Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Thực thi pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của ủy ban nhân dân tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.64 KB, 30 trang )

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố của khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và là
thành quả cách mạng của cả dân tộc Việt Nam. C.Mac đã chỉ rõ “Đất là không
gian, yếu tố cần thiết của tất thảy mọi q trình sản xuất và hoạt động của lồi
người”. Bất kì quốc gia nào, nếu biết quản lí, sử dụng hợp lí đất đai thì nguồn
tài ngun này được bảo vệ và mang lại hiệu quả, lợi ích to lớn, thiết thực
phục vụ cho mỗi con người và cả cộng đồng. Đất đai có vai trị quan trọng
như vậy nên Đảng và Nhà nước ta giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề đất
đai. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về
đất đai được điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất
nước, trong thời kỳ công nghiệp hố, hiện đại hố đất nước chính sách, pháp
luật đất đai trở thành cơ sở pháp lý hết sức quan trọng huy động nguồn lực đất
đai để phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng
XHCN. Vì vậy quản lý nhà nước bằng pháp luật về đất đai ngày càng hoàn
thiện, đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai
được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình quản lý và sử dụng đất đai
hiện nay đang có những yếu kém. Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
chưa có tính chiến lược lâu dài và ổn định hoặc thiếu tính khả thi; cơ chế quản
lý về đất đai thiếu hiệu quả; cơ quan quản lý đất đai các cấp nhìn chung cịn
nhiều yếu kém. Chính vì thế tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về quản
lý và sử dụng đất đai có xu hướng diễn biến phức tạp . Việc giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo còn chưa kịp thời , thiếu hiệu quả. Những yếu kém
trong cơng tác quản lý và sử dụng đất nói chung cũng như những yếu kém
trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng có nhiều


nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng từ sự hạn chế, bất cập


của chính sách, pháp luật đất đai và việc áp dụng pháp luật trong giải quyết
khiếu nại về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Xuất phát từ
tình hình thực tế của địa phương, em lựa chọn đề tài : “Thực thi pháp luật
trong giải quyết khiếu nại về đất đai của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải
Dương”. Đề tài vừa có ý nghĩa lí luận vừa ý nghĩa thực tiền trong việc nâng
cao chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của tỉnh Hải Dương.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC THI PHÁP
LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI
1.1 Cơ sở lí luận về khiếu nại và thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại
1.1.1 Khái niệm khiếu nại
Ở Việt Nam, khiếu nại là một khái niệm được đề cập nhiều, sử
dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, không giới hạn trong một lĩnh vực nào
mà bao trùm tất cả các phạm vi chủ yếu của đời sống xã hội và trong hoạt
động quản lí nhà nước. Tùy thuộc mục đích và góc độ nghiên cứu mà khiếu
nại được hiểu theo những nghĩa khác nhau.
Khiếu nại theo gốc nghĩa Latinh: Complant, nghĩa là “sự phàn nàn, phản ứng
bất bình của người nào đó về vấn đề có liên quan
Theo Đại từ điển tiếng Việt, khiếu nại được hiểu là thắc mắc, đề nghị xem xét
lại những kết luận, quyết định do cấp có thẩm quyền đã làm, đã chuẩn y”
[63,tr.904].
Về phương diện xã hội, khiếu nại là việc công dân ta phàn nàn, phản đối,
không chấp nhận một việc làm (hành vi) hoặc một quyết định của một tổ chức
làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của họ. Đây là sự phản ứng tự nhiên của mỗi
công dân trong cộng đồng, xã hội.
Về góc độ pháp lí, khiếu nại được pháp luật Việt Nam quy định tại: Khoản 1
Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ


chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ

quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính,
hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật,
xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Tuy nhiên có một vài hành vi bị cấm trong hoạt động khiếu nại
Điều 6 Luật Khiếu nại 2011 quy định các hành vi sau đây bị cấm trong hoạt
động khiếu nại:
1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù,
trù dập người khiếu nại.
2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu
nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải
quyết khiếu nại trái pháp luật.
3. Ra quyết định giải quyết khiếu nại khơng bằng hình thức quyết định.
4. Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết
khiếu nại.
5. Cố tình khiếu nại sai sự thật;
6. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập
trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
7. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích
của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ
quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành
nhiệm vụ, công vụ khác.
8. Vi phạm quy chế tiếp công dân;


9. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu
nại.
1.1.2 Đặc điểm của khiếu nại
Khiếu nại có những đặc điểm như sau:

Chủ thể khiếu nại là người có quyền và lợi ích bị xâm phạm.
Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính của nhà
nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, quyết
định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.
Thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại:
Khiếu nại lần đầu: người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người
có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính
Khiếu nại lần hai: Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tịa án theo quy
định của Luật tố tụng hành chính.
Thời hiệu thực hiện việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành
chính: Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành
chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
1.1.3 Các hình thức khiếu nại
Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải
ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa
chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài
liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu
nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.


Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu
nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại
việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác
nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định.
1.2 Khái niệm khiếu nại về đất đai
Khiếu nại về đất đai là việc cơng dân cơ quan, tổ chức theo trình tự, thủ
tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại do Luật Đất đai và Luật Khiếu nại quy
định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định

hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lí đất đai khi có căn cứ
cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của mình.
Trong khái niệm khiếu nại về đất đai có thể nhận thấy chủ thể, khách thể và
đối tượng phát sinh trong quan hệ khiếu nại;
Chủ thể của khiếu nại là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp
bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản
lý và sử dụng đất đai trái pháp luật.
Khách thể của khiếu nại về đất đai là sự bảo đảm của Nhà nước đối với quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Đối tượng của khiếu nại về đất đai là các quyết định hành chính của cơ quan
quản lí đất đai hoặc hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong quản
lí đất đai hoặc hành vi hành chính của người có thẩm quyền quản lí đất đai khi
thi hành cơng vụ, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
Quyết định hành chính trong quản lí đất đai bị khiếu nại gồm: Quyết định
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất; Quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
Quyết định cấp hoặc thu hồi chứng nhận quyền sử dụng đất; Quyết định gia
hạn thời hạn sử dụng đất. Hành vi hành chính trong quản lí đất đai bị khiếu


nại là hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết liên quan đến
hoạt động nói trên.
Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của
cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp
nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi
thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp
luật.
Khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Người sử dụng đất,

người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại,
khởi kiện Quyết định hành chính hoặc Hành vi hành chính về quản lý đất đai.
1.3 Quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai
Người khiếu nại nộp đơn khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền để được tiếp
nhận và thụ lý (nếu hợp lệ). Cơ quan có thẩm quyền phải thơng báo về việc
thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày tiếp nhận đơn. Nếu khơng thụ lý phải giải thích rõ lý do cho người
khiếu nại biết.
Sau khi thụ lý, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh nội dung đơn
khiếu nại. Nếu nội dung khiếu nại đúng (khớp với thực tế xác minh) sẽ tiến
hành giải quyết ngay. Ngược lại nếu sai, phải tổ chức đối thoại với người
khiếu nại để làm rõ.
Trường hợp tổ chức đối thoại làm rõ, phải lập thành biên bản. Căn cứ vào kết
quả xác minh, kết quả đối thoại, cơ quan có thẩm quyèn sẽ đưa ra quyết định
giải quyết khiếu nại.
Không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại,
người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết
khiếu nại cho người khiếu nại và các cơ quan khác. Sau khi nhận được quyết


định này mà người khiếu nại vẫn không đồng ý thì có thể khởi kiện vụ án
hành chính tại Tịa án nhân dân có thẩm quyền.
1.4 Các trường hợp khiếu nại về đất đai
Thứ nhất, là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Để thực hiện chính sách phát triển kinh tế, xã hội đất nước, Nhà nước đã tiến
hành thu hồi đất, giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án phát triển. Tuy
nhiên vấn đề bồi thường và hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những diện bị
thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp khơng ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự
án chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu
hồi đất ở. Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để

mua nhà ở mới tại khu tái định cư. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng
loại trên thị trường, đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị,
khu dân cư nông thôn. Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để
nhận chuyển nhượng diện tích đất nơng nghiệp tương tự hoặc không đủ để
nhận chuyển nhượng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang
làm ngành nghề khác. Nhìn chung các địa phương chưa coi trọng việc lập khu
tái định cư chung cho các dự án trên cùng địa bàn, một số khu tái định cư đã
được lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà
ở tại khu tái định cư cịn tính q cao nên tiền nhận bồi thường không đủ trả
cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về đất đai để giải
quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực hiện chưa
tốt, thậm chí một số địa phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm vụ này dẫn
đến tình trạng khiếu nại kéo dài.
Thứ hai, là khiếu nại về việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đây là dạng khiếu nại rất phổ biến hiện nay. Dạng khiếu nại này phát sinh
một phần từ sai sót của cơ quan có thẩm quyền, như : Cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất sai sót về tên chủ sử dụng, sơ đồ thửa đất, diện tích… Có


những trường hợp, không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà khơng
có lý do chính đáng hoặc lý do khơng rõ ràng. Các cơ quan có thẩm quyền
trong q trình giải quyết lại khơng giải thích rõ cho dân hiểu lý do tại sao
khơng cấp giấy. Q trình giải quyết hồ sơ diễn ra chậm, gây phiền hà, sách
nhiễu… gây khó khăn cho người sử dụng đất. Một nguyên nhân khác là do
quy hoạch treo hoặc do người dân không chấp nhận dù lý do không cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là chính đáng….
Thứ ba, là khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm chế
độ quản lý, sử dụng đất đai.
Nội dung khiếu nại này cũng có nhiều dạng. Một số bộ phận người dân
không nắm rõ về Luật Đất đai và Luật Khiếu nại nên phát sinh tình trạng vi

phạm pháp luật hoặc các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy tắc xây dựng.
Một số người mặc dù khá am hiểu pháp luật nhưng vẫn cố tình vi phạm, khi
bị phát hiện và xử phạt thì ngoan cố khiếu nại. Bên cạnh đó cũng có phần
trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong q trình giải quyết, như :
ra quyết định xử phạt sai đối tượng, bị nhầm lẫn, sai tên chủ sử dụng; việc thi
hành quyết định xử phạt có sai sót hoặc sai pháp luật; việc ra quyết định
không đúng căn cứ pháp luật; việc ra quyết định quá nhẹ hoặc quá nặng (về
mức phạt hoặc hình thức phạt) hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan.
Thứ tư, là khiếu nại việc giải quyết các tranh chấp về đất đai của các cơ quan
nhà nước.
Khiếu nại trong lĩnh vực này cũng rất phức tạp và đa dạng, như :
Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp đòi lại đất cũ .
Đòi lại đất, tài sản của dòng họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau,
qua các cuộc điều chỉnh đã giao cho người khác sử dụng.


Địi lại đất cũ do trước kia thực hiện chính sách "nhường cơm sẻ áo” của Nhà
nước trong những năm 1981 – 1 986 (đã nhường đất cho người khác sử dụng
nay họ đòi lại).
Đòi lại đất khi thực hiện hợp tác hóa nơng nghiệp, theo mơ hình sản xuất tập
thể quản lý tập trung.
Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, thừa kế tài
sản gắn liền với quyền sử dụng đất .
Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp ranh giới sử dụng đất .
Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp nhà đất do đã cho mượn, cho thuê, cho ở
nhờ .
Khiếu nại việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất .
Khiếu nại việc giải quyết tranh địa giới hành chính .
Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa 2 tỉnh, 2 huyện, 2 xã với nhau tập
trung ở những nơi có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hố,

bên cạnh những vị trí dọc theo triền sơng, những vùng có địa giới khơng rõ
ràng, khơng có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng. Các tranh chấp có thể
diễn ra ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên quý, hiếm, nơi có nguồn lâm
thổ sản có giá trị lớn. Khi Nhà nước tiến hành phân tách các đơn vi hành
chính tỉnh, huyện, thị xã, xã mới thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới
hành chính diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước v.v…

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC THI QUYỀN KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT
ĐAI TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Hải Dương
2.1.1 Vị trí địa lý, khí hậu, đơn vị hành chính


Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, cách thủ đơ Hà
Nội 60 km về phía Tây, cách cảng Hải Phịng 45 km về phía Đơng, phía Bắc
giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Hưng n, phía
Đơng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đơng giáp
thành phố Hải Phịng.
Địa hình Hải Dương nghiêng và thấp dần từ Tây xuống Đông Nam, phần đất
núi đồi chiếm gần 11% tổng diện tích tự nhiên, diện tích đồng bằng chiếm
89%.
Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt
(xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 – 1.700 mm.
Nhiệt độ trung bình 23,3°C, số giờ nắng trong năm 1.524 giờ, độ ẩm tương
đối trung bình 85 – 87%. Khí hậu và thời tiết của tỉnh thuận lợi cho sản xuất
nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là
sản xuất cây vụ đông.
Hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dương,
thị xã Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà,
Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang. Trung

tâm hành chính: Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế - chính trị - văn
hóa của cả tỉnh.
2.2.2 Sơ lược về đất đai và tiềm năng phát triển của tỉnh Hải Dương
Hải Dương có diện tích tự nhiên 1.662 km² , được chia làm 2 vùng: vùng đồi
núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi ở phía Bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự
nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Mơn, là
vùng đồi núi thấp phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công
nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng cịn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do
phù sa sơng Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây
trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.


Trên diện tích hành chính 166.222 ha, Hải Dương bố trí sử dụng 63,1% vào
sản xuất. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sơng Thái Bình, tầng canh tác
dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ PH từ 5 – 6,5; chủ
động tưới tiêu bằng động lực, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngồi sản xuất
lúa cịn trồng rau màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày. Một số diện tích đất canh
tác ở phía bắc tỉnh tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, tưới tiêu tự chảy
bằng hồ đập nước, thích hợp với cây lạc, đậu tương…
Hải Dương có tiềm năng lớn về du lịch, nhất là du lịch văn hoá lịch sử và lễ
hội, với 1.907 di tích lịch sử văn hố, trong đó có 97 di tích được xếp hạng và
nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền
thờ Trần Liễu, tượng đài Trần Hưng Đạo, chùa An Phụ, động Kính Chủ, di
chỉ Văn Miếu…Các di tích và danh thắng của tỉnh tập trung vào 2 cụm du
lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc và cụm An Phụng - Kính Chủ.
Hải dương là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách Hà Nội 60
km, các Hải Phòng 45 km và cách vịnh Hạ Long 80 km. Tỉnh có hệ thống
giao thơng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ rất thuận lợi, có quốc lộ 5 chạy
qua tỉnh, phần qua tỉnh dài 44 km, quốc lộ 18 chạy qua phía Bắc tỉnh, phần
qua tỉnh dài 20 km, quốc lộ 183 chạy dọc tỉnh nối quốc lộ 5 và quốc lộ 18 dài

22 km, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với đường quốc
lộ 5 có 7 ga đỗ đón trả khách nằm trên địa bàn tỉnh. Tuyến đường sắt Kép Phả Lại cung cấp than cho nhà máy điện Phả Lại. Hệ thống giao thơng thuỷ
có 16 tuyến dài 400 km do trung ương và tỉnh quản lý cho tàu thuyền trọng tải
400 – 500 tấn qua lại dễ dàng. Vị trí địa lý và hệ thống giao thông trên đã tạo
điều kiện cho Hải Dương giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong nước
và quốc tế rất thuận lợi, Hải Dương sẽ có cơ hội tham gia vào phân cơng lao
động trên phạm vi tồn vùng Bắc Bộ, đặc biệt là trao đổi hàng hoá với các
tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu.


Hải Dương có một số khống sản trữ lượng lớn làm nguyên liệu phục vụ công
nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ (đá vôi xi măng, cao lanh, sét chịu
lửa…). Do đó, giảm được chi phí vận chuyển nguyên liệu, tạo điều kiện hạ
giá thành, nâng sức cạnh tranh so với các địa phương khác. Với trữ lượng đá
vơi, xi măng, Hải Dương có thể sản xuất 4 – 5 triệu tấn xi măng mỗi năm.
Hải Dương có nguồn lao động dồi dào, lực lượng lao động trong độ tuổi năm
2002 có gần 92 vạn người, chiếm 54,6% dân số trong tỉnh, lao động trong độ
tuổi từ 18 – 30 chiếm 40% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo
chiếm 19 – 20%, lao động phổ thơng có trình độ văn hố trung học phổ thông
chiếm 60 – 65%. Người lao động Hải Dương cần cù, năng động, tiếp thu, nắm
bắt kỹ thuật nhanh. Với lực lượng lao động đơng đảo, có trình độ văn hoá lại
gần các thành phố nên việc cung ứng lao động làm lâu dài cũng như thời vụ
cho nhu cầu tại các khu này rất thuận lợi.
Có thể nói với tiềm năng phát triển như vậy Hải Dương sẽ ngày một phát triển
nhanh, lợi ích mà đất đai mang lại sẽ ngày càng lớn. Vì vậy tình trạng tranh
chấp đất đai, khiếu nại liên quan đến đất đai cũng ngày một nhiều. Cần có
nhiều biện pháp nâng cao việc giải quyết khiếu nại đất đai để từ đó giữ vững
sự phát triển bền vững của tỉnh Hải Dương.
2.2 Hàng loạt sai phạm trong quản lí đất đai tỉnh Hải Dương giai đoạn
2012 – 2020

Trong thời kỳ 2012-2020 tỉnh Hải Dương và các đơn vị trong tỉnh đã có nhiều
biện pháp tích cực thu hút các nhà đầu tư trong và ngồi nước để xây dựng
các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng về công nghiệp và kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên kết luận cũng chỉ ra
nhiều thiếu sót, vi phạm, cụ thể:
Về dự án khu công nghiệp, UBND tỉnh đã không kiểm tra, giám sát từ đó các
chủ đầu tư dự án đã cho th đất khơng đúng mục đích sử dụng.


Trong đó Khu cơng nghiệp Tân Trường cho th vào đất cây xanh với diện
tích 1,7ha, thu lợi 865 ngàn USD. Khu công nghiệp Nam Sách cho thuê vào
đất Trung tâm điều hành, đất đầu mối kỹ thuật với diện tích 1,6ha, thu lợi 241
ngàn USD, Khu cơng nghiệp Đại An cho thuê vào đất hạ tầng giao thông với
diện tích 1,5ha, thu lợi 342 ngàn USD.
Bên cạnh đó một số chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp cũng bị xác định
chưa ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, chưa thực hiện
nghĩa vụ tài chính nhưng đã ký hợp đồng cho các doanh nghiệp th lại đất.
Trong đó Khu cơng nghiệp Đại An cho 16 doanh nghiệp thuê lại với diện tích
35,9 ha, thu 12,5 triệu USD. Khu công nghiệp Đại An mở rộng cho 4 doanh
nghiệp thuê lại đất với diện tích 23,3 ha, thu 11,5 triệu USD.
Kết luận cũng cho thấy, tại dự án Khu công nghiệp Tân Trường, UBND tỉnh
Hải Dương giao công ty Nam Quang vượt 21,4 ha so với diện tích được Thủ
tướng chấp thuận.
Cịn ở dự án Khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền, UBND tỉnh Hải
Dương đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 112 ha khi
chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
Về dự án cụm công nghiệp, UBND tỉnh cũng chưa ban hành quy chế phối
hợp quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp theo quyết định của Thủ
tướng, từ đó việc quản lý các dự án hoạt động trong cụm công nghiệp rất lúng
túng, khơng hiệu quả, có tình trạng bng lỏng sau đầu tư.

Ngoài ra, việc xây đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng rất chậm. Đặc biệt chưa có
cụm cơng nghiệp nào có trạm xử lý nước thải tập trung nên ảnh hưởng rất lớn
đến môi trường.


Về dự án khu dân cư, đô thị, dịch vụ, kết luận nêu rõ: Dù quy hoạch chung đã
được phê duyệt nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời, quy hoạch chi tiết tại
các khu đơ thị cịn thiếu, chất lượng đồ án quy hoạch hạn chế.
Trong khi đó đối với ba dự án gồm Khu đơ thị mới phía Đơng, phía Tây, Khu
du lịch sinh thái và dịch vụ thành phố Hải Dương, UBND tỉnh đã không tổ
chức lựa chọn nhà đầu tư tham gia đấu thầu cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng
hoặc đấu giá theo quy định.
Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của tỉnh cũng chưa phù hợp quy định pháp
luật. Trong đó năm 2012 và 2013 đã ban hành hai quyết định ưu đãi đầu tư
trái luật. Trong khi đó tổng số tiền thu từ sử dụng đất, thuê đất (từ 2012 đến
2020) là 1.728 tỷ đồng nhưng hiện vẫn còn nợ đọng 444 tỷ.
Một số dự án, cơng trình chủ trương xây dựng chưa tập trung, chưa sát thực
tế, còn dàn trải trong đầu tư, khơng bố trí được vốn dẫn đến thi cơng dở dang,
kéo dài thời gian thực hiện, chậm hồn thành đưa vào sử dụng, hiệu quả đầu
tư thấp, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân ở vùng dự án; vẫn cịn để tình
trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, an tồn
nợ cơng và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Cơng tác lập, thẩm định và phê duyệt ở một số dự án, cơng trình cịn nhiều
hạn chế, chất lượng thấp dẫn tới phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
Việc lập, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự tốn một số dự án,
cơng trình cịn chưa đảm bảo chất lượng yêu cầu, tính khả thi và tính hiệu quả
của dự án nên trong q trình thi công phải xử lý, điều chỉnh phát sinh nhiều
lần, làm tăng giá trị gói thầu, kéo dài thời gian thi công, ảnh hưởng sự phát
triển kinh tế địa phương.
Việc quản lý hợp đồng ở một số gói thầu chưa chặt chẽ theo hình thức hợp

đồng, các điều kiện để điều chỉnh hợp đồng, xử lý phát sinh, bổ sung, điều
chỉnh giá hợp đồng, gia hạn hợp đồng chưa đảm trình tự, thủ tục, đúng thẩm


quyền. Một số dự án đầu tư thiếu vốn kéo dài, chậm đưa vào sử dụng, không
phát huy được hiệu quả so với phê duyệt như: Dự án Ký túc xá sinh viên, Dự
án Khu tái định cư 5B...
Việc tổ chức đấu thầu ở nhiều gói thầu khơng hiệu quả, tỷ lệ giảm giá thấp,
không đạt mục tiêu trong đấu thầu là tiết kiệm vốn cho ngân sách. Một số gói
thầu đấu thầu có biểu hiện hình thức, chủ đầu tư đưa ra các điều kiện, tiêu
chuẩn chưa phù họp với quy mơ gói thầu, làm giảm sự cạnh tranh trong đấu
thầu, tạo điều kiện cho một nhà thầu tham gia để được trúng thầu.
Mặt khác, công tác quản lý thi cơng xây lắp, cơng tác nghiệm thu, thanh quyết
tốn ở 15 dự án, cơng trình được thanh tra cịn để xảy ra các vi phạm, khuyết
điểm như tính tốn khối lượng chưa chính xác, nghiệm thu sai thực tế thi
công, áp dụng sai định mức đơn giá dẫn đến phải xử lý thu hồi lại ngân sách
hoặc giảm trừ khi phê duyệt quyết tốn hồn thành.
Ngồi ra, cơng tác quyết tốn các dự án hồn thành vẫn cịn tình trạng nhiều
dự án hoàn thành nhưng chậm nộp báo cáo quyết toán, chậm phê duyệt quyết
toán theo quy định. Một số dự án sau khi quyết tốn hồn thành việc tạm ứng,
thu hồi tạm ứng theo họp đồng chưa triệt để, còn để nhà thầu chiếm dụng vốn
dây dưa, kéo dài làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Cuối cùng, kết luận xác định UBND tỉnh Hải Dương đã buông lỏng quản lý
nên để xảy ra những tồn tại, thiếu sót nêu trên. Từ đó Tổng Thanh tra Chính
phủ đã kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Hải Dương phải thu hồi các
khoản tiền về ngân sách nhà nước, xử phạt các trường hợp nợ đọng tiền sử
dụng đất.
2.3 Quy trình giải quyết khiếu nại về đất đai và những kết quả đạt được của
tỉnh Hải Dương
Bước 1: Tiếp nhận đơn: Văn thư, cán bộ tiếp cơng dân, lãnh đạo UBND

huyện, thanh tra huyện, Phịng tiếp cơng dân và Văn phịng UBND huyện có


trách nhiệm thường xuyên tiếp nhận đơn khiếu nại, kiến nghị, tố cáo (các đơn
này phải đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật). Những đơn này có thể
được nộp theo ba hình thức: nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp dân của các địa
phương; gửi qua đường bưu điện, qua Bộ phận văn thư; Bộ phận một cửa; gửi
thư trực tiếp đến cá nhân lãnh đạo có thẩm quyền. Cán bộ tiếp công dân tiến
hành phân loại đơn, quá trình này diễn ra trong cùng ngày nhận đơn.
Bước 2: Xem xét, xử lý đơn: Sau khi tiếp nhận đơn thư, cán bộ tiếp dân, thanh
tra huyện, thanh tra Sở tiến hành xem xét, phân loại đơn:
Đối với đơn khiếu nại có đủ điều kiện và thuộc thẩm quyền giải quyết thì tiến
hành thụ lý giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn mà luật quy định.
Tiến hành lập phiếu tiếp nhận đơn thành 02 bản, 1 bản gửi cho công dân
khiếu nại, tố cáo, 1 bản do Bộ phận tiếp dân giữ, sau đó vào sổ tiếp nhận đơn
khiếu nại, tố cáo. Sau khi xem xét, thẩm định nội dung, tính chất của vụ việc
của đơn khiếu nại thì tiến hành đề xuất phương án xử lý và trình phương án
đề xuất lên lãnh đạo cho ý kiến
Đối với đơn khiếu nại, tố cáo không đủ các điều kiện để thụ lý hoặc không đủ
thẩm quyền giải quyết thì phải trả lời trực tiếp hoặc trả lời qua điện thoại
nhưng phải có văn bản trả lời cho người nộp đơn biết, chỉ dẫn người nộp đơn
nộp đơn khiếu nại, tố cáo lên cấp trên có thẩm quyền thụ lý, giải quyết.
Bước 3: Phê duyệt phương án giải quyết: Sau khi nhận đề xuất phương án xử
lý, lãnh đạo có thẩm quyền thực hiện ký ban hành Quyết định thụ lý giải
quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, các đơn vị được phân công nhận và tiến
hành xử lý.
Bước 4: Tiến hành thẩm tra, xác minh và báo cáo kết quả:


Căn cứ nội dung phê lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt, giao giải quyết,

Trưởng các Đoàn, thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiến hành thẩm tra, xác minh,
lập báo cáo kết quả giải quyết nội dung đơn của người nộp đơn theo trình tự,
thủ tục pháp luật quy định. Q trình giải quyết khiếu nại được theo dõi, đơn
đốc chặt chẽ, nếu xảy ra trường hợp các đơn vị thực hiện giải quyết khiếu nại,
tố cáo chậm trễ phải chịu trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Ký ban hành quyết định giải quyết:
Cá nhân lãnh đạo có thẩm quyền ký ban hành quyết định giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo của người có yêu cầu. Sau đó tiến hành báo cáo cáo lên cấp
trên (nếu có đơn của cấp trên chuyển về) và thơng báo kết quả, trả lời cho
người có đơn.
Bước 6: Lưu hồ sơ:
Phòng chức năng, thanh tra huyện, văn phòng UBND huyện lưu giữ hồ sơ
giải quyết khiếu nại, tố cáo, hồ sơ này phải được đánh số thứ tự theo quy định
của pháp luật. Hồ sơ được lưu giữ bao gồm những nội dung sau: Đơn khiếu
nại, tố cáo; cơng văn chuyển đơn; tài liệu,chứng cứ có liên quan thu thập
trong quá trình giải quyết; biên bản xác minh, kết quả giám định, biên bản đối
thoại, gặp gỡ giữa các bên; văn bản giải trình; kết quả giải quyết đơn; các tài
liệu khác có liên quan khác.

Những kết quả đạt được: Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
được Cấp ủy, lãnh đạo Sở quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kịp thời
xử lý. Trong kỳ báo cáo khơng có đơn thư khiếu nại, khơng có các vụ việc


khiếu nại, tố cáo đông người. Các đơn thư kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm
quyền đều được quan tâm, xử lý đúng quy trình, đúng thời hạn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo.
Mặc dù đã quy định khá chặt chẽ ngay trong luật và các văn bản hướng dẫn
thi hành nhưng cơng dân chưa tìm hiểu nắm rõ dẫn đến khiếu nại tố cáo
không đúng thẩm quyền, vượt cấp gây khó khăn cho hướng giải quyết cơ

quan nhà nước.
Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại tố cáo luôn giải
quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tuân thủ pháp luật, không né
tránh, đùn đẩy trách nhiệm, đúng thẩm quyền. Tuy nhiên việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo là một cơng việc phức tạp, địi hỏi những người làm cơng tác
này ngồi phải có trình độ chun mơn vững vàng, kinh nghiệm thực tiễn và
am hiểu về kiến thức xã hội, cịn phải có phẩm chất đạo đức chính trị, có tâm
huyết với cơng việc được giao và đặc biệt có tinh thần trách nhiệm, đạo đức
của người cơng chức tận tâm, tận tụy phục vụ nhân dân.
Ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, điều hành, thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Sở Xây dựng đã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của
Bộ chính trị; Luật Tiếp cơng dân và các văn bản hướng dẫn thi hành; thường
xuyên rà soát các văn bản có liên quan đến khiếu nại, tố cáo để kịp thời điều
chỉnh bổ sung các quy định, quy chế tiếp công dân của cơ quan và phân công
theo lĩnh vực phụ trách.
Đánh giá vai trò của cơ quan thanh tra trong công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo; công tác phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các nội dung khác có liên quan.


Cơ quan thanh tra có vai trị rất quan trọng trong công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo. Thanh tra Sở chủ trì thực hiện cơng tác tiếp cơng dân, giải quyết
khiếu nai, tố cáo tại Sở Xây dựng.
Thường xuyên phối hợp tốt với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo; luôn phối hợp chặt chẽ với Thanh tra tỉnh; tham mưu và báo
cáo kịp thời cho Thanhh tra Bộ trực thuộc và các cơ quan cấp trên khi có yêu
cầu.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI HIỆN NAY

3.1 Một số hạn chế trong giải quyết khiếu nại về đất đai
Biên chế Thanh tra Sở hiện nay cịn thiếu, bên cạnh đó cán bộ thanh tra
Sở cịn thường xun tham gia các đồn kiểm tra, thanh tra liên ngành do các
Sở, ban, ngành chủ trì.
Trong phân công một số cán bộ làm kiêm nhiệm công tác tiếp dân và
giải quyết khiếu nại, tố cáo do đó chưa đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu
sâu các quy định về khiếu nại, tố cáo.
Địa bàn hoạt động rộng trên 13 huyện thị, thành phố, thị xã; với số
lượng cán bộ ít mà phương tiện đi lại khơng có nên tình trạng nắm bắt các dự
án, cơng trình chưa kịp thời dẫn đến việc phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Hiện nay, việc giải quyết khiếu nại chưa bảo đảm đầy đủ tính khách quan,
cơng khai, dân chủ trong quá trình giải quyết; việc khởi kiện của người dân tại
Tịa án cịn bị hạn chế; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại chưa cụ thể, rõ
ràng, nhất là giải quyết khiếu nại lần đầu còn phức tạp, thời hạn giải quyết
dài, chưa tạo thuận lợi cho công dân; chưa đề cao vai trị của các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và của luật sư trong quá trình giải quyết
khiếu nại; thiếu chế tài cụ thể trong việc xử lý trách nhiệm thực hiện công tác


giải quyết khiếu nại; hiệu lực thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại
chưa cao; chưa gắn trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước trong việc
tổ chức tiếp cơng dân. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật hiện hành có
quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, nhất là trong lĩnh vực đất đai…
cịn có sự mâu thuẫn, chồng chéo, chưa tạo được thống nhất trong các quy
định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại.
Hiện nay, việc giải quyết khiếu nại hành chính của công dân chỉ thực hiện
bằng hai loại là thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp. Hai thủ tục này dù có
những ưu điểm song cũng bộc lộ khơng ít hạn chế. Thủ tục hành chính giải
quyết khiếu nại hành chính của cơng dân hiện nay được thực hiện theo Luật
Khiếu nại 2011. So với trước đây, thủ tục này đã có tiến bộ đáng kể vì cho

phép cơng dân khởi kiện vụ án hành chính ra tịa án trong bất kỳ giai đoạn
nào. Tuy nhiên, hạn chế là chưa gắn với thủ tục tiếp công dân và xử lý đơn
thư; việc tiếp và chuyển đơn thư khiếu nại cịn lịng vịng, khó theo dõi và giải
quyết; cịn xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lắp. Đặc biệt, thời hạn giải
quyết khiếu nại chưa phù hợp là một bất cập nhưng đến nay vẫn chưa được
khắc phục.
Hầu hết khiếu nại hành chính trên các lĩnh vực đều được giải quyết theo trình
tự, thủ tục, thời hạn như nhau (thời hạn thụ lý giải quyết khiếu nại lần đầu là
10 ngày, thời hạn giải quyết là 30 ngày). Quy định này khơng phù hợp, bời vì:
Với một số lĩnh vực khiếu nại đòi hỏi phải được giải quyết ngay như xuất
nhập khẩu hàng hóa, giao thơng đường bộ thì thời hạn trên quá dài sẽ gây hậu
quả khó khắc phục như hư hỏng hàng hóa...v.v
Với một số lĩnh vực phức tạp nhạy cảm, phức tạp có nhiều vấn đề vướng mắc
do lịch sử để lại như lĩnh vực đất đai thì thời hạn trên là q ngắn.
Bên cạnh đó, thủ tục tư pháp giải quyết khiếu nại hành chính cũng bộc lộ
nhiều bất cập. Điển hình là biện pháp bảo đảm thi hành các bản án, quyết định



×