Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.61 KB, 31 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: PHÁP CHẾ TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI
Đề tài:
CÔNG TÁC THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN


A- MỞ ĐẦU
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là điều kiện để tồn tại và phát triển
của con người và các sinh vật khác trên Trái đất. Nói về tầm quan trọng của
đất đai, Các Mác viết: “Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần
để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất
cơ bản trong nông - lâm nghiệp”, và trong Luật Đất đai 1993 của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã ghi: “Đất đai là nguồn tài nguyên
quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều
thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được
vốn đất đai như ngày nay”.
Đất đai có đặc tính cố định khơng di chuyển được, số lượng có hạn trên
phạm vi tồn cầu và phạm vi từng quốc gia bởi đất đai được tạo ra từ q
trình phong hóa hàng triệu năm của đá mẹ. Việc sử dụng đất đai sao cho vừa
phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, phát triển các ngành kinh tế vừa
phải bảo vệ môi trường đất, môi trường sinh thái đó đặt ra cho cơng tác quản
lý đất đai sao cho thật hợp lý và hiệu quả.Việt Nam là đất nước có nhiều tài
ngun khống sản với diện tích đất tự nhiên là 331.051,4 km (Tổng kiểm kê
đất đai năm 2010) nhưng ¾ diện tích đất là đồi núi và để sử dụng hiệu quả
quỹ đất cũng như kết hợp bảo vệ, cải tạo đất đảm bảo sự phát triển bền vững,
ổn định đời sống cho nhân dân. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật song với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội nên
việc quản lý, sử dụng đất trên thực tế vẫn nảy sinh nhiều vấn đề bất cập cần


được các nhà quản lý quan tâm và giải quyết. Do vậy, trong q trình sử dụng
đất cịn xảy ra quá trình khiếu nại, tố cáo về đất đai giữa các chủ sử dụng đất,
vi phạm pháp luật như: lấn chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích, chuyển
nhượng sử dụng đất trái phép, giao đất trái thẩm quyền, không thực hiện
2


nghĩa vụ của người sử dụng đất… Chính vì vậy, để chấn chỉnh việc quản lý
nhà nước về đất đai cho chặt chẽ hơn, tuân thủ quy định của pháp luật để từ
đó tạo điều kiện ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội thì cơng tác thanh
tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất, giải quyết các khiếu nại, tố cáo đất là
việc làm hết sức cần thiết.
Trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về đất đai Tỉnh Lạng
Sơn đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần vào việc phát triển kinh tế
xã hội của địa phương. Song bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều khó khăn vướng
mắc trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Đặc biệt là các vụ về khiếu
nại, tố cáo về đất đai luôn là vấn đề nổi cộm, bức xúc trong nhân dân đang
gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết. Do đó, để thấy được những mặt tồn
tại và yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và trong
việc đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của nhà nước và chủ sử dụng trong
quá trình quản lý và sử dụng đất đai, ta cần đánh giá một cách khách quan
những kết quả đã đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm
quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả nhất.

3


B- NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI
1.1.

Cơ sở lý luận về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố
cáo.

Từ vài năm trở lại đây, vấn đề tổ chức và hoạt động thanh tra được đặt
ra như một yêu cầu tất yếu khách quan trong tiến trình tổ chức hệ thống chính
trị, cải cách bộ máy nhà nước và cải cách nền hành chính nhà nước. Các Nghị
quyết hội nghị Trung ương 8 (khoá VII), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) và Hội nghị
Trung ương 7 (khóa VIII) đều có đề cập đến vấn đề này, coi đó là một bộ
phận của cải cách hành chính. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động thanh tra như
thế nào, theo hướng nào thì cần phải được xác định trên cơ sở các luận cứ
khoa học vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn.
Ở nước ta hiện nay, khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản
của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định:
“Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về
những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức
xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố
cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp
luật quy định…”. Trên cơ sở đó, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đã
được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật. Đây chính là những cơ sở
pháp lý cần thiết để công dân thực hiện tốt quyền làm chủ và giám sát hoạt
động của các cơ quan nhà nước, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước
đồng thời cũng qua đó phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ
4


nghĩa, thể hiện đúng bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta - Nhà nước của nhân

dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Trong quan hệ pháp luật đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước bảo
vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình;
được bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi; được quyền khiếu nại, tố cáo
về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những
hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai.
Như vậy, quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của
công dân được pháp luật quy định. Cơng dân và người sử dụng đất có của
công dân được pháp luật quy định. Công dân và người sử dụng đất có thể thực
hiện quyền đó bằng nhiều hình thức: gửi đơn, trực tiếp đến trình bày hoặc
thơng qua người đại diện hợp pháp của mình để đề bạc nguyện vọng, ý kiến
trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu xét và giải quyết.
1.2.

Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành thanh tra về đất đai.

1.2.1. Khái niệm thanh tra.
Thanh tra là một hoạt động của chủ thể mang thẩm quyền nhà nước,
thực hiện các cơng việc như kiểm sốt, xem xét tận nơi, tại chỗ các việc làm
của một đối tượng nhất định. (Nguyễn Thị Lợi, Nguyễn Minh Cảnh, 2011).
Thanh tra đất đai là việc điều tra, xem xét để làm rõ việc vi phạm pháp luật
đất đai và kiến nghị biện pháp xử lý. Kiểm tra đất đai là việc xem xét tình
hình thực tế về quản lý, sử dụng đất đai để đánh giá, nhận xét.
Căn cứ theo điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định về thanh tra như sau:
“ Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc
thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá

5



nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chun
ngành.”
Trong đó, thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên
ngành, cụ thể như sau:
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật,
quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
1.2.2. Hoạt động và nguyên tắc hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra đất đai nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; thấy được và khắc phục, bổ sung, sửa
đổi những thiếu sót, hạn chế trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về đất
đai; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử
dụng đất đai; bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể sử dụng đất. (Quốc hội, 2010).
Căn cứ vào Luật thanh tra 2010 quy định về nguyên tắc hoạt động
thanh tra như sau:
- Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công
khai, dân chủ, kịp thời.
Nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh tra được áp dụng với hoạt
động thanh tra hành chính, thanh tra theo kế hoạch

6


Đối với thanh tra diện rộng, thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Thủ

trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có nội dung rộng, tính chất phức
tạp thì cần có thời hạn thanh tra dài hơn
- Tiến hành thanh tra phải không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội
dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra;
không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối
tượng thanh tra.
1.2.3. Hệ thống thanh tra
-

Các cơ quan thanh tra Nhà nước được quy định tại Luật Thanh tra như
sau:
Thanh tra Chính phủ;
Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ;
Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ;
Thanh tra sở;
Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

- Các cơ quan thanh tra về đất đai của nước ta gồm có:
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: Là tổ chức thanh tra thuộc hệ
thống thanh tra Nhà nước và được tổ chức theo quy định của Chính phủ.
Thanh tra Sở Tài ngun và Mơi trường: Là tổ chức thuộc hệ thống
thanh tra Nhà nước, là cơ quan của Sở Tài nguyên và Môi trường được tổ
chức theo quy định của thanh tra Sở.Thanh tra Sở Tài ngun và Mơi trường
bao gồm: chánh thanh tra, phó chánh thanh tra và thanh tra viên.
7


Đối với cấp huyện: Hoạt động của thanh tra đất đai trên địa bàn cấp
huyện sẽ do thanh tra huyện chịu trách nhiệm trên cơ sở có sự phối hợp về
chun mơn của phịng TN&MT và thanh tra sở TN&MT.

Đối với cấp xã: Hoạt động của thanh tra đất đai trên địa bàn cấp xã sẽ
do thanh tra huyện chịu trách nhiệm trên cơ sở có sự phối hợp về chun mơn
của phịng TN&MT và cán bộ địa chính xã.
- Ngồi ra cịn có ban thanh tra nhân dân: Thanh tra nhân dân là tổ chức
thanh tra được thiết lập ở cấp phường, xã, thị trấn, trong các cơ quan, đơn vị
hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước. Thanh tra nhân dân là tổ
chức được thành lập ra để thay mặt nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với
việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và việc
thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm.
(Quốc hội, 2010)
1.2.4. Thẩm quyền thanh tra.
Theo quy định của Luật thanh tra và Quy chế hoạt động của thanh tra
Địa chính, thì thẩm quyền ra quyết định thanh tra trong lĩnh vực đất đai bao
gồm:
Thủ Tướng Chính phủ, ra quyết định thanh tra đất đai trong phạm vi cả
nước.
Chủ tịch UBND các cấp ra quyết định thanh tra về đất đai trong phạm
vi của địa phương mình.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra về đất
đai đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền quản lý về chuyên
môn đã được pháp luật quy định.
8


Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra về đất
đai đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền quản lý về chuyên
môn ở cấp Sở đã được pháp luật quy định.
Tổng thanh tra Nhà nước ra quyết định thanh tra về đất đai trên phạm
vi cả nước.
Chánh thanh tra tỉnh ra quyết định thanh tra về đất đai trong phạm vi

địa giới hành chính cấp tỉnh. Chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra đất đai của
Tổng thanh tra Nhà nước, Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh thanh tra Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
Chánh thanh tra huyện ra quyết định thanh tra về đất đai trong phạm vi
địa giới hành chính cấp huyện. Chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra đất đai
của Chủ tịch UBND cấp huyện, Chánh thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra Sở Tài
nguyên và Môi trường.
Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra
về đất đai trên phạm vi cả nước theo thẩm quyền quản lý chuyên môn. Chịu
sự chỉ đạo về công tác thanh tra đất đai của Tổng thanh tra Nhà nước, Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra
về đất đai trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh theo thẩm quyền quản lý
chun mơn về đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường. Chịu sự chỉ đạo về
công tác thanh tra đất đai của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chánh
thanh tra tỉnh, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.2.5. Quyền hạn và trách nhiệm của đoàn thanh tra và thanh tra viên
đất đai Đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai khi tiến hành
thanh tra có quyền:
9


Yêu cầu cơ quan nhà nước, người sử dụng đất và các đối tượng khác có
liên quan cung cấp tài liệu và giải trình những vấn đề cần thiết cho việc thanh
tra; quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật
và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý; xử lý theo thẩm quyền
hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp
luật về đất đai; các quyền khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Đoàn thanh tra và thanh tra viên đất đai khi tiến hành thanh tra có trách

nhiệm: Xuất trình quyết định thanh tra, thẻ thanh tra viên với đối tượng thanh
tra; thực hiện chức năng, nhiệm vụ và trình tự, thủ tục, thanh tra theo quy định
của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của
mình; thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về thanh
tra.
1.2.6. Quyền hạn và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra.
- Quyền của từng đối tượng thanh tra:
Vấn đề thứ nhất đó chính là giải trình về vấn đề có liên quan đến các
nội dung thanh tra. Tiếp theo đó chính là u cầu về bồi thường thiệt hại theo
những quy định của phá luật đã được đề ra. Sau đó là yêu cầu bồi thường thiệt
hại theo qui định pháp luật: yêu cầu được bồi thường là quyền quan trọng
trong số các quyền của đối tượng thanh tra. Đối tượng thanh tra có quyền yêu
cầu được bồi thường thiệt hại là vì trên thực tế hoạt động thanh tra cũng có
thể dân đến những lầm lẫn hoặc vi phạm gây ra thiệt hại cho cơ quan, tổ chức,
cá nhân được thanh tra. Việc ghi nhận quyền yêu cầu được bồi thường thế
hiện rõ quan điểm của nhà nhiên Luật thanh tra chỉ qui định về nguyên tắc,
còn các vấn đề cụ thể liên quan đến nước ta trong việc tơn trọng và bảo vệ lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trước hành vi vi phạm, gây ra
thiệt hại từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức. Tuy quyền yêu cầu bồi
10


thường, trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước, việc bồi hồn của cán
bộ, cơng chức được thực hiện theo qui định của pháp luật về bồi thường.
- Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:
Thứ nhất, đối tượng thanh tra phải chấp hành quyết định thanh tra một
cách nghiêm túc, đầy đủ.
Thứ hai,và cũng là quan trọng nhất, tất cả các nhân viên thanh tra phải
cùng lúc, phải nhanh chóng để phát hiện cũng như xử lý về tình huống, đầy
đủ, đúng và chính xác, khơng sai lệch về thơng tin đi cùng với đó là các tài

liệu có liên quan theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, đội trưởng
của toàn đội thanh tra, thanh tra viên, cùng với một số những người khác
được gioa nhiệm vụ tương tự về thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh
tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra và phải nếu như có sai sót thì đồn
thanh tra trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài
liệu đã cung cấp. Mọi hành vi trốn tránh, cung cấp khơng kịp thời, khơng đầy
đủ, thiếu chính xác các thông tin liên quan đến nội dung thanh tra mà đối
tượng thanh tra có được đ là hành vi vi phạm và sẽ bị xử lý tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm.
Thứ ba, phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết
định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn Thanh tra, thanh
tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng
tác viên thanh tra, thành viên khác của Đồn Thanh tra và cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Các yêu cầu, kiến nghị, quyết định của những người tiến hành
thanh tra trong quá trình thanh tra và các yêu cầu, kiến nghị, quyết định, kết
luận sau thanh tra thì đối tượng thanh tra đều phải chấp hành, thực hiện một
cách đầy đủ, nghiêm túc. Mọi hành vi cản trở, chống đối, không chấp hành,
chấp hành không đầy đủ, thiếu nghiêm túc đều phải bị xử lý trước pháp luật.
11


1.2.7. Nội dung và Quy trình của thanh tra đất đai:
1.2.7.1. Nội dung thanh tra đất đai chủ yếu tập trung vào những vấn đề
sau:
Thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai của các cơ quan quản lý
Nhà nước. Bao gồm: UBND các cấp và cơ quan, cá nhân có chức năng
chun mơn về quản lý đất đai (bao gồm: Sở TN&MT, phịng TN&MT và
cán bộ địa chính xã).
Thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai của các chủ thể sử dụng đất
và của các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai và xử phạt hành chính vi phạm
trong lĩnh vực đất đai.
1.2.7.2. Quy trình thanh tra đất đai
- Giai đoạn 1: Xây dựng nội dung kế hoạch thanh tra.
Nội dung kế hoạch thanh tra gồm 3 phần:
Nhận định, đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất ở các cấp, các
ngành.
Nêu cụ thể nội dung các vấn đề cần thanh tra, phạm vi, địa điểm, nhu
cầu cán bộ và các vấn đề cần thiết khác để tiến hành thanh tra.
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt.
- Giai đoạn 2: Tiến hành thanh tra
Khi tiến hành thanh tra, các cơ quan thanh tra phải thành lập đoàn thanh tra và
tiến hành cuộc thanh tra theo một tuần tự nhất định, cụ thể qua các bước sau:
12


Bước 1: Ra quyết định thanh tra
Quyết định thanh tra là văn bản pháp lý do thủ trưởng cơ quan có thẩm
quyền ký, là căn cứ để đồn thanh tra và đối tượng thanh tra thực hiện.
Bước 2: Chuẩn bị thanh traNhằm trang bị cho các thanh tra viên những
hiểu biết cần thiết về địa bàn thanh tra và những kiến thức chuyên môn cần
thiết để phục vụ thanh tra.
Bước 3: Trực tiếp thanh traYêu cầu chính là thu thập đủ các chứng cứ
cần thiết của vấn đề thanh tra, xác định đúng sai, xác định nguyên nhân chủ
yếu và trách nhiệm cụ thể với đối tượng bị thanh tra.
Bước 4: Kết thúc thanh tra.Kết thúc cuộc thanh tra được thể hiện bằng
việc đồn thanh tra cơng bố kết luận thanh tra.
Việc kết thúc cuộc thanh tra phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
Kết luận thanh tra phải nêu rõ đúng sai (cả về tính chất mức độ và tác
hại), nêu rõ nguyên nhân (khách quan, chủ quan).

Quy rõ trách nhiệm (tập thể, cá nhân); kiến nghị các giải pháp (của đối
tượng và của cấp trên). Kiến nghị hoặc quyết định các hình thức xử lý (kinh
tế, hành chính, hình sự nếu có).
Việc cơng bố kết luận thanh tra phải được tổ chức chính thức tại đơn vị
được thanh tra. Cơng bố những kết luận thanh tra có kèm theo cơng bố những
quyết định xử lý của đồn thanh tra (nếu có). Đối tượng thanh tra được quyền
giải thích và khiếu nại những vấn đề chưa thỏa đáng.
1.3.

Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành giải quyết khiếu nại về đất
đai
13


1.3.1. Khái niệm về khiếu nại đất đai.
Khiếu nại về đất đai là việc Người sử dụng đất, Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất, thực hiện quyền khiếu nại quyết
định hành chính hoặc hành vi hành chính của Cơ quan Nhà nước, Cán bộ
cơng chức có thẩm quyền trong q trình quản lý về đất đai khi họ cho rằng,
quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là trái pháp luật xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Có thể nói rằng, khiếu nại xuất hiện gần như trong mọi lĩnh vực quản lý
hành chính Nhà nước. Chẳng hạn một Người bị xử phạt hành chính do hành
vi gây rối trật tự công cộng, kinh doanh quán ăn không niêm yết giá, lấn
chiếm lịng lề đường.... đều có quyền khiếu nại. Và thực tế có rất nhiều Người
đã thực hiện quyền khiếu nại của mình, trong đó có trường hợp khiếu nại
khơng thành, nhưng cũng có nhiều trường hợp khiếu nại thành cơng, dẫn đến
việc Cơ quan hoặc Người có thẩm quyền đã thu hồi quyết định hành chính bị
khiếu nại .....
1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong khiếu nại

1.3.2.1. Người khiếu nại có các quyền và nghĩa vụ:
- Người khiếu nại có các quyền sau đây:
Tự mình khiếu nại hoặc thông qua người đại diện hợp pháp;
Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp
luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho
trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham
gia đối thoại;
14


Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải
quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thơng tin, tài liệu thuộc bí
mật nhà nước;
Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu
đó cho mình để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thơng tin, tài liệu
thuộc bí mật nhà nước;
Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn
cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành
chính bị khiếu nại;
Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về
chứng cứ đó;
Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết
định giải quyết khiếu nại;
Được khơi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tồ án theo quy

định của Luật tố tụng hành chính;
Rút khiếu nại. (Quốc hội, 2011).
- Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;Trình bày trung
thực sự việc, đưa ra chứng cứ về tính đúng đắn, hợp lý của việc khiếu nại;
cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho người giải quyết khiếu nại; chịu
15


trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thơng tin,
tài liệu đó;
Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu
nại trong thời gian khiếu nại, trừ trường hợp quyết định, hành vi đó bị tạm
đình chỉ thi hành theo quy định pháp luật;
Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật.
Người khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định
của pháp luật. (Quốc hội, 2011).
1.3.2.2. Quyền, nghĩa vụ của người bị khiếu nại.
- Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
Đưa ra chứng cứ về tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi
hành chính bị khiếu nại;
Được biết, đọc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ do người giải
quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thơng tin, tài liệu thuộc bí
mật nhà nước;
Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý
thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu
đó cho mình để giao cho người giải quyết khiếu nại, trừ thơng tin, tài liệu
thuộc bí mật nhà nước;
Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. (Quốc hội, 2011).

- Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

16


Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham
gia đối thoại;
Chấp hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại của cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình
về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị
khiếu nại;
Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực
pháp luật;
Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành
chính bị khiếu nại;
Bồi thường, bồi hồn thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành
chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật về trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Người bị khiếu nại thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định
của pháp luật. (Quốc hội, 2011)
1.3.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai
Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết
định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do
mình quản lý trực tiếp.
Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; Giải quyết khiếu nại mà
17



chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải
quyết nhưng vẫn còn khiếu nại.
Thủ trưởng cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình,
của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
Giám đốc Sở và cấp tương đương thuộc UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ cơng chức do mình
quản lý trực tiếp; Giải quyết khiếu nại đối với những trường hợp Thủ trưởng
cơ quan thuộc Sở và cấp tương đương đã giải quyết nhưng cịn khiếu nại.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền: Giải quyết khiếu nại đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; Giải quyết khiếu nại mà
chủ tịch UBND cấp huyện đã giải quyết nhưng còn khiếu nại; Giải quyết
khiếu nại mà giám đốc Sở hoặc cấp tương đương thuộc UBND cấp tỉnh đã
giải quyết nhưng còn khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của
UBND cấp tỉnh; Xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi
phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân, cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Tổng thanh tra.
Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính,
hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực
tiếp.
1.3.4. Trình tự giải quyết khiếu nại về đất đai
1.3.4.1. Trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính của
Phịng Tài nguyên & Môi trường, của UBND Huyện; hành vi

18



hành chính của cán bộ, cơng chức thuộc phịng Tài nguyên &
Môi trường, thuộc UBND cấp huyện.
Trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định
hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, cơng chức thuộc UBND cấp xã,
thuộc phòng TN&MT, thuộc UBND huyện có hành vi hành chính trong khi
giải quyết cơng việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan không đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính
đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp huyện.
Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo
thời hạn quy định của Luật khiếu nại.
Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện phải được công bố công
khai và gửi cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải
quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên
quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra
nhà nước cùng cấp.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần
đầu mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì
có quyền khiếu nại đến Tịa án nhân dân hoặc UBND cấp tỉnh để giải quyết
khiếu nại lần hai. Trường hợp khiếu nại đến UBND cấp tỉnh thì Chủ tịch
UBND cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định
của Luật khiếu nại. Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh là Quyết định giải
quyết cuối cùng và phải được công bố công khai cũng như gửi cho người
khiếu nại và các cơ quan, ban ngành, người có liên quan khác.
Cơ quan nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải
quyết khiếu nại. (Quốc hội, 2011)
19


1.3.4.2. Trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính của

Sở TN&MT, của UBND Tỉnh; hành vi hành chính của cán bộ,
cơng chức thuộc Sở TN&MT, thuộc UBND cấp tỉnh.
Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định
hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức thuộc UBND cấp
huyện, thuộc Sở TN&MT, thuộc UBND tỉnh có hành vi hành chính trong khi
giải quyết cơng việc về quản lý đất đai mà người có quyền lợi và nghĩa vụ
liên quan khơng đồng ý với quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính
đó thì có quyền nộp đơn khiếu nại đến UBND cấp tỉnh.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn
quy định của Luật khiếu nại.
Quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải được công bố công khai
và gửi cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết
khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ
quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước
cùng cấp. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại
lần đầu mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận
được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại khơng đồng
ý thì có quyền khiếu nại đến Tòa án nhân dân để giải quyết khiếu nại lần hai.
Cơ quan nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi giải
quyết khiếu nại. (Quốc hội, 2011)
1.4.

Một số vấn đề cơ bản khi tiến hành giải quyết tố cáo về đất đai

1.4.1. Khái niệm tố cáo
Theo Điều 2 và Điều 4 Luật Tố cáo thì:

20




×