Tải bản đầy đủ (.doc) (272 trang)

Tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 272 trang )

BỘ QUỐC PHỊNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN MẠNH TIẾN

TÍNH TÍCH CỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở
CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2024


BỘ QUỐC PHỊNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN MẠNH TIẾN

TÍNH TÍCH CỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở
CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Mã số: 931 04 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. PGS, TS Hoàng Văn Thanh
2. TS Bùi Tuấn Anh

HÀ NỘI - 2024


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Các trích dẫn, số
liệu được trình bày trong luận án là trung
thực và có xuất xứ rõ ràng, khơng trùng lặp
với các cơng trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Mạnh Tiến


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.
1.2.
Chương 2

2.1.
2.2.


2.3.

2.4.

2.5.

Chương 3
3.1.
3.2.
3.3.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tính tích cực và
tính tích cực nghiên cứu khoa học
Giá trị của các cơng trình khoa học đã tổng quan và
những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC
TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM

Các khái niệm cơ bản
Đặc điểm hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng
viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam
Biểu hiện tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng
viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam

Mức độ tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng
viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực nghiên cứu khoa
học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các
trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổ chức nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Tiêu chí và thang đánh giá tính tích cực nghiên cứu
khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở
các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TÍNH TÍCH
CỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA GIẢNG VIÊN

Trang

5
13
13
30

34
34

50

57


65

69
87
87
91

98
102


KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC
TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT
NAM HIỆN NAY

4.1.

4.2.

4.3.
4.4.

Thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng
viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực
nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và
nhân văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam hiện nay

Phân tích chân dung tâm lý
Biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao tính tích cực nghiên
cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân
văn ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
hiện nay

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

102

140
148

156
175
177
178
188


2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giáo dục đào tạo
Khoa học xã hội và nhân văn
Nghiên cứu khoa học
Nhà xuất bản
Quản lý khoa học
Sĩ quan Chính trị
Sĩ quan Công binh
Sĩ quan Lục quân 1
Sĩ quan quân đội
Sĩ quan Thông tin
Tâm lý - xã hội
Yếu tố chủ quan

Yếu tố khách quan

CHỮ VIẾT TẮT
ĐTB
ĐLC
GDĐT
KHXH&NV
NCKH
Nxb
QLKH
SQCT
SQCB
SQLQ1
SQQĐ
SQTT
TLXH
YTCQ
YTKQ

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
2.1
2.2
2.3
2.4

TÊN BẢNG
Các chỉ báo về sự chủ động trong nghiên cứu khoa học của giảng viên
Các chỉ báo về sự hứng thú trong nghiên cứu khoa học của giảng viên
Các chỉ báo về sự sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của giảng viên

Các chỉ báo về sự vượt khó trong nghiên cứu khoa học của giảng viên

Trang
60
61
62
63


3

2.5.
3.1
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7

Các chỉ báo về sự hiệu quả trong nghiên cứu khoa học của giảng viên
Phân bố khách thể nghiên cứu
Sự chủ động trong chuẩn bị nghiên cứu khoa học của giảng viên
Sự chủ động trong thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên
Sự chủ động khi hoàn thành nghiên cứu khoa học của giảng viên
Sự sáng tạo trong chuẩn bị nghiên cứu khoa học của giảng viên
Sự sáng tạo trong thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên
Sự sáng tạo khi hoàn thành nghiên cứu khoa học của giảng viên
Sự hứng thú trong chuẩn bị nghiên cứu khoa học của giảng viên


64
87
102
104
105
109
110
111
115

4.8

Sự hứng thú trong thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên

116

4.9

Sự hứng thú khi hoàn thành nghiên cứu khoa học của giảng viên

117

4.10 Sự vượt khó trong chuẩn bị nghiên cứu khoa học của giảng viên
4.11 Sự vượt khó trong thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên

122
123

4.12 Sự vượt khó khi hồn thành nghiên cứu khoa học của giảng viên


124

4.13 Sự hiệu quả trong chuẩn bị nghiên cứu khoa học của giảng viên

128

4.14 Sự hiệu quả trong thực hiện nghiên cứu khoa học của giảng viên
4.15 Sự hiệu quả của giảng viên khi hoàn thành nghiên cứu khoa học

129

4.16 Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực nghiên
cứu khoa học của giảng viên
4.17 Mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố khách quan đến tính tích
cực nghiên cứu khoa học của giảng viên
4.18 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến tính tích cực
nghiên cứu khoa học của giảng viên
4.19 Dự báo xu hướng biến đổi các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích
cực nghiên cứu khoa học của giảng viên
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
4.1
4.2
4.3
4.4
4.5
4.6
4.7


130
141
142
145

TÊN BIỂU ĐỒ
Trang
Sự chủ động trong nghiên cứu khoa học của giảng viên
106
Sự sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của giảng viên
112
Sự hứng thú trong nghiên cứu khoa học của giảng viên
118
Sự vượt khó trong nghiên cứu khoa học của giảng viên
125
Sự hiệu quả trong nghiên cứu khoa học của giảng viên
132
Thực trạng tính tích cực nghiên cứu khoa học của giảng viên
135
So sánh đánh giá của giảng viên về tính tích cực nghiên cứu
138


4

4.8

khoa học theo trình độ đào tạo
So sánh đánh giá của giảng viên về tính tích cực nghiên cứu
khoa học theo thâm niên nghề nghiệp


139

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT
TÊN SƠ ĐỒ
Trang
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực nghiên cứu khoa
học của giảng viên
85
4.1 Tương quan giữa các biểu hiện thành phần của tính tích cực
4.2

nghiên cứu khoa học
Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực

137

nghiên cứu khoa học của giảng viên

142


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Ngày nay, trước tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng khoa học công
nghệ 4.0; trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh

nhuệ, từng bước hiện đại và nhiệm vụ đổi mới toàn diện GDĐT, xây dựng “Nhà
trường thông minh, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [27] theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, gắn đào tạo với NCKH... đặt ra vấn đề phải đẩy
mạnh hơn nữa hoạt động NCKH ở các trường SQQĐ. Muốn vậy, các trường phải
tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó nâng cao tính tích cực NCKH của
giảng viên được xem là giải pháp cơ bản, quan trọng, bắt buộc và cấp thiết nhất.
Ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, giảng viên
KHXH&NV có hai nhiệm vụ cơ bản là: giảng dạy và NCKH. Hai nhiệm vụ đó có
quan hệ gắn bó chặt chẽ và hỗ trợ nhau. NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề để
giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy trên lớp. Ngược lại, giảng dạy phản
ánh kết quả NCKH của giảng viên. Cùng với hoạt động giảng dạy, NCKH là
thước đo năng lực chuyên môn, là điều kiện căn bản để thực hiện chức trách,
nhiệm vụ của người giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng GDĐT. Tuy nhiên,
giảng viên muốn đồng thời thực hiện tốt hai nhiệm vụ trên thì họ phải phát huy
tính tích cực NCKH của mình.
Tính tích cực NCKH vừa là phẩm chất nhân cách, vừa là động lực nghiên
cứu của giảng viên KHXH&NV. Nó được hình thành phát triển, gắn liền với
hoạt động NCKH và trở thành yếu tố cơ bản, quan trọng góp phần phát triển
các phẩm chất khoa học, trực tiếp quyết định chất lượng, hiệu quả cũng như sự
biến đổi hoạt động NCKH của người giảng viên. Hơn nữa, khi giảng viên tích
cực NCKH sẽ luôn chủ động làm chủ về thời gian, độc lập tìm tịi ý tưởng, lập
kế hoạch, lựa chọn đối tượng, nội dung, phương pháp, phương tiện nghiên cứu
mà không cần nhắc nhở, đốc thúc, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn
cảnh bên ngoài; đồng thời, khi tích cực nghiên cứu, giảng viên sẽ hứng thú,


6

sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập, hăng hái, linh hoạt, đầu tư nhiều công
sức hơn cho hoạt động nghiên cứu... Từ đó, giảng viên có điều kiện để mở

rộng, nâng cao kiến thức chun mơn, hình thành và phát triển các phẩm chất
khoa học, tự khẳng định mình và tạo nên hiệu ứng, lây lan tâm lý tích cực cho
học viên và đồng nghiệp, khuyến khích họ cùng hứng thú, say mê, vượt khó
trong nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng NCKH, tạo nên uy
tín, vị thế của khoa và nhà trường. Hơn nữa, tính tích cực NCKH có mối quan
hệ chặt chẽ với tính tích cực giảng dạy của giảng viên, theo đó, nếu giảng viên
tích cực NCKH thì họ sẽ tích cực giảng dạy, đạt hiệu quả cao trong hoạt động
nghề nghiệp của mình và ngược lại. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra là phải nâng cao
hơn nữa tính tích cực NCKH của giảng viên. Muốn vậy, phải tìm ra nguồn gốc,
bản chất, các biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH của
giảng viên, từ đó đề xuất biện pháp TLXH nhằm nâng cao tính tích cực NCKH
của giảng viên ở các trường SQQĐ.
Trong những năm qua, các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
đã nhận thức rõ vị trí, vai trò tính tích cực NCKH của giảng viên
KHXH&NV nên đã chú trọng bồi dưỡng nâng cao tính tích cực NCKH cho
đội ngũ này. Nhờ đó, tính tích cực NCKH của giảng viên ở mức độ cao,
hoàn thành mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ NCKH được giao. Song, trước yêu
cầu thực tiễn của sự nghiệp đổi mới quân đội và đất nước hiện nay thì hoạt
động NCKH ở các trường chưa theo kịp và chưa đáp ứng tốt, còn những hạn
chế, bất cập. Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Số 791- NQ/TW
về lãnh đạo công tác khoa học, công nghệ và môi trường trong quân đội của
Cục Nhà trường [19] đã chỉ rõ: Còn một bộ phận cán bộ, giảng viên chưa
tích cực NCKH, dẫn đến tình trạng chậm tiến độ, chất lượng đề tài không
cao, khả năng ứng dụng và xã hội hóa thấp. Bên cạnh đó, cơng tác lãnh đạo,
tổ chức, quản lý hoạt động khoa học đối với đội ngũ này chưa thực sự phù
hợp, chưa được quan tâm đúng mức; các cơ chế, chính sách đãi ngộ còn bất
cập... Tình hình đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng NCKH và


7


GDĐT ở các nhà trường. Vì vậy, nghiên cứu tính tích cực, tìm ra biện pháp
TLXH để nâng cao hơn nữa tính tích cực NCKH cho giảng viên là yêu cầu
tất yếu, quan trọng ở các trường SQQĐ hiện nay.
Về mặt lý luận, đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tính tích cực
và tính tích cực NCKH. Song, chưa có cơng trình nào nghiên cứu trực tiếp, hệ
thống và sâu sắc về tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường
sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam trên bình diện Tâm lý học. Do vậy, đây là
vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả luận án lựa chọn vấn đề: “Tính tích cực
nghiên cứu khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ
quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn tính tích cực NCKH của giảng
viên KHXH&NV, đề xuất biện pháp TLXH nâng cao tính tích cực NCKH của
giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng NCKH và GDĐT ở các trường sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Làm rõ những vấn đề lý luận về tính tích cực NCKH của giảng viên
KHXH&NV ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Khảo sát, đánh giá thực trạng tính tích cực NCKH và thực trạng các
yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các
trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Đề xuất biện pháp TLXH nâng cao tính tích cực NCKH của giảng viên
KHXH&NV ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Luận án nghiên cứu trên giảng viên KHXH&NV và cán bộ QLKH ở các

trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.


8

Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH của giảng viên.
Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung:
Hoạt động NCKH của giảng viên được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, Luận án chỉ lựa chọn hình thức nghiên cứu đề tài khoa học của giảng viên làm
nội dung chủ yếu trong nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu 5 mặt biểu hiện tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV: Sự
chủ động, sự hứng thú, sự sáng tạo, sự vượt khó và sự hiệu quả trong NCKH.
Nghiên cứu 4 YTCQ và 4 YTKQ ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH của
giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
* Về không gian nghiên cứu:
Luận án khảo sát ở 4 trường sĩ quan (Trường SQCT, Trường SQLQ1,
Trường SQTT và Trường SQCB) đại diện cho các loại hình ngành nghề đào
tạo (chính trị, quân sự và kỹ thuật) trên cả ba miền Tổ quốc (Bắc, Trung,
Nam) trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
* Về thời gian: Số liệu điều tra, khảo sát, tổng hợp chủ yếu trong 5 năm
(từ năm 2019 đến năm 2023).
4. Giả thuyết khoa học
Tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay ở mức độ cao, song không đồng đều
giữa các mặt biểu hiện, trong đó sự chủ động, sáng tạo, vượt khó và hiệu quả
NCKH của giảng viên ở mức độ cao, hứng thú NCKH của giảng viên ở mức độ
trung bình. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tính tích cực NCKH giữa
các giảng viên có thâm niên và trình độ khác nhau.

Tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV chịu ảnh hưởng bởi các
yếu tố: Xu hướng NCKH của giảng viên; năng lực NCKH của giảng viên; kinh
nghiệm NCKH của giảng viên; ý chí NCKH của giảng viên; sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học công nghệ; yêu cầu, nhiệm vụ NCKH trong thời kỳ mới; môi
trường NCKH của giảng viên; sự quan tâm, đãi ngộ của lãnh đạo, chỉ huy các
cấp đối với hoạt động NCKH của giảng viên.


9

Có thể nâng cao tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở
các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam khi thực hiện đồng bộ
các biện pháp: Phát triển xu hướng NCKH của giảng viên; tổ chức đa
dạng các hoạt động khoa học để giảng viên tích cực NCKH; phát huy
tính tự giác NCKH của giảng viên; hoàn thiện cơ chế, chính sách và
quản lý chặt chẽ hoạt động NCKH của giảng viên; xây dựng môi trường
NCKH dân chủ, lành mạnh ở các trường sĩ quan quân đội.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được xây dựng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chiến lược phát triển GDĐT,
Khoa học Công nghệ và Môi trường trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đồng thời
luận án còn dựa vào các quan điểm của Tâm lý học hoạt động và hệ thống lý luận về
tính tích cực, tính tích cực NCKH của các nhà khoa học ở trong và ngoài nước để
giải quyết vấn đề đặt ra.
Phương pháp luận
Quá trình nghiên cứu, Luận án vận dụng các nguyên tắc phương pháp
luận của Tâm lý học mác xít, đặc biệt là: Nguyên tắc quyết định luận duy vật
biện chứng các hiện tượng tâm lý, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc phát
triển tâm lý, nguyên tắc tiếp cận nhân cách, nguyên tắc thống nhất giữa tâm

lý - ý thức và hoạt động. Đồng thời, tiếp cận theo các cách sau:
Tiếp cận hệ thống: Tính tích cực nói chung và tính tích cực NCKH nói
riêng chịu ảnh hưởng của hệ thống các yếu tố. Trong phạm vi luận án này,
tính tích cực NCKH của giảng viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân
Việt Nam được xem xét dưới sự ảnh hưởng của các YTCQ và YTKQ. Chính
vì vậy, việc nghiên cứu tính tích cực NCKH của giảng viên phải được đặt
trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng giữa các yếu tố, chứ không thể chỉ
dựa vào một yếu tố riêng lẻ nào. Hơn nữa, việc xác định đúng vai trò, mức độ
ảnh hưởng của từng yếu tố là cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp tác
động phù hợp cho vấn đề nghiên cứu.


10

Tiếp cận lịch sử: Tính tích cực không được sinh ra mà được hình thành, phát
triển trong một thời kỳ lịch sử nhất định nên nó là một phạm trù khách quan, mang tính
xã hội, lịch sử. Do vậy, tính tích cực trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể cũng có những
biểu hiện tương ứng. Khi điều kiện, hồn cảnh thay đổi sẽ dẫn đến sự hình thành tính
tích cực mới trên cơ sở kế thừa và phát triển những tính tích cực đã có.
Tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách: Hoạt động của con người vừa là cơ
sở tạo ra tính tích cực, tính tích cực hoạt động tạo ra giá trị. Giá trị mà cá nhân tạo
ra do tích cực hoạt động góp phần phản ánh và hình thành nhân cách. Luận án
nghiên cứu tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV với tư cách là một
phẩm chất nhân cách, do vậy tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách sẽ là chìa
khóa để xem xét, đánh giá vấn đề và làm rõ đối tượng.
Tiếp cận tâm lý học - xã hội quân sự: Tâm lý học - xã hội quân sự
nghiên cứu sự hình thành phát triển của các hiện tượng tâm lý - xã hội, các cơ
chế, quy luật tâm lý - xã hội và mối quan hệ xã hội nảy sinh giữa các nhóm,
tập thể quân nhân và quân nhân trong hoạt động NCKH ở nhà trường quân
đội. Do đó, tiếp cận tâm lý học - xã hội quân sự giúp làm rõ các đặc điểm hoạt

động và mối quan hệ NCKH; yêu cầu, biểu hiện của phẩm chất, năng lực
NCKH đối với giảng viên nhà trường quân đội; xác định các yếu tố ảnh
hưởng và biện pháp nâng cao tính tích cực NCKH của giảng viên. Do đó,
cách tiếp cận này là cơ sở khoa học quan trọng trong nghiên cứu tính tích cực
NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ hiện nay.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn, báo cáo tổng kết của Quân
ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị, Cục Khoa học, Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham
mưu và các trường sĩ quan về công tác khoa học; hoạt động NCKH với các sản phẩm
khoa học của giảng viên.
Thực tiễn hoạt động NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường
SQQĐ đặt ra những vấn đề cần được nghiên cứu, luận giải để đáp ứng yêu
cầu giáo dục và đào tạo SQQĐ trong điều kiện mới.
Đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tính tích cực và tính tích
cực NCKH nhưng trên bình diện Tâm lý học lại chưa có cơng trình nào


11

nghiên cứu trực tiếp, hệ thống và sâu sắc về tính tích cực NCKH của giảng
viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
* Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu
Chúng tơi sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái
quát hóa các nguồn tài liệu nhằm thu thập, khai thác các thông tin để xây dựng cơ
sở lý luận của luận án. Các tài liệu, văn bản được nghiên cứu gồm: Các tác phẩm
kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các Văn kiện, Nghị
quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân ủy trung ương và các trường sĩ quan;
các văn bản, chỉ thị, báo cáo của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu; các cơng trình nghiên cứu, luận án, đề tài, báo cáo khoa học, các bài báo khoa

học và tác phẩm chuyên khảo về tâm lý học có liên quan đến đề tài.
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để đánh giá thực trạng và có cơ sở đề xuất biện pháp TLXH nâng cao
tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường sĩ quan Quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như: Điều tra bằng bảng hỏi; phỏng vấn sâu; nghiên cứu kết quả hoạt
động; xin ý kiến chuyên gia và phân tích chân dung tâm lý.
* Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra, khảo sát và thể
hiện kết quả nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận
Luận án đã góp phần làm phong phú thêm lý luận về tính tích cực; tính tích
cực NCKH và xác định được các biểu hiện, đặc điểm, các yếu tố ảnh hưởng đến
tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ.
Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra, tính tích cực NCKH của giảng viên
KHXH&NV ở các trường SQQĐ ở mức cao, trong đó có bốn biểu hiện (sự chủ động,
sự sáng tạo, sự vượt khó và sự hiệu quả trong NCKH của giảng viên) cùng ở mức cao
và một biểu hiện (sự hứng thú trong NCKH của giảng viên) ở mức trung bình.


12

Tìm ra mối quan hệ giữa các biểu hiện thành phần với nhau và giữa từng biểu
hiện thành phần với tính tích cực NCKH của giảng viên có tương quan thuận và rất
mạnh. Điều đó khẳng định, các biểu hiện thành phần này có vị trí quan trọng trong
tính tích cực NCKH của giảng viên, nếu một biểu hiện nào đó tăng lên hay giảm đi
đều kéo theo sự tăng lên hay giảm đi của tính tích cực NCKH của giảng viên.
Phân tích được hai chân dung tâm lý về tính tích cực NCKH, góp phần mơ tả

rõ thực trạng tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ.
Xác định được mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực NCKH và đề
xuất được các biện pháp TLXH nâng cao tính tích cực NCKH của giảng viên
KHXH&NV ở các trường SQQĐ hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Về lý luận
Luận án đã bổ sung, góp phần làm rõ một số khái niệm của Tâm lý học quân
sự: Giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ; nghiên cứu KHXH&NV quân sự;
tính tích cực; tính tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ.
Luận án góp phần bổ sung, phát triển, làm phong phú thêm lý luận về tính
tích cực NCKH của giảng viên KHXH&NV ở các trường SQQĐ.
Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án giúp giảng viên KHXH&NV, cán bộ
QLKH và học viên nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tính tích cực trong
hoạt động khoa học, góp phần nâng cao chất lượng NCKH và GDĐT ở các
trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ tăng thêm ý nghĩa ứng
dụng của Tâm lý học vào đời sống hoạt động quân sự, đặc biệt là hoạt động
nghiên cứu KHXH&NV quân sự.
Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho hoạt động NCKH của giảng
viên, học viên và cán bộ QLKH ở các trường SQQĐ.
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương; kết luận; danh mục các cơng trình khoa
học của tác giả đã được công bố; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


13

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN

1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tính tích cực và tính
tích cực nghiên cứu khoa học
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về nguồn gốc, bản
chất của tính tích cực và tính tích cực nghiên cứu khoa học
Khi phân tích về nhân cách và tính tích cực của nhân cách, S.Freud
(1915), Những bài giảng nhập đề của Tâm phân học [81] đã chỉ ra: Nguồn
năng lượng của toàn bộ thế giới tinh thần và khả năng sáng tạo của con người là
“cái nó” - cái vơ thức (bao gồm cái bản năng sinh vật mà bản năng tình dục
đóng vai trị trung tâm). Do đó, bản chất, nguồn gốc, động lực thúc đẩy con
người tích cực sáng tạo xuất phát từ việc được thỏa mãn hay khơng được thoả
mãn những địi hỏi từ bản năng sinh vật. Bản năng, mà đặc biệt là bản năng
tính dục (trong mơ hình của S.Freud), những “sự lo lắng cơ bản” (Homey),
“hướng tới yêu thương” (Fromm), “hướng tới thành công, sự độc đáo, quyền
lực, hoàn thiện” (Adler) là nguồn gốc của tính tích cực hoạt động ở con
người; Những cái liên quan đến động lực thúc đẩy con người hoạt động là
những cái nằm trong bản thân mỗi người được di truyền. Như vậy, S.Freud và
các học trị của ơng đã lý giải tính tích cực tâm lý bằng cách sinh vật hóa con
người, coi bản năng tính dục là cội nguồn mà chưa thấy được nguồn gốc, bản
chất xã hội - lịch sử của tính tích cực trong toàn bộ đời sống tâm lý con người.
Nghiên cứu về tính tích cực của hành vi, J.B. Watson [dẫn theo 39] đã
chỉ rõ: Toàn bộ cuộc sống của con người được xem như là lịch sử của tính
tích cực, nó được hiểu là tổng hồ các phản ứng. Từ đó dẫn đến quan niệm về
“dòng tính tích cực” đem đối nghịch với “dòng ý thức” của Tâm lý học chủ
quan của James. Bản thân khái niệm “dòng tính tích cực” như là một khái
niệm ngầm hiểu là “dòng hành vi”; “dòng hành vi” được hiểu là toàn bộ tổ
hợp hành vi hợp lại bởi các trả lời đơn thuần đối với kích thích. Từ đó có thể
hiểu được “dịng tính tích cực” trong trường hợp có nghiên cứu mối liên hệ



14

giữa thế giới bên ngoài và cuộc sống của cơ thể; điều này chứng tỏ quan điểm
quyết định luận duy vật của J.B.Watson về hành vi người mà ông tiếp thu
được từ Tâm lý học động vật khách quan và Tâm lý học thực nghiệm từ thế
kỷ trước. Từ những nghiên cứu của mình, J.B.Watson đã đưa ra cơng thức cổ
điển, nổi tiếng: S - R, trong đó S (Stimulant - kích thích), R (Reaction - phản
ứng), theo đó nguồn gốc, bản chất tính tích cực hành vi của con người là do
kích thích từ môi trường đem lại.
Sau này, B. F. Skinner (1974), Về chủ nghĩa hành vi [116] và C.Hall,
E.Tolman …đã khái quát và bổ sung, phát triển công thức cổ điển, nổi tiếng của
J.B. Watson bằng cách đưa thêm vào cơng thức đó yếu tố “tạo tác” (Operant) (S
- O - R) để giải thích và miêu tả rõ hơn tính tích cực chủ thể của hành vi con
người, từ đây hành vi được gọi là hành vi tạo tác. Theo đó, hành vi được đề xuất
ra với tư cách là một trong ba dạng: hành vi vơ điều kiện; hành vi có điều kiện và
hành vi tạo tác. Hành vi tạo tác là một kiểu hành vi có liên quan đến một kiểu
học tập gồm 3 loại: củng cố, phần thưởng và sự trừng phạt. Tính tích cực của
con người sẽ tăng lên khi tăng cường những hành vi củng cố tích cực như cho
thêm giá trị, khen ngợi sau mỗi lần thực hiện hành vi.
Như vậy, các nhà Tâm lý học hành vi đã quan niệm một cách cơ học,
máy móc về tính tích cực, coi nguồn gốc, bản chất tính tích cực hành vi của
con người là do kích thích từ môi trường; họ đã đánh đồng tính tích cực hoạt
động của con người với hành vi của con vật.
Tù kết quả nghiên cứu về tính tích cực, tính tích cực nhận thức, tác giả
X.L.Rubinstein (1969), Con người và thế giới, [79] đã chỉ ra, tính tích cực cũng
như các phẩm chất tâm lý khác nảy sinh, hình thành, phát triển và bộc lộ thông
qua hoạt động. Tính tích cực luôn gắn liền với hoạt động và phản ánh thái độ của
chủ thể trong hoạt động. Đặc biệt, tác giả đã xem xét ảnh hưởng của kinh
nghiệm lịch sử nhân loại, nằm trong các dấu hiệu tác động đến sự hình thành

tính tích cực của con người; đồng thời đã xem xét hoạt động như một hình thức


15

đặc trưng trong tính tích cực của con người. Đó là cơ sở lý luận vững chắc để
luận án luận giải phương thức tồn tại của tính tích cực NCKH của giảng viên.
Trong nghiên cứu về nguồn gốc và sự phát triển của tính tích cực cá nhân, tác
giả A. G.Côvaliop (1971), Tâm lý học cá nhân [18] đã khẳng định: Nhu cầu là nguồn
gốc của tính tích cực cá nhân và còn chỉ ra, tính tích cực của con người trải qua một
quá trình tiến hóa cá thể phức tạp trong lịch sử. Đây là nghiên cứu ban đầu, quan
trọng về nguồn gốc, sự hình thành phát triển của tính tích cực hoạt động của con
người nói chung và tính tích cực NCKH của giảng viên nói riêng.
Nghiên cứu về tích cực của chủ thể, tác giả A.N.Leonchiev (1972),
Những vấn đề phát triển tâm lý [57] chỉ rõ: Nói về cuộc sống ở dạng chung
nhất của nó chúng ta phải giữ quan điểm công nhận tính chất tích cực của chủ
thể. Đối với mọi tồn tại sống, đối tượng khơng chỉ là cái mà khi quan hệ với
nó thì một thuộc tính nào đó có thể lộ ra, mà còn là đối tượng khẳng định sự
sống của tồn tại, là đối tượng mà trong quan hệ với nó tồn tại sống khơng chỉ
là cái thụ động mà cịn là cái tích cực hoạt động vươn tới một cái gì đó có
đam mê. Như vậy, A.N.Leonchiev đã nhấn mạnh mối liên hệ khăng khít giữa
tính tích cực của chủ thể và tính đối tượng của mọi hoạt động sống. Đồng
thời, qua việc tách tính tích cực của chủ thể ra thành một thành tố bắt buộc
phải có trong hoạt động và phải đặt trong hoạt động, ông đã vận dụng nguyên
tắc tính tích cực, tính đam mê sang tất cả các hình thái của hành vi. Đây là
một sự khác biệt cơ bản giữa quan niệm tính tích cực hoạt động trong luận
điểm của ông với quan niệm tính tích cực hành vi trong chủ nghĩa hành vi.
Tác giả còn chỉ ra: Đối tượng hoạt động là động cơ thực sự của hoạt động và
tính tích cực được tạo ra bằng hoạt động, đồng thời cũng là nhân tố tham gia thực
hiện hoạt động, hơn thế nữa nhờ gắn liền với sự thoả mãn mục đích, động cơ mà

tính tích cực đạt mức cao nhất của nó là sự say mê. Như vậy, tính tích cực thể hiện
trong trạng thái hoạt động và được thúc đẩy bởi động cơ, do nhu cầu tạo ra và biểu
hiện trong những hành động, hành vi cụ thể của con người. Những nghiên cứu của
A.N.Leonchiev về tính tích cực của con người có giá trị to lớn, là cơ sở lý luận cơ
bản, quan trọng để nghiên cứu về tính tích cực NCKH của giảng viên.


16

Khi xem xét dấu hiệu bản chất của tính tích cực, các tác giả M.I.Lixina,
V.S.Iukevich [dẫn theo 92] đã chỉ ra: Tính tích cực luôn gắn liền với hoạt động,
phải được thể hiện trong trạng thái hoạt động và được biểu hiện trong những hành
động, hành vi cụ thể; Tính tích cực chỉ tính sẵn sàng hoạt động, là nhu cầu đối với
hoạt động của chủ thể. Yếu tố nhu cầu có mối quan hệ chặt chẽ với tính tích cực,
nó là một thành tố tâm lý tạo nên nguồn gốc, động lực của tính tích cực, nếu
khơng có nhu cầu thì khơng có tính tích cực; Tính tích cực chỉ sự chủ động, hành
động một cách có ý thức, theo chủ ý của mình đối lập với sự bị động, thụ động.
Như vậy, tác giả đã chỉ rõ mối quan hệ giữa tính tích cực của chủ thể với nhu cầu,
hoạt động của con người, đó là cơ sở quan trọng để xem xét vấn đề nguồn gốc,
bản chất của tính tích cực NCKH của giảng viên ở các trường SQQĐ.
Tác giả V. Ơkơn (1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề cho
rằng: "Khi ta nói đến tính tích cực chúng ta quan niệm là lòng mong muốn
hoạt động được nảy sinh một cách không chủ định và gây nên những biểu
hiện bên ngoài hoặc bên trong của sự hoạt động" [73, tr.38]. Như vậy, tính
tích cực mang tính chủ thể, thể hiện trong hoạt động và được thúc đẩy bởi các
nhu cầu hoạt động của con người. Đây là cơ sở khoa học khẳng định nguồn
gốc của tính tích cực NCKH của giảng viên.
Khi xem xét từ góc độ chức năng, vai trị của chủ thể với thế giới bên
ngồi, các tác giả S.Đ.Smiznov, V.P.Diatrencơ, V.Ia.Romanov [dẫn theo 94] đã
chỉ ra: Tính tích cực thể hiện tính chủ định của ý thức, sự chủ động của chủ thể

với thế giới bên ngoài; Tính tích cực là thông số đo sự chuyển động, sự biến
đổi hoạt động tâm lý của chủ thể gắn liền với tiêu hao năng lượng tâm lý và
sinh lý; Tính tích cực không chỉ thực hiện chức năng thích nghi mà cao hơn là
sự thích ứng, sự cải tạo, sáng tạo của chủ thể với thế giới bên ngoài.
A.Maslow (1987), Động lực và tính cách [115]. Trong tác phẩm này, các
nhà Tâm lý học nhân văn với hai đại diện là A.Maslow và C. Rogers cho rằng
nguồn gốc, động lực của tính tích cực được thể hiện ở “Nhu cầu - Tính tích cực ".
Điều thúc đẩy con người ta hoạt động xuất phát từ những nguồn lực bên trong như
nhu cầu tự hiện thực hóa, khuynh hướng hiện thực hoá bẩm sinh hoặc nhu cầu tự



×