Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Tỉnh Quảng Ninh Lớp 4.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.91 MB, 67 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu

GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH QUẢNG NINH

Lớ p

4



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỄN VĂN TUẾ (Tổng chủ biên) – NGUYỄN THỊ THANH THỦY (Chủ biên)
NGUYỄN THANH HỒNG – NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
VŨ THỊ HẰNG

Tài liệu

GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH QUẢNG NINH

Lớ p

4

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM




LỜI NÓI ĐẦU
Các em thân mến!
Trên tay các em là cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh
Lớp 4. Với 9 chủ đề, các em sẽ được tìm hiểu về cảnh đẹp, văn hố, lịch sử,
mơi trường,… của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hoá,
tài nguyên phong phú và nhiều cảnh quan tươi đẹp. Chúng mình sẽ cùng
khám phá, thực hành, trải nghiệm để hiểu rõ hơn về quê hương, thêm
yêu quý, trân trọng và tự hào về nơi mình đang sinh sống.
Hãy cùng nhau vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày,
thực hiện những việc làm có ích với bản thân, gia đình và cộng đồng để
quê hương Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp và văn minh.

3


Hướng dẫn sử dụng và kí hiệu dùng trong tài liệu

4

KHỞI ĐỘNG

Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để
tham gia hoạt động tạo hứng thú, tò mò vào chủ đề mới.

KHÁM PHÁ

Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát, thảo luận,

tìm tịi, tìm kiếm thơng tin nhằm phát hiện và chiếm lĩnh
những điều mới, chưa biết của chủ đề.

THỰC HÀNH

Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị để
giải quyết các vấn đề, tình huống, chủ đề tương tự hay
biến đổi... nhằm khắc sâu kiến thức hình thành kĩ năng
một cách chắc chắn.

VẬN DỤNG

Học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế hoặc vấn đề
có liên quan đến tri thức của chủ đề, từ đó phát huy tính
mềm dẻo của tư duy, khả năng sáng tạo.

Quan sát và trả lời

Hát

Liên hệ và trả lời

Chúng mình nhớ!
Hình thành giá trị, đạo đức.


MỤC LỤC
Lời nói đầu...................................................................................................3
Hướng dẫn sử dụng và kí hiệu dùng trong tài liệu...........................4


Chủ đề
Chủ đề
Chủ đề
Chủ đề
Chủ đề
Chủ đề
Chủ đề
Chủ đề
Chủ đề

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Thiên nhiên và con người Quảng Ninh....................6
Lịch sử và văn hoá truyền thống
của Quảng Ninh...........................................................11
Nhạc cụ truyền thống của các dân tộc
ở Quảng Ninh................................................................18
Vẻ đẹp kì quan thiên nhiên thế giới
vịnh Hạ Long...............................................................24
Dân cư, hoạt động sản xuất và một số
nét văn hoá vùng núi tỉnh Quảng Ninh................30


Du lịch tỉnh Quảng Ninh............................................36

Làng nghề truyền thống ở Quảng Ninh...............45

Hoạt động nhân đạo ở Quảng Ninh.........................51

Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh.....................56
5


CHỦ ĐỀ

1

THIÊN NHIÊN
VÀ CON NGƯỜI QUẢNG NINH

KHỞI ĐỘNG

Hãy giới thiệu một vài nét đặc trưng về thiên nhiên nơi em đang
sinh sống. Người dân ở đó thường làm những nghề gì?
KHÁM PHÁ

1 Vị trí địa lí và một số địa danh của tỉnh Quảng Ninh
a) Chỉ và nói vị trí của tỉnh Quảng Ninh trên lược đồ Việt Nam.

Quảng Ninh là tỉnh
thuộc vùng Đơng
Bắc của Việt Nam,
có khoảng dài nhất

từ đông sang tây là
195 km, từ bắc xuống
nam là 102 km.

Vị trí tỉnh Quảng Ninh trong lãnh thổ Việt Nam
6


b) Tỉnh Quảng Ninh tiếp giáp với những tỉnh thành nào của nước ta?
c) Kể tên các huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ninh.

CHÚ GIẢI
Quốc lộ 18
Quốc lộ 4B
Thành phố

LẠNG SƠN
Bình Liêu

Ba Chẽ
Bình Liêu
Cơ Tơ
Hải Hà
Tiên n
Hạ Long

Móng Cái
Cẩm Phả
ng Bí
Vân Đồn

Quảng n
Đơng Triều
Đầm Hà

Móng cái

Hải Hà
Tiên n

BẮC GIANG

Đầm Hà

Ba Chẽ

Vân Đồn
Đơng Triều
ng Bí
Cẩm Phả

HẢI
DƯƠNG

Hạ Long

Cơ Tơ

Quảng n

HẢI PHỊNG


Lược đồ tỉnh Quảng Ninh

Trên đất liền, phía bắc giáp
Trung Quốc với đường biên giới
dài 250 km và tỉnh Lạng Sơn;
phía tây giáp các tỉnh Lạng
Sơn, Bắc Giang, Hải Dương;
phía nam giáp Hải Phịng; phía
đơng là vịnh Bắc Bộ, bờ biển
dài 250 km.

7


2 Một số nét chính về tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh
Hãy nêu một số nét chính về địa hình và khí hậu của tỉnh
Quảng Ninh.

Quảng Ninh là một tỉnh miền núi với tổng diện tích là 6 102 km2 trong đó có
80% diện tích đất đai là đồi núi.
Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên, khống sản
phong phú, đa dạng như: than đá, đá vơi, đất sét,… Ngồi ra, Quảng Ninh
cịn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh nổi tiếng.

Quảng Ninh có vị
trí địa lí thuận lợi, có
điều kiện phát triển,
giao lưu, hợp tác
kinh tế.

Quảng Ninh được
ví như một "Việt
Nam thu nhỏ" – Nơi
có cả biển, đảo,
đồng bằng, trung
du, đồi núi, biên giới,
tài nguyên khoáng
sản, nơi hội tụ đầy
đủ tinh hoa về văn
hoá, con người,
cảnh quan thiên
nhiên kì vĩ, đặc sắc,
hiếm có.

Đặc điểm
tự nhiên
Quảng Ninh

Khí hậu Quảng Ninh
đặc trưng cho các
tỉnh, thành phố miền
Bắc Việt Nam; mỗi
năm có 4 mùa xn,
hạ, thu, đơng.

Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thổi
nhiều là gió nam. Mùa đơng lạnh, khơ hanh,
ít mưa, gió đơng bắc. Nhiệt độ trung bình
hằng năm khoảng 21oC. Độ ẩm trung bình
hằng năm là 84%.


Em hãy giới thiệu với các bạn về địa hình và khí hậu của
địa phương em.

8


3 Một số hoạt động kinh tế của Quảng Ninh
Nêu một số nét chính về hoạt đợng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, là một trong 05 tỉnh, thành
phố dẫn đầu của cả nước.
Quảng Ninh luôn nỗ lực bảo tồn, phát huy những di sản thiên nhiên ban
tặng; phát triển kinh tế bền vững, chuyển dần từ “nâu” sang “xanh”.

* Về du lịch, dịch vụ:
Trở thành kinh tế mũi nhọn
với nhiều sản phẩm du lịch
độc đáo, đặc sắc, thú vị,
phục vụ du khách, như:
Du lịch văn hoá; Du lịch
sinh thái;…

Hoạt động
kinh tế
ở Quảng Ninh

Ngành du lịch, dịch vụ
đã đóng góp vào phát
triển kinh tế của tỉnh ngày

càng tăng.

* Về nông, lâm nghiệp:
Chăm sóc, bảo vệ rừng; khai
thác rừng bền vững đảm bảo
cho việc bảo vệ môi trường
sinh thái,... góp phần phát triển
ổn định kinh tế – xã hội cho
người dân đặc biệt là khu vực
miền núi.

* Về công nghiệp:
Phát triển công nghiệp
xanh, sạch; công nghệ
thông minh, thân thiện
với môi trường.
Khai thác bền vững công
nghiệp khai thác khoáng
sản, đặc biệt là ngành
Than góp phần đảm bảo
an ninh năng lượng.

* Về nuôi trồng thủy sản:
Quảng Ninh có diện tích mặt
nước biển, rừng ngập mặn rộng
lớn để phát triển nuôi các loại
thuỷ sản, đưa Quảng Ninh trở
thành tỉnh giàu, mạnh từ biển.

Hãy kể thêm một số hoạt động kinh tế của địa phương em

và chia sẻ với các bạn.

9


THỰC HÀNH

4 Hãy viết tên một số địa danh của tỉnh Quảng Ninh theo gợi ý
sau vào vở.

Thành phố
Móng Cái

Các địa danh
tiêu biểu
của tỉnh
Quảng Ninh

5 Viết 5 – 7 câu về một số nét chính của điều kiện tự nhiên
và hoạt động kinh tế của tỉnh Quảng Ninh vào vở.

VẬN DỤNG

6 Cùng thuyết trình
Chia sẻ với các bạn về thiên nhiên và con người tỉnh Quảng Ninh
theo gợi ý sau:
a) Vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu.
b) Một số nét chính về điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế
của tỉnh.
c) Em sẽ làm gì để q hương

Quảng Ninh thêm xanh, sạch và
giàu đẹp?

Tơi xin trình bày kết quả
của nhóm tơi.

Chúng mình nhớ
Thiên nhiên Quảng Ninh tươi đẹp, con người Quảng Ninh
thân thiện, văn minh, hào sảng.
10


CHỦ ĐỀ

2

LỊCH SỬ VÀ VĂN Hoá
TRUYỀN THỐNG CỦA QUẢNG NINH
KHỞI ĐỘNG

Xem video clip về một số hoạt động lễ hội diễn ra tại Quảng Ninh.

KHÁM PHÁ

1 Một số nét về văn hoá truyền thống của Quảng Ninh
Văn hoá truyền thống là các giá trị vật chất và tinh thần tốt đẹp, tiêu biểu cho
bản sắc dân tộc, được bảo vệ, duy trì, bổ sung, phát triển và lưu truyền qua các
thế hệ. Quảng Ninh là địa phương có nhiều dân tộc sinh sống với nền văn hoá
đa dạng và mang đậm bản sắc của quê hương.


Nhà ở
Nhà của người Quảng Ninh
có nhiều kiểu, rất phong phú.
Có thể thấy ở đây nhiều kiểu
nhà như: nhà theo kết cấu
truyền thống của người Kinh;
kiểu nhà làng chài trên biển;
nhà sàn của người Dao, Tày,
Sán Chay, nhà nền đất của
người Sán Chay; nhà trình
tường, kiểu nhà nửa nền đất
nửa sàn của người Dao.

1

Nhà trình tường của người Dao Thanh Phán

11


2

Nhà ở truyền thống của người Kinh

3

Nhà bè – nơi sinh sống trước đây
của ngư dân

Trang phục

Cùng với tiếng nói, trang phục là
một di sản văn hoá truyền thống độc
đáo mang đặc trưng rất dễ nhận biết
của từng dân tộc. Trang phục truyền
thống khơng chỉ mang đậm bản sắc
văn hố mà còn chứa đựng những
giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của
từng tộc người ở Quảng Ninh.

4

Trang phục truyền thống của người Tày

5

Trang phục truyền thống
của người Sán Dìu

12

6

Trang phục truyền thống
của người Dao Thanh Y


Phong tục tập quán
Phong tục tập quán các dân tộc
ở Quảng Ninh phong phú, đa dạng.
Có thể kể đến như tục cưới hỏi của

người Kinh; lễ cầu mùa của người
Sán Chay; tục ăn trầu của phụ nữ
Sán Dìu và người Kinh; tục “lại mặt”
trong hôn lễ của một số dân tộc như
Dao, Tày, Sán Chay, Sán Dìu, Kinh;
Tết Đơng chí của người Sán Dìu,...
Ngồi ra, văn hố Quảng Ninh cịn
có nét đặc sắc riêng với nền “văn
hố cơng nhân mỏ”, được hình
thành và phát triển gần 150 năm
nay, gắn liền với quá trình lao động,
đấu tranh cách mạng.

7

Trình diễn nghi lễ cầu mùa tại Lễ hội Văn hoá,
Thể thao dân tộc Sán Chỉ năm 2020

8

Tượng đài Vinh quang thợ mỏ Việt Nam
(thành phố Cẩm Phả)

Lễ hội
Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân,
thể hiện sức mạnh cộng đồng. Quảng Ninh có rất nhiều lễ hội. Bên cạnh các
lễ hội truyền thống như: lễ hội đình Trà Cổ (thành phố Móng Cái), lễ hội đình
Quan Lạn (huyện Vân Đồn), lễ hội Tiên Cơng, lễ hội Bạch Đằng (thị xã Quảng
Yên), lễ hội đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), Hội làng Bằng Cả (thành phố
Hạ Long), lễ hội đình Lục Nà (huyện Bình Liêu),... nơi đây cịn có các lễ hội có

nguồn gốc từ nước ngoài như: Carnaval Hạ Long, lễ hội hoa anh đào Hạ Long.
Các lễ hội đó góp phần tạo nên nét đặc sắc trong văn hoá của tỉnh.

10

9

Lễ hội Yên Tử

Carnaval Hạ Long
13


Ẩm thực
Ẩm thực của người dân Quảng Ninh phong phú, kĩ càng trong lựa chọn
nguyên liệu, cách thức chế biến cũng như trong cách thưởng thức, mang
đậm phong vị của tình đất, tình người. Ngồi các món ăn đặc sản biển tiêu
biểu như: chả mực, ngán hấp, sá sùng,… Quảng Ninh cịn có nhiều món ăn
đặc sắc của các tộc người thiểu số như: bánh tài lồng ệp của người Sán
Dìu, bánh cc mị của người Tày, thịt hầm gừng rượu của người Dao,…
Bên cạnh đó, món bánh mì mỏ từ lâu đã trở thành nét văn hoá đặc sắc,
riêng có của vùng đất và con người nơi đây.

11

Bánh coóc mị của người Tày

12

Bánh mì mỏ


a) Nêu những nét đặc sắc về văn hoá truyền thống của Quảng Ninh.
b) Ở địa phương em có những nét văn hố đặc sắc nào?

2 Một số danh nhân lịch sử ở Quảng Ninh
Hãy kể về các danh nhân lịch sử dưới đây. Em ấn tượng nhất
danh nhân nào? Điều gì làm em ấn tượng nhất về danh nhân đó?
Quảng Ninh là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, mang đậm
bản sắc dân tộc. Nơi đây còn là vùng đất "địa linh nhân kiệt", đã
sản sinh ra nhiều người con ưu tú, danh nhân lỗi lạc làm rạng danh
cho quê hương. Đây là yếu tố quan trọng góp phần làm giàu cho
truyền thống lịch sử – văn hoá của tỉnh.

14


Nữ tướng Lê Chân
Lê Chân (20 – 43) quê gốc ở làng Vẻn, trang An Biên,
huyện Khúc Dương, quận Giao Chỉ (nay thuộc thôn An Biên,
xã Thủy An, thị xã Đông Triều). Bà là một nữ tướng tài ba của
Hai Bà Trưng. Bà được phong là Thánh Chân công chúa, giữ
chức Chưởng quản binh quyền chỉ huy coi giữ vùng hải tần
(Vùng Dun hải Đơng Bắc). Bà là người có cơng khai phá,
lập ra địa phương Hải Phịng ngày nay. Nhân dân ta đã
lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn vị nữ tướng anh hùng –
người có cơng xây dựng và bảo vệ quê hương.
Quan tể tướng Trần Thì Kiến
Trần Thì Kiến (1260 – 1330) người làng Cự Xạ, huyện
Đông Triều, phủ Tân Hưng (nay là thị xã Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh). Ông từng đảm nhiệm nhiều chức

quan dưới thời vua Trần Nhân Tông. Cuối đời, ông
được thăng lên đến chức Tả bộc xạ – Tể tướng. Ông
nổi tiếng ở đức thanh liêm, công bằng và tài biện luận
trong xử kiện. Các quan đời sau luôn coi ông là gương
sáng để học tập.
Anh hùng tình báo – Liệt sĩ Đào Phúc Lộc
Đào Phúc Lộc (1923 – 1969), tức Hoàng Minh Đạo, sinh
ra ở thôn Vườn Trầu, xã Hải Xuân, thành phố Móng Cái
(Quảng Ninh). Ơng là người có cống hiến to lớn trong hoạt
động tình báo nước nhà. Ơng cũng là thủ trưởng đầu tiên
của cơ quan tình báo quân đội ta. Ông hi sinh năm 1969,
trong thời gian trên 20 năm là người tổ chức, chỉ huy và
hoạt động tình báo – qn báo, ơng đã ln qn triệt
và thực hiện phương châm “dựa vào dân”. Ông được truy
tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm
1998; truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh năm 1999.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Thuần
Nguyễn Văn Thuần (1916 – 1979) người thôn Cổng Bấc,
xã Cộng Hịa, thị xã Quảng n, tỉnh Quảng Ninh. Ơng là
trung đồn phó Trung đồn 141. Trong chiến đấu, ơng ln
dũng cảm, táo bạo, mưu trí, linh hoạt, bình tĩnh. Với những
chiến cơng của mình ơng đã được tặng thưởng nhiều
huân, huy chương cao quý. Ngày 31/8/1955, Chủ tịch Hồ
Chí Minh ký Sắc lệnh số 714/SL phong tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân đối với Trung đồn phó
Nguyễn Văn Thuần, Trung đồn 209, Đại đồn 312.

Kể tên một số danh nhân lịch sử ở Quảng Ninh mà em biết.
Giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của một danh nhân trong số đó.

15


THỰC HÀNH

3 Một số nét về lịch sử và văn hố truyền thống ở địa phương
Tìm hiểu về một món ăn, nhà ở, trang phục dân tộc truyền thống,
lễ hội hoặc phong tục tập quán ở địa phương em theo gợi ý
dưới đây.
Tên

Địa điểm

Điểm nổi bật

Ý nghĩa

Bánh mì mỏ

Mơng Dương, ng
Bí, Đơng Triều, Cửa
Ơng,... những nơi có
cơng nhân mỏ than
làm việc.

Vỏ bánh có màu vàng,
giịn. Ruột bánh mềm
và có mùi thơm đặc
trưng. Ổ bánh dày, đặc
ruột, ăn rất ngon, không

rỗng xốp.

Đây là nét văn hoá
đặc trưng, thể hiện
sự quan tâm, ưu ái
đặc biệt dành riêng
cho người thợ mỏ.

...

?

?

?

4 Tự hào về lịch sử, văn hoá truyền thống của quê hương
Em biết gì về lịch sử, văn hố truyền thống của q hương?
Chia sẻ điều đó với thầy cơ và các bạn.

Quảng Ninh là nơi
có lịch sử, văn hố
truyền thống lâu đời.

Mình rất tự hào về
lịch sử, văn hố
truyền thống của
q hương.
???


16


VẬN DỤNG

5 Cùng thuyết trình
Giới thiệu về văn hố truyền thống, danh nhân lịch sử của địa
phương em theo gợi ý:
a) Tên nét đẹp văn hoá (nhà ở, trang phục, phong tục tập quán,
lễ hội, ẩm thực)/danh nhân lịch sử em định giới thiệu.
b) Điểm đặc biệt của nét văn hố/danh nhân lịch sử đó.
c) Tình cảm của em đối với nét văn hố/danh nhân lịch sử đó.
Mình xin được giới thiệu
về bộ trang phục truyền
thống của người Dao
Thanh Phán.

Chúng mình nhớ
Ln ln giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống; trân trọng, biết ơn và tôn vinh các danh nhân
lịch sử của địa phương.

17


CHỦ ĐỀ

3

NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG

CỦA CÁC DÂN TỘC Ở QUẢNG NINH
KHỞI ĐỘNG

Nghe hoặc xem video clip về một nhạc cụ truyền thống của các
dân tộc ở Quảng Ninh.

KHÁM PHÁ

1 Một số loại nhạc cụ truyền thống của các dân tộc ở Quảng Ninh
Kể tên và nêu đặc điểm một số loại nhạc cụ truyền thống của
các dân tộc ở Quảng Ninh dưới đây.

1.1. Kèn lá của người Dao, Sán Chay
Cấu tạo

Đi kèn

Thân kèn

Đầu kèn

Kèn lá có cấu tạo gồm: đầu kèn,
thân kèn và đuôi kèn.
Cấu tạo của kèn lá

Cách sử dụng
Người sử dụng đặt kèn trên môi,
dùng hơi từ miệng thổi vào phía
đầu kèn, kết hợp với cử động của
các ngón tay tạo ra âm thanh trầm

bổng khác nhau.

18


Giai điệu, âm sắc
Kèn lá tuy là nhạc cụ đơn giản
nhưng có thể phát ra những
giai điệu trầm bổng.

Hồn cảnh sử dụng
Chiếc kèn lá thường được bà con
người Dao thổi vào mùa đông và
mùa xuân. Tiếng kèn tượng trưng
cho mong ước của người Dao về
một mùa màng bội thu, cuộc sống
ấm no. Ngồi ra, tiếng kèn lá cịn là
phương tiện để trai gái giao duyên
trong các dịp lễ hội.

1.2. Đàn tính của người Tày, Nùng, Thái
Cần đàn

Cấu tạo
Bầu đàn
Đàn tính có các bộ phận chính là:
bầu đàn, cần đàn, dây đàn.
Điểm đặc biệt là đàn tính ở các
vùng miền khác có 3 dây thì đàn tính
của đồng bào Tày ở Quảng Ninh chỉ

có 2 dây.

Dây đàn

Cấu tạo đàn tính

Cách sử dụng

Giai điệu, âm sắc
Đàn tính có âm sắc êm dịu, thanh
thốt. Hai dây (bổng, trầm) có khả
năng diễn đạt các cung bậc cảm
xúc: khi vui thì dặt dìu, rộn rã; lúc buồn
thì trầm lắng.

Người chơi dùng ngón trỏ tay
phải để gảy đàn. Ngón cái và ngón
giữa giữ cần đàn ở nơi gần sát bầu
đàn. Ngón trỏ gảy xuống và hất lên
luân phiên khi chơi giai điệu nhanh.
Còn nếu giai điệu chậm thì ngón
trỏ chỉ gảy xuống.

Hồn cảnh sử dụng
Đàn tính thường được dùng
trong nghi lễ Then hoặc để đệm
cho các bài hát, điệu múa.

19



1.3. Đàn bầu của người Kinh
Cấu tạo

Cần đàn (vòi đàn)
Dây đàn

Đàn bầu có cấu tạo gồm các bộ
phận chính là: thân đàn, mặt đàn,
đáy đàn, cần đàn, thành đàn, que
gảy đàn.

Cách sử dụng
Người chơi đặt đàn bầu ở mặt phẳng,
ngồi thẳng, tay phải dùng que gảy
đàn, tay trái sử dụng vịi đàn. Kết hợp
cử chỉ của 2 tay hài hồ, nhịp nhàng để
tạo ra âm thanh.

Giai điệu, âm sắc
Đàn bầu phù hợp với những giai
điệu trữ tình, êm dịu. Tiếng đàn có khi
buồn bã, thiết tha, có khi ngọt ngào
tình tự, thể hiện đủ các cung bậc cảm
xúc của con người.

Mặt đàn

Thân đàn


Đáy đàn
Cấu tạo đàn bầu

Hoàn cảnh sử dụng
Trước đây, cây đàn bầu gắn với
nghệ thuật hát Xẩm. Về sau, đàn
bầu đã được các nghệ sĩ sử dụng
trong nhiều hình thức nghệ thuật
ca hát cổ truyền khác như: tuồng,
chèo, múa rối nước, ca nhạc thính
phịng Huế, đờn ca Tài tử, cải lương
và trong hoà tấu với các nhạc cụ
dân tộc khác.

1.4. Kèn pí lè của người Dao
Cấu tạo

Đầu thổi

Thân kèn

Pí lè là nhạc cụ thuộc họ hơi, có
cấu tạo gồm 3 phần: đầu thổi, thân
kèn, loa kèn.

Loa kèn

Kèn pí lè

20



Cách sử dụng
Người thổi kèn pí lè bằng cách lấy
hơi ở mũi, đẩy hơi ra miệng thông
qua đầu thổi tác động vào những
lỗ nhỏ trên thân kèn. Khi thổi, trong
mỗi nghi lễ khác nhau, người thổi
kèn áp dụng các kĩ thuật rung hơi,
vuốt hơi, phối hợp với các ngón tay
bấm, vuốt trên thân kèn để tạo ra
âm thanh.

Hoàn cảnh sử dụng
Kèn pí lè thường được người
Dao sử dụng vào những dịp như:
lễ, hội truyền thống, cưới hỏi, lễ
cấp sắc, lễ trưởng thành, lễ Tết,
đám ma… Khơng những thế,
cây kèn pí lè cịn giúp các đơi
nam nữ giao dun.

Giai điệu, âm sắc
Kèn có thể thổi được 15 – 16 giai
điệu. Tiếng kèn pí lè trong đám
cưới thì vui tươi, rộn rã; trong lễ
cấp sắc khi thì trầm lắng, lúc lại vui
tươi, sôi động.

1.5. Trống sành của người Sán Chay (Cao Lan)

Cấu tạo

Mặt trống

Mặt trống
Thân trống

Trống sành có cấu tạo gồm:
thân trống và mặt trống.
Thân trống sành được làm từ
đất nung.
Mặt trống sành làm bằng da
kỳ đà hoặc da trăn.
Trống sành

21


Cách sử dụng

Hồn cảnh sử dụng

Đánh trống sành có hai cách. Nếu
cúng, người ta ngồi để trống vào hai
cổ chân rồi đánh; còn khi nhảy múa,
dùng dây vải buộc hai đầu trống treo
vào cổ đến tầm ngang bụng. Mặt
trống to được đánh trực tiếp bằng 4
đầu ngón tay chụm lại, mặt nhỏ dùng
que nứa có lưng đánh hơi cong tạo

độ nảy trên mặt trống.

Trống sành là nhạc cụ quan
trọng để thực hiện các bài cúng
thần linh, làm lễ cầu mưa, cầu
mùa, cầu may, cầu mát. Ngồi
ra, trống sành cịn được đánh
đệm cho các điệu múa của dân
tộc Sán Chay trong ngày hội với
các tiết mục tiêu biểu như: “Múa
chim gâu”, “Múa xúc tép”, “Múa
tam nguyên”, “Múa khai đao
phát lộ”.

Giai điệu, âm sắc
Khi đánh, âm thanh chạy qua lỗ
thắt eo của trống tạo ra sự trầm
bổng khác nhau. Âm hưởng của
tiếng trống sành vang xa, có hồn.

Ngồi những nhạc cụ trên, em còn biết nhạc cụ truyền thống
nào khác nữa? Kể tên các loại nhạc cụ đó.

THỰC HÀNH

2 Chơi trị chơi ghép chữ
Lựa chọn tên dân tộc ghép với tên nhạc cụ truyền thống cho
phù hợp.
DÂN TỘC
Dao

Tày, Nùng, Thái
Kinh
Sán chay

22

NHẠC CỤ
Trống sành
Kèn pí lè
Đàn bầu
Đàn tính
Kèn lá


3 Cùng lắng nghe
Nghe một số trích đoạn âm nhạc và dự đốn xem đó là âm sắc
của loại nhạc cụ dân tộc nào.

VẬN DỤNG

4 Cùng thuyết trình
Sưu tầm tranh, ảnh, hoặc video clip về nhạc cụ truyền thống
của dân tộc em rồi chia sẻ với các bạn trong lớp theo gợi ý:
a) Tên nhạc cụ truyền thống.
b) Nhạc cụ đó của dân tộc nào?
c) Giới thiệu sơ lược về: cấu tạo; cách sử dụng; hoàn cảnh sử dụng;
giai điệu, âm sắc của nhạc cụ đó.
Mình xin được giới
thiệu về kèn pí lè
của người Dao.


Chúng mình nhớ
Tìm hiểu cách chơi các nhạc cụ; tìm nghe và giới thiệu
các tác phẩm biểu diễn nhạc dân tộc; tôn vinh các nghệ
sĩ nhạc dân tộc,...
23


×