UBND HUYỆN TÂN UYÊN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ
HÈ 2010
Công tác thanh tra, kiểm tra
nội bộ trường học
Thực trạng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra của
các đơn vị trường
1. Ưu điểm
- Đầu mỗi năm học các đơn vị nhà trường đã tiến
hành xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ bám sát
hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra của PGD và phù hợp
với tình hình thực tiễn nhà trường.
- Nội dung bản kế hoạch đã làm rõ được: đối tượng
cần kiểm tra trong năm học, hình thức kiểm tra, thời
gian kiểm tra và biện pháp kiểm tra.
- Được đánh máy cẩn thận, do đó nội dung được
trình bày rõ ràng.
- Kết quả kiểm tra, thanh tra được đánh giá, xếp
loại theo đúng các văn bản quy định.
2. Tồn tại
- Chưa có lịch công khai công tác kiểm tra của nhà
trường trong năm học tại văn phòng nhà trường.
- Kết quả của kế hoạch thanh tra chưa được cập
nhật thường xuyên vào sổ quản lý chuyên môn cá
nhân GV. Chủ yếu được đánh giá định tính, chưa có
định lượng.
- Sau khi kiểm tra xong, cán bộ kiểm tra chưa chú
trọng đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm cho đối
tượng được kiểm tra. Chưa theo dõi quá trình sau
kiểm tra, thanh tra hay hẹn thời gian kiểm tra lại...
- Các biên bản kiểm tra, thanh tra chưa được lưu
trữ thành hệ thống khoa học.
Mục tiêu của công tác thanh tra, kiểm tra nhà trường:
Thanh tra, kiểm tra nhằm đánh giá toàn diện tình
hình nhà trường, trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với quy
định của Luật GD và các văn bản pháp quy HD thực
hiện của BGD&ĐT về mục tiêu, KH, chương trình, nội
dung, phương pháp giáo dục, quy chế CM, quy chế thi
cử, cấp văn bằng, chứng chỉ, việc thực hiện các qui định
về ĐK cần thiết đảm bảo CLGD. Đồng thời qua thanh
tra, kiểm tra đánh giá đúng thực trạng tình hình nhà
trường, đôn đốc việc tuân thủ các qui định của pháp luật
về giáo dục, tư vấn các giải pháp khả thi để phát huy ưu
điểm, khắc phục khuyết điểm.
Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ
trường học năm học 2010-2011
và các năm tiếp theo
****
1. Khái niệm kiểm tra nội bộ (KTNB)
- Là hoạt động nghiệp vụ quản lý của người hiệu trưởng
nhằm điều tra, theo dõi, xem xét, kiểm soát, phát hiện,
kiểm nghiệm sự diễn biến và kết quả các HĐGD trong
phạm vi nội bộ nhà trường và đánh giá kết quả các
HĐGD đó có phù hợp với MT, KH, quy chế đã đề ra hay
không.
2. Vai trò, mục đích của KTNB
- Bảo đảm tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp
thời giúp người quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh
hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường.