LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện chủ trương của Phòng Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục thị
xã Hương Thủy về việc tổ chức xét, duyệt các sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong năm học 2012 – 2013 và 2013 - 2014, Phòng Giáo dục và Đào
tạo và Công đoàn ngành Giáo dục thị xã Hương Thủy tổ chức Hội nghị phổ biến Sáng
kiến kinh nghiệm năm 2015 nhằm đánh giá những kết quả phong trào viết sáng kiến
kinh nghiệm của các đơn vị. Đồng thời, Hội nghị cũng cung cấp các tư liệu làm cơ sở
khoa học cho việc triển khai tốt hơn nữa nhiệm vụ đổi mới quản lí, đổi mới phương
pháp dạy học trong những năm tới. Thông qua hội nghị này, các nhà quản lí giáo dục,
các nhà sư phạm, các trường mầm non, trường phổ thông sẽ có dịp để trao đổi về
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các sáng kiến kinh nghiệm cũng như nâng
cao hiệu quả công tác quản lí, chất lượng dạy và học…
Trong hai năm học vừa qua, Phòng Giáo dục & Đào tạo đã nhận được 993 sáng
kiến kinh nghiệm từ các các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non và Phòng
GD&ĐT. Nội dung các sáng kiến kinh nghiệm khá đa dạng, phong phú, phản ánh những
kết quả mới nhất cả về lí luận, thực tiễn của hoạt động dạy học và quản lí giáo dục ở
mọi cấp độ.
Với tinh thần tôn trọng sự đóng góp của các tác giả và nhằm cung cấp thông tin
đa dạng cho độc giả, ban biên tập đã lựa chọn những sáng kiến có chất lượng tốt để
đăng trong Kỷ yếu của hội nghị. Tuy nhiên, do điều kiện và khuôn khổ của Kỷ yếu nên
phải rút gọn nội dung của một số bài viết và một số sáng kiến kinh nghiệm của những
năm gần đây không đưa vào Kỷ yếu lần này.
Do thời gian có hạn nên chắc chắn Kỷ yếu khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất
mong có sự cảm thông và cùng trao đổi tại diễn đàn của Hội nghị để làm phong phú thêm
các nội dung khoa học chưa kịp phản ánh trong Kỷ yếu này.
Với tinh thần trên, chúng tôi trân trọng giới thiệu tập Kỷ yếu hội nghị phổ biến
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2015 với các độc giả tâm huyết trong việc nghiên cứu
khoa học, những cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn có ý thức tìm tòi trong giảng dạy và
quản lí.
BAN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
1
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI Ở TRƯỜNG THCS PHÚ BÀI
Nguyễn Quang Bình
Phó Hiệu trưởng, Trường THCS Phú Bài
I. Mục đích, yêu cầu của Sáng kiến kinh nghiệm
1. Lí do chọn đề tài
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn trong việc nâng cao
dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa
phương nói chung. Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi
hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Qua bồi dưỡng, học sinh sẽ được lĩnh hội hệ thống
kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa khả năng của bản
thân trong những môn học có ưu thế. Đồng thời giáo viên cũng có điều kiện để nâng
cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kĩ năng sư phạm.
Đề tài này đã được tôi thực hiện trong năm học 2011 – 2012, trên cơ sở phát
huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế của công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi, trong hai năm qua, Trường THCS Phú Bài đã đạt được những thành tích nhất
định trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tuy nhiên số lượng học sinh đạt giải cao
trong các kì thi cấp tỉnh vẫn còn hạn chế. Làm thế nào để tiếp tục phát huy nội lực và
nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề mà đội ngũ cán bộ quản
lí của trường luôn băn khoăn, suy nghĩ. Xuất phát từ những lí do trên tôi tiếp tục viết
sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi ở Trường THCS Phú Bài”.
2. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra được những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế của công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi trong các năm học qua ở Trường THCS Phú Bài, từ đó tiếp tục
điều chỉnh, đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi, góp phần nâng cao chất lượng học sinh mũi nhọn, nâng cao hiệu quả giáo dục đáp
ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
II. NỘI DUNG
1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi ở Trường THCS Phú Bài
1.1. Thuận lợi
- Nhà trường đã đã chú trọng đổi mới công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh
giỏi ở các khối lớp, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi được xây dựng ngay từ khi
chuẩn bị kết thúc năm học cũ.
- Trường có cơ sở vật chất khá khang trang, có đầy đủ các phòng bộ môn, trang
thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Các tổ chuyên môn chọn từ 01 - 02 giáo viên/môn có năng lực, trình độ chuyên
môn giỏi, giàu tâm huyết để dạy bồi dưỡng cho học sinh.
2
- Sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Phòng GD&ĐT, UBND Thị xã Hương Thủy
với chủ trương xây dựng Trường THCS Phú Bài trở thành trường chất lượng cao của
thị xã, làm nòng cốt cho phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi.
- UBND thị xã Hương Thủy đã xây dựng và ban hành Kế hoạch Đào tạo và bồi
dưỡng học sinh giỏi thị xã Hương Thủy năm học 2013 – 2014, là cơ sở để nhà trường
xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường.
- Công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi được quán triệt sâu rộng
trong học sinh, phụ huynh và đội ngũ cán bộ - giáo viên trong nhà trường.
1.2. Khó khăn
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà, vừa phải
hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do đó việc đầu tư cho
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh học chương trình chính khóa đang phải chịu một áp lực học tập khá
nặng nề, cộng thêm chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi nên rất hạn chế về thời gian
tự học, vì vậy các em ít có thời gian đầu tư cho việc học nâng cao.
- Tâm lí của phụ huynh và học sinh là thích chọn học bồi dưỡng các môn Toán,
Văn, Vật lí, không tha thiết với các môn Sinh học, Lịch sử, Địa lí nên chất lượng học
sinh đầu vào các đội tuyển học sinh giỏi chưa đồng đều.
- Việc bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường mới chỉ dừng lại ở mức độ lựa
chọn học sinh khá, giỏi của lớp 8 để ôn tập trong hè và trong thời gian các em học lớp
9 rồi cho đi thi. Do đó chưa mang tính chất luỹ kế, liên tục từ lớp 6 đến lớp 9.
- Kinh phí hỗ trợ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn chế. Kinh phí khen
thưởng và động viên của các cấp, các tổ chức tại địa phương chưa thực sự khích lệ
được việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
- Trong các năm học qua, nhà trường vẫn chưa thu hút được những học sinh giỏi
ở các xã, phường khác.
2. Các giải pháp đã thực hiện
Trên cơ sở phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế trong công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường mà tôi đã đề cập đến trong sáng kiến cải tiến kĩ
thuật năm học 2011 – 2012, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi, tôi tiếp tục có sự điều chỉnh và bổ sung một số giải pháp sau:
2.1. Đổi mới công tác tổ chức phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
- Nhà trường tiếp tục tổ chức tốt khảo sát đầu vào học sinh lớp 6, lựa chọn các
em học sinh có năng khiếu và yêu thích bộ môn để có hướng xây dựng đội tuyển bồi
dưỡng học sinh giỏi các môn ngay từ lớp 6.
- Tổ chức cho các em có năng khiếu vào các lớp chất lượng cao, dạy học 2
buổi/ngày, với buổi thứ 2 bố trí để học sinh được lựa chọn môn học yêu thích để bồi
dưỡng nâng cao, chuyên sâu.
- Tổ chức bồi dưỡng tập trung đội tuyển học sinh giỏi từ khi các em bắt đầu bước
vào năm lớp 8.
3
2.2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm bồi dưỡng học sinh giỏi
Quán triệt việc nhận thức tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
là biện pháp đầu tiên vô cùng quan trọng. Nó quyết định việc tổ chức bồi dưỡng học
sinh giỏi đúng hướng và đạt hiệu quả.
- Nhà trường đã quán triệt đầy đủ sâu sắc các hệ thống văn bản, chính sách liên
quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng thời tham mưu với cấp trên hỗ trợ
nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn.
- Thường xuyên sinh hoạt chính trị để làm cho cán bộ giáo viên hiểu và nhận
thấy được chất lượng giảng dạy và năng lực của giáo viên dùng thước đo chính xác
nhất là chất lượng học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi.
- Vận động tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, học sinh để họ thấy được vai
trò của chất lượng học sinh mũi nhọn môn học nào cũng rất quan trọng. Phải làm cho
học sinh thấy được vinh dự lớn lao khi đạt thành tích trong các kì thi học sinh giỏi.
- Theo dõi thành tích của giáo viên, học sinh. Được công nhận giáo viên giỏi khi
phải có học sinh giỏi. Cùng với Hội khuyến học, Ban đại diện Cha mẹ học sinh và
chính quyền địa phương tuyên dương thành tích của giáo viên giỏi và học sinh giỏi.
2.3. Đổi mới tổ chức và phương pháp dạy học các lớp bồi dưỡng học sinh
giỏi
- Trên cơ sở học sinh học các lớp chất lượng cao đã được định hướng môn học
bồi dưỡng, nâng cao từ năm lớp 6, từ thời điểm kết thúc năm lớp 7, giáo viên giảng
dạy các bộ môn lập danh sách để thành lập đội tuyển học sinh giỏi theo bộ môn, tiến
hành bồi dưỡng ngay từ đầu tháng 7 với 3 tiết/tuần các đội tuyển học sinh giỏi khối 8
và khối 9.
- Các tổ chuyên môn cùng với lãnh đạo nhà trường chọn những giáo viên có năng
lực sư phạm, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm để bồi dưỡng học sinh. Đặc biệt
trong năm học qua, nhà trường đã có hợp đồng với giáo viên giỏi cấp tỉnh ở ngoài nhà
trường, nhiều năm đạt thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để bồi
dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. Đây là một giải pháp mới mang lại hiệu quả cao
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng phải kết hợp việc rèn luyện kĩ năng, luyện trí nhớ với
các hoạt động độc lập, sáng tạo, tích cực và bồi dưỡng khả năng tự học cho học sinh.
Chú trọng trang bị các kĩ năng mềm như: làm việc theo nhóm, giao tiếp, ứng xử... Chú
trọng hướng dẫn cho học sinh ý thức, phương pháp tự học ở nhà, qua sách báo, mạng
Internet… Hàng tháng, thông qua các bài kiểm tra, giáo viên nhắc nhở, động viên các
em học tập, đánh giá trình độ của các em để có nội dung bồi dưỡng phù hợp. Cuối đợt
học giáo viên căn cứ kết quả học tập của các em để tuyển chọn và chốt danh sách vào
đội tuyển học sinh giỏi của trường. Đặc biệt các em trong đội tuyển học sinh giỏi phần
lớn đều thuộc các lớp học cả ngày nên có điều kiện thuận lợi để giáo viên giảng dạy
nâng cao, đưa thêm nhiều dạng bài tập cho các em luyện tập.
- Trên cơ sở khung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi của Phòng GD&ĐT,
giáo viên dạy bồi dưỡng cùng với tổ chuyên môn xây dựng lại chương trình bồi dưỡng
4
phù hợp với điều kiện của nhà trường và trình độ, năng lực của học sinh, đảm bảo
được hiệu quả trong công tác bồi dưỡng.
- Khuyến khích, động viên tất cả học sinh, đặc biệt các lớp chất lượng cao giao
chỉ tiêu cho các em 100% đều tham gia các cuộc thi giải Toán và Tiếng Anh qua mạng
Internet. Tổ chức các hội thi Khoa học Kĩ thuật, Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng,
Hùng biện Tiếng Anh, Đố vui để học, Đường lên đỉnh Olympia... ở nhà trường, qua đó
nâng cao kiến thức và kĩ năng cho các em.
- Trước khi các em tham gia thi các giải cấp Thị xã, cấp Tỉnh, lãnh đạo nhà
trường đều tổ chức gặp mặt, dặn dò, bồi dưỡng thêm kinh phí, tạo động lực tinh thần
để các em yên tâm làm bài tốt.
- Có chính sách hỗ trợ tích cực cho học sinh có điều kiện khó khăn học giỏi như
trao học bổng, tặng quà… Trong 2 năm học qua, nhà trường đã làm tốt công tác này,
các em học sinh đạt các giải cấp thị xã, cấp tỉnh đã được các tổ chức, cá nhân và thầy
cô trong nhà trường tặng quà, học bổng trong dịp tổng kết năm học với trị giá trên 50
triệu đồng.
2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác
bồi dưỡng
- Trong 2 năm học qua, bên cạnh các thiết bị, phương tiện dạy học đã có, nhà
trường đã lắp đặt thêm 2 phòng Lab phục vụ dạy và học môn Tiếng Anh, mua thêm 02
máy Projector và trang bị tất cả các phòng học của học sinh 01 tivi màn hình lớn và 01
bộ máy vi tính được kết nối mạng Internet đảm bảo sử dụng có hiệu quả cho công tác
cho giảng dạy chính khóa cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tăng cường thiết bị, đồ dùng thực hành, thí nghiệm ở các phòng bộ môn Vật lí,
Hóa học, Sinh học phục vụ tốt cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tăng cường đầu tư tài liệu tham khảo ở thư viện, đặc biệt trong năm học 2013 –
2014, thư viện nhà trường đã được Công ti Samsung tài trợ xây dựng thư viện thông
minh với tivi, đầu đĩa, 06 máy Laptop, lắp đặt hệ thống Internet, băng đĩa và trên
20.000 bản sách, tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác dạy và học của giáo viên và
học sinh. Nhà trường thường xuyên tổ chức Ngày hội đọc sách, tiết học thân thiện ở
thư viện thu hút đông đảo học sinh tham gia, 100% học sinh đều có thẻ bạn đọc và trên
90% học sinh là bạn đọc thường xuyên của thư viện.
- Trong các lớp chất lượng cao, nhà trường đều xây dựng một thư viện mini với
sách giáo khoa, sách nâng cao, tài liệu tham khảo... do lớp trực tiếp quản lí, tạo điều
kiện thuận lợi cho học sinh các lớp chất lượng cao mượn và tham khảo tài liệu.
2.5. Tăng cường công tác quản lí, tổ chức đánh giá và khen thưởng công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi
- Nhà trường đã đưa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi vào nhiệm vụ trọng tâm
trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014. Trên cơ sở khung chương
trình bồi dưỡng học sinh giỏi do phòng GD&ĐT cung cấp, chỉ đạo các tổ chuyên môn
xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp với thực tiễn nhà trường.
5
- Vận động cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí cho công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi, qua đó tăng cường nguồn kinh phí động viên cho học sinh và
giáo viên dạy bồi dưỡng.
- Tổ chức hội thảo về công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường,
các nhóm bộ môn trong năm học phải ít nhất phải có 01 chuyên đề sinh hoạt về việc
nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tham gia đầy đủ các buổi thảo về
công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi do Phòng GD&ĐT và các cấp tổ chức.
- Ưu tiên giảm tải các công việc khác cho các em học sinh tham gia vào đội
tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo điều kiện để các em đầu tư thời gian, chuyên tâm
bồi dưỡng.
- Tham mưu và thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ, khen thưởng cho giáo viên
giảng dạy và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuyên dương và trao phần
thưởng xứng đáng với những học sinh có thành tích cao trong các đợt thi học sinh giỏi
các cấp. Có chế độ khuyến khích (nâng lương trước thời hạn, thi đua khen thưởng, các
chế độ đãi ngộ…) đối với giáo viên tham gia giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi có
thành tích.
3. Kết quả đạt được
Năm học
2010 - 2011
2011 - 2012
2012 - 2013
2013 - 2014
Đạt giải cấp thị xã
49
49
137
77
Đạt giải cấp Tỉnh
11
20
27
24
01
01
Đạt giải
Đạt giải cấp quốc gia
Trong năm học 2013 – 20114, với sự đổi mới trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi là mỗi em học sinh chỉ được chọn 01 môn học bồi dưỡng nên số lượng học sinh
đạt giải cấp thị xã của nhà trường đã có sự giảm sút về số lượng nhưng vẫn dẫn đầu thị
xã với 77 giải, trong đó có 5 giải nhất, 22 giải nhì, đặc biệt có 01 học sinh đạt Huy
chương Bạc kì thi toán Tuổi thơ tổ chức ở tỉnh Đắclak.
V. Dự đoán kết quả và những ảnh hưởng của sáng kiến cải tiến kĩ thuật
Với mục đích và các giải pháp đề ra, tôi tin tưởng rằng, sáng kiến cải tiến kĩ thuật
của mình có tính khả thi và có sức lan tỏa trong phạm vi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, nó
không chỉ áp dụng được trong Trường THCS Phú Bài mà còn có hiệu quả khi áp dụng
trong các trường THCS trên toàn tỉnh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học sinh
mũi nhọn, nâng cao hiệu quả giáo dục đáp ứng những yêu cầu đổi mới của giáo dục
trong giai đoạn hiện nay.
VI. KẾT LUẬN
Trong các năm học qua, với vị thế là một trường chất lượng cao, luôn dẫn đầu
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi của thị xã Hương Thủy, đội ngũ cán bộ
quản lí nhà trường đã cố gắng hết sức, phát huy nội lực cùng với sự hỗ trợ của các cấp,
6
các ngành để từng bước nâng cao chất lượng và số lượng học sinh giỏi của trường
nhưng kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác khó khăn và lâu dài đòi hỏi đội ngũ giáo
viên và cán bộ quản lí các cấp của ngành giáo dục phải đầu tư nhiều công sức và trí tuệ
mới có kết quả tốt. Tuy nhiên việc thành công hay không trong quá trình bồi dưỡng
học sinh giỏi không chỉ phụ thuộc vào thầy cô giáo mà phụ thuộc vào mức độ quyết
tâm của các em học sinh và tư chất của từng em học sinh trong đội tuyển.
Qua sáng kiến cải tiến kĩ thuật này, tôi rất mong nhận được sự quan tâm góp ý
của đồng nghiệp và các đơn vị bạn, các cấp lãnh đạo để chúng tôi tiếp tục làm tốt hơn
công tác bồi dưỡng học sinh trong các năm tới.
NQB
7
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA CÁCH MẠNG ĐỊA
PHƯƠNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN SINH ĐỘNG ĐỐI
VỚI HS TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƯƠNG THỦY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Ths. Nguyễn Văn Cần, GV THCS Thủy Phương, Hương Thủy
Ths. Nguyễn Thị Ánh Hà, GV THPT Nguyễn Trường Tộ
Lê Thị Ánh Tuyết, GV THCS Thủy Phương, Hương Thủy
Trương Thị Thanh Trang, GV THCS Thủy Thanh, Hương Thủy
1. Mở đầu
Di sản văn hóa là tài sản vô giá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của toàn xã hội. Học sinh Thừa Thiên Huế
vinh dự và tự hào vì đang sinh sống trên một mảnh đất với một “núi” di sản văn hóa và
di tích đồ sộ. Các di tích chỉ thực sự phát huy tác dụng khi có nhiều người biết, hiểu
đến nó (tên của di tích, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, thời gian hình thành, loại hình
di tích, vị trí địa lí của di tích,...).
Cho đến nay, các thông tin về các di tích lịch sử, cách mạng, văn hóa của tỉnh
Thừa Thiên Huế đã được công nhận (cấp tỉnh, cấp quốc gia) chỉ được giới thiệu bởi rất
ít tài liệu. Số HS biết đến các di tích địa phương rất hạn chế, các em chỉ biết tên và một
số ít thông tin về các di tích thực sự nổi tiếng, ít biết các di tích của huyện, thị xã khác.
Các hoạt động tuyên truyền về di tích địa phương chưa thực sự để lại ấn tượng sâu sắc,
ít HS được tham gia.
Làm thế nào để tạo ra một sân chơi tìm hiểu di tích thực sự hiệu quả, ấn tượng,
thu hút nhiều đối tượng tham gia? Chúng tôi đã chọn giải pháp ứng dụng công nghệ
thông tin và hoạt động trải nghiệm để thu hút đông đảo HS tham gia.
2. Phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng tỉnh Thừa Thiên
Huế bằng hệ thống câu hỏi và hình thức tuyên truyền sinh động
HS luôn có nhu cầu và rất hào hứng tham gia các hoạt động đố vui. Một chương
trình đố vui được xem là hiệu quả khi nó thực sự thu hút được đông khán giả đến xem,
cổ vũ và tham gia từ khai mạc đến giờ phút tổng kết phát thưởng. Muốn giữ được khán
giả tham gia sân chơi giây phút cuối cùng, hội thi cần đạt được các yêu cầu: sự cuốn
hút, hấp dẫn; luôn có thông tin mới; hình thức sinh động; bí mật, bất ngờ, công bằng;
chuẩn bị chu đáo,...
Trong khuôn khổ đề tài
này, chúng tôi đã tham mưu
với cấp có thẩm quyền để tổ
chức hội thi tìm hiểu về các
di tích lịch sử, văn hóa, cách
mạng gồm 3 nội dung: Tái
hiện kì thi hương thời phong
kiến (Thi hương thời hiện
đại), Thi rung chuông vàng
VTV1 đưa phóng sự ở chuyên mục
Điểm hẹn Văn hóa (26/02/2013)
Hai di phong đang thu ống
quyển
8
và vẽ tranh theo chủ đề tìm hiểu di tích. Hội thi được tổ chức từ cấp trường đến cấp
tỉnh.
Địa điểm diễn ra tái hiện kì thi hương là di tích lịch sử cách mạng Đình làng Dạ
Lê Thượng (thị xã Hương Thủy), có khuôn viên rộng. Điều này rất quan trọng, tạo nên
không khí trường thi hấp dẫn người xem, có tác dụng giáo dục truyền thống hiếu học.
Trang phục phù hợp, hóa trang sinh động (áo quần, ống quyển, mũ, hia, dù,...)
gây sự tò mò đối với thí sinh và khán giả. Tên gọi của Hội đồng khảo thí (chánh chủ
khảo, đằng lục, di phong); giải thưởng (Sinh đồ, Hương cống, giải Nguyên,...) gây sự
chú ý, hấp dẫn với học sinh. Trước khi khai mạc kì thi, Hội đồng tộc trưởng làng Dạ
Lê Thượng đã làm lễ cúng đình làng, Hội đồng khảo thí và các sĩ tử đã vào dâng
hương tỏ lòng tri ân với các bậc tiền bối.
Dựa vào tài liệu về các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng của địa phương và tìm
hiểu thực tế, chúng tôi đã biên soạn, biên tập được 515 câu hỏi trắc nghiệm khách
quan, công bố trên website để làm tài liệu tham khảo, tuyên truyền đối với HS. Tất cả
515 câu hỏi đều được biên tập và đăng tải trên website của Phòng GD&ĐT Hương
Thủy.
Hình thức và nội dung câu hỏi khá đa dạng. Có loại câu hỏi về tên di tích, loại
hình, ý nghĩa lịch sử, sự kiện lịch sử, vị trí địa lí, cơ quan quản lí di tích,... Có câu hỏi
sử dụng hình ảnh, đoạn phim, tình huống, đoạn thơ, có câu hỏi kiểu loại trừ,... tất cả
đều hướng đến mục tiêu tuyên truyền và phát huy giá trị của các di tích (Có thể đăng
tải hệ thống 515 câu hỏi và nội dung đề tài nghiên cứu khoa học (109 trang) tại
hoặc website huongthuy.thuathienhue.edu.vn).
Để trả lời các câu hỏi này, HS phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn hoặc bằng
kinh nghiệm, vốn hiểu biết, đặc biệt là thông tin từ các nhân chứng, tài liệu trên mạng
internet. Qua việc tìm hiểu này, các em đã có những hiểu biết cơ bản về các di tích, từ
đó, tình yêu đối với di tích, tình yêu quê hương đất nước, truyền thống dân tộc được
phát huy.
3. Kết luận
Qua việc thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã thu được các kết quả:
+ Thiết kế được 515 câu hỏi đề cương tuyên truyền cho HS về di tích lịch sử, văn
hóa, cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế. Thiết kế phần mềm đố vui để học dưới hình thức
Rung chuông vàng, tái hiện kì thi hương thời phong kiến (đa dạng về hình thức, phong
phú về nội dung, ý nghĩa về mặt giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống). Hơn 2000 độc giả
đã tham khảo đề cương do chúng tôi thiết kế (thống kê ở website).
+ Góp phần tuyên truyền, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn
hóa, cách mạng địa phương.
+ Hội thi tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng do Phòng GD&ĐT tổ chức
tháng 02 năm 2013 đã được 6 báo điện tử đưa tin, bình luận; được Đài Phát thanh
truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT1), Trung tâm Truyền hình Việt Nam (HVTV) và
Đài truyền Hình Việt Nam (VTV1, VTV4) đưa tin, phóng sự trong chuyên mục Điểm
hẹn Văn hóa (kéo dài 3 phút).
9
SUMMARY
Through the implementation of the reseach, the group of the authors have
achieved some following results:
+ Designing 515 historical, cultural and revolutionary questions for propagating
the student in Thua Thien Hue province,designing the quyz software through the
Golden Bell ring and recovering the village competition under the vietnamse
feudalism (variety of forms, rich in content, significant education and life skills). More
than 2,000 readers have referenced our designed outline (according to the website
statistics).
+ Contributing to propagating, preserving and promoting the historical, cultural
and revolutionary values.
+ Organizing the competision of the historical, cultural and revolutionary relics
by the Department of Education and Training on March 02 in 2013, which six media
newspapers have reported and commented and Thua Thien Hue broadcasting station
(TRT1), Vietnamese broadcasting center (HVTV) and Vietnam television Station
(VTV1, VTV4) reported in the program “Cultural destination” (lasting for 3 minutes
long).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Hướng dẫn số 73/HDBGDĐT-VHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 về Hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa
trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo duc thường xuyên..
[2] Sở Văn hóa – Thông tin – Truyền thông (2002), Di tích lịch sử văn hóa Thừa
Thiên Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa.
[3] Bảo tàng tổng hợp Thừa Thiên Huế (2002), Di tích lịch sử văn hóa Thừa
Thiên Huế, Nhà Xuất bản Thuận Hóa.
[4] Phan Thuận An (2008), Huế xưa và nay: Di tích và danh thắng, Nhà Xuất
bản Văn hóa Thông tin
[5] Nguyễn Văn Cần (2013), "Tái hiện một nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc
qua kì Thi hương ở thị xã Hương Thủy”,
[6] Nguyễn Văn Cần (2013), Thị xã Hương Thủy: Sân chơi Rung chuông vàng đã
chạm đến trái tim của thí sinh và khán giả,
[7] Nguyễn Văn Cần (2013), Đề cương tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa, cách
mạng: Mỗi ngày vài câu hỏi (từ phần 1 đến phần 10),
website Phòng GD&ĐT
[8] Lê Trọng Vẽ (2013), Hội thi tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng của
HS thị xã Hương Thủy, />website
Sở
GD&ĐT Thừa Thiên Huế.
10
LA MAIN À LA PÂTE, MỘT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌM TÒI,
KHÁM PHÁ KHOA HỌC CHO HỌC SINH
Ths. Nguyễn Văn Cần
THCS Thủy Phương, Phòng GD&ĐT Hương Thủy
“Mettre la main à la pâte”, câu thành ngữ mang đậm bản sắc văn hóa, đã ăn
sâu vào tiềm thức của những người dân ở xứ sở hình lục lăng, được Giáo sư
Georges Charpak sử dụng nó để đặt tên cho một phương pháp dạy học đối với các
môn khoa học tự nhiên. Thuật ngữ Bàn tay nặn bột (BTNB) được nhiều nhà khoa
học và GV trong nước đánh giá là cách dịch hay, thú vị. Sự hợp lí của Bàn tay nặt
bột trong mối tương quan với các phương pháp dạy học khác và phù hợp với xu
hướng phát triển của của giáo dục Việt Nam đã được Bộ GD&ĐT tích cực triển
khai.
Bàn tay nặn bột – La main à la pâte là gì?
Phương pháp dạy học BTNB – La main à la pâte được khởi xướng bởi Giáo sư
người Pháp Georges Charpak (đoạt giải Nobel Vật lí năm 1992). Đây là một khái niệm
gắn liền với văn hóa của nước Pháp bởi người dân ở xứ hình lục lăng này rất yêu quý
bánh mì, cũng giống như người Việt Nam yêu quý hạt gạo. Câu thành ngữ rất triết học
của người Pháp “Mettre la main à la pâte”, hàm ý rằng, muốn ăn bánh mì thì phải đặt
tay vào bột. Nó cũng giống như người Việt Nam có câu thành ngữ “Muốn ăn thì lăn
vào bếp”. Đối với các môn học khoa học tự nhiên, để chiếm lĩnh tri thức, người học
phải học qua hành động. Dưới sự giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các
vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên
cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
Bàn tay nặn bột - Dạy cho HS cách học
Đặc trưng của phương pháp BTNB được thể hiện ở 10 nguyên tắc đã được các
nhà khoa học đúc kết. Quá trình học tập của HS theo phương pháp này được thực hiện
qua 5 bước (tình huống xuất phát; bộc lộ quan niệm ban đầu của HS; đề xuất các câu
hỏi (giả thuyết) và thiết kế phương án thí nghiệm; tiến hành thí nghiệm, tìm tòi nghiên
cứu; kết luận và hợp thức hóa kiến thức). Đây chính là quy trình nghiên cứu khoa học
của các nhà khoa học. Khi làm việc theo phương pháp này, HS được chủ động đề xuất
vấn đề nghiên cứu, được bộc lộ quan niệm riêng (quan niệm ban đầu), được trực tiếp
làm thí nghiệm hoặc nghiên cứu tài liệu, tham gia vào quá trình thảo luận, HS được
hành động độc lập, tự chủ, trao đổi, tìm tòi giải quyết vấn đề. Là người tham gia trực
tiếp vào việc thiết kế và thi công 16 tiết dạy, dự giờ 32 tiết theo phương pháp BTNB,
tôi nhận thấy HS suy nghĩ nhiều hơn, nhìn nhiều hơn, nói nhiều hơn, thảo luận nhiều
hơn và làm việc nhiều hơn. Kiến thức của HS được xây dựng một cách hệ thống và
vững chắc, năng lực sáng tạo của HS từng bước được phát triển.
11
HS được thảo luận nhiều hơn, thực hành nhiều hơn
Theo tiến trình dạy học này, GV hóa thân thành người bảo trợ khoa học, hướng
dẫn HS thảo luận, đề xuất, nghiên cứu, thực hành để chiếm lĩnh tri thức. GV trang bị
và làm quen dần cho người học phương pháp nghiên cứu khoa học. Đây là xu hướng
phát triển tất yếu, cần thiết, góp phần rèn kĩ năng và phương pháp làm việc độc lập cho
HS, coi trọng tính sáng tạo và ý tưởng khoa học của các em HS – một kĩ năng sống
cần thiết và cần được định hướng đúng.
Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, cơ sở của phương pháp
BTNB dựa trên lí thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget (1896-1980) và Lev
Vygotsky (1896-1934). Việc học tập của HS có bản chất hoạt động, thông qua hoạt
động của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ
cũng như quan điểm đạo đức, thái độ. Như vậy, dạy học là dạy hoạt động, dạy cách
học cho HS.
Bàn tay nặn bột – Muốn ăn thì lăn vào bếp
Con đường nhận thức của người học
đối với các môn khoa học tự nhiên nhất thiết
phải nhờ thực nghiệm, bằng thực nghiệm.
Điều này đã được luật hóa, đó là nguyên lí
giáo dục được quy định ở Điều 3, Luật Giáo
dục: “Hoạt động giáo dục phải được thực
hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo
dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận
gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường
Người học không cảm thấy mệt khi học
kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
theo phương pháp BTNB
hội”. Điều này được thể hiện rất rõ ở
phương pháp BTNB. HS phải thực sự làm thí nghiệm, thực hành, nghiên cứu tài liệu,...
Ngoài ra, gia đình, xã hội, các trường sư phạm cũng tham gia hỗ trợ vào quá trình học
tập của HS.
12
Thực tế khi áp dụng thí điểm phương pháp này ở thị xã Hương Thủy (Thừa
Thiên Huế), HS tỏ ra hứng thú, thích tìm tòi, khám phá. Mặc dù tiết học kéo dài từ 60
đến 100 phút nhưng HS không có dấu hiệu mệt mỏi, căng thẳng. Bởi quá trình học tập
cứ luôn hấp dẫn, các em làm việc liên tục, luôn có những điều mới mà càng nghiên
cứu, càng tìm hiểu, HS càng thấy thích thú. Quá trình học tập theo phương pháp này là
quá trình tìm tòi khám phá, thám hiểu, “phiêu lưu” có sự định hướng của GV để tiệm
cận với chân lí của khoa học. Với phương pháp BTNB, động cơ người học được hình
thành thông qua hoạt động trên lớp học, HS được rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng quan
sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng trình bày, thuyết trình,... Điều quan trọng nữa là HS có
niềm tin vào chính bản thân mình thông qua phương pháp này.
Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là một tình huống do GV chủ
động đưa ra như là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn
gọn, gần gũi dễ hiểu đối với HS. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu
vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề
càng dễ. Tuy nhiên có những trường hợp không nhất thiết phải có tình huống xuất phát
mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn đề (tùy vào từng kiến thức và từng trường hợp cụ
thể).
Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học (hay modun kiến thức mà HS sẽ
được học). Câu hỏi nêu vấn đề cần đảm bảo yêu cầu phù hợp với trình độ, gây mâu
thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của HS nhằm chuẩn
bị tâm thế cho HS trước khi khám phá, lĩnh hội kiến thức. GV phải dùng câu hỏi mở,
tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng (trả lời có hoặc không) đối với câu hỏi nêu
vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề càng đảm bảo các yêu cầu nêu ra ở trên thì ý đồ dạy học
của GV càng dễ thực hiện thành công.
Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của HS
Làm bộc lộ quan niệm ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi của HS là pha
quan trọng, đặc trưng của phương pháp BTNB. Trong bước này, GV khuyến khích HS
nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến thức mới.
Để làm bộc lộ quan niệm ban đầu của HS, GV có thể yêu cầu HS nhắc lại kiến thức cũ
đã học có liên quan đến kiến thức mới của bài học. Khi yêu cầu HS trình bày quan
niệm ban đầu, GV có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện của HS như có thể là
bằng lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy
nghĩ.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Đề xuất câu hỏi:
13
Từ những khác biệt và phong phú về quan niệm ban đầu của HS, GV giúp HS đề
xuất các câu hỏi từ những khác biệt đó. Chú ý xoáy sâu vào những quan niệm liên
quan đến kiến thức trọng tâm của bài học (hay mô đun kiến thức).
Ở bước này, GV cần khéo léo chọn lựa một số quan niệm ban đầu khác biệt trong
lớp để giúp HS so sánh, từ đó giúp HS đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học.
Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu:
Từ các câu hỏi được đề xuất, GV nêu câu hỏi cho HS, đề nghị các em đề xuất các
giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu để để kiểm chứng
các giả thuyết nhằm tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó. Các câu hỏi có thể là: "Theo
các em, làm thế nào để chúng ta tìm câu trả lời cho các câu hỏi nói trên?"; "Bây giờ
các em hãy suy nghĩ để tìm phương án giải quyết các câu hỏi mà lớp mình đặt ra!"...
Trong quá trình đề xuất phương án thực nghiệm, nếu ý kiến của HS nêu lên có ý
đúng nhưng ngôn từ chưa chuẩn xác hoặc diễn đạt chưa rõ thì GV nên gợi ý và từng
bước giúp HS hoàn thiện diễn đạt. GV cũng có thể yêu cầu các HS khác chỉnh sửa cho
rõ ý. Đây là một vấn đề quan trọng trong việc rèn luyện ngôn ngữ cho HS.
Trường hợp HS đưa ra ngay phương án đúng nhưng vẫn còn nhiều phương án
khác khả thi thì GV nên tiếp tục hỏi các HS khác để làm phong phú các phương án tìm
câu trả lời. GV có thể nhận xét trực tiếp nhưng yêu cầu các HS khác cho ý kiến về
phương pháp mà HS đó nêu ra thì tốt hơn. Phương pháp BTNB khuyến khích HS tự
đánh giá ý kiến của nhau hơn là của GV nhận xét.
Sau khi HS đề xuất được phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, GV nêu
nhận xét chung và quyết định tiến hành phương án với các dụng cụ đã chuẩn bị sẵn.
Trường hợp HS không đưa ra được phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu thích
hợp, GV có thể gợi ý hay đề xuất cụ thể phương án nếu gợi ý mà HS vẫn không nghĩ
ra.
Lưu ý rằng các phương án thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu ở đây là các phương
án để tìm ra câu trả lời. Có nhiều phương pháp như quan sát, thực hành thí nghiệm,
nghiên cứu tài liệu…
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm
tòi - nghiên cứu
Từ các phương án thực nghiệm tìm tòi
- nghiên cứu mà HS nêu ra, GV khéo léo
nhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệm
hay các thiết bị dạy học thích hợp để HS
tiến hành nghiên cứu. Nếu phải làm thí
nghiệm thì ưu tiên thực hiện thí nghiệm trực
tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không
thể tiến hành thí nghiệm trên vật thật có thể
150 GV dự giờ tiết dạy theo phương pháp
BTNB tại THCS Nguyễn Tri Phương
14
làm trên mô hình, hoặc cho HS quan sát tranh vẽ. Đối với phương pháp quan sát, ưu
tiên quan sát vật thật trước, sau đó là tranh vẽ khoa học hay mô hình để phóng to.
Khi tiến hành thí nghiệm, GV nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc yêu
cầu HS cho biết mục đích của thí nghiệm chuẩn bị tiến hành. Sau đó GV mới phát các
dụng cụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng với hoạt động. Nếu để sẵn các vật dụng thí
nghiệm trên bàn HS sẽ nghịch các đồ vật mà không chú ý đến các đồ vật khác trong
lớp; hoặc HS sẽ dựa vào đó để đoán các thí nghiệm cần phải làm.
GV lưu ý HS ghi chép vật liệu thí nghiệm, cách bố trí và thực hiện thí nghiệm
(mô tả bằng lời hay vẽ sơ đồ), ghi chú lại kết quả thực hiện thí nghiệm, kết luận sau thí
nghiệm vào vở thực hành. Phần ghi chép này GV để HS ghi chép tự do, không nên gò
bó và có khuôn mẫu quy định, nhất là đối với những lớp mới làm quen với phương
pháp BTNB. Đối với các thí nghiệm phức tạp và nếu có điều kiện, GV nên thiết kế
một mẫu sẵn để HS điền kết quả thí nghiệm, vật liệu thí nghiệm. Ví dụ như các thí
nghiệm phải ghi số liệu theo thời gian, lặp lại thí nghiệm ở các điều kiện nhiệt độ khác
nhau…
Khi HS làm thí nghiệm, GV bao quát lớp, quan sát từng nhóm. Nếu thấy nhóm
hoặc HS nào làm sai theo yêu cầu thì GV chỉ nhắc nhỏ trong nhóm đó hoặc với riêng
HS đó. GV chú ý yêu cầu HS thực hiện độc lập các thí nghiệm.
Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức
Sau khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được
giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn
chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học.
GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi vào vở coi như là
kiến thức của bài học. Trước khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiến của
HS cho kết luận sau khi thực nghiệm (rút ra kiến thức của bài học). GV khắc sâu kiến
thức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu (quan
niệm ban đầu) trước khi học kiến thức. Như vậy từ những quan niệm ban đầu sai lệch,
sau quá trình thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, chính HS tự phát hiện ra mình sai hay
đúng mà không phải do GV nhận xét một cách áp đặt. Những thay đổi này sẽ giúp HS
ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu kiến thức.
Nếu có điều kiện, GV có thể in sẵn tờ rời tóm tắt kiến thức của bài học để phát
cho HS dán vào vở thực hành hoặc tập hợp thành một tập riêng để tránh mất thời gian
ghi chép. Vấn đề này hữu ích cho HS các lớp nhỏ tuổi ở tiểu học. Đối với các lớp
trung học cơ sở thì GV nên tập làm quen cho các em tự ghi chép, chỉ in tờ rời nếu kiến
thức phức tạp và dài.
Kết luận
Với mục tiêu khám phá thế giới của BTNB, khi dạy các môn khoa học và công
nghệ, trẻ em thật sự sung sướng, thật sự say mê, có niềm tin và khát khao tự mình
15
chiếm lĩnh tri thức. Việc phát triển những niềm đam mê có chủ định sẽ giúp HS thoát
khỏi tính vị kỉ, góp phần tích cực việc rèn luyện kĩ năng sống, phát triển và hình thành
nhân cách HS. GV cần truyền cảm hứng, nuôi dưỡng lòng say mê có ý thức cho HS và
xem đó là điều vô cùng quan trọng trong việc dạy cách tư duy, dạy cách học cho HS.
Ngạn ngữ Ấn Độ có câu rằng “Tôi nghe – Tôi quên, Tôi nhìn – Tôi nhớ, Tôi làm – Tôi
hiểu”, với đặc trưng là học qua hành động, BTNB sẽ giúp người học chiếm lĩnh tri
thức một cách vững chắc, tránh được sự nhồi nhét hay áp đặt kiến thức khi học các
môn khoa học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] George Charpak (2005), La main à la pâte, l’enfant et la science, Ed. Odile Jacob.
[2] Đỗ Hương Trà (2013), Lamap, một phương pháp dạy học hiện đại, cơ sở lí luận và
việc vận dụng trong dạy học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
[3] Nguyễn Văn Nghiệp (chủ biên), Nguyễn Xuân Thành, Đào Văn Toàn (2011),
Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Vật lí cấp trung học cơ sở, Tài liệu tập
huấn của Bộ GD&ĐT.
[4] Nguyễn Văn Cần (2013), Muốn ăn thì lăn vào bếp – Mettre la main à la pâte,
/>
16
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC XÂY DỰNG “VƯỜN RAU SẠCH
CỦA BÉ” TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỦY DƯƠNG
Lê Thị Chanh
Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Thủy Dương
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết: Mối lo ngại lớn nhất hiện nay là tình trạng rau – quả
không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Chính vì
vậy ngay từ đầu các năm học, cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng bữa ăn, bảo
đảm chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bản thân tôi luôn quan tâm xây dựng “Vườn rau của
bé” nhằm tạo cảnh quan môi trường an toàn - xanh – sạch – đẹp, qua đó thực hiện hiệu
quả phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trường Mầm non Thủy Dương cơ sở chính có khuôn viên rộng 8.383m2.
Trong đó nhà trường dành đến gần 800m2 diện tích đất trồng để xây dựng “Vườn rau
của bé”. Hàng năm chúng tôi đã trồng nhiều loại rau - quả khác nhau và thu về một
số lượng khá lớn rau - quả an toàn, đây là các loại rau – quả được sản xuất theo một
quy trình đảm bảo không bị nhiễm hóa chất độc hại và các kí sinh trùng gây bệnh, hạn
chế sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu, không dùng thuốc kích
thích, không sử dụng thuốc bảo quản… Trong những năm qua, nhà trường đã thực
hiện tốt việc xây dựng “Vườn rau sạch của bé” khá thành công, bổ sung thêm nguồn
thực phẩm tươi – sạch tại chỗ vào bửa ăn hàng ngày của trẻ, bên cạnh đó còn tổ chức
một số hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi, khám phá, trãi nghiệm trong khu
vườn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm trong trường mầm non đạt hiệu quả. Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm ở đây là
làm thế nào để “Nâng cao hiệu quả việc xây dựng vườn rau sạch của bé” lại là vấn
đề mà bản thân tôi đang trăn trở và suy nghĩ để tìm ra giải pháp nhằm phát triển thêm
chủng loại và chất lượng thực phẩm ngày một phong phú hơn, làm lợi một phần nhỏ
về kinh tế, góp phần tăng thêm nhiều chủng loại rau – quả sạch vào bữa ăn hàng ngày
của trẻ.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả đất trồng vườn rau của bé
Đất trồng là nhân tố quan trọng trong việc trồng trọt. Đất có tốt cây mới ra hoa,
kết trái, đâm chồi nảy lộc, tạo cho khu vườn có một màu xanh mướt. Chính vì lẽ đó,
bản thân tôi đã suy nghĩ và tranh thủ cùng với một số chị em cấp dưỡng trong nhà
trường thực hiện một số công việc vào các giờ rãnh rỗi, thứ bảy hàng tuần…với những
việc làm sau:
- Vỏ quả chuối các cháu ăn quà chiều hàng ngày, tôi đem ủ lại khoảng một
tuần. Sau khi thu hoạch thực phẩm xong, xới đất lên, rạch một đưòng theo luống đất,
đem vỏ chuối được ủ rãi xuống luống đất thay cho phân bón, đất trồng sẽ rất tốt.
- Liên hệ vói phụ huynh có máy xay gạo để xin vỏ thóc hay còn gọi là trấu,
đem về rãi đều trên đất trồng và đốt thành tro, góp phần cải tạo đất trồng đưọc tốt; Đối
với phụ huynh có làm nấm rơm, cứ mỗi lần sau khi họ thu hoạch nấm xong, tôi lại liên
17
hệ xin rơm thải, tiếp tục liên hệ với phụ huynh có nuôi Lợn, đem rơm đó ủ vào hố phân,
khoảng một tuần sau đem lên ủ lại tạo thành phân chuồng, đem bón cho đất tốt lại không
có hóa chất độc hại; Một lợi thế nữa là ở vùng nông thôn tại vùng tổ 20 (Xuân Sơn +
Xuân Chánh) phụ huynh chăn nuôi nhiều Trâu, Bò, nên việc xin phân chuồng gặp nhiều
thuận lợi, bản thân tôi cũng đã liên hệ với các gia đình có nuôi Trâu, Bò hỗ trợ phân
chuồng, được phụ huynh đồng tình hưởng ứng cao, góp phần vào việc làm tốt đất trồng
mà không mất tiền mua.
- Một việc làm nữa, để cải tạo đất trồng được tốt, tôi đã cải tạo bằng cách không
trồng một loại thục phẩm cố định vào một ô đất, mà phải thay đổi giống nhằm cải tạo
đất trồng, đặc biệt là trồng các loại đậu đỗ, (đậu xanh, đậu đen, đậu phộng) nó sẽ làm
cho đất tơi xốp, dễ trồng các loại thục phẩm khác tiếp theo đạt năng suất cao.
Khu vườn của bé tại trường mầm non Thủy Dương
Giải pháp 2: Tích lũy nguồn giống
- Việc tích lũy nguồn giống cũng góp phần vào việc giảm bớt nguồn kinh phí
mua giống, thuận tiện khi gieo trồng rau – quả cho đợt tiếp theo.
Ví dụ: Khi cây Bầu, Bí ra quả, cần chú ý xem quả nào to, cảm thấy chất lượng
tốt, thì chăm sóc quả đó bằng cách:
+ Nếu quả nằm sát mặt đất thì phải kê cao, không cho quả chạm vào đất sẽ
chóng hư hỏng, không thể để làm giống được;
+ Hoặc khi thu hoạch Ngô, nên chọn những quả Ngô già, hạt đều, đem phơi nắng
cho thật khô, sau đó treo lên cao, đến thời điểm gieo trồng thích hợp đem bóc hạt ra để
gieo trồng.
+ Tương tự cây rau cải cũng vậy, chọn cây nào tốt để cho ra hoa, kết trái, sau đó
hái quả đem phơi nắng, khi quả khô nó sẽ nứt nẻ và bung hạt ra, đem hạt phơi lại cho
thật khô, đến thời điểm đem ra gieo trồng.
- Ngoài ra bản thân tôi còn tranh thủ với Ban quản lí Hợp tác xã Nông nghiệp
Thủy Dương để xin giống các loại rau cải để trồng.
18
Hạt giống từ Hợp tác xã Nông nghiệp Thủy Dương hỗ trợ
Giải pháp 3: Tìm cây giống phù hợp với mùa, chất đất để đạt được năng suất
cao
Việc xây dựng “vườn rau sạch của bé” lâu nay đã được nhà trường triển khai
thực hiện có hiệu quả, đây là một trong những việc làm thường xuyên nhằm góp phần
tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp – thân thiện, không những thế mà còn
cung cấp nguồn thực phẩm an toàn, tươi sạch tại chỗ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ và
còn tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trãi nghiệm khám phá thế giới xung quanh.
Ngoài giờ làm việc lúc rãnh rỗi bản thân tôi đã chủ động nghiên cứu từng loại giống
để trồng, học hỏi kinh nghiệm ở những người trồng trọt, làm vườn, chọn loại giống nào để
trồng phải phù hợp với các tháng, mùa trong năm mới đem lại số lượng và chất lượng cao
như:
+ Bầu, bí, đậu cô ve, cà chua, ngô nên trồng vào tháng 11, cây sẽ tốt và cho nhiều quả
+ Các loại rau ngót, mồng tơi, rau lang trồng quanh năm. Trồng ở khu đất mát,
tăng cường tưới nước vào mùa hè.
+ Một trong những loại cây vừa tạo bóng mát cho sân trường vừa đem lại kinh tế
và giàu vitamin A, đó là cây gấc, loại cây này cũng trồng quanh năm (cơ sở 2).
+ Đối với loại đất không được tốt, trồng các loại rau quả khó sống, để tránh tình
trạng cỏ mọc tràn lan, tôi đã nghiên cứu trồng cây sả, mặc dù loại cây này không dùng
cho các cháu thường xuyên. Tuy nhiên loại cây này rất dễ trồng, vừa làm sạch môi
trường, vừa đem lại kinh tế cao, bán lấy tiền đổi các loại thực phẩm khác.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH RAU – QUẢ TẠI TRƯỜNG
Bí Ngô
19
Giàn bầu
Giải pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ thực hành, trãi nghiệm
Việc trồng rau – quả không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế, đáp ứng nguồn thực
phẩm an toàn cho các cháu, mà còn tạo nên một môi trường xanh, sạch, đẹp…Ngoài ra
còn có tác dụng tổ chức cho trẻ khám phá, trài nghiệm về thế giới xung quanh qua các
hoạt động.
Giáo viên thường xuyên tổ chức những buổi tham quan, hoạt động ngoài trời cho
trẻ. Trong vườn có nhiều chủng loại thực phẩm, trẻ được quan sát, làm quen, tìm tòi,
khám phá những hiểu biết ban đầu, giá trị dinh dưỡng của từng loại th ực phẩm khi
được trực tiếp với đối tượng, được tham gia các hoạt động chăm sóc cây, rau, hoa quả,
bắt sâu, tưới nước, được trực tiếp thu hoạch các loại rau – quả cùng cô, góp phần hình
thành ở trẻ tính tập thể, tình yêu lao động…dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, gợi mở, của
giáo viên, góp phần mở rộng kiến thức cho trẻ, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, có
hành vi ứng xử tích cực với môi trường xung quanh. Qua đó, giúp cho trẻ cảm nhận
được thực tiễn cuộc sống, từ đó biết yêu thương và quý trọng giá trị sức lao động.
Trẻ khám phá, bắt sâu
Cô và trẻ đang chăm sóc vườn rau
20
Trẻ được tham gia trực tiếp thu hoạch bí ngô cùng cô
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua các giải pháp mà bản thân tôi đã thực hiện cùng với chị em cấp dưỡng
“Nâng cao chất lượng vườn rau sạch của bé” trong nhà trường, đem lại một số kết quả
sau:
- Xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp, góp phần tạo cảnh quan trường, lớp có
một màu xanh mát mắt;
- Sự phối kết hợp giữa các bậc phụ huynh, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn
phường gắn kết, gần gũi nhau hơn.
- Sự hỗ trợ về kinh phí và hiện vật đối với nhà trường được đông đảo các bậc phụ
huynh, ban ngành, đoàn thể nhiệt tình hưởng ứng tích cực ủng hộ, tất cả chỉ vì các cháu
thân yêu.
- Nguồn thực phẩm thu hoạch bổ sung vào bửa ăn của trẻ an toàn, tươi sạch, đảm
bảo chất dinh dưỡng và phong phú hơn.
- Bản thân tôi có thêm kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, phối hợp với chị em trong
nhà trường thực hiện tốt việc xây dựng “vườn rau của bé” ngày càng đạt chất lượng và
hiệu quả cao.
- Xây dựng mô hình trồng rau – quả sạch trong trường mầm non, không những
làm tăng thêm nguồn thực phẩm tươi sạch tại chỗ, góp phần giảm thiểu nguy cơ ngộ
độc thực phẩm, mà còn tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trãi nghiệm, nâng cao sự
hiểu biết cuộc sống cho trẻ.
IV. KẾT LUẬN
Để làm tốt việc “Nâng cao hiệu quả vườn rau sạch của bé” tại trường mầm
non, tôi đã thực hiện một số công việc sau:
1. Trước hết phải quy hoạch từng khu đất sao cho hợp lí.
2. Nghiên cứu chất đất nên trồng loại thực phẩm nào là phù hợp.
21
3. Nghiên cứu thời gian trồng cho từng loại thực phẩm sao cho thích hợp theo
từng mùa, từng thời điểm mới đem lại năng suất cao.
4. Làm tốt công tác phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, các bậc phụ huynh
để tranh thủ nguồn giống, phân bón…góp phần giảm bớt kinh phí mua giống, phân
bón, đảm bảo được nguồn rau – quả an toàn, tươi sạch tại chỗ cho trẻ.
5. Mời phụ huynh tham quan vườn rau – quả của trẻ, để phụ huynh thấy được tác
dụng và lợi ích của việc xây dựng vườn rau của bé tại trường mầm non.
6. Cần sắp xếp thời gian sao cho hợp lí để cùng với nhà trường chăm sóc tốt vườn
rau của bé đạt hiệu quả cao.
LTC
22
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ TRẺ BÁN TRÚ
Ở TRƯỜNG MẦM NON
Lê Thị Chanh
Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Thủy Dương
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, công tác bán trú trường học đã và đang được xã hội quan tâm. Đây là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu
đông đảo của phụ huynh học sinh, tạo điều kiện cho các bậc phụ huynh yên tâm công
tác khi gởi con vào trường, góp phần thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục và nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tổ chức công tác bán trú là làm tốt công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục
trẻ, bởi công tác này gắn liền với việc chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ. Đây là
một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các cơ sở giáo dục mầm non,
điều này đòi hỏi ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lí,
giáo viên, nhân viên, điều kiện phục vụ cho công tác tổ chức bán trú phải được đầu tư
đúng yêu cầu, nhằm đạt hiệu quả, mục tiêu, chương trình GDMN đã đề ra.
* Thực trạng
Trường Mầm non Thủy Dương hiện có 11 nhóm lớp/380 cháu/3 điểm trường,
các cháu đều được tổ chức học bán trú.
Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị phục vụ cho công tác bán trú tương đối
đầy đủ, trường đã tổ chức thực hiện có hiệu quả từ nhiều năm nay, được Phòng
GD&ĐT thị xã Hương Thủy đánh giá cao, các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, trường có hai điểm lẻ chưa đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất theo
Quyết định số 14/2008/QĐ – BGD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non. Để làm tốt
công tác “Tổ chức và quản lí trẻ bán trú trong trường mầm non” đòi hỏi chúng ta phải
quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đúng theo quy định của bậc học mầm non
đã đề ra, từng bước hoàn thiện các yêu cầu nâng cao chất lượng trong công tác nuôi
dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, chú trọng xây dựng môi trường xanh – sạch –
đẹp – thân thiện, an toàn tuyệt đối; bố trí môi trường sinh hoạt, vui chơi, ăn, ngủ, vệ
sinh thoáng mát, đảm bảo điều kiện phục vụ cho các hoạt động chăm sóc và giáo dục
trẻ, chất lượng bữa ăn đạt yêu cầu về định lượng dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm, xây dựng vườn rau sạch của bé để cung cấp thêm nguồn thực phẩm tươi sạch tại
chỗ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ, tổ chức các hoạt động bán trú phù hợp với tình hình
thực tế của nhà trường…
Với những yêu cầu đặt ra như vậy, tôi nghĩ nơi nào thực hiện tốt các điều kiện
vừa nêu trên là nơi ấy tổ chức tốt công tác bán trú, đáp ứng được nguyện vọng của các
bậc phụ huynh và nâng cao chất lượng chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ trong nhà
trường. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức và quản lí trẻ bán
trú tại trường mầm non” nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bán trú.
23
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
Giải pháp 1: Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cần có trong nhà
bếp để tổ chức bán trú trong trường mầm non
* Về điều kiện cơ sở vật chất:
- Bếp ăn phải có diện tích phù hợp quy mô học sinh bán trú (0,3 – 0,35m2/trẻ).
Bếp được bố trí theo quy trình chế biến một chiều, có cửa ra vào phù hợp quy trình chế
biến và thuận lợi cho việc thoát hiểm khi có sự cố cháy nổ;
- Có kho thực phẩm, đủ dụng cụ phù hợp với việc bảo quản các loại thực phẩm
tươi, khô, rắn, lỏng;
- Có hệ thống nước sạch phù hợp với quy trình chế biến và sử dụng;
- Có phòng thay quần áo, nghỉ ngơi của nhân viên;
- Có khu vực rộng thoáng để phơi dụng cụ khi cần;
- Có khu vực để gas an toàn, thuận lợi cho quá trình vận hành, sử dụng.
* Về điều kiện trang thiết bị:
- Bồn dùng để rửa sạch các loại thực phẩm trước khi chế biến;
- Có đủ các loại dụng cụ dùng để chế biến và chia ăn, đựng nước uống cho trẻ,
với chất liệu đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh, phù hợp với chức năng sử dụng và được vệ
sinh hàng ngày;
- Có cân để kiểm tra việc nhập, xuất thực phẩm và chia thức ăn cho trẻ;
- Có tủ lạnh để bảo quản thực phẩm và lưu mẫu thức ăn hàng ngày, tận dụng để
chế biến bửa phụ cho trẻ như làm sữa chua, kem flan…
- Phân chia từng khu vực chế biến sống, chin, chia thức ăn riêng biệt, tuyệt đối
không được để lẫn lộn thức ăn sống, chín với nhau, không để các loại thực phẩm và
dụng cụ dùng để chia thức ăn trên nền đất trong quá trình chế biến hoặc lau rửa;
- Bố trí không gian phù hợp để phần ăn của các nhóm (lớp) sau khi chia, phải có
cửa lưới thông thoáng hoặc có nắp đậy để tránh các loại côn trùng (ruồi, nhăn, gián,
chuột…) xâm nhập;
- Có các biểu bảng cho từng khu vực như: Nội quy nhà bếp; khu vực sơ chế; khu
vực chế biến; khu vực chia thức ăn; dụng cụ thái sống; dụng cụ thái chin; thực đơn;
lịch phân công công tác hàng ngày của các nhân viên nhà bếp; một số biểu bảng tuyên
truyền… có hệ thống xử lí các chất thải đúng quy định, đảm bảo yêu cầu phòng chống
cháy nổ.
Đối chiếu những tiêu chuẩn trên, tôi đã mạnh dạn tham mưu UBND phường cải
tạo khu vực bếp một chiều ở cơ sở Nhà trẻ và cơ sở Xuân Chánh, mua sắm trang bị một
số biểu bảng, thay thế các đồ dùng, dụng cụ chất liệu không đảm bảo vệ sinh cả ba điểm
trường với tổng kinh phí là 34.260.000đ (Ba mươi bốn triệu, hai trăm sáu mươi nghìn
đồng). Hiện nay cả ba điểm trường nhà bếp đều đảm bảo các điều kiện theo yêu cầu về
tổ chức công tác bán trú.
24
Giải pháp 2: Đảm bảo quy trình chế biến thực phẩm an toàn, thực hiện quy
trình bếp một chiều
Hàng ngày người cung ứng thực phẩm đã được kí hợp đồng chuyển hàng đến và
giao cho trường, trước khi tiếp nhận thực phẩm đại diện ban giám hiệu nhà trường
được phân công phụ trách công tác chăm sóc – nuôi dưỡng cùng với nhân viên Y tế,
kế toán, thủ kho và tổ trưởng cấp dưỡng phải kiểm tra thực phẩm giao của người cung
ứng thực phẩm đảm bảo đủ số lượng, tươi, sạch mới tiếp nhận, hai bên kí biên bản
giao và nhận thực phẩm, sau đó làm sạch thực phẩm trước khi chế biến.
Quá trình chế biến nhân viên cấp dưỡng phải thực hiện đúng các thao tác và quy
trình chế biến khoa học. Trước khi chế biến chin, nhân viên bếp phải rửa tay sạch bằng
xà phòng để phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm từ người chế biến.
Nhân viên cấp dưỡng trong khi chế biến phải sử dụng đầy đủ trang phục như: táp
dề, mũ chụp tóc gọn gang, khẩu trang, găng tay và tuyệt đối không được sử dụng tay
trực tiếp vào thực phẩm.
Trước khi phân chia thức ăn về các lớp, nhân viên bếp phải lấy mẫu thức ăn và
lưu mẫu theo quy định của Bộ y tế, mẫu lưu trong tủ lạnh, thời gian lưu 24 giờ, số
lượng lưu thức ăn đặc 150g, thức ăn lỏng 200g, dụng cụ lưu mẫu bằng inox hoặc thủy
tinh, mẫu được niêm phong, ghi ngày tháng lưu rõ ràng trên từng lọ lưu và có chữ kí
của người lưu mẫu, ghi chép mẫu lưu và số lượng lưu hàng ngày vào sổ để theo dõi,
ngăn tủ lưu mẫu tuyệt đối không để thực phẩm khác.
Thau chậu trước khi dùng phải được tráng lại sạch sẽ, chén bát dùng xong rửa
sạch và phơi nắng, rửa lại nước nóng trước khi dùng, thức ăn chia xong phải che đậy
cẩn thận. Nhân viên cấp dưỡng và giáo viên phụ trách lớp khi chia thức ăn tuyệt đối
không được nói chuyện.
Giải pháp 3: Lập bảng phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên cấp
dưỡng để tổ chức thực hiện
Để việc thực hiện công tác bán trú có hiệu quả, phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên trong nhà bếp là việc làm cần thiết, nhằm theo dõi, nắm bắt những
việc làm tốt của từng người, để có hướng giúp đỡ, bổ sung kịp thời những thiếu sót khi
thực hiện công việc. Tôi đã lập bảng phân công như sau:
BẢNG PHÂN CÔNG
CÔNG VIỆC CÁC THÀNH VIÊN NHÀ BẾP
Lê Thị Nga – Tổ trưởng
Phụ trách chung
STT
HỌ VÀ TÊN
01
Ngô Thị Hướng
02
Lê Thị Nga
CÔNG VIÊC
GHI CHÚ
Tiếp phẩm, sơ chế làm sạch, vệ sinh khu Tất cả các thành viên
vực sơ chế
cấp dưỡng đều tham
Chế biến thức ăn, lưu mẫu thức ăn, vệ gia vệ sinh dụng cụ,
đồ dung sau khi dung
sinh khu vực chế biến
25