Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHÂN TÍCH SWOT CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.68 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

MƠN HỌC: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
PHÂN TÍCH SWOT CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
SHOPEE

Giảng viên: GS.TS Hồ Đức Hùng
Mã số: 211107151
LHP: 21D1STR60201205


Mục lục
PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT......................................................................................1
1.1.

Ma trận SWOT là gì?..................................................................................................1

1.2.

Phân tích SWOT là gì?................................................................................................2

1.2.1.

Các chiến lược của SWOT...................................................................................2

1.2.2.


Các bước xây dựng SWOT..................................................................................2

1.2.3.

Ưu điểm và nhược điểm của SWOT....................................................................3

PHẦN 2: PHÂN TÍCH SWOT CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE............4
2.1.

Tổng quan về trang TMDT Shopee.............................................................................4

2.1.1.

Lịch sử hình thành................................................................................................4

2.1.2.

Mơ hình kinh doanh:............................................................................................4

2.1.3.

Quá trình phát triển:.............................................................................................4

2.1.4.

Một số điểm nổi bật của Shopee..........................................................................5

2.2.

Phân tích ma trận SWOT cho Shopee.........................................................................5


2.2.1.

Điểm mạnh (Strenghs).........................................................................................5

2.2.2.

Điểm yếu (Weaknesses).......................................................................................7

2.2.3.

Cơ hội (Opportunities).........................................................................................7

2.2.4.

Thách thức (Threats)............................................................................................8


1

PHẦN 1:
1.1.

TĨM TẮT LÝ THUYẾT

Ma trận SWOT là gì?

Ma trận SWOT là một công cụ đơn giản để bắt đầu phân tích có hệ thống các chương trình
chiến lược. SWOT là viết tắt của Điểm mạnh (Strenghts), điểm yếu (Weakness), cơ hội
(Opportunities) và thách thức (Threats). Trong đó điểm mạnh, điểm yếu là các yếu tố bên

trong, cơ hội và thách thức là các yếu tố bên ngoài.
Điểm mạnh
Điểm mạnh là những yếu tố bên trong doanh nghiệp thật sự vượt trội hơn so với các đối thủ
cạnh tranh của mình (giá trị thương hiệu, tiềm lực tài chính, cơng nghệ vượt trội,…)
Điểm yếu
Điểm yếu ngăn một tổ chức hoạt động ở mức tối ưu. Đó là những thứ mà doanh nghiệp cần
cải thiện để duy trì khả năng cạnh tranh (Công nghệ lạc hậu, nhân sự thiếu chuyên môn, văn
hóa doanh nghiệp yếu, vấn đề về vốn,....)
Cơ hội
Cơ hội là các nhân tố bên ngồi thuận lợi có thể mang lại cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh.
Ví dụ, các chính sách vĩ mơ của chính phủ, giảm thuế suất, ….
Thách thức
Các thách thức là những yếu tố bên ngồi doanh nghiệp có khả năng gây bất lợi cho sự phát
triển của tổ chức. Ví dụ, thiên tai, dịch bệnh, tình hình tài chính thế giới suy giảm,…
Bảng SWOT
Điểm mạnh
-

Lợi thế cạnh tranh của chúng tơi là
gì?
Chúng tơi có những nguồn lực nào?
Sản phẩm nào đang hoạt động tốt

Thách thức
-

Những quy định mới nào đe dọa
hoạt động?

Điểm yếu

-

Chúng ta có thể cải thiện ở đâu?
Sản phẩm nào đang hoạt động kém
hiệu quả?
Chúng ta đang thiếu nguồn lực ở
đâu?

Cơ hội
-

Chúng ta có thể sử dụng cơng nghệ
nào để cải thiện hoạt động?


2
-

Đối thủ cạnh tranh của chúng ta làm
tốt điều gì?
- Những xu hướng tiêu dùng nào đe
dọa doanh nghiệp?
1.2.
Phân tích SWOT là gì?

-

Chúng tơi có thể mở rộng hoạt động
cốt lõi của mình khơng?
Chúng ta có thể khám phá những

phân đoạn thị trường mới nào?

1.2.1. Các chiến lược của SWOT
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trong giúp các nhà quản trị phát triển loại chiến lược:
SO (Điểm mạnh – Cơ hội), WO (Điểm yếu – Cơ hội), ST (Điểm mạnh – Thách thức) và WT
(Điểm yếu – Thách thức). Kết hợp các nhân tố trọng điểm bên trong và bên ngồi là phần khó
nhất trong việc phát triển một ma trận SWOT.
Chiến lược SO: sử dụng các điểm mạnh bên trong doanh nghiệp để tận dụng lợi thế của các
cơ hội bên ngoài.
Chiến lược WO: nhằm cải thiện các điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng các cơ hội bên
ngoài
Chiến lược ST: sử dụng thế mạnh của công ty để ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động của
những thách thức bên ngoài
Chiến lược WT: là chiến lược phòng thủ theo chiều hướng giảm điểm yếu bên trong và tránh
các nguy cơ bên ngoài
1.2.2. Các bước xây dựng SWOT
Để xây dựng một ma trận SWOT cần thực hiện theo 8 bước như sau:
1. Liệt kê các cơ hội chủ yếu bên ngồi cơng ty
2. Liệt kê các thách thức chủ yếu bến ngồi cơng ty
3. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty
4. Liệt kê các điểm yếu chủ yếu bên trong công ty
5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngồi để hình thành chiến lược SO vào ơ
phù hợp
6. Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngồi để hình thành chiến lược WO vào ơ
phù hợp
7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với thách thức bên ngồi để hình thành chiến lược ST
vào ơ phù hợp


3

8. Kết hợp điểm yếu bên trong với thách thức bên ngồi để hình thành chiến lược WT
vào ơ phù hợp
1.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của SWOT
Ưu điểm của SWOT đó gồm những ưu điểm sau


Đơn giản: Phân tích SWOT không yêu cầu kỹ năng, kỹ thuật cũng như đào tạo. Thay
vào đó, nó có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai có kiến thức về doanh nghiệp được đề
cập và ngành mà công ty hoạt động



Lợi thế về chi phí: bởi vì phân tích SWOT khơng u cầu kỹ năng kỹ thuật cũng như
đào tạo, một công ty có thể chọn một nhân viên để tiến hành phân tích thay vì th
một nhà tư vấn bên ngồi. Ngồi ra, SWOT là một phương pháp có phần đơn giản, có
thể thực hiện trong thời gian khá ngắn.

Nhược điểm của SWOT


Không thể hiện được cách làm thế nào để đạt được lợi thế cạnh tranh



Không thể hiện hết các năng lực, thách thức, và thay đổi chiến lược vì sự năng động
của một mơi trường cạnh tranh



Phân tích này có thể dẫn cơng ty đến việc tập trung nhiều vào một yếu tố đơn bên

trong hoặc bên ngoài khi xây dựng chiến lược



Phân tích mang tính chủ quan



Sự mơ hồ khơng rõ ràng khi phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong.


4

PHẦN 2:
2.1.

PHÂN TÍCH SWOT CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE

Tổng quan về trang TMDT Shopee

2.1.1. Lịch sử hình thành
Shopee là ứng dụng mua sắm trực tuyến, và sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại
Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi
Forrest Li. Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt tại
các quốc gia: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Philipines, Brazil và vào
8/2016 chính thức ra mắt tại Việt Nam.
2.1.2. Mơ hình kinh doanh:
Vào lúc mới xuất hiện thì Shopee bán hàng dựa trên mơ hình là C2C (trung gian giữa các cá
nhân). Nhưng hiện nay Shopee Việt Nam đã đưa vào thêm mơ hình B2C để đa dạng hơn
phương thức kinh doanh của mình. Và Shopee vẫn đóng vai trị trung gian. Bây giờ shopee

cũng

cho

ra

mắt

thêm

một

số

nền

tảng

mới

như

Shopee

Mall,..

2.1.3. Quá trình phát triển:


Vào năm 2015, Shopee được giới thiệu chính thức tại 7 thị trường trong khu vực.




Tháng 6/2017, Shopee Mall chính thức ra mắt lần đầu tại Đài Loan. Tính đến thời
điểm hiện tại, đang có hơn 11.000 nhà bán hàng trên Shopee Mall tại 7 thị trường.



Năm 2018, tổng doanh thu (GMV) của Shopee chạm ngưỡng 10 tỷ đô-la Mỹ với hơn
600 triệu giao dịch tại sàn. Và công bố BLACKPINK là đại sứ thương hiệu khu vực
trước thềm Shopee Birthday Sale 12.12.


5


Vào tháng 8 năm 2019 công bố Cristiano Ronaldo là đại sứ thương hiệu khu vực mới
của Shopee 2019 và Shopee đã bán được 80 triệu sản phẩm trong một ngày tại
chương trình giảm giá sinh nhật Shopee 12.12.



Năm 2019 Shopee có 500 triệu lượt xem trên Shopee Live và hơn 1 tỷ lượt chơi các
trò chơi trong ứng dụng của Shopee.

2.1.4. Một số điểm nổi bật của Shopee


Được xây dựng cho thiết bị di động: App được xây dựng cho người dùng Shopee
trên thiết bị di động, giúp người dùng có trải nghiệm mua sắm tiện lợi hơn




Trị chuyện trực tiếp trên Shopee – người dùng có thể tương tác với người bán về sản
phẩm, dịch vụ,… một cách dễ dàng với chức năng được tích hợp sẵn



Shopee bảo đảm – Người dùng có thể mua sắm miễn phí với Đảm bảo Shopee bảo vệ
người dùng bằng cách giữ thanh toán cho đến khi nhận được đơn đặt hàng.



Hệ thống hậu cần/vận chuyển tích hợp – Shopee hợp tác với các cơng ty hậu cần
hàng đầu để có một ứng dụng tích hợp trong ứng dụng hệ thống hậu cần. Người dùng
có thể dễ dàng chọn nhà cung cấp dịch vụ hậu cần ưa thích sau khi đặt hàng.
Miễn phí cho tất cả mọi người sử dụng mà khơng có chi phí ẩn.



Có sẵn để tải xuống miễn phí trên App Store và Google Play.

2.2.



Phân tích ma trận SWOT cho Shopee

2.2.1. Điểm mạnh (Strenghs)
Nguồn vốn lớn : Shopee là cơng ty con của tập đồn Sea Group. Có thế mạnh về nguồn ngân

sách lớn do kinh doanh lĩnh vực game ăn nên làm ra ở thị trường Đông Nam Á và dần dần
lan ra khỏi khu vực. Garena đạt lợi nhuận gần 1,5 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021. Trong
cuộc chơi “đốt tiền” như trên thị trường thương mai điện tử tại Việt Nam, dù Shopee có
khoản lỗ lên đến hàng tỷ đơ thì Sea Group vẫn dư sức mang nuôi sàn thương mại này nhờ
vào Garena. Một số tự game có tỷ suất sinh lời tới 90% và đem về doanh thu trước thuế 70%
cho Sea Group. . Với tiềm lực về vốn đem lại cho Shopee lợi thế hơn hẵn so với các đối thủ
cạnh tranh.
Thị phần lớn: Theo Iprice Group, trong quý 2/2021 Mặc dù các sàn thương mại điện tử khác
đều hưởng lợi từ dịch Covid 19 nhưng lưu lượng truy cập vào website chỉ bằng ½ của
Shopee. Cụ thể, Shopee (72,97 triệu lượt truy cập), trong khi đó của Lazada là 20,42 triệu
lượt và Tiki là 17,19 triệu lượt. Theo Techwire Asia đánh giá, Shopee đã dẫn đầu thị trường
khu vực đông nam á với tổng khối lượng bán hàng online chiếm 57% trong khu vực.


6

Hoạt động truyền thông: Sự hiện diện rộng khắp trên các phương tiện truyền thông đại
chúng với hơn hàng triệu người theo dõi trên ba nền tảng truyền thông xã hội nổi tiếng nhất:
Facebook, Twitter và Instagram. Hiện nay, không khó để bắt gặp quảng cáo Shopee trên tất
cả các nền tảng truyền thông lớn và phổ biến nàyCùng với đó là xuất hiện nhiều trên các
phương tiện giao thơng cơng cộng, trên TV. Ngồi ra họ cịn là một trong những bậc thầy về
marketing khi sử dụng người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng bá vào các dip sale như
C.Ronaldo, Blackpink, U23 Việt Nam,.. Và các TVC quảng cáo bắt trend.
Dẫn đầu về giá tốt: Báo cáo thương mại điện tử 2020 của Qandme chỉ ra rằng, Shopee đang
chiếm ưu thế về giá khi được được đánh giá 44% về giá tốt cao gấp đôi so với các đối thủ
cạnh tranh là Lazada (24%) và Tiki (19%). Con số này có được là do kích thích các chủ hộ
kinh doanh bằng những hình thức cung cấp mức giá ưu đãi khi chủ shop tham gia đăng ký trở
thành thành viên của shopee, việc hỗ trợ tối đa về phí ship, code freeship cũng được hãng
thường xuyên triển khai.
Số lượng người bán bên thứ 3: Do lưu lượng truy cập lớn trên các trang web của Shopee,

một số lượng lớn người bán bên thứ ba đã tham gia vào nền tảng của Amazon để bán hàng
hóa của riêng họ.
Danh mục sản phẩm đa dạng: có một danh mục sản phẩm lớn, nơi nó cung cấp các sản
phẩm với nhiều chủng loại. Gần đây khi đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam, Shopee còn mở thêm
danh mục sản phẩm thiết yếu gồm thực phẩm và các đồ dùng cần thiết khác.
Quan hệ với đối tác: Thiết lập mối quan hệ đối tác với các bên trong các lĩnh vực giao hàng
(Giao hàng tiết kiệm, Giao hàng nhanh, Viettel Post,..), truyền thông (Dentsu Aegis Network,
Omnicom Media Group, Publicis Groupe, Havas Group và Mediabrands), thanh toán (Visa).
Hệ thống phân phối và hậu cần mạnh: năm 2020 Shopee đưa vào vận hành kho hàng thứ 3
tại Việt Nam tích hợp hệ thống quản lý cơng nghệ hiện đại, phân tích vị trí hàng hóa và người
mua, tối ưu hóa quy trình giao nhận.
2.2.2. Điểm yếu (Weaknesses)
Kiểm soát chất lượng sản phẩm chưa tốt: do lượng người bán quá lớn nên khó khăn trong
việc kiểm soát chất lượng đầu vào. Hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn đang len lõi trên sàn
thương mại điện tử này.


7
Lỗi ứng dụng: Trong các thời điểm sale hằng tháng của mình thì trải nghiệm của người dùng
trên phiên bản web hoặc mobile vẫn chưa tốt do lưu lượng truy cập quá lớn. Xảy ra tình trạng
ngẽn mạng giảm trải nghiệm mua sắm
Các điều khoản khuyến mãi phức tạp: Tuy tung ra nhiều mã ưu đãi, nhưng chúng đòi hỏi
người dùng phải hồn thành nhiều bước và phức tạp. Ví dụ bạn phải đăng kí dịch vụ A nào
đó mới có thể sử dụng mã khuyến mãi.
Lỗ rịng: dù đạt doanh thu cao chẳng hạn ở quý 1/2021 tại thị trường Việt Nam đạt hơn
21.000 tỷ đồng nhưng vẫn lỗ rịng do 90% kinh phí dành cho marketing, các chiến dịch
khuyến mãi, miễn phí vận chuyển, flash sale và phiếu giảm giá cho cả người mua và người
bán.
2.2.3. Cơ hội (Opportunities)
Thị trường tăng trưởng tốt: Báo cáo kinh tế internet khu vực Đông Nam Á năm 2020 của

Google, Temasek và Bain&Company dự báo đến năm 2025, tiềm năng về doanh thu của lĩnh
vực thương mại điện tử khu vực sẽ cán mốc 172 tỷ USD. Con số này năm 2020 là 62 tỷ USD
và năm 2019 là 38 tỷ USD.
Thời lượng người dùng trên internet: Theo báo cáo về “Thị trường ứng dụng di động 2021”
do Appota phát hành, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó
có 64% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G. Theo số liệu thống kê từ báo cáo Digital Vietnam
in 2021, mức thời gian online của người dùng từ 3.1 giờ tăng lên đỉnh điểm 4.2 giờ trong đại
dịch và hiện vẫn ở mức 3.5 giờ mỗi ngày. Đây là một cơ hội để Shopee tiếp cận người dùng
trên khơng gian mạng.
Ngành nghề được chính phủ ưu tiên phát triển: tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020 chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ phát triển
thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng. Khuyến khích giao dịch hàng hóa
thương mại điện tử xun quốc gia, mở rộng thị trường cho hàng hóa cho Việt Nam. Mục
tiêu trở thành một trong những quốc gia có tiềm lực phát triển thương mại điện tử lớn nhất
trong khu vực
Sự phát triển logistics: cùng với sự phát triển mạnh mẽ của TMDT cũng kéo theo ngành
logistics. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ vào logistics
giúp thuận lợi hóa thương mại điện tử tại Việt Nam phải kể đến Hateco logistics, Vietnam
Post, Tân Cảng Sài Gòn, Viettel post, Gemadept…


8
Xu hướng tiêu dùng mới: đại dịch COVID-19 đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế số tại khu
vực Đông Nam Á thơng qua đẩy nhanh q trình ứng dụng các phương thức thương mại điện
tử, giao hàng tận nhà, thanh tốn số và khơng tiếp xúc.
Sự phát triển của Big data và AI: với cuộc cách mạng 4.0 nhanh như hiện nay thì đây là thời
đại của dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Với TMDT, yếu tố quan trọng là nguồn dữ liệu lớn,
giúp họ nắm bắt được thông tin khách hàng để đưa ra các chiến lược phù hợp.
2.2.4. Thách thức (Threats)
Nhiều đối thủ cạnh tranh: mơ hình kinh doanh thương mại điện tử này khơng cịn q mới

mẻ, nên có nhiều đối thủ cạnh tranh là điều tất nhiên. Trong nước Shopee có các đối thủ cạnh
tranh như Lazada, Tiki, Sendo,.. Một số đối thủ tiềm năng ở nước ngồi có thể kể đến các
ơng lớn như Amazon hay Taobao,…
Bảo mật thông tin khách hàng: Bên cạnh tiềm năng phát triển, vẫn tồn tại những thách thức
và rủi ro kìm hãm sự bứt phá của các doanh nghiệp TMĐT như: vấn đề lòng tin của người
tiêu dùng, vấn đề bảo mật đối với hệ thống cơng nghệ thơng tin, khó khăn trong việc bảo vệ
dữ liệu khách hàng.…
Tin tặc: hay còn gọi là tội phạm mạng ngày càng gia tăng có thể ảnh hưởng đến hệ thống an
ninh mạng của công ty.
Điều kiện kinh tế xấu: gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khi thu thập của người tiêu
dùng giảm chúng sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của họ
Đánh giá sản phẩm không trung thực: đánh giá sản phẩm là chỉ số quan trọng về chất lượng
và tính xác thật mà người tiêu dùng xem xét khi mua hàng.
Khung pháp lý: khi khung pháp lý thay đổi và việc đưa ra các quy định mới chặt chẽ hơn đặt
ra mối đe dọa lớn đối với Shopee. Nếu không tuân thủ hay sai phạm các quy định đã thay đổi
làm tăng nguy cơ mắc các vụ kiện tụng.
Ma trận SWOT của Shopee
Điểm mạnh (Strenghs)
1.
2.
3.
4.
5.

Điểm yếu (Weaknesses)

Nguồn vốn lớn
1. Kiểm soát chất lượng sản
Thị phần lớn
phẩm chưa tốt

Hoạt động truyền thông tốt 2. Lỗi ứng dụng
Dẫn đầu về giá
3. Các điều khoản khuyến mại
Số lượng người bán bên thứ
phức tạp


9
3 cao
4. Lỗ ròng
6. Danh mục sản phẩm đa
dạng
7. Quan hệ với đối tác
Cơ hội (Opportunities)
1. Thị trường tăng trưởng
tốt
2. Thời lượng người dùng
trên Internet
3. Sự quan tâm từ chính
phủ
4. Sự phát triển Logistics
5. Xu hướng tiêu dùng mới
6. Sự phát triển của Big
data và AI

SO

WO

Mở rộng mạng lưới tiếp thị ra

ngồi các khu vực chưa tiếp cận
tại Đơng nam á như Campuchia,
Lào,… (S1, O1)

Kết hợp với các đơn vị vận
chuyển đưa ra mức áp dụng
khuyến mại khi giao hàng mà
không sử dụng điều kiện (W3,
Cải thiện hoạt động logistics O4)
như đưa ra các chiến dịch giao Dùng AI và Big Data quản lý
hàng nhanh chóng và an tồn các bên thứ 3 bán sản phẩm
chỉ trong vòng 2 giờ (S7, O4)
không đúng như mô tả, nếu họ
Thêm một vài ngành hàng mới vi phạm sẽ liệt vào danh sách
vào danh sách ngành hàng như y đen (W1, O6)
tế có kiểm định chất lượng (S6,
O5)
Thiết kế các công cụ AI giúp
các nhà bán hàng bên thứ 3 trên
Shopee có thể phân tích hành vi
khách hàng cá nhân để đưa ra
chiến lược tư vấn phù hợp (S5,
O6)

Thách thức (Threats)
1. Nhiều đối thủ cạnh
tranh
2. Bảo mật thông tin khách
hàng
3. Tin tặc

4. Điều kiện kinh tế xấu
5. Đánh giá sản phẩm
không trurng thực

ST

Đầu tư phát triển vào công nghệ Nâng cấp hệ thống Web cũng
liên quan đến bảo mật danh tính như ứng dụng điện thoại liên
khách hàng (S1, T2)
tục đảm bảo trải nghiệm và
Thêm nhiều hình thức thanh thơng tin người dùng (W2, T2)
tốn cho khách hàng nhiều lựa
chọn như ví điện tử hoặc tiền
điện tử (S2, T1)
Tung ra nhiều gói khuyến mại
và chiến dịch quảng cáo lớn để
khách hàng cảm nhận giá và sản
phẩm tốt hơn so với đối thủ (S3,
T1)

2.2.5. Các chiến lược được đề xuất
Chiến lược SO:

WT


10
1. Mở rộng mạng lưới tiếp thị ra ngoài các khu vực chưa tiếp cận tại Đông nam á như
Campuchia, Lào,… (S1, O1)
2. Cải thiện hoạt động logistics như đưa ra các chiến dịch giao hàng nhanh chóng và an

tồn chỉ trong vòng 2 giờ (S7, O4)
3. Thêm một vài ngành hàng mới vào danh sách ngành hàng như y tế có kiểm định chất
lượng (S6, O5)
4. Thiết kế các công cụ AI giúp các nhà bán hàng bên thứ 3 trên Shopee có thể phân tích
hành vi khách hàng cá nhân để đưa ra chiến lược tư vấn phù hợp (S5, O6)
Chiến lược ST
1. Đầu tư phát triển vào cơng nghệ liên quan đến bảo mật danh tính khách hàng (S1, T2)
2. Thêm nhiều hình thức thanh tốn cho khách hàng nhiều lựa chọn như ví điện tử hoặc
tiền điện tử (S2, T1)
3. Tung ra nhiều gói khuyến mại và chiến dịch quảng cáo lớn để khách hàng cảm nhận
giá và sản phẩm tốt hơn so với đối thủ (S3, T1)
Chiến lược WO
1. Kết hợp với các đơn vị vận chuyển đưa ra mức áp dụng khuyến mại khi giao hàng mà
không sử dụng điều kiện (W3, O4)
2. Dùng AI và Big Data quản lý các bên thứ 3 bán sản phẩm không đúng như mô tả, nếu
họ vi phạm sẽ liệt vào danh sách đen (W1, O6)
Chiến lược WT
1. Nâng cấp hệ thống Web cũng như ứng dụng điện thoại liên tục đảm bảo trải nghiệm
và thông tin người dùng (W2, T2)


11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Qandme, 2021. Thị trường thương mại điện tử Việt Nam 2019-2020 - Báo cáo nghiên cứu thị
trường. Báo cáo nghiên cứu thị trường [Online] < [Ngày truy cập 09 tháng 09 năm
2021]
Bộ Cơng thương, 2021. Chính phủ ban hành Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 phê
duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Cục thương mại điện tử và kinh tế số [Online] < > [Ngày
truy cập 10 tháng 09 năm 2021]

VnEconomy, 2021. Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18%. Vietnam
Economic Times [Online] < [Ngày truy cập 07 tháng 09 năm 2021]
VnExpress, 2021. Shopee đưa vào vận hành kho hàng thứ 3 tại Việt Nam. Tin nhanh Việt
Nam

[Online]

< />
viet-nam-4150091.html > [Ngày truy cập 07 tháng 09 năm 2021]

.



×