Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

bái tập nhóm chuyên đề thi công cốp pha trượt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 35 trang )

CHUYÊN ĐỀ THI CÔNG
CỐP PHA TRƯỢT
I. Lịch sử phát triển công nghệ ván khuôn trượt ở việt nam và trên thế giới.
- Công nghệ ván khuôn trượt được thi công lần đầu tiên trên thế giới để đổ bê tông xilô
vào năm 1903 tại Mỹ,sau đó tại Liên Xô cũ vào năm1924, ở Đức vào năm 1931
- Ở Việt Nam, công nghệ ván khuôn trượt đươc áp dụng lần đầu tiên vào năm 1973 tại
công trường K3 để thi công ống khói của nhà máy nhiệt điện Ninh Bình cao 60m. Sau
những năm 1980 chúng ta mới tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm để thi công một số công
trình về ống khói xilô là chính. Từ những năm 2000 trở lại đây, công nghệ thi công
cốppha trượt đã được sử dụng nhiều hơn cho kết cấu lõi thang máy nhà cao tầng như:
Chung cư 34 tầng (Vinarose) - Trung Hoà - Cầu Giấy, Trụ sở làm việc tổng công ty
Vinaconex 34 Láng Hạ - Đống Đa - HN.
Hình: Công trình chung cư 34 tầng - Trung Hoà - Cầu Giấy - Hà Nội
- Công nghệ ván khuôn trượt ngày càng phát triển và hoàn thiện,nó không chỉ là một công
nghệ độc lập mà nó còn là một công nghệ tiên tiến kết hợp với các công nghệ khác để thi
công trên cao một cách co hiệu quả.Hiên nay ở Việt Nam đang áp dụng rất nhiều công
nghệ ván khuôn trượt để xây dựng các toà nhà cao tâng trên khắp cả nước.
Một xilo đang được thi công bằng hệ thống cốp pha trượt
II. Giới thiệuchung về công nghệ thi công công trình bằng cốppha trượt.
- Cốp pha trượt là hệ cốp pha tối ưu cho tường thang máy trong xây dựng nhà cao tầng, trụ
cầu, xilo…
- Sự khác biệt so với các hệ coppha truyền thống là : chỉ một lần lắp ráp không dùng ty
xuyên tường , có thể đổ bê tông toàn bộ lõi thang máy, trụ cầu, silo… mà không phải
tháo dỡ cốp pha.
- Hệ thống cốp pha trượt có thể đáp ứng các kết cấu rất phức tạp: tạo lỗ rỗng, thay đổi
biên dạng và chiều dày tường mà vẫn không ảnh hưởng đến tốc độ, chất lượng và sự an
toàn.
- Cả hệ thống cốp pha được nâng lên bằng các kích thủy lực , điều khiển bằng điện , đồng
thời với quá trình đổ bê tông . Chính nhờ nguyên tắc trên mà các sàn thao tác, hệ thống
giằng và hệ thống bao che có thể được thiết kế đầy đủ và cứng chắc mà không ngại tốn
thời gian tháo lắp mỗi tầng như cốp pha truyền thống.


- Hệ cốp pha trượt gồm có khung sàn thao tác cực chắc, mặt là tấm cốp pha, xương đứng ,
kích thủy lực chất lượng cao và một hệ thống kiểm soát hiện đại cho sự nâng chuyển
đồng bộ và vận hành chuẩn xác. Tấm cốp pha đượcchế tạo nhẹ và giảm tối đa lực ma sát
khi vận hành, tạo nên bề mặt bê tông rất phẳng và chất lượng. Cốp pha trượt có thể đạt
tốc độ 7-8 mét một ngày (24 giờ trượt) hoặc 2.5 – 3 mét trong 8 giờ làm việc.
Cấu tạo của cốppha trượt
1 - Tấm cốppha
2 - Khung kích
3 - Cơ cấu chống nâng kích
4 - Thanh trụ kích (ty kích)
5 - Sàn thao tác trong
6 - Sàn thao tác ngoài
7 - Sàn treo trong
8 - Sàn treo ngoài
III. Điều kiện áp dụng và yêu cầu trong
thiết kế, thi công công.
- Trong thiết kế và thi công công trình bằng cốppha trượt nên phối hợp chặt chẽ để thiết kế
công trình phù hợp với đặc điểm thi công bằng cốppha trượt. Khi thi công trượt phải căn
cứ vào đặc điểm công trình và yêu cầu của công nghệ trượt để đề xuất ý kiến điều chỉnh
cục bộ với thiết kế công trình, các phương pháp xử lý các bộ phận không thuận lợi cho
thi công và phân chia khu vực tiến hành trượt.
- Trong thiết kế cần phải xem xét ngay từ đầu một số vấn đề cơ bản sau:
- Độ thẳng đứng của bộ phận kết cấu công trình được thiết kế sẽ quyết định các trạng thái
trượt của cốppha khi đổ bêtông, cốppha trượt chỉ thực hiện với kết cấu có bề mặt thẳng
đứng như tường, cột, dầm cao…
- Phải nghiên cứu để hệ lưới cột, tường dầm có sự thống nhất trùng nhau nhiều nhất trên
cả mặt bằng, độ cao trong mặt phẳng thẳng đứng. Thiết kế sao cho tránh được sự thay
đổi không cần thiết với toàn bộ hệ cốppha hay hệ bổ sung thêm các loại cốppha khác.
Với lý do đặc biệt mới nên bố trí ở chỗ bất kỳ; khi bố trí các bộ phận kết cấu theo
phương thẳng đứng vẫn cho phép ghép các khối có chiều cao khác nhau.

- Đảm bảo chiều dày tối thiểu của bộ phận kết cấu tường, dầm, cột để có thể ứng dụng
được công nghệ cốppha trượt. Nó không những phụ thuộc vào dạng kết cấu mà cả vật
liệu bêtông.
- Cấu kiện ở cùng một độ cao nên dùng bêtông có cùng cấp cường độ. Theo chiều dịch
chuyển của cốppha, kích trước mặt cắt nên giảm nhỏ dần. Góc âm nơi tiếp giáp giữa cột
và tường, chỗ giao nhau giữa các tường nên làm góc nghiêng. Mặt cắt tường của kết cấu
không nên thay đổi.
5
0
0
5
0
0
1
4
3
2
5
6
9
7
8
Hệ thống cốp pha trượt của xilo
IV. Cấu tạo , yêu cầu chung và các bộ phận của hệ thống cốp pha trượt.
A. Cấu tạo hệ thống thiết bị cốp pha trượt.
Sơ đồ hệ thống thiết bị cốp pha trượt
1. Giá nâng
2a. Vành gông trên, 2b. Vành gông dưới
3. Cốp pha
4a. Sàn công tác ngoài

5a. Giáo treo ngoài
5b. Giáo treo trong
6. Kích thủy lực
7. Ty kích
8. Trạm bơm dầu
9. Ống dẫn dầu
10. Hệ thống vận chuyển bê tông theo phương ngang
11. Hệ thống giáo thang tải vận chuyển vật liệu theo phương đứng
12. Hệ thống điện chiếu sáng
13. Hệ thống thông tin tín hiệu
14. Hệ thống đầu đo khống chế độ chính xác thi công
- Hệ thống thiết bị cốp pha trượt bao gồm: Giá nâng, vành gông, cốp pha, sàn công tác,
giàn giáo treo, hệ thống thiết bị nâng (kích thủy lực, ty kích, trạm bơm dầu), hệ thống
vận chuyển vật liệu theo phương ngang và theo phương đứng, hệ thống điện thi công, hệ
thống thông tin, tín hiệu, hệ thống thiết bị đo và quan trắc để khống chế đảm bảo độ
chính xác và chất lượng thi công.
B. Yêu cầu chung.
1. Tải trọng tác động lên các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt.
- Trọng lượng bản thân của cốp pha, giá nâng, vành gông, giàn giáo treo và sàn công tác
Tính theo thực tế và theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 2737:1995
- Tải trọng thi công trên sàn công tác
Tính theo thực tế và theo quy định của tiêu chuẩn TCVN 2737:1995 bao gồm:
+ Tải trọng của người, dụng cụ cầm tay;
+ Phương tiện chuyên chở vật liệu theo phương ngang ở trên sàn (xe goòng, ba gác …);
+ Vật liệu chứa trên sàn công tác: cốt thép, bản mã, chi tiết đặt sẵn, bê tông trên phương
tiện đang chuyên chở …;
+ Hệ thống thiết bị nâng;
+ Máy móc, thiết bị thi công, chiếu sáng (máy hàn, đẩm tay …).
- Lực đẩy ngang lớn nhất của bê tông khi đầm tác động lên thành cốp pha
Lấy trong khoảng từ 500 daN/m đến 600 daN/m.

- Lực ma sát giữa bê tông và cốp pha thép:
Lấy trong khoảng từ 0,0015 Mpa đến 0,0030 Mpa.
- Tải trọng gió :Lấy theo tiêu chuẩn TCVN 2737:1995
2. Các bộ phận giá nâng, vành gông, cốp pha, sàn công tác, giáo treo của hệ
thống thiết bị cốp pha trượt cần được tính toán thiết kế đủ cứng, đủ khả năng
chịu lực phù hợp với các quy định của TCVN 5574:1991, TCVN 5308:1991 có tính
định hình cao, dễ tháo lắp và có cấu tạo phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn
này và các tiêu chuẩn khác có liên quan.
3. Gia công chế tạo các bộ phận giá nâng, vành gông, cốp pha, sàn công tác,
giáo treo của hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần thỏa mãn các yêu cầu của thiết
kế, của tiêu chuẩn này và của các tiêu chuẩn liên quan hiện hành. Mặt ngoài của
kết cấu thép (trừ ty kích và mặt cốt pha có tiếp xúc với bê tông) cần được sơn
chống gỉ.
4. Các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần có chứng chỉ xuất
xưởng của nhà sản xuất. Các máy móc của hệ thống thiết bị nâng cần phải có kiểm
định hợp chuẩn.
5. Sai lệch khi chế tạo các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt không
vượt quá giá trị sai số
- Trích dẫn bảng 1 TCVN9342-2012.
Bảng 1 - Sai số cho phép khi chế tạo các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt
Đơn vị tính bằng milimét
Tên bộ phận Thông số kỹ thuật Giá trị sai số cho phép
Tấm cốp pha thép định hình
Độ phẳng bề mặt
Chiều dài
Chiều rộng
Độ thẳng của cảnh
Vị trí lỗ nối
± 1,0
± 2,0

- 2,0
± 2,0
± 0,5
Vành gông
Chiều dài
Độ cong:
Nếu chiều dài nhỏ hơn 3 m
Nếu chiều dài lớn hơn hoặc bằng 3 m
Vị trí lỗ nối
- 5,0
± 2,0
± 4,0
± 0,5
Giá nâng
Chiều cao
Chiều rộng
Vị trí đỡ vành gông
Vị trí lỗ nối
± 3,0
± 3,0
± 2,0
± 0,5
Ty kích
Độ cong
Đường kính
Tâm đầu nối
± L/500
- 0,5
0,25
CHÚ THÍCH: L là chiều dài ty kích

C. Các bộ phận của hệ thống cốp pha trượt.
1 - Tấm cốppha
2 - Khung kích
3 - Cơ cấu chống nâng kích
4 - Thanh trụ kích (ty kích)
5 - Sàn thao tác trong
6 - Sàn thao tác ngoài
7 - Sàn treo trong
8 - Sàn treo ngoài
Hình: Cấu tạo của cốppha trượt
1. Hệ thống cốppha:
- Chiều cao của tấm cốppha trượt trung bình 1,1 đến 1,2m; bộ cốppha này bao quanh toàn
bộ kết cấu đứng cần phải đổ bêtông bằng cốppha trượt.
- Thông thường cốppha gồm các bộ phận: cốppha sàn, cốppha góc, cốppha lỗ cửa. Các
tấm thường dùng thép chống uốn nguội dày 2 đến 2,5mm hoặc hàn thép thép góc.
2. Hệ thống sàn nâng:
- Dùng để thực hiện các thao tác trong quá trình thi công. Hệ thống này được bố trí tại hai
cao trình:
5
0
0
5
0
0
1
4
3
2
5
6

9
7
8
- Cao trình trên liên kết trực tiếp vào mảng cốppha và được gọi là sàn thao tác chính. Sàn
thao tác dùng để chứa vật liệu, lắp dựng cốt thép, vận chuyển, đổ bêtông, lắp cốppha cửa
hoặc dịch chuyển cốppha khi cần thiết.
- Cao trình dưới được liên kết với sàn thao tác trên bởi xích hoặc dây treo và gọi là sàn
treo. Sàn treo dùng để kiểm tra chất lượng bêtông, hoàn thiện bề mặt ngoài và tháo dỡ
hộp khuôn các lỗ cửa nếu có. Hình vẽ trên ký hiệu 7,8
3. Hệ thống nâng trượt :
- Hệ thống nâng thông thường hiện nay là kích thuỷ lực. Nhờ áp lực dầu, kích nâng đưa
toàn bộ kết cấu cốppha và sàn nâng trượt lên dọc theo các thanh trụ kích. Hệ thống nâng
gồm 3 bộ phận sau:
- Giá nâng ( khung kích): được chế tạo bằng gỗ hay kim loại. Có tác dựng giữ cho các
tấm cốppha ép sát vào kết cấu và không bị biến dạng khi có lực xô ngang. Khung kích có
dạng chữ Π, khi được nâng lên nó kéo theo các mảng cốppha trượt. Khung này được đặt
cách nhau từ 1,5 đến 2,5m. Hệ thống này tiếp nhận toàn bộ tải trọng của cốppha, kích,
sàn nâng, các tải trọng của vữa bêtông và các tải trọng trong quá trình thi công.
Giá nâng liên kết với kích
- Vành gông: nên chế tạo bằng thép hình ở dạng tháo lắp. Bản táp nối giữa 2 đoạn vành
gông với nhau nên dùng bằng thép có cường độ tương ứng với thép vành gông. Vành
gông trên và vành gông dưới nên đặt cách nhau từ 500 mm đến 700 mm. Khoảng cách từ
mép trên của cốp pha đến vành gông trên không nên lớn hơn 250 mm. Nếu khoảng cách
giữa các giá nâng lớn hơn 2,5 m hoặc khung chịu tải của sàn công tác trực tiếp chống lên
vành gông thì nên liên kết vành gông trên và vành gông dưới thành một khối để tạo
thành vành gông ở dạng kết cấu dàn, nhằm tăng thêm độ cứng và tính ổn định không
gian của vành gông. Ở các vị trí đổi hướng của vành gông nên cấu tạo liên kết cứng.
Vành gông liên kết với giá nâng
- Thanh trụ kích (ty kích): Làm nhiệm vụ tỳ kích và tiếp nhận toàn bộ tải trọng tác động
từ khung kích và truyền lực xuống kết cấu bêtông. Ty kích làm bằng thép, thường có

kích thước là ỉ25 ữ ỉ50mm có thể dài đến 6m (hoặc có thể bằng chiều dài một thanh
thép), một đầu được chôn ngầm chặt trong bêtông, đầu kia xuyên qua lỗ tỳ kích. Ty kích
có thể nằm lại hoặc rút ra khỏi kết cấu sau khi thi công. Liên kết thanh trụ kích có thể
bằng mối hàn, nối kiểu chốt mộng (kiểu âm dương), chốt nêm, nối vặn ren…
Hình: Chi tiết nối thanh trụ kích kiểu âm dương
- Đầu thanh kích có loại đầu bằng, đầu nhọn, đầu côn, đầu vặn ren. Khi nối thanh kích
phải vuông góc với trục dọc của thanh. Độ nghiêng lệch đường kính phải ≤ 0,5cm; bề
mặt xung quanh của thanh và các ren cần song song với độ lệch cho phép không quá
0,25mm.
- Kích: có nhiệm vụ đưa toàn bộ cốppha và sàn nâng trượt lên dọc theo các ty kích. Sức
nâng của một kích thuỷ lực thông thường từ 10 tấn trở lên. Các loại này cho phép tăng
khoảng cách bố trí khung kích tạo sự thuận lợi cho thi công xây dựng, dễ dàng đổ
bêtông, lắp cốt thép, tạo điều kiện tăng năng suất lao động hạ giá thành công trình. Hiện
nay có rất nhiều lạo kích như: Kích thuỷ lực, kích cơ điện, kích bàn ren, kích kẹp, kích
khi nén.
Hình: Kích thuỷ lực
- Các kích được nối với nhau thành từng chuỗi và được điều khiển qua trạm vận hành của
máy bơm trung tâm.
- Máy bơm trung tâm có thể vận hành được 80 đến 100 kích. Trong thi công để đảm bảo
an toàn tuyệt đối người ta chỉ dùng 30 đến 40 kích.
Hình: Sơ đồ nguyên lý làm việc của kích thuỷ lực
- Sơ đồ một chu kỳ làm việc của kích có thể được mô tả theo 3 vị trí:
- Vị trí 1 - Là giai đoạn chuẩn bị bắt đầu bơm dầu.
- Vị trí 2 - Kích đã được nâng lên do áp lực của dầu so với vị trí ban đầu một đoạn ∆h.
- Vị trí 3 - Kích trở lại vị trí một là kết quả thu được sau một chu trình di chuyển của hệ
cốp pha từ vị trí ban đầu đến vị trí cuối cùng. Thời gian trượt một khoảng ∆h là 100 đến
150 s, thời gian này là một chu kỳ hoạt động của kích (tc), tc bao gồm:
+ tp- Thời gian bơm dầu vào kích, tp = 30 đến 45 s
+ tg- Thời gian di chuyển cốppha, tg = 65 đến 90 s
+ ti - Thời gian trả kích về vị trí ban đầu, ti = 5 đến 15 s

- Trong một giờ có thể thực hiện được từ 12 đến 20 chu trình di chuyển, như vậy, trong
một ngày hệ cốppha trượt có thể lên được 2,5 đến 3 m chiều cao.
- Những thanh trụ thép nhận toàn bộ tải trọng của hệ cốppha, sàn công tác, thiết bị và
nguyên vật liệu truyền xuống móng công trình.
- Thiết bị dùng để kiểm tra hệ cốppha trong quá trình thi công là ống thuỷ bình, quả dọi.
Nếu điều kiện cho phép, nên dùng máy thuỷ bình và máy kinh vĩ để kiểm tra.
- Vị trí đặt thiết bị kiểm tra cần phải xác định cho phù hợp; việc kiểm tra phải tiến hành
thường xuyên để tránh nghiêng lệch gây hậu quả xấu.
4. Hệ thống áp lực dầu:
1 - Kích thủy lực
2 - Giá nâng
3 - Động cơ điện
4 - Bơm dầu
5 - Van xả
6 - Máy phân phối thủy lực
7 - Ống dầu
8 - Bộ phận lọc dầu
8 - Van đổi hướng
8 - Thùng dầu
- Trạm điều khiển nâng áp lực dầu: áp lực định mức của bơm dầu lấy 120 l/cm2. Lưu
lượng của bơm dầu dựa vào số lượng kích và thời gian một lần cấp dầu để tính toán xác
định, nói chung có thể lấy 25 đến 50 l/phút. Dung tích hữu hiệu của thùng dầu phải > 3
lần dung tích của các kích và đường ống, nếu dung tích thùng dầu không đủ có thể dùng
thùng dầu phụ. Đối với môtơ, van đổi chiều, van lọc, đường ống dầu nên bố trí đồng bộ
theo áp lực lưu lượng tính toán.
- Bố trí đường dẫn: yêu cầu của việc bố trí đường dẫn là cần rút ngắn thời gian cấp và thu
hồi dầu, tăng tốc độ trượt, rút ngắn thời gian tối đa vênh thời gian và độ vênh của các
kích trước và sau khi trượt, để tránh một số kích trượt lên sớm mà dưới tác động của sàn
cứng hoặc hệ thống cốppha, xuất hiện trạng thái vượt tải. Bố trí đường dầu thường có các
cách sau:

+ Phương pháp nối tiếp: ưu điểm là đường dầu về đơn giản, nếu lực cản của ống dầu
tương đối nhỏ, áp lực của kích có thể như nhau; nhược điểm của nó là độ chênh trượt
tương đối lớn, dễ tạo ra độ chênh trượt bậc thang, điều chỉnh phức tạp, phải cắt đường
dầu khi cần thay đổi kích.
+ Phương pháp nhóm nối song song: ưu điểm nổi bật là thuận lợi cho việc điều chỉnh
độ lệch nâng, khi đổi kích không cần cắt đường dầu; nhược điểm của nó là thời gian hồi
dầu dài, đường ống dầu tương đối nhiều. Trong nối song song, về đường kính ống, chiều
dài ống, phương thức bố trí các nhóm yêu cầu như nhau để giảm độ lệch khi nâng do tốc
độ cấp và hồi dầu không bằng nhau.
+ Phương pháp hỗn hợp: trong mỗi đường nhánh nối song song, số lượng nối tiếp có
gắng giảm ít. Chiều dài đường dầu cần cố gắng như nhau để giảm độ chênh nâng của
kích nối nối tiếp. Đường dầu phân cấp bố trí các nhóm chia ra của nó phải đánh dấu rõ
ràng, đường ống dầu nên tập trung đặt ở sàn cố định ở mép sàn.
- Dầu thuỷ lực: cần có tính trơn và tính ổn định tốt, độ nhớt của nó được xác định dựa vào
yêu cầu của áp lực và điều kiện nhiệt độ.
- Sau khi lắp đặt xong hệ thống áp lực dầu phải vận hành thử, đầu tiên phải bơm dầu xả
khí, sau đó tăng áp tới 100 kG/cm2, lắp lại 5 lần, tiến hành kiểm tra toàn diện, sau khi
các bộ phận làm việc bình thường mới cắm ty kích vào.
V. Các yêu cầu khi tính toán, thiết kế các bộ phận của cốppha trượt.
A. Kiểm tra chiều dày của lõi theo điều kiện chiều dày tối thiểu của kết cấu khi thi
công bằng cốppha trượt.
Trong quá trình trượt sẽ xuất hiện lực ma sát giữa thành cốp pha và bêtông. Giá trị của
lực cản ma sát (F) khá lớn, nó phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu làm ván mặt cốppha và độ
dính bám của vữa trên bề mặt ván:
f f
g
Sơ đồ tính toán lực ma sát giữa cốppha với kết cấu
Để bê tông mới đổ không bị nâng kéo lên theo cốp pha cần đảm bảo điều kiện:
G  2.F (1).
Trong đó:

G: Trọng lượng của bê tông: G = γbt . h . 
F: Lực ma sát:
2
bt
.h
F = f.
2
γ
.
Vậy theo bất đẳng thức (1) ta có: γbt. h.  ≥ 2.
2
bt
.h
f.
2
γ
→  > f . h
Với:
γbt : Trọng lượng riêng của bêtông
h : Chiều dày lớp đổ bêtông trên cùng
f : Hệ số ma sát giữa thành cốppha và bêtông
B. Tính toán các tấm cốppha (tấm Panô):
Lựa chọn tấm cốppha điển hình:
Tấm cốppha trượt chịu tác động của tải trọng ngang và lực ma sát.
Tải trọng ngang tác dụng gồm có: áp lực ngang của vữa bêtông mới đổ có xét đến đầm,
tải trọng gió, tải trọng khi đổ bêtông vào cốppha.
Áp lực ngang của vữa bêtông lên cốppha phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tốc độ
trượt, độ linh động và nhiệt độ của vữa bêtông, chiều cao của phần bêtông được ép giữ
trong cốppha, chiều cao của kết cấu đổ, ngoài ra còn phụ thuộc vào loại ximăng, thời
gian đông kết của vữa bêtông.

Theo tài liệu“ Cốp pha trượt - Kỹ thuật và sử dụng” của Rumani thì trên tường bêtông
xuất hiện 3 vùng như hình vẽ:
Biểu đồ phân bố áp lực ngang của vữa bêtông lên thành cốppha
Vùng 1: Bêtông chưa ninh kết: áp lực ngang vùng này tác dụng lên cốppha coi như áp
lực thuỷ tĩnh: p = γ. h.
Vùng2: Bêtông đang ninh kết, thời gian từ 4 đến 8 h cường độ bêtông phát triển tăng
dần.
Vùng 3: Bêtông đông cứng: Bêtông ở vùng này đạt tới cường độ b ≥ 2 kG/cm2 và
bêtông đã chịu được trọng lượng bản thân.
→ Áp lực ngang của bêtông tươi được xác định theo công thức pmax = hmax. γ
Trong đó:
hmax = v. t0 (m)
v: Tốc độ trượt trung bình của hệ cốppha
t0: Thời gian bêtông bắt đầu ninh kết
hệ cốppha khuôn cửa và liên kết của nó vào vách thép
C. Tính toán khả năng chịu tải của ty kích:
- Theo quan niệm tính toán của Ơle
- Tải trọng thiết kế của ty kích lấy theo tổng tải trọng thiết kế của thiết bị ván khuôn. Sức
chịu tải cho phép của ty kích, với điều kiện ván khuôn không tách khỏi kết cấu, lực gió
hoặc lực ngang do sàn bị nghiêng sinh ra đều do kết cấu gánh chịu, ty kích owr trạng thái
chịu lực thẳng đứng.
- Sức chịu tải cho phép P của ty kích tính theo công thức Ơle:
2
)( LK
EI
P
µ
π
=
- Trong đó:

E – mô đun đàn hồi của vật liệu ty kích;
K – hệ số an toàn, thường lấy lớn hơn 1,8;
µ
- hệ số hiệu chỉnh độ dài tự do, lấy 0,6 – 0,7;
L – độ dài tự do lấy chiều dài từ đầu kẹp dưới của ty kích đến miệng dưới của ván
khuôn.
I – mômen quán tính của tiết diện vật liệu.
- Khi toàn ván khuôn đều trượt không, ty kích ở vào trạng thái côngxôn. Ở trạng thái này,
ngoài chịu tải trọng đứng, ty kích còn phải chịu tải trọng ngang, không phù hợp với công
thức trong điều kiện chịu lực thẳng đứng mà cần phải gia cố hoặc dùng các biện pháp ổn
định khác đối với ty kích để đảm bảo an toàn trong thi công.
- Cố gắng dùng ty kích làm cốt thép chịu lực của kết cấu để tiết kiệm thép.
- Để tránh phần trên ty kích mất ổn định trong quá trình thi công, trong điều kiện thi công
bình thường, chiều dài vươn ra ngoài không được vượt quá các giá trị cho ở bảng sau
(với ty kích thép tròn
φ
25mm).
Tải trọng của ty kích (kN) 10 12 15 20
Chiều dài vươn ra ngoài cho phép (cm) 152 134 115 94
- Nếu sức chịu tải cho phép của kích nhỏ hơn sức chịu tải cho phép của ty kích thì tính
theo sức chịu tải cho phép của kích, ngược lại tính theo sức chịu tải cho phép của ty kích.
D. Tính toán số lượng tối thiểu của ty kích
t
lLn /
min
=
- Trong đó:
L – chu vi công trình hoặc chiều dài tổng cộng các tuyến đặt ty kích;
l
t

– khoảng cách tối đa của ty kích.
- Phương pháp nối ty kích thường có 3 phương pháp: nối âm dương (dùng ren), nối nêm
và nối theo cách hàn.
E. Những yêu cầu cơ bản khi chọn và thiết kế kích nâng
- Để giảm tổn thất hành trình: khi kích nâng đi dần lên sinh ra trượt xuống một chút, khi
chọn sức chịu tải cho phép của kích, không nên vượt quá 1/2 sức chịu tải quy định. Kích
nâng dưới tác động của tải trọng thi công, dung sai trượt khi chốt đầu trên và chốt dưới
thay nhau làm việc quy định như sau: kích (dạng chốt cần xoay)

5mm, kích (dạng chốt
ngang)

3mm.
- Số lượng lớn nhất của kích nâng hoặc ty kích tính theo công thức dưới đây:
KN
P
n
.
max

=
- Trong đó:
nmax – số lượng lớn nhất của kích nâng hoặc ty kích;

P
- toàn bộ tải trọng đứng trong quá trình nâng (kN);
N – sức chịu tải cho phép của một ty kích (kN);
K – hệ số điều kiện làm việc, thường lấy K = 0,8.
VI. Thi công cốp pha trượt
A. Lắp đặt hệ thống thiết bị cốp pha trượt

- Chỉ thực hiện lắp đặt hệ thống thiết bị cốp pha trượt sau khi kết thúc toàn bộ công việc
đổ bê tông đến cao trình thi công bằng cốp pha trượt. Lớp bê tông đầu tiên cao từ 10 cm
đến 15 cm của phần thi công bằng cốp pha trượt nên thi công cùng với phần bê tông đổ
trước khi trượt.
- Lắp đặt hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần tuân thủ bản vẽ thiết kế thi công lắp đặt và
thực hiện theo trình tự sau:
1. Lắp đặt giá nâng
- Tổ hợp giá nâng cần tiến hành trên giá cố định, khi tổ hợp, các chi tiết cần được hiệu
chỉnh để đồng tâm, đồng trục, các tim trụ đứng cần phải cùng trên mặt phẳng với tim
dầm ngang và phải vuông góc với tim dầm ngang;
- Sau khi tổ hợp, giá được đưa vào vị trên các đà giáo, tiến hành hiệu chỉnh các bản mã gối
tựa trên giá nâng vào vị trí của vành gông;
- Khoảng cách giữa hai trụ đứng của giá nâng sau khi lắp đặt xong phải phù hợp với chiều
dày kết cấu cần trượt.
2. Lắp vành gông.
- Lắp đặt vành gông trong, vành gông ngoài tiến hành theo dấu đã vạch trên các gối đỡ
gắn với giá nâng. Hiệu chỉnh vành gông trên và vành gông dưới phù hợp chiều rộng thiết
kế và độ côn cho phép của cốp pha;
- Vành gông trong và vành gông ngoài phải có cùng cao độ;
- Liên kết vành gông với giá nâng bằng bu lông, vành gông với cốp pha bằng khóa chuyên
dùng phải đảm bảo chặt chẽ, chắc chắn và dễ tháo lắp;
- Vành gông sau khi lắp đặt xong phải đảm bảo để cốp pha lắp được đúng vị trí và đúng
kích thước của thiết kế.
3. Buộc cốt thép đứng và cốt thép ngang ở dưới dầm ngang của giá nâng, đặt
các chi tiết chôn sẵn, khuôn cửa, lỗ chờ;
- Để đảm bảo sự chính xác của vị trí cốt thép đối với cốt thép đứng, trên giá nâng phải bố
trí giá đỡ dẫn hướng định vị cốt thép đứng.
- Đối với cốt thép ngang, sau mỗi lớp đổ bê tông thì phía trên ít nhất phải có cốt thép
ngang hoặc cốt đai đã buộc rồi, để đảm bảo khoảng cách buộc.
- Cốt thép ngang của khối vách đều buộc ở mặt ngoài cốt thép đứng còn móc cân và nút

buộc cốt thép đều hướng vào phía trong để tránh khi trượt vướng vào ván khuôn, sinh ra
hiện tượng kéo nứt khối vách.
Đặt các chi tiết chôn sẵn và thép chờ
4. Lắp đặt cốp pha
- Các tấm cốppha có gối tựa là các vành gông
- Nên lắp cốp pha bắt đầu từ tấm góc rồi chuyển sang các tấm khác;
- Sau khi lắp đặt cốppha góc đồng thời hiệu chỉnh và cố định, dọc tuyến lắp đặt phía
cốppha đồng thời chèn khe cốppha.
Chi tiết tấm cốp pha
- Cốp pha sau khi đã lắp đặt xong phải chắc chắn và có dạng miệng trên bé, miệng dưới to,
khoảng cách thông thủy giữa hai thành cốp pha tại vị trí có chiều cao bằng 1/3 cách
miệng dưới cốp pha lấy bằng chiều dày thiết kế thiết diện kết cấu cần trượt. Độ côn của
mỗi thành cốp pha nên lấy trong phạm vi từ 0,2 % đến 0,5 % chiều cao của cốp pha.
5. Lắp đặt sàn công tác
- Lắp đặt sàn công tác thực hiện theo thứ tự sau:
+ Lắp đặt dầm đỡ (hoặc giá đỡ tam giác)
+ Lắp đặt đà ngang
+ Lắp đặt ván sàn
+ Lắp đặt lan can bảo hiểm
+ Lắp lưới an toàn
- Dầm đỡ (hoặc giá đỡ tam giác) sàn công tác nên liên kết với giá nâng bằng các khóa kẹp
chuyên dùng. Các đà ngang nên đặt cách đều nhau trên hệ dầm đỡ và liên kết chắc chắn
với dầm đỡ bằng bu lông hoặc khóa kẹp chuyên dùng.
Lắp đặt sàn thao tác và lan can bảo vệ
- Sau khi lắp đặt xong các đà ngang tiến hành lắp ván sàn công tác. Ván sàn công tác phải
được cố định chắc chắn vào kết cấu sàn.
- Sàn công tác phải được lắp đặt đúng bản vẽ thiết kế thi công, sau khi lắp đặt xong sàn
phải bằng, phẳng, khít.
6. Lắp đặt thiết bị nâng
- Trước khi lắp đặt, toàn bộ hệ thống thiết bị nâng cần được bảo dưỡng làm sạch bụi bẩn,

bôi trơn dầu mỡ. Kích thủy lực, trạm bơm dầu, bộ điều chỉnh áp lực dầu cần chạy thử.
Hệ thống ống dẫn dầu và đầu nối cần được kiểm tra độ kín khít bằng cách nối từ 10 đến
12 kích với trạm bơm dầu và bộ điều chỉnh áp lực dầu để chạy thử;
- Lắp đặt thiết bị nâng có thể tiến hành xen kẽ với lắp đặt cốp pha. Lắp đặt kích và ty kích
được thực hiện sau khi lắp đặt giá nâng. Lắp đặt trạm bơm dầu và hệ thống ống dẫn dầu
được thực hiện sau khi lắp đặt mâm sàn;
- Lắp ống dẫn dầu tiến hành đồng thời với lắp kích và trạm bơm dầu. Nên tổ hợp ống dẫn
dầu theo từng cụm để có thể lắp vào đoạn nào cũng được. Lắp các cụm ống dẫn dầu vào
các kích thước sao đó lắp các cụm ống dẫn dầu vào đường dẫn chính nối với trạm bơm.
Đường dẫn chính nên lắp đặt cao hơn mặt sàn công tác 1,8 m;
Các đường ống dẫn dầu vào kích
- Sau khi lắp đặt cần kiểm tra độ xiết chặt của các bu lông, kiểm tra sự làm việc đồng bộ
của các thiết bị nâng: trạm bơm dầu, bộ điều chỉnh áp lực dầu, kích, hệ thống ống dẫn
dầu, đầu nối, các van và đồng hồ chỉ báo.
- Lắp dựng hệ thống giáo thang tải phục vụ cho vận chuyển vật liệu theo phương đứng và
làm lồng cầu thang đi bộ
- Toàn bộ hệ thống giáo thang tải cần kiểm tra và nghiệm thu thỏa mãn các yêu cầu của
tiêu chuẩn, thiết kế và của nhà sản xuất mới đưa vào sử dụng.
7. Lắp đặt ty kích
Vị trí lắp đặt ty kích
- Trước khi lắp dựng, ty kích cần được kiểm tra, làm sạch bụi bẩn, dầu mỡ, gỉ sét.
- Để đảm bảo độ ổn định của ty kích khi trượt và để số lượng mối nối của ty kích không
lớn hơn 25 % trên một mặt cắt ngang của kết cấu, nên sử dụng ít nhất là bốn loại ty kích
có chiều dài khác nhau để lắp vào loại ty kích thứ nhất. Khi lắp loại ty kích này nên theo
trật tự thay đổi về chiều dài.
- Đoạn dưới của ty kích chuyên dùng nên có vỏ lót thép và dưới chân nên có bản đệm
bằng thép.
- Ty kích không chuyên dùng nối bằng đầu nối mộng hoặc đầu nối ren thì sau khi kích đi
qua vị trí đầu nối, cần tiến hành ngay hàn gia cường đầu nối và hàn liên kết ty kích với
cốt thép ngang.

×