UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH QUẢNG NAM
Lớp
8
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI VIẾT TƯỜNG (Tổng Chủ biên) – NGUYỄN HOÀNG NAM (Chủ biên)
LÊ VĂN HIỆP – PHẠM THỊ THANH THU – LƯƠNG PHƯỚC HÙNG
PHAN THỊ HỒNG PHƯỚC – NGUYỄN QUẬN – NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM
MAI THỊ HIỀN – HỒ VĨNH SANH – NGUYỄN THỊ LỆ HUYỀN – HUỲNH THỊ KIM THẢO
LÊ MINH THƠ – NGUYỄN THỊ MAI LIÊM – NGUYỄN THỊ NƯƠNG – ĐÀO THỊ LAN
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH QUẢNG NAM
Lớp
8
Kí hiệu và hướng dẫn sử dụng tài liệu
MỞ ĐẦU
Giới thiệu một số hình ảnh, thơng tin gợi mở về chủ đề bài
học nhằm tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh.
KIẾN THỨC MỚI
Gồm các nội dung kiến thức, hình ảnh minh hoạ, câu hỏi
gợi ý giúp học sinh tìm hiểu, tiếp thu kiến thức mới.
LUYỆN TẬP
Nội dung luyện tập là các câu hỏi, bài tập thực hành để
học sinh củng cố kiến thức, phát triển năng lực, phẩm chất.
VẬN DỤNG
Gồm các bài tập tình huống, hoạt động trải nghiệm giúp học
sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn học tập và đời sống.
Hãy bảo quản, giữ gìn Tài liệu để dành tặng cho
các em học sinh lớp sau.
2
LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Giáo dục địa phương là mơn học mới trong Chương trình Giáo dục phổ
thơng 2018. Mục tiêu chính của mơn học là trang bị cho các em những hiểu
biết về điều kiện tự nhiên, lịch sử, truyền thống văn hoá, kinh tế, xã hội, môi
trường nơi các em sinh sống; bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương,
ý thức tìm hiểu và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề của
địa phương.
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Nam lớp 8 được Sở Giáo dục và
Đào tạo biên soạn gồm 06 chủ đề : Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế
kỉ XX; Tài nguyên rừng và biển ở tỉnh Quảng Nam; Di sản văn hoá phi vật thể
ở tỉnh Quảng Nam; Những xu hướng chính trong phát triển cơng nghiệp theo
ngành ở tỉnh Quảng Nam; Nếp sống văn hoá của các dân tộc thiểu số ở tỉnh
Quảng Nam; Sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam.
Ở mỗi chủ đề, hệ thống kiến thức được trình bày phù hợp với các hoạt
động học tập để các em tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức mới. Từ đó, giúp các em
luyện tập, thực hành vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề
trong thực tiễn cuộc sống, góp phần phát triển các năng lực, phẩm chất.
Ngồi ra, tài liệu cịn sử dụng các lược đồ, hình ảnh về hiện thực trong đời
sống kinh tế, văn hố, xã hội, mơi trường tự nhiên, chân dung các nhân vật,
sự kiện,... để bài học thêm sinh động, gần gũi; giúp các em hiểu rõ hơn về
vùng đất và con người Quảng Nam trong tiến trình lịch sử.
Ban Biên soạn trân trọng cảm ơn Hội đồng thẩm định; các Sở, ngành, đoàn
thể, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã có ý kiến góp ý; cảm ơn tác giả các tài
liệu khoa học, báo chí mà Ban Biên soạn đã sử dụng trong quá trình biên soạn,
hoàn thiện nội dung tài liệu.
Ban Biên soạn rất mong nhận được sự góp ý xây dựng của các em cùng quý
bạn đọc để tài liệu đạt chất lượng tốt hơn trong lần tái bản sau.
Chúc các em vui khoẻ, học tập chăm ngoan, tiến bộ!
BAN BIÊN SOẠN
3
MỤC LỤC
CHỦ ĐỀ
4
NỘI DUNG
TRANG
1
QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
5
2
TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NAM
13
3
DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ Ở TỈNH QUẢNG NAM
20
4
NHỮNG XU HƯỚNG CHÍNH TRONG PHÁT TRIỂN
CƠNG NGHIỆP THEO NGÀNH Ở TỈNH QUẢNG NAM
28
5
NẾP SỐNG VĂN HOÁ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
TỈNH QUẢNG NAM
36
6
SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở TỈNH QUẢNG NAM
45
CHỦ ĐỀ
QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI
ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX
1
Mục tiêu
– Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hố của Quảng
Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII.
– Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX.
– Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đã
đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
MỞ ĐẦU
Từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX là giai đoạn rất đặc biệt trong lịch sử dân
tộc Việt Nam. Đất nước chứng kiến biết bao đổi thay và cả những biến cố lịch sử
to lớn. Quảng Nam là vùng đất mở, nằm ở trung lộ của đất nước, nơi đây thể hiện
rất rõ những đổi thay đó.
Hình 1.1. Hình ảnh tàu thuyền tấp nập trên sông
Hội An (Nguồn: "Một chuyến du hành đến xứ
Nam Hà (1792-1793)" của tác giả John Barraow,
Nguyễn Thừa Hỷ dịch)
Hình 1.2. Một góc thành Điện Hải sau khi bị liên quân
Pháp – Tây Ban Nha đánh chiếm (Tranh của Lebreton
đăng trên hoạ báo Journal Universel, Paris, 1858.
Nguồn: Alamy stock photo)
1. Quan sát Hình 1.1 và Hình 1.2, em cho biết hai bức tranh vẽ trên gợi cho
em nhớ đến nội dung lịch sử nào ở Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến đầu
thế kỉ XX?
2. Em hãy nêu khái quát về tiến trình phát triển của vùng đất và con người
Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX.
5
KIẾN THỨC MỚI
I. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI
đến cuối thế kỉ XVIII
1. Chính trị
Vùng đất từ bờ nam sông Thu Bồn (Duy Xuyên) cho đến núi Đá Bia (Phú Yên) từ
năm 1471 thuộc đạo thừa tuyên Quảng Nam của Đại Việt. Vùng đất này nhiều lần thay
đổi tên gọi: xứ Quảng Nam (1490), trấn Quảng Nam (1520), dinh Quảng Nam (1602),...
Năm 1604, huyện Điện Bàn được thăng lên làm phủ Điện Bàn, tách khỏi phủ Triệu
Phong (Thuận Hoá), nhập vào dinh Quảng Nam. Dinh Quảng Nam gồm 4 phủ: Điện
Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhơn; kéo dài từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông.
Năm 1801, Nguyễn Ánh lấy hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa làm Quảng Nam dinh
(bao gồm Đà Nẵng và Quảng Nam ngày nay) và đặt làm trực lệ Quảng Nam dinh.
Như vậy, vùng đất từ Hải Vân (Đà Nẵng) đến Dốc Sỏi (Núi Thành) được “ưu tiên” gọi
là Quảng Nam, tên gọi vốn là địa danh chung của một vùng đất rộng lớn.
Từ đầu thế kỉ XVII, Quảng Nam trên thực tế thuộc quyền quản lí của họ Nguyễn.
Đầu thế kỉ XVII, chúa Nguyễn Hoàng di dời dinh trấn Quảng Nam từ thành Xuân
Quang (Sơn Tịnh – Quảng Ngãi) về xã Cần Húc (Duy Xuyên), sau đó lại dời về xã
Thanh Chiêm (Điện Bàn), lập dinh trấn Thanh Chiêm và đưa người con thứ 6 của mình
là Nguyễn Phúc Nguyên vào trấn thủ. Quảng Nam bấy giờ là địa bàn quan trọng để
đối phó với chính quyền Lê – Trịnh, đồng thời là hậu cứ vững chắc cho quá trình mở
cõi của cha ông ta đến vùng cực Nam Tổ quốc. Khi đất nước bị chia cắt, Quảng Nam
thuộc về Đàng Trong, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng rất coi trọng và xem đây là “đất yết
hầu của miền Thuận Quảng”.
Sang nửa sau thế kỉ XVIII,
chính quyền Đàng Trong lâm vào
khủng hoảng nghiêm trọng; quan
lại hành hạ, bóc lột làm khổ dân.
Vì thế, khi phong trào Tây Sơn
bùng nổ, nhân dân Quảng Nam
đã hưởng ứng mạnh mẽ. Chiến
thắng của phong trào Tây Sơn
trong sự nghiệp đánh đổ tập đoàn
phong kiến Trịnh – Nguyễn, mở
đầu sự nghiệp thống nhất đất
nước có phần đóng góp rất lớn
của nhân dân Quảng Nam.
6
Hình 1.3. Dinh trấn Thanh Chiêm
(Ảnh chụp cuối thế kỉ XIX)
Có thể nói, trong giai đoạn này, Quảng Nam có nhiều biến động về chính trị. Tuy
nhiên nơi đây ln được xác định là địa bàn trọng yếu và đã có nhiều đóng góp cho
lịch sử dân tộc.
Từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII, vùng đất Quảng Nam có những biến
động chính trị nào?
2. Kinh tế
Quảng Nam là nơi thử nghiệm thành cơng các chính sách kinh tế có từ thời Lê sơ
của Đại Việt. Các chúa Nguyễn đã thi hành nhiều biện pháp tích cực nhằm khai phá
đất hoang, mở mang xóm làng, phát triển công thương, khai thác tốt tiềm năng trù phú
của vùng đất này. Nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp đều phát triển. Trong Phủ
biên tạp lục, Lê Quý Đôn viết: Quảng Nam là đất phì nhiêu nhất thiên hạ,…; ruộng
đồng rộng rãi, lúa gạo tốt đẹp, trầm hương, tốc hương, sừng tê, ngà voi, vàng bạc, đồi
mồi, trai ốc, bông, sáp, đường, mật, dầu sơn, cau, hồ tiêu, cá, muối, gỗ lạt đều sản
xuất ở đây. Khách Bắc buôn bán quen khen bao không ngớt. (Lê Quý Đôn, Phủ biên
tạp lục, Tập III, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977, trang 137).
Đặc biệt trong giai đoạn này ngoại thương phát triển mạnh. Tàu bè của các nước
Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Pháp thường xuyên cập bến Hội An để mua
các loại sản vật của xứ Quảng. Nhờ đó, Hội An đã trở thành thương cảng quan trọng
nhất của Đàng Trong. Hội An phồn thịnh đến mức có nhiều người ngoại quốc phải
lầm tưởng nên gọi thương cảng Hội An là Quảng Nam quốc.
EM CĨ BIẾT?
Trong sách Ơ châu cận lục, tiến
sĩ Dương Văn An viết về huyện
Điện Bàn giữa thế kỉ XVI như sau:
" Huyện Điện Bàn đất đai liền với
phương nam, cương giới ở ngồi
châu Ơ. Nhiều thóc giàu có, nhà
nơng đạp lúa bằng trâu. Đường bộ
thì có xe, đường thuỷ thì sẵn thuyền.
Xã Mạc Châu trồng nhiều hoa hồng.
Xã Lang Châu sản nhiều lụa trắng.
Hai làng Hoá Khuê cắm cọc để
chống ngạc ngư; các xã Lỗi Sơn
đóng cửa gỗ để phịng mãnh thú.
Đàn bà mặc áo Chiêm, con trai cầm
quạt Tàu. Người sang kẻ hèn bát đĩa
đều vẽ rồng vẽ phượng; người hơn
người kém sống áo tồn màu đỏ,
màu hồng.”
(Dương Văn An, Ơ châu cận lục, bản dịch
của Bùi Lương – Văn hoá Á châu xuất bản –
Sài Gịn 1961)
Trình bày tình hình kinh tế Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII.
7
3. Xã hội
Trong các thập niên cuối thế kỉ XVI, những cuộc di dân từ phía bắc xuống phía
nam tiếp tục diễn ra. Sức hút của tiềm năng kinh tế xứ Quảng làm cho các đoàn
di dân đa dạng, gồm nhiều tầng lớp: thợ thủ công, thầy thuốc, thầy đồ, nhà buôn,
những người thuộc tầng lớp khá giả bị phá sản trong thời kì loạn lạc, những người
phiêu lưu mạo hiểm đi tìm đất mới để sinh cơ lập nghiệp, thử thời vận rủi may,…
Chính lực lượng di dân này đã mang đến cho vùng đất mới một lực lượng lao động
đơng đảo, đa ngành nghề, có kĩ thuật cao. Đây chính là nguồn lực tạo nên sự phát
triển kinh tế hàng hoá của Đàng Trong ở thế kỉ XVII và các thế kỉ tiếp theo.
Cư dân định cư trong những xóm làng. Quan hệ giữa những con người trong làng
ở Quảng Nam cởi mở hơn như quan hệ giữa dân ngụ cư và chính cư, quan hệ trong
nội bộ một tộc họ.
Bằng chính sách chiêu hiền đãi sĩ, quan tâm đến nhân dân, các chúa Nguyễn
đã từng bước ổn định tình hình chính trị, xã hội của dinh trấn Thanh Chiêm. Lê
Q Đơn nhận xét về tình hình ở đây như sau: "Chợ không hai giá, người không
ai trộm cướp, cửa ngồi đêm ngủ khơng phải đóng. Thuyền bn ngoại quốc đều
đến mua bán, đổi chác phải giá, quân lệnh nghiêm trang. Ai cũng cố gắng trong cõi
an cư lạc nghiệp." (Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Tập III, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1977, trang 902). Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ XVII thì nạn chiếm đoạt và tập
trung ruộng đất diễn ra gay gắt, thuế khoá ngày càng tăng…, đời sống nhân dân
trở nên khổ cực.
Trình bày những nét chính trong đời sống xã hội của cư dân Quảng Nam từ đầu
thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII.
4. Văn hố
Hình 1.4. Chùa Vạn Đức tại thôn Đồng Nà,
xã Cẩm Hà, thành phố Hội An
8
Hình 1.5. Cầu Nhật Bản – Chùa Cầu
(thành phố Hội An)
Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII đóng vai trị cực kì quan trọng trong
việc giao lưu, hội nhập văn hoá. Những giá trị văn hoá cũ và mới cùng đan xen tồn
tại. Đạo Phật phát triển, nhiều chùa chiền đã được xây dựng mới như chùa Bảo
Châu (huyện Duy Xuyên), chùa Phước Hoà (thành phố Tam Kỳ), chùa Chúc Thánh,
Chùa Vạn Đức, chùa Cầu (thành phố Hội An).
Từ đầu thế kỉ XVII, đạo Thiên Chúa được các giáo sĩ truyền bá vào Việt Nam. Do nhu
cầu giao lưu với bên ngồi vì mục đích chính trị, các chúa Nguyễn có phần ưu ái nên
Đạo Thiên chúa có điều kiện phát triển trên vùng đất Quảng Nam; các giáo khu được
xây dựng, tiêu biểu là giáo khu Trà Kiệu (huyện Duy Xuyên) và giáo khu Phú Thượng
(huyện Hoà Vang – thành phố Đà Nẵng). Cùng với đó, văn hố phương Tây cũng được
du nhập làm cho đời sống văn hoá tinh
thần của một bộ phận dân cư trở nên đa
dạng hơn.
Hình 1.6. Từ điển Việt - Bồ – La
Cùng với sự du nhập của đạo Thiên
chúa giáo, chữ Quốc ngữ ra đời và
truyền bá ngày càng rộng trên vùng đất
Quảng Nam.
(Dictionarivm Annamiticvm) do
Alexandre de Rhodes biên soạn, in
tại Roma năm 1651, được xem là
cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên.
Văn học trong giai đoạn này phát triển khá phong phú, phản ánh chân thực niềm vui,
nỗi buồn cùng với những thuận lợi, khó khăn của người dân ở vùng đất mới trong một
giai đoạn lịch sử đầy biến động.
Do nhu cầu giao thương và những biến động lớn về chính trị nên người Nhật và
người Trung Quốc đến định cư ở Hội An. Văn hoá vật thể và phi vật thể của các
quốc gia này giao thoa cùng văn hoá Đại Việt tạo nên những nét đặc sắc. Có thể
nói, Quảng Nam là một trong những trung tâm văn hoá lớn thời bấy giờ của quốc gia
Đại Việt.
Nét nổi bật về văn hoá Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII là gì?
II. Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX
Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, là vùng đất trực thuộc triều đình, Quảng
Nam giữ vị trí chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ kinh đô Huế. Khi xâm lược
Việt Nam, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn Quảng Nam – Đà Nẵng để mở
đầu cuộc chiến. Trong suốt 18 tháng (từ ngày 01/9/1858 đến ngày 23/8/1860), nhân
dân Quảng Nam – Đà Nẵng cùng với quân chủ lực triều đình tổ chức chiến đấu rất
9
anh dũng. Lực lượng địa phương được
huy động, nhanh chóng dựng chướng
ngại vật trên sơng, lập hệ thống phịng
thủ ngăn chặn kịp thời sức tiến công
không cho quân Pháp lấn sâu vào
vùng nội địa. Thực hiện chiến thuật
“vườn không, nhà trống”, cô lập và triệt
đường cung cấp lương thực tại chỗ
của chúng.
Với cách đánh này, ta đã đẩy quân
Pháp vào thế bị bao vây giữa chốn
không người làm cho chúng gặp nhiều
khó khăn, bước đầu làm thất bại âm mưu
“đánh nhanh, thắng nhanh” của địch.
Cuối thế kỉ XIX, Quảng Nam là đại
bản doanh của phong trào Cần Vương
Hình 1.7. Bản đồ Thế trận chiến sự năm 1858
ở các tỉnh Nam Trung Kỳ (1885 –
tại Đà Nẵng
1887). Phong trào hưởng ứng chiếu
(Ảnh do nhà nghiên cứu Hồ Trung Tú sưu tầm)
Cần Vương ở Quảng Nam bùng nổ đặt
dưới sự lãnh đạo của Nghĩa hội Quảng Nam do Trần Văn Dư làm Hội chủ và Nguyễn
Duy Hiệu làm Phó Hội chủ. Tân Tỉnh – Trung Lộc, trung tâm hành chính và quân sự
cấp tỉnh được xây dựng. Trước sự lớn mạnh của phong trào, thực dân Pháp và triều
đình Huế quyết định tấn công vào căn cứ của Nghĩa hội. Lực lượng nghĩa quân bị
tổn thất khá nặng nề, nhiều thủ lĩnh bị hành quyết, nhiều người bị bắt về Huế giam
giữ, tra khảo.
Đánh giá đúng tình hình, Nguyễn Duy
Hiệu đã quyết định giải tán Nghĩa hội,
tự nộp mình cho Pháp để bảo toàn lực
lượng, khép lại phong trào đấu tranh yêu
nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương sôi
nổi, oanh liệt ở Quảng Nam.
Đầu thế kỉ XX, bối cảnh lịch sử có
nhiều thay đổi, Quảng Nam có điều
kiện thuận lợi về vị trí và con người để
khởi phát các phong trào yêu nước và
cách mạng.
10
Hình 1.8. Cánh đồng Khe Canh
(nay thuộc xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn,
Quảng Nam) nơi Nguyễn Duy Hiệu xây dựng
trung tâm hành chính – quân sự Tân Tỉnh – Trung Lộc
Tháng 5 năm 1904, tại nhà Nguyễn Thành (Tiểu La)
ở phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, một hội nghị bí mật
được tiến hành để thành lập tổ chức chính trị (về sau
có tên là Duy Tân Hội) do Phan Bội Châu khởi sự. Chí
sĩ Quảng Nam ngồi Nguyễn Thành cịn có Đỗ Đăng
Tuyển và Châu Thượng Văn cùng tham dự. Đây là
những thủ lĩnh còn lại của phong trào Nghĩa hội Quảng
Nam ẩn mình chờ thời cơ để mưu cuộc cứu nước mới.
Năm 1905, phong trào Duy Tân bùng phát, do các nhà
nho yêu nước tiến bộ như: Phan Châu Trinh, Trần Quý
Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Cơ, Phan Thúc Duyện,…
khởi xướng. Từ Quảng Nam, phong trào Duy Tân đã
nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh miền Trung và
ảnh hưởng sâu rộng trong cả nước.
Hình 1.9. Chí sĩ Tiểu La
Nguyễn Thành (1863 – 1911).
Một trong những người
thành lập Duy Tân Hội
Hệ quả của cuộc vận động Duy Tân là phong trào chống sưu thuế của nhân
dân vào năm 1908. Cuộc đấu tranh bùng nổ từ làng Phiếm Ái, huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam và nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh Trung Kì.
Phong trào chống sưu thuế của quần chúng là một trong những sự kiện nổi bật của
phong trào chống thực dân Pháp ở nước ta đầu thế kỉ XX.
Chính quyền thuộc địa nhận thức rõ nguy cơ của một làn sóng yêu nước mới có
trung tâm là Duy Tân Hội và phong trào Duy Tân tại Quảng Nam. Nhân cơ hội bùng
nổ phong trào chống thuế ở Trung Kì, Pháp đã đàn áp bắt các thủ lĩnh của hai phong
trào, tù đày và giết hại những người yêu nước.
Các phong trào yêu nước của nhân dân Quảng Nam vào cuối thế kỉ XIX đến đầu
thế kỉ XX, kết cục đều thất bại nhưng có một ý nghĩa to lớn, đặt nền tảng vững chắc
của truyền thống anh hùng bất khuất để giành độc lập tự do cho q hương, đất nước.
Hình 1.10. Chí sĩ Phan Châu Trinh Hình 1.11. Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng
(1872 – 1926)
(1876 – 1947)
Hình 1.12. Chí sĩ Trần Q Cáp
(1870 – 1908)
11
Đọc thơng tin và quan sát các hình từ Hình 1.7 đến Hình 1.12, hãy:
– Nêu khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế
kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX .
– Giới thiệu nét tiêu biểu của một sự kiện mà em ấn tượng nhất.
LUYỆN TẬP
1. Nêu những thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội của
Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII.
2. Lập bảng về các sự kiện tiêu biểu của nhân dân Quảng Nam trong cuộc kháng
chiến chống Pháp từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:
Thời gian
Sự kiện
Từ ngày 01/9/1858 đến ngày 23/8/1860
?
1885 – 1887
?
1904
?
1905
?
1908
?
VẬN DỤNG
1. Tìm hiểu một thành tựu văn hố có từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII còn tồn
tại đến nay ở địa phương em sinh sống hoặc em biết để chứng tỏ Quảng Nam là
nơi giao lưu và hội nhập văn hoá.
2. Sưu tầm các câu ca dao, hò, vè về phong trào Duy Tân (đầu thế kỉ XX) ở nơi em
sinh sống.
12
CHỦ ĐỀ
TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ BIỂN
Ở TỈNH QUẢNG NAM
2
Mục tiêu
– Trình bày được đặc điểm tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam.
– Biết hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam.
– Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và biển ở địa phương.
– Biết cách tìm hiểu một thành phần của mơi trường tự nhiên qua tài liệu và tham
quan địa phương.
MỞ ĐẦU
Quảng Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng là điều kiện thuận
lợi để phát triển nhiều hoạt động kinh tế.
Hình 2.1. Một cảnh chợ sâm Ngọc Linh (Nam Trà My)
Hình 2.2. Một cảnh chợ cá Bình Minh (Thăng Bình)
Hình 2.1 và Hình 2.2 thể hiện hoạt động liên quan đến việc khai thác những
tài nguyên thiên nhiên nào ở tỉnh Quảng Nam?
KIẾN THỨC MỚI
1. Tài nguyên rừng
a) Đặc điểm
So với các tỉnh trong cả nước, Quảng Nam có diện tích rừng khá lớn, tập trung ở
vùng núi, trung du và ở Cù Lao Chàm. Tổng diện tích rừng năm 2021 là 680,2 nghìn
ha (trong đó rừng tự nhiên 463,4 nghìn ha, rừng trồng 216,8 nghìn ha). Tỉ lệ che phủ
rừng của tỉnh 58,6%, cao hơn mức trung bình của cả nước (42,0%).
13
Diện tích rừng phân loại theo mục đích sử dụng năm 2021
Loại rừng
Diện tích (ha)
Tỉ lệ % so với diện tích đất tự nhiên
Rừng sản xuất
229 568
21,7
Rừng phịng hộ
282 921
26,8
Rừng đặc dụng
129 071
12,2
Hình 2.3. Sâm Ngọc Linh
Hình 2.4. Rừng cây keo trồng
Rừng Quảng Nam thuộc loại rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh, rất phong phú, đa
dạng về cấu trúc, thành phần loài với nhiều loài thực vật quý hiếm; nhiều loại cây lấy
gỗ có giá trị kinh tế cao như chị, gõ, huỷnh, dổi, lim,... Ngồi gỗ, các loại lâm sản khác
cũng khá phong phú, đa dạng về thành phần lồi, cơng dụng sử dụng; nhất là các loại
dược liệu quý như sâm, quế, nấm lim xanh,...
b) Hiện trạng khai thác và sử dụng
Trên cơ sở khai thác tài ngun rừng, lâm nghiệp có vị trí quan trọng đối với tỉnh
Quảng Nam trong cả ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội và môi trường, nhất là đối với đời
sống của đồng bào các dân tộc. Giá trị sản xuất lâm nghiệp đã tăng từ 525 tỉ đồng
năm 2011 lên 1 551 tỉ đồng năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,2%/năm.
Nghề trồng rừng là một trong những nguồn sống, nguồn thu nhập chính của người
dân miền núi.
Trong những năm qua, ở Quảng Nam diện tích rừng tự nhiên có giảm do sạt lở
trong mùa mưa lũ, do cháy rừng và do tác động của con người; diện tích rừng trồng
tăng nhờ việc đẩy mạnh trồng rừng và thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến
từng hộ nơng dân.
Các sản phẩm chủ lực của ngành lâm nghiệp:
– Gỗ nguyên liệu rừng trồng: khối lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng nhanh
(hiện khoảng 1,5 triệu m3/năm), năng suất và chất lượng rừng từng bước được nâng
cao (từ năm 2013 đến năm 2020 năng suất rừng tăng từ 61m3/ha lên 82m3/ha), sản
phẩm gỗ qua chế biến tăng.
14
– Cây dược liệu:
+ Sâm Ngọc Linh: một loại cây dược liệu đặc biệt quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.
Hiện tại Quảng Nam có hơn 15 nghìn ha rừng có sâm Ngọc Linh, tập trung ở Nam
Trà My.
+ Quế Trà My: tập trung ở Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn và Tiên Phước.
Hình 2.5. Chế biến gỗ rừng trồng
Hình 2.6. Khai thác vỏ quế
Hình 2.7. Sâm Ngọc Linh và sản phẩm từ sâm
Hình 2.8. Sản phẩm tinh dầu quế Trà My
Ngoài ra, trên đất lâm nghiệp, nhiều địa phương còn phát triển việc trồng các loại
cây cơng nghiệp (cao su, tiêu, chè, dó bầu,...) và cây ăn quả (bòn bon, thanh trà,
bòng, dứa,...).
Nhiều loại cây đã được tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định và có giá
trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Một số sản phẩm đã có thương hiệu và được ưa chuộng
trên thị trường như sâm Ngọc Linh, quế Trà My,...
Quảng Nam đang tập trung phát triển lâm nghiệp đa chức năng với các mơ hình
nơng lâm kết hợp, trồng rừng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới
tán rừng,... Các mơ hình này khơng chỉ đem lại việc làm, tạo sinh kế ổn định cho
15
người dân mà cịn góp phần bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, tỉnh cũng thực
hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ
cảnh quan, môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch.
Dựa vào thông tin trong mục 1, em hãy:
1. Nêu những đặc điểm chính về tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Nam.
2. Trình bày hiện trạng khai thác tài nguyên rừng ở Quảng Nam.
3. Cho biết những tác động của con người đến diện tích và tài nguyên rừng ở
tỉnh Quảng Nam. Cần phải làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực này?
2. Tài nguyên biển
a) Đặc điểm
Quảng Nam có vùng biển rộng lớn ở phía đơng lãnh thổ phần đất liền, thuộc vùng
biển Nam Trung Bộ. Tỉnh có nguồn hải sản phong phú, với ngư trường rộng 40 nghìn
km2. Theo số liệu của Viện Quy hoạch thuỷ sản thì vùng biển Nam Trung Bộ có trữ
lượng cá khoảng 420 nghìn tấn, khả năng đánh bắt hàng năm 200 nghìn tấn; trữ
lượng mực 7 nghìn tấn, tơm biển 4 nghìn tấn. Tỉnh có đường bờ biển dài trên 125 km,
thềm lục địa kéo dài 93 km. Vùng ven biển, cửa sông và ven Cù lao Chàm có diện tích
mặt nước ni trồng thuỷ sản lớn.
Đặc biệt, trên các đảo của Cù Lao Chàm còn có nguồn lợi lớn từ yến sào (tổ chim
yến) là một loại thực phẩm – dược phẩm đem lại giá trị kinh tế cao.
Các bãi biển có độ dốc thấp, cát mịn, nước biển trong xanh có giá trị đối với ngành
du lịch nghỉ dưỡng như: Cửa Đại, An Bàng, Hà My, Tam Thanh,...
Năm 2009, Cù Lao Chàm – Hội An đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ
sinh quyển thế giới. Đây là Khu dự trữ sinh quyển có độ đa dạng sinh học vào loại
cao nhất tại Việt Nam với khoảng 950 lồi thuỷ sinh, trong đó có hơn 300 lồi san
hơ, nhiều lồi rong biển, cỏ biển,...
Ở vùng thềm lục địa Quảng Nam có mỏ khí đốt “Cá Voi Xanh”, trữ lượng đến 150 tỉ m3.
b) Hiện trạng khai thác và sử dụng
Trên vùng biển Quảng Nam, hằng năm ngư dân khai thác hàng trăm nghìn tấn
thuỷ sản các loại, trong đó có nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao. Các đội tàu đánh
bắt thủy sản đang được đầu tư theo hướng khai thác xa bờ. Trong lĩnh vực nuôi
trồng, tỉnh đã phát triển các mơ hình ni tơm, cá ở nhiều địa phương; kết hợp trồng
rong câu chỉ vàng tại Hội An, Núi Thành; trồng rong nho tại Núi Thành. Sản phẩm
thuỷ sản nước mặn, nước lợ nuôi trồng chủ lực là tôm thẻ chân trắng (tập trung ở
Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành, Hội An, Tam Kỳ), tôm sú (chủ yếu ở Thăng Bình,
Núi Thành, Tam Kỳ, Hội An).
16
Ngành thuỷ sản ở Quảng Nam phát triển khá ổn định và đạt được nhiều kết quả
tích cực. Năm 2021, Quảng Nam có sản lượng thuỷ sản nước mặn đạt khoảng 90
nghìn tấn; thuỷ sản nước lợ đạt trên 23 nghìn tấn; trong đó sản lượng tơm đạt trên
19 nghìn tấn.
Ngoài ra, ở Cù Lao Chàm hằng năm khai thác được khoảng 1,5 tấn yến sào
cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Nghề khai thác yến sào Thanh Châu
(Hội An) được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch cơng nhận là Di sản văn hố phi
vật thể quốc gia.
Hình 2.9. Kéo lưới ven bờ
Hình 2.10. Đội tàu đánh bắt xa bờ
Hình 2.11. Ni thuỷ sản ở lồng bè ven biển
Hình 2.12. Khai thác yến sào
Du lịch biển đảo cũng là thế mạnh của Quảng Nam với những bãi tắm nổi tiếng:
Cửa Đại, An Bàng, Hà My, Bình Minh, Tam Thanh, Biển Rạng,...; ghềnh đá Bàn
Than, Cù Lao Chàm thu hút nhiều du khách gần xa với các dịch vụ du lịch biển và
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.
Về khai thác tiềm năng, phát triển giao thông vận tải biển và dịch vụ cảng biển,
tỉnh có cảng biển Kỳ Hà (còn gọi là cảng biển Chu Lai) có khả năng tiếp nhận tàu
trên 20 nghìn tấn; là đầu mối trung chuyển vùng, kết nối đường bộ, đường sắt,
17
đường thủy nội địa với đường biến quốc tế, là cửa ngõ kết nối ra biển Đông của
vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia và Thái Lan.
Tỉnh đang đầu tư các dự án phục vụ khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá như: cảng
cá Hồng Triều (Duy Xuyên); cảng cá Tam Quang (Núi Thành),...
Tuy nhiên, gần đây việc khai thác tổng hợp các tài nguyên biển ở một số địa
phương trong tỉnh cũng đã bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm môi trường ven biển, nguồn
lợi thuỷ sản gần bờ giảm sút, sạt lở bờ biển,...
Hình 2.13. Bãi tắm An Bàng
Hình 2.14. Cảng biển Chu Lai
Dựa vào thông tin trong mục 2 và kiến thức đã học, em hãy:
1. Nêu những đặc điểm chính về tài nguyên biển ở tỉnh Quảng Nam.
2. Trình bày hiện trạng khai thác tài nguyên biển ở Quảng Nam.
3. Đề xuất một số biện pháp để có thể khai thác lâu bền, bảo vệ tài ngun và
mơi trường biển Quảng Nam.
EM CĨ BIẾT?
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện
có 2 Vườn quốc gia, 2 Khu bảo tồn
loài và sinh cảnh cấp tỉnh, 1 Khu dự
trữ thiên nhiên cấp tỉnh và 1 Khu bảo
tồn biển đã có quyết định thành lập.
1. Vườn quốc gia Bạch Mã (ở
vùng giáp ranh giữa tỉnh Thừa Thiên
– Huế và tỉnh Quảng Nam)
18
2. Vườn quốc gia Sông Thanh
3. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Sao la tỉnh Quảng Nam.
4. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Voi tỉnh Quảng Nam.
5. Khu dự trữ thiên nhiên Ngọc Linh.
6. Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm.
LUYỆN TẬP
1. Hãy kể tên một số sản vật ở tỉnh Quảng Nam được khai thác từ tài nguyên rừng,
tài nguyên biển. Các sản vật này phân bố chủ yếu ở địa phương (huyện, thị xã,
thành phố) nào?
2. Quảng Nam có những hoạt động kinh tế nào để khai thác tài nguyên rừng, tài
nguyên biển?
VẬN DỤNG
Tham quan, tìm hiểu thực tế và sưu tầm tư liệu, hình ảnh
thực hiện giới thiệu về:
1. Một loại tài nguyên rừng hoặc biển và các hoạt động kinh tế liên quan đến tài
nguyên đó ở địa phương hoặc gần địa phương em đang sinh sống.
2. Một khu du lịch biển (hoặc một vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ
sinh quyển thế giới,...) ở tỉnh Quảng Nam.
19
CHỦ ĐỀ
3
DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ
Ở TỈNH QUẢNG NAM
Mục tiêu
– Kể tên được một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam.
Nhận biết được các loại hình di sản văn hố phi vật thể của địa phương.
– Trình bày được những nét cơ bản của di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu thuộc
loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở tỉnh Quảng Nam: Nghệ thuật Bài
chòi, Múa Tân’ tung Da’dá.
– Nêu được một số biện pháp mà tỉnh Quảng Nam đã thực hiện để bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của địa phương.
– Thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần giữ gìn và
phát huy giá trị của di sản văn hố phi vật thể ở địa phương.
MỞ ĐẦU
Với điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng cùng bề dày lịch sử, văn hố,
Quảng Nam khơng chỉ sở hữu nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà còn
lưu giữ nhiều di sản văn hoá phi vật thể mang đậm dấu ấn văn hố của cộng
đồng các dân tộc. Trong đó, có 16 di sản (tính đến tháng 5 – 2023) đã được đưa
vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đặc biệt, có di sản được ghi
vào Danh sách di sản văn hoá phi vật thể đại diện nhân loại.
Hãy chia sẻ ngắn gọn thông tin em đã biết về một di sản văn hoá phi vật thể
ở tỉnh Quảng Nam.
KIẾN THỨC MỚI
1. Vài nét khái quát về di sản văn hoá phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam
Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân,
vật thể và khơng gian văn hố liên quan, có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học, thể
hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức
khác (Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hoá).
Di sản văn hoá phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam đa dạng, phong phú, tiêu biểu cho các
dân tộc, các vùng miền trong tỉnh và thể hiện ở đủ các loại hình:
20
– Về tiếng nói, chữ viết: Tồn tại phương ngữ Quảng Nam với cách phát âm và dùng
từ rất riêng biệt; tiếng nói, chữ viết của các tộc người thiểu số Cơ Tu, Xơ Đăng, Co,
Gié - Triêng.
– Về ngữ văn dân gian: Có tục ngữ, ca dao, hị vè, truyện kể dân gian, hát ru, nói lý,
hát lý… gắn với đặc điểm cư trú và lịch sử, văn hoá từng dân tộc, vùng miền.
– Về nghệ thuật trình diễn dân gian: Lưu giữ, bảo tồn nhiều loại hình diễn xướng
dân gian có giá trị, tiêu biểu như Nghệ thuật Bài chòi, Hát bả trạo, Nghệ thuật Tuồng,
Hát sắc bùa, Múa Tân'tung Da'dá,…
– Về lễ hội: Có nhiều lễ hội độc đáo của nhiều vùng miền như Lễ hội Rước cộ Bà
chợ Được, Lễ hội Bà Thu Bồn, Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội Cầu mưa,…
– Về tập quán xã hội và tín ngưỡng: Ở mỗi vùng miền có các tập tục, luật tục, hình
thức tín ngưỡng dân gian gắn với đời sống và môi trường cư trú như Nghi lễ dựng Cây
nêu và bộ Gu của người Co, tục thờ Cá Ơng của cư dân vùng biển hay tín ngưỡng thờ
mẫu trong Lễ hội Bà Thu Bồn, Lễ hội Bà Phường Chào,…
– Về nghề truyền thống: Các ngành nghề đang được lưu truyền từ đời này qua đời
khác như nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu, nghề khai thác yến sào Thanh Châu,
nghề mộc Kim Bồng; nghề đúc đồng Phước Kiều, nghề dệt Mã Châu,…
– Về tri thức dân gian: Tồn tại kho tàng tri thức dân gian liên quan đến nhiều lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội như tri thức về ứng xử, thích ứng với mơi trường
tự nhiên, ứng phó với thiên tai, bão lũ; về y dược để phòng chữa bệnh; về sản xuất
nông nghiệp, nghề thủ công; về ẩm thực với các món ăn đặc trưng của các vùng miền
như mì Quảng, cao lầu, phở sắn, bánh tổ, bánh nậm, rượu tà vạt,...
1. Kể tên một số di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam mà em biết.
2. Di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam tồn tại ở những loại hình nào?
Quan sát các hình ảnh sau và cho biết: mỗi hình ảnh đó thể hiện loại hình di
sản văn hố phi vật thể nào ở tỉnh Quảng Nam?
Hình 3.1. Liên hoan Nghệ thuật Tuồng
ở huyện Quế Sơn
Hình 3.2. Một nghi thức trong Lễ hội Cầu ngư
ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành
21
Hình 3.3. Sản phẩm hoạ tiết rồng
của làng mộc Kim Bồng (Hội An)
Hình 3.4. Hơ hát Bài chịi ở phố cổ Hội An
2. Các di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn
dân gian ở tỉnh Quảng Nam
a) Nghệ thuật Bài chòi
Quảng Nam là một trong các tỉnh miền Trung sở hữu di sản Nghệ thuật Bài chòi.
Trò chơi Bài chòi và hát dân ca Bài chịi bắt nguồn từ q trình lao động sản xuất,
giao thoa văn hoá và sự sáng tạo nghệ thuật của người dân.
Hội Bài chòi thường diễn ra vào đầu xuân, được tổ chức ở những nơi công cộng
rộng rãi, thoáng mát như ngã ba đầu làng, sân chợ, sân đình,… Các chịi làm bằng
tre, lợp tranh hay rạ, gồm chòi cái và các chòi con. Trước chòi cái là sân khấu để
anh hiệu (có thể hai người, một nam, một nữ) vừa giới thiệu, vừa hô hát, điều khiển
cuộc chơi. Khu vực gần sân khấu có trống chầu dùng làm trống lệnh và ban nhạc
cổ để hoà âm.
Bộ bài chơi gồm 30 cặp được chia làm 2 phần giống nhau, một phần được phân
phát cho người chơi, mỗi người 3 quân bài; một phần đựng trong một ống tre trên một
cây nọc cao vừa đủ để anh hiệu khơng nhìn thấy các qn bài nhưng vẫn rút được.
Sau câu hò mở đầu, anh hiệu rút một quân bài của bộ thẻ bài trong ống tre và hát
vài câu ca dao hoặc bài vè có liên quan đến quân bài vừa rút, rồi xướng tên quân
bài. Ai có quân bài trùng với tên quân bài vừa xướng thì sẽ được trao một lá cờ đuôi
nheo. Ván chơi kết thúc khi một trong số người chơi có đủ 3 lá cờ, gọi là “Tới”.
Nghệ thuật hô tên con bài là nghệ thuật kéo dài sự hồi hộp của người chơi bài
bằng câu thai (câu đố) với lối pha trò hài hước, lời hô đậm chất phương ngữ vùng
miền. Cách hơ có khi chỉ là đọc diễn ngâm nhưng thường thì anh hiệu hát lên theo
những làn điệu cơ bản như Xuân nữ, Cổ bản, Xàng xê, Hò Quảng. Lời hát có nội
dung châm biếm, đả kích thói hư, tật xấu; giáo dục điều hay, lẽ phải, hoặc ca tụng vẻ
đẹp của con người Quảng Nam. Sau này, từ lối hơ hát của người hiệu mà hình thành
nên sân khấu ca kịch Bài chòi.
22
Bài chịi Quảng Nam, từ lâu đã là một hình thức sinh hoạt văn hố và giải trí độc
đáo, hướng con người đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức cao đẹp. Thú chơi tao
nhã của người bình dân ấy đã góp phần tạo nên dấu ấn đặc biệt cho một vùng đất,
giúp quảng bá hình ảnh đất và người xứ Quảng. Tại phố cổ Hội An, Bài chòi đã trở
thành sản phẩm du lịch đặc sắc góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Hình 3.5. Anh hiệu hơ Bài chịi
Hình 3.6. Bài chịi ở phố cổ Hội An
thu hút đông đảo du khách tham gia
1. Em hãy xác định nguồn gốc hình thành của Nghệ thuật Bài chòi.
2. Lập bảng theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp về một số đặc điểm của
Nghệ thuật Bài chịi Quảng Nam:
Thời gian tổ chức
?
Khơng gian tổ chức
?
Bố trí khu vực chơi
?
Bộ bài chơi
?
Cách thức chơi
?
3. Trình bày nét đặc sắc của nghệ thuật hơ Bài chịi Quảng Nam.
b) Vũ điệu Tân’tung Da’dá của người Cơ Tu
Điệu múa Tân'tung Da'dá còn gọi là "Vũ điệu dâng trời" được bắt nguồn từ cuộc
sống lao động và đấu tranh sinh tồn giữa con người với thiên nhiên, đặc biệt là từ
những động tác dâng lễ vật thời xa xưa của người Cơ Tu.
Đây là điệu múa tập thể được trình diễn ở trước nhà Gươl, xuất hiện trong nhiều
sinh hoạt cộng đồng và các lễ hội lớn như lễ hội mừng lúa mới, lễ hội dựng làng...
Trong điệu múa “Tân’tung”, đàn ơng mặc khố, áo chồng vải dệt thổ cẩm, chân
đi trần lết đất, tay nắm chặt cây khiên, cây giáo, cây nỏ,... hoặc nắm chặt tay người
23
bạn bên cạnh cùng tung đôi tay lên, cùng múa và cùng đồng thanh tạo nên tiếng
hú, tiếng hét một cách tự nhiên, hùng dũng, thể hiện sức mạnh đương đầu với sự
khắc nghiệt của thiên nhiên hay sự tàn bạo của kẻ thù, động viên bà con yêu cuộc
sống, yêu bản làng, núi rừng. Trong điệu múa “Da’dá”, con gái thường mặc váy dệt
bằng thổ cẩm nhiều màu sắc, hoa văn, vai trần lộ cổ đeo cườm, chân đi trần nhón
gót ngược chiều kim đồng hồ, múa uyển chuyển, nhẹ nhàng, đều đặn. Đôi tay vươn
lên khỏi đầu đưa hứng ra hai bên vng góc và song song với sống cổ, lòng bàn tay
ngửa lên ngả theo hướng sau lưng, bàn tay chụm lại nhưng ngón cái xoè ra. Tư thế
múa "Da’dá" thể hiện sự đứng đắn, chung thuỷ và khơng khuất phục trước kẻ thù.
Đi đầu đội hình múa Tân’tung Da’dá thường có các già làng, nghệ nhân thổi tù và,
khèn bè, một số người đánh chiêng, gõ trống. Tiếp theo là nam nữ thanh niên cùng
nhịp bước với điệu múa rộn ràng, sinh động. Họ di chuyển thành vòng tròn, ngược
chiều kim đồng hồ trong âm thanh sôi động của cồng chiêng và các loại nhạc cụ
truyền thống khác.
Điệu múa trở thành nét văn hoá đẹp phản ánh sức sống mãnh liệt của người Cơ Tu
với khát vọng chinh phục vũ trụ, muốn vươn lên tầm cao mới, mong ước cuộc sống
tốt đẹp hơn; đồng thời biểu hiện lòng biết ơn đất trời, trung thành với người, kính trên
nhường dưới. Khơng chỉ là một hình thức sinh hoạt cộng đồng, hiện nay, điệu múa
Tân'tung Da'dá được đưa vào hoạt động du lịch, phục vụ du khách nhằm gìn giữ,
quảng bá nét đẹp văn hố của người Cơ Tu.
Hình 3.7. Điệu múa Tân'tung Da'dá
của người Cơ Tu
Hình 3.8. Nghệ nhân thổi tù và; các chàng trai đánh
chiêng, trống đi đầu đội hình múa Tân'tung Da'dá
1. Trình bày đặc điểm về khơng gian, hình thức, trang phục biểu diễn của vũ
điệu Tân’tung Da’dá.
2. Vũ điệu Tân’tung Da’dá có ý nghĩa gì trong đời sống của người Cơ Tu?
24