Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập nhóm chuyên đề SỰ TẠO XƯƠNG Mô phôi CTUMP Y Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 11 trang )

CHUYỀN ĐỀ: SỰ TẠO XƯƠNG
NHÓM 3 – YG47
I – SƠ LƯỢC VỀ MƠ XƯƠNG
Mơ xương là một hình thái thích nghi đặc biệt của mơ liên kết, trong đó chất căn
bản nhiễm muối calci làm cho mô xương rất cứng rắn phù hợp với vai trò chống đỡ và
bảo vệ cơ thể. Ngoài chức năng chống đỡ và bảo vệ mơ xương cịn có chức năng vận
động, chuyển hố (calci-phospho).
1. Cấu tạo:
Mô xương gồm 3 thành phần: Chất căn bản xương, sợi liên kết, tế bào.

- Chất căn bản xương: Nằm xen kẽ vào khoảng cách giữa các tế bào xương là
chất căn bản xương. Chất căn bản xương gồm hai thành phần chính: Chất nền hữu
cơ và những muối vô cơ. Ở cơ thể trưởng thành, khoảng 95% chất nền hữu cơ là
collagen. Dưới kính hiển vi quang học, chất
căn bản mịn, khơng có cấu trúc, ưa thuốc
nhuộm acid. Chất căn bản xương hình thành
những lá xương gắn với nhau. Trong các lá
xương có những ổ xương chứa tế bào xương.
Từ các ổ xương có những ống nhỏ toả ra xung
quanh liên hệ với những ổ xương bên cạnh, gọi
là vi quản xương. Trong vi quản xương có các
nhánh của tế bào xương liên hệ với các nhánh
của tế bào xương lân cận. (Hình 2-24)
- Sợi liên kết: Trong mơ xương chủ yếu là
những sợi collagen, đường kính 5-7nm. có vân ngang, với chu kỳ là 68nm. Những
sợi này có thể thấy khi mơ xương đã bị khử muối vôi. Chúng làm giảm các lực cơ
học tác động vào xương.


-


Tế bào mô xương:

Tạo cốt bào: Là những tế bào tạo chất gian bào xương rồi tự vùi mình
vào trong đó để trở thành tế bào xương. Tạo cốt bào hình đa diện hoặc
hình trụ, có các nhánh bào tương nối với nhau, xếp thành hàng trên bề
mặt các bè xương đang hình thành. Mỗi tạo cốt bào chứa một nhân lớn,
hình cầu. Bào tương ưa màu base và chứa nhiều lưới nội bào hạt, nhiều
ty thể, bộ golgy phát triển, hạt vùi glycogen, enzym.

Cốt bào: là những tế bào hình sao có nhiều nhánh bào tương dài nối với
nhau. Thân tế bào nằm trong ổ xương, các nhánh bào tương nằm trong
các vi quản xương. Các vi quản xương nối thông các ổ xương với nhau,
và là con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxygen đến cung
cấp cho các tế bào xương. Nhân tế bào hình trứng. Bào tương chứa nhiều
riboxom, lưới nội bào hạt, bộ golgy, hạt glycogen.

Huỷ cốt bào: là những tế bào có kích thước lớn, có nhiều nhân, xuất
hiện ở những vùng xương hoặc sụn đang bị phá huỷ. Nhân thường hình
cầu, bào tương ưa acid và chứa nhiều tiêu thể (lysosomes), nhiều khơng
bào, ty thể và bộ golgy phát triển. Ở phía tiếp xúc với sụn hoặc xương
đang bị phá huỷ, bề mặt tế bào có nhiều vi nhung mao ăn sâu vào chất

căn bản xương.
2. Phân loại về cấu tạo mô học
2.1. Căn cứ vào nguồn gốc tạo xương: Xương được chia làm 2 loại
- Xương cốt mạc: là xương do màng xương tạo ra. Tế bào thuộc lớp trong màng
xương sinh sản và biệt hoá tạo thành các tạo cốt bào, tạo cốt bào tổng hợp và chế
tiết chất căn bản xương rồi vùi mình trong chất căn bản xương đã nhiễm canci và lá
xương cốt mạc được tạo thành. Các lá xương cốt mạc nằm sát nhau và được tạo
thành từ trong ra ngoài làm cho xương phát triển theo chiều rộng.



- Xương Havers: là xương do tuỷ tạo cốt tạo ra, gồm xương havers đặc và
xương havers xốp.
 Xương Haver xốp (Hình 2-32): là loại xương
cấu tạo nên đầu các xương dài, xương dẹt và
xương ngắn. Xương Haver xốp được cấu tạo bởi
những vách xương, xen giữa các vách xương là
những hốc lớn chứa tuỷ xương gọi là hốc tuỷ.
Mỗi vách xương được tạo thành bởi một số các
lá xương. Vùi trong chất gian bào của vách
xương là các ổ xương chứa tế bào xương.
 Xương Haver đặc (Hình 2-31): là loại xương
rất cứng rắn và là loại xương chủ yếu cấu tạo nên
thân của xương dài. Ở thân xương dài, các lá
xương được tạo từ tuỷ xương tạo thành những
cấu trúc đặc biệt được gọi là hệ thống Havers, là
đơn vị cấu tạo của xương Havers.
2.2. Phân loại xương theo sắp xếp collagen
- Xương Lưới (Xương nguyên phát)
 Trong q trình cốt hố và liền
xương: Xương ngun phát bao giờ
cũng xuất hiện trước.
 Gian bào: Chất khoáng thấp, giàu cốt
bào.  Không cứng bằng xương lá.
 Xương nguyên phát khơng hình
thành các lá xương vì vậy cịn gọi là
xương lưới
 Collagen xếp theo các hướng khác
nhau

 Khả năng chịu lực: Lực kéo, lực uốn
 Vị trí: phần đá xương thái dương, lằn ghép các xương sọ, nơi bám của gân
vào xương.
“Bốn giai đoạn cụ thể của quá trình hình thành xương lưới được xác định: Giai
đoạn I, sự biệt hóa sớm của tiền nguyên bào xương từ các tế bào trung mơ chưa biệt
hóa. Giai đoạn II, các ngun bào xương trung mơ bao quanh chúng theo hình
vịng cung 360° với các sợi ma trận định hướng ngẫu nhiên. Giai đoạn III, ma trận
dệt hoạt động như một giàn giáo mà trên đó các nguyên bào xương bề mặt bắt đầu
tổng hợp xương ở dạng lá sợi song song. Giai đoạn IV, sự giảm dần tương đối của
xương lưới trong phức hợp xương lưới/xương lá. Các giai đoạn II và IV được chia
nhỏ hơn nữa bằng cách dịch chuyển vùng tế bào/vùng ma trận và mối quan hệ
xương/màng xương lưới . Ý nghĩa sinh học chưa được đánh giá cao của xương lưới
là nó bắt đầu hình thành mới ở những vị trí khơng có xương trước đó”.


-

Xương Lá (Xương thứ phát)
 Q trình cốt hóa và tạo xương: xuất hiện thay thế xương lưới
 Gian bào: tạo lá xương
 Lá xương (có trật tự) dày 3-7um
 Collagen xếp song song theo hướng xoắn ốc, ở hai lá liền kề tạo góc với
nhau
 Khả năng chịu lực: lực nén, lực xoắn
 Vị trí: các xương chủ yếu ở người trưởng thành.

II. SỰ TẠO XƯƠNG
1. Khái niệm : Các bộ phận của bộ xương hình thành trong vài tuần đầu tiên sau khi
thụ thai . Vào cuối tuần thứ 8 sau khi thụ thai, mơ hình bộ xương được hình thành
trong màng sụn và mơ liên kết và q trình cốt hóa bắt đầu. Sự tạo xương hay sự cốt

hóa diễn ra khơng những trong thời kỳ phơi thai, trẻ sau khi ra đời , mà cả trong đời
sống bình thường của con người, cũng như sau khi xương bị tổn thương.
2. Quá trình tạo xương: Gồm 2 giai đoạn
- Giai đoạn cốt hóa ngun phát: tạo mơ xương đầu tiên (xương nguyên phát)
thay thế mô liên kết.
- Giai đoạn cốt hố thứ phát: tạo mơ xương thứ phát thay thế cho xương được
tạo thành ở giai đoạn cốt hố ngun phát.
Trong q trình cốt hố, 2 q trình trái ngược nhau cùng song song tiến hành:
tổng hợp xương và phá huỷ xương hoặc sụn. Vì vậy, ở một cái xương đang được
hình thành và phát triển những vùng xương nguyên phát, vùng xương đang bị phá
huỷ, vùng xương thứ phát xuất hiện cạnh nhau.
3. Hai kiểu tạo xương:
3.1. Sự tạo xương trực tiếp (Tạo xương trong màng): Hầu hết các xương dẹt
được tạo thành bởi sự cốt hóa trực tiếp từ một màng liên kết: xương vịm sọ,
xương hàm.
3.1.1. Giai đoạn cốt hóa nguyên phát:
- Thời điểm diễn ra: xảy ra trong thời kì phơi thai, vào khoảng tuần thứ 9
của phơi.
- Q trình:
 Sự xuất hiện các trung tâm cốt hố và hình thành các lá xương đầu
tiên: trong màng liên kết xuất hiện những điểm cốt hoá đầu tiên gọi là trung
tâm cốt hoá. Tại trung tâm cốt hố: tế bào trung mơ sinh sản mạnh và có
các tế bào biệt hóa thành tạo cốt bào. Tạo cốt bào tổng hợp và chế tiết chất
căn bản xương và sợi tạo keo. Các tế bào bị đẩy ra xa nhau nhưng vẫn còn
những nhánh bào tương nối với nhau. Tiếp theo là sự lắng đọng muối
khoáng trên chất căn bản mới được tạo ra làm cho xương trở nên cứng, các
tạo cốt bào được bao quanh bởi chất căn bản đó trở thành tế bào xương và
những bè xương đầu tiên được hình thành. Ở các trung tâm cốt hoá, các bè
xương tiếp tục phát triển lan rộng ra và cuối cùng kết kợp với nhau hình



thành một màng xương thay thế màng
liên kết. Khoảng cách giữa các bè
xương lúc đầu rộng sau hẹp dần do
mô liên kết được thay thế bằng mô
xương.
 Mô liên kết dính ở mặt ngồi của
tấm xương đầu tiên được tạo ra biệt
hoá thành màng xương. Màng xương
tạo ra những lá xương đắp vào tấm
xương đầu tiên làm cho xương dày lên. Phần mơ liên kết dính ở mặt trong
của tấm xương sẽ biệt hố thành màng cứng bọc ngồi não bộ.
 Khi trẻ ra đời, vòm sọ được cấu tạo bởi xương đặc. Sự cốt hoá lan tới
giữa các xương, trừ ở góc giữa các xương vẫn cịn một ít mơ liên kết chưa
cốt hố gọi là thóp. Sau 1- 2 năm, mơ liên kết ở các thóp mới được cốt hố
hồn tồn.
3.1.2. Giai đoạn cốt hóa thứ phát:
- Thời điểm diễn ra: Sau sinh.
- Quá trình:
 Lớp giữa xương vòm sọ bị phá
huỷ tạo ra những hốc lớn chứa tuỷ
tạo huyết, những hốc tuỷ được ngăn
cách nhau bởi những vách xương.
Lớp giữa xương vòm sọ được thay
thế bằng xương havers xốp.
 Màng xương tiếp tục tạo những
lá xương mới đắp phía ngồi xương
Havers xốp làm xương dày lên.

3.2.


Sự tạo xương gián tiếp (Tạo xương trên mơ hình sụn): Là sự tạo xương
từ các miếng sụn trong có hình dạng của các xương tương lai. Đây là sự cốt
hoá chủ yếu để tạo ra những xương dài (xương tứ chi) và xương ngắn
(xương đốt ngón tay…). Bản chất là sự xây dựng xương.


3.2.1. Giai đoạn nguyên phát:
- Thời điểm diễn ra: Khoảng tháng thứ hai của thời kỳ phôi thai.
- Tại thân mơ hình sụn:
 Màng sụn biệt hố thành màng xương; màng xương tạo ra một bao
xương cốt mạc bọc ngoài miếng sụn, trừ hai đầu của mơ hình sụn.
 Những tế bào sụn ở vùng trung tâm thân mơ hình sụn phì đại về kích
thước, chất calci đọng lại quanh ổ sụn ngăn cản sự khuếch tán chất dinh
dưỡng dẫn đến sự chết của tế bào sụn.
 Mạch máu và các tế bào tạo xương (huỷ cốt bào và tạo cốt bào) từ màng
xương xâm nhập vào trung tâm mô hình sụn.
o Huỷ cốt bào phá huỷ phần sụn nhiễm calci tạo những đường hầm
nằm xen giữa các mảnh sụn nhiệm calci cịn sót lại.
o Tạo cốt bào tạo những lá xương đắp vào bề mặt mảnh sụn nhiễm
calci còn sót lại tạo ra một loại xương là xương trong sụn.
 Từ trung tâm cốt hố ngun phát (khi phơi tuần thứ 8), mạch máu và
mô liên kết tạo xương tiếp tục tiến về hai đầu của thân mơ hình sụn, lần lượt
phá huỷ và thay thế sụn ở vùng giữa đầu và thân xương tương lai. Khu vực
này được gọi là vùng cốt hoá với những lớp theo thứ tự từ đầu đến thân
xương như sau:
o Lớp sụn trong: ở đầu xương
o Lớp sụn xếp hàng (sụn tăng sinh): gồm những tập đồn tế sụn cùng
dịng kiểu trục.
o Lớp sụn phì đại (sụn trưởng thành): các tế bào sụn trương to.

o Lớp sụn nhiễm calci: chất căn bản sụn nhiễm calci, tế bào sụn bị
thoái hoá.
o Lớp sụn cốt hoá: sụn bị phá huỷ và xương trong sụn được tạo thành.


-

 Kết quả là: Miếng sụn đặc biến thành một ống xương cốt mạc,
hai đầu được bịt kín vởi hai nút sụn, ở giữa có một hốc dài là ống
tuỷ chứa tuỷ xương.
Tại đầu mơ hình sụn: Sự tạo xương nguyên phát bắt đầu muộn hơn (từ khi
trẻ ra đời cho tới khi trẻ 2 tuổi). Quá trình:
 Các tế bào sụn ở vùng trung tâm trương to.
 Các mạch máu xuyên qua màng sụn tiến vào trung tâm, chia nhánh toả ra
xung quanh, mang theo các huỷ cốt bào phá các ổ sụn.
 Kết quả là: Ở trung tâm đầu mơ hình sụn là hốc chứa tuỷ và
mạch máu, và xung quanh nó là vùng cốt hố; sự cốt hoá ở đây
diễn ra từ trung tâm ra ngoại vi. Phần giữa đầu xương và thân
xương còn lại một băng sụn dày từ 1 đến 2mm gọi là băng sụn
nối. Sụn nối sẽ mất đi khi người đã trưởng thành (khoảng 20
tuổi).


3.2.2. Giai đoạn thứ phát: Tạo ra do sự cốt hóa nguyên phát được sửa sang lại
→Hệ thống Havers
- Thời điểm diễn ra: cùng lúc với quá trình nguyên phát
- Ở thân xương
 Tạo thành những khoảng
trống Howship là nhiệm vụ
của hủy cốt bào cùng mạch

máu. Mạch máu từ ống tủy
→ thành xương đặc, đào
những đường hầm hình ống
dọc. Những đường hầm
ngang, dọc, xiên thông với
nhau ( do cấu trúc chia nhánh
của mạch máu) ⤇ khoảng
trống Howship
 Tạo hệ thống Havers: Các
mạch máu tiến vào khoảng
trống Howship trong khi tạo
cốt bào kèm theo chúng đắp
vào các thành của Howship ⤇
những lá xương đồng tâm,
những khoảng trống Howship
ngày càng hẹp lại ⤇ 1 cái ống
hẹp (ống Havers): nhiều ống
Havers tạo thành hệ thống
Hệ thống Havers - Compact bone (histologyguide.com)
Havers trong đó có các mạch
máu và sợi thần kinh
 Những khoảng trống Howship và hệ thống Havers mới liên tục
tạo ra  chen vào những hệ thống Havers toàn vẹn đã sinh ra
trước đó ➝ tạo ra hệ thống trung tâm
Một số lá xương cốt mạc cịn sót lại ngồi thân xương ➝ hệ thống
cơ bản ngồi. Khi ống tủy khơng rộng ra nữa + tạo cốt bào trong
lòng ống + lá xương ➝ hệ thống cơ bản trong
- Ở đầu xương: Xương trong sụn ở đầu xương dần
tiêu biến  thay bằng xương Havers xốp trừ vùng
ngoại vi tạo bởi xương cốt mạc và ở mặt khớp bởi

sụn nhớ.


III - Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển xương:
1. Yếu tố dinh dưỡng:
- Chế độ ăn uống hằng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xương. Nếu
thường xuyên ăn nhiều các thực phẩm chứa các dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của
xương như: Canxi, Collagen type II, vitamin D, magie, Kali… thì xương sẽ dài ra nhanh,
chắc khỏe, thúc đẩy chiều cao tăng lên nhanh chóng.
- Ngược lại, nếu thường xuyên bỏ bữa, ăn những thực phẩm nghèo dinh dưỡng hoặc cản
trở sự phát triển của xương, xương sẽ yếu, nhỏ, dễ gãy hơn, chiều cao khó phát triển tối
đa.
- Thiếu các vitamin dẫn đến sự phát triển của xương như:
 Thiếu protein: làm giảm tổng hợp collagen dẫn đến làm giảm sự phát triển của
xương.
 Thiếu calci: làm cho sự calci hố chất nền xương khơng hồn tồn vì vậy làm giảm
độ cứng rắn của xương. Thiếu calci
xẩy ra ở trẻ em gây bệnh còi xương,
ở người lớn gây bệnh loãng xương.
 Thiếu vitamin D: làm giảm sự hấp
thu calci từ thức ăn. Tác động giống
như thiếu calci.
 Thiếu vitanmin A: Làm chậm sự
phát triển của xương.
 Thiếu vitamin C: ức chế sự phát
triển của xương do vitamin C rất
cần cho quá trình tổng hợp collagen
2. Yếu tố hormon:
- PTH (parathyroid hormone): làm tăng
quá trình huỷ xương và ức chế quá trình

tạo xương. Thừa PTH làm xương mất
calci, tăng calci máu và gây sự lắng đọng
calci bất thường ở một số các mô, đặc biệt
ở thận, thành các động mạch.
- Calcitonin: có tác động ngược với
PTH, làm tăng q trình tạo xương.
- GH (Growth hormone): GH kích thích
sự phát triển của băng sụn nối. Ở trẻ em,
thiếu GH dẫn đến sự phát triển sớm bị
dừng lại gây bệnh lùn tuyến yên, thừa GH
gây bệnh khổng lồ. Ở người trưởng thành,
thừa GH gây bệnh to đầu chi.
- Các Steroids giới tính (Androgens và estrogens): kích thích sự tạo xương. Thiếu
hormone giới tính làm chậm dậy thì, chậm sự kết thúc của đĩa sụn nối.


3. Yếu tố di truyền:
- Nói chung, cơ thể được thừa hưởng bộ gen di truyền từ thế hệ trước, tức là nếu

bố, mẹ có bộ xương to lớn thì con cái cũng có bộ xương phát triển.
4. Điều kiện lao động,tập luyện:
- Luyện tập thể lực cũng ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển xương. Luyện
tập thể lực vừa giúp kích thích tiêu
hóa, tăng cường trao đổi chất, tăng hấp
thu chất dinh dưỡng, đồng thời luyện
tập thể lực cũng giúp tăng tái tạo
xương, tăng tiết hormon GH (hormon
tăng trưởng của cơ thể)
.

5. Các yếu tố khác:
- Môi trường sống, ánh năng, bệnh tật, thói quen sinh hoạt, khả năng đáp ứng các
dịnh vụ chăm sóc sức khỏe…vv cũng ảnh hưởng đến sự phát triển xương
- Một số thói quen không tốt như chế độ ăn mặn, hút thuốc, uống nhiều rượu, bia,
các chất kích thích đều ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương.
- Làm việc, học tập quá nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển xương, đặc biệt
là ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trình Bình (2007), Mơ Phơi – Phần mô học, Nhà xuất bản Y học.
2. Trịnh Bình (2004), Mơ học, Nhà xuất bản Y học.
3. PGS.TS.BS Võ Huỳnh Trang , Ths.BS Nguyễn Văn Đối, MÔ PHÔI, NXB Y Học.
4. Các trang web:
/> /> />TIẾNG ANH
1. Elaine N.Marieb, Katja Hoehn, Human Anatomy and Physiology 10th Edition,
Pearson.
1. Website:
Histology Guide – virtual microscopy, /> />


×