Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đề cương môn báo chí truyền thông với dư luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.2 KB, 36 trang )

ĐỀ CƯƠNG MƠN BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG VỚI DƯ LUẬN
XÃ HỘI
Câu 1. Phân tích khái khái niệm, bản chất, chức năng của dư luận xã
hội. Mạng xã hội phát tển tạo ra những thách thức gì cho cơng tác quản lý
báo chí truyền thơng ở nước ta hiện nay? Tại sao
Câu 2. Nêu và phân tích vai trị và cơ chế tác động của báo chí trong
việc hình thành, định hướng dư luận xã hội. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
dư luận xã hội trong môi trường truyền thông số hiện nay ?
Câu 2. Vai trị của báo chí trong việc hình thành, định hướng dư luận
xã hội
Câu 3. Nêu và phân tích mối quan hệ tương tác giữa báo chí -dư luận
xã hội. Cần có giải pháp quản lý báo chí truyền thơng như thế nào nhằm
tạo tương tác tích cực báo chí – dư luận xã hội ?
Câu 4. Nêu và phân tích vai trị của báo chí và truyền thơng xã hội
trong tiến trình giám sát, phản biện xã hội. Lấy ví dụ cụ thể minh hoạ ?
Câu 5. Phân tích vai trị của báo chí chính luận và nhà báo chính
luận trong định hướng và điều chỉnh dư luận xã hội. Lấy ví dụ cụ thể minh
hoạ ? (Tổ 4)

1


Câu 1. Phân tích khái khái niệm, bản chất, chức năng của dư luận xã
hội. Mạng xã hội phát tển tạo ra những thách thức gì cho cơng tác quản lý
báo chí truyền thơng ở nước ta hiện nay? Tại sao (Tổ 2)
Khái niệm, bản chất, chức năng của dư luận xã hội
a) Khái niệm:
- Dư luận xã hội là một hiện tượng thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống
xã hội.
Dư luận xã hội đã xuất hiện và tồn tại từ lâu trong lịch sử xã hội, nó hình
thành, tồn tại và phát triển cùng với bản thân xã hội loài người.


- Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, quan điểm có tính chất phán xét,
đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề
mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung thu hút được sự quan tâm của
nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của
họ. Dư luận xã hội là sự thể hiện ý chí, thái độ của cộng đồng xã hội, của các
nhóm xã hội nên nó có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của các cá
nhân trong quá trình tham gia vào các lĩnh vực đời sống xã hội.
b) Bản chất:
Dư luận xã hội là hình thức biểu hiện đặc thù của ý thức xã hội thuộc về
đời sống tinh thần của xã hội là 1 hiện tượng tâm lý rất phức tạp. Ta có thể hiểu
bản chất của dư luận xã hội theo các nội dung sau :
- Dư luận xã hội mang tính tổng hợp của các hình thái ý thức xã hội, là
kết quả của sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội như là tư tưởng
triết học, tư tưởng pháp quyền, chính trị, tôn giáo, đạo đức..
- Dư luận xã hội mang tính hiện thực tinh thần nhưng có tác động to lớn
đối với thực tiễn. Bởi vì dư luận xã hội phản ánh tâm tư nguyện vọng lợi ích,
nhu cầu của công chúng. Dư luận xã hội không phải là cái tạo ra để làm phong
phú đời sống tinh thần mà là để điều chỉnh tác động đến thực tiễn. Trong bản
thân dư luận bao giờ cũng chứa đựng yếu tố nhận thức tư tưởng và xu hướng
hành động. Dư luận xã hội là cầu nối giữa nhận thức và hành động thực tiễn.
2


- Dư luận xã hội mang tính kinh nghiệm được hình thành dựa trên cơ sở
của kinh nghiệm đời sống và trên những quan hệ trực tiếp chứ không phải bằng
quan hệ xã hội gián tiếp và không phải bằng tư duy phân tích logic. Nên dư luận
xã hội vừa có tính thuyết phục cao nhưng cũng có khi dư luận khơng chính xác
(lệch hướng)
- Dư luận xã hội như là 1 cơ chế tâm lý xã hội. Nghĩa là có sức mạnh xã
hội đối với hành động của con người. Đứng trước dư luận xã hội con người bắt

buộc tuân theo.
c) Chức năng của dư luận xã hội:
- Chức năng đánh giá: dư luận xã hội đánh giá hành vi xã hội, các chuẩn
mực xã hội, các quá trình xã hội. Dư luận xã hội đánh giá các hành vi đó đúng
hay sai, tốt hay xấu. Những chuẩn mực xã hội mà dư luận dựa vào để đánh giá
có thể là những điều luật hoặc là chuẩn mực chung của đông đảo công chúng.
Sự đánh giá này thường khác nhau trong cá nhóm xã hội khác nhau cũng như
trong những khoảng thời gian khác nhau.
- Chức năng điều hòa : dư luận xã hội góp phần sắp xếp, điều chỉnh các
quan hệ xã hội cho đúng mục đích và chuẩn mực. Trên cơ sở đánh giá các sự
kiện hiện tượng, dư luận xã hội nêu ra các chuẩn mực chỉ ra những việc nên làm
hay nên tránh hoặc điều chỉnh hành vi cách cư xử của con người. Đặc biệt khi
có những biến cố xã hội lớn đụng chạm trực tiếp và mạnh mẽ đến cộng đồng,
dư luận xã hội hình thành nhanh chóng và rộng rãi, tạo ra sức mạnh lớn chỉ
hướng cho hoạt động của quần chúng, cổ vũ cho những hành vi phù hợp với lợi
ích chung lên án những hành vi không phù hợp.
- Chức năng giáo dục: dư luận xã hội khi phán xét đánh giá (khen hoặc
chê) nó có tác dụng khuyến khích cái tốt, ngăn ngửa cái xấu, giữ gìn và bảo vệ
cái đúng, cái đẹp phê phán cái tiêu cực.
- Chức năng kiểm sốt: dư luận xã hội cịn có khả năng kiểm sốt thơng
qua sự phán xét, đánh giá có tác dụng giám sát hoạt động của các tổ chức xã
hội, các cơ quan nhà nước có phù hợp với lợi ích xã hội hay khơng. Mọi hoạt
3


động của con người trong xã hội có sự đánh giá giám sát của xã hội cho nên
buộc mọi người phải tuân theo chuẩn mực xã hội
- Chức năng tư vấn: thơng qua nội dung của mình dư luận xã hội góp ý
kiến kiến nghị và giải đáp những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm giúp cho
các tổ chức Đảng cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề quan trọng trong

xã hội vì vậy xã hội càng phát triển, trình độ văn hóa của nhân dân càng cao dân
chủ càng mở rộng thì sức mạnh của dư luận xã hội càng lớn có tác dụng đến xã
hội và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Mạng xã hội tạo ra thách thức cho công tác quản lý báo chí truyền
thơng
Trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã tạo ra những khó khăn
nhất định trong cơng tác quản lý báo chí truyền thơng ở Việt Nam, có thể lý giải
điều này như sau:
Thứ nhất, Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã kéo theo nhiều lợi
ích nhưng cũng khơng ít mặt tiêu cực, và những nguy cơ tiềm ẩn khó lường
trước được.
Các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho rằng: Lượng truy
cập các trang tin điện tử, mạng xã hội đang tăng nhiều lần so với báo chí chính
thống vì vậy bên cạnh những lợi ích của mạng xã hội thì mối lo về việc lan
truyền những thơng tin thiếu định hướng sẽ gây tác động tiêu cực tới người dân
và xã hội.
Có những trang tin điện tử, mạng xã hội, blog cá nhân liên tục cập nhật
thông tin như cách đưa tin của báo chí nhưng thiếu định hướng và khơng chính
xác đã gây tác động xấu đến xã hội. Kéo theo đó là nhiều hoạt động quảng cáo,
lợi dụng danh nghĩa nhà báo để dọa dẫm, sách nhiễu địa phương gây bất bình
trong nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của báo chí.
Khi cơng nghệ số phát triển chóng mặt trên tồn cầu, những quốc gia có
dân số trẻ như Việt Nam sẽ lệ thuộc rất nhiều vào internet, và đặc biệt là mạng
xã hội.
4


Nguồn thông tin trên mạng xã hội lại rất “đa dạng và phong phú”. Nó có
thể là những tin tức thời sự đang diễn ra, hay chỉ là những bình luận, quan điểm
cá nhân của bất kì ai.

Vì vậy, việc kiểm sốt thơng tin trên mạng xã hội là rất khó, và dù các
nguồn thơng tin này đúng hay sai, được kiểm chứng hay chưa, thì rủi ro bị phát
tán cũng rất lớn.
Tuy nhiên, hạn chế của mạng xã hội là thơng tin dàn trải, vụn vặt, hỗn
tạp, mang tính cá nhân, bị chi phối bởi hiệu ứng đám đông và phản ứng dây
chuyền; thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật, có nội dung phản cảm, vi
phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục....
Thứ hai, hệ thống luật pháp nước ta chưa bắt kịp với sự thay đổivà phát
triển của mạng xã hội: Mạng xã hội ngày càng phát triển, việc người dùng đăng
tải những thông tin chưa kiểm chứng hoặc những bài viết nêu ý kiến cá nhân
ngày càng nhiều.
Hầu hết trong số họ đều cho rằng đó là quyền tự do ngơn luận của mình;
do đó, mình có thể đăng tải bất kỳ thứ gì mình muốn.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác 2015, triển khai kế hoạch 2016
của Bộ TT&TT, Cục trưởng Cục Báo chí Hồng Hữu Lượng cho hay “sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin khiến nhiều quy định về quản lý báo chí
khơng cịn phù hợp. Chính thơng tin báo chí phát triển ngày càng nhanh mà
công tác chỉ đạo, quản lý đôi lúc không kịp thời, chưa sát thực tế".
Như vậy, chúng ta có thể thấy, sự phát triển của mạng xã hội cũng đi kèm
với những khó khăn thách thức đối với cơng tác quản lý ở nước ta. Điều này cần
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, sự nhìn nhận đúng đắn và chuyên
nghiệp từ phía các nhà quản lý như vậy mới có thể đưa ra những chính sách phù
hợp nhằm ngăn chặn đến mức thấp nhất những hệ lụy xấu mà mạng xã hội có
thể đem lại.

5


Câu 2. Nêu và phân tích vai trị và cơ chế tác động của báo chí trong
việc hình thành, định hướng dư luận xã hội. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

dư luận xã hội trong môi trường truyền thông số hiện nay ? (Lớp PTTH)
Thơng thường, chúng ta hay nói đến tác động của báo chí đến DLXH, coi
DLXH như là sản phẩm của báo chí. Tuy vậy, DLXH cịn là nguồn cung cấp sự
kiện cho hoạt động của báo chí, là nguồn nguyên liệu phong phú của báo chí.
DLXH chính là hơi thở của cuộc sống mà các loại hình báo chí khơng thể bỏ
qua. 1. Khái niệm:Dư luận xã hội là gi?
Cuộc tranh luận xung quanh khái niệm “dư luận xã hội” đã xuất hiện và
kéo dài từ hơn hai trăm năm nay. Thuật ngữ này được nhà văn, nhà hoạt động
nhà nước người Anh J. Solsbery sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ 12. Tuy nhiên,
Jean-Jacques Pousseau, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháo mới được coi là người
đầu tiên sử dụng nó vào năm 1744 theo nghĩa hiện đại.
-Theo Rútxô, một đại biểu của các nhà Khai sáng Pháp, cho rằng “dư
luận xã hội là sự đánh giá của xã hội về hoạt động của nghị viện hoặc của chính
phủ”
- Trong tiếng Việt, DLXH cịn được gọi theo những cách khác nhau
bằng những thuật ngữ tương đương là công luận, dư luận công chúng, ý kiến
công luận, ý kiến quần chúng. Thuật ngữ này xuất hiện rộng rãi trên một số
ngành khoa học như chính trị học, triết học, xã hội học, tâm lý học xã hội…
nhưng cho đến nay, vẫn “khơng có một định nghĩa được chấp nhận chung”
– Theo góc độ xã hội học: là sự thể hiện tâm trạng xã hội, phản ánh sự
đánh giá của các nhóm xã hội lớn, của cơng chúng nói chung về các hiện
tượng, sự kiện xã hội, đại diện cho lợi ích của các nhóm xã hội mà những lợi
ích này có tính cấp thiết trên cơ sở các quan hệ xã hội đang tồn tại. Dư luận xã
hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội. Từ đó góp phần tạo nên
động lực tinh thần, tạo nên sức mạnh cho các hành động xã hội.
-Phần đông các nhà nghiên cứu dư luận xã hội Liên-xô trước đây (cũ)
định nghĩa DLXH là sự phán xét, đánh giá của các giai cấp, tầng lớp, cộng đồng
6



xã hội đối với các vấn đề mà họ quan tâm. Ví dụ, theo B. K. Paderin: “Dư luận
xã hội là tổng thể các ý kiến, trong đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét
đánh giá, sự nhận định (bằng lời hoặc không bằng lời), phản ánh ý nghĩa của
các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đối với các tập thể, giai cấp, xã hội
nói chung và thái độ cơng khai hoặc che đậy của các nhóm xã hội lớn, nhỏ đối
với các vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm đến các lợi ích chung của
họ”.
Vì lẽ đó, chúng ta có thể định nghĩa rất ngắn gọn về dư luận xã hội như
sau: Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ý kiến cá nhân trước các vấn đề, sự
kiện, hiện tượng có tính thời sự, có liên quan đến lợi ích, các mối quan tâm của
cơng chúng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý đến các nội hàm sau đây của định nghĩa
này:
(1) Mỗi luồng ý kiến là một tập hợp các ý kiến cá nhân giống nhau;
(2) Dư luận xã hội có thể bao gồm nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm
chí đối lập nhau;
(3) Luồng ý kiến có thể rộng (tuyệt đại đa số, đa số, nhiều ý kiến) hoặc
hẹp (một số ý kiến);
(4) Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến cá nhân, tự phát, chứ không phải
là ý kiến của một tổ chức, được hình thành theo con đường tổ chức (hội nghị,
hội thảo…);
(5) Dư luận xã hội không phải là một phép cộng các ý kiến cá nhân, tự
phát mà là một chỉnh thể tinh thần xã hội, thể hiện nhận thức, tình cảm, ý chí
của các lực lượng xã hội nhất định;
(6) Chỉ có những sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có tính thời sự, liên
quan đến lợi ích, các mối quan tâm hiện có của nhiều người mới có khả năng
tạo ra dư luận xã hội.
Dưới sự lý giải của nhà truyền thông, “DLXH được cho là hiệu quả tức
thì của truyền thơng đại chúng. DLXH tích cực là một điều kiện dẫn đến ổn
định chính trị xã hội. Từ DLXH sẽ dần dẫn đến các hành vi xã hội rộng lớn, tạo
7



sức ép thúc đẩy, tạo ra những khuôn khổ bắt buộc đối với việc nhận thức và giải
quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
* Vai trị của báo chí trong việc hình thành, định hướng dư luận xã
hội
-Tăng cường và phát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội;
-Tổ chức và động viên nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý xã
hội, thơng tin cho nhân dân về tình trạng của DLXH trên các vấn đề đang tạo
nên mối quan tâm chung của toàn thể xã hội, nhất là các vấn đề có tính cấp
bách;
- Tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất các phương án hoạt động;
hình thành DLXH về một vấn đề nào đó nhằm thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát
triển của thực tế đó; xây dựng lịng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng;
-Điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cường tính
tích cực chính trị - xã hội của quần chúng.
Như vậy, bằng việc chọn lọc, nhấn mạnh, giải thích các sự kiện đặc biệt,
cung cấp thông tin tới đối tượng tiếp nhận qua các kênh, khuyến khích dư luận
đóng góp ý kiến, tiếng nói của cá nhân mình về các vấn đề đưa ra, báo chí đã tác
động vào DLXH bằng hai con đường: tình cảm và lý trí. Việc truyền tải thơng
tin trên các loại hình báo chí địi hỏi lương tâm của những người làm báo. Họ có
quyền tự do báo chí song khơng vì thế mà cố ý gieo rắc những thông tin sai lệch
làm tổn hại đến danh dự và nhân phẩn của cá nhân, kích động, gây thù hằn giữa
các nước, dân tộc, tôn giáo, xâm phạm đời tư cá nhân…
Ví dụ: Việc một tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten đăng tải bức tranh
biếm họa của nhà tiên tri Mohamed vào ngày 30-10-2005 là hành động đăng tin
thiếu trách nhiệm vì nó đã làm bùng phát làn sóng phản đối trong thế giới Hồi
giáo, khiến quan hệ giữa phương Tây với thế giới Hồi giáo bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, biểu tình và bạo lực chết người cũng xảy ra khắp nơi. Những
người chống đối bức tranh này cho rằng nó đã sỉ nhục và lăng mạ đạo Hồi. Tòa

đại sứ của Đan Mạch tại một số nước đã bị phóng hỏa và hàng chục người đã bị
8


thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Đặc biệt, rất nhiều người khi đó đã địi tìm
giết người họa sỹ vẽ bức tranh này.
* Dư luận xã hội là nguồn cung cấp dữ liệu cho báo chí
DLXH là nguồn tạo ra nội dung của báo chí. Báo chí phản ánh về sự kiện,
một vấn đề, biến nó từ cái ít được biết đến thành vấn đề mang tính xã hội. Khi
DLXH hình thành thái độ của mình với một vấn đề xã hội đó, nó lại trở thành
một “sự kiện” mà từ đó các phương tiện truyền thơng có thể xây dựng nội dung.
Việc phản ánh DLXH về vấn đề mà các phương tiện TTĐC đã đăng tải là hành
động tiếp nối như một kỹ thuật truyền thông để “giữ” cho chủ thể không bị cạn
nguồn thông tin.
Cơ chế tác động của báo chí tới việc hình thành, định hướng dư luận
xã hội
Với báo chí, thơng tin được truyền đến số đơng cơng chúng một cách
nhanh chóng (có khi đồng thời với sự kiện, hiện tượng), đều đặn và gián tiếp.
Báo chí vừa phải hướng tới các đối tượng cơng chúng nói chung và các nhóm
cơng chúng cụ thể. Hoạt động báo chí ln chịu sự tác động từ hai phía: Phía
thứ nhất: là các thiết chế xã hội mà cơ quan báo chí đó là cơng cụ (như các tờ
báo của các tổ chức chính trị, xã hội); thứ hai, là cơng chúng của báo chí.
Sự tác động của các nhóm cơng chúng đến báo chí hết sức khác nhau, do
những khác biệt về địa vị xã hội, quyền lợi giai cấp, về các nhân tố tâm lý và về
cường độ giao tiếp với các phương tiện truyền thông đại chúng. Một người nơng
dân khơng thể có cơ hội đọc báo nhiều như một công chức. Một người dân miền
núi sẽ khó có điều kiện bắt được nhiều kênh truyền hình như một người ở các
thành phố trung tâm. Một học sinh ở nơng thơn sẽ khó có cơ hội tiếp cận
internet tốt hơn một sinh viên ở thành phố. Nhu cầu nắm bắt thơng tin của các
nhóm cơng chúng, các nhóm xã hội khác nhau là rất khác nhau. Và tất nhiên, sự

khác biệt ấy xuất phát từ mối quan tâm khác nhau giũa họ – những nhóm công
chúng khác nhau.

9


Mối quan hệ giữa báo chí và cơng chúng trong quá trình hình thành và
thể hiện dư luận xã hội mang tính chất biện chứng. Một mặt, báo chí thỏa mãn
nhu cầu ngày càng tăng của công chúng; mặt khác, bản thân công chúng lại đặt
ra các yêu cầu mới đối với hoạt động của báo chí. Sự trưởng thành trong mối
quan hệ ấy thể hiện tính tích cực chính trị xã hội của bản thân hệ thống báo chí
và của cơng chúng báo chí. Khơng có thực tiễn phong phú, đa dạng và khơng
có địi hỏi bức thiết của đời sống thì báo chí khó có sự đổi mới, tìm tịi để tăng
cường chất và lượng thơng tin. Ngược lại, từ sự nỗ lực của các cơ quan báo chí,
cường độ dư luận xã hội, sự định hướng dư luận xã hội được tăng cường và tạo
ra những hiệu quả xã hội nhất định.
Giao tiếp là một hoạt động cơ bản của con người để thực hiện nhu
cầu liên hệ xã hội. Các quan hệ xã hội được hình thành từ đó. Mối liên hệ này
càng được củng cố thì dư luận xã hội càng trở nên chín chắn. Dư luận xã hội
được hình thành dưới sự tác động của các cơ quan báo chí thơng qua các loại
hình báo chí khác nhau và bằng con đường giao tiếp, bằng hoạt động thảo luận
trao đổi về nội dung các thơng tin mà cơng chúng tiếp thu được để hình thành
nên dư luận xã hội.
Cơ chế hình thành và thể hiện dư luận xã hội thông qua tác động báo chí
phụ thuộc vào đặc thù của mỗi loại hình báo chí. Bên cạnh yếu tố loại hình báo
chí, phạm vi tác động (vật lý) cịn có các yếu tố về dân số – xã hội và địa lý
được lấy làm cơ sở cho hoạt động xuất bản và phát hành báo chí. Các loại hình
báo chí hướng đến việc hình thành dư luận xã hội về tất cả các vấn đề trong đời
sống xã hội vì những mục đích nhất định.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu dư luận xã hội trong môi trường truyền

thông số hiện nay.
Thực hiện các cuộc nghiên cứu dư luận là cách các hãng thông tấn lớn
như BBC, CNN… hay dùng để tìm hiểu DLXH. Điều quan trọng nhất quyết
định tính chân thực của cơng việc này chính là cách chọn mẫu mà các cuộc
nghiên cứu đã sử dụng. Trong cuộc điều tra khoa học, người tổ chức sẽ xác
10


định, tìm kiếm người khảo sát và thẩm định độ tin cậy của các thơng tin thu
được. Vì thế, những kết quả này có thể dùng để suy ra cho một tổng thể rộng
hơn số lượng mẫu đã điều tra. Người làm báo luôn phải tỉnh táo phân biệt các
cuộc điều tra khoa học với các cuộc thăm dò ý kiến phi khoa học. Các cuộc
trưng cầu dư luận giả hiệu, phi khoa học khá phổ biến và cho dù đôi khi chúng
khá thú vị, nhưng chúng không bao giờ cung cấp thơng tin cho những phóng sự
nghiêm túc vì chúng chỉ phản ánh ý kiến của bản thân nhóm người tham gia trả
lời.
Thực trạng mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội ở nước ta
hiện nay
+Ảnh hưởng của báo chí đến dư luận xã hội
Các loại hình báo chí hướng sự chú ý của DLXH đến một số vấn đề được
coi là cốt yếu. Việc xác định tầm quan trọng của những vấn đề này dựa vào chủ
định của các hãng truyền thơng nhưng cũng có thể do địi hỏi của chính DLXH.
Báo chí có thể giúp hình thành một ý, quan điểm mới, củng cố những quan
điểm đang định hình và thay đổi những quan điểm đã định hình, phá vỡ những
thành kiến. Tuy nhiên, phá vỡ những khuôn mẫu tư duy và định kiến của DLXH
không bao giờ là công việc đơn giản. Để có được những sự thay đổi này, hoạt
động truyền thơng cần được tiến hành trong bối cảnh có những thay đổi về
chuẩn mực xã hội liên quan.
Ngày 15-1-2008, Chương trình Thời sự 19h của VTV1 - Đài Truyền hình
Việt Nam đưa tin nạn bạo hành trẻ em tại lớp trông trẻ tư thục tại số 1/2

P.Quyết Thắng, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Người được gọi là "bảo mẫu" hành hạ,
đánh chửi, nhiếc mắng vô cùng thậm tệ những đứa trẻ mới chỉ mười mấy tháng
tuổi. Mặc dù sự việc nghiêm trọng trên đã xảy ra trong một thời gian dài, những
hành động dã man trên của bà Hoa đã bị người dân sống quanh đây phát hiện
nhưng các cơ quan chức năng từ phường đến phòng giáo dục thành phố vẫn
khơng vào cuộc ngay. Phóng sự này đã gây xơn xao, khiến hàng triệu bậc cha
mẹ, khán giả truyền hình đã vô cùng căm phẫn trước hành động đánh đập trẻ em
11


nhẫn tâm của Bà Hoa. Đến 3h chiều 16-1-2008, cơ quan điều tra sẽ có cuộc họp
với Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Biên Hòa để đưa ra hướng xử lý đối với
bà Hoa. Ngày 17-1-2008, kẻ bạo hành trẻ em đã bị bắt giữ và lĩnh án 18 tháng
tù. Ngay sau sự kiện này, các bậc phụ huynh đã phải cân nhắc nhiều hơn đến
việc gửi con ở các cơ sơ trơng trẻ tư nhân cùng với đó trách nhiệm thanh tra,
kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với nhiều địa điểm nhân trông giữ trẻ đã
được quan tâm hơn.
Hay đề cập đến tình trạng tham nhũng – một trong những quốc nạn làm
nhức nhối dư luận xã hội – là giặc nội xâm phá hoại từ bên trong, là đồng minh
của giặc ngọai xâm có thể làm đổ vỡ sự nghiệp cách mạng. Thực tế cho thấy,
mỗi ngày, trên các loại hình báo chí hầu như đều xuất hiện những bài viết,
những chương trình nói về tham nhũng. Báo chí là cầu nối giữa Đảng, Nhà
nước và nhân dân. Nhân dân là “tai mắt”, là nguồn cung cấp thông tin sống
động về mọi mặt cho các kênh thơng tin này. Thơng tin báo chí là một trong
năm nguồn để các cơ quan hình sự khởi tố vụ án. Điều này cho thấy vai trò hết
sức quan trọng của báo chí trong việc tạo lập và định hướng dư luận xã hội.
Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến báo chí
Thứ nhất, nhiều khi, sức mạnh của báo chí khiến nó đi q xa so với
những suy tính ban đầu của các nhà báo. Trong những trường hợp đó, báo chí
phải chạy theo dư luận xã hội để khống chế nó. Những hậu quả có thể là tiêu

cực hoặc tích cực. Nó tiêu cực ở chỗ, lúc này DLXH có thể phá hoại và làm tổn
hại lớn cho cá nhân và xã hội.
Thứ hai, dưới sức ép của DLXH nhiều khi báo chí buộc phải thay đổi,
điều chính hoặc đính chính những nội dung đã phát, đã cơng bố.
Giải pháp phát huy vai trị của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay
Vai trò của báo chí đối với việc phát huy sức mạnh của dư luận xã
hội
Muốn dân biết thì phải cung cấp thơng tin cho dân, thông tin phải trung
thực, kịp thời, phải thực hiện cơng khai, có cơng khai mới có dân chủ. Công
12


khai là một yêu cầu tất yếu, một biểu hiện quan trọng của nền dân chủ XHCN.
Mọi công việc của đất nước liên quan đến lợi ích của nhân dân, mà việc cơng
khai khơng phương hại gì đến lợi ích quốc gia, thì dân phải được biết. Người
dân có quyền được cung cấp thơng tin, để họ đánh giá tình hình và biểu thị thái
độ của họ trong quá trình hình thành và thể hiện DLXH. Việc cung cấp thơng
tin cho dân biết là để thực hiện tính cơng khai “nói rõ sự thật”. Chỉ bằng cách
đó, thì sự đánh giá xã hội của DLXH mới phản ánh đúng tình trạng xã hội về
những vấn đề đang tạo nên mối quan tâm chung.
Sử dụng các kết quả nghiên cứu dư luận xã hội trong lãnh đạo và
quản lý xã hội
DLXH là một hiện tượng tinh thần xã hội có thể “đo đac” được bằng các
phương pháp khoa học. Do có thể “đo đạc” được, dư luận xã hội là các thơng tin
khơng chỉ rõ ràng dưới góc độ định tính mà cịn rõ ràng dưới góc độ định lượng.
Nhờ có các thơng tin tồn diện như vậy, chúng ta mới có thể đánh giá đúng thực
trạng, tư tưởng của xã hội. Nhân dân có ủng hộ các chủ trương, quyết sách của
Đảng và Nhà nước hay không? Nhờ kết quả của các cuộc điều tra DLXH nhằm
đánh giá tình hình tâm trạng, tư tưởng sẽ bớt đi tính mơ hồ của các nhận định
chung chung. Các dữ liệu của các cuộc điều tra DLXH là các cơ sở khách quan

giúp viết báo cáo đưa ra những nhận định khách quan sâu sắc về tình hình tâm
trạng, tư tưởng trong xã hội
Tạo lập bầu khơng khí tâm lý – xã hội lành mạnh
Bầu khơng khí tâm lý xã hội được hình thành từ mối quan hệ giữa người
với người, vì vậy nó có ảnh hưởng trực tiếp tới tính tích cực hoạt động của họ.
Trong bầu khơng khí tâm lý xã hội thuận lợi, như mọi người đều sống hòa
thuận, thân ái, thẳng thắn, trung thực… sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ;
tính tích cực hoạt động của con người sẽ luôn được khơi dậy, được nuôi dưỡng
và phát huy. Ngược lại, sống trong bầu khơng khí tâm lý xã hội nặng nề, sầu
não, tính tích cực hoạt động cảu con người sẽ bị dồn nén, tạo ra những cảm xúc,
tâm trạng tiêu cực như buồn chán, thù hận, thậm chí mất niềm tin.
13


Kết luận: Báo chí và dư luận xã hội có mối quan hệ qua lại với nhau.
Chưa bao giờ dư luận xã hội ở nước ta lại chủ động tích cực tham gia vào quá
trình cách mạng xã hội chủ nghĩa như ngày nay. Bằng nhiều hình thức phong
phú, quần chúng nhân dân đã công khai bày tỏ quan điểm, thái độ và chính kiến
của mình đối với các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong đời sống hàng ngày.
Trong quá trình ấy, nhiều sáng kiến được đưa ra, nhiều giải pháp, kiến nghị đề
xuất với cơ quan lãnh đạo các cấp góp phần tháo gỡ những khó khăn về kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội…Thời gian qua, DLXH hình thành trong các tầng lớp
nhân dân đã sớm lên tiếng kêu gọi mọi người hãy kiên quyết đấu tranh chống
các tệ nạn xã hội, chống sử dụng các ấn phẩm văn hóa độc hại. Đặc biệt, trước
thái độ chính trực của quần chúng nhân dân, nhiều cán bộ thoái hóa, biến chất
trong các cơ quan Đảng và Nhà nước, trong các tổ chức kinh tế đã khơng thốt
khỏi sự trừng trị của pháp luật. Tất cả những kết quả có được ở trên có phần
đóng góp rất lớn của báo chí và đội ngũ những người làm báo nước ta.

14



Câu 3. Nêu và phân tích mối quan hệ tương tác giữa báo chí -dư luận
xã hội. Cần có giải pháp quản lý báo chí truyền thơng như thế nào nhằm
tạo tương tác tích cực báo chí – dư luận xã hội ? (Lớp BC)
Trả lời:Trong lý luận cũng như trong thực tiễn của báo chí hiện đại, vấn
đề sức mạnh của báo chí ln gắn liền với dư luận xã hội.
Thứ nhất, dư luận xã hội là hiện tượng xã hội nhạy cảm và phức tạp, vừa
rất trừu tượng lại vừa rất cụ thể, ln hiện hữu. Nó tiềm ẩn ở mỗi người và tồn
tại trong cộng đồng. Nó ra đời cùng với sự xuất hiện của xã hội lồi người. Và
xã hội càng phát triển hiện đại thì vai trò và sức mạnh của dư luận xã hội càng
tăng lên gấp bội, thậm chí có lúc bùng nổ ngồi dự kiến và khó có thể kiểm sốt
được.
Người ta có thể đưa ra hàng trăm định nghĩa về dư luận xã hội, xuất phát
từ những quan niệm và từ các bình diện khác nhau - từ thành phần, từ đối
tượng, từ cấu tạo, từ nguồn gốc, từ phương thức tồn tại và biểu hiện... nhưng tất
cả đều quy về những vấn đề chính sau đây:
Dư luận xã hội là ý kiến, thái độ của số đơng, của nhóm lớn trong xã hội,
hoặc của toàn thể xã hội hay của các vùng dân cư...
Là dư luận về các sự kiện trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội. Trong một thời điềm trên một nhóm lớn thường chỉ dư luận về một sự kiện
cụ thề của đời sống.
Dư luận xã hội là một yếu tố cấu thành ý thức quần chúng, nhưng là yếu
tố biểu hiện hiện trạng của ý thức quần chúng ở thời điểm hiện tại. Do đó, nám
bắt được dư luận xã hội, thực chất là nắm bắt được ý thức thường ngày của quần
chúng. Và nó tác động vào ý thức quần chúng cũng tức là tác động vào dư luận
xã hội. Nó là lớp màng mỏng ngoài cùng của ý thức quần chúng với đặc trưng
nhạy cảm và đa dạng nhất (nói nhạy cảm tức là nhạy cảm với dư luận xã hội).
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với khơng chỉ các nhà chính trị, nhà
quản lý, các nhà tư tưởng mà còn đối với tất cả những ai quan tâm đến các vấn

đề xã hội.
15


Nói đến dư luận xã hội khơng thể khơng đề cập tới năng lực bẩm sinh
vốn có của dư luận xã hội, đó là sự hình thành, bảo vệ và hoàn thiện, bổ sung hệ
thống các giá trị đạo đức và các giá trị xã hội. Dư luận xã hội là môi sinh của
các giá trị đạo đức và giá trị xã hội. Khi hình thành và phát triển các hệ thống
giá trị này, dư luận xã hội đồng thời tác động vào nhân cách, vào các nhóm xã
hội và yêu cầu, ràng buộc các đối tượng này phải thực hiện bổn phận đạo lý của
mình. Như vậy, dư luận xã hội vừa là yếu tố để giúp các cá nhân, các nhóm xã
hội định hưởng và tự định hướng, vừa là áp lực điều chỉnh nhận thức và hành vi
của mỗi cá nhân cho phù hợp với hướng phát triển chung của cộng đồng.
Sự ràng buộc của dư luận xã hội là sự ràng buộc có tính tự giác, chuyển
hóa thành áp lực từ bên trong mỗi cá nhân và nhóm nhỏ để nâng cao khả năng
thích ứng, phù hợp với hoàn cảnh, với cộng đồng. Do dư luận xã hội là hiện hữu
ý thức thường ngày của quần chúng, cho nên ở đó có tất cả: lý trí và tình cảm,
tâm lý và tập qn, sở thích và nhu cầu, quan niệm giá trị và thái độ, biểu cảm...
Mặt khác, quá trình hình thành dư luận xã hội cũng trải qua nhiều cung
bậc, các tầng nấc khác nhau và trạng thái biểu hiện nó ở mỗi cung bậc cũng
khơng giống nhau. Từ những biểu hiện riêng lẻ, nhóm nhỏ bùng lên cả cộng
đồng, từ những nguyện vọng, nhu cầu, những ý kiến, kiến nghị có thề dẫn đến
những áp lực, bạo lực như một làn sóng của hàng triệu quần chúng. Vì vậy,
muốn hiểu thực chất của dư luận xã hội, cũng như các hiện tượng xã hội khác,
điều quan trọng là phải biết phân tích nguyên nhân, động cơ lợi ích của sự kiện,
hiện tượng. Từ đó mới có thể dự đốn chiều hướng phát triển và có những kiến
giải phát huy hoặc ngăn chặn có hiệu quả.
Thứ hai, trên thực tế, quá trình hình thành và phát triển của dư luận xã hội
không thể tách rời báo chí. Có thể nói rằng báo chí và dư luận xã hội có mối
quan hệ đặc biệt, như bóng với hình. Trong xã hội hiện đại, dư luận xã hội hình

thành và phát triển khơng thể thiếu báo chí, khơng thể khơng thơng qua báo chí.
Vì dư luận xã hội có thể hình thành bằng nhiều con đường, qua nhiều kênh khác
nhau, nhưng khơng con đường nào, khơng có kênh nào mà dư luận xã hội được
16


hình thành, phát tán nhanh, mạnh, có hiệu quả bằng con đường thơng qua báo
chí.
Trong mối quan hệ với báo chí, dư luận xã hội là nội dung, là khởi nguồn
là chất liệu của báo chí. Mặt khác, dư luận xã hội khơng thể tự hình thành, tự
phát tán mà chủ yếu và trước hết phải nhờ cậy vào báo chí (báo in, báo phát
thanh, báo truyền hình, các loại hình báo điện tử khác, và các hãng thơng tấn,
dịch vụ thông tin). Nhờ những đặc trưng bản chất của mình, báo chí có thể giúp
các cá nhân và các nhóm xã hội xã hội hóa ý kiến của mình. Từ một ý kiến, một
sự kiện ở một vài cá nhân, một vài nhóm nhỏ, báo chí khuếch tán ra, xã hội hóa,
như một vệt dầu loang để rồi cùng một lúc, hoặc gần như một lúc cả cộng đồng
cư dân cùng chia sẻ, cùng tỏ thái độ và do đó bung ra thành dư luận xã hội. Từ
dư luận của số ít, thơng qua báo chí, thành dư luận của số đơng, của tồn thể xã
hội, thậm chí trên khắp hành tinh.
Ở phương diện khác, dư luận xã hội hình thành và phát tán qua các kênh
giao tiếp. Trong đó, giao tiếp trực tiếp là con đường cổ truyền, dân gian, nhưng
rất chậm và luôn ở trạng thái dư luận phân tán, cục bộ, khó có thể trở thành dư
luận của cả nhóm lớn xã hội, vì q trình này diễn ra rất lâu, rất chậm và dần
dần sẽ dễ bị xô lấn, quên lãng. Dư luận xã hội phát tán càng chậm thì sức mạnh
càng khó phát huy. Trong các kênh giao tiếp gián tiếp, báo chí là kênh giao tiếp
đại chúng, của số đông, và đến với đám đơng, bởi vì một trong những biểu hiện
bản chất của hoạt động báo chí là hoạt động thơng tin đại chúng, hình thành
dịng thơng tin đại chúng, hướng tác động vào đơng đảo cơng chúng với mục
đích lơi kéo, thuyết phục, tập hợp và tổ chức quần chúng nhân dân. Nói cách
khác, cùng một lúc hoặc trong thời gian ngắn nhất, báo chí tác động đến đơng

đảo quần chúng. Do đó, báo chí là kênh hình thành, phát tán dư luận xã hội
nhanh nhất, có hiệu quả nhất. Cho nên, ở phương diện nào đó, có thể coi báo chí
là hiện hữu bằng xương bằng thịt của dư luận xã hội.
Dư luận xã hội không tồn tại chung chung, trừu tượng mà luôn luôn được
biểu hiện cụ thể và sinh động, trước hết là trên báo chí. Chẳng hạn, trong những
17


năm gần đây, cả nước ta rất quan tâm tới vấn đề giáo dục - đào tạo. Trong năm
1997, hơn 300 tác phẩm báo chí (tính riêng báo in) đề cập đến vấn đề này. Khen
có, chê có; chê là chính, phê phán là chủ yếu. Và như vậy, gần hai năm nay, dư
luận hướng vào việc phê phán, tìm lối đi cho nền giáo dục - đào tạo nước nhà.
Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ X bàn khá kỹ về luật giáo dục, báo chí lúc này đã
phản ánh, nối dài, tỏa rộng tin tức trong Quốc hội và biến nó thành dư luận của
tồn xã hội.
Trong mối quan hệ giữa dư luận xã hội và báo chí, dư luận xã hội
là nguồn thông tin tiềm năng, là dữ liệu, là hơi thở của báo chí. Và báo chí là
biểu hiện của dư luận xã hội, là thơng tin tiếp nhận và thơng tin thực tế. Do đó,
đây là mối quan hệ không thể tách rời, mối quan hộ trường tồn của cả hai hiện
tượng xã hội vốn luôn sinh động, nhạy cảm và phong phú, phức tạp.
* Vai trị của báo chí trong việc phát huy sức mạnh của dư luận xã hội
Do những đặc trưng bản chất vốn có của mình, báo chí quan hệ chặt chẽ,
biện chứng với quá trình hình thành dư luận xã hội. Trong mối quan hệ này, báo
chí có vai trị quan trọng, thể hiện ở một số nội dung sau:
Báo chí khơi nguồn, tạo lập dư luận xã hội. Đây là chức năng hầu như
chưa có mấy ai quan tâm, đề cập. Người ta chỉ nói đến chức năng phản ánh và
định hướng dư luận xã hội của báo chí. Nhưng người ta quên mất rằng, trước
khi phản ánh, trước khi định hướng, báo chí có vai trị, chức năng khơi nguồn,
tạo lập dư luận xã hội.
Trước hết, báo chí giúp mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội xã hội hóa ý kiến

của mình. Và những ý kiến này có thể được đông đảo nhân dân quan tâm, cho
nên, dư luận xã hội được hình thành. Mặt khác, như trên đã đề cập, dư luận xã
hội là dư luận của số đông, của đông đảo nhân dân. Nhưng trước hết, dư luận
bắt đầu từ ý kiến của một số người, thậm chí của một người, ý kiến này được
chuyển tải, được phát tán trên báo chí, và nhiều khi bùng lên thành dư luận xã
hội nếu ý kiến đó đề cập đến sự kiện và vấn đề liên quan mật thiết đến lợi ích và
sự quan tâm của xã hội. Dư luận xã hội khơng thể tự nhiên mà có và có ngay lập
18


tức, mà bao giờ cũng có tác nhân “châm ngịi”. Tác nhân “châm ngòi” này phát
tán càng nhanh, càng rộng thì càng có sức mạnh.
Vấn đề là ở chỗ, trong sự tiềm ẩn của các loại sự kiện, các loại ý kiến
trong đời sống xã hội, báo chí lựa chọn sự kiện và ý kiến nào đó để xã hội hóa,
để phát tán, để khơi nguồn - “châm ngịi” thành dư luận xã hội. Đây là vấn đề
rất quan trọng. Có thể nói vai trị đặc biệt quan trọng của báo chí đối với việc
phát huy sức mạnh của dư luận xã hội là bắt đầu từ đây. Như trên đã đề cập,
một trong những đặc điểm của dư luận xâ hội là đa dạng, tức là có yếu tố tích
cực, có yếu tố tiêu cực, có dư luận có lợi, và cũng có dư luận khơng có lợi cho
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Cho nên, báo chí phải cân nhắc, chọn lọc
thơng tin cái gì và thông tin lúc nào, thông tin như thế nào. Chẳng hạn, vào cuối
năm 1997 và đầu năm 1998, một số tỉnh đã xuất hiện một số “điểm nóng”, mà
tiêu biểu là “sự kiện Thái Bình”. Nhưng báo chí khơng đưa tin hướng dư luận
tập trung vào những sự kiện này, khơng khơi nguồn, khơng thổi bùng những
điểm nóng này, vì báo chí của ta quan tâm đến lợi ích quốc gia. Trong khi đó,
báo chí lại đưa tin, bình luận về sự kiện đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đi thăm
và làm việc với tỉnh Hải Dương, đề cập đến cơ chế dân chủ ở cơ sở..., để mỗi
địa phương tự rà soát lại, lãnh đạo tốt hơn nhân dân ở địa phương mình.
Sự kiện Thái Bình được báo chí nước ngồi rất quan tâm, nhưng họ chỉ
có thơng tin một cách vu vơ, thiếu căn cứ nên không thể mượn gió bẻ măng

được. Kinh nghiệm cho thấy, các thế lực phản động luôn tận dụng mọi cơ hội sơ
hở của báo chí trong nước để thổi bùng lên những dư luận khơng có lợi cho ta,
đặc biệt là vấn đề chống tham nhũng, vấn đề bảo đảm quyền dân chủ của nhân
dân, vấn đề nhân quyền... do đó, sự giao lun, hợp tác quốc tế càng rộng rãi thì
báo chí càng phải rất thận trọng và khơn ngoan trong việc khơi nguồn dư luận.
Việc khơi nguồn dư luận bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của dân tộc,
của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một chân lý bình thường nhất,
là khơng ai đưa tin nếu chính các tin đó đánh vào lợi ích của mình. Cho nên, nói

19


khơi nguồn dư luận xã hội, tức đồng thời đòi hỏi báo chí phải lựa chọn, cân
nhắc, khơi nguồn cái gì, khơi nguồn để làm gì.
Báo chí phản ánh dư luận xã hội. Bản thân dư luận xã hội rất phong phú,
đa chiều các loại ý kiến, quan điểm và thái độ. Cho nôn, phản ánh dư luận xã
hội trước hết là phản ánh sự phong phú, phức tạp đó. Thực hiện chức năng này
sẽ đem lại cho báo chí hơi thở cuộc sống, báo chí sẽ phong phú hơn, hấp dẫn
hơn. Và chính sự phản ánh đa dạng phong phú, nhiều chiều ấy sẽ giúp công
chúng nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị.
Nhưng phản ánh dư luận xã hội phong phú, đa dạng không phải là bê
nguyên xi mà là có chọn lọc. Chọn lọc làm sao khơng làm cho nó thành đơn
giản hóa, một chiều, khơ cứng. Do đó, phản ánh dư luận xã hội đi liền với việc
tuân thủ nguyên tác tính chân thật của hoạt động báo chí, phải phản ánh đúnbản
chất của cuộc sống trong xu thế vận động, phát triển nó. Phản ánh thế nào, khen
và biổu dương thế nào mà không tô hồng, chê thế nào, phê phán thế nào mà
không bôi đen. vấn đề là ở chỗ cách thức lựa chọn, mức độ và cách thức phản
ánh. Đấy chính là nghệ thuật, phản ánh dư luận xã hội của báo chí.
Phản ánh đa dạng, nhiều chiều dư luận xã hội nhằm làm cho nhân dân ta
quan tâm đến những vấn đề xã hội, những vấn đề bức xúc, lôi kéo họ vào cuộc

để tập hợp, giáo dục và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị
đương thời. Đồng thời làm phong phú thêm nhận thức của nhân dân về những
vấn đề nóng hổi, cơ bản của cuộc sống trong và ngoài nước, nhằm tạo khả năng
miễn dịch tư tưởng cho mồi người dân và cho cộng đông. Phản ánh dư luận xã
hội còn lý xã hội, ổn định đời sống chính trị, tinh thần xã hội, huy động sức
mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất của xâ hội vào mục đích chính trị, vào sự
nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Như vậy, phản ánh dư luận xã hội khơng làm rối loạn, phức tạp thêm tình
hình, khơng phân tán tư tưởng và làm nhân tâm con người đi đến tự xói mịn,
khơng hao tổn nội lực của đất nước, của nhân dân. Tuy nhiên, trong việc phản
ánh dư luận xã hội, báo chí cần tránh cả hai khuynh hướng: thứ nhất, khuynh
20



×