Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tiểu luận Quan điểm chủ nghĩa Mác Lê nin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ
SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP
CÔNG NHÂN
MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: LLCT120405_22_2_29
NHÓM THỰC HIỆN: 04A. Thứ 3 - tiết: 1-2
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Trần Thị Phương

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023


DANH SÁCH NHĨM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ 2, NĂM HỌC: 2022-2023

Nhóm 04A. Thứ 3 tiết 01, 02
Tên đề tài: Quan niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh
lịch sử của giai cấp cơng nhân. Liên hệ thực tiễn.
STT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên


Hồng Khánh Phước
Nguyễn Thiên Phước
Nguyễn Văn Quý
Nguyễn Anh Tài
Lê Hoàng Tâm
Lê Anh Tây

MSSV
20127027
22149312
20142569
21149189
22149326
21149192

Tỷ lệ hoàn thành
100%
100%
100%
100%
100%
100%

SĐT
0852289799
0382960411
0793853136
0348362191
0377366840
0867901800


Nhận xét của giảng viên:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Ngày 9 tháng 5 năm 2023
Giảng viên chấm điểm
Trần Thị Phương

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ
MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN .......................................................................................2
1.1 Khái niệm về giai cấp công nhân theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin. .....................................2
1.2. Đặc điểm của giai cấp công nhân. ...................................................................................................3
1.3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân .........................................................................................4
1.3.1. Định nghĩa sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ....................................................................4
1.3.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân .......................................................................4
1.4. Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ...............................................5
1.4.1. Điều kiện khách quan. ..................................................................................................................5
1.4.2. Nhân tố chủ quan..........................................................................................................................7
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP CƠNG NHÂN .......9
2.1. Q trình hình thành và phát triển của giai cấp công nhân. ................................................................9

2.2. Thực trạng của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay ....................................................................11
2.2.1. Về số lượng, cơ cấu ....................................................................................................................11
2.2.2. Chất lượng giai cấp công nhân. ..................................................................................................12
2.2.3. Đời sống, việc làm của công nhân lao động. ..............................................................................13
2.2.4. Ý thức, tâm trạng chính trị. ........................................................................................................14
2.3. Định hướng và giải pháp phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. .............................15
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................................20
1.Ý nghĩa nghiên cứu đề tài. ....................................................................................................................20
2. Ý nghĩa đối với bản thân. .....................................................................................................................20
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ NHĨM ...........................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................................23


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ xã hội nào, mỗi người trực tiếp sản xuất trong những lĩnh vực sản xuất
công nghiệp và dich vụ công nghiệp hay của người cơng nhân ln có vai trị đóng góp trực
tiếp ra lịch sử mà cịn là nhóm người có vai trị quan trọng phát triển phương tiện sản xuất
và phát triển giá trị thặng dư và chính trị xã hội. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba
bộ phận hợp thành của học thuyết Mác - Lênin đã nghiên cứu và phân tích khá đầy đủ tất
cả những nguyên lý chính trị khoa học của sự xuất hiện, phát triển và biến đổi của những
mô hình xã hội mới. Trong đó, chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu phân tích các nguyên lý
căn bản, các điều kiện và các quy luật về con đường và phương thức hoạt động của giai cấp
công nhân khi chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Với ý nghĩa quan trọng và lớn lao của của giai cấp công nhân, việc xác định sứ mạng
lịch sử của giai cấp cơng nhân có vai trị quan trọng cao cả trong khoa học lẫn thực tế.
Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông Âu, nhiều
người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai câp công nhân. Bọn
cơ hội xét lại và các thế lực chống cộng có cơ sở mới để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội.

Sự ảnh hưởng của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ tác động đến
sự chuyển biến của lịch sử thế giới làm chuyển đổi từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình
thái kinh tế xã hội khác, thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế độ kinh tế khác…mà cịn
khiến tình hình kinh tế chính trị xã hội trên tồn thế giới bị thay đổi, nó tác động trực tiếp
tới quá trình sản xuất, tới bộ mặt phát triển của thế giới.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù cơ bản nhất của Chủ nghĩa xã
hội khoa học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những cống
hiến vĩ đại của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Xuất phát từ những lý do trên, nhóm em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài Tiểu luận:
“Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nắm rõ các khái niệm cơ bản liên bản đến giai cấp công nhân, sứ mệnh của giai cấp
công nhân.
Trong bối cảnh mới ngày nay khi q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đang diễn
ra trên khắp thế giới và chủ nghĩa xã hội đang trong giai đoạn suy tàn và thời đại hiện nay
cũng đang là thời đại chuyển đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội trên bình diện
cả thế giới và đang có nhiều xáo trộn, thay đổi... thì việc làm rõ sứ mệnh lịch sử của giai
1


cấp công nhân đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đối với nước ta, vấn đề này đã và đang được Đảng rất chú trọng. Vì thế, sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ thể hiện rõ trong các văn kiện đại hội đại biểu
toàn quốc, mà đây còn là một trong những đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều nhà lý
luận, nhà nghiên cứu lịch sử, và của nhiều thế hệ công nhân, sinh viên .
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH LỊCH
SỬ CỦA GIAI CẤP CƠNG NHÂN
1.1 Khái niệm về giai cấp cơng nhân theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã dùng một số

thuật ngữ khác nhau để biểu đạt, đó là: giai cấp vơ sản, giai cấp vơ sản hiện đại, giai cấp
công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp... Mặc dù vậy, về cơ bản, những
thuật ngữ này trước hết đều biếu thị một khái niệm thống nhất, đó là chi giai cấp cơng nhân
hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp đại biểu cho lực lượng sàn xuất
tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.
Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân có hai
đặc trưng cơ bản:
- Thứ nhất, về phương thức lao động: Giai cấp công nhân là những tập đoàn người
lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành những cơng cụ sản xuất có tính chất cơng nghiệp
ngày càng hiện đại, có trình độ xã hội hóa cao. Đây là một đặc trưng cơ bản phân biệt người
công nhân hiện đại với người thợ thủ công thời Trung cổ, và với những người thợ trong
công trường thủ công. Giai cấp cơng nhân có một q trình phát triển từ những người thợ
thủ công thời kỳ Trung cổ đến những người thợ trong công trường thủ công và cuối cùng
đến những người công nhân trong nền công nghiệp hiện đại.
- Thứ hai, về địa vị trong hệ thống quan hệ sản xuảt tư bán chủ nghĩa: Trong hệ
thống quan hệ sản xuất của xã hội tư bản, người công nhân khơng có tư liệu sản xt, họ
buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống. c. Mác và Ph. Ăng-ghen đặc biệt
chú ý phân tích đặc trưng này, vì đó chính là đặc trưng khiến cho giai cấp công nhân trờ
thành giai cấp vô sản, giai cấp lao động làm thuê cho giai cấp tư sản và trớ thành lực lượng
đối kháng với giai cấp tư sản.
Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bán, giai cấp cơng nhân hiện đại có
nhiều điểm khác trước. Cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi to
lớn. Bên cạnh cơng nhân của nền cơng nghiệp cơ khí đã xuất hiện cơng nhân của nền cơng
nghiệp tự động hóa, với việc áp dụng phô biến công nghệ thông tin vào sản xuất.
Từ những phân tích trên, có thế hiểu giai cấp công nhân theo khái niệm sau: “Giai


câp cơng nhân là một tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình
phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên
tiến; Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bàn lên chủ nghĩa

xã hội; Ớ các nước tư bàn chù nghĩa, giai cấp công nhân là những người khơng có hoặc về
cơ bản là khơng có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai câp tư san
bóc lột giá trị thặng dư; Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân
lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích
chung cùa tồn xã hội, trong đó có lợi ích chính đáng của mình”.
Kế thừa các quan điểm của C. Mác, Ăng-ghen về giai cấp công nhân, Lênin cho
rằng, để xây dựng giai cấp cơng nhân thì trước tiên phải khẳng định rõ địa vị lịch sử cùa
giai cấp này: “cái chủ yếu trong chủ nghĩa Mác là việc làm sáng rõ vai trị lịch sử tồn thế
giới của giai cấp vơ sản với tính cách là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa” . Đồng
thời, phát triên các quan diêm của c. Mác và Ph. Ăng-ghen trong giai đoạn chủ nghĩa tư bán
đã chuyên sang chủ nghĩa đế quốc, đặc biệt là trong thực tiễn xây dựng chú nghĩa xã hội ở
nước Nga Xơ viết, Lênin đã hồn thiện và làm rõ hơn địa vị của giai cấp công nhân trong
quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động trở thành
những người chú tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Địa vị kinh tế chính trị cùa giai cấp
cơng nhân có những thay đổi căn bản. “Dưới chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân không
thể gọi là giai cấp vơ sản nữa: nó thốt khỏi bóc lột, cùng với tồn thể nhân dân nó nắm giữ
các tư liệu sản xuất, do đó sức lao động của nó khơng phải là hàng hóa” .
Lênin cho rằng giai cấp cơng nhân là sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại, lực
lượng đại biểu cho sự phát triển của lực lượng sản xuất tiến bộ, cho xu hướng tiến bộ của
phương thức sản xuất; là giai cấp có tinh thần triệt để cách mạng; là giai cấp có tính tổ chức
và kỷ luật cao; là giai cấp có bản chất quốc tế. Vì vậy, giai cấp cơng nhân có sứ mệnh lịch
sứ tồn thế giới, đó là tổ chức lãnh đạo xã hội thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản
để đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng tồn xã hội khỏi áp bức bất cơng, xóa bỏ chủ
nghĩa tư bản, từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng thành cơng chủ nghĩa cộng
sản trên phạm vi tồn thế giới. Sau khi giành được chính quyền, giai cấp cơng nhân, đại
biểu cho sự tiến hóa tất yếu của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây
dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
1.2. Đặc điểm của giai cấp công nhân.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân có ba nội dung cơ bản:
- Về kinh tế: Giai cấp công nhân dù ở chế độ chính trị nào cũng đều là đối tượng của

quá trình sản xuất vật chất theo phương thức sản xuất xã hội hoá cao để sản xuất ra ngày
càng nhiều của cải cho xã hội và qua đó cũng để thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu ngày
càng tang cao của con người; tiếp nối sau đó để tạo tiền đề vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời
của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp
công nhân đã thơng qua q trình cơng nghiệp hóa và thiết lập “một hình thức tổ chức xã


hội mới về lao động” nhằm nâng cao năng suất lao động và thực hiện các nguyên tắc sở
hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất và tiến bộ, công bằng xã
hội.
- Về chính trị - xã hội: Giai cấp cơng nhân cùng với nhân dân lao động được Đảng
Cộng sản lãnh đạo tiến hành cuộc chính biến lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng đất
nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
đã ra đời và được xác lập và trở thành cơng cụ đắc lực để quản lí chính trị, kinh tế - xã hội.
Dựa trên cơ sở này, đã cải biến quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thiết lập quan hệ sản
xuất xã hội hóa phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ xã hội.
- Về tư tưởng văn hóa: Giai cấp cơng nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
đang tiến hành cuộc cách mạng văn hóa nhằm lập một hệ thống có giá trị và lối sống mới
dựa trên trị trí của giai cấp cơng nhân nhằm thay thế các giá trị, lối sống của giai cấp tư sản
và “của những hệ tư tưởng truyền thống”, từ đó tạo ra những điều kiện cho con người được
quyền phát triển tự do và toàn diện trong một xã hội dân chủ công bằng, văn minh. Trong
xã hội này, quyền do của mỗi người là một trong nhứng điều kiện phát triển tự do của mỗi
người.
1.3. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1.3.1. Định nghĩa sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Sứ mệnh lịch sử giai cấp cơng nhân trên tồn thế giới đó chính là sứ mệnh của một
giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới, đấu tranh cho tiến bộ xã hội nhằm thiết lập
các hình thái kinh tế - xã hội mới thay cho hình thái kinh tế - xã hội đã lạc hậu.
Vậy nên, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là thực hiện các nghĩa vụ căn bản
và bắt buộc của giai cấp công nhân khi địa vị kinh tế xã hội của nó trong chủ nghĩa tư bản

đã lỗi thời, là cơ hội mà nó có thể làm và phải tiến hành nhằm xố bỏ chủ nghĩa tư bản để
phát triển và thiết lập xã hội chủ nghĩa và cộng sản mới.
1.3.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cũng chính là nội dung nhiệm vụ
mà giai cấp cơng nhân Việt Nam cần làm với vai trò là giai cấp lãnh đạo và là người tiên
phong trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng kinh tế - xã hội mới.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, sứ mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp công nhân là
thành lập đảng cách mạng để giai cấp công nhân tập hợp và lãnh đạo nhân dân lao động
đấu tranh xoá bỏ những chế độ người bóc lột người, xố bỏ chủ nghĩa tư bản, bảo vệ giai
cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi sự bóc lột, bất cơng, đói nghèo, lạc hậu và xây
dựng xã hội công nhân tiến bộ.


1.4. Những điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1.4.1. Điều kiện khách quan.
Khẳng định tính tất yếu khách quan sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C.Mác
và Ph.Ăngghen đã nêu rõ: “...Cùng với sự phát triển của đại cơng nghiệp, chính cái nền
tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới
chân giai cấp tư sản. Trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra người đào huyệt chơn chính nó.
Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”.
Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm:
- Thứ nhất, do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân:
+) Giai cấp công nhân là con đẻ, là sản phẩm của nền đại cơng nghiệp có tính xã hội
hóa ngày càng cao, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Vì thế, giai cấp cơng
nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại. Do lao
động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại, giai cấp công nhân là người sản
xuất ra của cải vật chất chù yếu cho xã hội, làm giàu cho xã hội, có vai trò quyết định sự
phát triển của xã hội hiện đại.
+) Điều kiện khách quan này là nhân tố kinh tế, quy định giai cấp công nhân là lực
lượng phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giành chính quyền về tay mình, chuyển từ

giai cấp “Tự nó” thành giai cấp “Vì nó”. Giai cấp cơng nhân trở thành đại biểu cho sự tiến
hóa tất yếu của lịch sử, là lực lượng duy nhất có đủ điều kiện để tổ chức và lãnh đạo xã hội,
xây dựng và phát triền lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tạo nền
tảng vững chắc để xây dựng chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội kiểu mới,
khơng cịn chế độ người áp bức, bóc lột người.
- Thứ hai, do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp cơng nhân quy định:
+) Địa vị kinh tế - xã hội đã tạo cho giai cấp cơng nhân có những đặc điểm chính trị
- xã hội mà những giai cấp khác khơng thể có được, đó là những đặc điểm cơ bản sau đây:
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng.Giai cấp công nhân là giai cấp
tiên phong cách mạng vì họ đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những
thành tựu khoa học và cơng nghệ hiện đại. Đó là giai cấp được trang bị bởi một lý luận
khoa học, cách mạng và luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục tiêu
xóa bỏ xã hội cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, nhờ đó có thể tập hợp được đông
đảo các giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng.
Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thời đại ngày
nay:
Trong cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản chỉ có tinh thần cách mạng trong thời


kỳ đấu tranh chống chế độ phong kiến, còn khi giai cấp này đã giành được chính quyền thì
họ quay trở lại bóc lột giai cấp cơng nhân, giai cấp nông dân, những giai cấp đã từng kề vai
sát cánh với giai cấp này trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Khác với giai cấp tư sản,
giai cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích
của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã
chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể được giải phóng bằng giải phóng tồn xã hội khỏi chế độ tư
bản chủ nghĩa.
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Trong tất
cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp
thật sự cách mạng...
Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và

nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống cịn của họ với tính
cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ".
- Thứ ba, giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao:
+) Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công nghiệp với hệ thống sản
xuất mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trương buộc giai cấp này phải
tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động; cùng với cuộc sống đô thị tập trung đã tạo nên tính
tổ chức, kỷ luật chặt chẽ cho giai cấp cơng nhân.
+) Tính tổ chức và kỷ luật cao của giai cấp này được tăng cường khi nó phát triển
thành một lực lượng chính trị lớn mạnh, có tổ chức: được sự giác ngộ bởi một lý luận khoa
học, cách mạng và tổ chức ra được chính đảng có nó -đảng cộng sản. Giai cấp cơng nhân
khơng có ý thức tổ chức kỷ luật cao thì khơng thể giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh
chống lại giai cấp tư sản và xây dựng chế độ xã hội mới.
- Thứ tư, giai cấp cơng nhân có bản chất quốc tế:
Chủ nghĩa Mác -Lênin cho rằng, giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế. Giai cấp
tư sản khơng chỉ bóc lột giai cấp cơng nhân ở chính nước họ mà cịn bóc lột giai cấp cơng
nhân ở các nước thuộc địa. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất,
sản xuất mang tính tồn cầu hóa. Tư bản của nước này có thể đầu tư sang nước khác là một
xu hướng khách quan. Nhiều sản phẩm không phải do một nước sản xuất ra mà là kết quả
lao động của nhiều quốc gia. Vì thế, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân không chỉ
diễn ra đơn lẻ ở từng doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng phải có sự gắn bó giữa
phong trào cơng nhân các nước, có như vậy, phong trào cơng nhân mới có thể giành được
thắng lợi. V.I.Lênin chỉ rõ: "... khơng có sự ủng hộ của cách mạng quốc tế của thế giới thì
thắng lợi của cách mạng vơ sản là khơng thể có được", "Tư bản là một lực lượng quốc tế.
Muốn thắng nó, cần phải có sự liên minh quốc tế".
-> Tóm lại, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân sở dĩ được thực hiện bởi giai cấp cơng
nhân, vì nó là một giai cấp cách mạng, đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, cho phương
thức sản xuất tiên tiến thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, xác lập phương thức


sản xuất cộng sản chủ nghĩa, hình thái kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp công

nhân là giai cấp đại biểu cho tương lai, cho xu thế đi lên của tiến trình phát triển lịch sử.
Đây là đặc tính quan trọng, quyết định bản chất cách mạng của giai cấp cơng nhân. Hồn
tồn khơng phải vì nghèo khổ mà giai cấp công nhân là một giai cấp cách mạng. Tình trạng
nghèo khổ của giai cấp cơng nhân dưới chù nghĩa tư bản là hậu quả của sự bóc lột, áp bức
mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản tạo ra đối với cơng nhân. Đó là trạng thái mà cách
mạng sẽ xóa bỏ để giải phóng giai cấp cơng nhân và giải phóng xã hội.
1.4.2. Nhân tố chủ quan
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện một cách khách quan, song song
vào đó, để biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải thơng qua những nhân tố
chủ quan rất cần thiết. Trong những nhân tố chủ quan ấy, việc thành lập ra đảng cộng sản
trung thành với sự nghiệp, lợi ích của giai cấp cơng nhân là yếu tố quyết định nhất đảm bảo
cho giai cấp cơng nhân có thể hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Bản thân giai cấp cơng nhân: Ngay từ khi mới hình thành trong xã hội tư bản chủ
nghĩa, bản thân giai cấp công nhân đã không ngừng hoạt động và phát triển từng bước kể
cả về số lượng và chất lượng.
Về số lượng, tăng lên rõ rệt ở tất cả các nước, song song với đó cịn đa dạng hơn về
ngành nghề, phát triển đa dạng ngành nghề, sử dụng máy móc tinh vi, hiện đại trong thời
đại “ Kinh tế tri thức này”.
Về chất lượng, bản than giai cấp công nhân đã có kiến thức cao về tay nghề, về khoa
học sản xuất cũng như học vấn, đi lên từ hoạt động kinh tế, đấu tranh kinh tế trước mắt, đã
từng bước hoạt động chính trị, đấu tranh chính trị, thơng qua các tổ chức nghiệp đồn, cơng
đồn, từng bước có ý thức giai cấp, giác ngộ giai cấp và cao nhất là dẫn đến hình thành
đảng tiên phong là đảng cộng sản. Khi đó, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, giai cấp cơng nhân
đã từ chỗ là “giai cấp tự nó” (tức là chưa có ý thức giác ngộ giai cấp) đến chỗ là “giai cấp
vì nó” (tức giai cấp tự giác).
Vì thế, giai cấp cơng nhân trở thành cơ sở chính trị căn bản nhất của đảng cộng sản.
Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển đảng của giai cấp công nhân:Chỉ khi
nào giai cấp công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa học và cách
mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin thì phong trào cách mạng của nó mới thật sự là một phong
trào chính trị. Trình độ lý luận đó cho phép giai cấp cơng nhân nhận thức được vị trí, vai

trị của mình trong xã hội, nguồn gốc tạo nên sức mạnh và biết tạo nên sức mạnh đó bằng
sự đồn kết, nhận rõ mục tiêu, con đường và những biện pháp giải phóng giai cấp mình,
giải phóng cả xã hội và giải phóng nhân loại.
Phải có chủ nghĩa Mác soi sáng, giai cấp cơng nhân mới đạt tới trình độ nhận thức


lý luận về vai trị lịch sử của mình. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công
nhân dẫn đến sự hình thành chính đảng của giai cấp công nhân. V.I. Lênin chỉ ra rằng, đảng
là sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa xã hội khoa học. Nhưng trong mỗi nước,
sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng những con đường đặc biệt,
tuỳ theo điều kiện không gian và thời gian. ở nhiều nước thuộc địa, nửa thuộc địa, chủ nghĩa
Mác thường kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thành lập ra đảng
cộng sản.
Từ thực tiễn lịch sử ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác –
Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập
Đảng Cộng sản Đơng Dương vào đầu năm 1930.
Chỉ có đảng cộng sản lãnh đạo, giai cấp công nhân mới chuyển từ đấu tranh tự phát
sang đấu tranh tự giác trong mỗi hành động với tư cách một giai cấp tự giác và thực sự cách
mạng. C. Mác đã nhấn mạnh rằng, trong cuộc đấu tranh của mình chống lại quyền lực liên
hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi nào giai cấp vơ sản tự mình tổ chức được thành một
chính đảng độc lập của mình chống lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi
nào giai cấp vơ sản tự mình tổ chức được thành một đảng độc lập với tất cả mọi chính đảng
cũ do giai cấp hữu sản lập ra thì mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp được.
- Mối quan hệ giữa đảng cộng sản với giai cấp cơng nhân:
Đảng chính trị là tổ chức cao nhất, đại biểu tập trung cho trí tuệ và lợi ích của tồn
thể giai cấp. Đối với giai cấp cơng nhân đó là đảng cộng sản, chẳng những đại biểu cho trí
tuệ và lợi ích của giai cấp cơng nhân mà cịn đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động và
dân tộc.
Cho nên phải có một đảng chính trị vững vàng, kiên định và sáng suốt, có đường lối
chiến lược và sách lược đúng đắn thể hiện lợi ích của tồn giai cấp và tồn bộ phong trào

để giai cấp cơng nhân có thể hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Giai cấp cơng nhân là cơ sở xã hội – giai cấp của đảng, là nguồn bổ sung lực lượng
của đảng, đảng là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu của giai cấp, là biểu hiện tập
trung lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất, trí tuệ của giai cấp công nhân và của dân tộc. Giữa
đảng với giai cấp cơng nhân có mối liên hệ hữu cơ, khơng thể tách rời. Những đảng viên
của đảng cộng sản có thể không phải là công nhân nhưng phải là người giác ngộ về sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân và đứng trên lập trường của giai cấp này
Với một đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng chính là sự lãnh đạo của
giai cấp. Đảng với giai cấp là thống nhất, nhưng đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao
nhất để lãnh đạo cả giai cấp và dân tộc; vì thế khơng thể lẫn lộn Đảng với giai cấp. Đảng
đem lại giác ngộ cho toàn bộ giai cấp, sức mạnh đoàn kết, nghị lực cách mạng, trí tuệ và
hành động cách mạng của tồn bộ giai cấp, trên cơ sở đó lơi cuốn tất cả các tầng lớp nhân
dân lao động khác và cả dân tộc đứng lên hành động theo đường lối của đảng nhằm hồn
thành sứ mệnh lịch sử của mình. Để giai cấp cơng nhân hồn thành sứ mệnh của mình, giai


cấp công nhân cũng như mỗi người công nhân cần thường xuyên phấn đấu vươn lên, trưởng
thành về các mặt: tư tưởng, chính trị, lập trường giai cấp, văn hố, khoa học kỹ thuật, tay
nghề… Các tổ chức nghiệp đoàn, cơng đồn, thường xun phát triển vững mạnh… cùng
với q trình phát triển khơng ngừng của nền sản xuất cơng nghiệp hiện đại, v.v..
CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp cơng nhân.
Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với quá trình
khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX. Trước khi thực dân
Pháp nổ súng xâm lược, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội phong kiến với hai giai cấp cơ
bản là giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nơng dân; duy trì nền kinh tế lạc hậu dựa vào
sản xuất tiểu nơng là chính, cơ sở kinh tế công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển. Sau khi
cuộc xâm lăng và bình định đã cơ bản hoàn thành, thực dân Pháp liền bắt tay tiến hành khai
thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô mở rộng ra cả nước. Các nhà máy rượu bia, vải sợi,

điện nước, ngành đường sắt, hầm mỏ, đồn điền cao su, cà phê...lần lượt ra đời và cùng với
đó đội ngũ những người công nhân Việt Nam đầu tiên được hình thành. Họ là những người
nơng dân bị tước đoạt hết ruộng đất, những người thợ thủ công bị phá sản buộc phải vào
làm việc trong các doanh nghiệp tư bản Pháp. Theo số liệu thống kê trước chiến tranh thế
giới lần thứ nhất, tổng số công nhân của Việt Nam khoảng trên 10 vạn người, chủ yếu tập
trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Sài Gòn – Chợ Lớn, Hải Phòng và vùng mỏ
Quảng Ninh...
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, để bù đắp những tổn thất, thực dân Pháp đã
tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô và tốc độ lớn hơn trước. Chúng
tăng cường đầu tư vào các ngành khai khống, giao thơng vận tải, đồn điền, công nghiệp
chế biến, dệt may...nhằm tăng cường vơ vét và bóc lột ở các nước thuộc địa. Thời kỳ này,
số lượng cơng nhân Việt Nam đã phát triển nhanh chóng lên đến trên 22 vạn người vào đầu
năm 1929.
Dưới sự áp bức bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến, giai cấp cơng nhân Việt
Nam đã đồn kết, tổ chức tập hợp nhau lại đấu tranh đòi quyền lợi, dẫn đến hình thành các
Hội Ái hữu, Hội Tương tế trong các nhà máy, xí nghiệp. Cuối năm 1920, người công nhân
yêu nước Tôn Đức Thắng đã vận động thành lập Cơng hội Ba Son ở Sài Gịn, mở đầu cho
phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc.
Trong các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên
phong của cách mạng, luôn đứng ở trung tâm các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.
Đặc biệt là sau hơn 30 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn
mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành
phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với đội
ngũ chiếm khoảng 14% dân số và 27% lực lượng lao động xã hội, hằng năm, giai cấp công


nhân đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% NSNN. Trên khắp các
lĩnh vực đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, công nhân, viên chức, lao động
đi đầu và thành công trong lao động sản xuất kinh doanh…
Giai cấp công nhân là phương thức và cách thứ lao động: Công nhân là những người

lao động trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành cơng cụ sản xuất có tính chất cơng nghiệp ngày
càng hiện đại và tính xã hội hóa ngày càng cao.
+) Giai cấp cơng nhân có xu hướng tri thức hóa và trí thức hóa.
+) Giai cấp cơng nhân dần dần làm chủ tư liệu sản xuất đặc biệt, đó là tri thức và
cơng nghệ hiện đại.
+) Hao phí lao động trí tuệ của cơng nhân là nguồn gốc chủ yếu tạo thành giá trị
thặng dư.
+) Trình độ xã hội hóa trong lao động của cơng nhân biểu hiện ở xu thế tồn cầu
hóa...
Trong chủ nghĩa tư bản (CNTB):
+) Giai cấp công nhân là những người lao động không sở hữu tư liệu sản xuất chủ
yếu của xã hội. Họ phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị chủ tư bản bóc lột giá trị
thặng dư.
+) Giai cấp cơng nhân là lực lượng chính trị cơ bản, có lợi ích đối kháng với giai cấp
tư sản.
Trong chủ nghĩa xã hội (CNXH):
+) Giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo xã hội.
nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao
động vì lợi ích chung của tồn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình.
Giai cấp cơng nhân ngày nay
+) Giai cấp cơng nhân dần dần làm chủ tư liệu sản xuất đặc biệt, đó là tri thức và
cơng nghệ hiện đại.
+) Hao phí lao động trí tuệ của cơng nhân là nguồn gốc chủ yếu tạo thành giá trị
thặng dư.
+) Trình độ xã hội hóa trong lao động của cơng nhân biểu hiện ở xu thế tồn cầu
hóa...
+) Giai cấp cơng nhân có xu hướng tri thức hóa và trí thức hóa.
Cả lao động chân tay và lao động trí óc. Trong các quốc gia phát triển đã có sự xuất
hiện một cơ cấu xã hội mới với vai trò mới của trí thức, cơng nhân tri thức. Piter Druke cho
biết: “Người làm việc cả bằng tay lẫn bằng kiến thức lý thuyết đã tạo thành nhóm tăng

nhanh nhất trong lực lượng lao động Mỹ từ 1980. (Thí dụ các kỹ thuật viên máy tính, kỹ
thuật viên X quang, nhà vật lý trị liệu, các kỹ thuật viên phịng thí nghiệm y khoa..,”. Cũng
bởi vậy, ở nhiều nước phát triển hiện nay, liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp
nông dân đã khơng cịn cơ sở xã hội như thế kỷ XIX và thay vào đó là liên minh giữa những


người lao động mà chủ yếu là hai nhóm ngành lao động đông đảo ở đô thị là sản xuất công
nghiệp và dịch vụ bằng phương thức công nghiệp.
Vấn đề khác là, một giai cấp mà có nhiều nhóm, đội ngũ, tầng lớp với các bộ phận
có trình độ giác ngộ khác nhau như vậy, thì sự thống nhất – đồn kết về ý chí và tổ chức sẽ
diễn ra như thế nào? Đã có tình trạng người lao động cơng nghiệp mà khơng tự coi mình là
giai cấp cơng nhân! Họ coi mình là “giai cấp trung lưu”, vừa làm thuê lại vừa “hữu sản”
thông qua chế độ cổ phần… Đã có tình trạng “đa ngun cơng đồn” ở nhiều nước và Tổ
chức Lao động quốc tế (ILO) đã thừa nhận như một quyền của người lao động – quyền “tự
do nghiệp đồn”.
2.2. Thực trạng của giai cấp cơng nhân Việt Nam hiện nay
Trong thời kỳ đổi mới, GCCN Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh về số lượng
và chất lượng, đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu
của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, một loạt vấn đề bức thiết đang đặt ra đối với sự
phát triển của GCCN, địi hỏi phải có sự quan tâm nghiên cứu, từ đó đề xuất những giải
pháp sát thực để nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân.
2.2.1. Về số lượng, cơ cấu
Trong thời gian qua, số lượng công nhân Việt Nam có xu hướng tăng nhanh theo
quy mơ nền kinh tế. Khởi đầu công cuộc CNH, HĐH, đội ngũ cơng nhân nước ta có khoảng
5 triệu người. Đến cuối năm 2005, số lượng công nhân trong các doanh nghiệp và cơ sở
kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là 11,3 triệu người, chiếm 13,5% dân số,
26,46% lực lượng lao động xã hội. Trong đó, 1,84 triệu công nhân thuộc các doanh nghiệp
nhà nước, 2,95 triệu trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1,21 triệu trong các doanh
nghiệp FDI, 5,29 triệu trong các cơ sở kinh tế cá thể. So với năm 1995, tổng số cơng nhân
tăng 2,14 lần, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 1,03 lần, doanh nghiệp ngoài nhà nước

tăng 6,86 lần, doanh nghiệp FDI tăng 12,3 lần, các cơ sở kinh tế cá thể tăng 1,63 lần(1).
Hiện nay, cả nước có hơn 12,3 triệu công nhân trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp
và cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
Công nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm do sự sắp xếp lại cơ
cấu. Năm 1986, có 14 nghìn doanh nghiệp với 3 triệu công nhân; năm 1995 tương ứng là
7.090 và 1,77 triệu; năm 2005 là 3.935 và 1,84 triệu; năm 2009 là 3.369 và 1,74 triệu(2).
Mặc dù đội ngũ công nhân trong doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm, nhưng đây là
lực lượng nịng cốt của GCCN nước ta.
Cơng nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn
FDI tăng mạnh do số lượng các doanh nghiệp này tăng nhanh. Năm 1991, khu vực doanh
nghiệp ngồi nhà nước mới có khoảng 1.230 doanh nghiệp, đến năm 1995 đã tăng lên
17.143 doanh nghiệp với hơn 430 nghìn cơng nhân. Năm 2009, con số này lên tới 238.932
với 5.266,5 nghìn cơng nhân, trong đó kinh tế tập thể 261,4 nghìn, kinh tế tư nhân 571,6


nghìn; các loại khác 4.433,5 nghìn(3). Số lượng cơng nhân khu vực ngoài nhà nước chủ
yếu tăng ở các tỉnh, thành phố phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ như Thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng.
Trong khu vực có vốn FDI, đến cuối năm 2009, có 1.919,6 nghìn người đang làm
việc trong 6.546 doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2011, cả nước có 283 khu cơng nghiệp,
khu chế xuất (KCN, KCX) được thành lập tại 58 tỉnh, thành phố, thu hút khoảng 1,6 triệu
lao động(4).
Ngoài ra, lực lượng lao động ở nước ngoài cũng là bộ phận quan trọng tạo nên sự
lớn mạnh của GCCN Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội, tính đến tháng 6-2008, tổng số lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc ở
nước ngồi trên 500 nghìn người. Bộ phận này được tiếp xúc và làm việc
2.2.2. Chất lượng giai cấp cơng nhân.
Độ tuổi bình qn của cơng nhân nước ta nhìn chung trẻ, nhóm cơng nhân từ 18 đến
30 tuổi chiếm 36,4%, đặc biệt trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi cơng nhân dưới
25 tuổi chiếm 43,4%, từ 26-35 tuổi chiếm 34,7%, từ 36-45 tuổi chiếm 14%. Hầu hết công

nhân được tiếp cận với kinh tế thị trường nên năng động, thích ứng nhanh với công nghệ
hiện đại.
Tuổi nghề của công nhân: dưới 1 năm chiếm 6,9%, từ 1-5 năm: 30,6%, từ 6-10 năm:
16,4%, từ 11-15 năm: 10,5%, 16-20 năm: 16,8%, 21-25 năm: 13,3%, trên 25 năm: 5,5%.
Trình độ học vấn của cơng nhân trong tất cả các khu vực kinh tế có xu hướng được
nâng lên: năm 1985, tỷ lệ cơng nhân có học vấn trung học phổ thơng là 42,5% thì năm 2003
tăng lên 62,2%, năm 2005 tăng lên 69,3%(6). Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp
CNH, HĐH và so với trình độ cơng nhân ở các nước trong khu vực và thế giới thì trình độ
học vấn của cơng nhân nước ta cịn thấp. Mặt khác, lực lượng cơng nhân có trình độ học
vấn cao phân bố khơng đồng đều, thường tập trung ở một số thành phố lớn và một số ngành
kinh tế mũi nhọn.
Trình độ nghề nghiệp của cơng nhân tuy đã được nâng cao, nhưng nhìn chung chưa
đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Năm 1996, số công nhân chưa qua đào tạo nghề là 45,7%,
năm 2005 là 25,1%. Trình độ chun mơn, tay nghề của cơng nhân các loại hình doanh
nghiệp năm 2005 như sau: lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 16,1%, lao động
có trình độ trung cấp chiếm14,6%, cơng nhân kỹ thuật chiếm 28,1%, lao động không được
đào tạo chiếm 41,2%. Năm 2010, số lao động có trình độ đại học trở lên là 5,7 %, cao đẳng
là 1,7 %, trung cấp là 3,5 %, dạy nghề 3,8 %(7). Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu lao
động kỹ thuật khá lớn. Nhiều doanh nghiệp có thiết bị cơng nghệ cao nhưng lại thiếu công
nhân lành nghề. Đặc biệt, chỉ có 75,85% cơng nhân đang làm những cơng việc phù hợp với
ngành nghề đào tạo. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, chất lượng sản phẩm,


gây lãng phí trong đào tạo nghề.
2.2.3. Đời sống, việc làm của công nhân lao động.
Việc làm cho người lao động. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều
chủ trương, giải pháp đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên, do quy mơ nền kinh tế nhỏ, trình độ phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế
nước ta còn yếu so với khu vực và thế giới nên tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao. Theo số
liệu của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, năm 2009, cả nước có 83% số cơng nhân có

việc làm thường xun ổn định, cịn 12% việc làm khơng ổn định và 2,7% thường xuyên
thiếu việc làm. Chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp ngồi nhà nước đóng bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế cho cơng nhân và trích nộp kinh phí cơng đồn.
Thu nhập của người lao động. Mức lương của người lao động hiện nay về cơ bản
không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của bản thân, chứ chưa nói đến việc tích
lũy hay chăm lo cho con cái... Nhà nước đã từng bước thực hiện lộ trình tăng lương tối
thiểu, thậm chí có quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm ở các
loại hình doanh nghiệp (Nghị định số 70/2011/NĐ-CP). Tuy nhiên, mức tăng thường không
theo kịp tốc độ tăng giá của thị trường. Chẳng hạn, năm 2010, tiền lương của người lao
động trong các loại hình doanh nghiệp tăng 10,3% so với năm 2009 nhưng chỉ số giá sinh
hoạt tăng 11,75%, nên việc tăng lương khơng có tác dụng nhiều trong việc cải thiện đời
sống công nhân, đặc biệt là cơng nhân ở các KCN, KCX. Trong khi đó, phần lớn các chủ
doanh nghiệp vẫn đang lấy mức lương tối thiểu để trả lương cho người lao động, chưa thật
sự quan tâm đến việc xây dựng thang, bảng lương. Ngồi ra, các chủ doanh nghiệp cịn bớt
một phần lương của người lao động chi cho các khoản phụ cấp như ăn trưa, tiền hỗ trợ đi
lại, thưởng...
Nhà ở của người lao động. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết các tỉnh, thành
phố lớn, các KCN, KCX không xây nhà lưu trú cho công nhân. Số người lao động trong
các KCN khoảng 1,6 triệu người, trong đó, chỉ có 20% số người có chỗ ở ổn định(8). Đa
số người lao động ngoại tỉnh làm việc tại các KCN đều phải thuê nhà trọ, với điều kiện vệ
sinh, môi trường không bảo đảm.
Thực hiện Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24-4-2009 của Thủ tướng Chính
phủ về Cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp,
các tỉnh, thành phố đã đăng ký 110 dự án nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp
giai đoạn 2010 – 2015. Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, đến nay, các dự án nhà ở cho
công nhân tại các KCN đều chậm tiến độ so với yêu cầu, trong số 27 dự án đã được khởi
cơng xây dựng mới có 9 dự án hồn thành.
Trong quy hoạch phát triển các KCN, KCX, phần lớn chưa tính tới nhu cầu về chỗ
ở, nhà trẻ, trường học cho gia đình người lao động. Một số nơi xây nhà ở cho người lao
động thì lại thiếu đồng bộ với việc xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội. Do vậy, gây khó khăn



không nhỏ đối với người lao động trong sinh hoạt, làm việc...
2.2.4. Ý thức, tâm trạng chính trị.
Hiện nay, cơng nhân nước ta năng động trong cơng việc, nhanh chóng tiếp thu những
thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và đã bắt đầu hình thành ý thức về giá trị của bản
thân thông qua lao động. Vị thế giữa công nhân lao động trong doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp ngồi nhà nước khơng cịn cách biệt nhiều. Tâm lý lấy lợi ích làm động lực
là nét mới đang dần trở thành phổ biến trong công nhân. Sự quan tâm hàng đầu của công
nhân là việc làm, thu nhập tương xứng với lao động. Mong muốn có được sức khoẻ, đất
nước ổn định và phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, dân chủ,
công bằng xã hội được thực hiện, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuận lợi, có đủ việc
làm. Mong muốn được học tập, nâng cao trình độ học vấn, chun mơn, được bảo đảm các
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng.
Thực tế cho thấy GCCN Việt Nam đang có những biến đổi căn bản về chất. Tuy
nhiên, so với những yêu cầu CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế thì GCCN Việt Nam
cịn khơng ít hạn chế, bất cập:
Thứ nhất, GCCN không những bất cập so với yêu cầu phát triển chung của thời đại
mà đang thực sự bất cập với chính yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH. Trình độ học vấn,
chun mơn, nghề nghiệp của cơng nhân lao động cịn thấp so với u cầu phát triển đất
nước và đang mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động kỹ thuật giữa các bộ phận
cơng nhân. Rõ nét nhất là tình trạng thiếu nghiêm trọng chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý
giỏi, công nhân có trình độ tay nghề cao.
Thứ hai, đời sống vật chất, tinh thần của công nhân chưa được đảm bảo, môi trường
làm việc độc hại, quyền lợi không được giải quyết một cách thỏa đáng... đã dẫn đến các
cuộc đình cơng. Các cuộc đình cơng tự phát ngày càng gia tăng với tính chất gay gắt, phức
tạp. Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, năm 2011, cả nước xảy ra 981 cuộc đình
cơng, tăng hơn 2,3 lần so với năm 2010, tập trung chủ yếu ở vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động không thực hiện đúng, đầy đủ
các quy định của pháp luật như không trả lương đúng bảng lương đã đăng ký, tự ý thay đổi

định mức lao động, sa thải cơng nhân vơ cớ, khơng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
đầy đủ cho công nhân, v.v..
Thứ ba, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp của một bộ phận cơng nhân
cịn yếu. Ý thức chính trị, nhận thức về luật pháp của cơng nhân cịn hạn chế. Tỷ lệ đảng
viên, đồn viên cơng đồn trong cơng nhân lao động cịn thấp.
Thứ tư, vai trị của tổ chức đảng và các đồn thể trong các doanh nghiệp chưa đáp
ứng được sự phát triển nhanh chóng về số lượng, cơ cấu của GCCN. Công tác phát triển
đảng trong công nhân chậm. Ở hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, doanh


nghiệp tư nhân đều không muốn hoặc không quan tâm đến việc xây dựng các tổ chức đảng.
Hoạt động của Đồn Thanh niên, tổ chức cơng đồn cịn mang tính hình thức. Nhiều tổ
chức cơng đồn chưa thực sự đứng về phía người lao động.
2.3. Định hướng và giải pháp phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo; tiến hành đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
quốc tế, trong điều kiện khoa học – công nghệ phát triển với tốc độ ngày càng nhanh và trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp, giai cấp công nhân Việt Nam phát triển mạnh về số
lượng, không ngừng nâng cao về chất lượng, đa dạng về cơ cấu và ngày càng có vai trị to
lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hiện nay, tổng số công nhân, người lao động trong cả nước có khoảng trên 16 triệu
người, có mặt ở tất cả các thành phần kinh tế, các ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ. Công nhân, người lao động nước ta có xu hướng trẻ hóa, lao động dưới 30
tuổi chiếm trên 60%; đặc biệt, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, tỷ lệ này
cịn cao hơn. Trong q trình thực hiện đường lối đổi mới, trình độ học vấn của cơng nhân,
người lao động nước ta không ngừng được nâng cao. Công nhân, người lao động là lực
lượng có khả năng sáng tạo trong sản xuất và đời sống xã hội, thích ứng nhanh với cơ chế
mới và tiếp cận nhanh với khoa học tiên tiến, cơng nghệ hiện đại, có vai trị quan trọng
quyết định tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Hầu hết cơng nhân, người lao động nước ta có phẩm chất chính trị và bản lĩnh vững

vàng, ln tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước. Công nhân,
người lao động luôn là lực lượng kiên quyết ủng hộ và đi tiên phong trong thực hiện đường
lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; là lực lượng nòng cốt trong khối liên minh
cơng – nơng và đội ngũ trí thức, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân – nhân tố quan
trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trước sự phát
triển với tốc độ ngày càng nhanh của khoa học, công nghệ và yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, lực lượng cơng nhân, người lao động nước ta cịn
bộc lộ một số hạn chế:
Trình độ văn hóa, chun mơn, nghiệp vụ cịn thấp so với u cầu và mất cân đối
nghiêm trọng trong cơ cấu lao động kỹ thuật, giữa các bộ phận công nhân. Số lao động giản
đơn, chưa qua đào tạo, trình độ bậc thợ thấp còn chiếm tỷ lệ cao trong các ngành, như xây
dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, dệt may, da giày... Một bộ phận công nhân
chưa ý thức được đầy đủ yêu cầu của cạnh tranh quốc tế, chưa thường xuyên rèn luyện nâng
cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ; ý thức
tổ chức kỷ luật, tác phong lao động cơng nghiệp cịn hạn chế, việc chấp hành pháp luật chưa
nghiêm; tỷ lệ cán bộ trong hệ thống chính trị xuất thân từ công nhân và tỷ lệ đảng viên trong


cơng nhân cịn thấp.
Tiền lương, thu nhập của đại bộ phận cơng nhân, người lao động nhìn chung cịn ở
mức thấp, chưa tương xứng với đóng góp đối với sự phát triển của doanh nghiệp và xã hội.
Đây là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế động lực lao động, sản xuất của
cơng nhân. Phân hóa giàu nghèo trong công nhân, người lao động ngày càng sâu sắc. Điều
đáng lưu ý là những năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ nhóm cơng nhân có
mức sống khó khăn đang có xu hướng tăng lên; nhóm cơng nhân có mức sống cao và trung
bình có xu hướng giảm.
Vấn đề nhà ở và các thiết chế xã hội phục vụ cơng nhân, người lao động cịn nhiều
khó khăn, bất cập. Vẫn cịn tình trạng cơng nhân, người lao động tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất phải tự thuê nhà do người dân xây dựng, chất lượng thấp nhưng giá cho thuê

cao, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, dễ gây ra tình trạng mất ổn định về an ninh, trật
tự và xuất hiện các tệ nạn xã hội. Mặt khác, sự khác nhau về lợi ích, thậm chí cả xung đột
về lợi ích, sự chênh lệch về mức sống và thu nhập, sự cách xa nhau trên nhiều lĩnh vực, như
trình độ, địa vị xã hội, nghề nghiệp, thu nhập,... đang diễn ra trong nội bộ công nhân, người
lao động làm ảnh hưởng đến khối đại đồn kết tồn dân tộc.
Tình trạng vi phạm các quy định về tiền lương, phụ cấp, tiền làm thêm giờ, thời gian
làm việc và nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế... còn diễn ra khá nghiêm trọng, dẫn
đến quan hệ lao động có diễn biến phức tạp, nhất là ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, doanh nghiệp tư nhân.
Mặc dù trong những năm qua, Nhà nước, người sử dụng lao động đã có nhiều cố
gắng cải thiện điều kiện làm việc tại các doanh nghiệp, nhưng kết quả đạt được còn chưa
cao, nhất là trong các doanh nghiệp tư nhân và các hợp tác xã. Do tình trạng cơng nghệ,
thiết bị lạc hậu nên lao động thủ công, nặng nhọc, độc hại vẫn chiếm tỷ lệ cao; các phương
tiện bảo vệ cá nhân còn thiếu, kém chất lượng, dẫn đến tình trạng tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp vẫn diễn ra ở mức nghiêm trọng.
Một bộ phận công nhân, người lao động, nhất là ngồi khu vực nhà nước, do điều
kiện cuộc sống cịn khó khăn, thời gian làm việc căng thẳng, ít có điều kiện tham gia sinh
hoạt chính trị, xã hội, ít được thông tin, tuyên truyền, nên ý thức giác ngộ giai cấp, nhận
thức chính trị, nhận thức về Đảng, về giai cấp cơng nhân và tổ chức cơng đồn, hiểu biết
về pháp luật, chính sách cịn hạn chế
Đồng thời, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động trực tiếp đến mọi
mặt của sản xuất và đời sống, trong đó có việc làm, thu nhập và mức sống của người lao
động. Đặc biệt, theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế, sẽ có nhiều triệu lao động Việt
Nam ở các ngành thâm dụng lao động có thể bị mất việc làm do máy móc thay thế con
người.
• Một số hàm ý chính sách phát triển giai cấp công nhân trong bối cảnh hiện nay


Thứ nhất, cần chú trọng xây dựng môi trường xã hội, giải phóng lực lượng sản xuất,
tạo mọi điều kiện để công nhân, người lao động phát huy hết khả năng của mình trong lao

động, học tập, cống hiến. Cần thường xun rà sốt các cơ chế, chính sách, pháp luật để
từng bước xóa bỏ những cơ chế, chính sách, pháp luật đã và đang kìm hãm tính tích cực,
chủ động sáng tạo của công nhân, người lao động, đồng thời tạo lập cơ chế mới, bảo đảm
giải phóng người lao động về mọi mặt. Cần chú trọng đến chính sách việc làm, bằng cách
khuyến khích các lĩnh vực, các ngành, nghề, khuyến khích người có vốn, có kỹ thuật – cơng
nghệ, có trình độ quản lý... đầu tư vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra nhiều việc làm mới,
thu hút ngày càng nhiều lao động vào làm việc.
Thứ hai, quan tâm tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt cơ chế dân chủ, để phát huy đầy đủ
quyền làm chủ trực tiếp của công nhân trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế và quyền dân chủ đại diện của người lao động thông qua tổ chức công đồn. Bên cạnh
đó, Nhà nước cần tiếp tục ban hành và đẩy mạnh các chính sách ưu đãi tuyển chọn, sử dụng
và đãi ngộ, tôn vinh những công nhân, người lao động có tay nghề giỏi; khích lệ, tạo cơ
hội, điều kiện vật chất, tinh thần cho công nhân học tập nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ, ngoại ngữ, phát huy tài năng, trí tuệ, sự cần cù, tinh thần vượt khó, cống hiến;
khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc và khát vọng phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc.
Song song với đó, Nhà nước cần thống nhất quản lý và tăng cường quản lý về đào
tạo nghề. Tiến hành kế hoạch hóa cơng tác dạy nghề một cách đồng bộ, nhằm bảo đảm sự
cân đối ngay trong hệ thống giáo dục, giữa hệ thống giáo dục, đào tạo với phát triển kinh
tế, giữa đào tạo và sử dụng. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho các trường dạy
nghề, ưu tiên xây dựng các trung tâm dạy nghề chất lượng cao, xây dựng một số trường dạy
nghề chuẩn, chương trình chuẩn trong cả nước, để đào tạo những ngành, nghề mũi nhọn và
để công nhân tiếp cận được với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học – kỹ thuật, cơng
nghệ. Phát triển đa dạng các loại hình đào tạo ở cả nhà trường và ngay tại doanh nghiệp
một cách phù hợp, hiệu quả, thích ứng với khả năng, điều kiện học tập, để mọi công nhân,
người lao động đều có cơ hội, điều kiện học tập.
Thứ ba, nguyện vọng chính đáng của cơng nhân, người lao động khi tham gia lao
động là được trả công tương xứng với sức lao động bỏ ra, được quan tâm, chăm lo đến các
điều kiện lao động, điều kiện sống, luôn có việc làm ổn định, được đáp ứng các quyền lợi
xã hội khác, bao hàm cả sự công bằng xã hội. Do vậy, Nhà nước cần thơng qua các chính

sách xã hội và bằng các chính sách xã hội, để đáp ứng các điều kiện thiết yếu cho các hoạt
động của công nhân, người lao động. Bởi, thực chất bảo đảm đời sống, đáp ứng các điều
kiện làm việc cho người lao động, đứng ở góc độ quản lý là đầu tư theo chiều sâu, là bồi
dưỡng nhân lực, phát triển nhân tài, là một trong những phương thức đầu tư quan trọng
nhất, có hiệu quả nhất cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương và cơng tác tổ chức tiền lương trong các


loại hình doanh nghiệp, đơn vị, thuộc các thành phần kinh tế, nhằm bảo đảm lương thực tế
đáp ứng đời sống cho công nhân, người lao động, bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao
động. Cần có những quy định ưu đãi mạnh mẽ cơng nhân có trình độ bậc cao, những người
có tài năng thực sự, nhằm tạo động lực khuyến khích cơng nhân, người lao động cống hiến
hết năng lực, trí tuệ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ tư, tiếp tục hồn thiện và thực hiện nghiêm pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh
lao động, bảo hiểm xã hội, xử lý nghiêm những vi phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người lao động; chú trọng chăm lo, cải thiện điều kiện lao động, phịng, chống có hiệu quả
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; quan tâm xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện
có hiệu quả chính sách chăm sóc sức khỏe cho cơng nhân, người lao động, nhất là công
nhân, người lao động nữ, những công nhân làm việc nặng nhọc, độc hại... Chỉ đạo các cấp,
các ngành quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của các cơ sở y tế
ngành, nghề. Bên cạnh đó, cần đặc biệt chú trọng tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, có
hiệu quả Luật Bảo hiểm xã hội, bảo đảm để công nhân, người lao động được thực hiện đúng
đắn, đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các chính sách bảo hiểm xã hội.
Thứ năm, hồn thiện chính sách nhà ở và chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
nhà ở cho công nhân, người lao động. Đẩy mạnh việc phát triển nhà ở cho công nhân khu
công nghiệp thơng qua việc cải thiện chính sách thu hút đầu tư, sửa đổi pháp luật thuế; đồng
bộ các quy định pháp luật về đất đai, đầu tư, nhà ở... theo hướng bố trí quỹ đất phát triển
nhà ở cho công nhân ngay trong khu công nghiệp, coi nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết
yếu của khu công nghiệp. Đồng thời, cần có chính sách xây dựng phát triển đồng bộ các
thiết chế văn hóa, mở rộng mơ hình thiết chế cơng đồn; xây dựng khu tập thể văn hóa, văn

minh. Bảo đảm cho cơng nhân có nơi ở ổn định, an toàn; tạo tâm lý yên tâm, góp phần tái
tạo sức lao động, xây dựng mơi trường sống lành mạnh và đời sống văn hóa cho cơng nhân,
người lao động.
Thứ sáu, quan tâm hơn nữa đến các chính sách khuyến khích xã hội, như chính sách
thi đua, khen thưởng, chính sách tơn vinh các cá nhân, tập thể xuất sắc, có nhiều cống hiến,
nhất là đối với những công nhân, người lao động trực tiếp; làm cho người công nhân luôn
thấy tự hào về nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. Xây dựng, hồn thiện và tổ chức thực
hiện tốt các chính sách khuyến khích xã hội, phát huy sáng kiến, phát minh, sáng chế, chính
sách động viên khuyến khích tài năng... nhằm động viên, khuyến khích cơng nhân, viên
chức, người lao động tích cực phấn đấu làm việc, rèn luyện đạo đức, lối sống, góp phần xây
dựng giai cấp công nhân thực sự vững mạnh. Cần kết hợp chặt chẽ, hài hòa việc xây dựng
và thực hiện các chính sách bảo đảm xã hội và chính sách khuyến khích xã hội, để hai loại
chính sách này tác động, bổ sung cho nhau, tạo động lực mạnh mẽ khuyến khích mọi ng­ười,
mọi tập thể cơng nhân trong các thành phần kinh tế, các ngành, nghề, các lĩnh vực phát
triển.
Thứ bảy, cơ cấu lại lực lượng lao động, nhằm khơng chỉ đáp ứng và thích ứng với
nhu cầu, đòi hỏi, sự dịch chuyển của nền kinh tế số, kinh tế tri thức, mà cịn góp phần ứng


phó với những tình huống khẩn cấp như đại dịch COVID-19 vừa qua. Việc cơ cấu lại thị
trường lao động cần đồng bộ nhiều chính sách và giải pháp, có thể tập trung theo ba phương
hướng: Một là, phân bổ lại lực lượng lao động theo khu vực địa lý, giữa các vùng, miền,
giữa các vùng kinh tế trọng điểm với các tỉnh, thành phố khác, tránh dồn quá nhiều, quá
đông lực lượng lao động vào một số khu vực; Hai là, cơ cấu lại lĩnh vực đầu tư, phát triển.
Về bản chất, đây là việc đổi mới mơ hình tăng trưởng, theo hướng cơ cấu lại các ngành sản
xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại và điều chỉnh chiến lược phát triển
doanh nghiệp; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp; Ba là, cơ cấu đào tạo theo ngành, nghề bằng cách phân bổ cân
đối giữa các cấp, các loại hình. Điểm quan trọng là cần khắc phục tình trạng đào tạo không
theo nhu cầu của thị trường.

Thứ tám, Công đoàn Việt Nam với tư cách là tổ chức quần chúng rộng lớn của giai
cấp công nhân và người lao động có vai trị to lớn trong xây dựng, phát huy vai trị giai cấp
cơng nhân. Do vậy, để xây dựng, phát huy vai trị giai cấp cơng nhân Việt Nam vững mạnh,
tất yếu phải quan tâm xây dựng phát huy vai trị của tổ chức cơng đồn. Các cấp ủy cần đặc
biệt chú trọng lãnh đạo, tạo điều kiện để tổ chức cơng đồn làm trịn vai trị, vị trí của mình,
thơng qua hoạt động cơng đồn tập hợp đông đảo công nhân, người lao động trong mặt trận
thống nhất rộng rãi, phát huy vai trò tiên phong, chủ đạo của giai cấp cơng nhân trong hệ
thống chính trị. Các cấp ủy, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng cần thường xuyên tiếp
xúc, làm việc, lắng nghe ý kiến của cơng đồn, của cơng nhân, viên chức, người lao động,
tơn trọng và phát huy vai trị chủ động, sáng tạo của tổ chức cơng đồn, tăng cường giáo
dục, bồi dưỡng phát triển đảng viên trong công nhân. Cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, sử
dụng và tạo cơ hội phát triển cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, để tạo động lực xây
dựng, thu hút đội ngũ cán bộ cơng đồn có năng lực, trình độ, có bản lĩnh và nhiệt tình cơng
tác cơng đồn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cơng đồn. Quan tâm, ưu tiên tuyển
chọn, bồi dưỡng, sử dụng những cán bộ trẻ, có năng lực, phẩm chất, xuất thân từ công nhân
vào các cấp ủy, vào các cương vị quản lý nhà nước, phấn đấu từng bước tăng tỷ lệ cán bộ
xuất thân từ công nhân, tham gia trong cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp. Tăng cường công
tác kiểm tra của các cấp ủy và xử lý nghiêm những vi phạm trong việc thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng phát huy vai trị giai cấp cơng nhân và tổ chức
cơng đồn trong tình hình mới.
Thứ chín, tạo thêm điều kiện để giai cấp cơng nhân, tổ chức cơng đồn góp tiếng nói
xứng đáng của mình trong hoạch định đường lối, chính sách, trong quản lý nhà nước và xã
hội. Cần nâng cao trách nhiệm của Nhà nước đối với việc xây dựng giai cấp công nhân; chỉ
đạo, kiểm tra các cấp, các ngành thuộc các thành phần kinh tế thực hiện nghiêm túc các chủ
trương, chính sách, pháp luật đối với giai cấp công nhân. Các cơ quan nhà nước cần phối
hợp chặt chẽ với Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam triển khai có hiệu quả các chương
trình hoạt động và tạo những điều kiện thuận lợi về kinh phí để tổ chức cơng đồn hoạt
động, góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh.
Thứ mười, bản thân tổ chức Cơng đồn Việt Nam phải đổi mới mạnh mẽ cả tổ chức,



nội dung lẫn phư­ơng thức hoạt động, theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 126-2021, của Bộ Chính trị, “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đồn Việt Nam trong
tình hình mới”. Phải đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp quần chúng, để ngày
càng động viên, thu hút đư­ợc đông đảo công nhân, người lao động trong các thành phần
kinh tế gia nhập cơng đồn và tự giác tham gia hoạt động cơng đồn... Hoạt động của cơng
đồn phải hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy công nhân, viên chức, người
lao động làm đối tượng vận động; lấy chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng
của cơng nhân, viên chức, người lao động làm mục tiêu hoạt động. Thơng qua hoạt động
cơng đồn góp phần xây dựng giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh, thực hiện tốt sứ
mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn mới.
KẾT LUẬN
1.Ý nghĩa nghiên cứu đề tài.
Qua những nghiên cứu về sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân trên cả hai bình
diện khoa học và thực tế ta có thể kết luận rằng: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
là đánh đổ chế độ chủ nghĩa tư bản, đánh đổ chế độ giai cấp bóc lột lồi người và giải
thốt nhân dân lao động cùng tồn thế giới thốt ra khỏi ách áp bức nô lệ và xây dựng
thành công nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Là một bộ phận của giai cấp công nhân thế giới, giai cấp công nhân Việt Nam
cũng gánh trên vai sứ mệnh lịch sử ấy nhưng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà Đảng
và Nhà nước ta đang đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước địi hỏi giai
cấp cơng nhân Việt Nam phải chú trọng việc phát triển cả số lượng và chất lượng, nâng cao
bản lĩnh chính trị, trình độ chun môn và tay nghề, nâng cao khả năng ứng dụng và sáng
tạo công nghệ mới trong lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng
cao để xứng đáng là lực lượng đi đầu trong q trình cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước
và vai trị lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới.
2. Ý nghĩa đối với bản thân.
Mỗi người trong xã hội phải không ngừng nâng cao nhận thức đúng đắn về giai
cấp và đổi mới nhận thức xã hội để nâng cao trình độ học vấn của mình. Mặt khác trước
sự thất bại và tan rã của chủ nghĩa xã hội tại Đông Âu và Liên Xô, nhiều người đã thể
hiện sự thất vọng và nghi ngờ đối với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Các đối

tượng phản động cùng các lực lượng khác đã lợi dụng để tuyên truyền xuyên tạc và phủ
định sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân đối với chủ nghĩa xã hội thì càng phải đẩy
mạnh hoạt động truyền thông và giáo dục để nâng cao nhận thức của từng người đối
với vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Với các ý nghĩa to lớn như
vậy thì cơng tác phát huy vai trị của giai cấp cơng nhân để qua đó xây dựng giai cấp cơng


nhân Việt Nam luôn là lực lượng đi đầu trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc là
một nội dung quan trọng trong công tác của Đảng, Nhà nước và hệ thống chính
quyền các địa phương ở nước ta.


PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CƠNG NHIỆM VỤ NHĨM
Nội dung thực hiện

Sinh viên thực hiện

PHẦN MỞ ĐẦU
Nội dung 1: Lý do chọn đề tài, mục Hoàng Khánh Phước
tiêu và phương pháp nghiên cứu, in
tiểu luận + Chỉnh sửa tổng thể
PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN
Nội dung 1: Khái niệm về giai cấp Nguyễn Thiên Phước
công nhân theo quan niệm của chủ
nghĩa Mác-Lênin + Chỉnh sửa tổng thể
Nội dung 2: Đăc điểm và sứ mệnh
Nguyễn Văn Quý
lịch sử của giai cấp công nhân
Nội dung 3: Những điều kiện quy định
Nguyễn Anh Tài

sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân

Nhóm tự đánh giá
mức độ hoàn thành
Tốt

Tốt
Tốt
Tốt

PHẦN KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Nội dung 1: Sự ra đời và phát triển
Lê Hoàng Tâm
của giai cấp công nhân
PHẦN KẾT LUẬN
Viết kết luận
Lê Anh Tây

Tốt
Tốt


×