Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tiểu luận về Đa dạng tính dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.34 KB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

SỰ ĐA DẠNG TÍNH DỤC

Ngành:

TÂM LÝ HỌC

Giảng viên hướng dẫn: ThS.NCS. Phùng Phương Thảo
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Khoa Việt
MSSV: 2210260012 Lớp: 22TXTL01
Học phần: Tâm lý học giới tính

TP. Hồ Chí Minh, 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
II. NỘI DUNG ................................................................................................................ 3
1. Đa dạng tính dục và các khái niệm liên quan ................................................ 3
1.1. Đa dạng tính dục....................................................................................... 3
1.2. Các khái niệm liên quan ........................................................................... 3
1.2.1. Xu hướng tính dục ............................................................................. 3
1.2.2. Bản dạng giới ..................................................................................... 4
1.2.3. Thể hiện giới ...................................................................................... 6
1.2.4. Đặc điểm giới tính.............................................................................. 7


2. Quan điểm cá nhân về đa dạng tính dục ........................................................ 8
III. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 12


1

I. MỞ ĐẦU
Đa dạng tính dục là một khái niệm khơng mới trên thế giới nhưng trên thực tế lại
cịn khá mới hoặc chưa được hiểu đầy đủ và chuẩn xác cũng như được nhận thức đúng
đắn về tầm quan trọng của nó trong xã hội Việt Nam. Xuất phát điểm của việc không
hiểu rõ về khái niệm đa dạng tính dục là từ việc văn hóa Việt Nam khơng có khái niệm
xu hướng tính dục và bản dạng giới như trong văn hóa phương Tây. Vì thế, trong xã hội
Việt Nam trước đây những người có xu hướng tính dục và bản dạng giới khác với phần
còn lại với xã hội sẽ bị kỳ thị. Cụ thể, khuôn mẫu giới và quan hệ tình dục được thể chế
hóa, nó quy định khuôn mẫu cho người nam và người nữ, nếu họ hành động lệch lại với
quy chuẩn và khuôn mẫu này thì bị quy chụp là “đồng tính” - đây là từ thường được dùng
một cách chính thức và phổ biến để chỉ cộng đồng LGBT (cộng đồng đồng tính, song
tính và chuyển giới). Từ văn hóa và xuất phát điểm như vậy, cộng đồng LGBT cảm thấy
họ bị ruồng bỏ khỏi xã hội, phải đối mặt với định kiến và sự phân biệt đối xử từ phần còn
lại của xã hội (UNDP và USAID, 2014).
Tiếp đến, trong những năm về trước, truyền thông cũng là tác nhân khiến cho khái
niệm về đa dạng tính dục bị lu mờ và gây ra những kì thị đáng báo động cho cộng đồng
LGBT chỉ vì họ là cộng đồng thiểu số. Đơn cử, trong năm 2002 các kênh truyền thông
của Việt Nam tuyên bố đồng tính là một tệ nạn xã hội, một tội được so sánh với cờ bạc,
mại dâm và buôn bán ma túy, cũng như kêu gọi việc bắt giữ các cặp đơi đồng tính. Vào
đầu những năm 2000, những chân dung tiêu cực của người trong cộng đồng LGBT được
vẽ lên bởi các nhà làm phim và được truyền thông tiếp tay lan truyền mạnh mẽ càng làm
tăng thêm những định kiến và sự hiểu lầm về cộng đồng LGBT (UNDP và USAID,
2014).

Như vậy, từ sự thiếu hụt về khái niệm đa dạng tính dục trong xã hội cùng với
những thông tin tiêu cực từ truyền thông đã dẫn đến một số lầm tưởng tai hại về cộng
đồng LGBTIQ+ có thể kể đến như: người chuyển giới cũng là người đồng tính, đồng tính
và chuyển giới là một “lựa chọn”, xu hướng tính dục ln thể hiện qua hành vi tình dục,
đồng tính có thể “chữa” được, hôn nhân đồng giới làm suy giảm dân số, người đồng tính
hay bị AIDS, đồng tính và chuyển giới là trào lưu du nhập từ phương Tây, … (Phạm
Quỳnh Phương, 2013). Từ những định kiến này, cộng đồng chiếm 3% dân số Việt Nam
này đã phải chịu những kỳ thị và phân biệt đối xử từ gia đình và xã hội. Cụ thể, một


2
nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bị phát hiện là người đồng tính, 20% số người này bị mất bạn,
15% bị gia đình chửi mắng hoặc đánh đập, 4,5% đã từng bị tấn cơng vì là người đồng
tính, 1,5% nói bị đuổi học, 4,1% đã từng bị đuổi ra khỏi chỗ ở và 6,5% bị mất việc vì là
người đồng tính (Thảo Nguyên, 2013).
Từ những phân tích nêu trên ta thấy rằng những nhận thức chưa đúng về đa dạng
tính dục đã khiến cộng đồng LGBTIQ+, cộng đồng thiểu số của xã hội, bị kỳ thị và đối
xử bất công. Để những điều này khơng cịn xảy ra tương lai, thì “đa dạng tính dục” nên
được nghiên cứu chun sâu hơn và tuyên truyền rộng rãi để cung cấp cho mọi người
một cái nhìn đúng đắn nhất. Đây chính là lý do chính cho việc chọn đề tài này.


3

II. NỘI DUNG
1. Đa dạng tính dục và các khái niệm liên quan
1.1. Đa dạng tính dục
Đa dạng tính dục (SOGIESC hay SO/GIE/SC hay trong một số tài liệu được gọi là
Gender and sexual diversity - GSD) là cụm từ nói về sự đa dạng tính dục của con người
cũng như để bao quát và chỉ ra sự đa dạng của tất cả các cộng đồng và đặc điểm trong

LGBTIQ+. Đa dạng tính dục bao gồm các khái niệm liên quan đến xu hướng tính dục
(Sex Orientation - SO), bản dạng giới và thể hiện giới (Gender Identity and Exprssion GIE), và các đặc điểm giới tính (Sex Characteristics - SC) (The Color Station, 2021).
Xét về mặt xã hội, đa dạng tính dục được nhận định là việc chấp nhận sự khác biệt
nhưng vẫn đảm bảo những quyền, sự tự do và cơ hội bình đẳng trong khn khổ nhân
quyền, không bị kỳ thị và đối xử phân biệt.

1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Xu hướng tính dục
Theo Phạm Quỳnh Phương (2013), xu hướng tính dục là một trong bốn yếu tố tạo nên
tính dục, bao gồm giới tính sinh học (do các yếu tố sinh học quy định), bảng dạng giới
(cảm nhận tâm lý mình là nam hay nữ), thể hiện giới (sự thể hiện và vai trò về nam tính
hay nữ tính trong đời sống) và xu hướng tính dục. Xu hướng tính dục là sự hấp dẫn, thu
hút về cảm xúc, tình cảm và/hoặc tình dục với người cùng giới khác giới hay cả hai,
mang tính chất bền vững và lâu dài hoặc có thể lin hoạt theo thời gian (sự linh hoạt về xu
hướng tính dục - sexual fluidity).
Một định nghĩa khác về xu hướng tính dục từ UNDP/PGA (2017), xu hướng tính dục
là việc bạn cảm thấy hấp dẫn về mặt cơ thể, tinh thần và cảm xúc dựa trên mối tương
quan giữa bản dạng giới của bạn và người khác.
Các xu hướng tính dục có thể kể đến, bao gồm: dị tính (heterosexual) - là một người
(nam hoặc nữ) có sự hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc/và cảm xúc hoặc/và tình dục với
người khác giới; đồng tính (homosexual) - là một người (nam hoặc nữ) có sự hấp dẫn về
mặc cảm xúc hoặc/và tình cảm hoặc/và tình dục với người cùng giới, ví dụ như nam yêu
nam hay nữ yêu nữ; song tính (bisexual) - là một người (nam hoặc nữ) có sự hấp dẫn về
cảm xúc hoặc/và tình cảm hoặc/và tình dục với cả nam và nữ, nhưng không nhất thiết
cùng một lúc hoặc ngang bằng nhau; vơ tính (asexual) - là một người (nam hoặc nữ)


4
khơng trải qua sự hấp dẫn về tình dục với bất kỳ ai, một vài người trải qua sự hấp dẫn
tình cảm với người cùng giới hoặc khác giới hoặc cả hai, một số người khác thì khơng;

tồn tính (pansexual) - là người bị thu hút về mặt tình cảm/tình dục với mọi giới, họ
thường khơng có bất kỳ quan niệm nào về giới của con người, họ bị thu hút bởi những
đặc tính khác thay vì là giới; đa tính (polysexual) - là người có trải nghiệm hấp dẫn về
mặt tình cảm/tình dục với nhiều hơn hai giới, có thể là nam hoặc nữ hoặc ngoài hai giới
này, sụ thu hút này là bền vững và khó bị thay đổi và họ ý thức được họ bị thu hút bị rất
nhiều giới nhưng họ thường không xác định được số bản dạng giới này;...(The Color
Station, 2021; Vietnam Youth Alliance, 2022).
Hiện nay, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa “xu hướng tình dục” và “xu hướng
tính dục” dẫn đến việc dùng nhập nhằng hai khái niệm này. Trên thực tế tình dục chỉ là
hành vi, cịn xu hướng tính dục bao gồm cả xu hướng tình cảm và xu hướng tình dục.
Hay đơn giản là xu hướng tính dục bao gồm sự hấp dẫn và mặt tình dục lẫn sự hấp dẫn về
tình cảm, cảm xúc. Và tất nhiên khái niệm xu hướng tính dục cịn khác hẳn với khái niệm
nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM) hay khái niệm nữ có quan hệ tình dục đồng
giới (WSW) vì đây chỉ là khái niệm liên quan đến hành vi tình dục đơn thuần. Ví dụ một
người nam có sự hấp dẫn với một người nam khác về mặt tình dục và tình cảm sẽ được
gọi là đồng tính nam (Phạm Quỳnh Phương, 2013).
Có rất nhiều giả thuyết đưa ra để giải thích nguồn gốc hình thành và phát triển xu
hướng tính dục ở mỗi cá nhân. Trong đó, có hai thuyết lớn là thuyết về “bản thể luận” và
“kiến tạo xã hội”. Các nhà nghiên cứu theo “bản thể luận” thì cho rằng tính dục đồng giới
là một xu hướng cố định ở một bộ phận dân số và có tính xun lịch sử văn hóa với xuất
phát điểm từ yếu tố sinh học hoặc ở giai đoạn rất sớm của sự phát triển của cá nhân.
Trong khi đó, theo quan điểm “kiến tạo xã hội” lại cho rằng các thể loại tính dục đã được
kiến tạo như một phần của các chu trình của quyền lực xã hội, vốn thường có tính đa
chuẩn mực, và tính dục đồng giới với tính chấ như một xu hướng tính dục là một kiến tạo
hiện đại. Nhưng dù theo quan điểm nào, đa số các nhà khoa học thống nhất nhận định:
với nhiều người, xu hướng tính dục được hình thành từ rất sớm thông qua những tương
tác phức tạp về mặt sinh học, các yếu tố tâm lý và xã hội.
1.2.2. Bản dạng giới
Trước khi tìm hiểu về khái niệm bản dạng giới, khái niệm về giới cần được làm rõ để
có thể có cái nhìn tổng quan hơn. Giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình



5
thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là vị trí, vai trò của nam
và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm
và năng lực nhằm xác định thế nào là một người nam giới hay một người nữ giới (hoặc
trẻ em trai, trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất định. Giới khơng mang
tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn
nhỏ đến lúc trưởng thành. Ví dụ: phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam
giới xây dựng nhà cửa, làm kinh tế, chính trị,… (Thư viện pháp luật, 2019). Giới bao
gồm bản dạng giới (gender identity) và thể hiện giới (gender expression).
Bản dạng giới (hay còn gọi là nhận dạng giới trong một số tài liệu) là cảm nhận của
một người về bản thân, từ bên trong tiềm thức, rằng mình thuộc về giới nào. Bản dạng
giới khơng dựa vào giới tính sinh học mà phụ thuộc vào nhận thức và nhận định của mỗi
người (The Color Station, 2021). Ngoài ra, heo UNDP/PGA (2017), bản dạng giới là
cách mà trong tâm lý của bạn nghĩ về bản thân. Nó là mối liên hệ giữa những gì tạo ra
nên cơ thể bạn (ví dụ lượng hóc mơn) và những gì bạn lý giải về chúng. Một khái niệm
khác về bản dạng giới từ Phạm Quỳnh Phương (2013), bản dạng giới là một yếu tố trong
tính dục, thể hiện qua cảm nhận về giới của mình là nam hay nữ. Bản dạng giới khơng
nhất thiết phải trùng với giới tính sinh học. Bản dạng giới cũng độc lập với xu hướng tính
dục, vì bản dạng giới liên quan tới việc một người nghĩ mình là ai, cịn xu hướng tính dục
liên quan tới việc một người bị hấp dẫn bởi ai. Ngoài ra, theo UNESCO, bản dạng giới-sự
trải nghiệm và cảm nhận sâu sắc của cá nhân về giới, có thể tương ứng hoặc khơng tương
ứng với giới tính của bản thân khi ra đời. Điều này bao gồm ý thức của cá nhân về cơ thể,
có thể liên quan đến việc thay đổi ngoại hình hoặc chức năng của cơ thể (bằng phương
pháp y tế, phẫu thuật hoặc các phương pháp khác) nếu được tự do lựa chọn.
Bản dạng giới theo quan điểm truyền thống sẽ là nam hoặc nữ (hệ thống nhị nguyên
giới). Ngày nay, có rất nhiều bản dạng giới khác ngồi nam và nữ có thể kể đến như: phi
nhị nguyên giới (non-binary) - là những người cảm thấy mình khơng thuộc về phổ nhị
ngun nam-nữ đó, và họ nhìn nhận bản thân mình là một giới khác, không phải là nam,

cũng không phải là nữ; vô giới (agender) - là những người nhận dạng mình khơng thuộc
giới nào, hoặc khơng nhận dạng giới cho mình vì họ khơng quan tâm tới giới của mình là
gì, khơng thích nhận nhãn về giới cho mình, hoặc đơn giản là cảm thấy giới của mình q
phức tạp để có thể nhận mình là một điểm bất kỳ nào trên cái vũ trụ giới vô biên ấy; linh
hoạt giới (genderfluid) - là những người mà họ cảm nhận về giới của mình rất…linh hoạt,


6
họ có thể cảm nhận mình là một chàng trai hơm nay nhưng lại có thể thấy mình là một cô
gái hoặc chả phải nam hay nữ vào một ngày nào đó; song giới (bigender) - là một bản
dạng giới mà trong đó, một người có trải nghiệm, đồng thời hoặc không đồng thời, về
giới thuộc hai bản dạng giới khác nhau, và đơi khi có sự “dịch chuyển” giữa hai bản dạng
giới đó;... (LumiQueer, 2019).
Ngồi ra, nếu một người có bản dạng giới trùng khớp với giới tính sinh học lúc sinh ra
được gọi là người hợp giới (cisgender), số đơng nhân loại thuộc dạng này. Ví dụ: người
sinh ra có giới tính sinh học là nữ và có nhận định về giới cũng là nữ. Ngược lại, một
người có bản dạng giới khơng trùng khớp với giới tính sinh học lúc sinh ra được gọi là
người chuyển giới (transgender). Một số người ngay từ rất bé đã nhận ra điều này, một số
người đến tuổi dậy thì, khi đã trưởng thành hay thậm chí ở ngưỡng trung niên mới nhận
ra bản dạng giới của mình khác với giới tính sinh học. Ví dụ: người sinh ra có giới tính
sinh học là nữ nhưng có nhận định về giới là nam (chuyển giới nam hoặc gọi là nữ sang
nam - FTM ở một số tài liệu).
Ở Việt Nam, thường có sự lầm tưởng về định nghĩa “người chuyển giới” (transgender)
vì nó thường gắn với người đã trải qua phẫu thuật chuyển giới. Vì thế, một số người
chuyển giới, đặc biệt là người khơng phẫu thuật chuyển giới thì họ thường dựa trên giới
tính của người mình u để cho rằng mình là người đồng tính. Trên thực tế, như đã đề
cập ở trên, khí niệm “người chuyển giới” khơng bị giới hạn bởi việc người đó đã phẫu
thuật chuyển giới hay chưa phẫu thuật chuyển giới.
1.2.3. Thể hiện giới
Thể hiện giới là cách bạn mô tả về giới của mình (dựa trên những vai trị giới

truyền thống) thơng qua cử chỉ, trang phục, điệu bộ và các mối tương tác (UNDP/PGA,
2017).
Ngoài ra, theo Ontario Human Rights Commission (2014) thể hiện giới là cách
một người cho thấy bản dạng giới của mình thơng qua hành vi, quần áo, kiểu tóc, trang
điểm, giọng nói, ngơn ngữ cơ thể, hay các đặc điểm trên cơ thể người đó. Tên và đại từ
nhân xưng một người tự chọn cho mình cũng là những cách phổ biến để thể hiện giới
tính. Những người khác có thể cảm nhận giới tính của một người thơng qua các thuộc
tính này.
Một số lưu ý quan trọng về thể hiện giới có thể kể đến. Đầu tiên, thể hiện giới của
một người có thể bị ảnh hưởng bởi bản dạng giới, nhưng như đã đề cập ở các phần trên,


7
đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Thứ hai, thể hiện giới này bị ảnh hưởng bởi
vai trò xã hội và khn mẫu văn hóa, có nghĩa là chúng khơng cố định và có thể dịch
chuyển, thay đổi theo thời gian. Thứ ba, việc thể hiện giới nào khơng đồng nghĩa với việc
bạn thuộc giới đó. Ví dụ: người nam giới vẫn có thể trang điểm hay mặc váy; người phi
nhị ngun giới khơng nhất thiết phải có cách thể hiện giới trung tính mà vẫn có thể nam
tính, nữ tính,... (Kendra Cherry, 2023). Thứ tư, một số người có duy nhất một thể hiện
giới trong mọi trường hợp, trong khi số khác lại thay đổi qua thời gian hoặc tuỳ vào hồn
cảnh. Ví dụ, một người trung tính thường mặc quần jeans ống rộng và áo thun, nhưng lại
diện váy và giày cao gót ở một số thời điểm nhất định khi họ muốn mình trơng nữ tính
hơn (Thanh Xn, 2020).
Thể hiện giới thơng thường được chia ra: nam tính (masculine); nữ tính
(feminine); trung tính (androgynous) - không thể hiện đặc điểm của chỉ một giới nam
hoặc nữ mà thay vào đó, họ thường thể hiện những đặc điểm trộn lẫn giữa hai giới (Nhật
Hạ và cộng sự, 2022); gender-neutral - một người thể hiện bản thân theo cách mà họ
không muốn bị coi là thuộc bất kỳ giới tính nào (Outright, 2022); gender-conforming - là
những người thể hiện giới tuân theo quy chuẩn của xã hội về giới tính; và gendernonconforming - là những người khơng theo quy chuẩn về giới dựa trên giới tính mà họ
được sinh ra (Kendra Cherry, 2023).

1.2.4. Đặc điểm giới tính
Đặc điểm giới tính (sex characteristics) hay cịn gọi là giới tính sinh học (biological
sex), hoặc giới tính (sex), là những đặc điểm di truyền của cơ thể, từ đó dẫn đến sự phân
chia thành giới tính sinh học nam/đực (male) hay giới tính sinh học nữ/cái (female).
Chúng bao gồm đặc điểm sơ cấp (nhiễm sắc thể, tuyến sinh dục, bộ phận sinh dục ngoài
và trong, nội tiết tố,...) và đặc điểm thứ cấp, thể hiện rõ khi bước vào giai đoạn dậy thì (sự
phát triển của cơ bắp, lơng, vú, giọng nói, dáng người,...) (The Color Station, 2021).
Ở người, dựa vào các đặc điểm giới tính, ngồi giới tính sinh học nữ (female) và
giới tính sinh học nam (male), chúng ta cịn có liên giới tính (intersex). Theo UNESCO,
liên giới tính là những người được sinh ra với các đặc điểm giới tính (bao gồm bộ phận
sinh dục, tuyến sinh dục và các nhiễm sắc thể) không phù hợp với định nghĩa điển hình
về cơ thể nam giới hoặc nữ giới. Trong một số trường hợp, các đặc điểm liên giới tính có
thể được nhận thấy từ lúc mới sinh, trong khi ở những người khác, những đặc điểm này
không được thể hiện rõ cho đến tuổi dậy thì. Liên giới tính liên quan đến các đặc điểm


8
giới tính sinh học và nó khác với khuynh hướng tình dục hoặc bản dạng giới của một
người. Một người liên giới tính có thể là nam hoặc nữ, đồng tính nam, đồng tính nữ hoặc
lưỡng tính và có thể tự nhận diện mình là phụ nữ, nam giới, cả nam và nữ hoặc không.
Theo thống kê, người liên giới tính chiếm khoảng 2% dân số. Ngồi ra, khơng phải người
liên giới tính nào cũng có trạng thái khơng điển hình về giới tính biểu hiện ra một cách rõ
ràng, và khơng phải người liên giới tính nào cũng biết họ là liên giới tính. Hiện tại, liên
giới tính có những trường hợp như sau: nữ lưỡng tính giả, nam lưỡng tính giả, nữ hóa có
tinh hồn, lưỡng tính thật, và loạn sinh tuyến sinh dục kết hợp (SCDI, 2021).

2. Quan điểm cá nhân về đa dạng tính dục
Là một công dân của thế kỷ 21, chứng kiến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật 4.0 và có cơ hội tiếp cận với nguồn tri thức to lớn của kho tàng tri thức nhân loại
trong và ngoài nước nên những nhìn nhận và quan điểm của bản thân tôi hiện tại khác

hơn rất nhiều so với tôi của hơn mười năm về trước. Ở thời điểm hiện tại, quan điểm của
tơi về đa dạng tính dục có thể khái quát ở những điều như sau:
Đầu tiên, theo tơi, các khái niệm về xu hướng tính dục, bản dạng giới, thể hiện giới,
các đặc điểm giới tính, hành vi tình dục có một mối liên hệ nhất định vì cùng tồn tại trên
một cá thể. Tuy nhiên, chúng cũng có sự độc lập với nhau trong q trình hình thành
cũng như thể hiện ra bên ngồi. Hơn thế nữa, trong sự đa dạng tính dục, các yếu tố này
lại tách rời và tổ hợp thành vô vàn những dạng thức tình dục, tạo nên sự khác biệt và đa
dạng. Ví dụ như một người phụ nữ có giới tính sinh học hay đặc điểm giới tính là nữ;
người này ý thức mình là nữ (bản dạng giới là nữ) nhưng người này là có cử chỉ, cách
hành xử, ngôn ngữ, điệu bộ như đàn ông (thể hiện giới là nam tính). Người này có thể có
sự hấp dẫn về mặt tình cảm hoặc/và cảm xúc hoặc/và tình dục với đàn ơng (xu hướng
tính dục là dị tính) hoặc có thể có sự hấp dẫn về mặt tình cảm/và cảm xúc hoặc/và tình
dục với phụ nữ (xu hướng tính dục là đồng tính). Sau cùng thì người này có thể thực hiện
hành vi tình dục với cả đàn ơng và phụ nữ. Một ví dụ khác về đồng tính luyến ái nữ. Họ
là nữ với đầy đủ đặc điểm giới của nữ, họ nhận diện mình là phụ nữ (bản dạng giới là
nữ), cư xử như nữ giới (thể hiện giới là nữ tính), nhưng lại bị hấp dẫn tình dục và tình
cảm với những người phụ nữ khác.
Thứ hai, tơi thấy rằng sự độc tơn dị tính và áp đặt hệ nhị nguyên nam-nữ không thể
hiện được sự đa dạng vốn có của cuộc sống vì trên thực tế bản dạng tính dục của con
người phức tạp hơn rất nhiều so với cách phân chia chỉ nam và nữ như hiện nay. Chính


9
những thơng tin và phân tích từ một số tài liệu chính thống và các tài liệu khơng chính
thống cùng với sự truyền bá của truyền thông trong một số thời điểm đã thiên vị dị tính
và coi dị tính là chuẩn mực; trong khi đó, xem những điều nằm ngồi chuẩn mực này, ví
như đồng tính, là tội lỗi, rối loạn tâm lý hay tệ nạn xã hội được du nhập từ phương Tây
hay từ sự đua đòi của thế hệ trẻ. Những điều này phần nào đã làm lu mờ đi một thực tế
rằng, đa dạng tính dục và bản dạng giới là một hiện thực tự nhiên tồn tại song hành trong
lịch sử loài người từ thời cổ xưa cho tới hiện tại. Ví như đồng tính luyến ái đã từng được

ngưỡng mộ và lên án trong suốt quá trình phát triển của nhân loại được lịch sử ghi lại, tùy
thuộc vào hình thức và nền văn hóa từng thời kỳ. Một ví dụ cho sự xuất hiện từ rất sớm
của tính dục đồng tính nam đó là mối tình của Hán Ai Đế và Đồng Hiền. Theo một số câu
chuyện, vì để Đồng Hiền đang ngủ say trên ống tay áo của mình khơng bị thức giấc khi
ông quay người đi, Hán Ai đế đã dùng kiếm để cắt đứt ống tay áo của mình (đoạn tụ). Và
từ đó “đoạn tụ” cũng trở thành cách gọi phổ biến cho đồng tính luyến ái nam ở Trung
Quốc.
Thứ ba, tôi cho rằng việc tăng cường giáo dục để xóa đi những nhận định sai lầm hoặc
thiếu hụt kiến thức về đa dạng tính dục là một điều vơ cùng cần thiết. Tuy nhiên, mọi
việc không nên dừng lại ở đó, chúng ta nên bắt đầu chấp nhận sự đa dạng của các kiểu
loại gia đình thay cho việc nhất thể hóa về thể loại và về cấu trúc của gia đình truyền
thống như hiện tại. Gia đình nên luôn được hiểu theo nghĩa là mái ấm, là nơi an toàn, yên
ổn mà mỗi người đều muốn trở về khi hạnh phúc cũng như mệt mỏi. Vì khi ta bắt đầu
chấp nhận đa dạng tính dục, thì việc hợp pháp hóa nhu cầu cam kết tự nguyện của người
đồng tính cũng như người chuyển giới để xây dựng một gia đình là việc nên làm vì ai
cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc và được hạnh phúc. Việc chấp nhận các dạng gia đình
khác nhau và hợp thức hóa dưới sự bảo hộ của nhà nước và pháp luật sẽ giúp cho nhiều
cộng đồng với xu hướng tính dục khác nhau có thể cảm thấy sự cơng bằng, từ đó có thể
an yên sống và đóng góp cho xã hội.
Thứ tư, tôi nhận thấy từ những nhận định sai lầm về đa dạng tính dục đã dẫn đến
những kỳ thị, đối xử bất công, bạo lực đối với cộng đồng LGBTIQ+ không những ở Việt
Nam mà ở khắp nơi trên thế giới. Ở một số nước khác, sự bất công này không những xuất
phát từ cộng đồng xã hội mà cịn từ các thể chế chính trị và pháp luật. Cá nhân tôi cho
rằng đây là điều không nên tiếp tục xảy ra ở xã hội hiện đại nơi mọi người đang sống
trong “thế giới phẳng” và được tiếp xúc với rất nhiều kênh thơng tin chính thống và đa


10
chiều. Một vài số liệu tơi tìm thấy trong q trình tìm hiểu đáng để chúng ta suy ngẫm.
Theo số liệu thống kê từ Statista (2023), hiện có 68 quốc gia trên thế giới hình sự hóa

tính dục đồng giới. Đa số các nước này nằm ở Trung Đông, châu Phi và châu Á. Ở 11
quốc gia, hình phạt tử hình được áp dụng hoặc có khả năng tử hình đối với hoạt động tình
dục đồng giới riêng tư, đồng thuận. Các quốc gia này là Iran, Bắc Nigeria, Ả Rập Saudi,
Somalia, Yemen, Afghanistan, Brunei, Mauritania, Pakistan, Qatar và Các Tiểu vương
quốc Ả Rập Thống nhất (Statista, 2023). Bên cạnh đó, có 32 quốc gia ở Châu Phi, 22
quốc gia ở Châu Á, 9 quốc gia ở Mỹ La tinh và Caribê và 6 quốc gia ở Châu đại dương
xem tình dục đồng giới là bất hợp pháp. Tại Anh, hai phần ba (64%) người LGBTQ+ đã
từng bị bạo lực hoặc nhục mạ của những người chống lại LGBTQ+. Trong đó, 92% là bị
nhục mạ bằng lời nói, 29% bị các hành vi bạo lực thể chất và 17% bị bạo lực tình dục
(The Hate Crime Report, 2021) và có 42% học sinh thuộc cộng đồng LGBT+ bị bắt nạt ở
trường - gấp đôi so với những học sinh không thuộc cộng đồng này (The School Report,
2017). Còn riêng ở Việt Nam, 78% đối tượng đã từng bị phân biệt đối xử tại nơi làm
việc, trong đó có 32,5% thường xuyên bị phân biệt đối xử. Các trải nghiệm phân biệt đối
xử mà đối tượng trải qua chủ yếu là mặc đồng phục, có nhận xét tiêu cực từ khách hàng.
Có khoảng 50% đối tượng từng bị đuổi việc, khơng giải quyết bảo hiểm do xu hướng tính
dục của mình (Nguyễn Thị Kim Ngân và An Thanh Ly, 2019).
Cuối cùng, đa dạng tính dục là một khái niệm khơng mới nhưng khó nắm bắt, nó
địi hỏi phải có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, đào sâu và phải có cái nhìn rộng mở và
cầu thị để có thể tiếp thu được những kiến thức này. Bạn được sinh ra và lớn lên ở một xã
hội Á Đông và sớm quen vế hệ nhị ngun giới nam-nữ thì đơi khi việc tiếp thu những
kiến thức mới khác biệt sẽ có đơi phần khó khăn, và nó càng khó hơn cho các thế hệ
trước. Cho nên, đôi khi hãy thông cảm và dành thời gian cho những thế hệ trước (ông bà,
cha mẹ) để có thể nhận thức, hiểu và chấp nhận đa dạng tính dục.


11

III. KẾT LUẬN
Tóm lại, đa dạng tính dục là một khái niệm rộng lớn, liên quan đến xu hướng tính
dục, bản dạng giới, thể hiện giới và các đặc điểm giới. Các khái niệm này tuy có một mối

liên hệ nhất định vì cùng tồn tại trên một cá thể nhưng chúng cũng có sự độc lập với nhau
trong quá trình hình thành cũng như thể hiện ra bên ngồi. Bên cạnh đó, trong sự đa dạng
tính dục, các yếu tố này lại tách rời và tổ hợp thành vô vàn những dạng thức tình dục, tạo
nên sự khác biệt và đa dạng. Hiểu về đang dạng tính dục giúp chúng ta có cái nhìn khách
quan về thế giới tồn tại xung quanh chúng ta, không xem hệ thống nhị nguyên giới namnữ là chuẩn mực và hiểu rõ hơn các xu hướng tính dục khác. Hiểu về đa dạng tính dục sẽ
góp phần hạn chế đi những kì thị và đối xử bất công với người trong cộng đồng
LGBTIQ+. Cá nhân tơi cho rằng, chúng ta nên nhìn nhận đa dạng tính dục như một kiến
thức chúng ta cần tìm hiểu để nắm rõ như tốn học hay sinh học… khơng nên xem xét nó
là một lý thuyết cần tìm hiểu hay một quan điểm cần cân nhắc. Có như vậy thì đa dạng
tính dục mới thực sự đi vào đời sống và mang lại sự công bằng và bình đẳng cho tất cả
mọi người.


12

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kendra Cherry (2023). “What is gender expression”. Verywellmind. Truy cập từ:
/>2. LumiQueer (2019). “Phân biệt No-binary, agender, genderqueer, genderfluid”.
Truy cập từ: />3. Nguyễn Thị Kim Ngân, An Thanh Ly (2019). “Thực trạng phân biệt đối xử dựa
trên khác biệt xu hướng tính dục tại nơi làm việc đối với người đồng tính, song
tính và chuyển giới ở khu công nghiệp”. Yhoccongdong. Truy cập từ:
/>019077.pdf
4. Nhật Hạ, Phương, N., T.D., Ngô Tố (2022). “Mổ xẻ 4 hiểu lầm độc hại về
androgyny”. Truy cập từ: />5. Ontario Human Rights Commission (2014). “ 3. Gender identity and gender
expression”. Truy cập từ: />6. Outright (2022). “Terminology Surrounding Gender Identity and Expression”.
Outrightinternational. Truy cập từ:
/>7. Phạm Quỳnh Phương (2013). Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt
Nam.
8. SCDI (2021)“Cởi&Mở số 7: Intersex - Người liên giới, họ là ai?”. Scdi. Truy cập
từ: />9. Statista (2020). “Number of countries where consensual same-sex acts between

adults in private are illegal as of 2020, by continent”. Statista. Truy cập từ:
/>

13
10. Statista (2023). “Number of countries that criminalize homosexuality as of 2022”.
Statista. Truy cập từ: />11. Thanh Xuân (2020). “Bản dạng giới và Thể hiện giới”. Truy cập từ:
/>12. Thảo Nguyên (2013). “Việt Nam có khoảng 1,65 triệu người đồng tính, song
tính”. Thanhtra. Truy cập từ: />13. The Color Station (2021).” SOGIESC: Các khái niệm cơ bản về đa dạng tính dục”.
Thecolorstationproject. Truy cập từ:
/>54470389960951/?type=3
14. The Hate Crime Report 2021: Supporting LGBT+ Victims of Hate Crime,
London: Galop.
15. The School Report (2017). “School report, the experiences of lesbian, gay, bi and
trans young people in Britain’s schools in 2017”. Truy cập từ:
/>16. Thư viện pháp luật (2019). “Sự khác nhau giữa Giới tính và Giới”.
Thuvienphapluat. Truy cập từ: />17. UNDP/PGA (2017). Thúc đẩy Quyền con người và Sự hòa nhập của người
LGBTI: Sổ tay dành cho Đại biểu dân cử.
18. UNDP, USAID (2014). Báo cáo quốc gia LGBT Việt Nam - Là LGBT ở Châu Á.
Bangkok.
19. UNESCO. “Danh mục từ viết tắt và Bảng chú giải thuật ngữ”. Unesco. Truy cập
từ: />20. Vietnam Youth Alliance (2022). “Tất tần tật về thuật ngữ trong cộng đồng
LGBT”. Vnyouthally. Truy cập từ: />


×