Xây dựng môi trường gia đình văn hóa
Gia đình là mơi trường giáo dục đầu tiên góp phần hình thành nhân cách của
các bạn HS. Thế nên, cần xây dựng mơi trường gia đình thực sự văn hóa. Người
lớn làm gương cho con em trong văn hóa ứng xử.
Trong gia đình, ơng bà, cha mẹ cần thường xun quan tâm, u thương con
em mình: Ln nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những biểu hiện ứng xử chưa chuẩn
mực của các bạn HS. Thường xuyên liên hệ với nhà trường qua sổ liên lạc, qua
các ứng dụng CNTT để cùng giáo dục HS phát triển toàn diện.
7.6. Học sinh tự ý thức trau dồi văn hóa ứng xử
Bản thân các bạn học sinh luôn tự giác học tập tích lũy kiến thức, kĩ năng,
phẩm chất qua các giờ học, qua hoạt động giáo tiếp ứng xử với thầy cô, bạn bè.

Phải trung thực, cầu tiến, giản dị, khiêm tốn để có cách ứng xử đúng chuẩn mực
là chìa khóa mở cánh cửa thành cơng.

8. Kết luận
Văn hóa ứng xử là một phạm trù rất rộng gồm cử chỉ, lời nói, hành vi thể hiện
và cả trang phục phù hợp. Trong xã hội ngày càng văn minh, hiện đại thì những
quy tắc, những phong cách giao tiếp lịch sự, văn minh càng gần được thể hiện.
Những việc tưởng chừng như đơn giản ấy, nhưng rất quan trọng và mang lại một
12


giá trị to lớn. Đặc biệt là trong trường học – mơi trường học tập và giáo dục văn
hóa ứng xử cho học sinh phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
Từ kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
Thực trạng nhận thức của học sinh THCS về vấn đề văn hóa ứng xử trong nhà
trường (gồm hiểu, biết, biểu hiện, hành vi, thái độ, cảm xúc về VHƯX) ở mức
độ bình thường. Đa số học sinh Trường THCS Hịa Bình đã quan tâm tới vấn đề
VHUX học đường nói riêng và VHUX nói chung. Nhiều bạn đã có ý thức trau
dồi VHƯX trong môi trường học đường nhưng chưa hiểu rõ khái niệm, tầm
quan trọng của vấn đề VHƯX. Các bạn cịn có những biểu hiện thái độ, hành vi,
lời nói chưa phù hợp với VHƯX học đường trong thời đại công nghệ hiện nay.
Những yếu tố ảnh hưởng đến VHƯX học đường của HS THCS Hịa Bình: gia
đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân các bạn học sinh. Trong đó, yếu tố
tác động trực tiếp đến quá trình hình thành, phát triển về mặt nhận thức của các
bạn đó là: sự tự ý thức của bản thân. Muốn nâng cao văn hóa ứng xử một cách
bền vững và lâu dài cần có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình, xã
hội và quá trình tự giáo dục của bản thân HS.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng em đã chỉ ra những yếu tố tác động và
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa VHƯX cho học sinh THCS
Hòa Bình huyện Đồng Hỷ.

Văn hóa ứng xử trong nhà trường THCS nói chung và VHƯX của học sinh
THCS Hịa Bình nói riêng đóng vai trị đặc biệt quan trọng, là những cánh hoa
thơm lan tỏa hương sắc về muôn nẻo đường, là hạt giống tốt tạo nên những thế
hệ tương lai của huyện Đồng Hỷ có kiến thức, phẩm chất, có VHƯX chuẩn mực
góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. Và hơn hết, VHƯX chuẩn mực của HS
sẽ tạo nên nét đẹp văn hóa trường THCS Hịa Bình huyện Đồng Hỷ trong niềm
ngưỡng mộ, tự hào của thầy cô và học sinh.
Với cái nhìn đa chiều về thực trạng vấn đề VHƯX học đường của học
sinh THCS Hịa Bình hiện nay, chúng em đưa ra các giải pháp để góp phần giúp
các bạn cùng trang lứa ứng xử có văn hóa trong trường học cũng như ngồi xã
hội để xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
E. Tài liệu tham khảo
13


- GS.TS Nguyễn Đức Tồn, Những vấn đề ngôn ngữ học trên tạp chí ngơn ngữ
năm 2011.
- Lê Thị Bừng, Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo Dục.
- Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH Trung ương Đảng, khóa
XI.
- Ths. Lê Anh Vũ, Thống kê trong khoa học xã hội, tài liệu học.
- Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
- Vũ Thị Nho, Tâm lí học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Ts Thế Hùng Văn hóa ứng xử …, NXB Văn hóa thơng tin
- Vũ Tiến Dũng (2006), Các biểu hiện của lịch sự chuẩn mực trong xưng hô,
Ngữ học Trẻ 2006
- Trần Thị Lan Anh (2006), Lịch sự trong cách thức tiếp nhận lời khen của
người Việt, Ngữ học trẻ 2006
- Bùi Thị Thu Phương – THPT Nguyễn Viết Xuân, giữ gìn sự trong sáng của
Tiếng Việt.


14



×