SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
NGUYỄN VĂN TUẾ (TỔNG CHỦ BIÊN)
NGUYỄN THỊ THANH THUỶ (CHỦ BIÊN)
NGUYỄN TRỌNG ĐỨC – NGUYỄN THANH HỒNG
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN – TRẦN THỊ LAN – NGUYỄN THỊ QUẾ XUÂN
HƯỚNG DẪN DẠY HỌC
TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH QUẢNG NINH
LỚP 1
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
2
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Trang
4
5
I
ĐẶT VẤN ĐỀ
6
II
KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH
6
QUẢNG NINH
III
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA
8
PHƯƠNG LỚP 1
IV
GIỚI THIỆU BỘ SÁCH
10
V
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
12
VI
ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
13
PHẦN 2 HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC
15
BÀI 1
CẢNH ĐẸP NƠI EM SỐNG (4 TIẾT)
16
BÀI 2
TRÒ CHƠI DÂN GIAN Ở TỈNH QUẢNG NINH (4 TIẾT)
23
BÀI 3
NƠI EM SỐNG (4 TIẾT)
28
BÀI 4
NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM (4 TIẾT)
33
BÀI 5
SẢN VẬT QUÊ HƯƠNG EM (4 TIẾT)
39
BÀI 6
BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI QUẢNG NINH (4 TIẾT)
48
BÀI 7
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƠI EM SỐNG (4 TIẾT)
56
3
LỜI NÓI ĐẦU
Sách Hướng dẫn dạy học Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh –
Lớp 1 là tài liệu hướng dẫn giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục cấp Tiểu học
dạy học theo Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh – Lớp 1. Cuốn sách
gồm hai phần:
Phần một. Những vấn đề chung: Giới thiệu khái quát về Chương trình giáo dục
địa phương tỉnh Quảng Ninh; sách Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh
lớp 1; sách Hướng dẫn dạy học tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh lớp 1.
Phần hai. Hướng dẫn dạy học; Trong phần này, sách hướng dẫn dạy học từng
bài học theo các chủ đề trong chương trình: (1) Cảnh đẹp nơi em sống (thôn/
khu phố, xã/phường/thị trấn); (2) Trò chơi dân gian tỉnh Quảng Ninh; (3) Nơi em
sống; (4) Những người sống quanh em; (5) Sản vật quê hương em; (6) Bác Hồ với
thiếu nhi Quảng Ninh; (7) Bảo vệ môi trường nơi em sống.
Các kế hoạch bài học được thiết kế theo yêu cầu phát triển năng lực học sinh:
mô tả mục tiêu của bài học bằng các động từ thể hiện hoạt động của học sinh;
xác định phương pháp dạy học, lựa chọn phương tiện dạy học thể hiện quy trình
tổ chức hoạt động học phù hợp với mục tiêu của bài học.
Trong quá trình biên soạn, chúng tơi đã nhận được góp ý của nhiều nhà khoa
học về đề cương của cuốn sách, của nhiều giáo viên phổ thông về thiết kế kế
hoạch bài học theo chủ đề tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách được xuất bản
kịp thời.
Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng nhưng tài liệu khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng
tơi rất mong được các đồng nghiệp tiếp tục góp ý để nội dung cuốn sách hồn
thiện hơn trong những lần tái bản.
Chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành.
CÁC TÁC GIẢ
4
PHẦN 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
5
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
N
gày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Thơng tư số 32/2018/
TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng (Sau đây
gọi tắt là Chương trình giáo dục phổ thơng 2018). Theo lộ trình được
quy định, từ năm học 2020 – 2021 sẽ chính thức thực hiện Chương
trình giáo dục phổ thơng 2018 trên cả nước.
Một trong những điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông
2018 là: Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức xây dựng,
thẩm định nội dung giáo dục của địa phương để đưa vào Chương trình
giáo dục phổ thơng, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giáo dục địa
phương là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông
(Ở cấp Tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với
Hoạt động trải nghiệm. Ở cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ
thơng, nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các
mơn học khác).
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh phản ánh những vấn
đề cơ bản hoặc thời sự về văn hố, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi
trường, hướng nghiệp,... của tỉnh, bổ sung cho nội dung giáo dục bắt
buộc chung.
Thông qua nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh, góp phần
trang bị cho học sinh những hiểu biết về địa phương mình, bồi dưỡng
tình u q hương, đất nước, có ý thức tìm hiểu và vận dụng những
điều đã học để tham gia giải quyết những vấn đề của địa phương.
II. KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
TỈNH QUẢNG NINH
1. Quan điểm xây dựng nội dung giáo dục địa phương
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh là thành phần của
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 bắt buộc, tuân thủ các quy
định nêu trong Chương trình tổng thể, đồng thời xuất phát từ đặc điểm
tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá, dân cư của tỉnh Quảng Ninh, nhấn
mạnh một số quan điểm sau:
6
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên
cơ sở các vấn đề cơ bản của tự nhiên, địa lí, lịch sử, văn hố, nghệ thuật,
kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh; các vấn đề cơ bản về bảo vệ môi
trường, giáo dục giá trị nhân văn; gắn lí thuyết với thực hành, gắn nội
dung giáo dục với thực tiễn.
Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh được xây dựng trên
cơ sở kế thừa và kết nối với các môn học và hoạt động giáo dục khác,
như: Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,
Lịch sử và Địa lí, Tin học và Cơng nghệ,... giúp học sinh vận dụng tích
hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều mơn học và hoạt động giáo dục để giải
quyết các vấn đề trong học tập và đời sống, phù hợp với lứa tuổi.
Lựa chọn những nội dung thiết thực đối với việc hình thành, phát
triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua phương pháp tổ chức
các hoạt động học tập, hoạt động giáo dục trải nghiệm tích cực.
Thiết kế nội dung theo hướng mở, linh hoạt để có thể điều chỉnh cho
phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của các vùng khác nhau trong
tỉnh nhưng không tách rời chương trình giáo dục tổng thể; phù hợp với
khả năng của giáo viên, với các nhóm đối tượng học sinh khác nhau và
thực tiễn dạy học ở nhà trường, song vẫn bảo đảm trình độ chung của
giáo dục phổ thông trên cả nước.
2. Mục tiêu giáo dục địa phương
– Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh được xây dựng nhằm
trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hố, lịch sử, địa lí,
kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,... tỉnh Quảng Ninh. Từ đó,
bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, đồng thời bồi dưỡng những giá trị
văn hoá của cộng đồng dân cư các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, góp phần
xây dựng tỉnh Quảng Ninh cùng nước Việt Nam ngày càng giàu và đẹp,
góp phần vào sự tiến bộ của nhân loại.
– Nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh góp phần hình
thành các năng lực cho học sinh được quy định trong Chương trình giáo
dục phổ thơng: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Bên cạnh đó, phát triển cho học
sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt
động, năng lực định hướng nghề nghiệp; năng lực tìm hiểu tự nhiên và
7
xã hội; vận dụng kiến thức (tự nhiên, văn hoá, xã hội) vào thực tiễn,
ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ
môi trường.
3. Kế hoạch giáo dục địa phương
Nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học được tích hợp trong Hoạt
động trải nghiệm; ngồi ra cịn được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy
học các môn học (Tiếng Việt, Lịch sử và Địa lí, Đạo đức, Tự nhiên và
xã hội, Âm nhạc,...) ở từng lớp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh
tế – xã hội của địa phương, tổng thời lượng tương ứng 35 tiết/năm học/
khối lớp.
III. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
ĐỊA PHƯƠNG LỚP 1
1. Nội dung khái quát
STT
1
2
Chủ đề
Mạch nội dung
Văn hoá, lịch sử
truyền thống
Cảnh đẹp nơi em sống.
Địa lí, kinh tế
Nơi em sống (thơn/khu phố, xã/phường/thị trấn).
Trò chơi dân gian ở tỉnh Quảng Ninh.
Những người sống quanh em.
Sản vật quê hương em.
8
3
Chính trị, xã hội
Bác Hồ với thiếu nhi Quảng Ninh.
4
Môi trường
Bảo vệ môi trường nơi em sống.
2. Nội dung, yêu cầu cần đạt và kế hoạch dạy học
Chủ đề/bài học
1. Cảnh đẹp nơi
em sống
(4 tiết)
Yêu cầu cần đạt
– Nêu được một số cảnh quan nơi em sống.
– Giới thiệu một cách đơn giản với bạn bè, người thân về cảnh
quan nơi em sống.
– Thể hiện được tình cảm của bản thân đối với cảnh quan nơi
em sống.
2. Trò chơi dân
gian ở tỉnh
Quảng Ninh
(4 tiết)
– Nêu được tên một số trò chơi dân gian ở tỉnh Quảng Ninh.
– Giới thiệu được cách chơi một trò chơi dân gian mà em biết.
– Tham gia được ít nhất một trị chơi dân gian tại trường hoặc
địa phương.
– Có ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động vui
chơi.
3. Nơi em sống
(thôn/khu phố,
xã/phường/thị
trấn)
– Nêu được tên gọi của thôn/khu phố, xã/phường/ thị trấn nơi
em sống.
(4 tiết)
– Giới thiệu được với bạn bè, người thân về nơi em sống và
mơ tả đơn giản về cuộc sống ở đó (ví dụ: nhộn nhịp, n tĩnh,
thống đãng, mát mẻ,...).
– Nêu được vị trí địa lí của nơi em sống ở mức độ đơn giản
như: thuộc phường/xã; huyện/thị xã, thành phố nào.
– Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân đối với nơi em
sống.
4. Những người
sống quanh em
– Kể được tên những người sống quanh em: Hàng xóm, bạn
bè và những hoạt động chung cùng những người đó.
(4 tiết)
– Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, đề nghị đối với những người sống
xung quanh em.
– Tham gia được vào một hoạt động chung cùng những người
sống quanh em.
9
5. Sản vật quê
hương em
(4 tiết)
– Kể tên được một số sản vật nơi em sống.
– Giới thiệu được vài nét cơ bản/đặc trưng của một trong những
sản vật tiêu biểu của địa phương em.
– Bày tỏ được tình cảm, trách nhiệm của em đối với sản vật
quê hương.
6. Bác Hồ với thiếu – Biết được Bác Hồ là Chủ tịch nước, có tình cảm thiêng liêng
nhi Quảng Ninh
dành cho thiếu nhi nói chung và thiếu nhi Quảng Ninh nói riêng
(thông qua câu chuyện Bác Hồ với thiếu nhi Quảng Ninh).
(4 tiết)
– Hiểu được ý nghĩa 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
– Bày tỏ được tình cảm kính trọng của bản thân đối với Bác Hồ.
7. Bảo vệ môi
trường nơi em
sống
(4 tiết)
– Nêu được một số việc làm phù hợp để giữ vệ sinh môi trường
nơi em sống (gia đình, nhà trường, cộng đồng).
– Thực hiện được việc làm để giữ vệ sinh môi trường nơi em
sống (chăm sóc cây xanh, bỏ rác đúng nơi quy định,…).
– Nhắc nhở bạn bè, người thân cùng bảo vệ môi trường nơi
em sống.
IV. GIỚI THIỆU BỘ SÁCH
1. Sách Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh – Lớp 1
1.1. Phân chia nội dung
Sách Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ninh – Lớp 1 là sách
dành cho học sinh (viết tắt là SHS), được viết theo 4 mạch nội dung trong
chương trình khung tổng thể nội dung giáo dục địa phương tỉnh Quảng
Ninh. Sách thể hiện nội dung 7 chủ đề tương đương với 7 bài: (1) Cảnh đẹp
nơi em sống (thơn/khu phố, xã/phường/thị trấn); (2) Trị chơi dân gian ở
tỉnh Quảng Ninh; (3) Nơi em sống; (4) Những người sống quanh em; (5)
Sản vật quê hương em; (6) Bác Hồ với thiếu nhi Quảng Ninh; (7) Bảo vệ
môi trường nơi em sống.
Thời lượng cho mỗi chủ đề/bài học là 4 tiết học. Số tiết học còn lại,
GV có thể dùng để tổ chức tham quan, thực hành,… GV có thể điều
10
chỉnh linh hoạt để phù hợp với trình độ học sinh của lớp, trường và địa
phương mình.
1.2. Các bài học
Các bài học được thiết kế theo tiến trình nhận thức, có bốn dạng
hoạt động:
Hoạt động khởi động: Khơi gợi các kiến thức, vốn sống của HS, giúp
HS được chia sẻ những hiểu biết của mình về các sự vật sự việc, hoạt
động, được nêu trong bài học.
Hoạt động khám phá: Giúp HS tìm hiểu, hình thành kiến thức thơng
qua các hoạt động nhằm phát triển các năng lực quan sát, phân tích,
liên hệ, vận dụng,...
Hoạt động luyện tập: HS xử lí các tình huống cụ thể để củng cố kiến
thức, hình thành các năng lực, phẩm chất, giá trị,…
Hoạt động vận dụng: Giúp HS vận dụng các kiến thức vừa học để
giải quyết vấn đề thực tế, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất.
2. Sách Hướng dẫn dạy học Tài liệu giáo dục địa phương
tỉnh Quảng Ninh – Lớp 1
Phần một. Giới thiệu chung
Phần hai. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học
Phần này hướng dẫn theo từng bài học/chủ đề, mỗi bài học bao gồm:
Các bài hướng dẫn cùng tên với các bài trong SHS. Mỗi bài hướng
dẫn đều chứa toàn bộ nội dung bài tương ứng của SHS ở dạng thu nhỏ.
Nội dung hướng dẫn là những gợi ý để tổ chức bốn loại hoạt động: Tổ
chức hoạt động khởi động; Tổ chức hoạt động khám phá; Tổ chức
hoạt động luyện tập; Tổ chức hoạt động vận dụng.
Mỗi hoạt động học thường có ba bước: mục tiêu; các bước tiến hành;
kết quả. Đó là một kịch bản ngắn, trong đó chủ yếu là những gợi ý cho
GV cách tổ chức các hoạt động cho HS. Các hoạt động luôn hướng tới
độ mở, tạo sự chủ động, sáng tạo giúp GV linh hoạt trong dạy học phù
hợp với năng lực HS và điều kiện từng vùng, miền,…
11
V. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÀI LIỆU
GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
1. Các yêu cầu cơ bản khi sử dụng các phương pháp dạy học
Phù hợp với quá trình nhận thức của HS lớp 1: từ cụ thể đến trừu tượng,
từ dễ đến khó.
Khai thác những kiến thức, hiểu biết thực tế của HS về cuộc sống
xung quanh; phát huy tính tị mị khoa học của HS với môi trường tự
nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi, cách thu
thập thông tin, cách sử dụng các thông tin thu thập được để đưa ra
những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học. Các hoạt
động dạy học bao gồm chuỗi các hoạt động nhằm giúp học sinh học tập
tích cực, phù hợp với đặc điểm, trình độ của từng đối tượng, thường bao
gồm các cách tổ chức sau:
– Tổ chức cho HS học thông qua quan sát. Đối tượng quan sát là các
sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội từ tranh ảnh, vật thật, video, môi
trường xung quanh. Hoạt động quan sát nhằm phát triển ở HS các kĩ
năng nhận xét, so sánh, phân loại, phân tích, suy luận, khái qt hố
những gì đã quan sát được ở mức độ đơn giản.
– Tổ chức cho HS học thông qua trải nghiệm. HS thực hiện các hoạt
động điều tra, khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
xung quanh, qua đó học cách giải quyết một số vấn đề đơn giản thường
gặp; ứng xử phù hợp với sức khoẻ, sự an toàn của bản thân và những
người xung quanh; bảo vệ môi trường sống.
– Tổ chức cho HS học thơng qua tương tác. HS thực hiện các hoạt
động trị chơi, đóng vai, thảo luận, thực hành, xử lí tình huống thực tiễn
để hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác,
kĩ năng giao tiếp và sự tự tin.
Lựa chọn, phối hợp, vận dụng các phương pháp dạy học một cách
linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, đối tượng
HS và điều kiện cụ thể.
2. Phương pháp tổ chức các hoạt động học tập trong mỗi bài
2.1. Tổ chức hoạt động khởi động: Nhằm tạo tâm lí vui vẻ, hứng thú,
tạo tình huống có vấn đề, kích thích tính tị mò để hướng vào khám phá
vấn đề.
12
2.2. Tổ chức hoạt động khám phá: Nhằm hình thành kiến thức mới
thông qua tương tác với vật liệu học, với bạn. GV tổ chức cho HS hoạt
động theo các bước:
– HS tìm hiểu, tương tác với vật liệu học; HS làm việc cá nhân hoặc
trao đổi với bạn, với sự hỗ trợ của GV, HS nhận ra kiến thức.
– HS nói được những nhận biết về đối tượng học tập, theo gợi ý của
GV, khái quát thành kiến thức mới.
2.3. Tổ chức hoạt động luyện tập: Nhằm thực hành, củng cố từng
phần hoặc tồn bộ kiến thức đã hình thành ở hoạt động khám phá. GV
tổ chức cho HS hoạt động theo các bước:
– HS tự tìm hiểu vấn đề cần giải quyết; liên hệ, sử dụng kiến thức vừa
hình thành; từ đó tìm ra đáp án, lời giải cho vấn đề. GV có thể gợi ý,
giúp HS thực hiện đúng yêu cầu.
– HS trình bày trước lớp (hoặc nhóm) cách làm, kết quả. HS và GV
trong lớp trao đổi, nhận xét, đánh giá kết quả.
2.4. Tổ chức hoạt động vận dụng: Nhằm vận dụng một phần hoặc
nhiều kiến thức của bài học vào tình huống thực tế. HS sử dụng tổng
hợp kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết tình huống. GV khuyến khích
sự sáng tạo và tạo sản phẩm cá nhân hoặc nhóm. Tuỳ từng bài, hoạt
động này có thể tách riêng hoặc ghép chung vào hoạt động luyện tập.
GV tổ chức cho HS hoạt động theo các bước:
– HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào bối cảnh tình huống mới,
tự tìm ra cách thực hiện, giải quyết vấn đề. GV hỗ trợ HS trong q
trình phân tích, xác định vấn đề cần giải quyết, thực hiện.
– HS chia sẻ trước lớp (hoặc nhóm) để có thể thấy được có nhiều cách
làm và sản phẩm đa dạng khác nhau. Từ đó, HS có thể vận dụng những
điều đã học vào các tình huống thực tế trong cuộc sống.
VI. ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
Việc đánh giá quá trình và kết quả học tập bài học cần được tiến
hành thông qua các hoạt động học tập của học sinh ở các giai đoạn tiếp
cận, gắn kết với bài học, đặt câu hỏi bài học; giai đoạn điều tra, khám
phá thơng tin; xử lí thơng tin; hình thành kiến thức mới; thực hành vận
dụng kiến thức,... Đặc biệt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết tự
đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Không nhất thiết bài nào cũng cần có
mục đánh giá riêng. Dưới đây là các hình thức đánh giá:
13
1. Đánh giá quá trình: diễn ra trong suốt quá trình học tập của HS.
GV cần sử dụng nhiều cơng cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, biểu
mẫu quan sát, bài thực hành, sản phẩm,... Tham gia đánh giá quá trình
gồm GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau, HS tự đánh giá. Qua các
hoạt động đánh giá, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy phản biện,
năng lực giao tiếp và hợp tác.
Cách thức đánh giá năng lực nhận thức môi trường tự nhiên và xã
hội xung quanh: GV có thể sử dụng các câu hỏi (yêu cầu trả lời miệng
hoặc viết, vẽ) đòi hỏi HS nhận biết/trình bày hiểu biết của mình về sự
vật, hiện tượng, mối quan hệ thường gặp trong môi trường tự nhiên và
xã hội xung quanh,… (trong đó có thể sử dụng sơ đồ, tranh ảnh). Quan
tâm đến việc sử dụng các câu hỏi đánh giá khả năng so sánh, phân
loại,... của HS.
Cách thức đánh giá năng lực tìm tịi, khám phá (tìm hiểu) mơi trường
tự nhiên và xã hội: GV có thể sử dụng phương pháp quan sát (sử dụng
các công cụ hỗ trợ như bảng kiểm theo các tiêu chí đã xác định, các câu
hỏi), quan sát HS trong q trình đóng vai xử lí tình huống, quan sát
sự vật, hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và xã hội, sử dụng các
câu hỏi đánh giá các khả năng nhận xét, so sánh, phân loại,... của HS.
Cách thức đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực
tiễn, ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người và xã hội: GV sử dụng các
câu hỏi (có thể yêu cầu trả lời miệng hoặc viết, vẽ) đòi hỏi HS vận dụng
kiến thức vào giải quyết vấn đề, đặc biệt các vấn đề thực tiễn, sử dụng
phương pháp quan sát (sử dụng các công cụ đánh giá như bảng kiểm
theo các tiêu chí đã xác định, các câu hỏi), quan sát HS trong quá trình
giải quyết vấn đề (như cách HS trao đổi, thảo luận, cách lựa chọn giải
pháp,...). Sử dụng cách đánh giá qua các sản phẩm thực hành của HS.
2. Đánh giá định kì
Các đánh giá định kì được thực hiện sau khi học xong các chủ đề.
Kết quả đánh giá định kì là những nhận xét cụ thể của GV về việc HS
đạt được hay chưa đạt được những yêu cầu đã được nêu trong chương
trình mơn học.
14
PHẦN 2
hướng dẫn tổ chức dạy học
15
BÀI 1: CẢNH ĐẸP NƠI EM SỐNG
(4 TIẾT)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Nêu được một số cảnh quan nơi em sống.
– Giới thiệu với bạn bè, người thân về cảnh quan nơi em sống.
– Thể hiện được tình cảm của bản thân đối với cảnh quan nơi em
sống.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Các hình ảnh từ trong SHS.
– Giấy A₄, A₂ hoặc A₃.
– Bút màu, giấy vẽ, keo dán/băng dính 2 mặt.
BÀI 11
BÀI
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HĐ1. Khởi động CẢNH
đẹp NƠI EM SỐNG
GV giới thiệu
hình ảnh của một số thành phố/huyện tiêu biểu của
KHỞI ĐỘNG
tỉnh Quảng Ninh: thành phố Hạ Long, huyện Bình Liêu (hình 1, 2, trang
Cảnh đẹp dưới đây ở đâu? Em đã từng đến nơi này chưa?
6, SHS).
1
Thành phố Hạ Long
2
Ruộng bậc thang ở huyện Bình Liêu
Cùng hát/ nghe một
bài hát
về cảnh
của quê hương Quảng Ninh.
Hình
trang
6 đẹp
(SHS)
16
6
GV đặt câu hỏi:
– Cảnh đẹp dưới đây ở đâu? Em đã từng đến nơi này chưa?
GV mời một số HS trả lời câu hỏi và tổ chức hát hoặc nghe bài hát về
cảnh đẹp của quê hương Quảng Ninh.
GV dẫn dắt HS vào bài học:
– Chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu bài: “Cảnh đẹp nơi em sống”.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
HĐ2. Tìm hiểu một số cảnh đẹp của quê hương em
PHÁ
Cách thực KHÁM
hiện
GV hướng
dẫn HS quan sát các hình ở trang 7, 8 SHS đọc lời thoại
1. Một số cảnh đẹp của quê em
dưới mỗi hình và
đặt câu hỏi:
Hãy kể tên những cảnh đẹp dưới đây.
Đây là vịnh Hạ Long.
1
Đây là chùa Đồng,
Yên Tử, thành phố Uông Bí.
2
3
Bãi biển Trà Cổ, thành phố Móng Cái
Hình trang 7 (SHS)
7
17
4
Làng quê Yên Đức, thị xã Đông Triều
5
Trung tâm huyện đảo Cô Tô
6
Tượng đài thợ mỏ tại Quảng trường 12-11,
thành phố Cẩm Phả
7
8
Suối Khe Ngàn, huyện Tiên Yên
Đầm Tây Long, thị xã Quảng Yên
Hình trang 8 (SHS)
a) Kể tên một số cảnh đẹp nơi em sống.
b) Nêu tình cảm của em với các cảnh đẹp đó.
8
18
– Những cảnh đẹp này có ở địa phương nào trong tỉnh Quảng Ninh?
Em đã từng đến thăm những cảnh đẹp nào?
GV hướng dẫn từng cặp HS kể về các cảnh đẹp tiêu biểu có trong SHS
và kể thêm một số cảnh đẹp có ở nơi em sống. GV khuyến khích HS nói
tình cảm của mình đối với cảnh đẹp đó.
Chọn một số HS giới thiệu về cảnh đẹp nơi em sống, nói về tình cảm
của mình về những cảnh đẹp đó.
GV mời các HS trong lớp đặt câu hỏi cho bạn khác:
– Theo bạn, chúng ta nên làm gì để thể hiện tình yêu của mình với
những cảnh đẹp nơi mình đang sống?
GV mời một số HS nhận xét phần giới thiệu của các bạn. GV khen
những HS, nhóm HS trả lời tốt các câu hỏi và tích cực tham gia hoạt
động cặp đơi, hoạt động nhóm,…
Củng cố
GV nêu câu hỏi:
– Hôm nay, chúng ta đã biết được những cảnh đẹp nào?
– Hãy kể thêm những cảnh đẹp có ở địa phương em và chia sẻ với
các bạn trong nhóm.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ3. Nối các hình ảnh và địa danh
Cách thực hiện
GV hướng dẫn HS quan sát các hình 1 – 4 trang 9 SHS, đọc tên
các cảnh đẹp, địa danh, hướng dẫn HS nối hình vào các ơ chữ có tên
cảnh đẹp, địa danh tương ứng.
GV hướng dẫn từng HS các hình ảnh mà HS chưa biết. Giúp HS nối
hình vào các ơ chữ có tên cảnh đẹp, địa danh tương ứng.
19
THỰC HÀNH
2. Những địa danh, cảnh đẹp em đã được đến thăm
a) Nối các hình ảnh dưới đây với tên địa danh cho phù hợp.
b) Tô màu xanh vào
địa điểm em chưa đến.
địa điểm em đã đến, màu đỏ vào
1
a) Khu di tích nhà
lưu niệm Bác Hồ,
đảo Cơ Tơ
b) Trung tâm văn hoá nổi
làng chài Cửa Vạn,
thành phố Hạ Long
2
c) Hồ n Trung,
thành phố ng Bí
3
d) Khu du lịch
Tuần Châu
4
Hình trang 9 (SHS)
9
20
HĐ4. Những việc nên và không nên làm để bảo vệ cảnh đẹp nơi
em sống
Cách thực hiện
GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu đã ghi trong SHS.
Hướng dẫn HS phân tích nội dung các hình, vẽ hình mặt cười vào
những việc nên làm, hình mặt mếu vào việc khơng nên làm để bảo vệ
cảnh quan nơi em sống. GV có thể cho HS thảo luận nhóm đơi, vừa
quan sát tranh vừa phân tích ý nghĩa tranh, để thực hiện vẽ mặt cười
và mếu cho phù hợp.
Kết thúc bài tập, GV có thể u cầu HS giải thích bài làm của mình.
GV hỏi HS:
– Sau bài tập này, chúng ta rút ra điều gì? Cần làm gì và khơng nên
làm gì để bảo vệ cảnh quan nơi chúng ta sống?
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HĐ5. Làm bộ sưu tập về cảnh đẹp nơi em sống
Cách thực hiện
GV giao từng HS tìm các hình ảnh về cảnh đẹp của địa phương và làm
một bộ sưu tập.
GV khuyến khích HS phát huy các năng lực của các em như vẽ, viết,
trang trí cho bộ sưu tập sáng tạo, đẹp. Bộ sưu tập của các em có thể
làm trên giấy to hoặc làm thành cuốn catalog,…
GV có thể tổ chức buổi trưng bày sản phẩm của các em, chọn một
vài HS giới thiệu sản phẩm của mình trước lớp và có thể khen thưởng
một vài bạn có kết quả xuất sắc.
HĐ6. Cùng thuyết trình
– Em nên làm gì để thể hiện tình yêu đối với những cảnh đẹp quê
hương em?
Cách thực hiện
GV tổ chức nhóm thảo luận những việc làm để thể hiện tình yêu đối
với cảnh đẹp của địa phương, quê hương.
GV mời từng cặp HS lên thuyết trình.
21
GV mời một số HS lên tổng kết, câu trả lời gợi ý:
– Để quê hương xanh, sạch, đẹp chúng ta cần: chăm sóc và trồng
nhiều cây xanh; khơng ngắt hoa, bẻ cành cây; vứt rác đúng nơi quy
định; không viết, vẽ bậy lên các cảnh quan và khu vực cơng cộng;…
GV biểu dương các nhóm có bài thuyết trình tốt.
GV nhắc HS đọc và thực hiện theo mục Chúng mình nhớ: Giữ
gìn cảnh đẹp của quê hương là thể hiện tình yêu và trách nhiệm
của mỗi chúng ta!
22
BÀI 2. TRÒ CHƠI DÂN GIAN Ở TỈNH QUẢNG NINH
(4 TIẾT)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
– Nêu được tên một số trò chơi dân gian ở tỉnh Quảng Ninh.
– Giới thiệu được cách chơi một trò chơi dân gian mà em biết.
– Tham gia được ít nhất một trị chơi dân gian tại trường hoặc địa phương.
– Có ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động vui chơi.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
– Các hình ảnh trong SHS.
– Tranh, ảnh hoặc video về các trò chơi dân gian sưu tầm được của
địa phương.
– Các vật dụng hỗ trợ cho các trò chơi dân gian (GV chọn tổ chức cho
học sinh chơi toàn lớp).
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HĐ1. Khởi động
GV tổ chức cho tồn lớp tham gia một trị chơi dân gian quen thuộc.
GV đặt câu hỏi:
– Khi tham gia trò chơi, em cảm thấy thế nào?
GV mời một số HS trả lời câu hỏi.
GV dẫn dắt HS vào bài học:“Trị chơi dân gian ở tỉnh Quảng Ninh”.
GV giải thích: “Trò chơi dân gian” là những hoạt động vui chơi, giải
trí, do quần chúng nhân dân sáng tạo và được lưu truyền qua nhiều thế
hệ. Trò chơi dân gian phản ánh đời sống tinh thần, văn hóa của dân tộc.
23
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
HĐ2.KHÁM
MộtPHÁ
số trò chơi dân gian ở Quảng Ninh
Cách
1. Tròthực
chơi hiện
dân gian được tổ chức ở tỉnh Quảng Ninh
HS thực
nhóm
đơi:
Kểdân
tên gian
những
trịcác
chơihình
dân
gian
có trong hình
a) hiện
Kể tên
các trị
chơi
trong
dưới
đây.
SHS trang 13,14).
b) Đánh dấu X vào
dưới các trò chơi dân gian ở Quảng Ninh
mà em đã từng chơi hoặc được xem.
1
Đẩy gậy
2
Đi cà kheo
4
3
Đánh quay
Bịt mắt bắt dê
Hình trang 13 (SHS)
13
24
5
Nhảy bao bố
6
Bịt mắt đánh trống
7
Kéo co
8
Đánh đu
9
Ô ăn quan
Kể tên những trò chơi dân gian khác ở Quảng Ninh mà em biết.
Hình trang 14 (SHS)
14
25