Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.03 KB, 11 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết trẻ em là niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ
nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “Trẻ
em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc giáo
dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhưng
trước sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của nền kinh tế hiện nay thì rất nhiều
các bậc phụ huynh có rất ít thời gian để quan tâm đến con cái, chính vì vậy trẻ
hay thu mình và rất ít khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều này làm ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhận thức, tình cảm và sự phát triển tồn diện
của trẻ, đặc biệt là hầu hết trẻ chưa có vốn kỹ năng sống. Vì vậy việc giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết để giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn
mình một cách có định hướng, khiến trẻ biết quý trọng bản thân, nuôi dưỡng
những giá trị sống nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ,
giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh
thần, từ đó xây dựng cho trẻ những kỹ năng sống hòa nhập với thế giới xung
quanh. Ở mỗi lứa tuổi thì trẻ cần có những sự tác động khác nhau đến kỹ năng
sống của trẻ. Chăm sóc và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp
trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần, là nền tảng giúp cho quá
trình học tập lâu dài của trẻ sau này.
Là giáo viên trực tiếp đứng lớp 3 tuổi tôi nhận thức đặc biệt rằng ở lứa tuổi
tôi đang giảng dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi việc giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ
nâng cao năng lực để tự lựa chọn những giải pháp khác nhau mà quyết định phải
xuất phát từ trẻ, vì thế học phải hết sức gần gũi với cuộc sống, nội dung phải
xuất phát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ, trẻ cần có điều kiện để cọ sát,
các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, thực hành và áp dụng. Trẻ phải
được thảo luận theo nhóm, theo cặp, sắm vai, tranh luận và phân tích tình huống,
trẻ phải biết thích nghi, thể hiện cảm xúc, có khả năng hòa nhập, tự giải quyết
vấn đề một cách tự lập. Đó chính là tiền đề gieo mầm hạt giống nhằm hình thành
kỹ năng sống cho trẻ. Song tơi thấy thực tế tại trường tơi thì việc giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ chưa được chú trọng nên trẻ lớp tơi chưa có những kỹ năng cơ
bản ấy. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 3 tuổi tôi ln trăn trở suy nghĩ làm


thế nào để có một phương pháp truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống tốt nhất
và dạy dưới hình thức nào? Qua một thời gian tìm tịi nghiên cứu, nhận thức
được sâu sắc, ý nghĩa vai trò quan trọng của các kỹ năng sống đối với sự phát
triển của trẻ. Vì vậy tơi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non”, nhằm hướng đến mục tiêu phát


triển, nuôi dưỡng những giá trị sống, làm nền tảng và hình thành những kỹ năng
sống tích cực cho trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên 4 lĩnh vực nền tảng.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Thực trạng việc tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực kỹ năng sống
cho trẻ:
a.Ưu điểm.
- Được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo sát sao cuả Ban giám hiệu nhà
trường, cũng như sự đồng tình giúp đỡ của chị em đồng nghiệp và các bậc phụ
huynh.
- Phịng học rộng rãi, thống mát, đủ diện tích cho trẻ hoạt động trang thiết
bị, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ .
- Đa số trẻ ngoan lễ phép, biết vâng lời và đi học chuyên cần, trẻ mẫu giáo
bé đã có sự nhận thức nên việc dạy trẻ ở một lứa tuổi đều có sự thuận lợi.
- Bản thân tơi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lứa tuổi mẫu giáo bé và
có nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ nên nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ và là
một giáo viên tơi ln tâm huyết với nghề, nhiệt tình, năng động trong mọi cơng
việc. Thực hiện tốt chương trình chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ của Bộ giáo
dục và đào tạo.
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
- Về phía giáo viên: Giáo viên cịn chưa chú trọng đến việc giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ. Không mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình và chưa phối kết hợp
chặt chẽ với với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Về phía phụ huynh, khái niệm rèn kỹ năng sống cho trẻ có lẽ cịn xa lạ và

mới mẻ. Họ chưa hiểu mục đích và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống
cho trẻ. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ.
- Một số phụ huynh thờ ơ và bỏ qua những hành động sai của trẻ nên vơ
tình hình thành thói quen ở trẻ, khiến cho giáo viên rất khó khăn trong việc rèn
kỹ năng sống cho trẻ.
- Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp khơng đồng đều, mỗi trẻ có một tính
cách, một tâm lý khác nhau, địi hỏi giáo viên phải áp dụng mỗi trẻ một hướng
giáo dục khác nhau tuỳ theo tâm lý của từng đứa trẻ.
- Một số trẻ cịn vụng về, lại có cá tính bướng bỉnh, chưa có thói quen nề
nếp tốt; rụt rè, thiếu mạnh dạn khi bày tỏ ý kiến; khi phát biểu nói khơng rỏ
ràng, trả lời cộc lốc, khơng trọn câu; khi làm sai hoặc có lỗi với người khác ít
nói lời xin lỗi, ai cho gì ít cảm ơn, ít thể hiện các kỹ năng của mình; vì thiếu
kinh nghiệm nên khi làm việc gì trẻ có ý nghĩ sợ làm sai, sợ mình khơng làm


được, vì thế trẻ khơng muốn làm cũng như tự tin thể hiện kỹ năng của mình đã
có được
- Để giải quyết những hạn chế nêu trên không những cần có sự nỗ lực của
giáo viên mà cịn cần sự giúp đỡ, phối kết hợp của gia đình và nhà trường. Và
trước thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay tơi đã
suy nghĩ làm thế nào để trẻ 3-4 tuổi có kỹ năng sống nhằm đáp ứng nhu cầu hiện
nay , nên tôi đã tập trung vào một số biện pháp sau:
2. Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ.
* Biện pháp 1: Tìm tịi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ đồng nghiệp.
Để có thể thực hiện tốt “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3-4
tuổi” trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích
yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc được các phương
pháp và biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng,
khơng bị gị bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào

thực tế hàng ngày của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ 3-4 tuổi lớp tơi có được những kỹ
năng sống cơ bản đó thì sự nhiệt tình, sáng tạo và u nghề địi hỏi tơi phải
khơng ngừng đọc và nghiên cứu kỹ chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm
non 3-4 tuổi. Tham khảo, học tập qua sách, tài liệu, tập san, qua các phương tiện
thông tin hiện đại. Tham gia các đợt kiến tập và các chương trình chun đề do
phịng tổ chức, nắm được các phương pháp để giáo dục trẻ các kỹ năng. Giáo
viên phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, cách
ứng xử, cách giải quyết vấn đề. Chia sẻ với đồng nghiệp về một số điều nên làm
và không nên làm trong quá trình giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ để giúp trẻ
tự tin hơn, dám nghĩ dám tìm tịi suy nghĩ và đưa ra ý kiến của mình.
Để dạy trẻ được những kỹ năng sống thì việc đầu tiên cô giáo phải là tấm
gương để trẻ soi vào, để trẻ học làm người. Chính vì vậy, khơng phương pháp
nào hiệu quả bằng phương pháp “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”.
Những người dạy nội dung giá trị và kỹ năng sống càng cần là tấm gương mẫu
mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng sử, cách giải quyết vấn đề…Đây là
những yêu cầu rất cao và địi hỏi các cơ giáo cũng ln phải tự rèn luyện mình
để cơng tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn.
* Biện pháp 2: Rèn kỹ năng sống qua tích hợp vào các hoạt động học và
các hoạt động vui chơi khác.
- Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được thực hiện theo kế hoạch cụ thể,
theo từng chủ đề để đưa ra những kỹ năng thích hợp giáo dục trẻ khiến cho trẻ
không bị nhàm chán, tạo cho trẻ có cảm giác mới mẻ và hứng thú tìm hiểu. Giáo


dục kỹ năng sống cho trẻ có thể tích hợp trong các mặt giáo dục, trong sinh hoạt
hàng ngày của trẻ. Tùy vào những chủ đề theo tuần, tháng mà tơi chọn những kỹ
năng sống phù hợp để hình thành cho trẻ. Cụ thể :
- Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thích nghi là hai kỹ năng mà tơi lựa chọn để
tích hợp vào chủ đề trường mầm non.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất cần thiết, địi hỏi cơ giáo phải

ln gần gũi, hiểu trẻ và luôn tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở
mọi nơi để trẻ có cơ hội phát triển toàn diện. Trong tất cả mọi hoạt động của trẻ
tơi ln dùng nhiều trị chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ
giao tiếp được tự nhiên hơn.
- Bên cạnh đó kỹ năng thích nghi cũng khá là quan trọng mà tơi muốn hình
thành cho trẻ ngay từ đầu năm học để trẻ có thể hịa nhập và phản ứng lại với
mơi trường bên ngồi. Tơi cịn dạy cho trẻ những hành vi văn hóa trong ăn uống
như biết mời trước khi ăn, trong khi ăn khơng nói chuyện, ăn chậm, nhai kỹ,
việc này tôi thường lồng ghép trong các giờ học, giờ sinh hoạt hằng ngày. Ngồi
ra tơi cịn dạy trẻ thói quen biết xếp hàng khi rửa tay, khi ăn cơm và xếp hàng
tập thể dục, dạy trẻ thói quen biết bỏ rác đúng nơi quy định và thói quen biết xin
lỗi và cảm ơn: để trẻ thực hiện tốt các thói quen này tơi thường làm gương cho
trẻ noi theo.
* Biện pháp 3: Rèn kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
- Từ việc phối hợp với phụ huynh, tơi có thêm thơng tin về các kỹ năng
sống của trẻ ở nhà. Từ đó tơi có kế hoạch cụ thể và lựa chọn phương pháp giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ phù hợp bằng cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi
lúc mọi nơi. Để việc làm có hiệu quả, trước tiên tôi thực hiện nghiêm túc chế độ
giờ giấc trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đây là một trong những nhân tố giáo
dục có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ phẩm chất cá nhân, khả năng tuân thủ yêu
cầu của người lớn và khả năng định hướng về thời gian cho trẻ. Tôi đã căn cứ
vào nội dung cụ thể của từng hoạt động để lựa chọn nội dung lồng ghép cho phù
hợp để trẻ có được nề nếp và thói quen tốt, biêt thể hiện đúng hành vi theo
chuẩn mực, góp phần hình thành nhân cách của trẻ và sẽ giúp trẻ có kỹ năng
sống tốt sau này.
* Biện pháp 4: GDKNS cho trẻ qua các hoạt động hàng ngày, sưu tầm bài
thơ, câu chuyện về GDKNS cho trẻ.
- Để việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ gây hứng thú và đạt hiệu quả hơn
tơi đã tìm và sử dụng những hình ảnh ngộ nghĩnh, những đoạn phim, câu chuyện
có nội dung giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ xem.



- Thơng qua trị chơi: Các hoạt động vui chơi hàng ngày không những
mang lại nhiều niềm vui cho trẻ mà còn giúp trẻ vận dụng nhiều kỹ năng sống
trong quá trình tham gia. Trẻ được trải nghiệm nhiều vai trò khác nhau, được
thảo sức phát huy, sức tưởng tượng và sáng tạo, học hỏi được nhiều điều hay
cùng bạn thơng qua trị chơi với bạn.
- Thơng qua hoạt động hàng ngày: Những hoạt động sinh hoạt hằng ngày
lặp đi lặp lại sẽ tạo cho trẻ thói quen biết tự chăm sóc bản thân, thực hiện đúng
quy trình của mỗi việc như rửa tay trước khi ăn, lau mặt trước khi ăn, phơi khăn
giúp cô, bê ghế đúng cách,kê giường… Những thói quen này cịn giúp trẻ hình
thành tính tự giác cao. Có thể trẻ cũng sẽ gặp những khó khăn, vấn đề mới nảy
sinh trong khi sinh hoạt – đây là cơ hội tốt để trẻ học hỏi được thêm nhiều kỹ
năng sống mới.
- Thông qua phim ảnh, truyện kể: Nội dung từ các bộ phim hay câu chuyện
sẽ giúp trẻ có những cái nhìn mới mẻ, học được nhiều điều hay cũng như biết
cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, phim ảnh
và truyện kể còn khiến cho trẻ cảm thấy thích thú và hào hứng hơn, dễ tiếp thu
những kỹ năng sống được truyền tải thông qua nội dung của bộ phim hay truyện.
- Cho trẻ xem: Kỹ năng tự ăn uống, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng
ứng xử, kỹ năng an toàn, kỹ năng mạnh dạn tự tin chỗ đông người.
* Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng sống
cho trẻ.
Sự phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên đóng vai trị quan trọng
trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tạo được nền tảng vững chắc, kịp thời
sửa chửa những lêch lạc của trẻ để trẻ sau này trở thành người con ngoan trị giỏ,
là người cơng dân có ích cho xã hội.
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi mạnh dạn trao đổi với phụ huynh
về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ mẫu giáo. Trẻ có thể
đối xử thơ bạo đối với bạn sau một đoạn phim hành động, hay trẻ có những lời

nói khơng hay đối với bố, mẹ, khi không đồng ý cho trẻ chơi điện tử . Để phụ
huynh nhận thức ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ.
Qua các buổi họp phụ huynh tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi
dạy con theo khoa học và cách giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ lúc ở nhà.
Phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời
nhắc nhở cháu trong giao tiếp với bạn bè, người lớn.
3. Thực nghiệm sư phạm.
a. Mô tả cách thực hiện:
* Biện pháp 1: Tìm tịi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ đồng nghiệp.


Để có thể thực hiện tốt “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 34 tuổi”, trước hết giáo viên mầm non không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích
yêu cầu của hoạt động mà giáo viên còn cần phải nắm chắc các phương pháp và
biện pháp thực hiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, khơng bị gị
bó, áp đặt, giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng
ngày của trẻ. Vì vậy, để giúp trẻ lớp tơi có được những kỹ năng sống cơ bản thì
sự nhiệt tình, sáng tạo và u nghề địi hỏi tơi phải khơng ngừng đọc và nghiên
cứu kỹ chương trình giáo dục trẻ mầm non 3-4 tuổi.
- Tham gia các đợt kiến tập và các chương trình chuyên đề do phịng tổ
chức.
- Tìm đọc tham khảo biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ trên sách báo, tạp
chí mầm non:
+ Sách giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non (nhà xuất
bản đại học quốc gia)
+ Sách các hoạt động phát triển kỹ năng xã hội dành cho trẻ mẫu giáo,
sách phương pháp giáo dục giá trị kỹ năng sống.
+ Xem các chương trình truyền hình như quà tặng cuộc sống, cuộc sống
quanh ta trên các kênh truyền hình như VTV3 vào tơi chủ nhật hàng tuần…
Ví dụ: Khi cơ nhìn thấy bé này đẩy bé khác cơ hãy nói với bé bị đẩy, nói
một cách cương quyết: “ Mình khơng thích bạn xơ đẩy mình như vậy, cánh tay

là để ôm chứ không phải là để đẩy nhau”.
- Không nên bắt trẻ hoạt động liên tục mà phải để dành thời gian và
khoảng trống cho trẻ suy nghĩ.
- Thỉnh thoảng cơ giáo có thể tổng kết kết luận nhưng với thái độ thư giãn,
thoải mái, gợi mở.
Ví dụ: Các con đã làm được nhiều việc mà không phụ thuộc vào người
khác, các con là những em bé ngoan, các con rất xứng đáng nhận được một
tràng pháo tay. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, dám tự tìm toì và suy nghĩ, dám
đưa ra ý kiến của mình.
* Biện pháp thứ 3: Rèn kỹ năng sống qua tích hợp vào các hoạt động học
và các hoạt động vui chơi khác.
Ví dụ: trong lớp tơi có cháu ít nói, tơi thường cho cháu chơi cùng một
nhóm gồm những trẻ mạnh dạn hơn. Trong giờ chơi, tơi cho trẻ chơi trị chơi
đốn tên bạn, tơi hỏi trẻ: “Cơ đang nghĩ về một bạn gái có mái tóc dài, khn
mặt trịn và mũm mĩm, con đốn xem cô đang nghĩ về bạn nào? Tại sao con
biết ?’’. Trẻ sẽ nói ngay tên bạn đó và vì sao trẻ lại đoán được.


Để trẻ có cảm giác gần gũi và thân thiện tơi khơng dùng từ ngữ mang tính
chất ra lệnh hay sai khiến sẽ làm cho trẻ có cảm giác bị bắt buộc, miễn cưỡng
phải làm việc đó, mà tơi chỉ nói nhẹ nhàng, vỗ về trẻ . Ví dụ : Tơi nói “ Cơ muốn
các con hãy cất hết ghế đúng nơi quy định để ra sân tập thể dục nào’’, Không
nên dùng câu : “Cất hết ghế đi”.
Một kỹ năng nhỏ trong giao tiếp mà lớp tôi dang chủ nhiệm trẻ thể hiện
hạn chế đó là kỹ năng văn hóa chào hỏi. Thế nên, ngay từ đầu trẻ đến lớp tôi đã
chú ý nhắc trẻ chào mẹ, chào cô, chào các bạn. Ví dụ : Nếu trẻ đến lớp qn
hoặc khơng chủ động chào cơ để vào lớp thì tơi sẽ nói “Cơ chào con, con hãy
chào tạm biệt mẹ đi nào’’ nhằm gây sự chú ý của trẻ đến việc chào hỏi lễ phép.
-Trong chủ đề bản thân tơi lựa chọn hình thành kỹ năng tự chăm soc bản
thân gồm tự mặc quần áo, tự chăm lo vệ sinh cá nhân và tự cất đồ dùng cá nhân

đúng nơi quy định. Ví dụ: Vào giờ đón và trả trẻ tơi khuyến khích trẻ tự cởi và
mặc áo khốc, dép, mũ và cất đồ dùng cá nhân vaò tủ của mình. Ngồi ra tơi cho
trẻ đọc các bài thơ, câu chuyện như “ Bé ơi, giấc mơ kỳ lạ.. Tôi giới thiệu về nội
dung câu chuyện, bài thơ nhằm giúp trẻ hiểu được tác dụng của việc rửa
tay ,đánh răng… để trẻ thích thú và tự giác thực hiện.
-Trong chủ đề gia đình tơi lồng ghép kỹ năng tự bảo vệ , biết yêu thương
mọi người. Thông qua những bài thơ câu chuyện trong chủ đề như: Làm anh,
cây ngơ, sự tích bơng hoa cúc trắng… tơi dạy trẻ biết quan tâm , yêu thương và
giúp đỡ những người thân trong gia đình. Tơi cũng thường xun trị chuyện,
đưa ra những tình huống ( khi con bị lạc mẹ ở giữa đám đơng con sẽ làm gì, hay
khi bị ai bắt nạt thì con kêu cứu như thế nào, khi các con thấy có khói hoặc cháy
ở đâu các con sẽ làm gì…) để trẻ suy nghĩ và vận dụng vốn hiểu biết của mình
để giai quyết vấn đề. Thơng qua hoạt động giúp trẻ có sự tư duy logic, biêt cách
diễn đạt suy nghĩ của mình và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
* Biện pháp 4: GDKNS cho trẻ qua các hoạt động hàng ngày, sưu tầm bài
thơ, câu chuyện về GDKNS cho trẻ.
Trẻ 3-4 tuổi bắt đầu hình thành ý thức mãnh mẽ, những tác động xung
quanh trẻ ở mọi lúc, mọi nơi đều có mặt tích cực. Vì vậy tơi ln chú ý, quan
tâm để rèn cho trẻ có hành vi, thái độ, cử chỉ, lời nói và hành động đúng.
Ví dụ: Giờ trả trẻ, tôi luôn niềm nở, ân cần với trẻ để tạo khơng khí vui
tươi, phấn khởi. Trong giờ học tơi khuyến khích trẻ tự lấy và cất đồ dùng, đồ
chơi qua đó hình thành ở trẻ có kỹ năng tự phục vụ. Giờ hoạt động ngồi trời tơi
tổ chức cho trẻ giúp các cô nhặt lá, rác trên sân qua đó hình thành ở trẻ kỹ năng
hợp tác.


Ví dụ : Khi dẫn trẻ đi chơi trong sân trường thấy có nhiều rác cơ hỏi: Con
thấy sân trường sạch chưa ? Vì sao ? Giờ con phải làm gì ? Như vậy trẻ biết rác
nhiều là khơng sạch và biết cùng nhau nhặt bỏ vào thùng. Tiếp theo tôi kể cho
trẻ nghe những hành vi , hành động liên quan đến bảo vệ môi trường mà độ tuổi

trẻ có thể làm được như: khơng ngắt hoa, bẻ cành, không vứt rác bừa bãi… Cho
trẻ tham gia hoạt động thực hành chăm sóc cây, tưới nước, nhổ cỏ…Hay buổi
sáng hoạt động phân biệt các loại rau, củ, quả ,buổi chiều tơi cho trẻ dùng đất
nặn có những gam màu cơ bản cho trẻ tạo hình các loại rau quả. Từ đó dần phát
triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ về các sự vật, đồ vật và những gì trong cuộc
sống xung quanh trẻ.
Có thể nói rằng các hoạt động, hành động của trẻ ở mọi lúc, mọi nơi có
được nề nếp, thói quen tốt, biết thể hiện đúng các hành vi theo chuẩn mực có tác
động và ảnh hưởng rất lớn đến mỗi cá nhân trẻ, góp phần hình thành nhân của
trẻ và sẽ giúp trẻ có kỹ năng sống tốt sau này.
* Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng sống
cho trẻ.
Phụ huynh là cầu nối giũa nhà trường, gia đình và xã hội bởi trẻ sống và
giao tiếp với các thành viên trong gia đình nhiều hơn cơ giáo và bạn bè ở trường
mầm non .
Ví dụ: Vào buổi họp phụ huynh đàu năm tơi mạnh dạn đánh giá tình hình
của lớp, trong đó tơi ln chú trọng đến các kỹ năng sống của trẻ: sự mạnh dạn
trong giao tiếp, thái độ, cử chỉ, lời nói …để phổ biến cho các bậc phụ huynh
được biết và để thực hiện có tính thuyết phục cao và nhằm nhắc nhở phụ huynh
luôn quan tâm đến trẻ.
Trước hết, cha mẹ và người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối
xử công bằng với trẻ và đảm bảo an tồn cho trẻ. Ví dụ: Hướng dẫn và nhắc nhở
trẻ đội mũ bảo hiểm khi đi trên xe máy mỗi buổi đến trường, khi tham gia giao
thơng.
Liên tục đọc sách, trị chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe: Người lớn nên đọc
sách cho trẻ nghe trong mọi tình huống như những giờ hoạt động góc ở một
nhóm nhỏ, hoặc đọc truyện cho trẻ nghe trong giờ trưa đối với những trẻ khó
ngủ. Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo
đức cho trẻ, giúp trẻ hồn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè,
yêu thương con người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy

theo lứa tuổi, gợi mở tính tị mị, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở
trẻ. Ví dụ: Khi kể chuyện “Ba cơ gái” tơi đặt những câu hỏi gợi mở như: Nếu là
con khi hay tin mẹ bị ốm, con sẽ làm gì? gợi mở tính tị mị thay đổi đoạn kết


của truyện có hậu hơn, đặt tên khác cho câu chuyện. Trong gia đình, cha mẹ
ln phiên cùng anh chị lớn đọc sách cho trẻ nghe, hoặc thống nhất giờ đọc sách
của gia đình, vào giờ đó các thành viên trong gia đình đều đọc sách, báo hoặc
đọc một thứ gì đó của mình. 
Khuyến khích trẻ nói lên sở thích, quan điểm của trẻ: Nói chuyện với các
thành viên trong lớp, trong gia đình về cảm giác và về những lựa chọn của mình,
cố gắng khơng chỉ trích các quyết định của trẻ. Việc này sẽ hình thành kỹ năng
tự kiểm sốt bản thân, rèn luyện tính tự tin cho trẻ khi tham gia các hoạt động xã
hội và các buổi thảo luận sau này.
Ví dụ: Như trẻ thích vẽ, ngồi việc cho trẻ học năng khiếu vẽ thì tơi, cha
mẹ có thể cho trẻ thêm bút màu, giấy vẽ và hãy chỉ cho trẻ cách lưu giữ các bức
tranh để tạo thành một bộ sưu tập tranh vẽ của chính trẻ hoặc triển lãm tranh của
trẻ ở góc nhỏ trong nhà.
Cần dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống: Dạy trẻ biết cách sử
dụng các đồ dùng ăn uống. Việc này được thực hiện trong giờ học, giờ sinh hoạt
hàng ngày của trẻ tại lớp và trong bữa cơm gia đình.
b. Kết quả đạt được.
Sau một thời gian thực hiện những biện pháp nêu trên, lớp tôi đã đạt được
những kết quả như sau :
* Về phía học sinh:
- 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự
lập.
- Trẻ đi học đều dạt tỷ lệ 98% , trẻ chăm ngoan đạt từ 97% trở lên .
- Trẻ có ý thức học tập tốt, biết lao động tự phục vụ, sắp xếp bàn ăn, tự
chuẩn bị khăn, đĩa trong giờ ăn, tự xếp gối và chăn trước và sau khi ngủ…

- 100% trẻ khỏe mạnh, sạch sẽ, mạnh dạ, hồn nhiên.
Việc áp dụng các biện pháp vào tình hình thực tế ở lớp đạt kết quả cụ thể
như sau :
Bảng kết quả sau khi sử dụng các biện pháp trên từ tháng 01/08/2023 đến
15/10/2023: Tổng số lớp 30 trẻ.
Đạt
Chưa đạt
Nội dung khảo sát
Số trẻ
%
Số trẻ
%
1. Kỹ năng giao tiếp
28
93,3
2
6,7
2. Kỹ năng thích nghi
28
93,3
2
6,7
3. Kỹ năng khám phá thế giới xung quanh
26
86,6
4
13,4
4. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
29
96,6

1
3,4
5. Kỹ năng tạo niềm vui
26
86,6
4
13,4


6. Kỹ năng tự bảo vệ
7. Kỹ năng làm việc đội nhóm
8. Kỹ năng giải quyết các vấn đề

23
24
25

76,6
80
83,3

7
6
5

23,4
20
16,7

* Về phía giáo viên:

- Bản thân tơi nắm chắc nội dung, phương pháp để giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ
- Tự tin sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, kết hợp chặt chẽ
với phụ huynh tạo được niềm tin đối với phụ huynh
* Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ, luôn quan tâm đến sụ phát triển sau này của trẻ, thường xuyên trao đổi với
giáo viên qua nhiều hình thức.
- Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái ngày càng gần gũi , ít la mắng, quát nạt
con và hướng dẫn trẻ biết lao động tự phục vụ bản thân.
4. Kết luận.
Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non góp phần quan trọng trong sự
nghiệp đào tạo thế hệ con người tương lai của đất nước. Việc rèn kỹ năng sống
cho trẻ 5-6 tuổi là xây dựng và củng cố nền tảng những gì mà theo trẻ dến suốt
đời, làm cơ sở tiền đề cho cuộc sống sau này của trẻ. Giúp cho trẻ phát triển tâm
sinh lý lứa tuổi, có sức khỏe tốt, hình thành nhân cách và giá trị đạo đức. Giúp
trẻ có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, trẻ có thể làm chủ bản thân,
sống tích cực và hướng đến lối sống lành mạnh.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi còn là nền tảng vững chắc cho trẻ
bước vào trường tiểu học và vận dụng trong cuộc sống sau này.
Cho nên việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi lúc trẻ đang học ở
trường mầm non là một vấn đề hết sức quan trọng và càn thiết mà bất cứ ai làm
công tác giáo dục đều phải chú ý . Và để rèn trẻ trong các hoạt động, hành động,
cử chỉ , thói quen, nề nếp …rèn như thế nào, định hướng ra sao để đạt được hiệu
quả thì giáo viên phải có kế hoạch cụ thể theo từng chủ điểm, và bản thân giáo
viên phải kiên trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong q trình
chăm sóc giáo dục trẻ.
5, Kiến nghị, đề xuất.
a. Đối với tổ nhóm chuyên môn.
- Lên kế hoạch rèn luyện cụ thể cho từng chủ đề, từng tháng, cho các tổ

giao lưu học hỏi lẫn nhau.
b. Đối với Lãnh đạo nhà trường.


- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên dự giờ, tổ chức thao giảng, hội
giảng giao lưu chuyên môn…về chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để
giáo viên cùng trao đổi học tập kinh nghiệm.
- Ban giám hiệu cần có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức
chăm sóc giáo dục trẻ trong q trình giáo dục kỹ năng sống và có những biện
pháp để giáo viên thực hiện tốt hơn
- Tạo điều kiện cho chị em được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy.
c.Đối với Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT.
-Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị và đồ dùng
phục vụ cho công tác giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng để giáo viên có nhiều
cơ hội học tập.



×