Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Đề tài KHKT: HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI “ Ở TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 41 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÚ MỸ

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MƠ HÌNH
“HÀNH ĐỘNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚI “
Ở TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ
(Lĩnh vực 02 - Khoa học xã hội và hành vi)

NGƯỜI THỰC HIỆN: Vũ Thị Anh Thư
Nguyến Đức Mạnh
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Đào Thị Kiều Trang

Phù Ninh, tháng 11 năm 2020
1


2


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian hoàn thành việc nghiên cứu dự án “Mơ hình hành động
vì bình đẳng giới ở trường THCS Phú Mỹ”, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ
rất nhiều từ nhà trường, gia đình và các bạn cùng trường.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường THCS Phú Mỹ, UBND xã Phú Mỹ đã tạo điều
kiện cho chúng em thực hiện nghiên cứu của mình một cách thuận lợi;
Cơ Đào Thị Kiều Trang đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến và chia
sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu, đồng thời ln động viên, khích lệ, giúp em vượt


qua những khó khăn, khắc phục những hạn chế, thiếu sót để hồn thành dự án
nghiên cứu khoa học này;
Các thầy cơ giáo trong nhà trường đã có những tư vấn, góp ý khi em thực
hiện nghiên cứu này;
Các bạn học sinh của trường THCS Phú Mỹ năm học 2020- 2021 đã vui
lịng hợp tác tích cực trong việc hồn thành các phiếu điều tra giúp cho việc điều
tra được tiến hành một cách thuận lợi;
Bố, mẹ và những người thân luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ chúng em
trong q trình nghiên cứu và hồn thành dự án nghiên cứu.
Bước đầu tập nghiên cứu khoa học và thực hiện dự án cịn nhiều bỡ ngỡ
nên khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong tiếp tục nhận được
sự giúp đỡ của BGH nhà trường, các thầy cô giáo và các bạn học sinh trường
THCS Phú Mỹ.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Phú Mỹ, tháng 11 năm 2020
Tác giả: Vũ Thị Anh Thư
Nguyễn Đức Mạnh

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BĐG
BBĐG
THCS
BCH
UBND
CLB

GVCN

Chữ đầy đủ
Bình đẳng giới
Bất bình đẳng giới
Trung học cơ sở
Ban chấp hành
Ủy ban nhân dân
Câu lạc bộ
Giáo viên chủ nhiệm

4


I. PHẦN CHUNG
1. Lý do chọn dự án
Phù Ninh là huyện nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Phú Thọ, theo thống kê
năm 2019, huyện Phù Ninh có diện tích 156,77 km², dân số là 111.011 người,
mật độ dân số đạt 710 người/km². Trường THCS Phú Mỹ gồm 4 khối, 8 lớp, 300
học sinh và 21 giáo viên, nhân viên; trong đó số lượng HS nữ là 164 em, chiếm
54,7%. Với quy mơ như trên sẽ có nhiều vấn đề xã hội xảy ra, đặc biệt ở một
vùng quê thì quan niệm “trọng nam khinh nữ”, “nối dõi tông đường”, “chết có
người chống gậy” hay “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã ăn sâu vào trong
tiềm thức của người dân thì việc bất bình đẳng giữa nam và nữ khơng thể tránh
khỏi. Theo tìm hiểu của chúng em, vấn đề BBĐG diễn ra dưới nhiều hình thức
khác nhau. Ở một số trường học đã sử dụng nhiều biện pháp để nâng cao kiến
thức về BĐG cho học sinh, đề ra trách nhiệm cho học sinh, giáo viên và cán bộ
trong trường.

(Hình ảnh trường THCS Phú Mỹ)

Trong bối cảnh hiện nay, BĐG và BBĐG là vấn đề luôn được Nhà nước
quan tâm và đã triển khai nhiều chính sách quan trọng mang lại quyền lợi bình
đẳng giữa mọi người, đồng thời tuyên truyền, giáo dục để thay đổi quan niệm, tư
duy của nam giới và chính nữ giới. Nhiều trường học đã tổ chức những chương
trình tập huấn nhận thức về BĐG-chương trình nằm trong chuỗi hoạt động thuộc
5


kế hoạch hành động vì BĐG của ngành Giáo dục giai đoạn 2016-2020. Kế
hoạch do Bộ giáo dục và UNESCO xây dựng.
Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng BBĐG vẫn diễn ra dưới một số hình
thức khác nhau…đặc biệt là một số vùng trung du miền núi. Tình trạng BBĐG
trong trường học được thể hiện qua những hành động và lời nói thiếu tơn trọng
giữa nam và nữ; một số học sinh nữ phải nghỉ học sớm do áp lực gia đình; bạo
lực đối với học sinh nữ khơng được quản lý chặt và thiếu sự quan tâm từ nhiều
phía.
Chính vì điều này, chúng em đã trăn trở, mạnh dạn chọn dự án trên với
mục đích nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục có chất lượng, nâng cao hiểu biết,
trách nhiệm của học sinh đối với BĐG một cách thiết thực nhất và tránh được
tình trạng BBĐG trong trường học, đặc biệt là đối với học sinh trường THCS
Phú Mỹ. Được sự động viên, giúp đỡ của bố mẹ, các thầy cô, chúng em quyết
định thực hiện dự án nghiên cứu: “Mơ hình hành động vì bình đẳng giới ở
trường THCS Phú Mỹ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu nhận thức chung của học sinh về vấn đề BĐG và BBĐG hiện
nay
- Nghiên cứu về hiểu biết của các bạn học sinh trường THCS Phú Mỹ về
BĐG và BBĐG
- Tìm hiểu về sự quan tâm của các bạn về ý thức tham gia vào hoạt động
BĐG và BBĐG.

- Nghiên cứu xây dựng các biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức
trong vấn đề BĐG và BBĐG tại trường.
- Nghiên cứu xây dựng mơ hình để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
học sinh về BĐG và BBĐG vào công tác dạy và học trong trường THCS Phú
Mỹ
3. Câu hỏi nghiên cứu
Dự án tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề sau:
- Thứ nhất: Cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề BĐG của học sinh
trường THCS Phú Mỹ
- Thứ hai: Phân tích thực trạng của tình trạng BBĐG.
- Thứ ba: Xây dựng mơ hình “Hành động vì bình đẳng giới”, nâng cao ý
thức và trách nhiệm về BĐG cho học sinh THCS Phú Mỹ
- Kết luận đánh giá mức độ thành công của dự án, nhân rộng các mơ hình.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học

6


Trong q trình thực hiện dự án, nhóm chúng em đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học, vận dụng những kiến thức, kĩ năng học tập được qua
các mơn học để hồn thành mục tiêu đề ra.
Nghiên cứu của chúng em tuy còn ở một phạm vi rất hẹp nhưng cũng
đóng góp một phần nhỏ bé vào lĩnh vực nghiên cứu Khoa học xã hội và hành vi:
Chỉ ra được thực trạng vấn đề BĐG giải thích được những nguyên nhân của
thực trạng đó. Từ đó giúp cho các bạn học sinh nhận thức rõ ràng và đúng hơn
những hành động, thái độ của mình. Các thầy cơ giáo, nhà trường, phụ huynh
học sinh hiểu rõ hơn về suy nghĩ, tâm lý của học sinh và nhận thấy đó là một
trong những lý do cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động học tập và kết quả học tập
của học sinh.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những biện pháp được đề xuất và thực hiện trên thực tế góp phần khắc
phục những hành động, thái độ tiêu cực về vấn đề bất bình đẳng giới, giúp cho
việc học tập của các bạn học sinh thuận lợi hơn, đạt kết quả tốt hơn, góp phần
thực hiện mục tiêu giáo dục của trường THCS Phú Mỹ
Nếu dự án được phổ biến và vận dụng rộng rãi hơn sẽ giúp ích được cho
các thầy cô, các bậc cha mẹ học sinh ở những trường khác, địa bàn khác trong
công tác giáo dục các bạn học sinh trong học tập khi các học sinh gặp phải vấn
đề BBĐG. Cha mẹ cần có nhận thức, hiểu biết, sự quan tâm, chăm sóc, trị
chuyện, định hướng chia sẻ những suy nghĩ và mong muốn của con em mình.
Cần nắm bắt được sự thay đổi về tâm lý của trẻ những hệ lụy trong việc thiếu sự
quan tâm, phân biệt trong cách đối xử từ phía gia đình ảnh hưởng không nhỏ tới
tâm lý, thái độ học tập của các bạn.
Các bạn học sinh có sự cảm thơng chia sẻ với cha mẹ về những hành
động, thái độ liên quan đến vấn đề giới tính từ đó có tâm lý ổn định để học tập
tốt hơn.
Nhà trường và toàn xã hội cùng chung tay giúp tuổi thiếu niên phát triển
nhân cách lành mạnh; đồng thời hướng các bạn học sinh đến các giá trị kĩ năng
sống cần hoàn thiện và là hành trang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, có khả
năng phân tích, đánh giá sự việc, biết tự bảo vệ bản thân trước các vấn đề xã hội.
Trong q trình thực hiện, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nghiên cứu
này đã giúp cho chúng em rèn luyện ý chí vươn lên, đam mê học tập, biết giúp
đỡ, chia sẻ với bạn bè những khó khăn và tập làm một nhà nghiên cứu khoa học.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Do khả năng và nhiều điều kiện còn hạn chế, chúng em giới hạn nghiên
cứu dự án như sau:
5.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
7



Trong dự án này, nhóm chúng em tập trung nghiên cứu để xây dựng ý
thức và trách nhiệm thực hiện BĐG ở trường THCS Phú Mỹ
5.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm:
- Học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh trường THCS Phú Mỹ
5.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
- Được tiến hành từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2020.
6. Nội dung nghiên cứu
6.1. Thực trạng về hiểu biết bình đẳng giới của học sinh trường THCS
Phú Mỹ
6.2. Xây dựng phát triển mơ hình “Hành động vì bình đẳng giới”
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tìm đọc các tài liệu về tâm lý lứa tuổi học sinh THCS; các tài liệu
nghiên cứu về tâm lý, thái độ trong hoạt động học tập của học sinh.
- Tìm hiểu về Luật bình đẳng giới ở Việt Nam để hiểu rõ, phân tích thực
trạng vấn đề bất bình đẳng giới.
- Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan
đến nội dung nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của dự án.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát (phiếu điều tra)
Xây dựng các các phiếu điều tra dành cho học sinh, phiếu điều tra tỉ lệ
học sinh hiểu biết về BĐG . Phiếu điều tra về thực trạng tình hình BĐG của học
sinh trường THCS Phú Mỹ. Phiếu điều tra học sinh, giáo viên, phụ huynh học
sinh để khảo sát và thu thập thông tin về thực trạng tình trạng BBG, sự ảnh
hưởng về tâm lý đến học tập của học sinh trường THCS Phú Mỹ và những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đó. Đây là phương pháp nghiên cứu
chính của chúng em để thực hiện dự án này.
- Mục đích: Phát hiện thực trạng của học sinh bị đối xử BBĐG, đánh giá
thực trạng, xác định nguyên nhân của thực trạng để có cơ sở thực tiễn đề xuất

các biện pháp tác động.
- Nội dung: khảo sát những biểu hiện, mức độ bị đối xử BBĐG trong tâm
lý ảnh hưởng đến hoạt động học tập và sự phát triển hình thành nhân cách của
học sinh, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Đồng thời qua đó có thơng
tin về các biện pháp mà học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh đã thực hiện để
khắc phục thái độ và hành động BBĐG; những mong muốn của học sinh trong
việc khắc phục tình trạng BBĐG mà mình đang gặp phải.
- Cách thức tiến hành:
8


+ Đối với học sinh: sau khi xây dựng phiếu khảo sát, báo cáo Ban giám
hiệu, các thầy cô chủ nhiệm để được sự giúp đỡ; tiến hành phát phiếu, hướng
dẫn các bạn học sinh tham gia khảo sát vào các giờ sinh hoạt lớp, hoạt động
ngoài giờ lên lớp hoặc các buổi hoạt động ngoại khóa. Các bạn học sinh có thể
trả lời tại lớp; có thể đem về nhà làm và gửi cho nhóm nghiên cứu vào hơm sau.
+ Đối với phụ huynh học sinh: Khảo sát ở những buổi họp phụ huynh học
sinh toàn trường và trực tiếp đi đến khảo sát ở một số gia đình và kết hợp với
các tổ chức đoàn thể ở địa phương.
+ Đối với các thầy, cô giáo: gặp gỡ xin ý kiến và nhờ các thầy cô tham gia
khảo sát trong nhà trường.
Sau khi khảo sát thu thập được phiếu điều tra, tiến hành phân loại, lập
bảng tổng hợp và vẽ biểu đồ theo từng nội dung điều tra.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại
Đặt câu hỏi, trao đổi trực tiếp với một số học bị đối xử BBĐG, các thầy
cô giáo làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm các lớp và một số phụ huynh học
sinh ơng (bà) có con, cháu đang học ở trường THCS Phú Mỹ để thu thập thêm
thông tin về những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu một số trường hợp điển hình bằng phương pháp phỏng vấn:

bạn Nguyễn Ngọc Ánh lớp 9B; bạn Phạm Lê Tuấn Anh lớp 7B trường THCS
Phú Mỹ nhằm tìm hiểu sâu về những thái độ, hành động tiêu cực về vấn đề BĐG
ảnh hưởng đến học tập và những ngun nhân dẫn đến những tình trạng đó.
7.2.4. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức tính thống kê, tính tỷ lệ phần trăm…là cơ sở để rút
ra các nhận xét khoa học và đảm bảo độ tin cậy của các đánh giá trong dự án,
làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các biện pháp tác động nhằm khắc phục những
hành động, thái độ thể hiện sự bất bình đẳng giới ảnh hưởng đến tâm lý thái độ
động học tập của học sinh trường THCS Phú Mỹ.
7.2.5. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát học sinh trong các giờ học trên lớp, trong các giờ ra
chơi, trong các hoạt động chung của lớp, của trường để có thêm những nhận xét,
đánh giá về thực trạng hành động, thái độ tiêu cực trong tâm lý ảnh hưởng đến
hoạt động học tập của HS bị đối xử BBĐG ở trường THCS Phú Mỹ.
7.2.6. Phương pháp thử nghiệm sư phạm
Sau khi xây dựng mơ hình “Hành động vì bình đẳng giới” chúng em tiến
hành thử nghiệm các biện pháp tác động trên thực tế để chứng minh tính khả thi
và tính phù hợp trong thực tiễn.

9


8. Điểm mới của dự án
Khác với các dự án đã nghiên cứu về vấn đề BĐG thường đề cập đến
những tiêu cực chung và chưa đưa ra những giải pháp cụ thể. Chúng em nghiên
cứu cụ thể trên đối tượng học sinh trường THCS Phú Mỹ. Chúng em đưa ra giải
pháp cụ thể, áp dụng trực tiếp với các đối tượng nghiên cứu cụ thể. Kết quả thu
được có ý nghĩa thiết thực với các bạn học sinh bị gia đình đối xử BBĐG. Sau
khi thực hiện dự án này chúng em hiểu thêm nhiều suy nghĩ, hoàn cảnh, giúp đỡ
và kết nối được rất nhiều bạn bị đối xử BBĐG trong địa bàn.

II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
*Khái niệm “Tác động”.
Trong xã hội loài người, mỗi cá nhân khơng thể tồn tại được nếu như
khơng có những tác động đến cá nhân hay đến cộng đồng của mình. Sự tác động
này cũng diễn ra hết sức đa dạng, trên nhiều lĩnh vực và bằng nhiều cách thức
khác nhau. Tác động (từ người, sự việc hoặc hiện tượng) có thể làm dần dần có
những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi, hoặc trong quá trình phát triển
ở sự vật hoặc người nào đó.
*Khái niệm “Hành vi”.
Theo từ điển Tiếng Việt: Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng,
cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời
gian nhất định.
Phân loại hành vi: Có thể phân chia thành 4 loại hành vi cơ bản: Hành vi
bản năng; Hành vi kỹ xảo; Hành vi đáp ứng; Hành vi trí tuệ.
Hành vi bản năng (bẩm sinh di truyền): Thoả mãn nhu cầu sinh lý của cơ
thể, có thể là tự vệ. Mang tính lịch sử, mang tính văn hóa mỗi quốc gia vùng
miền.
Hành vi kỹ xảo: Là hành vi mới tự tạo trên cơ sở luyện tập, có tính mềm
dẻo và biến đổi, nếu được định hình trên vỏ não và củng cố thì sẽ bền vững
khơng thay đổi.
Hành vi đáp ứng: Là hành vi ứng phó để tồn tại, phát triển và là những
hành vi ngược lại với sự tự nguyện của bản thân và khơng có sự lựa chọn.
Hành vi trí tuệ: Là hành vi đạt được do hoạt động trí tuệ nhằm nhận thức
được bản chất của các mối quan hệ xã hội có quy luật của sự vật hiện tượng để
đáp ứng và cải tạo thế giới.
* Khái niệm bình đẳng giới
Theo Khoản 3, Điều 5 Luật Bình đẳng giới thì: “ Bình đẳng giới là việc
nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng

10


lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như
nhau về thành quả của sự phát triển đó.”
Khái niệm bình đẳng giới ngụ ý rằng nam giới và nữ giới cần nhận được
những đối xử bình đẳng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội
và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hơn nhân, gia đình, việc làm,
các chính sách phúc lợi... Đây là một chiến lược được Liên Hiệp quốc theo đuổi
trong việc xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách để đạt mục
tiêu cuối cùng là nữ giới và nam giới được bình đẳng với nhau về pháp lý.
Khái niệm này dựa trên Tuyên bố Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền, với
mục tiêu cơ bản là nhằm cung cấp sự bình đẳng về mặt luật pháp cũng như bình
đẳng trong vị thế xã hội, quyền bình đẳng trước pháp luật, đặc biệt là trong hoạt
động bầu cử và bảo đảm trả lương công bằng giữa nam và nữ.
1.2. Vài nét về sự phát triển thể chất của học sinh THCS
Bước vào tuổi thiếu niên, có sự cải tổ rất mạnh mẽ và sâu sắc về cơ thể,
về sinh lý. Chiều cao tăng rất nhanh, trung bình mỗi năm các bạn nữ cao thêm 5
- 6 cm, các bạn trai thêm 7-8 cm. Trọng lượng tăng từ 5 kg hàng năm. Hệ xương
đang diễn ra q trình cốt hóa về hình thái, làm cho thiếu niên lớn lên rất nhanh.
Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối
thời kỳ dậy thì. Sự phát triển hệ cơ của các bạn trai và gái diễn ra theo hai kiểu
khác nhau đặc trưng cho mỗi giới. Hệ cơ phát triển chậm hơn hệ xương, hệ tim
mạch phát triển không cân đối, cùng với sự thay đổi bên trong hệ thống các
tuyến nội tiết đang hoạt động tích cực (đặc biệt những hormone mơn của tuyến
giáp, tuyến sinh dục). Não của các bạn có sự phát triển mới giúp các chức năng
trí tuệ phát triển mạnh.
Các vùng thái dương, vùng đỉnh, vùng trán, các tua nhánh của nơron thần
kinh phát triển rất nhanh, tạo điều kiện nối liền các vùng này với vỏ não, các
nơron thần kinh được liên kết với nhau, hình thành các chức năng trí tuệ. Sự

phát triển của tuyến sinh dục (hiện tượng dậy thì) là yếu tố quan trọng nhất của
sự phát triển cơ thể ở tuổi thiếu niên. Sự dậy thì đã kích thích các bạn quan tâm
đến bạn khác giới. Tự ý thức phát triển giúp các bạn nhận ra đặc điểm giới tính
của mình, ở các bạn đã xuất hiện những rung động, xúc cảm mới lạ với bạn khác
giới. Các bạn thích tị mị, quan tâm hơn trong giao tiếp với bạn khác giới. Nảy
sinh tình bạn thường ở cuối cấp (lớp 8, lớp 9), quan tâm đặc biệt hơn đến bạn
khác giới và mong muốn thu hút được tình cảm của bạn khác giới. Đến 15 -16
tuổi, giai đoạn dậy thì kết thúc, các bạn có thể sinh sản được nhưng chưa trưởng
thành về mặt tâm lý và xã hội.
Các bạn chưa biết đánh giá, kìm hãm những bản năng, ham muốn của bản
thân, chưa biết kiểm tra tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối quan hệ
đúng đắn với bạn khác giới. Sự phát dục và những đặc điểm trong sự phát triển
11


về thể chất của thiếu niên có ý nghĩa khá lớn đối với sự nảy sinh những cấu tạo
tâm lý mới. Nó có thể tạo nên những cảm giác về tính người lớn của bản thân,
hoặc kích thích sự quan tâm đến giới khác, làm xuất hiện những cảm giác, rung
cảm mới lạ…đó cũng có thể ảnh hưởng nhất định đến những đặc điểm tâm lý
khác của các bạn.
1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh THCS
Trong sự phát triển cấu trúc nhận thức của các bạn là sự hình thành và
phát triển các tri thức lý luận, gắn với các mệnh đề. Các bạn đã hình thành và
phát triển các khái niệm khoa học có tính khái qt dựa trên khả năng suy luận
logíc. Suy nghĩ và sự hình thành các tri thức khơng cịn bị ràng buộc vào sự việc
được quan sát trong môi trường mà áp dụng các phương pháp logíc. Các cấu
trúc nhận thức này được các bạn thu nhận thông qua việc học tập các mơn khoa
học trong nhà trường như: Tốn, Vật lý, Hóa học, Giáo dục công dân, Sinh
học…
Sự phát triển các hành động nhận thức:

Tri giác: Khối lượng các đối tượng tri giác được tăng rõ rệt, tri giác của
các bạn có trình tự, có kế hoạch và hồn thiện hơn. Các bạn có khả năng phân
tích và tổng hợp phức tạp hơn khi tri giác sự vật, hiện tượng. Các bạn đã sử
dụng thơng tin cảm tính linh hoạt, tùy thuộc vào nhiệm vụ của tư duy. Khả năng
quan sát phát triển, trở thành thuộc tính ổn định của cá nhân. Tuy nhiên tri giác
các bạn còn một số hạn chế như thiếu kiên trì, cịn vội vàng, hấp tấp trong tri
giác, tính tổ chức, tính hệ thống trong tri giác cịn yếu.
Trí nhớ: Trí nhớ của các bạn so với tuổi nhi đồng có những biến đổi cơ
bản. Tính có chủ định và tính có hệ thống tăng lên rõ rệt, cách thức ghi nhớ
được cải tiến, hiệu xuất ghi nhớ được nâng cao. Các bạn biết chọn cách ghi nhớ
phù hợp với từng bài học, từng môn học và đặc biệt là khả năng ghi nhớ tài liệu
trừu tượng tăng lên rất nhiều. Ghi nhớ có ý nghĩa, ghi nhớ logíc đang dần được
chiếm ưu thế hơn ghi nhớ máy móc. Các bạn có khả năng sử dụng các loại trí
nhớ một cách hợp lý, biết tìm ra các phương pháp ghi nhớ, nhớ lại thích hợp, có
hiệu quả, biết phát huy vai trò của tư duy trong các quá trình ghi nhớ. Như vậy,
kỹ năng tổ chức hoạt động tư duy của các bạn để ghi nhớ tài liệu, kỹ năng nắm
vững những phương tiện ghi nhớ được phát triển ở mức độ cao hơn. Tuy nhiên,
ghi nhớ của các bạn vẫn cịn thiếu sót. Các bạn thường bị mâu thuẫn trong việc
ghi nhớ, vẫn còn tùy tiện trong ghi nhớ, khi gặp khó khăn lại từ bỏ ghi nhớ có ý
nghĩa. Các bạn chưa hiểu đúng vai trị của ghi nhớ máy móc nên khơng nhớ
được tài liệu chính xác.
Chú ý: Chú ý có chủ định được tăng cường, các phẩm chất chú ý của các
bạn mang nội dung mới như: Sức tập trung của chú ý cao hơn, khối lượng chú ý
nhiều hơn, khả năng di chuyển chú ý được tăng cường rõ rệt, khả năng duy trì
12


chú ý được lâu bền hơn. Chú ý của các bạn thể hiện tính lựa chọn rất rõ. Sự lựa
chọn phụ thuộc vào tính chất của đối tượng và hứng thú của các bạn đối với nó.
Tuy nhiên chú ý của các bạn cũng có những mâu thuẫn như chú ý có chủ định

phát triển mạnh nhưng lại khơng bền vững, điều này phụ thuộc vào hứng thú
nhận thức, vào tài liệu cần lĩnh hội, vào tâm trạng và thái độ các bạn.
Tư duy: Ở đầu cấp Trung học cơ sở, tư duy cụ thể vẫn còn phát triển và
giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc tư duy. Sang lớp cuối cấp, tư duy trừu
tượng của các bạn phát triển mạnh. Các bạn có khả năng phân tích tài liệu tương
đối đầy đủ, sâu sắc, biết phân tích các yếu tố bản chất, những mối liên hệ và
quan hệ của tài liệu. Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa phát triển, các bạn
biết tóm tắt những đặc điểm chung, bản chất của nhiều sự vật, hiện tượng, biết
trừu xuất những yếu tố không bản chất để lĩnh hội khái niệm. Khả năng suy luận
của các bạn tương đối hợp lý và có cơ sở sát thực, hình thành tính độc lập và
sáng tạo trong sự phát triển của tư duy. Các bạn phân tích nhiệm vụ trí tuệ bằng
cách tạo ra những giả định khác nhau, những liên hệ giữa chúng và kiểm tra
những giả thuyết này và từ đó muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn giải quyết
bài tập, nhiệm vụ theo những quan điểm, lập luận, cách diễn đạt riêng, khơng
thích trả lời máy móc. Các bạn không dễ dàng chấp nhận ý kiến người khác,
muốn tranh luận, chứng minh vấn đề một cách sát thực, rõ ràng thậm chí đơi khi
muốn phê phán những kết luận, những phán đoán của người khác. Các bạn thích
tìm hiểu những vấn đề mang tính chất phức tạp, khó khăn cao trong tư duy,
khơng thích các tri thức khuôn mẫu, bày sẵn. Muốn tham gia các hoạt động giải
trí cần sử dụng khả năng trí tuệ và thích những vấn đề có tính phản đề. Tuy
nhiên mức độ và chất lượng tư duy trừu tượng khơng được hình thành như nhau
ở mọi thiếu niên. Trên thức tế, tư duy của các bạn cịn có một số hạn chế như
một số bạn nắm bắt dấu hiệu bề ngoài của khái niệm khoa học dễ hơn các dấu
hiệu bản chất của nó, các bạn hiểu dấu hiệu bản chất của khái niệm nhưng
không phải lúc nào cũng phân biệt được các dấu hiệu đó trong mọi trường hợp
hay gặp khó khăn trong khi phân tích mối liên hệ nhân quả. Ngoài ra, đối với
một số thiếu niên, hoạt động nhận thức chưa trở thành hoạt động độc lập, tinh
thần kiên trì trong học tập cịn yếu. Các bạn thích học nhanh nhưng ngại suy
nghĩ, khơng có nhu cầu tìm hiểu vấn đề phức tạp, chỉ thích những vấn đề nhanh
chóng đưa lại kết quả.

Tưởng tượng và ngôn ngữ: Khả năng tưởng tượng khá phong phú nhưng
còn bay bổng, thiếu thực tiễn. Ngôn ngữ của các bạn cũng được mở rộng, vốn từ
tăng rõ rệt, vốn từ phức tạp hơn, từ vựng phong phú hơn đặc biệt là vốn từ khoa
học. Khả năng viết, nói lưu lốt và dùng đúng ngữ pháp hơn, tính hình tượng và
trình độ logíc chặt chẻ trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, ngôn ngữ các bạn vẫn còn
một số hạn chế như khả năng dùng từ để biểu đạt ý nghĩ còn hạn chế, các bạn
13


cịn dùng từ chưa chính xác, chưa chú ý cách diễn đạt theo cấu trúc chặt chẽ,
một số bạn còn dùng từ cầu kỳ nhưng sáo rỗng do ý muốn bắt chước người lớn,
hoặc sử dụng một số thành ngữ khơng hợp.
Như vậy, tuổi thiếu niên là lứa tuổi có nhiều biến động nhất, là thời kỳ
phát triển phức tạp, đa dạng nhất nhưng cũng là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng
trong sự phát triển của đời người. Vấn đề quyết định nhất đối với sự phát triển
tâm lý của các bạn là những mối quan hệ với những người xung quanh, đặc biệt
là mối quan hệ với người lớn. Nếu giải quyết tốt mối quan hệ này, những tính
chất “khủng hoảng”, “tính chất khó khăn” sẽ được giải quyết tốt đẹp. Theo A.V.
Petroxki: “Những cơ sở được tạo thành phương hướng chung của sự hình thành
những quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được vạch ra. Chúng sẽ được
tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên”.
2. Thực trạng về hiểu biết bình đẳng giới của học sinh trường THCS
Phú Mỹ
2.1. Thuận lợi của học sinh Trường THCS Phú Mỹ
Trong những năm gần đây, cùng với sự triển khai của tỉnh Phú Thọ nói
chung, huyện Ủy Phù Ninh nói riêng đã thực hiện nhiều bước đột phá về nhận
thức và hành động từ khía cạnh luật pháp, chính sách đến thực tiễn và đạt được
nhiều thành tựu quan trọng về BĐG. Phù Ninh đã đạt được một số thành tựu
quan trọng trong việc thúc đẩy quyền phụ nữ như không phân biệt đối xử theo
quy định của luật BĐG 2006 và Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ các hình

thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, lồng ghép BĐG trong việc xây dựng và
thực thi pháp luật.
Cũng theo chủ trương đó, UBND xã Phú Mỹ cũng dành nhiều sự quan
tâm đến vấn đề BĐG thông qua các buổi tuyên truyền trên hệ thống đài phát
thanh. Đoàn Thanh niên và Hội phụ nữ đã tổ chức nhiều hoạt động thể dục thể
thao, văn hóa văn nghệ cho chị em phụ nữ,…tạo ra sân chơi bổ ích sau những
những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Đối với trường THCS Phú Mỹ thì vấn đề BĐG được nhà trường đặc biệt
quan tâm. Nhà trường phối hợp với Liên đội đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại
khóa, các cuộc thi như thiết kế băng rơn, khẩu hiệu, vẽ tranh cổ động tuyên
tuyền về BĐG. Các thầy cô giảng dạy các bộ môn trong nhà trường thông qua
các bài học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hay các buổi tư vấn học
đường đều tích cực lồng ghép giáo dục vấn đề BĐG. Mọi vấn đề, mâu thuẫn liên
quan đến vấn đề này đều được nhà trường phát hiện và giải quyết kịp thời, thỏa
đáng.
Học sinh trong trường hào hứng, sôi nổi hưởng ứng các cuộc thi, phong
trào liên quan đến vấn đề BĐG. Đa số học sinh có ý thức tìm hiểu và nhận thức
đúng đắn về vấn đề này.
14


2.2. Những khó khăn trong vấn đề BĐG của của HS Trường THCS
Phú Mỹ
Do số lượng học sinh của trường THCS Phú Mỹ khá đơng (300 học sinh)
trong đó số học sinh nữ chiếm hơn 50%, nên việc các bạn nữ bị gia đình và các
bạn nam phân biệt đối xử là không thể tránh khỏi.
Không thể phủ nhận rằng hệ tư tưởng Nho giáo đã tồn tại và phát triển
trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam hơn 10 thế kỉ mang lại những tác động
tích cực về mặt quản lí nhà nước và đạo đức xã hội, nhưng song song với đó nó
cũng mang lại những quan niệm có phần lệch lạc về vai trị và trách nhiệm của

nam - nữ. Nếu như nam giới được quan niệm là người trụ cột, có quyền hành lớn
trong gia đình cũng như ngồi xã hội thì phụ nữ lại đa số chỉ gắn với vai trị nội
trợ trong gia đình và hầu như khơng có cơ hội học tập, thăng tiến hay giữ chức
quyền trong bộ máy lãnh đạo. Thời gian qua đi, những quan niệm như “Trai anh
hùng năm thê bảy thiếp, gái chính chun chỉ có một chồng” hay “Tam tòng, tứ
đức” dần trở nên lạc hậu, song những ảnh hưởng của nó về mặt tư tưởng thì vẫn
còn âm ỉ trong tâm thức con người, đặc biệt là ở những vùng quê nghèo, vùng
sâu vùng xa như xã Phú Mỹ - nơi có hơn 30% đồng bào Cơng giáo sinh sống.
Trình độ dân trí chưa cao cộng với việc ít cơ hội tiếp cận với những kiến thức
đúng đắn về bình đẳng giới là một trong những ngun nhân chính tạo nên bất
bình đẳng giới.
Những đặc tính trên của nữ giới hay nam giới thực chất là do xã hội gán
cho hoặc mong đợi các cá nhân nam và nữ thực hiện. Quan niệm trên chính là
những định kiến giới đã tồn tại từ thế hệ này đến thế hệ khác. Những định kiến
giới đó đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới tồn tại phổ biến trong xã hội.
Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân của sự bất bình đẳng giới hiện nay là
do chính phụ nữ nói chung và các bạn học sinh nói riêng chưa nhận thức được
đúng đắn về sự bình đẳng. Theo khảo sát của Viện nghiên cứu Gia đình và Giới,
“trong trường hợp vợ khơng chung thủy chồng có thể đánh vợ khơng?”, thì có
tới 50,5 % phụ nữ đồng ý, trong khi chỉ có 24,2% nam giới đồng ý. Hay tại câu
hỏi “Chồng có thể đánh vợ khơng khi vợ khơng biết đối xử với gia đình chồng”
thì có đến 12% phụ nữ đồng ý trong khi chỉ có 7% nam giới đồng tình. Cịn các
bạn học sinh vì chưa có nhiều hiểu biết về vấn đề BĐG nên nhiều bạn tự chấp
nhận việc mình bị đối xử bị bất bình đẳng mà khơng hề lên tiếng. Thậm chí khi
được tun truyền, vận động các bạn cịn có tư tưởng bỏ ngồi tai khơng quan
tâm đến vấn đề này.
Một số gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn cộng với quan niệm “Con
gái không nên học cao” đã khiến khơng ít học sinh nữ phải nghỉ học giữa chừng
(phần lớn tập trung ở gia đình đơng con, hồn cảnh khó khăn).
15



Trên đây là những yếu tố đã tác động không nhỏ tới nhận thức về BĐG
của cha mẹ và các bạn học sinh từ đó vơ tình đã làm cho các bậc phụ huynh làm
trái với luật BĐG mà chưa thấy được hậu quả khơn lường có thể xảy ra với con
em mình.
2.3. Thực trạng của học sinh trường THCS Phú Mỹ về nhận thức
BĐG
Với đặc điểm học sinh phân hóa đa dạng, chúng em đã lập ra một bảng
phân tích tình hình, đặc điểm của học sinh trong tồn trường các tiêu chí: Học
sinh nam, nữ và tỉ lệ học sinh có hiểu biết về BĐG của từng khối.
HS khối 6
HS khối 7
HS khối 8
HS khối 9
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ Nam Nữ
Số lượng
41
49
31
39
31
39
33
37

học sinh
Số lượng
học sinh có
14
16
15
19
21
27
27
32
hiểu biết
về BĐG
Tỉ lệ %
34,1
39
48,4
48,7
67,7
69,2 81,8 86,5
(Bảng thống kê tỉ lệ học sinh hiểu biết về bình đẳng giới đầu
năm học 2019-2020)

(Biểu đồ thể hiện số lượng học sinh hiểu biết về bình đẳng giới đầu
năm học 2019-2020 theo từng khối )
Từ bảng thống kê và biểu đồ cho thấy học sinh thiếu hiểu biết tập trung ở
các đối tượng khối 6, khối 7. Học sinh có hiểu biết về BĐG chủ yếu ở các học
sinh khối 8,9, tập trung nhiều ở các học sinh nữ.
3. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự BBĐG
3.1. Nguyên nhân chung

16


Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương,
chính sách cụ thể để giải quyết vấn đề BBĐG, nỗ lực của các tổ chức xã hội,
những cố gắng từ chính phụ nữ và nam giới Việt Nam đã có những cải thiện, tuy
nhiên tiến bộ BĐG còn chậm. Điều này đặt ra câu hỏi về nguyên nhân, cách giải
quyết những thách thức và gỡ bỏ các rào cản, nỗ lực thu hẹp khoảng cách giới.
Nghiên cứu “Các yếu tố xã hội quyết định bất bình đẳng giới ở Việt Nam”
được thực hiện với 8.424 phụ nữ và nam giới tại 9 tỉnh và thành phố Việt Nam
từ năm 2012 đến năm 2015 với sự tài trợ của Chính phủ Australia, Quỹ Ford và
Oxfam Novib. Những kết quả nghiên cứu chỉ rõ: Trong những năm qua, tiến bộ
về bình đẳng giới chưa tương xứng với những thành tựu phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam. Phụ nữ Việt Nam chịu tác động sâu sắc và lâu dài của những
quan niệm truyền thống (chủ yếu là của Nho giáo) về gia đình nên sẵn sàng hy
sinh cả sự tiến bộ và hạnh phúc của mình để làm trịn vai trị chăm sóc gia đình.
Phụ nữ khơng có thời gian cho mình và khơng được tin tưởng, thường chịu
nhiều định kiến và ít có cơ hội.
Nhưng điều đáng nói hơn là cả xã hội cũng vẫn mặc nhiên cho rằng cơng
việc gia đình hồn tồn của phụ nữ; thậm chí trong nhiều trường hợp họ cịn
phải âm thầm chịu đựng bạo lực gia đình để giữ gìn sự “êm ấm”, v.v. Vẫn có
những nơi - đặc biệt là tại các vùng quê Bắc bộ Việt Nam còn chịu ảnh hưởng
lớn từ tư tưởng phong kiến những người phụ nữ thời xưa. Với quan niệm rằng
phụ nữ không được đi học, họ phải ở nhà làm việc nhà và thậm chí cịn có
những người bị đánh đập, hành hạ và mất hết quyền công dân. Mặc dù họ có
giỏi đến cỡ nào cũng vẫn bị xem thường chứ khơng được trọng dụng. Từ đó tạo
nên một hệ tư tưởng phong kiến rằng phụ nữ chỉ là những người quán xuyến
những việc nhỏ, những việc không cần đến sức lực chứ khơng hề có tài và khả
năng làm việc lớn.Tất cả những điều đó đã hạn chế cơ hội của phụ nữ trong việc
học tập, tham gia các hoạt động xã hội và cao hơn là theo đuổi sự nghiệp, khẳng

định vị trí của mình trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
3.2. Nguyên nhân đặc thù ở trường THCS Phú Mỹ
Tại trường THCS Phú Mỹ đa số bạn học sinh vẫn chưa được nâng cao
hiểu biết và chưa tìm hiểu về luật BĐG. Thiếu kiến thức về luật BĐG dẫn đến
phải chịu hậu quả từ những việc làm vi phạm luật BĐG ở lứa tuổi học sinh.
Kỹ năng sống: Học sinh chưa hiểu được tầm quan trọng của BĐG trong
việc phát triển văn hóa, giáo dục, kinh tế,... của xã hội. Những quan niệm Nho
giáo xưa đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều bạn. Các bậc phụ huynh và một số
bạn nam nghĩ rằng trong mọi lĩnh vực luôn lấy nam giới làm chuẩn mực. Một số
bạn nữ bị ảnh hưởng từ những quan niệm này dần tạo nên lối sống tuân theo
những quan niệm đó. Một số biểu hiện BBĐG mà các bạn học sinh trường
THCS Phú Mỹ phải đối mặt: những hành động phân biệt đối xử qua lời nói và
17


hành động của cha mẹ qua việc phân công công việc, qua việc đối xử, chia sẻ về
vật chất cũng như tinh thần, 1 số bạn nam còn ỷ nại, bắt nạt các bạn nữ .... học
sinh chưa nhận thức rõ về luật và tác hại mà việc vi phạm luật BĐG mang lại.
Khảo sát tại trường THCS Phú Mỹ cho thấy các bạn học sinh đã nhận ra
những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới BBĐG. Có tới 53,7% các bạn tham gia trả
lời cho rằng nguyên nhân chủ yếu do thiếu hiểu biết về luật BĐG, 35,7% các
bạn cho rằng sự ảnh hưởng của những quan niệm "trọng nam khinh nữ"; 10,6%
còn lại lựa chọn những nguyên nhân khác nhau.
2. Xây dựng phát triển mơ hình “Hành động vì bình đẳng giới”
Hoạt động thứ nhất: Hoạt động phối hợp cơ quan đồn thể nhằm thống kê,
phân tích, đánh giá
Hoạt động thứ hai: Lên kế hoạch chi tiết, hoạt động giải pháp, phối hợp
Hoạt động thứ ba: Ghi nhận ý kiến phản hồi, khảo sát kết quả, chỉnh sửa
HĐ1, 2 phù hợp tiếp tục sáng tạo các hoạt động thiết thực hơn
2.1. Hoạt động 1: Hoạt động phối hợp cơ quan đồn thể nhằm thống

kê, phân tích, đánh giá
2.1.1 Thống kê
- Thống kê mức độ hiểu biết về BĐG:
+ Thống kê số lượng học sinh thiếu hiểu biết về BĐG đến thời điểm hiện
tại (Kết hợp cùng các Chi đội - Liên đội).
+ Thống kê đánh giá những học sinh thiếu hiểu biết về BĐG thường tập
trung nhiều ở nhóm học sinh nào (nam, nữ, dân tộc, học sinh có hồn cảnh khó
khăn, học sinh lớp 6,7,8,9) .
+ Thống kê những hành động BBĐG (cha mẹ không cho các bạn nữ đi
học thêm, tham gia các hoạt động ngoại khóa, bắt các bạn nữ làm những công
việc được coi là việc "nhà",...).
+ Thống kê số lượng học sinh thiếu hiểu biết về BĐG giảm (tiếp tục
nghiên cứu để đề ra phương án chuẩn tốt hơn trong việc giúp đỡ).
+ Thống kê qua mạng xã hội, qua internet.
+ Lập các phiếu khảo sát BĐG trong học đường, với sự tranh thủ sự giúp
đỡ can thiệp truyền thông cũng như của giáo viên chủ nhiệm, Liên đội nhà
trường, bài khảo sát đã thu hút được nhiều bạn HS trong trường tham gia. Trong
bài khảo sát chúng em đã đưa ra một số câu hỏi và trả lời thú vị bằng hình ảnh.
Cuối mỗi bài khảo sát chúng em đã để cho các bạn được nói ra những suy nghĩ
của mình về giải pháp để giảm thiểu tình trạng thiếu hiểu biết về bình đẳng giới
và tình trạng bất bình đẳng giới ở học sinh. Hoặc một số bài khảo sát khác liên
quan đến vấn đề bình đẳng giới nhằm nắm bắt tâm lý của các bạn học sinh.
Ngồi ra chúng em cịn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để khảo sát mức độ
hiểu biết về vấn đề này của học sinh:
18


(Một em học sinh lớp 9B tham gia phỏng vấn)
2.1.2. Phân tích, đánh giá
- Phân tích lý do các bạn thiếu hiểu biết về bình đẳng giới

+ Nắm bắt số liệu đã thống kê trên sau đó phân loại những luồng thông
tin, những con số cụ thể mà chúng em tìm hiểu. Đồng thời, đánh giá, xác thực
nguồn thơng tin, những con số qua các phiếu khảo sát.
+ Dựa vào điều kiện học tập, các quyền và cơ hội dành cho nữ giới và
nam giới trong nhà trường và cách tuyên truyền trực tiếp khô khan kém hiệu
quả.
- Đánh giá
+ Đánh giá nguyên nhân chủ yếu về vấn đề thiếu hiểu biết về BĐG.
+ Kết luận các học sinh thiếu hiểu biết về luật BĐG. Số đông thiếu hiểu
biết về luật BĐG có đặc điểm nổi bật ở một số bạn thuộc khối lớp 6,7, những
bạn gia đình có hồn cảnh khó khăn,....
+ Đề xuất một số giải pháp vận dụng.
+ Đề xuất một số hạn chế chưa khắc phục được, dẫn đến một số bạn vẫn
còn thiếu hiểu biết về luật BĐG.
+ Đề xuất các khó khăn, và một số sáng tạo mới để khắc phục khó khăn
trong việc thống kê, phân tích - theo dõi, đánh giá (Ví dụ khó khăn về thời gian
ảnh hưởng việc học tập, khó khăn trong tiếp cận với một số học sinh vùng cao...)
19


2.2 Hoạt động 2: Lên kế hoạch chi tiết, hoạt động giải pháp, phối hợp
2.2.1. Lập kế hoạch, giải pháp sáng tạo
- Lập kế hoạch nghiên cứu
+ Khảo sát thực tế bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu.
+ Tiến hành thảo luận theo từng lớp.
+ Kết hợp với nhà trường tổ chức các cuộc thi kèm theo những giải pháp
thực tế.
+ Tổng hợp kết quả thu được
- Giải pháp sáng tạo
+ Đề xuất một số kế hoạch hoạt động trong thời gian tới, chú trọng vào

giải pháp cho các nhóm bạn khó tiếp cận với luật BĐG (Theo biểu đồ cho ta
những nhận xét học sinh thiếu hiểu biết tập trung ở các đối tượng sau: học sinh
khối lớp 6,7, những có điều kiện kinh tế gia đình khó khăn…).
+ Thường xuyên có các vị khách mời có tầm ảnh hưởng trong và ngồi
trường: Các đồng chí cơng an, ban giám hiệu nhà trường, Tổng phụ trách Đội Bí thư Chi đoàn nhà trường…
+ Một số hoạt động sáng tạo.
+ Tổ chức "CLB bình đẳng giới" thực hiện giải pháp.
+ Kết luận, thực hiện nhiệm vụ.
2.2.2. Giúp đỡ
+ Tiến hành tiếp cận tập thể lớp, hình thành các mơ hình ở cấp lớp (cơ
bản là các bạn tự nguyện, các bạn Ban cán sự của lớp hoặc bạn bè của bạn đó ở
lớp khác).
+ Phân tích cho mọi người tham gia hiểu được là những hành động này
góp phần tạo nên một xã hội văn minh.
+ Sau khi tiếp cận tập thể lớp qua các buổi thảo luận, tiến hành tiếp cận
tập thể trường bằng các hình thức mang tính chất lan truyền cho tập thể. Tổ chức
những cuộc thi thiết thực, có hiệu quả tác động vào suy nghĩ sai lệnh của học
sinh.
+ Tiến hành tiếp cận theo từng cá nhân.
2.2.3. Phối hợp
Chúng em có trách nhiệm liên hệ, tranh thủ mọi nguồn lực từ nhà trường,
thầy cô, phụ huynh để phối hợp, hồn thiện các cơng việc: tổ chức các buổi
ngoại khóa; tham mưu, góp ý cùng nhà trường xây dựng những kế hoạch, những
phương án để thực hiện có hiệu quả. Liên kết với gia đình, hội cha mẹ học sinh,
giáo viên chủ nhiệm,…. để giúp đỡ các bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của BĐG.
2.2.4. Một số giải pháp hành động cụ thể
2.2.4.1. Giải pháp cùng tập thể
20




×