Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nhận diện những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




LÊ THU HƢƠNG




NHẬN DIỆN NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ
VIỆC THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ,
TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC KH&CN
THEO NGHỊ ĐỊNH 115/2005/NĐ-CP



LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ




Hà Nội, 2011

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 3


DANH MỤC CÁC HÌNH 4
DANH MỤC CÁC HỘP 5
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do nghiên cứu 6
2. Lịch sử nghiên cứu 7
3. Mục tiêu nghiên cứu 17
4. Đối tƣợng và Khách thể nghiên cứu 18
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 18
4.2. Khách thể nghiên cứu 18
5. Phạm vi nghiên cứu và mẫu khảo sát 18
5.1. Phạm vi nghiên cứu 18
5.2. Mẫu khảo sát 18
6. Vấn đề nghiên cứu 18
7. Giả thuyết nghiên cứu 18
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 19
9. Kết cấu của luận văn 20
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 21
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ
CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC KH&CN 21
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 21
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 21
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 25
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức
2

KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP 27
1.2.1. Hệ khái niệm công cụ 27
1.2.2. Một số lý thuyết, quan điểm vận dụng nghiên cứu cơ chế tự chủ tự
chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP
35

Tiểu kết chƣơng 1 41
CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ
CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC KH&CN THEO NGHỊ ĐỊNH
115/2005/NĐ-CP 42
2.1. Những quy định về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động KH&CN 42
2.1.1. Tiến trình cải cách chính sách KH&CN 42
2.1.2. Quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP 46
2.2. Khảo sát việc thực hiện Nghị định 115 của các tổ chức KH&CN 52
2.3. Những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của tổ chức R&D theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP 54
2.3.1. Khảo sát những khó khăn của các tổ chức KH&CN trong quá trình
chuyển đổi 54
2.3.2. Nguyên nhân thất bại của Nghị định 115 65
2.3.3. Dự báo kết quả chuyển đổi hệ thống KH&CN công lập 72
Tiểu kết chƣơng 2 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 84
3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Định nghĩa và bản chất của tập trung hóa và tự chủ 38
Bảng 2. Danh mục các văn bản liên quan đến Nghị định 115/2005/NĐ-CP 50


4

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1. Các mô hình tổ chức trong hoạt động KH&CN 28
Hình 2. Tiến trình cải cách chính sách KH&CN 45

5

DANH MỤC CÁC HỘP

Hộp 1. Quyền của tổ chức KH&CN 47
Hộp 2. Nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức KH&CN 47
Hộp 3. Khó khăn về tài chính 56
Hộp 4. Mô hình chuyển đổi quy định tại Nghị định 115/2005/NĐ-CP 59
Hộp 5. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức KH&CN không phù hợp với cơ chế
tự trang trải kinh phí 60
Hộp 6. Doanh nghiệp KH&CN 60
Hộp 7. Điều kiện để đƣợc công nhận là doanh nghiệp KH&CN 61
Hộp 8. Quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp kết quả KH&CN 62
Hộp 9. Khó khăn về nhận thức, quyết tâm của các nhà quản lý 63
Hộp 10. Khó khăn về nhân lực và cơ sở vật chất 63
Hộp 11. Khó khăn về hành lang pháp lý của quá trình chuyển đổi 64
Hộp 12. Đề xuất kéo dài thời hạn chuyển đổi 65
Hộp 13. Điều kiện đảm bảo để cấu trúc lại viện 65
Hộp 14. Nghịch lý trong Nghị định 115 66
Hộp 15. Cơ chế tài chính và bản chất của nghiên cứu khoa học 67
Hộp 16. “Thị trƣờng hoá cực đoan đối với khoa học” 68
Hộp 17. Hội nghị bàn tròn các viện trƣởng về hạch toán kinh tế trong cơ quan
khoa học 12/1987 69
Hộp 18. So sánh đầu tƣ cho KH&CN của Việt Nam và một số nƣớc 70
Hộp 19. Dự báo về thất bại của Nghị định 115 73
Hộp 20. Dự báo về thành công của Nghị định 115 73



6

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Ngày nay, Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đóng vai trò rất quan trọng
trong phát triển. Bài học của các nƣớc phát triển đã chỉ rõ: KH&CN là chìa khóa
để phát triển kinh tế đất nƣớc. Là một nƣớc “đi sau”, Việt Nam cũng đang nhận
thức rõ vai trò của KH&CN trong phát triển kinh tế đất nƣớc.
Đảng và Nhà nƣớc luôn chú trọng phát triển KH&CN. Các chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc luôn thể hiện mối quan tâm hàng đầu dành cho KH&CN. Đại
hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: Phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để phát triển
KH&CN, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.
Ngày 09.05.2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2005/NĐ-CP (sau
đây gọi tắt là Nghị định 115) về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ
chức KH&CN công lập. Theo tinh thần của Nghị định, từ ngày 31.12.2009, các
tổ chức KH&CN công lập đƣợc hoàn toàn tự chủ và Nhà nƣớc sẽ không cung
cấp ngân sách theo kiểu bao cấp nhƣ trƣớc đây nữa.
Tự chủ, tự chịu trách nhiệm đƣợc xem là chía khóa để phát triển KH&CN.
Nếu nhƣ trong lĩnh vực kinh tế, sự chuyển đổi từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị
trƣờng đang giải phóng và phát huy mọi tiềm năng của nền kinh tế của đất nƣớc,
thí cũng tƣơng tự nhƣ vậy, trong lĩnh vực KH&CN, tự chủ, tự chịu trách nhiệm
đƣợc xem là chìa khóa giải phóng nguồn lực để phát triển KH&CN. Tuy nhiên,
sự chuyển đổi trong lĩnh vực này diễn ra chậm hơn so với các lĩnh vực khác của
nền kinh tế, và bƣớc đầu đang gặp phải rất nhiều vƣớng mắc.
Đến nay, Nghị định 115 về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa
học và công nghệ công lập đã ra đời đƣợc hơn 6 năm. Tuy nhiên, kết quả thực

hiện nghị định vẫn còn rất hạn chế. Đƣợc kỳ vọng là một bƣớc đột phá trong đổi
mới KH&CN ở Việt Nam, thế nhƣng, từ những mục tiêu của các nhà làm chính
7

sách đến thực tế đạt đƣợc trong thực tế là một khoảng cách rất xa, thậm chí là
thất bại hoàn toàn.
Vì sao một biện pháp đƣợc gọi là “giải phóng” cho khoa học mà lại dẫn
đến phân tâm lo lắng và các viện lại chần chừ không muốn đƣợc “giải phóng”?
Phải chăng các viện đã sống quen thói ỷ lại nhà nƣớc, trở thành những đứa con
đƣợc cƣng chiều, bây giờ không thể ra ở riêng để tự lo liệu cho mính đƣợc? Phải
chăng là phải chờ đợi thêm một số thời gian nữa để bổ sung thêm điều kiện nào
đó về tiền vốn và cơ sở vật chất – kỹ thuật thì mới có thể ra ở riêng? Đó là
những câu hỏi rất nghiêm túc cần đƣợc đặt ra khi bàn các biện pháp điều chỉnh
Nghị định 115 [11,10].
Vì vậy, đề tài này nhằm tìm hiểu những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ
chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115, nhằm
tìm ra lời giải cho chính sách phát triển KH&CN của Việt Nam hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về đề tài chuyển đổi tổ chức của tổ
chức KH&CN nói chung, và Nghị định 115 nói riêng, có thể kể đến các công
trình nghiên cứu dƣới đây.
1. Luận văn “Đánh giá hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
thành lập theo Nghị định 35/HĐBT trong các Viện nghiên cứu và triển khai
(nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)” của tác giả
Nguyễn Kim Công:
Luận văn nêu đƣợc tình hình hoạt động của các tổ chức KH&CN thành lập
theo Nghị định 35/HĐBT trong các Viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện
KH&CN Việt Nam. Từ đó cho thấy những hạn chế và vƣớng mắc trong quá
trình hoạt động của các tổ chức này và đề xuất một số phƣơng hƣớng giải quyết,
khắc phục trong tình hình hiện nay và thời gian tới, bao gồm ba nhóm giải pháp

chính là (i) giải pháp đối với nhà nƣớc; (ii) giải pháp đối với Viện KH&CN Việt
Nam và các viện chuyên ngành; và (iii) giải pháp đối với đơn vị 35.
8

Đối với nhà nước, tác giả đề xuất cần tổng kết, đánh giá đối với các tổ chức
này, trên cơ sở đó bổ sung, điều chỉnh các văn bản hƣớng dẫn thực hiện, và thúc
đẩy quá trình thực hiện quyền tự chủ.
Đối với Viện KH&CN Việt Nam và các Viện chuyên ngành, cần nghiên cứu
ứng dụng, triển khai công nghệ, nghiên cứu chế tạo các sản phẩm nhằm đẩy
mạnh thƣơng mại hoá kết quả nghiên cứu, tạo điều kiện để cán bộ khoa học
tham gia các đề tài, nhiệm vụ khoa học giữa các đơn vị, tạo sự gắn kết giữa bộ
phận nghiên cứu với các đơn vị triển khai, và từ đó, thực hiện tự chủ, tự chịu
trách nhiệm.
Đối với đơn vị 35: cần tự đánh giá hoạt động của mính để tím đƣợc hƣớng
đi phù hợp.
2. Luận văn “Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đối với
quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu – triển khai thuộc Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Nghị định 35/HĐBT và Nghị
định 115/2005/NĐ-CP)” của tác giả Phạm Tuấn Huy:
Luận văn đã nghiên cứu tác động của chình sách khoa học và công nghệ
đối với quá trính tự chủ của các viện nghiên cứu – triển khai thuộc Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
Các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN đã chuyển hƣớng từ nghiên cứu cơ
bản thuần tuý sang nghiên cứu cơ bản định hƣớng, nghiên cứu ứng dụng và triển
khai công nghệ. Môi trƣờng hoạt động của các viện NC-TK thuộc
VKH&CNVN đƣợc dân chủ hoá và xã hội hoá.
Lao động hợp đồng trong các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN, đặc biệt
trong nhóm viện triển khai công nghệ ngày càng tăng.
Các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN đã đƣợc phân cấp triệt để (Nghị định
115/2005/NĐ-CP), đƣợc giao quyền tự chủ cao về các mặt tổ chức, biên chế, tài

chình, hợp tác quốc tế, kể cả quyền sản xuất kinh doanh nhƣ doanh nghiệp hoặc
chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
9

Ngoài những tác động dƣơng tình nêu trên, Nghị định 35/HĐBT và Nghị
định 115/2005/NĐ-CP còn tạo ra tác động âm tình đối với quá trính tự chủ của
các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN.
Đổi mới về chế độ sử dụng lao động trong các cơ quan khoa học và công
nghệ (điều 14 của Nghị định 35/HĐBT và Điều 11 Nghị định 115/2005/NĐ-
CP). Bản chất của nó là chuyển chế độ công chức của cán bộ khoa học sang chế
độ viên chức, từng bƣớc xây dựng thị trƣờng lao động khoa học. Tuy nhiên cho
đến nay mục tiêu này chƣa thực hiện đƣợc, vẫn còn tính trạng trong một viện
NC-TK thuộc VKH&CNVN tồn tại 2 loại cán bộ trong biên chế: Biên chế vĩnh
viễn và biên chế hợp đồng.
Tự chủ và tự chịu trách nhiệm giữa ba nhóm viện NC-TK thuộc
VKH&CNVN không hoàn toàn giống nhau nhƣng các chình sách đã ban hành
chƣa phân định rõ mức độ tự chủ với từng nhóm viện, dẫn đến việc nhóm viện
đều tra cơ bản chịu tác động rất nhỏ từ những chình sách này.
Ngoài những tác động dƣơng tình, âm tình nêu trên, Nghị định 35/HĐBT
và Nghị định 115/2005/NĐ-CP còn tạo ra những tác động ngoại biên đối với quá
trính tự chủ của các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN.
Các đơn vị 35 hoạt động trong những lĩnh vực quá rộng lấn qua các dịch vụ
khác thuộc các cơ quan chức năng khác, gây khó khăn cho việc quản lì của các
cơ quan này. Tự chủ về tài chình của các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN có
thể gây ra tác động ngoại biên, tạo ra chênh lệch thu nhập khá lớn giữa các cán
bộ trong các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN.
Tóm lại, Những chình sách trên đã tạo điều kiện để hoạt động KH&CN của
các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN đƣợc tốt hơn. Nhƣng chỉ có quyền tự chủ
thí chƣa đủ. Thiếu năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ là nguyên nhân khiến một
số quan hệ tự chủ đã đƣợc khẳng định trên văn bản (cho phép có quyền) nhƣng

chƣa hính thành trong cuộc sống.
10

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn của luận văn: Việc đánh giá tác động
của chình sách KH&CN đã ban hành cụ thể là Nghị định 35/HĐBT và Nghị
định 115/2005/NĐ-CP đối với các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN cho thấy để
tạo lập các điều kiện cho các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN thực hiện tự chủ,
tự chịu trách nhiệm là tạo ra những giải pháp khắc phục những tác động âm tình
của những chình sách trên đối với các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN trong
quá trính: tự chủ xác định nhiệm vụ và mở rộng chức năng hoạt động; tự chủ về
tổ chức, liên doanh, liên kết; tự chủ về tài chình; tự chủ nguồn tìn dụng ngân
hàng; tự chủ lao động; tự chủ về hợp tác quốc tế; tự chủ trong xây dựng quyền
đánh giá.
Nhƣ vậy, giải pháp chình sách thúc đẩy quá trính tự chủ của các viện NC-
TK thuộc VKH&CNVN cần tập trung xây dựng năng lực tự chủ và tinh thần tự
chủ chủ, từ đó tạo quyền tự chủ cho các viện này. Mặt khác, các giải pháp chình
sách để tăng quyền, năng lực và tinh thần tự chủ cho các viện NC-TK thuộc
VKH&CNVN không thể tiến hành riêng rẽ, độc lập mà phải tiến hành đồng bộ.
Những hƣớng nghiên cứu tiếp theo: Tác giả đề xuất hƣớng nghiên cứu cần
tiếp tục trong thời gian tới là: Tiếp tục nghiên cứu luận chứng cho việc xây dựng
những chình sách mới tạo cân bằng giữa tự chủ và tự chịu trách nhiệm, tập trung
xây dựng năng lực tự chủ cho các viện NC-TK thuộc VKH&CNVN kết hợp với
tạo lập quyền tự chủ, và tinh thần tự chủ, để xây dựng các viện này trở thành
thực thể tự chủ thực sự.
3. Luận văn “Tái cấu trúc hệ thống tổ chức nghiên cứu và triển khai ở
Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)”
của tác giả Phạm Thị Bìch Ngọc:
Luận văn đã thu thập các thông tin, nghiên cứu kĩ về thực trạng hiện nay
của các viện nghiên cứu và triển khai, thấy đƣợc khó khăn các viện đang gặp
phải cũng các thế mạnh và tiềm năng của các viện trong công tác đào tạo. Luận

văn đã cho thấy một tiềm lực lớn cho đào tạo của đất nƣớc đang bị bỏ phì. Trong
11

khi các viện đang khó khăn, chƣa tím đƣợc hƣớng đi khi nhà nƣớc đƣa ra cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thí tiềm năng của bản thân các viện lại không phát
huy đƣợc hết để giải quyết khó khăn này. Từ đó, thấy đƣợc sự cần thiết phải tái
cấu trúc hệ thống nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam để tận dụng có hiệu quả
tiềm năng của các viện cho việc tháo gỡ khó khăn hiện nay. Trên cơ sở nghiên
cứu một số mô hính trƣờng – viện của các nƣớc tiên tiến trên thế giới và hoàn
cảnh, điều kiện của các viện nghiên cứu và triển khai của nƣớc ta trong giai
đoạn hiện nay, luận văn đã đƣa ra giải pháp một mô hính trƣờng – viện (nghiên
cứu trên mô hính của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cùng những điều
kiện để đảm bảo thực hiện. Đây chình là giải pháp để tái cấu trúc lại hệ thổng tổ
chức nghiên cứu và triển khai ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Luận văn “Hoàn thiện thiết chế tự chủ của tổ chức khoa học và công
nghệ (nghiên cứu trường hợp cơ sở nghiên cứu triển khai có sử dụng ngân
sách nhà nước)” của tác giả Trần Ngọc Hoa:
Luận văn đã trính bày đƣợc cơ sở lì luận của thiết chế tự chủ của tổ chức
KHCN nói chung và tổ chức R-D nói riêng; vài trò, đặc điểm, yêu cầu của tổ
chức R-D trong nền kinh tế thị trƣờng; kinh nghiệm thực thi tự chủ của một số
nƣớc trên thế giới; đầu tƣ cho R-D của một số nƣớc.
Việc thực thi thiết chế tự chủ của tổ chức KHCN, tổ chức R – D có sử dụng
ngân sách nhà nƣớc đƣợc thể hiện qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn I, từ thời điểm
nƣớc ta bắt đầu đổi mới đến khi Luật KHCN đƣợc ban hành (2000); - Giai đoạn
II: từ khi ban hành Luật KHCN đến nay. Ở mỗi giai đoạn, Luận văn tập trung
làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực thi thiết chế tự chủ theo tiến
trính ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc về thiết chế tự chủ, có
liên hệ so sánh với một số nƣớc; đánh giá việc thực thi tự chủ của tổ chức
KHCN, tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nƣớc trong thời gian qua; phân
tìch nguyên nhân của những hạn chế. Bên cạnh đó, Luận văn còn giới thiệu một

số nét chung về tiềm lực KHCN Việt Nam để thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của
12

hệ thống này khi thực thi tự chủ.
Đề ra một số giải pháp một số giải pháp để hoàn thiện thiết chế tự chủ đối
với tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nƣớc, tập trung vào 2
nhóm giải pháp chình và 5 nội dung lớn đƣợc đề cập. Cụ thể: - Về giải pháp vĩ
mô: đề cập tới xây dựng và ban hành khung chình sách cho KHCN bao gồm hệ
thống đổi mới quốc gia (NIS), Chiến lƣợc KHCN đến 2020; hoàn thiện hệ thống
pháp luật về thiết chế tự chủ của tổ chức KHCN, tổ chức R-D có sử dụng ngân
sách nhà nƣớc theo hƣớng đồng bộ. Về giải pháp vi mô: tập trung vào 5 nhóm
vấn đề: Xây dựng hệ thống tiêu chì phân loại các tổ chức R-D để trên cơ sở đó
quy định quyền tự chủ của các tổ chức này; tiêu chì đánh giá hiệu quả hoạt động
của tổ chức R-D có sử dụng ngân sách nhà nƣớc theo chuẩn khu vực và quốc tế.
Về mặt luật pháp: Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quyền tự chủ trong hoạt
động KHCN theo hƣớng cụ thể hoá, bảo đảm tình khả thi. Về nguồn nhân lực:
Nâng cao trính độ, kiến thức kinh tế của cán bộ làm nghiên cứu công nghệ; lãnh
đạo các cơ quan nghiên cứu. Về cơ chế chình sách: Hoàn thiện cơ chế tài chình
tạo động lực cho hoạt động KHCN, đổi mới cơ chế, chình sách đầu tƣ tài chình
cho hoạt động KHCN, khuyến khìch các doanh nghiệp đầu tƣ đổi mới công
nghệ. Về tổ chức: Hoàn thiện cơ chế hoạt động của bộ máy quản lì nhà nƣớc về
KHCN d) Rút ra đƣợc một số kết luận và khuyến nghị
5. Luận văn “Điều kiện để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
theo Nghị định 115/CP của Chính phủ đối với các tổ chức khoa học và công
nghệ công lập hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp các Trung tâm Ứng dụng
Tiến bộ KH&CN các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long)” của tác giả Đỗ Mạnh
Thƣờng:
Việc thực hiện chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh
thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP của các tổ chức KH&CN công lập đã mở ra
nhiều cơ hội, song cũng gặp không ìt những thách thức và trở ngại. Nhiều tổ

chức KH&CN công lập sau khi chuyển đổi vẫn không phát huy đƣợc ƣu thế của
13

cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chƣa thể đảm bảo kinh phì hoạt động thƣờng
xuyên theo quy định. Cùng với quá trính thực hiện chuyển đổi, các chình sách
đề cập trong Nghị định để hỗ trợ thúc đẩy tiềm lực hoạt động của tổ chức
KH&CN cũng chƣa đƣợc triển khai kịp thời, thiếu sự quan tâm của các cấp có
thẩm quyền…, điều đó đã dẫn đến đa số các tổ chức KH&CN sau chuyển đổi
đều hoạt động kém hiệu quả. Vậy, nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả đó là
gí? Từ đó, vấn đề đặt ra là: Điều kiện nào để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP của các tổ chức KH&CN?
Trong quá trính nghiên cứu, tím hiểu, tổng hợp dữ liệu, phân tìch và đánh
giá. Tác giả đã đƣa ra một số kết quả nghiên cứu từ giả thuyết và đƣợc chứng
minh là những điều kiện không thể thiếu, mang ý nghĩa quyết định để các tổ
chức KH&CN làm cơ sở thực hiện lộ trính chuyển đổi cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm và hoạt động có hiệu quả, những điều kiện đó phải là: 1- sản phẩm
KH&CN phải đƣợc thƣơng mại hoá; 2- Nhà nƣớc phải đổi mới cơ chế quản lì vĩ
mô về KH&CN. Các điều kiện trên đã đƣợc phân tìch, chứng minh cụ thể trong
nội dung của Báo cáo Luận văn kèm theo.
Từ kết quả nghiên cứu trên có thể đi đến kết luận sau:
Một là, quá trính thực hiện chuyển đổi hoạt động sang cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chình
phủ đối với các tổ chức KH&CN công lập. thực tế cho thấy còn thiếu nhiều điều
kiện để chuyển đổi, bằng chứng là Nhà nƣớc đã thừa nhận và cho điều chỉnh, bổ
sung bằng Nghị định số: 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chình phủ.
Hai là, bản chất của mô hính tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải bao gồm
quyền tự quyết về phƣơng hƣớng nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tự mở rộng
các quan hệ hợp tác các đối tác khác trong xã hội chứ không phải theo cơ chế
“xin- cho” nhƣ thời kí kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Ba là, với yêu cầu về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhƣ vậy, chúng ta

còn thiếu nhiều điều kiện, trong đó điều kiện quan trọng không thể thiếu nhƣ đã
14

trính bày ở trên. Những điều kiện này phải là những điều kiện mà chình Nhà
nƣớc phải mở ra cho các tổ chức KH&CN.
6. Luận văn “Điều kiện để các tổ chức nghiên cứu và triển khai của Nhà
nước có năng lực tự chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ” của tác giả
Đinh Việt Bách:
Luận văn đánh giá thực tế các điều kiện và năng lực tự chủ của các tổ chức
nghiên cứu và triển khai (NC&TK) của Nhà nƣớc, qua đó đề xuất một số giải
pháp tạo điều kiện cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai của Nhà nƣớc có
năng lực tự chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN).
Đối với nhà nước, sáu giải pháp khuyến nghị bao gồm: (i) Tăng cƣờng
nguồn tài chình để đầu tƣ cho KH&CN, phấn đấu dành 2%GDP để đầu tƣ cho
KH&CN hằng năm; (ii) Hoàn thiện khung khổ pháp lì, nhằm bảo đảm cho mọi
hoạt động kinh tế – xã hội phù hợp với quy luật vận hành của nền kinh tế thị
trƣờng; (iii) Ban hành các chình sách khuyến khìch các tổ chức, cá nhân tự đề
xuất các nhiệm vụ KHC&CN để Nhà nƣớc cấp kinh phì thực hiện; (iv) Thay đổi
mới cơ chế quản lì các tổ chức NC&TK của Nhà nƣớc theo hƣớng: Nhà nƣớc
không nên quản lì các tổ chức NC&TK nhƣ đối với các tổ chức sự nghiệp của
nhà nƣớc và không nên quản lì cán bộ KH&CN nhƣ đối với quản lì viên chức
nhà nƣớc; (v) Thay đổi cơ chế cấp phát tài chình trong hoạt động KH&CN theo
biên chế nhƣ hiện này bằng việc cấp kinh phì theo nhiệm vụ KH&CN; (vi) Hoàn
thiện hành lang pháp lì để thúc đẩy phát triển các quỹ đầu tƣ mạo hiểm, thu hút
sự tham gia của các tổng công ti, tập đoàn lớn vào hoạt động đầu tƣ mạo hiểm.
Đối với các tổ chức nghiên cứu và triển khai, tác giả luận văn khuyến nghị
cần xây dựng và thực hiện các chình sách ƣu đãi, trọng dụng, sử dụng cán bộ
KH&CN và huy động thêm nhiều nguồn tài chình (ngoài nguồn ngân sách nhà
nƣớc) để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN.
15


7. Luận văn “Những khó khăn trong việc chuyển đổi các đơn vị R&D của
ngành Năng lượng Nguyên tử Việt Nam theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm và giải pháp khắc phục” của tác giả Nguyễn Thanh Bính:
Chuyển các tổ chức KH&CN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm là xu thế tất yếu, khách quan. Xu thế này diễn ra ở
hầu hết các nƣớc trên thế giới, không chỉ ở các nƣớc đang chuyển đổi từ nền
kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trƣờng, mà diễn ra ngay cả ở những nƣớc
vốn có truyền thống kinh tế thị trƣờng. Thực hiện việc chuyển đổi này có nhiều
cam go và càng cam go hơn với những nƣớc chƣa có nền kinh tế thị trƣờng đầy
đủ. Việt Nam cũng đang trong xu thế chung đó.
Luận văn đã đề cập đến: 1) cách tiếp cận phổ biến về các loại hính hoạt
động KH&CN, trong đó có hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D), đồng
thời nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa hoạt động R&D với hoạt động phát triển
công nghệ; 2) Cách tiếp cận phổ biến về chình sách tài chình cho hoạt động
R&D và cho hoạt động phát triển công nghệ; 3) Cách tiếp cận phổ biến về phân
loại nhiệm vụ KH&CN theo mức độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
R&D công lập. Trên cơ sở những khái niệm quan trọng đó, chình sách cho các
Viện R&D tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã đƣợc trính bày. Kết quả của các
nghiên cứu thƣ viện nêu trên đã tạo cơ sở lì luận để phân tìch Nghị định 115 và
nhận biết những vấn đề cơ bản mà tổ chức R&D công lập đang đối diện trong
quá trính thực hiện chuyển đổi.
Qua thực hiện luận văn, những khó khăn mà các đơn vị R&D của Ngành
NLNT Việt Nam đang gặp phải khi thực hiện chuyển đổi theo cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm đã đƣợc nhận diện, trong đó nổi lên 3 khó khăn chủ yếu là: (1)
Khó khăn trong việc áp dụng cùng một hính thức chuyển đổi theo tiêu chì tự bảo
đảm toàn bộ KPHĐTX, trong khi các đơn vị R&D thuộc ngành NLNT Việt
Nam có các đặc điểm khác nhau về tổ chức và hoạt động KH&CN; (2) Khó
khăn trong việc tự chủ đề xuất và thực hiện loại nhiệm vụ KH&CN thƣờng
16


xuyên theo chức năng; (3) Khó khăn do không phải mọi kết quả R&D trong lĩnh
vực NLNT đều có thể thƣơng mại hoá, đặc biệt là ở Việt Nam.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lì luận và khảo sát, quan sát thực tiễn,
luận văn đã đề xuất những giải pháp thúc đẩy tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các tổ chức R&D ngành NLNT, gồm: 1) Phân tìch và đề xuất biện pháp áp dụng
khoản 1 Điều 7 sửa đổi, bổ sung có tình đến đặc thù của KH&CN hạt nhân; 2)
Thúc đẩy thƣơng mại hoá các sản phẩm KH&CN; 3) Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở
vật chất – kĩ thuật; 4) Hính thành vốn lƣu động; 5) Đổi mới tổ chức và quản lì;
6) Xây dựng lộ trính chuyển đổi phù hợp và 7) Đa dạng hoá hính thức chuyển
đổi.
Tác giả cũng đánh giá các giải pháp đề xuất trong luận văn, mặc dù đã nhận
đƣợc các ý kiến đánh giá của lãnh đạo các đơn vị R&D thuộc ngành NLNT Việt
Nam, song chắc chắn còn mang ý kiến chủ quan của ngƣời viết, hi vọng sẽ là
những tham khảo tốt trong quá trính thúc đẩy tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
các tổ chức R&D ngành NLNT. Nét mới nổi bật của luận văn là đã đề xuất giải
pháp đa dạng hoá hính thức chuyển đổi. Tác giả cũng khuyến nghị rằng xây
dựng tự chủ, tự chịu trách nhiệm là một quá trính, có tình chất động thái, nên
cần tiếp tục có những nhận biết và tác động cho tới khi tạo ra đƣợc những biến
đổi xã hội của các tổ chức R&D ngành NLNT nói riêng và hệ thống các tổ chức
KH&CN nói chung.
Nhƣ vậy, sau khi xem xét lịch sử nghiên cứu về chủ đề Nghị định 115, có
thể đƣa ra một số nhận xét nhƣ sau:
Thứ nhất, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN nói chung, Nghị
định 115 nói riêng, là những nội dung đang đƣợc quan tâm, xuất hiện thƣờng
xuyên trên các diễn đàn về khoa học và công nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên, sự
quan tâm nói trên mới chỉ dừng lại ở mức độ các bài tin tức, sự kiện, trao đổi,
thảo luận… Xét về các công trình nghiên cứu, có thể nói, cho đến hiện nay, có
rất ít nội dung trong các công trình nghiên cứu có liên quan bàn về bản chất của
17


tình “tự chủ, tự chịu trách nhiệm” của tổ chức KH&CN.
Thứ hai, kể từ trƣớc khi ra đời, Nghị định 115 đã đƣợc bàn luận rất nhiều
trong giới khoa học của Việt Nam. Có rất nhiều tin, bài về Nghị định 115 trên
các trang báo trong nƣớc, từ trung ƣơng đến các địa phƣơng. Tuy nhiên, bài viết
trên các báo hầu hết chỉ là những bài viết mang tính chất đƣa tin về các sự kiện
diễn ra hằng ngày liên quan đến việc thực hiện Nghị định, chứ không phải là
những công trình nghiên cứu về Nghị định 115. Bên cạnh đó, cũng có những
công trình nghiên cứu (nghiên cứu khoa học, khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc
sỹ…) về Nghị định 115. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu tìm hiểu về việc
triển khai Nghị định 115 ở từng tổ chức cụ thể, luận giải những bất cập của việc
triển khai Nghị định 115 trong thực tế, hay đề xuất giải pháp triển khai Nghị
định 115 ở từng tổ chức cụ thể.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này tìm hiểu về việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115, là một vấn đề bức
xúc của thực tế, đặt ra những câu hỏi cần đƣợc luận giải về lý thuyết mà chƣa
đƣợc nghiên cứu thìch đáng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhận diện những yếu tố cản trở việc thực
hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN theo nghị định
115/2005/NĐ-CP.
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Tìm hiểu hệ thống lý thuyết về tổ chức KH&CN, trong đó, làm rõ bản
chất của tình “tự chủ, tự chịu trách nhiệm” của tổ chức R&D
 Tìm hiểu những quy định về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động KH&CN
và Khảo sát việc thực hiện Nghị định 115 của các tổ chức KH&CN
18

4. Đối tƣợng và Khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Cơ chế hoạt động của tổ chức KH&CN
4.2. Khách thể nghiên cứu
 Các tổ chức KH&CN
 Các quy định của nhà nƣớc về quản lý hoạt động của tổ chức KH&CN
5. Phạm vi nghiên cứu và mẫu khảo sát
5.1. Phạm vi nghiên cứu
· Phạm vi thời gian: diễn biến sự kiện đƣợc giới hạn từ năm 1986 đến nay
(tháng 3/2011)
· Phạm vi nội dung: nghiên cứu về việc chuyển đổi hình thức hoạt động của
các tổ chức KH&CN
5.2. Mẫu khảo sát
Khảo sát một số Viện nghiên cứu và Trung tâm KH&CN ở Việt Nam nhƣ:
Viện KH&CN Mỏ, Viện KH&CN GTVT, Viện Công nghệ, Viện Công nghệ
sinh học, Viện Công nghiệp thực phẩm, Viện Khoa học Đo đạc Bản đồ, Trung
tâm Giống gia cầm Thụy Phƣơng, Trung tâm Thông tin KH&CN…
6. Vấn đề nghiên cứu
1. Bản chất của tính "tự chủ tự chịu trách nhiệm" của tổ chức KH&CN?
2. Những yếu tố nào cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115?
7. Giả thuyết nghiên cứu
1. Bản chất của tính "tự chủ tự chịu trách nhiệm" của tổ chức KH&CN?
Tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực chất là “autonomy” trong tổ chức
KH&CN ở các nƣớc có nền khoa học phát triển. Nghĩa là, tổ chức KH&CN
đƣợc toàn quyền quyết định các hoạt động của mình (chọn đề tài nghiên cứu,
19

chính sách nhân lực, chình sách tài chình…)
2. Những yếu tố nào cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115?
Nghị định 115 đƣa ra một thiết chế không đồng bộ, là nguyên nhân khiến

các tổ chức KH&CN không thể thực hiện đƣợc cơ chế “tự chủ, tự chịu trách
nhiệm.”
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thống kê, tổng hợp kế thừa và sử
dụng tài liệu, kết quả nghiên cứu của các công trính đã đƣợc công bố có liên
quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn.
Phân tích, tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc từ các nguồn: báo cáo về
công tác đào tạo của các Viện nghiên cứu và triển khai và của Viện Khoa học và
Công nghệ Việt nam, hội thảo.
- Phƣơng pháp phân tìch tài liệu: tìm hiểu các tài liệu về
 Hệ thống lý thuyết về tổ chức KH&CN
 Mô hình tự trị của các tổ chức KH&CN ở một số nƣớc phát triển
 Những quy định về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động KH&CN
 Việc thực hiện Nghị định 115 của các tổ chức KH&CN
8.2 Phương pháp phỏng vấn sâu kết hợp với phương pháp quan sát
Tiến hành phỏng vấn sâu, kết hợp với quan sát tại một số viện nghiên cứu
và trung tâm KH&CN ở Việt Nam nhƣ: Viện KH&CN Mỏ, Viện KH&CN
GTVT, Viện Công nghệ, Viện Công nghệ sinh học, Viện Công nghiệp thực
phẩm, Viện Khoa học Đo đạc Bản đồ, Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phƣơng,
Trung tâm Thông tin KH&CN…
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu các đối tƣợng:
 Các nhà nghiên cứu công tác trong các tổ chức KH&CN thuộc diện
20

quy định trong Nghị định 115, bao gồm: ngƣời lãnh đạo, cán bộ Phòng
Tổ chức, Ban Kế hoạch Tài chình, Trung tâm Đào tạo, Tƣ vấn, và
nghiên cứu viên.
 Các chuyên gia trong lĩnh vực tổ chức hoạt động KH&CN
- Phƣơng pháp quan sát: Tiến hành quan sát

 Việc thực hiện Nghị định 115 của các tổ chức KH&CN
 Thái độ, phản ứng của nhà nghiên cứu trong các tổ chức KH&CN đối
với việc chuyển đổi hình thức hoạt động của tổ chức KH&CN
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài gồm 3 chƣơng
chính có kết cấu nhƣ sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận nghiên cứu cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ
chức KH&CN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của tổ chức
KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP
Chương 2. Quá trình chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của tổ chức KH&CN theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP
2.1. Những quy định về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động KH&CN
2.2. Khảo sát việc thực hiện Nghị định 115 của các tổ chức KH&CN
2.3. Những yếu tố cản trở việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của tổ chức R&D theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP
21

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ TỰ
CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC KH&CN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Mặc dù tự chủ không thƣờng xuyên đƣợc coi là một biến cấu trúc trong
các nghiên cứu về tổ chức nhƣng dần dần các nghiên cứu trong một vài thập
niên trở lại đây đã phần nào phản ánh yếu tố này.
Năm 1958, William R. Dill công bố một nghiên cứu về hai doanh nghiệp
của Na Uy trên Tạp chí Quản trị Khoa học. Bài viết có tên “Môi trƣờng với
vai trò một tác nhân đối với tự chủ quản lý”. Trong nghiên cứu của ông, mức

độ tự chủ của nhà quản lý và công nhân đƣợc đánh giá cùng với các yếu tố
môi trƣờng khác. Trong số các kết luận của nghiên cứu, đáng lƣu ý là Dill cho
rằng mức độ tự chủ càng cao thì nhiệm vụ đƣợc giao càng ít phức tạp, rủi ro
càng thấp, nhiều quyền kiểm soát đối với các luồng thông tin, và mức độ
chính thức của các mối tƣơng tác càng cao.
Trong nghiên cứu Các công việc và người lao động của thời đại công
nghiệp, xuất bản năm 1965, Turner and Lawrence sử dụng khái niệm tự chủ
nhƣ là một “thuộc tính nhiệm vụ cần thiết” để có đƣợc sự hài lòng về công
việc và giảm mức độ bỏ việc của ngƣời lao động ở các khu vực nông thôn
nhỏ. (Kết quả này không đúng với các khu vực thành thị). Và việc trao cho
các nhân viên cấp thấp nhiều quyền tự chủ ra quyết định là cơ sở để giúp tăng
cƣờng tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Evan, W. E., trong nghiên cứu “Hệ thống tổ chức: Hƣớng tới một lý
thuyết về quan hệ liên tổ chức”, năm 1966, đã tím hiểu về tự chủ của các tổ
22

chức liên quan. Ông đã kết luận các tổ chức ít tự chủ sẽ có nhiều quyền lực
hơn. Cũng nhƣ các đại biểu của lý thuyết phụ thuộc về chính trị và nguồn lực,
các kết quả này phản ánh quyền lực có đƣợc là do kiểm soát các nguồn lực.
Năm 1975, Porter, L. W., E. Lawler, và J. R. Hackman xuất bản cuốn
sách Hành vi trong các tổ chức. Trong đó, các tác giả cho rằng tự chủ là một
nhu cầu của con ngƣời, theo một nghĩa nào đó thí nó cũng giống nhƣ các nhu
cầu trong tháp phân cấp nhu cầu của Maslow.
Trong nghiên cứu “Các phƣơng diện của tổ chức trong những xã hội
phức tạp: Khu vực giáo dục”, đăng trên tạp chí Quản trị Khoa học, năm 1975,
của các tác giả Holdaway, E. A., D. Newberry, D. Hickson, và R. Heron,
nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, tập trung hóa và tự chủ thấp, các thành phần cơ
bản tạo thành cái đƣợc gọi là tập trung quyền lực, có gắn bó chặt chẽ với
chuẩn hóa các thủ tục cá nhân, mức độ chuyên biệt hóa chức năng của tổ chức
thấp, mức độ liên phối hợp thấp, và tỷ lệ nhân lực ngoài thấp.

Năm 1980, ba tác giả Osborn, R. N., J. Hunt, và L. Jauch công bố ấn
phẩm “Lý thuyết tổ chức: Một cách tiếp cận tích hợp”. Trong nghiên cứu của
mình, các tác giả đã kết luận rằng mức độ tự chủ thấp thƣờng gắn với đời
sống lao động chất lƣợng thấp, mặc dù điều này còn phụ thuộc vào từng cá
nhân khác nhau.
Năm 1991, trong cuốn Các tổ chức: Cấu trúc, Quy trình, và Đầu ra,
Hall, R. H. đã bàn về tự chủ của tổ chức. Tƣơng tự nhƣ đối với cá nhân, cũng
có thể xem xét tính tự chủ đối với một tổ chức. Ý tƣởng này đặc biệt phù hợp
với các tổ chức mà trong đó bao gồm các bộ phận nhỏ, là thành viên của tổ
chức lớn hơn, vì dụ nhƣ các công ty thuộc một tập đoàn kinh tế, hay một bộ
phân quốc gia của các tổ chức đa quốc gia.
Năm 1991, Datta, D. K., J. Grant, và N. Rajagopalan, trong nghiên cứu
“Xung khắc trong quản lý và lợi ích của tự chủ: Các tác động đến kết quả hoạt
23

động”, đăng trên Tạp chí Quản trị chiến lƣợc, định nghĩa tự chủ của tổ chức là
tự do hàng ngày trong quản lý.
Hai tác giả Harris và Holden (trong nghiên cứu về tự chủ và kiểm soát
năm 2001), cũng nhƣ Darr (trong nghiên cứu Kiểm soát và tự chủ đối với
nhân viên kinh doanh, năm 2003), đều xem xét tự chủ và kiểm soát cùng với
nhau, coi hai yếu tố này là những lực đối cực của tổ chức.
Trong nghiên cứu “Những yếu tố quyết định đến xung đột của các tổ
chức quốc tế trong việc thƣơng thuyết hợp tác trong khu vực công”, đăng trên
Tạp chí Quản trị Khoa học, năm 1975, Kochan và các nhà nghiên cứu khác đã
phát hiện ra rằng các tổ chức trong khu vực công có mức độ tự chủ thấp đƣợc
đặc trƣng bởi mức độ phụ thuộc lẫn nhau cao giữa các bộ phận. Nhóm tác giả
cũng nhận thấy các nhà quản lý có xu hƣớng tập trung hóa việc ra quyết định
trong những bối cảnh nhƣ thế.
Những nghiên cứu về tự chủ trong các bộ phận khác nhau của các tập
đoàn đa quốc gia cũng đem lại nhiều kết quả, thƣờng đƣợc tiếp cận bằng câu

hỏi nghiên cứu: những chức năng cụ thể nào đó có thể đƣợc quyết định bởi trụ
sở chình hay đƣợc phân quyền cho các nhà quản lý ở địa phƣơng. (Nghiên
cứu của Gifford, D., năm 1998, “Tự chủ bao nhiêu là đủ”, đăng trên Tạp chí
Kinh doanh Harvard.
Trong nghiên cứu “Tác động đa dạng hóa toàn cầu đến tự chủ của các
công ty con thuộc tập đoàn đa quốc gia”, đăng trên Tạp chí Kinh doanh
Harvard, số 9 năm 1999, tác giả Vachani, S. đã chỉ ra rằng tự chủ của các
công ty con cao hơn ở một số lĩnh vực chức năng (vì dụ nhƣ marketing và
nhân sự), so với một số chức năng khác (vì dụ nhƣ R&D và tài chính).
Patterson, S. và D. Brock, trong nghiên cứu “Sự phát triển Quản lý các
công ty con: Tổng quan và Phân tích lý thuyết”, tiến hành năm 2002, đăng
trên Tạp chí Kinh doanh Quốc tế, đã sử dụng phƣơng pháp đếm từ trong một

×