Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Các yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả của bản thân trong giao tiếp xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.31 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Các yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả của bản thân
trong giao tiếp xã hội & các biện pháp thực tiễn giúp bản thân
nâng cao kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp xã hội

Ngành:

TÂM LÝ HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Vĩnh Nghi
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Khoa Việt
MSSV: 2210260012

Lớp: 22TXTL01

Học phần: Tâm lý học giao tiếp

TP. Hồ Chí Minh, 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Các yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả của bản thân
trong giao tiếp xã hội & các biện pháp thực tiễn giúp bản thân
nâng cao kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp xã hội


Ngành:

TÂM LÝ HỌC

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Vĩnh Nghi
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Khoa Việt
MSSV: 2210260012

Lớp: 22TXTL01

Học phần: Tâm lý học giao tiếp

TP. Hồ Chí Minh, 2023


i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


ii
MỤC LỤC
1. CÁC YẾU TỐ CẢN TRỞ VIỆC LẮNG NGHE CÓ HIỆU QUẢ CỦA BẢN
THÂN TRONG GIAO TIẾP XÃ HỘI ....................................................................1
1.1. Tốc độ tư duy .........................................................................................1
1.2. Thói quen xấu khi lắng nghe ................................................................3
1.3. Thiếu kiên nhẫn .....................................................................................4
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC TIỄN GIÚP BẢN THÂN NÂNG CAO KỸ NĂNG
LẮNG NGHE TRONG GIAO TIẾP XÃ HỘI .......................................................4
2.1. Thực hành “Giao tiếp phi bạo lực” / “Giao tiếp trắc ẩn”

(Nonviolent Communication) ......................................................................4
2.2. Thực hành mindfulness (“Chánh niệm”/ “Tỉnh thức”) ....................6
2.3. Thực hành lắng nghe, tự quan sát, tự đánh giá và học cách kiên
nhẫn với bản thân ........................................................................................6
3. KẾT LUẬN ............................................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................8


1
1. CÁC YẾU TỐ CẢN TRỞ VIỆC LẮNG NGHE CÓ HIỆU QUẢ CỦA BẢN
THÂN TRONG GIAO TIẾP XÃ HỘI
Theo Nhi (2018) lắng nghe là một tiến trình tâm lý. Lắng nghe là để hết tâm trí
vào người nói thơng qua việc quan tâm đến lời nói và tâm trạng, cảm xúc ẩn chứa
bên trong, nhận diện được nhu cầu của người nói và nghe một cách khách quan, thể
hiện sự tơn trọng với người nói, sẵn sàng lắng nghe và sẵn sàng phản hồi, kiên nhẫn
và tự chủ. Đây là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp.
Bên cạnh đó, con người dung 55,4% tổng số thời gian trong giao tiếp bằng
ngôn ngữ cho việc lắng nghe (Adler, Rosenfeld, & Proctor, 2018). Sở dĩ con người
dùng nhiều thời gian trong giao tiếp để lắng nghe là vì việc này đem lại rất nhiều lợi
ích. Cụ thể, lắng nghe giúp thỏa mãn nhu cầu của người nói, hạn chế được những
sai lầm trong giao tiếp, thu thập được nhiều thông tin, và giúp giải quyết được nhiều
vấn đề (Nhi, 2018).
Tuy nhiên việc lắng nghe hiệu quả chưa bao giờ là một điều dễ dàng. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng tới việc lắng nghe. Trước hết là tốc độ tư duy, vì tốc độ tư duy
của con người cao hơn tốc độ nói nên con người thường dành nhiều thời gian để suy
nghĩ hơn là lắng nghe. Tiếp đến, trước những vấn đề phức tạp và không phù hợp với
mong muốn của bản thân, con người thường có xu hướng bỏ ngồi tai, “nghe cũng
như không nghe”. Đồng thời, sự thiếu kiên nhẫn, thiếu quan sát cũng như thiếu kỹ
năng lắng nghe càng làm cho việc lắng nghe trở nên không hiệu quả. Cuối cùng,
những thành kiến và định kiến tiêu cực, những thói quen xấu trong khi lắng nghe và

những trở ngại về mặt thể lý cũng góp phần làm cho việc lắng nghe không hiệu quả
như mong đợi (Nhi, 2018).
Để liên hệ với bản thân, tôi nhận thấy các yếu tố chính sau đây ảnh hưởng rất
lớn đến việc lắng nghe hiệu quả của bản thân trong giao tiếp xã hội: tốc độ tư duy
(thường dành thời gian để suy nghĩ những vấn đề khác, hoặc suy nghĩ giải pháp
hoặc liên hệ đến bản thân), thói quen xấu (có khuynh hướng khun nhủ, biểu hiện
nhíu mày vơ thức khi nói và nghe), và thiếu kiên nhẫn trong một số tình huống.
1.1. Tốc độ tư duy
Tốc độ nói thường vào khoảng 124 từ / phút, còn tốc độ của tư duy thì thường
nhanh gấp 4 lần (Nhi, 2018). Do đó, con người thường có xu hướng dành thời gian
để suy nghĩ tới những việc khác trong khi lắng nghe người đối diện, điều này làm


2
cho việc lắng nghe trở nên không hiệu quả. Đối với bản thân, tôi thường dành thời
gian này để nghĩ tới những vấn đề khác đang vướng mắc của bản thân, đôi khi lại
dành thời gian để suy nghĩ giải pháp hoặc các phương án liên quan cho vấn đề đang
được nói đến, hoặc khi nghe một vấn đề sẽ liện hệ đến những tình huống khác của
bản thân. Chính những điều này khiến cho khoảng thời gian trò chuyện trở nên
khơng chất lượng vì bản thân đã khơng hiện diện đủ một trăm phần trăm với người
nói.
Đầu tiên, tơi là người có xu hướng muốn giải quyết vấn đề nhanh chóng và có
khuynh hướng muốn tự giải quyết những vấn đề phát sinh của bản thân. Đơi khi, có
những vấn đề tơi chưa tìm được cách giải quyết, nó sẽ cứ tồn đọng lại trong suy
nghĩ và khiến bản thân phải suy nghĩ mọi lúc, đôi khi là cả trong lúc đang nói
chuyện với người khác. Điều này, tất nhiên sẽ đôi khi khiến bản thân lơ đãng trước
câu chuyện, khơng chú ý nhiều đến người nói, thậm chí đơi lúc cịn bỏ sót câu
chuyện của người đối diện, thì lẽ tất nhiên các phần khác như nhận diện nhu cầu,
cảm xúc, ngơn ngữ cử chỉ của người nói sẽ khơng tốt. Điều này đơi khi sẽ khiến
người nói cảm thấy không được tôn trọng và không được lắng nghe. Tuy có cố gắng

che dấu điều này tới mức nào, một khi người nói đủ tinh tế thì họ cũng sẽ phát hiện
ra những biểu hiện của sự thiếu tập trung này.
Kế đến, khi nghe một ai đó, đặc biệt là những người thân thuộc, kể về vấn đề
mà họ đang gặp, một khó khăn mà họ đang loay hoay không biết giải quyết thế nào.
Đôi khi tôi sẽ lập tức suy nghĩ đến các giải pháp cho vấn đề hoặc khó khăn đó để có
thể đưa ra lời khuyên hợp lý, giúp họ giải quyết vướng mắc. Điều đó khiến cho việc
lắng nghe người kể chuyện trở nên không hiệu quả. Mặc dù biết rằng, đôi khi việc
họ tới để kể về vấn đề của họ là chỉ mong được kể ra, để được cảm thông chứ đơn
thuần không phải để xin giải pháp hay nghe khuyên giải. Ví dụ: khi nghe một người
bạn kể về việc bạn ấy đang cảm thấy rất khó khăn khi con dành quá nhiều thời gian
chơi điện tử. Theo thói quen, trong đầu tôi sẽ suy nghĩ xem là chơi bao nhiêu giờ
một ngày là đủ, chơi điện tử có hại và lợi như thế nào, nên nói chuyện với con như
thế nào, rồi thì có hoạt động nào ngồi trời có thể hợp với các bé này. Và điều này
khiến tôi không thể dành khoảng thời gian chất lượng để lắng nghe bạn ấy nói mặc
dù bạn lúc đó chưa hỏi xin bất cứ lời khun gì từ nơi tơi.


3
Cuối cùng đó là tư duy liên hệ bản thân. Đồng ý rằng, liên hệ bản thân là một
trong những điều cần thiết để khiến bản thân có sự đồng cảm với người nói chuyện.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi tình huống tương tự đã xảy ra với bản thân
hoặc một tình huống có khả năng sẽ xảy ra với bản thân trong tương lai, tơi sẽ có xu
hướng thỉnh thoảng sẽ chìm vào suy nghĩ và cảm giác của bản thân khi trải qua một
tình huống tương tự trong quá khứ hoặc sẽ thế nào nếu tình huống này xảy đến
trong tương lai. Việc không đặt trọng tâm lên câu chuyện và người nói mà đặt
ngược trọng tâm về lại bản thân sẽ làm cho cuộc trò chuyện trở nên kém hiệu quả
đáng kể. Ví dụ: một người bạn kể về người xếp độc đoán và kỷ luật thép với nhân
viên, nếu câu chuyện không đủ thú vị hoặc nếu không đủ chú tâm tôi sẽ lại nghĩ về
người sếp cách đây 15 năm, nghĩ về những khoảng thời gian khó khăn, những điều
đã học được, và nhiều thứ khác về người sếp ấy. Hiển nhiên là sự chú tâm của tôi

dành cho bạn sẽ giảm đáng kể, tất nhiên không đến mức bạn nhận ra nhưng nó đã
gây xao nhãng rất nhiều đến việc lắng nghe từ phía tơi.
1.2. Thói quen xấu khi lắng nghe
Tơi có hai thói quen xấu cản trở việc lắng nghe hiệu quả mà bản thân có thể
nhận thức được đó là thỉnh thoảng tơi có khuynh hướng khun nhủ và biểu hiện
nhíu mày vơ thức khi nói và nghe.
Những suy nghĩ về lời khuyên của tôi nhiều khi sẽ bật ra thành lời nếu được
nghe một dạng câu chuyện từ một người quá nhiều lần hoặc người nói là người thân
thiết. Ví dụ tơi sẽ khun nhủ nếu một người bạn cứ năm ba hơm lại đến kể với
mình về việc đồng nghiệp chơi xấu thế nào với họ. Hoặc sẽ giảng giải cho người em
thân thiết nếu người ấy kể về việc đã buồn thế nào khi phát hiện ra người u lừa
dối. Đơi khi người nói chỉ muốn tâm sự và được lắng nghe, và tất nhiên việc nhận
lời khuyên là điều cuối cùng họ muốn, và tôi đã không lắng nghe đủ tốt để biết được
nhu cầu và cảm xúc của họ vì dành thời gian để khuyên nhủ và cố giải quyết vấn đề.
Bên cạnh đó, tơi có một thói quen xấu về ngơn ngữ cơ thể, cụ thể là biểu hiện
nét mặt, khi nghe và nói, đơi khi tập trung thì sẽ nhíu mày trong vơ thức. Nói về
thực tế, điều này khơng hề ảnh hưởng tới hiệu quả tới việc lắng nghe của bản thân.
Tuy nhiên, hành động vô thức này đôi khi đem lại cảm giác khơng tốt cho người đối
diện, có thể đơi khi họ hiểu lầm đó là biểu hiện ngầm phán xét hoặc khơng đồng
tình, hoặc là sự thiếu kiên nhẫn khi lắng nghe. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc họ


4
tiếp tục câu chuyện hay chia sẻ thêm. Như vậy, ở một mức độ nào đó, hành động vơ
thức này ảnh hưởng tới tính hiệu quả của việc lắng nghe, đặc biệt là lắng nghe để
thấu cảm, lắng nghe để thu thập thông tin, hay lắng nghe để giải quyết vấn đề.
1.3. Thiếu kiên nhẫn
Trong những cuộc tranh luận, tôi thường có xu hướng thiếu kiên nhẫn, đơi khi
sẽ xen ngang khi có ý kiến bất đồng hoặc muốn đưa ra quan điểm để tranh luận,
phản bác. Điều này tất nhiên sẽ dẫn tới tranh luận đến mức không ai nghe ai nếu

người đối diện cũng là người thiếu kiên nhẫn hoặc dễ bị kích động. Điều mang lại
cuối cùng là không ai nghe ai. Việc không lắng nghe hết câu chuyện mà chỉ nghe ở
một điểm để tranh cãi khiến bản thân không nghe được tổng thể điều người đối diện
muốn nói. Đơi khi có một vài điểm bất đồng, nhưng nếu lắng nghe hết câu chuyện
thì ta lại cảm thấy hợp lý. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho việc lắng nghe không
hiệu quả.
Sự thiếu kiên nhẫn cịn ở một mặt khác đó là thiếu kiên nhẫn để theo dõi hoặc
lắng nghe câu chuyện của người khác dù rằng tơi khơng có ý kiến phản đối hay cần
chen ngang. Tơi tự nhận thấy tơi là người có thói quen làm việc nhanh và hiệu quả.
Vì vậy trong giao tiếp, ngoại trừ việc nói chuyện phiếm, tơi rất kỳ vọng người nói
chuyện phải nói thật rõ ràng, đi vào trọng tâm để cho cuộc nói chuyện trở nên hiệu
quả và tránh mất thời gian. Chính vì thói quen này, đôi khi tôi thực sự thiếu kiên
nhẫn với những câu chuyện vịng vo, những lời nói lan man khơng tập trung vào
chủ đề. Nó sẽ dẫn đến việc bản thân sẽ thường bắt đầu suy nghĩ về những việc khác
mà mất dần sự chú tâm và lắng nghe người đối diện.
2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC TIỄN GIÚP BẢN THÂN NÂNG CAO KỸ NĂNG
LẮNG NGHE TRONG GIAO TIẾP XÃ HỘI
2.1. Thực hành “Giao tiếp phi bạo lực” / “Giao tiếp trắc ẩn” (Nonviolent
Communication)
Theo Rosenberg (2003), giao tiếp phi bạo lực (nonviolent communication) hay
còn gọi là giao tiếp trắc ẩn (compassion communication) là mơ hình giao tiếp được
cấu thành từ bốn thành tố chính bao gồm: thực hành tinh thần, ngơn ngữ bạn sử
dụng với bản thân và người khác, kỹ năng giao tiếp và phương thức tạo ảnh hưởng
– chia sẻ quyền lực giữa các bên. Thông qua phương pháp giao tiếp này, chúng ta
có thể hiểu, bày tỏ được cảm xúc và nhu cầu của bạn trong thấu suốt và có trách


5
nhiệm với chính mình, cũng như nghe và hiểu được người khác về cảm xúc và nhu
cầu của họ với lịng trắc ẩn và sự đồng cảm. Từ đó đem lại những kết quả giao tiếp

hiệu quả.
Tơi đã tìm hiểu và tham gia một khóa học ngắn hạn và trực tuyến về giao tiếp
trắc ẩn trong năm 2020 khi vẫn cịn trong mùa cao điểm của đại dịch Covid-19.
Thơng qua khóa học này, tơi được tiếp cận sâu hơn và hiểu rõ hơn về tinh thần khi
lắng nghe một người, bên cạnh lắng nghe thông tin như cách chúng ta vẫn hay làm
thì lắng nghe nhu cầu và cảm xúc của người đối diện cũng như của bản thân là một
điều cực kỳ quan trọng. Đây là một hành trình khơng hề dễ dàng vì chúng ta thường
lắng nghe nội dung thông tin mà không nghe được cảm xúc và nhu cầu của người
đối diện. Việc lắng nghe được cảm xúc và nhu cầu của người đối diện trong cuộc
hội thoại giúp ta thấu hiểu được người đối diện, đôi khi tránh những hiểu lầm và
mâu thuẫn không cần thiết vì trên cơ bản những nhu cầu phổ quát của con người là
như nhau. Bên cạnh đó, việc lắng nghe cảm xúc của bản thân trong cuộc hội thoại
cũng sẽ giúp chúng ta có những phản ứng phù hợp với người đối diện, để sử dụng
những ngôn ngữ phù hợp và đưa ra phản ứng cũng như thích hợp. Hơn thế nữa, việc
lắng nghe cảm xúc và nhu cầu của bản thân là để giúp bản thân điều chỉnh để lắng
nghe cảm xúc và nhu cầu của người đối diện tốt hơn, không phải là “liên hệ bản
thân” trong suốt quá trình lắng nghe. Thực hành điều này càng nhiều sẽ giúp bản
thân hạn chế được rất nhiều khoảnh khắc “liên hệ bản thân” không cần thiết để tạo
ra những cuộc trò chuyện chất lượng.
Cuối cùng, thực hành giao tiếp trắc ẩn cịn cho tơi một bài học lớn – đó là bài
học về lắng nghe trắc ẩn. Với cá nhân tơi, đây là một bài học rất hữu ích cho cả
mảng công việc về tư vấn cũng như trong đời sống hằng ngày. Như đã đề cập ở
trên, tôi là người có thói quen tư duy giải quyết vấn đề. Khi một người đến và kể
hoặc than thở với tơi về bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống, nên tìm kiếm giải pháp
cho các vấn đề như một thói quen khó sửa của bản thân. Việc lắng nghe trắc ẩn cho
tôi thấy tầm quan trọng thực sự của việc chỉ ngồi và lắng nghe câu chuyện đôi khi là
điều quan trọng nhất, và đó đơi khi là điều duy nhất người đối diện cần khi họ tìm
đến bạn. Tôi đã rất ấn tượng và nghĩ về một đoạn phim ngắn trên youtube “It’s not
about the nail” (Tạm dịch: đó khơng phải là vấn đề về cây đinh). Thỉnh thoảng tôi



6
lại chạy qua đoạn phim này trong đầu để nhắc nhớ bản thân về tầm quan trọng của
việc lắng nghe trắc ẩn.
2.2. Thực hành mindfulness (“Chánh niệm”/ “Tỉnh thức”)
Mindfulness là trạng thái tỉnh thức khi ta đặt sự chú tâm có chủ đích đối với
thực tại và loại bỏ mọi phán xét. Việc thực hành mindfulness mang lại những lịch
ích đáng kể bao gồm: tang sự tập trung và giảm bớt áp lực, tăng hiệu suất làm việc,
hỗ trợ phát triển tư duy cảm xúc và tăng sự tự tin (Hiển, 2021). Bên cạnh đó, việc
tập trung sống trong “thực tại”, chú tâm và không phán xét là một trong những tiêu
chí lớn của một người biết lắng nghe tốt và hiệu quả.
Tôi thường thực hành thiền mindfulness trước những cuộc gặp gỡ quan trọng,
quan sát hơi thở khi có những cảm xúc bất ổn, cảm nhận cơ thể khi cảm thấy kiệt
sức và thỉnh thoảng đi bộ tỉnh thức. Với công nghệ như hiện tại, việc thực hành
mindfulness vô cùng thuận tiện, tôi thường sử dụng một ứng dụng có trả phí trên
điện thoại để thực hành khi cần thiết và cảm thấy rất hiệu quả. Tôi tự nhận thấy
mình là người khơng thể sống “tỉnh thức” nhưng những bài thực hành đơn giản như
đã kể trên đã giúp ích rất nhiều trong cuộc sống và công việc. Cụ thể, vài phút thiền
trước một cuộc gặp quan trọng giúp tôi thả lỏng, tập trung và hỗ trợ khả năng lắng
nghe đáng kể. Nó giúp bản thân có một khoảng thời gian chất lượng với người nói
từ đó tăng cường hiệu quả cuộc việc lắng nghe và thành công cho cuộc hội thoại.
2.3. Thực hành lắng nghe, tự quan sát, tự đánh giá và học cách kiên nhẫn với
bản thân
Lắng nghe là một kỹ năng. Vì là một kỹ năng nên ta cần luyện tập thường
xuyên để có thể thành thạo. Tự nhận định bản thân, tôi thẩy rằng tôi không phải là
một người lắng nghe không hiệu quả, tuy nhiên tơi là người có khuynh hướng nói
nhiều hơn là nghe, điều này đôi khi xao nhãng tới việc nghe. Việc tập lùi lại đằng
sau một tý trong các cuộc hội thoại (một – một, nhóm) để dành phần quan sát và
nghe nhiều hơn là một điều rất hữu ích. Tất nhiên, đây là một điều không dễ dàng
nếu bạn là người q hoạt ngơn và thích nói. Tuy nhiên, việc luyện tập nhỏ này

hằng ngày, dành nhiều thời gian lắng nghe hơn sẽ giúp bản thân tốt hơn từng chút
mỗi ngày.
Bên cạnh đó, việc tự quan sát các ngơn ngữ cử chỉ cũng như biểu cảm nét mặt
của bản thân trong khi lắng nghe là một điều vô cùng cần thiết. Nhận biết điểm yếu


7
của bản thân là hay nhíu mày khi nghe và nói. Do đó, khi lắng nghe người khác,
thỉnh thoảng tơi tự nhắc mình chú ý đến biểu hiện trên mặt, liệu mình có đang vơ
thức nhíu mày. Điểm nhắc nhở nhỏ này thực sự hiệu quả với các cuộc trò chuyện
trịnh trọng, chính thức và nghiêm túc. Tuy nhiên đối với các cuộc hội thoại bình
thường thì khơng mấy hiệu quả, đặc biệt là các cuộc trò chuyện với những người
thân thuộc. Đối với các trường hợp này, tôi nhờ họ nhắc mình mỗi khi thói quen này
xuất hiện. Điều này giúp ích rất nhiều để bản thân đánh giá được tần suất và tự điều
chỉnh dần dần.
Tiếp đến, tự đánh giá là một điều tôi thực hành kèm với việc thực hành lắng
nghe. Sau mỗi cuộc trị chuyện, tơi dành ra một phút (cố gắng không nhiều hơn) để
điểm qua trong đầu về cuộc hội thoại vừa rồi để xem mình có thực sự làm tốt việc
lắng nghe khơng. Điều gì mình đã làm tốt và điều gì mình cịn làm chưa tốt. Ví dụ
như: mình có thực sự hiện diện tại thời điểm nói chuyện, đầu óc mình có bị xao
nhãng bởi những suy nghĩ khác, mình có quan sát được ngơn ngữ cử chỉ của người
nói, mình có đốn được cảm xúc hay nhu cầu của người nói.
Cuối cùng, tơi tự nói với bản thân về sự kiên nhẫn cũng như tự thấu cảm với
bản thân những khi làm chưa tốt. Thói quen là thứ cố hữu và khơng dễ để thay đổi
vì thay đổi tạo nên sự không thuận tiện, mà bản thân tôi và nhiều người trong chúng
ta luôn lựa chọn sự dễ dàng và thuận tiện. Vì vậy, tơi phải ln nhủ với bản thân
rằng mọi thứ cần thời gian. Lấy những thay đổi nhỏ để làm động lực cố gắng và
kiên trì. Lập cho mình những mục tiêu ngắn hạn và những mục tiêu nhỏ để thực
hiện và cải thiện dần dần.
3. KẾT LUẬN

Lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp xã hội, để lắng nghe một
cách hiệu quả, ngoài việc lắng nghe thơng tin, bạn cịn phải chú ý đến tâm trạng,
cảm xúc và nhu cầu bên trong của người nói. Vì vậy, đây là một kỹ năng cần phải
thực hành và luyện tập thường xuyên để việc lắng nghe của bản thân trở nên hiệu
quả hơn trong giao tiếp xã hội. Để cải thiện khả năng lắng nghe của bản thân, đầu
tiên bạn phải tự quan sát để biết được điểm hạn chế của bản thân, những rào cản
khiến việc lắng nghe của bản thân không hiệu quả. Từ đó, tìm hiểu các biện pháp
để hỗ trợ, luyện tập để vượt qua những rào cản này. Kiên nhẫn thực hành, với thái
độ cầu tiến và tư duy mở, bạn sẽ dần phát triển hơn kỹ năng lắng nghe của mình.


8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Adler, R., Rosenfeld, L. and Proctor, R. (2018). Interplay: the process of
interpersonal communicating (14th ed.). New York: Oxford University Publisher
Hiển, Đ. V. (2021). Mindfulness là gì và lợi ích mà ít người biết. Truy cập từ:
/>Nhi, N. T. N. (2018). Tâm lý học giao tiếp. Đại học Công nghệ TP.HCM.
Rosenberg, M. B. (2003). Nonviolent Communication: A Language of Life
(2nd ed.). PuddleDancer Press



×