Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.19 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------------------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

THAY ĐỔI CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HĨA
CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
Chuyên ngành : Thƣơng mại
Mã số
: 60.34.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ THƢƠNG MẠI
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. Vũ Hoàng Nam

Hà Nội - 2010


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
Thương, Quý thầy cô Khoa sau đại học đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành khóa học
cũng như luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Hoàng Nam, người đã dành nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý tận tình cho tơi trong q trình thực
hiện luận văn này.
Đồng thời, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
giúp đỡ tơi và cung cấp những thơng tin bổ ích cho việc nghiên cứu.


Tuy đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng do thời gian và khả năng nghiên cứu cịn
hạn chế nên luận văn có thể cịn thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý nhiệt tình của
Q thầy cơ và các bạn.
Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2010
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Lan


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU ................................................... 5
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
............................................................................................................................................... 5

1.1.1. Khái niệm cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá............................................... 5
1.1.2. Các nhân tố tác động đến cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá ...................... 7
1.2. KHÁI QT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU NĂM 2008 .12

1.2.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính ..................................................................... 12
1.2.2. Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính................................. 13
1.2.3. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới thương mại quốc tế ... 19
1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƢỚC ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG
HOẢNG TỚI CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU.....................................................23

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực.................................................... 23
1.3.2. Bài học từ kinh nghiệm của các nước ............................................................... 30
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT
KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI

CHÍNH TỒN CẦU ...........................................................................................................32
2.1. KHÁI QT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN
CẦU TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ..............................................................................32

2.1.1. Tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu............................................................ 32
2.1.2. Tác động tới thu hút vốn đầu tư nước ngoài ..................................................... 37
2.1.3. Tác động tới lĩnh vực tài chính – ngân hàng .................................................... 38
2.1.4. Tác động tới tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 40
2.2. SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT
NAM DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU ....41


2.2.1. Các nhân tố tác động tới cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
..................................................................................................................................... 41
2.2.2. Sự thay đổi trong cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam........... 49
2.2.3. Sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ..................................... 65
2.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU
ĐẾN CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM ...............66
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐIÊU KIỆN CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG THAY ĐỔI ............................................68
3.1. DỰ BÁO CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI..................................................................................................68

3.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường xuất khẩu ....................... 68
3.1.2. Dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam .......................... 74
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG THAY ĐỔI ............................................75

3.2.1. Nhóm các giải pháp vĩ mơ ................................................................................. 75
3.2.2. Một số giải pháp cho các thị trường cụ thể ...................................................... 82

KẾT LUẬN ..........................................................................................................................88


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
AFTA

Tên tiếng Anh
ASEAN Free Trade Area

Tên tiếng Việt
Khu vực thương mại tự do
ASEAN

ASEAN

Association of South East Asia
Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á

CIS

Commonwealth of Independent
States

Cộng đồng các quốc gia độc lập
(SNG)


EC

European Committee

Uỷ ban châu Âu

EU

European Union

Liên minh châu Âu

FED

Federal Reserve System

Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

FLEGT

Forest Law Enforcement,
Governance and Trade

Thi hành Lâm luật, Quản trị rừng
và Thương mại

GDP

Gross Domestic Production


Tổng sản phẩm quốc nội

GSP

Generalised System of
Preferences

Hệ thống ưu đãi phổ cập

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

IUU

Illegal, unreported and
unregulated fishing

Hệ thống kiểm soát nhằm phịng
ngừa, ngăn chặn và xố bỏ hoạt
động khai thác, đánh bắt thuỷ sản
bất hợp pháp

UNCTAD

United Nations Conference on
Trade and Development


Hội nghị của Liên hợp quốc về
Thương mại và Phát triển

VJEPA

Vietnam – Japan Economic
Partnership Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam - Nhật Bản

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sự thay đổi kim ngạch thương mại thế giới giai đoạn 2007 – 2011 ............. 23
Bảng 1.2: Tỷ lệ tăng trưởng tại các thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan.............. 24
Bảng 2.1: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam ................................................ 36
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người tại các khu vực thị
trường xuất khẩu chính của Việt Nam ........................................................................ 43
Bảng 2.3 : Hoạt động xúc tiến thương mại theo khu vực thị trường ............................ 44
Bảng 2.4: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản ...................... 54
Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 2007 – 2009 .. 57
Bảng 2.6: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU (2005 - 2009) ....................... 58
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU theo mặt hàng ....... 60

Bảng 2.8: Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ.................... 62
Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Đại Dương ........................ 63
Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia thuộc Châu Đại
Dương ........................................................................................................................ 64
Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi (2007 - 2009) ............ 65
Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước ở Châu Phi ........... 65
Bảng 2.13: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam 2009........................................ 66
Bảng 3.1: Tốc độ tăng GDP của một số khu vực thị trường xuất khẩu chính .............. 69


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mơ hình hấp dẫn (Gravity Model) trong thương mại quốc tế......................... 8
Hình 1.2: Giá trị và khối lượng thương mại thế giới từ tháng 1/2000 đến tháng 4/2009
(Chỉ số: Năm 2000 = 100) .......................................................................................... 20
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam (2007 – 2009) ...................... 32
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hố của Việt Nam 2008 – 2009 ........................ 33
Hình 2.3: Sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam................. 35
Hình 2.4: Kim ngạch nhập khẩu hàng hố của Việt Nam (2007 - 2009)...................... 36
Hình 2.5: Nhập khẩu một số mặt hàng chính năm 2009 so với năm 2008 ................... 37
Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từng quý giai đoạn 2006 – 2010 .... 40
Hình 2.7: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế thế giới và các khu vực trước và sau khủng
hoảng tài chính tồn cầu ............................................................................................. 42
Hình 2.8: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN 2008 – 2009 ................. 50
Hình 2.9: Kim ngạch xuất khẩu sang các nước ASEAN 8 tháng đầu năm 2008 – 2009
................................................................................................................................... 51
Hình 2.10: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản 2008 – 2009 .............. 53
Hình 2.11: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc 2008 – 2009 ......... 56
Hình 2.12: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước EU ....................... 59
Hình 2.13: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 2008 – 2009 ................ 61



1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, năm 2008 và 2009 có thể
được coi là thời kỳ suy giảm mạnh mẽ nhất của kinh tế thế giới kể từ sau cuộc đại
khủng hoảng 1929 – 1933. Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn
tại Hoa Kỳ vào cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu và
gây ra những tác động lớn tới nền kinh tế thế giới. Thị trường tài chính thế giới chao
đảo, hoạt động thương mại quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tăng trưởng kinh tế thế
giới giảm sút. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam
không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Bên cạnh hệ thống tài chính ngân hàng, hoạt động xuất khẩu cũng chịu tác động mạnh
của cuộc khủng hoảng. Do Việt Nam phần lớn xuất khẩu vào thị trường các nước phát
triển, nên hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua bị ảnh hưởng mạnh cả
về tốc độ tăng trưởng, kim ngạch, cơ cấu mặt hàng, và đặc biệt là cơ cấu thị trường do
sự thu hẹp thị trường của các nước như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN.
Đây là một hệ quả tất yếu của khủng hoảng tài chính tồn cầu do các thị trường này
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng. Kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam có dấu hiệu suy giảm từ cuối 2008 và thực sự giảm mạnh trong năm 2009. Rất
nhiều thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh
các thị trường truyền thống bị thu hẹp và cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt do nhu
cầu tiêu dùng suy giảm cùng xu hướng áp dụng chính sách bảo hộ của các nước. Chính
vì vậy, việc phân tích sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
dưới tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu, trên cơ sở đó đề xuất một số biện
pháp nhằm tìm kiếm, khai thác các thị trường mới phục vụ mục tiêu đa dạng hoá thị
trường xuất khẩu, tránh việc phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường chính là một
yêu cầu cấp bách trong thời điểm hiện tại. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong ngắn



2

hạn mà sẽ là cơ sở để hoạch định chiến lược xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hậu
khủng hoảng. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Thay đổi cơ
cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng tài chính
tồn cầu” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, ở nước ngồi đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về cơ cấu thị
trường xuất khẩu. Các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng mơ hình cân bằng tổng qt
(Computable General Equilibrium - CGE) hoặc mơ hình hấp dẫn (Gravity Model).
Trung tâm thương mại quốc tế ITC (2005) đã sử dụng mô hình hấp dẫn để tính tốn
tiềm năng thương mại cho các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế chuyển
đổi. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (2006) cũng áp dụng mơ hình hấp dẫn để đánh giá tác
động của liên kết kinh tế ASEAN và APEC đến các luồng thương mại trong khu vực.
Hoạt động ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng cũng đã được đề cập
đến nhiều trong các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước. Có thể kể tới các đề tài
như: Khả năng và những giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam đạt 50 tỷ USD vào năm 2010 (Nguyễn Thị Nhiễu, 2005); Đánh giá thực
trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 2005 2015 (Nguyễn Hữu Khải, 2005); Luận cứ khoa học xây dựng chiến lược đẩy mạnh
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn 2001 - 2010 (Vũ
Chí Lộc, 2003). Khi phân tích về cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam,
luận án tiến sỹ kinh tế đã được bảo vệ cấp cơ sở “Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất
khẩu hàng hoá của Việt Nam trong xu thế tự do hoá thương mại” của Đào Ngọc Tiến
(2009) đã đề cập tới cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam nghiên cứu
trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Mặc dù vậy có thể nói rằng hiện chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên
cứu một cách toàn diện về sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008.



3

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu sự thay đổi về kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu quan trọng như Hoa Kỳ, EU,
Nhật Bản, ASEAN và Trung Quốc, sự thay đổi về cơ cấu thị trường của một số mặt
hàng xuất khẩu chính của Việt Nam, phân tích các nguyên nhân gây ra sự thay đổi
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu
kinh nghiệm hoạch định chính sách thúc đẩy xuất khẩu của một số nước trong bối cảnh
cơ cấu thị trường xuất khẩu thay đổi. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp
thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều kiện cơ cấu thị trường thay đổi
sau khủng hoảng tài chính tồn cầu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là thực trạng sự thay đổi về cơ cấu thị
trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ phân tích tổng quan về sự thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam giới hạn phạm vi ở một số khu vực thị trường quan trọng trước và
sau khủng hoảng tài chính tồn cầu. Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ tiến hành phân tích sự
thay đổi kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Số liệu xuất
khẩu của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2006 đến nay sẽ được sử dụng trong luận văn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác – Lênin, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu và số liệu thứ cấp,
tổng hợp, phân tích, so sánh, và đánh giá các số liệu này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:



4

Chƣơng 1: Khái quát về cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng hố và cuộc
khủng hoảng tài chính tồn cầu
Chƣơng 2: Thực trạng về sự thay đổi cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam dƣới tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu
Chƣơng 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong điều
kiện cơ cấu thị trƣờng thay đổi


5

CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HỐ VÀ
CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
1.1.1. Khái niệm cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá
Khái niệm thị trường
Khái niệm thị trường đã được nghiên cứu trong khá nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh
vực kinh tế chính trị, các nhà kinh tế học hiện đại định nghĩa: “Thị trường là lĩnh
vực lưu thông, ở đó hàng hố thực hiện được giá trị của mình đã được tạo ra trong
lĩnh vực sản xuất” [4]. Như vậy, trong định nghĩa này, thị trường là một khâu của
q trình tái sản xuất, là nơi hàng hố thực hiện được giá trị của mình.
Khái niệm thị trường cũng được Paul Samuelson, nhà kinh tế học thuộc trường
phái chính trị hiện đại đưa ra như sau: “Thị trường là một q trình mà trong đó,
người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá
cả và số lượng hàng hoá” [19]. Theo khái niệm này, thị trường là một quá trình mua
bán diễn ra trực tiếp giữa người mua và người bán mà ít chịu tác động của các yếu

tố bên ngoài.
Trong lĩnh vực marketing, Philip Kotler cho rằng: “Thị trường là tập hợp tất cả
những người mua thực sự hay những người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm”
[20]. Quan điểm này coi thị trường là người mua, kể cả người mua thực sự và người
mua tiềm tàng, thể hiện rõ sự đề cao vai trò quyết định của người mua.
Với các cách tiếp cận khác nhau, các khái niệm trên đã đưa ra những nét cơ
bản của thị trường. Như vậy, có thể thấy thị trường là tập hợp tất cả các người mua
thực sự và tiềm năng (bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân) có các tác động qua
lại với người bán để quyết định giá cả và số lượng hàng hoá.


6

Khái niệm thị trường xuất khẩu
Căn cứ vào quốc tịch của người mua và người bán, có thể thấy thị trường xuất
khẩu là thị trường trong đó người mua mang quốc tịch nước ngoài, quan hệ với người bán
trong nước để xác định giá cả và số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá theo
tiêu chuẩn quốc tế, thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi và phải làm thủ tục hải quan.
Khái niệm cơ cấu thị trường xuất khẩu
Theo triết học duy vât biện chứng, cơ cấu là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ
chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại,
vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa bộ
phận và tồn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật hiện tượng và biến
đổi cùng với sự biến đổi sự vật, hiện tượng.
Cũng như vậy, đối với nền kinh tế, khi xem xét nó là một hệ thống phức tạp thì có
thể thấy rất nhiều các bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành, tuỳ theo cách mà chúng ta
tiếp cận khi nghiên cứu hệ thống đó. Đặc biệt, sự vận động và phát triển của nền kinh
tế theo thời gian bao hàm trong đó sự thay đổi bản thân các bộ phận cũng như sự thay
đổi của các kiểu cơ cấu. Vì vậy, có thể thấy rằng, “Cơ cấu kinh tế là tổng thể các
ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng với chúng và mối quan

hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành”.
Dựa trên quan điểm về cơ cấu kinh tế, có thể hiểu “Cơ cấu hàng xuất khẩu là tổng
thể các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu trong tồn bộ kim ngạch xuất khẩu với vị trí, tỷ
trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành”.
Có khá nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu cơ cấu thị trường xuất khẩu. Cơ cấu thị
trường xuất khẩu có thể được thể hiện thơng qua việc nghiên cứu tỷ trọng của mỗi
quốc gia trong tổng thể cơ cấu thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, cách tiếp cận này
tương đối khó khăn do có nhiều thị trường có kim ngạch q nhỏ nên khơng được ghi
nhận vào số liệu thống kê. Chính vì vậy, bên cạnh đó cịn có cách tiếp cận tập trung
vào một số thị trường xuất khẩu chính. Ưu điểm của cách tiếp cận này là sẽ giúp tập


7

trung nguồn lực vào phát triển những thị trường xuất khẩu chính. Mặt hạn chế của cách
tiếp cận này là có khả năng bỏ qua một số thị trường tiềm năng khác.
Tương tự với cách hiểu về cơ cấu kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu, “Cơ cấu thị
trường xuất khẩu là tổng thể các khu vực, các thị trường xuất khẩu trong kim ngạch
xuất khẩu với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp
thành” [29].
Giữa cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Cơ
cấu thị trường của các mặt hàng chính sẽ quyết định đến cơ cấu thị trường chung và cơ
cấu mặt hàng của các thị trường chính cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu mặt hàng.
1.1.2. Các nhân tố tác động đến cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu hàng hoá
Với khái niệm về cơ cấu thị trường xuất khẩu đã nêu trong phần 1.1.1, có thể thấy
sự khác biệt trong luồng xuất khẩu giữa các thị trường khác nhau tạo nên cơ cấu thị
trường xuất khẩu. Chính vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến luồng xuất khẩu cũng có thể
là các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường xuất khẩu.
1.1.2.1. Các yếu tố tác động đến luồng xuất khẩu
Luồng thương mại giữa hai quốc gia đã được nghiên cứu khá nhiều, trong đó mơ

hình hấp dẫn (Gravity Model) là mơ hình kinh tế lượng thường được các tác giả sử
dụng để phân tích các yếu tố tác động đến luồng thương mại song phương. Mô hình
này tương tự như định luật hấp dẫn trong vật lý. Theo mơ hình này, các yếu tố ảnh
hưởng đến luồng thương mại được minh hoạ trong Hình 1.1. Như vậy, có thể thấy
rằng, trong mơ hình này xuất hiện ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại:
Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung bao gồm GDP và dân số của nước xuất khẩu.
GDP của nước xuất khẩu bao gồm tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong
lãnh thổ nước xuất khẩu. Khi hàng hố được tạo ra càng nhiều thì khả năng xuất khẩu
càng lớn. Bên cạnh đó, dân số của nước xuất khẩu cũng sẽ tác động đến số lượng và
kim ngạch xuất khẩu. Dân số của mỗi quốc gia chính là một trong những nguồn lực
quan trọng trong việc sản xuất ra nhiều hàng hoá xuất khẩu. Theo cách này, dân số sẽ


8

tác động tích cực đến luồng xuất khẩu. Tuy nhiên, dân số cũng chính là người tiêu
dùng. Dân số càng nhiều thì tiêu dùng hàng hố càng nhiều và lượng hàng hố cịn lại
cho xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng. Do đó, dân số sẽ vừa tác động tích cực, vừa tác
động tiêu cực đến luồng xuất khẩu.
Biên giới
nước xuất
khẩu

Đẩy

Biên giới
nước nhập
khẩu

Nước xuất

khẩu

Năng lực
sản xuất
của nước
xuất khẩu

Chính sách
khuyến
khích/ quản
lý xuất
khẩu

Các yếu tố ảnh
hưởng đến cung

Hút

Nước
nhập khẩu

“Khoảng
cách giữa
hai nước”

Chính sách
khuyến
khích/ quản
lý nhập
khẩu


Các yếu tố hấp
dẫn/ cản trở

Sức mua
của thị
trường
nước nhập
khẩu

Các yếu tố ảnh
hưởng đến cầu

Các yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại quốc tế
Nguồn: Đào Ngọc Tiến (2009)

Hình 1.1: Mơ hình hấp dẫn (Gravity Model) trong thƣơng mại quốc tế


9

Ngược lại, nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu bao gồm GDP và dân số nước nhập
khẩu. GDP của nước nhập khẩu càng lớn thì khả năng sản xuất của quốc gia đó tăng,
càng khó khăn cho việc xâm nhập của hàng nước ngoài. Dân số nước nhập khẩu tỷ lệ
thuận với lượng nhập khẩu vì dân số càng lớn thì nhu cầu của quốc gia đó về hàng hố
càng nhiều.
Nhóm yếu tố hấp dẫn hay cản trở bao gồm chính sách của mỗi quốc gia trong việc
khuyến khích hay cản trở luồng hàng của nước đối tác và khoảng cách về mặt địa lý
giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, yếu tố về khoảng cách địa lý, ảnh hưởng đến cước phí
vận chuyển giữa hai quốc gia thường khó thay đổi nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến cơ

cấu thị trường. Khoảng cách gần, chi phí vận chuyển thấp sẽ tạo điều kiện cho việc
xuất khẩu hàng hố. Đây chính là lý do dẫn đến việc mọi quốc gia đều rất quan tâm
đến các nước láng giềng trong khu vực.
Chính sách của mỗi chính phủ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến luồng
xuất khẩu. Chính sách bao gồm chính sách của nước xuất khẩu và chính sách của nước
nhập khẩu. Chính sách của nước xuất khẩu thường mang tính khuyến khích luồng xuất
khẩu từ nước mình ra bên ngồi như trợ cấp xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu, các hoạt
động xúc tiến xuất khẩu, ... Ngược lại, chính sách của nước nhập khẩu thường mang
tính hạn chế nhập khẩu (như các biện pháp thuế quan, hàng rào kỹ thuật, yêu cầu về
chất lượng vệ sinh, ...).
1.1.2.2. Các yếu tố tác động đến cơ cấu thị trường xuất khẩu
Sự chênh lệch trong luồng xuất khẩu sang các thị trường khác nhau tạo nên cơ cấu
thị trường xuất khẩu, do đó các yếu tố ảnh hưởng đến luồng xuất khẩu có thể là các yếu
tố ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu một yếu tố ảnh hưởng
như nhau đến các luồng xuất khẩu sang các thị trường khác nhau thì nó chỉ là yếu tố
ảnh hưởng đến luồng xuất khẩu mà không ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Ngược lại, một yếu tố có ảnh hưởng khác nhau tới luồng xuất khẩu sang các thị trường


10

khác nhau thì yếu tố này sẽ trở thành yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường xuất
khẩu. Phần này sẽ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến luồng xuất khẩu (Nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến cung, cầu, nhóm yếu tố hấp dẫn/ cản trở) để chỉ ra khả năng ảnh hưởng
của chúng đến cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung
Nhóm yếu tố cung không ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Chẳng hạn nếu GDP của nước xuất khẩu tăng sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu
sang tất cả các nước mà không gây ra tác động đặc biệt với bất kỳ thị trường nào cả.
Tuy nhiên, một cách gián tiếp thì sự tương đồng về cơ cấu kinh tế sẽ có thể ảnh hưởng

đến cơ cấu thị trường. Ví dụ như GDP của nước xuất khẩu tăng nhưng nước đó là nước
nơng nghiệp. Điều này sẽ giúp cho lượng hàng hố, ở đây chủ yếu là nơng sản tăng lên.
Rõ ràng, nó sẽ làm tăng khả năng xuất khẩu sang những nước có nhu cầu về nơng sản
(các nước cơng nghiệp phát triển) mà khó có khả năng tăng xuất khẩu sang các nước có
cơ cấu kinh tế tương tự (các nước nơng nghiệp).
Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cầu
Như đã phân tích trong mơ hình trọng lực, GDP hay GDP bình quân đầu người
của nước đối tác là thước đo dễ thấy nhất của cầu. Khi thu nhập của người dân tăng lên
thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng có xu hướng tăng lên, trong đó có nhu cầu tiêu
dùng hàng hố nhập khẩu. Do đó, cơ cấu thị trường xuất khẩu của các nước thường
hướng đến các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sức mua lớn.
Tuy nhiên, cần chú ý rằng, thu nhập không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến
cầu của nước đối tác. Bên cạnh thu nhập thì thị hiếu của người dân của nước đối tác
đối với sản phẩm của nước xuất khẩu có vai trị rất quan trọng. Mặc dù vậy, việc đánh
giá hay đo lường được thị hiếu lại gặp nhiều khó khăn vì nó phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố như văn hố, thói quen, tập quán, ...
Các yếu tố về cầu, bao gồm cả sức mua và thị hiếu của thị trường nước ngoài
thường vượt ra khỏi phạm vi tác động của chính phủ nước xuất khẩu.


11

Nhóm các yếu tố hấp dẫn/ cản trở
Đối với yếu tố khoảng cách, do chi phí vận tải và bảo hiểm luôn là một bộ phận
cấu thành trong giá bán sản phẩm tại thị trường nhập khẩu nên yếu tố khoảng cách có
tác động mạnh đến luồng xuất khẩu. Khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia càng xa thì
chi phí vận tải và bảo hiểm càng tăng lên, đồng thời đẩy giá cả hàng hoá xuất khẩu lên
cao hơn, làm mất lợi thế cạnh tranh của hàng hoá. Do đó, các nước ln coi trọng
những thị trường gần. Nói một cách khác, cơ cấu thị trường xuất khẩu thường có xu
hướng nghiêng về các thị trường trong khu vực. Tuy nhiên, yếu tố này thường khó có

khả năng thay đổi do khoảng cách địa lý giữa các quốc gia hay độ dài của tuyến đường
vận tải là không thể thay đổi. Ngay cả khi xem xét chi phí vận tải thì yếu tố này cũng
thường biến động tương tự giữa các thị trường xuất khẩu (ví dụ như giá dầu mỏ tăng
lên làm chi phí vận tải tăng lên).
Đối với chính sách của nước xuất khẩu, thơng thường các quốc gia khơng áp dụng
chính sách quản lý hay hạn chế xuất khẩu mà áp dụng chính sách khuyến khích xuất
khẩu. Nhóm chính sách khuyến khích xuất khẩu có thể được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm chính sách tạo nguồn hàng, cải biến cơ cấu xuất khẩu: Bao gồm xây dựng
mặt hàng xuất khẩu chính, gia cơng xuất khẩu, thành lập các khu kinh tế mở và đầu tư
cho sản xuất hàng xuất khẩu. Nhóm biện pháp này sẽ làm thay đổi cơ cấu hàng xuất
khẩu, gián tiếp ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường xuất khẩu.
- Nhóm chính sách tài chính - tiền tệ: Bao gồm tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất
khẩu, các ưu đãi về thuế cho xuất khẩu, chính sách tỷ giá hối đối. Nhóm chính sách
này mang tính chất ngắn hạn, có tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu nhưng
thường không tác động đến cơ cấu thị trường xuất khẩu.
- Nhóm chính sách xúc tiến xuất khẩu: Bao gồm quảng cáo, tổ chức hội chợ triển
lãm, xây dựng thương hiệu quốc gia, ... Đây là nhóm chính sách mang tính định hướng
thị trường mạnh nhất trong hệ thống chính sách khuyến khích xuất khẩu.


12

Bên cạnh đó, chính sách quản lý của nước nhập khẩu cũng là một yếu tố tác động
đến luồng xuất khẩu. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của các nước sẽ có xu hướng nghiêng
về các thị trường có rào cản thương mại thấp nếu như các yếu tố khác là như nhau.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỒN CẦU NĂM 2008
1.2.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính
Lịch sử tài chính tiền tệ thế giới khơng cịn xa lạ với “khủng hoảng tài chính”, tuy
nhiên cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về “khủng hoảng tài chính”.
Theo nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 1998), khái niệm khủng hoảng tài

chính khơng được đưa ra cụ thể mà được hiểu thông qua khái niệm về các hình thức
khác nhau của khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tiền tệ có thể nổ ra khi hoạt động
đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự giảm giá (hoặc giảm giá đột ngột) đồng tiền đó, hoặc khi các
cơ quan có trách nhiệm buộc phải bảo vệ đồng tiền của mình bằng cách chi ra một khối
lượng dự trữ ngoại tệ lớn. Khủng hoảng hệ thống tài chính là những rối loạn (có thể tới
mức nghiêm trọng) của thị trường tài chính. Những rối loạn này, do làm suy yếu những
chức năng của thị trường tài chính, có thể tác động tới tồn bộ nền kinh tế. Khủng
hoảng hệ thống tài chính thường đi liền với khủng hoảng tiền tệ, nhưng một cuộc
khủng hoảng tiền tệ thì không nhất thiết phải gắn với những rối loạn nghiêm trọng
trong hệ thống thanh tốn quốc gia, và do đó có thể khơng đạt đến mức độ trở thành
khủng hoảng hệ thống tài chính. Một cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra khi tình
trạng ngân hàng thực tế hoặc có khả năng đổ vỡ buộc các chính phủ phải can thiệp
bằng các khoản trợ giúp tài chính lớn. Khủng hoảng ngân hàng tác động trên diện rộng,
tới nhiều thành phần của hệ thống kinh tế. Còn khủng hoảng nợ nước ngồi là tình
trạng một quốc gia khơng thể thực hiện nghĩa vụ với các khoản nợ nước ngồi của
mình, cả nợ chính phủ lẫn nợ tư nhân.
Theo báo cáo của Vũ Thuỳ Chi trong khố học “Khủng hoảng tài chính và tính dễ
bị tổn thương của hệ thống tài chính” tổ chức tại Singapore thì khủng hoảng tài chính
là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ


13

nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính bao gồm
các ngân hàng thương mại khơng hồn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền,
các khách hàng vay vốn khơng thể hồn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng, chính
phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định [9].
Nhìn chung, khủng hoảng tài chính là những rối loạn của thị trường tài chính,
được đặc trưng bởi sự thất bại trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, sự phá sản hoặc
lâm vào nguy cơ phá sản của các cơng ty tài chính và phi tài chính.

Xét về phạm vi, một cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra trên một khu vực
hay trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ năm 2008 xảy ra trên phạm vi tồn cầu
nên được gọi là “khủng hoảng tài chính tồn cầu”. Bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, cuộc
khủng đã lan rộng ra các lĩnh vực khác và có những tác động nghiêm trọng tới toàn bộ
các lĩnh vực trong nền kinh tế thế giới.
1.2.2. Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính
1.2.2.1. Nguyên nhân
Năm 2008 thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ
cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Cuộc khủng hoảng này khởi đầu bằng cuộc khủng
hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn ở Mỹ, nhưng lý do sâu xa của nó là sự mất cân bằng
của các khu vực kinh tế trụ cột trên thế giới và những vấn đề nội tại của hệ thống ngân
hàng Mỹ và châu Âu.
Khủng hoảng địa ốc
Theo giáo sư kinh tế Niall Ferguson (2008) của Đại học Havard, mầm mống của
cuộc khủng hoảng địa ốc ở Mỹ bắt nguồn từ chính sách khuyến khích sở hữu nhà đất
có từ thời Tổng thống Roosevelt những năm 1930 với quan điểm cho rằng người dân
trong một xã hội dân chủ sẽ gắn kết với nhau hơn và quan tâm đến cộng đồng hơn nếu
họ sở hữu căn nhà mà gia đình họ sinh sống. Quan điểm này tiếp tục được tiếp thu và
kế thừa qua các đời tổng thống Mỹ và là nguyên nhân ra đời của các tổ chức được
chính phủ bảo trợ (GSE – Government Sponsored Enterprise) như Fannie Mae, Freddie


14

Mac. Các tổ chức này dùng uy tín của chính phủ để giúp giảm lãi suất các khoản vay
địa ốc của người dân thơng qua các cơng cụ tài chính như MBS (Mortgage – Backed
Securities - Chứng khốn có thế chấp). Cùng với q trình tồn cầu hố và q trình
chuyển đổi sang kinh tế thị trường của khối xã hội chủ nghĩa trước đây, kinh tế tồn
cầu đã có một giai đoạn tăng trưởng rất mạnh trong suốt thập kỷ 90 và những năm đầu
thế kỷ XXI. Nổi lên trong giai đoạn này là các con hổ châu Á (Hàn Quốc, Đài Loan,

Singapore, Hong Kong) và Trung Quốc, những nền kinh tế đã đi theo chiến lược phát
triển dựa vào xuất khẩu (export – led growth strategy). Kết quả chung của chiến lược
này là thặng dư mậu dịch đi đôi với tăng trưởng kinh tế. Khoản thặng dư mậu dịch này
của các nước đang phát triển và số tiền thặng dư xuất khẩu dầu mỏ của các nước OPEC
do giá dầu tăng vọt đã chủ yếu chảy vào Mỹ, nơi nhu cầu đầu tư vào địa ốc và chứng
khoán đang ngày càng nóng.
Hệ quả quan trọng thứ hai của chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu là sự cạnh
tranh gay gắt của các nhà sản xuất hàng tiêu dùng ở Trung Quốc và các nền kinh tế mới
nổi khác làm giá các mặt hàng này được giữ ở mức rất thấp. Điều này làm mức lạm
phát trên toàn thế giới giai đoạn 1990 – 2006 khá thấp, dẫn đến các ngân hàng trung
ương trong đó có FED đã giữ lãi suất ở mức thấp trong thời gian khá dài. Lãi suất thấp
và thanh khoản dồi dào đã bơm cho bong bóng giá nhà đất và chứng khốn tiếp tục
phình to trong những năm 2001 – 2006.
Ngồi ra, sự bùng nổ giá bất động sản ở Mỹ và một số nước phát triển là do sự ra
đời của hai loại sản phẩm tài chính được cho là có khả năng giảm bớt rủi ro cho các
nhà đầu tư, đặc biệt là rủi ro cho vay bất động sản. Đó là chứng khốn có thế chấp
(MBS) – hình thức chứng khoán hoá các khoản cho vay bất động sản với sự đảm bảo
của các GSE hoặc được mua bảo hiểm và CDO (collateralized-debt-obligations – nghĩa
vụ nợ được cầm cố) – hình thức chứng khốn hố các khoản vay với việc đảm bảo
bằng việc mua bảo hiểm theo các lớp rủi ro khác nhau. Thị trường MBS và CDO đã
làm gia tăng mối quan hệ lẫn nhau của rất nhiều bộ phận trong hệ thống tài chính. Đến


15

cuối năm 2006, thị trường CDO đã lên đến 2.000 tỷ USD, trong đó các khoản cho vay
bất động sản dưới chuẩn đã chiếm tới 600 tỷ USD, tăng vọt từ mức 10 tỷ USD năm 2001.
Những lý do trên đã làm các nhà đầu tư cho vay quá nhiều vào thị trường cho vay
địa ốc dưới chuẩn. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tỷ lệ vỡ nợ các khoản vay dưới
chuẩn tăng mạnh dẫn đến thua lỗ cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính đầu tư vào

lĩnh vực này và gây nên khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn.
Khủng hoảng thanh khoản và hệ thống ngân hàng
Cho đến cuối năm 2007, FED đã cắt lãi suất cơ bản ba lần và sử dụng các công cụ
tiền tệ mới nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng vay thanh khoản từ FED. Tuy nhiên
tình hình thanh khoản vẫn khơng bớt khó khăn và FED buộc phải cắt lãi suất khẩn cấp
thêm hai lần nữa trong tháng 1/2008 nhằm cứu vãn tình hình. FED cũng đã phải dàn
xếp để JP Morgan Chase mua lại Bear Sterns, ngân hàng đầu tư hàng đầu ở Phố Wall
và phải chi ra 30 tỷ USD để đảm bảo JP Morgan Chase khơng bị lỗ. Đồng thời, FED
cịn sử dụng thêm các công cụ tiền tệ mới, giảm thêm lãi suất cơ bản ngay sau khi Bear
Sterns phá sản. Đến lúc này FED đã nhận ra rằng cuộc khủng hoảng thanh khoản lần
này có nguyên nhân chủ yếu từ sự tăng vọt phí bù đắp rủi ro trong các khoản vay liên
ngân hàng. Các nỗ lực của FED chỉ làm dịu đi cơn khát thanh khoản trong một thời
gian ngắn. Mọi nỗ lực huy động thêm vốn của các ngân hàng thất bại và giá cổ phiếu
của các tổ chức tài chính đồng loạt rơi tự do.
1.2.2.2. Diễn biến
Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu nổ ra tháng 8/2007 với việc nổ bong bóng thế
chấp nhà đất, nhiều ngân hàng đầu tư và tổ chức tài chính thua lỗ nặng và có nguy cơ
phá sản. Mỹ đã can thiệp mạnh để tránh khủng hoảng lan rộng cũng như cứu kinh tế
Mỹ khơng rơi vào suy thối như thơng qua kế hoạch cả gói 168 tỷ USD (tháng 2/2008),
cắt giảm lãi suất, trực tiếp bơm tiền cứu các ngân hàng đầu tư lớn như Bear Sterns,
Indy Mac (tháng 3/2008), Fannie Mae và Fredie Mac (tháng 7/2008). Khủng hoảng tài
chính Mỹ đã tác động mạnh đến thị trường tài chính châu Âu, khiến nhiều ngân hàng


16

có nguy cơ đổ vỡ dây chuyền buộc châu Âu phải giải cứu (ví dụ như IKD của Đức,
Northern Rocks của Anh, …). Tháng 9/2008, thị trường tài chính Mỹ diễn biến xấu rất
nhanh. Ngày 8/9/2008, tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac nhận trợ giúp 200 tỷ USD
và chịu sự quản lý của Chính phủ Mỹ. Ngày 15/9/2008, ngân hàng Lehman Brothers

nộp đơn phá sản với tổng số nợ lên đến 613 tỷ USD. Ngân hàng Merrill Lynch được
Ngân hàng Mỹ (Bank of America - BA) mua lại với 50 tỷ USD. Ngày 16/9/2008,
Chính phủ Mỹ phải cho tập đoàn quốc tế Mỹ (AIG) vay 85 tỷ USD và xem xét đưa vào
diện quản lý. Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley bị tập đồn tài chính Mitsubishi (Nhật)
mua lại 20% cổ phần. Các tập đồn tài chính lớn, trong đó có Washington Mutual, JP
Morgan và Goldman Sachs bị thua lỗ nặng và gặp nhiều khó khăn. Cơ quan bảo hiểm
tiền gửi liên bang (FDIC) Mỹ cho biết 117 tổ chức tài chính ngân hàng Mỹ trong tình
trạng “báo động đỏ”. Đến cuối năm 2008, đã có 25 ngân hàng Mỹ bị giải thể. Trong 6
tháng đầu năm 2009, đã đóng cửa thêm 52 ngân hàng, gấp đơi số ngân hàng đóng cửa
năm 2008 (đầu tháng 7 vừa đóng cửa thêm 7 ngân hàng) .
Sự đổ vỡ của một số ngân hàng hàng đầu của Mỹ đã tác động mạnh vào hệ thống
tài chính – ngân hàng tồn cầu, đặc biệt là châu Âu. Quý IV/2009, hàng loạt các ngân
hàng lớn ở châu Âu đứng bên bờ phá sản và buộc Chính phủ các nước châu Âu phải
giải cứu ví dụ như Hypo Real Estate, Commerzbank (Đức), Glitnir (ngân hàng lớn thứ
ba ở Iceland), Bradford & Bingley (Anh), Fortis (Bỉ và Hà Lan).
Cuộc khủng hoảng này là cuộc khủng hoảng có một khơng hai, khơng chỉ bởi
mức độ ảnh hưởng sâu mà cịn bởi mức độ ảnh hưởng tồn cầu của nó: gần như khơng
một nền kinh tế nào khơng bị ảnh hưởng. Khủng hoảng lan nhanh đến các quốc gia với
một tốc độ chóng mặt. Tất cả các nước phát triển đều bị suy thoái về kinh tế. Ở Hoa
Kỳ, các hoạt động kinh tế có xu hướng giảm khoảng 3%. Khủng hoảng tín dụng và thu
nhập giảm sút đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu dùng cá nhân vốn đã trên đà đi xuống
kể từ giữa năm 2008. Xuất khẩu rịng chỉ đóng vai trị quan trọng đối với tăng trưởng
của Hoa Kỳ do nhập khẩu giảm nhanh hơn xuất khẩu rất nhiều. Ở Nhật Bản, khủng


17

hoảng đã có những tác động trực tiếp đến hai yếu tố bình ổn tăng trưởng kinh tế năm
2007 là xuất khẩu và đầu tư tư nhân vào khu vực không phải nhà ở. Kết quả là GDP
thực tế của quý I năm 2009 thấp hơn năm 2008 đến 8,8%. Có khả năng GDP của Nhật

Bản sẽ giảm khoảng 6% đến 7% khiến Nhật Bản trở thành nước có GDP giảm mạnh
nhất trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Đến quý III năm 2008, các nước trong Liên minh Châu Âu EU đã bắt đầu đi vào
quá trình suy thối. Hầu hết các quốc gia châu Âu khác đều chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng tín dụng và giá tài sản hạ thấp. Cuộc khủng hoảng cho thấy sau một vài năm
xuất khẩu tư bản ròng đạt đến mức cao, khu vực tài chính của rất nhiều nước châu Âu
đang có nguy cơ rủi ro cao. Những rủi ro này bắt nguồn từ nước Mỹ và các nước có
kim ngạch xuất nhập khẩu thâm hụt do rất nhiều ngân hàng của các nước này tìm cách
tăng lợi nhuận thơng qua việc đầu cơ vào tài sản có nguy cơ rủi ro cao ở nước ngồi.
Ở các nước Đơng Âu, cầu giảm ở các nước sử dụng đồng Euro ảnh hưởng chủ
yếu đến việc sản xuất công nghiệp và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp. Điều này
một phần là do đầu tư trong nước cao, một phần là do việc định giá đồng tiền quốc gia
quá cao khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước mất tính cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Vào năm 2009, tốc độ tăng trưởng của các nước vùng Baltic có thể sẽ âm đến
hai con số. Trong khối CIS, GDP năm 2009 giảm hơn 6% mà khởi đầu sẽ là do suy
thoái ở Ukraine, Liên bang Nga và Kazakhstan. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2009, sản
lượng công nghiệp của Liên Bang Nga và Ukraine giảm so với cùng kỳ năm trước lần
lượt khoảng 20% và 30%. Nền kinh tế lớn nhất suy thối đã có ảnh hưởng to lớn đối
với các nước CIS khác do xuất khẩu và luồng tiền chuyển khoản đều giảm.
Ở châu Phi, sau 5 năm GDP thực tế tăng liên tiếp 5% đến 6%, thì đến năm 2009,
con số này giảm xuống cịn khoảng 1%. Điều đó có nghĩa là GDP tính theo đầu người
ở đây sẽ giảm mạnh. Cho đến nay, khủng hoảng tồn cầu có ảnh hưởng đến lục địa này
chủ yếu là qua thương mại. Riêng các nhà xuất khẩu dầu, khoáng sản và nguyên liệu
nông nghiệp thô chịu tác động nặng nề do giá các mặt hàng sơ cấp giảm đột ngột.


18

Đối với các nước Nam Mỹ và vùng biển Carribean, năm 2009, nhìn chung GDP
có xu hướng giảm khoảng 2%. Mexico là nước cảm nhận được sâu sắc nhất tác động

của cuộc khủng hoảng này với GDP giảm khoảng 7% do cầu nước ngồi giảm đối với
các sản phẩm cơng nghiệp và du lịch kém khởi sắc. Ảnh hưởng của khủng hoảng thể
hiện qua khối lượng thương mại giảm, đầu tư cố định giảm và sản lượng đầu ra sản
phẩm công nghiệp giảm. Cuối năm 2008 và đầu năm 2009, ở tất cả các quốc gia lớn,
hầu hết các lĩnh vực này đều giảm đến hai con số.
Năm 2009, GDP cũng giảm ở một số nước khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Đây là các nước phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt
là tư bản và hàng tiêu dùng có tuổi thọ cao. Mạng lưới dày đặc các ngành công nghiệp
trong khu vực này đã khiến cho cả sản lượng công nghiệp lẫn thương mại quốc tế cùng
nhau suy giảm. Hầu hết các nước Nam Á đều tiếp tục tăng trưởng vào năm 2009 nhưng
tốc độ tăng trưởng thấp. Các nước này chịu tác động của khủng hoảng thông qua luồng
vốn vào giảm, nguồn kiều hối giảm và cầu nước ngoài giảm. Tuy nhiên, do thị trường
nội địa là thị trường chính nên các nước Nam Á, cụ thể là Ấn Độ, vẫn được dự đoán là
tiếp tục tăng trưởng năm 2009. Ở Tây Á, GDP tồn khu vực nhìn chung là giảm nhẹ
tuy nhiên mức độ tăng trưởng của các quốc gia khác nhau là rất khác nhau. Các nước
xuất khẩu dầu đã chịu tác động của nguồn thu thấp hơn từ xuất khẩu mà chủ yếu là do
giá hạ thấp và hạn ngạch giảm theo thỏa thuận của các nước trong Tổ chức Các nước
Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dẫn đến sản lượng dầu mỏ trên thực tế giảm. Đối với các
nước khơng xuất khẩu dầu và khí ga, tăng trưởng kinh tế cũng có xu hướng giảm do
lượng kiều hối cũng như xuất khẩu và du lịch giảm.
Vào giữa năm 2009 và ngay cả đầu năm 2010, viễn cảnh phục hồi kinh tế vẫn còn
rất xa vời mặc dù suy thoái kinh tế ở một số quốc gia phát triển đã được kìm chế chứ
khơng cịn trong tình trạng rơi tự do như vài tháng trước đó. Các chỉ số tài chính cho
thấy nền kinh tế tăng trưởng thấp ở quý đầu năm 2009 đang phục hồi. Tuy nhiên, tác
động chính đằng sau khủng hoảng kinh tế vẫn cịn: tài sản tài chính giảm mạnh và các


×